Ý thức được tầm quan trọng đó, đồng thời kết hợp với những kiến thức được lĩnh hội trong quá trình học tập làm cơ sở lý luận và những hiểu biết và kinh nghiệm thực tế trong thời gian tìm
Trang 1Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài
chính tại Công ty Cổ phần VIMECO
NXB H : ĐHKT, 2012 Số trang 87 tr + IMPROVING THE COMPETITIVE CAPACITY OF VIETTEL TELECOM IN PROVIDING MOBILE
PHONE SERVICE Nguyễn Phúc Hưng
Trường Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số:60 34 05 Cán bộ hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng
Năm bảo vệ: 2012
Abstract Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp những lý thuyết về sử dụng đòn bẩy tài chính,
năng lực tài chính của doanh nghiệp xây lắp từ các nghiên cứu trong thời gian gần đây Tổng hợp và so sánh sử dụng đòn bẩy tài chính với một số doanh nghiệp cùng ngành để có giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại Doanh nghiệp Nghiên cứu, đánh giá thực trạng về sử dụng đòn bẩy tài chính của Công ty Cổ phần Vimeco.Đề xuất giải pháp thích hợp cho việc sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty Cổ phần Vimeco
Keywords: Quản trị kinh doanh; năng lực tài chính; Tài chính doanh nghiệp; Công ty Cổ
phần Vimeco
Content
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Vốn được coi là 1 trong 4 nguồn lực của nền kinh tế quốc dân nói chung và đối với Doanh nghiệp (DN) nói riêng Đó là: nhân lực, vốn, kỹ thuật công nghệ và tài nguyên Vốn là tiền đề không thể thiếu cho quá trình sản xuất kinh doanh (SXKD) có thể diễn ra được Vốn quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của DN
Trong nền kinh tế thị trường, các DN phải đối diện với sự cạnh tranh khốc liệt Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh đó, DN phải chuẩn bị tốt về năng lực tài chính, khoa học công nghệ và năng lực quản lý Việc đảm bảo kịp thời và đầy đủ lượng vốn cần thiết cho SXKD và đầu tư đổi mới công nghệ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của DN
Các DN của chúng ta hiện nay, bên cạnh những DN làm ăn có hiệu quả còn không ít những
DN đang ở trong tình trạng thiếu vốn, hiệu quả sử dụng vốn thấp Các DN nắm giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta hiện nay chủ yếu vẫn là các DN mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn Nền kinh tế của Việt Nam đang trong giai đoạn gia nhập WTO nên năng lực cạnh tranh nói chung, năng
Trang 2lực tài chính nói riêng còn nhiều hạn chế Trong năng lực tài chính, sử dụng vốn trong các DN còn nhiều bất cập, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, có không ít DN làm ăn thua lỗ, không bảo toàn được vốn
Công ty Cổ phần Vimeco là Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp và kinh doanh bất động sản Nhằm tận dụng tối đa khả năng công nghệ hiện đại của các nước phát triển và tiềm năng về vốn
để phát triển mở rộng quy mô hoạt động, Công ty đã tăng nguồn vốn chủ sở hữu và huy động rất nhiều vốn vay hàng năm Qua quá trình hoạt động những năm qua, Công ty luôn làm ăn có lãi, đóng góp cho Ngân sách Nhà nước hàng tỷ đồng Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động của Công ty hiện nay cho thấy Công ty đã và sẽ đang gặp khó khăn lớn trong quá trình kinh doanh mà Công ty cần vượt qua để đồng vốn được sử dụng có hiệu quả hơn Thực tế trong giai đoạn đã qua, hiệu quả sử dụng vốn của công ty chưa cao, chưa đáp ứng được tiềm năng phát triển của công ty trong Tổng Công ty Vinaconex Công ty còn có nhiều vướng mắc trong công tác quản trị tài chính Đồng thời trong tương lai gần khi xuất hiện các yếu tố bất lợi cho Công ty như chính sách giá thay đổi, xuất hiện thêm nhiều đối thủ cạnh tranh mới thì hiệu quả sử dụng vốn chắc chắn còn sụt giảm
Do đó, việc nghiên cứu, phân tích thực trạng sử dụng vốn, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn là việc làm hết sức cần thiết góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Đó là công việc cực kỳ quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu sắc
và môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay
Ý thức được tầm quan trọng đó, đồng thời kết hợp với những kiến thức được lĩnh hội trong quá trình học tập làm cơ sở lý luận và những hiểu biết và kinh nghiệm thực tế trong thời gian tìm hiểu tại
Công ty, tác giả đã lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty Cổ phần VIMECO” là luận văn thạc sĩ của mình
2 Tình hình nghiên cứu
Vốn và hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề được đề cập nhiều trong các bài báo, khoá luận gần đây, vì nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một trong những nhân tố quan trọng của việc sắp xếp, đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Có rất nhiều bài báo trên thông tin đại chúng đã đưa ra một số gợi ý để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hay đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp nói chung nhưng chưa đi sâu vào phân tích và đưa
ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp cụ thể
Trên thực tế rất ít tác giả viết luận văn thạc sỹ về đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp ABC”, và chưa có một đề tài nào viết về Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty Cổ phần Vimeco Đây cũng chính là lý do em chọn đề tài này để viết về Công ty Cổ phần Vimeco - Công ty con của Tổng Vinaconex, và cũng là một trong những điển hình về mô hình phát triển và sử dụng vốn của doanh nghiệp xây lắp tại Việt Nam Tôi muốn nghiên cứu sâu hơn ở Công ty Vimeco để có thể hiểu sâu hơn và có thể áp dụng cho nhiều doanh
Trang 3nghiệp xây lắp khác tại Việt Nam
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích:
Nghiên cứu góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận sử dụng vốn, mô hình cơ cấu vốn, hiệu quả sử dụng vốn để nâng cao năng lực tài chính của công ty so với các Công ty khác trong cùng ngành
Sử dụng phương pháp kịch bản để chọn ra phương án sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả cho công
ty
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp những lý thuyết về sử dụng đòn bẩy tài chính, năng lực tài chính của doanh nghiệp xây lắp từ các nghiên cứu trong thời gian gần đây
Nghiên cứu, tổng hợp một số kinh nghiệm sử dụng đòn bẩy tài chính của một số doanh nghiệp cùng ngành để có giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại Doanh nghiệp
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng về sử dụng đòn bẩy tài chính của Công ty Cổ phần Vimeco
Đề xuất giải pháp thích hợp cho việc sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty Cổ phần Vimeco
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: là những vấn đề về vốn, cơ cấu vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng đòn
bẩy tài chính của Công ty Cổ phần Vimeco
Phạm vi quy mô: Nghiên cứu việc sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty Cổ phần Vimeco Phạm vi thời gian: Nghiên cứu tình hình sử dụng đòn bẩy tài chính của Công ty từ năm 2009 đến
2011
Phạm vi nội dung: đề tài tập trung vào nghiên cứu nguồn vốn, cơ cấu vốn và sử dụng đòn bẩy
tài chính có hiệu quả nhất tại Công ty Cổ phần Vimeco
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn thực hiện trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng, kết hợp với phương pháp kinh tế, phương pháp thống kê và so sánh tổng hợp, phân tích, suy luận logíc
6 Những đóng góp của luận văn
Với việc nghiên cứu đề tài này luận văn có một số đóng góp như sau:
- Hệ thống và làm rõ hơn lý luận chung về vốn kinh doanh, cách thức và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại các công ty trong nền kinh tế thị trường
- Đánh giá thực trạng về tình hình sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty Cổ phần Vimeco
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty Cổ phần
Vimeco
Trang 47 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương
Chương 1: Tổng quan về cơ cấu vốn của Doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng sử dụng đòn bẩy tài chính của Công ty Cổ phần Vimeco
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp sử dụng đòn bẩy tài chính cho Công ty Cổ phần Vimeco
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CƠ CẤU VỐN DOANH NGHIỆP
1.1 NGUỒN VỐN VÀ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1.1 Nguồn hình thành vốn
1.1.1.1 Nguồn tài trợ ngắn hạn
Nợ phải trả có tính chất chu kỳ:
- Các khoản phải trả cho người lao động và các khoản phải nộp khác, các khoản này có tên gọi
là nợ tích lũy, những khoản này phát sinh thường xuyên trong hoạt động kinh doanh, tuy nhiên chúng chưa đến kỳ thành toán
- Những khoản này gồm:
+ Tiền lương, tiền công trả cho người lao động nhưng chưa đến kỳ trả
+ Các khoản thuế, bảo hiểm xã hội phải nộp nhưng chưa đến kỳ nộp, các khoản thuế phải nộp hàng tháng như thuế GTGT, thuế TNDN năm trước nộp vào đầu năm sau, khi mà quyết toán thuế được duyệt,…
+ Ngoài những khoản nợ có tính chất thường xuyên trên đây, còn có những khoản phát sinh cũng mang tính chất như một nguồn tài trợ mà doanh nghiệp tận dụng trước nhưng không phải trả chi phí, là những khoản tiền tạm ứng trước của khách hàng
Tín dụng nhà cung cấp:
Lợi ích của tín dụng thương mại nhà cung cấp rất lớn, đó là:
+ Cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp hoạt động;
+ Đàm phán, tự nguyện giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp;
+ Kết quả đưa đến nhanh, khi nhà cung cấp biết rõ khách hàng, có thể đánh giá được khả năng thu hồi nợ, mức độ tín nhiệm, cũng như những rủi ro có thể gánh chịu
Vay ngắn hạn ngân hàng:
Nguồn vốn của ngân hàng thương mại là một nguồn tài trợ đặc biệt cho doanh nghiệp, đó là nguồn tài trợ ngắn hạn, như nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp gia tăng trong hoạt động kinh doanh
Các nguồn tài trợ ngắn hạn khác:
Trang 5Ngoài các nguồn vốn để tài trợ ngắn hạn nêu trên, doanh nghiệp còn có thể sử dụng các nguồn tài trợ khác như chiết khấu thương phiếu, bán nợ; hoặc để tài trợ nhu cầu tăng vốn lưu động tạm thời, như các khoản tiền đặt cọc, tiền ứng trước của khách hàng, các nguồn tài trợ không có bảo đảm khác như tín dụng thư, các khoản cho vay theo từng hợp đồng cụ thể,…
Những điểm lợi và bất lợi khi sử dụng nguồn tài trợ ngắn hạn:
- Những điểm lợi:
+ Giúp doanh nghiệp có thể thực hiện dễ dàng, thuận lợi hơn so với sử dụng tín dụng trung và dài hạn
+ Chi phí sử dụng tín dụng ngắn hạn thường thấp hơn so với sử dụng tín dụng trung và dài hạn + Sử dụng tín dụng ngắn hạn giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng, linh hoạt điều chỉnh hơn
cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp
- Những điểm bất lợi:
+ Doanh nghiệp phải chịu rủi ro lãi suất cao hơn, bởi lẽ lãi suất tín dụng ngắn hạn biến động nhiều hơn so với lãi suất dài hạn
+ Rủi ro vỡ nợ ở mức cao hơn
1.1.1.2 Nguồn tài trợ dài hạn:
Nguồn tài trợ bên trong:
- Lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư:
- Nguồn khấu hao tài sản cố định:
- Ngoài hai nguồn kể trên, các doanh nghiệp còn có thể huy động một số nguồn vốn bên trong khác, như tiền nhượng bán tài sản vật tư không cần dùng, hoặc khoản thu nhập ròng về thanh lý tài sản cố định để đáp ứng nhu cầu nguồn vốn đầu tư dài hạn của mình
Nguồn vốn cổ phần thường:
Nguồn vốn cổ phần ưu đãi:
Nguồn vốn vay dài hạn:
- Vay dài hạn ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính-tín dụng khác:
- Trái phiếu doanh nghiệp
+ Việc phát hành trái phiếu để đáp ứng nhu cầu tăng vốn đầu tư dài hạn có những ưu điểm sau: Một là, lợi tức trái phiếu được trừ vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp Hai là, lợi tức trái phiếu được giới hạn ở mức độ nhất định
Ba là, chi phí phát hành trái phiếu thấp hơn so với cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi
Bốn là, chủ sở hữu doanh nghiệp không bị chia sẻ quyền quản lý và kiểm soát doanh nghiệp cho các trái chủ
Năm là, giúp doanh nghiệp chủ động điều chỉnh cơ cấu vốn một cách linh hoạt
- Thuê tài chính
Trang 6+ Thuê tài sản
Thuê tài sản là hợp đồng thỏa thuận giữ 2 bên: Người thuê và người cho thuê; trong đó: Người thuê được quyền sử dụng tài sản trong một thời gian nhất định và phải trả cho người cho thuê một số tiền tương ứng với thời hạn thuê theo sự thỏa thuận của hai bên theo kỳ hạn định trước
+ Thuê tài chính
Thuê tài chính, còn gọi là thuê vốn là phương thức tài trợ tín dụng trung và dài hạn không thể hủy ngang Theo phương thức này, người cho thuê thường mua tài sản, thiết bị theo yêu cầu của người thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê Người thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn đã thỏa thuận và không được hủy bỏ hợp đồng trước hạn Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền chuyển quyền sở hữu, mua lại hoạt tiếp tục thuê tài sản đó tùy theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê
1.1.2 Khái niệm, công thức, lợi ích của đòn bẩy tài chính
1.1.2.1 Khái niệm đòn bẩy tài chính
Trong tài chính, đòn bẩy được định nghĩa là việc doanh nghiệp sử dụng tài sản và nợ có chi phí hoạt động cố định và chi phí tài chính cố định trong nỗ lực gia tăng lợi nhuận tiềm năng cho các cổ đông Đòn bẩy tài chính liên quan đến sử dụng nợ ( và cổ phần ưu đãi) có chi phí tài chính cố định Đòn bẩy tài chính dùng các chi phí tài chính cố định làm điểm tựa Khi một doanh nghiệp sử dụng các chi phí tài chính cố định, một thay đổi trong EBIT sẽ được phóng đại thành một thay đổi tương đối lớn hơn trong thu nhập mỗi cổ phần (EPS) Tác động số nhân này của việc sử dụng các chi
phí tài chính cố định được gọi là độ nghiêng đòn bẩy tài chính
1.1.2.2 Công thức xác định đòn bẩy tài chính
Công thức xác định đòn bẩy tài chính như sau:
ROE = {ROAE + (D/E)x(ROAE – i)} x (1 – t)
(Nguồn: Sách “Giáo trình Tài chính doanh nghiệp”)
1.1.2.3 Lợi ích của đòn bẩy tài chính
- Đòn bẩy tài chính nhằm gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu hay thu nhập trên một cổ phần
- Đòn bẩy tài chính có tác động đến chi phí sử dụng vốn và giá cổ phần
- Đòn bẩy tài chính giúp doanh nghiệp tăng quy mô vốn
- Đòn bẩy tài chính là công cụ giúp doanh nghiệp điều chỉnh linh hoạt cơ cấu vốn
1.2 CƠ CẤU VỐN CỦA DOANH NGHIỆP
1.2.1 Khái niệm
Cơ cấu nguồn vốn là thể hiện tỷ trọng của các nguồn vốn trong tổng giá trị nguồn vốn mà
doanh nghiệp huy động, sử dụng vào hoạt động kinh doanh
Cơ cấu vốn tối ƣu là một hỗn hợp vốn vay, vốn cổ phần ưu đãi, vốn chủ sở hữu (bao gồm vốn
Trang 7cổ phần thường và lợi nhuận giữ lại tái đầu tư) cho phép tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp Với một cơ cấu vốn có chi phí sử dụng vốn bình quân được tối thiểu hóa, tổng giá trị các chứng khoán của doanh nghiệp và vì vậy, giá trị của doanh nghiệp được tối đa hóa Do đó, cơ cấu vốn có chi phí sử dụng vốn tối thiểu được gọi là cơ cấu vốn tối ưu
Cơ cấu vốn mục tiêu là một sự kết hợp giữa nợ vay, cổ phần ưu đãi, và cổ phần phổ thông mà
công ty hoạch định để huy động thêm vốn
1.2.2 Các lý thuyết về cơ cấu vốn ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính
1.2.2.1 Lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu
Cơ cấu nguồn vốn là vấn đề tài chính hết sức quan trọng, các nhà kinh tế đã hình thành nên Lý thuyết cơ cấu nguồn vốn tối ưu Trong đó, hai vấn đề được tập trung xem xét:
- Chi phí sử dụng vốn phụ thuộc vào cơ cấu nguồn vốn của công ty;
- Tồn tại một cơ cấu nguồn vốn tối ưu
Quyết định về cơ cấu nguồn vốn là vấn đề tài chính hết sức quan trọng của doanh nghiệp bởi lẽ:
- Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp là một trong các yếu tố quyết định đến chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp;
- Cơ cấu nguồn vốn ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu hay thu nhập trên 1 cổ phần và rủi ro tài chính của một doanh nghiệp hay công ty cổ phần
1.2.2.2 Lý thuyết MM về cơ cấu vốn
1.2.2.3 Lý thuyết đánh đổi của đòn bẩy tài chính
Lý thuyết đánh đổi: Lý thuyết cơ cấu vốn của công ty cho rằng các công ty đánh đổi lợi ích thuế từ việc tài trợ bằng nợ vay với các vấn đề có nguyên nhân từ khả năng phá sản
1.2.2.4 Lý thuyết phát tín hiệu
Tín hiệu: Hành động của ban quản lý công ty đưa ra nhằm cung cấp cho các nhà đầu tư nhận
định của ban quản lý về triển vọng của công ty như thế nào
1.2.3 Lựa chọn công cụ tài chính phù hợp
Tính linh hoạt tài chính
Tín hiệu thị trường
Quyết định tài chính và tăng trưởng bền vững
Sự thận trọng
Sự mạo hiểm
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CƠ CẤU VỐN CỦA DOANH NGHIỆP
1.3.1 Các nhân tố khách quan
1.3.1.1 Các tiêu chuẩn ngành
1.3.1.2 Thuế
Trang 8Lãi vay là chi phí được khấu trừ, và khoản giảm trừ này rất có giá trị với các công ty có thuế thu nhập cao Do vậy, công ty có mức thuế thu nhập cao sẽ có lợi thế về nợ nhiều hơn
1.3.1.3 Điều kiện Thị trường của doanh nghiệp
1.3.1.4 Các đòi hỏi của nhà cho vay và cơ quan xếp hạng tín nhiệm
1.3.2 Các nhân tố chủ quan
1.3.2.1 Sự ổn định của doanh thu
1.3.2.2 Cấu trúc tài sản
1.3.2.3 Tốc độ tăng trưởng
1.3.2.4 Lợi nhuận
1.3.2.5 Kiểm soát
1.3.2.6 Tác động của tín hiệu
1.3.2.7 Tác động của ưu tiên quản trị
1.3.2.8 Các hàm ý về quản trị của lý thuyết cấu trúc vốn
1.3.2.9 Các vấn đề đạo đức: Tác động của mua lại bằng vốn vay đối với cổ đông
1.3.2.10 Sự không thích rủi ro của cấp quản lý
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIMECO
2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VIMECO
2.1.1 Khái quát về Công ty
Công ty Cổ phần VIMECO, tên giao dịch là VIMECO JOINT STOCK COMPANY, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 0103001651 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp Công ty có 08 lần thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Vốn điều lệ theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là 65.000.000.000 đồng (Sáu mươi lăm
tỷ đồng) Trụ sở của Công ty đặt tại Lô E9, đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy,
Hà Nội
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty
Các đơn vị trực thuộc:
- Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh
- Chi nhánh Bình Dương
Các đơn vị thành viên:
- Công ty Cổ phần Vimeco Cơ khí và Thương mại M&T
- Trường mầm non Vimeco
- Trạm sản xuất bê tông thương phẩm
- Trạm nghiền sàng đá Hà Nam
Trang 9- Trạm nghiền sàng đá Đồng Vỡ
- Xưởng sửa chữa cơ khí Ngọc Hồi
Các bộ phận lãnh đạo và phòng ban của Công ty:
Đại hội đồng cổ đông; Hội đồng quản trị; Ban Tổng giám đốc; Phòng Phát triển nhân lực; Phòng Kế toán; Phòng Cơ giới vật tư; Phòng Đầu tư; Phòng Quản lý dự án; Phòng Kế hoạch tổng hợp; Ban Quản lý nhà và đô thị; Ban Kiểm soát; Ban An toàn lao động
2.1.3 Đặc điểm cơ bản về ngành nghề và vị thế của Công ty
2.1.3.1 Ngành nghề kinh doanh
Công ty Cổ phần Vimeco đang hoạt động trong các ngành nghề chính:
- Hoạt động trong lĩnh vực xây dựng; Khai thác sản xuất, chế biến và kinh doanh vật liệu xây dựng;
- Hoạt động kinh doanh bất động sản;
- Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu;
- Kinh doanh giáo dục đào tạo công nhân các nghề cơ khí, sửa chữa thiết bị, xây dựng, điện dân dụng, điện công nghiệp, thiết bị điều hòa thông gió, thang máy; hệ thống điện nhẹ; đào tạo ngoại ngữ; giáo dục mầm non (chỉ hoạt động khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép)
2.1.3.2 Thị trường, thế mạnh, quy trình quản lý
Thị trường của Công ty:
Thị trường chủ yếu của Công ty hiện tại là thị trường trong nước, trải rộng toàn quốc
Quy trình quản lý của Công ty:
Công ty đang áp dụng quản lí chất lượng theo Tiêu chuẩn ISO 9001-2000
2.2 THỰC TRẠNG NGUỒN VỐN VÀ CƠ CẤU VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIMECO
2.2.1 Diễn biến nguồn vốn của Công ty từ 2009 đến 2011
2.2.1.1 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm 2009 đến 2011
2.2.1.2 Diễn biến nguồn vốn của Công ty từ năm 2009 đến 2011
2.2.1.3 Chi phí sử dụng vốn của từng nguồn
Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường:
Từ năm 2007 đến năm 2011, Công ty Cổ phần Vimeco đều trả cổ tức cho cổ phiếu phổ thông
là 15%/năm Công ty không có cổ phiếu ưu đãi đến thời điểm hiện tại
Chi phí sử dụng vốn từ lợi nhuận giữ lại:
Chi phí sử dụng vốn của nguồn lợi nhuận giữ lại, đối với doanh nghiệp tương tự như chi phí sử dụng vốn cổ phần thường Công ty đã trả cổ tức đều cho cổ đông từ năm 2007 đến 2011 là 15%, do vậy, chi phí sử dụng vốn từ lợi nhuận giữ lại cũng được xác định là 15%/năm
Chi phí sử dụng vốn từ vốn vay: Tính cho nguồn vốn vay dài hạn
Trang 10Lãi suất bình
Tỷ trọng gốc vay bình quân năm của nguồn vay
x Lãi suất bình quân năm của nguồn vay Trong đó:
Tỷ trọng gốc vay bình quân
năm của nguồn vay =
Số gốc vay (nợ dài hạn+vay ngắn hạn) bình
quân năm
/ Tổng nguồn
vốn dài hạn
Số gốc vay
bình quân năm =
Tổng số dư gốc vay (nợ dài hạn+vay ngắn hạn) cuối 4 quý
trong năm
/ 4
Lãi suất bình quân năm của
các nguồn vay =
Tổng lãi suất vay tại cuối 4 quý trong năm / 4
Chạy bảng tính ta được kết quả như sau:
Chi phí lãi vay trước thuế bình quân năm 2009 là 15,2%/năm
Chi phí lãi vay trước thuế bình quân năm 2010 là 17,2%/năm
Chi phí lãi vay trước thuế bình quân năm 2011 là 18,7%/năm
(Chi phí lãi vay này thấp hơn so với thị trường là nhờ có nguồn vốn vay dài hạn từ Tổng Công
ty Vinaconex với lãi suất ưu đãi là 13%/năm từ năm 2008 đến 2010, năm 2011 tăng lên 15%)
Ta tính chi phí sử dụng nợ vay sau thuế TNDN:
Lãi suất sau thuế TNDN = Lãi suất trước thuế TNDN x (1-Thuế TNDN)
Tính toán ta được chi phí sử dụng vốn vay sau thuế của các năm là:
Chi phí lãi vay trước thuế bình quân năm 2009 là 11,4%/năm
Chi phí lãi vay trước thuế bình quân năm 2010 là 12,9%/năm
Chi phí lãi vay trước thuế bình quân năm 2011 là 14,0%/năm
Chi phí sử dụng vốn bình quân:
WACC = (E*/V)*Re + (D/V)*Rdt(1-t)
Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) của các năm là:
WACC2009 = (95.000/207.732)x15% + (21.000/207.732)x15% + (91.732/207.732)x11,4% =
13,4%/năm
WACC2010 = 13,8%/năm
WACC2011 = 14,3%/năm
2.2.2 Cơ cấu vốn và nguồn hình thành vốn của công ty Vimeco