1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu một số tác động của các yếu tố đến điểm tuyển sinh đại học (nghiên cứu tại trường đại học sài gòn)

20 1,2K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 462,97 KB

Nội dung

Nghiên cứu một số tác động của các yếu tố đến điểm tuyển sinh đại học (nghiên cứu tại trường đại học Sài Gòn) Đỗ Đình Thái Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục Luận văn Thạc sĩ ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục Người hướng dẫn: PGS. TS. Phạm Văn Quyết Năm bảo vệ: 2011 Abstract: Trình bày cơ sở lý luận về tác động của các yếu tố đến điểm tuyển sinh đại học (TSĐH). Nghiên cứu thực trạng điểm TSĐH các khối A, B, C và D1 vào trường ĐH Sài Gòn từ năm 2008 – 2010. Nghiên cứu tác động của các yếu tố liên quan đến cá nhân và gia đình thí sinh đến điểm TSĐH, chỉ ra phương thức tác động của các yếu tố đó đến điểm TSĐH vào trường ĐH Sài Gòn. Tổng hợp thông tin, số liệu và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tuyển sinh đầu vào tại trường ĐH Sài Gòn. Keywords: Tuyển sinh đại học; Giáo dục đại học; Đánh giá chất lượng; Điểm thi; Trường đại học Sài Gòn Content MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong xu thế hội nhập và phát triển, ngành giáo dục luôn được quan tâm hàng đầu, nhất là chất lượng giáo dục đại học. Trong những năm gần đây chất lượng sinh viên (SV) thi đậu đại học ngày càng cao. Áp dụng chủ trương 3 chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) đã tạo nên một bình diện rộng để các trường có thể cùng tham gia công tác tuyển sinh hằng năm. Nâng cao chất lượng giáo dục ĐH ngoài việc cải tiến quá trình đào tạo thì yếu tố đầu vào thông qua công tác tuyển sinh đóng cũng vai trò rất quan trọng. Nếu kì thi tuyển sinh diễn ra nghiêm túc, đề thi đánh giá đúng năng lực của học sinh (HS) thì điểm tuyển sinh đại học (TSĐH) sẽ là cơ sở nền cho việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao phục vụ cho xã hội. Phân tích các yếu tố tác động đến điểm TSĐH là điều rất cần thiết, với vai trò là nhà giáo dục chúng ta có thể sử dụng nghiên cứu này lập kế hoạch giảng dạy phù hợp nhằm hướng tới nâng cao chất lượng giáo dục. Việc chuyển từ trường trung học phổ thông (THPT) vào ĐH là bắt đầu thời kỳ chuyển tiếp sang môi trường học tập mới, HS mang theo mình những kinh nghiệm về học tập khác nhau. Đã có những công trình nghiên cứu về mối liên hệ giữa điểm số đầu vào và điểm số trong quá trình học ĐH, điểm thi tốt nghiệp ra trường. Hiện nay, các trường ĐH đều hướng đến việc nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, 2 để giải quyết vấn đề này, chất lượng giáo dục có rất nhiều yếu tố tác động đến nó, một trong những yếu tố có liên quan là điểm TSĐH của SV. Hiện nay việc nghiên cứu này chưa được quan tâm nhiều và tác động đến điểm TSĐH cũng là một dạng nghiên cứu về thành tích học tập của HS, SV . Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu một số tác động của các yếu tố đến điểm tuyển sinh đại học (nghiên cứu tại trường đại học Sài Gòn)”. Thông qua nghiên cứu này, chúng tôi hy vọng sẽ đóng góp những thông tin cơ bản nhất về vai trò của các yếu tố cá nhân và gia đình tác động đến điểm TSĐH, hỗ trợ công tác tuyển sinh, đào tạo của một trường ĐH hiệu quả và chất lượng hơn trong những năm tới. 2. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Một số tác động của các yếu tố đến điểm TSĐH. Khách thể nghiên cứu: Các thí sinh đã từng tham gia các kỳ thi tuyển sinh vào ĐH và có kết quả thi. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 07/2010 đến tháng 06/2011. Phạm vi không gian: Trên thực tế, nghiên cứu tác động của các yếu tố đến điểm TSĐH vào ĐH Sài Gòn cần phải khảo sát với tất cả số thí sinh đã từng tham gia các kỳ thi tuyển sinh vào ĐH Sài Gòn. Hơn nữa, đó là công việc càng khó khăn hơn đối với một học viên cao học. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu này chúng tôi chỉ xem xét với số thí sinh đã tham gia thi tuyển sinh, trúng tuyển và hiện đang học tại Trường (chủ yếu nghiên cứu trên SV năm thứ nhất (khóa 2010) và thứ hai (khóa 2009), những khóa đầu của các ngành đào tạo ĐH), thi đầu vào các khối A, B, C và D1 vào trường ĐH Sài Gòn. Phạm vi nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu một số tác động của các yếu tố đến điểm TSĐH của SV năm thứ nhất và năm thứ hai các khối A, B, C và D1 đang theo học tại ĐH Sài Gòn. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích của nghiên cứu nhằm khảo sát và phân tích một số tác động của các yếu tố đến điểm TSĐH tại trường ĐH Sài Gòn. Nghiên cứu này hướng đến các mục tiêu: - Nghiên cứu thực trạng điểm TSĐH các khối vào trường ĐH Sài Gòn trong thời gian gần đây. - Nghiên cứu tác động của các yếu tố liên quan đến cá nhân và gia đình thí sinh đến điểm TSĐH. - Chỉ ra phương thức tác động của các yếu tố đó đến điểm TSĐH vào trường ĐH Sài Gòn. - Tổng hợp thông tin, số liệu và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tuyển sinh đầu vào tại trường ĐH Sài Gòn. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập thông tin Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng kết hợp cả phương pháp định tính và định lượng. Mục đích của việc kết hợp hai phương pháp này là nhằm có đầy đủ bằng chứng với tính thuyết phục cao để kiểm chứng giả thuyết đồng thời cũng nhằm tìm kiếm phát hiện các vấn nảy sinh từ sự tác động này. 3 - Các phương pháp định tính được sử dụng chủ yếu là phương pháp phỏng vấn sâu và phân tích các tài liệu. Các phỏng vấn sâu sẽ tập trung vào các đối tượng là đại diện các SV ở các khối thi khác nhau (xem phụ lục 4, 5). - Các phương pháp định lượng được sử dụng chủ yếu là phương pháp phát phiếu trao đổi ý kiến và sử dụng các tài liệu thống kê. Thông tin thu thập từ SV được thiết kế trên cơ sở phân tích các yếu tố chủ yếu liên quan đến cá nhân SV và gia đình SV cũng như điểm TSĐH của SV theo các khối thi vào ĐH Sài Gòn (xem phụ lục 3). 4.2. Phương pháp chọn mẫu Phương pháp chọn mẫu cho nghiên cứu định lượng: + Số lượng mẫu: khoảng 1000 SV + Cách chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng và theo cụm. Tại mỗi khối chọn theo tỉ lệ phần trăm khối trên tổng số thí sinh trúng tuyển năm 2009 và 2010 để khảo sát. Phương pháp chọn mẫu cho phỏng vấn sâu: + Chọn ngẫu nhiên 12 SV PVS ở các khối A, B, C và D1 (các SV này có thể là SV đã lấy phiếu trao đổi ý kiến hoặc chưa). 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu 5.1. Câu hỏi nghiên cứu Thực tế điểm TSĐH vài năm gần đây của trường ĐH Sài Gòn như thế nào? Điểm TSĐH vào ĐH Sài Gòn bị một số tác động của những yếu tố nào? Các yếu tố đó thực hiện những tác động như thế nào đến điểm TSĐH vào ĐH Sài Gòn? 5.2. Giả thiết nghiên cứu Giả thiết rằng 2 nhóm yếu tố chủ yếu tác động đến điểm TSĐH tại ĐH Sài Gòn là yếu tố cá nhân và yếu tố gia đình: Các yếu tố của cá nhân: Tuổi, giới tính và nơi cư trú. Thành tích học tập ở bậc phổ thông. Động cơ cá nhân của thí sinh thi vào ĐH Sài Gòn (chủ yếu xem xét các yếu tố tạo nên độngcủa cá nhân thí sinh). Mức độ đầu tư và sự cố gắng của cá nhân cho các môn thi vào ĐH. Các yếu tố thuộc về môi trường gia đình: Điều kiện học tập. Người thân trong gia đình đã học tại ĐH Sài Gòn. Sự quan tâm của cha mẹ. Thành phần gia đình. Đời sống gia đình. Kiểm tra, đôn đốc của cha mẹ. Phương pháp giáo dục của gia đình. 4 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Lịch sử nghiên cứu Trong thực tế, chúng ta thấy rằng có những HS đạt điểm rất tốt trong kì thi TSĐH nhưng bên cạnh đó có những em thất bại. Có rất nhiều quan niệm rất khác nhau về vấn đề trên: nhiều quan niệm cho rằng có sự khác nhau về khu vực sống điển hình như khu vực thành thị có điều kiện học tập tốt nên sẽ thành công hơn trong kì thi tuyển sinh, có một số quan niệm lại cho rằng có sự khác nhau về tuổi tác và giới tính cũng ảnh hưởng tới điểm thi ĐH, cụ thể nam giới có điểm thi tốt hơn nữ giới, một số quan niệm khác cho rằng do chỉ số IQ cao và thân thể khỏe mạnh ảnh hưởng đến điểm TSĐH. Nói đến các yếu tố tác động đến kết quả học tập của SV, điểm TSĐH, chất lượng đào tạo, đã có nhiều công trình nghiên cứu về các yếu tố tác động như yếu tố gia đình, xã hội, môi trường xã hội, môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa, đạo đức, môi trường tâm sinh lí HS, nhà trường, mối quan hệ cộng đồng, bản thân, sự hài lòng của gia đình, tổ chức, phương tiện truyền thông, …. Sau đây là một số công trình nghiên cứu của nước ngoài ảnh hưởng đến kết quả học tập, chất lượng đào tạo: 1.1.1. Một số nghiên cứu ở nước ngoài Rosemary Win and Paul W. Miller (2001), Trung tâm nghiên cứu thị trường lao động – ĐH Miền tây Úc: ―Tác động của các yếu tố bản thân và học đường đến hoạt động giáo dục của SV ĐH‖ [43]. Anne Aidla (2009), Luận văn Tiến sĩ, Tartu University: ―Tác động của các yếu tố cá nhân và tổ chức đến hoạt động giáo dục của cácsở giáo dục tại Estonia‖ [29]. Nighat Sana Kirmani (2008), Giảng viên Viện Nghiên cứu giáo dục, ĐH Punjab, Lahore – Pakistan: ―Nhận dạng và phân tích các yếu tố tác động đến thành tích học tập của SV ở trường ĐH‖, Hội thảo quốc tế lần thứ 2 về Đánh giá chất lượng giáo dục ĐH, tháng 12/2008 tại Lahore - Pakistan [40]. Jeffrey H. D. Cornelius-White, Aida C. Garza và Ann T. Hoey (2004): ―Các yếu tố bản thân, hài lòng của gia đình và nhân khẩu giúp SV Mexico tại Mỹ thành công trong giáo dục‖, Tạp chí giáo dục ĐH Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, Vol. 3, No. 3, p270 - 283 [38]. Anne T. Henderson và Karen L. Mapp (2002): ―Tác động của nhà trường, gia đình và mối quan hệ cộng đồng đến thành tích học tập của SV‖, Trung tâm kết nối cộng đồng và gia đình với nhà trường quốc gia [30]. S.S. Umar, I.O. Shaib, D.N. Aituisi, N.A. Yakubu và O. Bada (2010): ―Tác động của các yếu tố xã hội đến hoạt động giáo dục của SV tại các tổ chức giáo dục ĐH, CĐ ở Nigeria‖, ĐH Nebraska, Lincolh [46]. Ram Chandra Pokharel (2008), Các yếu tố tác động đến kết quả thi, kiểm tra của SV nhằm tối ưu hóa quy chế và cải tiến tỉ lệ đạt của SV, Bộ phận khảo thí, ĐH Tribhuvan, Nepal [42]. 1.1.2. Một số nghiên cứu ở Việt Nam Thái Văn Thành (2007), Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, NXB ĐH Huế [21]. Thái Duy Tuyên (2007), Triết học giáo dục Việt Nam, NXB ĐH Sư phạm [27]. 5 PGS. TS. Nguyễn Hồng Quang (2006), Môi trường giáo dục, NXB Giáo dục [16]. Đỗ Văn Thông (2003), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, khoa Sư phạm, ĐH An Giang [23]. Hoàng Ngọc Vinh (2007), Hướng dẫn dạy và học trong giáo dục ĐH, bản dịch từ tài liệu ―Guide to Teaching and Learning in Higher Education‖, Hà Nội [28]. Trên đây là một số nghiên cứu liên quan đến các yếu tố tác động đến kết quả học tập, thi, kiểm tra và chất lượng đào tạo. Các nhà nghiên cứu đưa ra rất nhiều ý kiến, nghiên cứu khác nhau nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo, cải thiện thành tích học tập, chọn ngành nghề, cải thiện tâm lý, môi trường giáo dục HS, SV. Bên cạnh đó, còn có một số nghiên cứu khác như: Xem xét hiệu quả của quy mô trường trung học đến thành tích học tập [32], Vai trò của các thành viên trong trường học thúc đẩy sự thành công của SV qua mối liên kết nhà trường – gia đình [33], Tác động của quy mô nhà trường đến hiệu quả thi cử ở trường trung họcsở [31], Tương quan cộng tác văn hóa trường học với thành tích của SV [35], Cha mẹ có tạo nên sự khác biệt trong thành tích học tập của con mình? Sự khác nhau giữa các cha mẹ của những SV đạt thành tích cao và thấp [37], Kiểm tra lại tầm quan trọng của quản lý trường học ảnh hưởng trực tiếp đến thành tích của SV [39], Đặc điểm cấu trúc trường học, nỗ lực của SV, phối hợp của bạn bè và yếu tố liên quan đến gia đình: Ảnh hưởng của các yếu tố trường học, cá nhân đến thành tích học tập [47], Các yếu tố ảnh hưởng thành tích học tập [41], Tác động của mức sống gia đình, giáo dục của cha mẹ và các yếu tố cơ bản khác đến giáo dục THPT tại Canada [44], Môi trường học tập trong lớp học [19], Hình thành năng lực nghiên cứu khoa học cho SV - điều kiện cơ bản để nâng cao chất lượng đào tạo [15]. Qua khảo sát các nghiên cứu liên quan, chúng tôi thấy các nghiên cứu kể trên chủ yếu đề cập đến tác động của các yếu tố đến chất lượng đào tạo, thành tích học tập, tâm sinh lý,… nhưng tác động của các yếu tố đến điểm TSĐH chưa được quan tâm. Sau đây chúng tôi xây dựng khung lý thuyết mô tả các yếu tố tác động đến điểm TSĐH. 1.1.3. Khung lý thuyết Khung lý thuyết được xây dựng dựa trên các nghiên cứu liên quan đến các yếu tố tác động đến kết quả học tập, kết quả thi, kiểm tra theo giả thiết đã đề nghị như sau: 6 1.2. Một số khái niệm cơ bản Trong phần này chúng tôi trình bày một số khái niệm cơ bản của các tính chất, đối tượng liên quan đến nghiên cứu. 1.2.1. Tuyển sinh 1.2.2. Động cơ 1.2.3. Học tập 1.2.4. Phương pháp giáo dục 1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến điểm TSĐH 1.3. Cơ sở phương pháp luận 1.3.1. Lý thuyết hành động xã hội 1.3.2. Mối liên hệ giữa quá trình học tập và kết quả học tập Chương 2. THỰC TRẠNG TUYỂN SINH TỪ NĂM 2008 – 2010 Ở ĐẠI HỌC SÀI GÒN 2.1. Vài nét về thi TSĐH ở nước ta và ở ĐH Sài Gòn 2.1.1. Hệ thống thi tuyển sinh đại học ở nước ta 2.1.2. Thi tuyển sinh ở ĐH Sài Gòn 2.2. Kết quả thi tuyển sinh của SV đang học tại ĐH Sài Gòn Kết quả thi tuyển sinh được nghiên cứu trên SV năm thứ 1 (tuyển sinh năm 2009) và năm thứ 2 (tuyển sinh năm 2010) học tại ĐH Sài Gòn của 834 SV thu thập được từ phiếu trao đổi ý kiến: Bảng 2.4. Thống kê các mức tổng điểm TSĐH Khối Tổng điểm TSĐH A B C D1 Cộng Dưới 14 9 0 0 10 19 14 đến dưới 15 29 25 20 21 95 Các yếu tố tác động Thành tích học tậ p ở bậc PT Họ c lực lớp 12. ĐTB các môn họ c dự thi ĐH. Động cơ thi vào ĐH Sài Gòn Trường gầ n nhà . Có ngành nghề yêu thích. Tố t nghiệ p dễ tìm việ c là m. Trường công lậ p. Điể m chuẩ n vừa sức thi. Điề u kiệ n họ c tậ p tố t. Dị ch vụ hỗ trợ SV tố t. Cơ hộ i ở lạ i và là m việ c tạ i TPHCM. Theo nhóm bạ n. Theo lời khuyên. Tư vấ n tuyể n sinh. Đị a phương có ngà nh nghề thiế u. Sự đầu tư, cố gắng của cá nhân Tìm tà i liệ u trên internet. Theo dõi chương trình họ c tậ p trên truyề n hình. Họ c thêm. Đầ u tư vậ t chấ t, thiế t bị họ c tậ p. Lậ p kế hoạ ch họ c tậ p cụ thể . Tìm phương án họ c tậ p phù hợp. Tóm tắ t bà i theo cách riêng. Tự rèn luyệ n kỹ nă ng. Môi trường gia đình Điề u kiệ n họ c tậ p ở nhà . Quan tâm củ a cha mẹ . Thà nh phầ n gia đ ình. Đời số ng gia đ ình. Sự kiể m tra, đ ôn đốc việ c họ c. Phương pháp giáo dụ c. Kế t quả thi, kiể m tra 7 Khối Tổng điểm TSĐH A B C D1 Cộng 15 đến dưới 16 51 20 36 38 145 16 đến dưới 17 58 24 47 75 204 17 đến dưới 18 40 16 42 55 153 18 đến dưới 19 37 13 21 35 106 19 đến dưới 20 20 3 11 19 53 20 đến dưới 21 6 6 6 9 27 21 đến dưới 22 12 0 1 5 18 22 đến dưới 23 1 0 2 2 5 23 đến dưới 24 2 0 2 1 5 24 đến dưới 25 0 2 0 1 3 25 đến dưới 26 0 0 0 0 0 26 đến dưới 27 1 0 0 0 1 Tổng 266 109 188 271 834 Tổng điểm cao nhất 26 24 23.5 24.5 Tổng điểm thấp nhất 13 14 14 13 Để tiện cho phân tích các tương quan cần nhóm các đơn vị theo tổng điểm TSĐH thành các nhóm như sau: Nhóm 1: dưới 15 điểm (ĐTB mỗi môn chưa đạt ĐTB). Nhóm 2: từ 15 đến 17.75 điểm (ĐTB mỗi môn đạt ĐTB). Nhóm 3: từ 18 đến 20.75 điểm (ĐTB mỗi môn đạt ĐTB khá). Nhóm 4: từ 21 điểm trở lên (ĐTB mỗi môn đạt khá trở lên). Bảng 2.5. Thống kê Tổng điểm TSĐH theo 4 nhóm Nhóm Tổng điểm TSĐH A B C D1 Cộng 1 Dưới 15 điểm 38 25 20 31 114 2 Từ 15 đến17.75 điểm 149 60 125 168 502 3 Từ 18 đến 20.75 điểm 63 22 38 63 186 4 Từ 21 điểm trở lên 16 2 5 9 32 Tổng 266 109 188 271 834 oOo Chương 3. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐIỂM TUYỂN SINH ĐẠI HỌC Trong phần này, thực trạng của việc nghiên cứu một số tác động của các yếu tố đến điểm TSĐH được thống kê và phân tích ở 4 nhóm yếu tố sau: Nhóm yếu tố 1: Thành tích học tập ở bậc phổ thông. Nhóm yếu tố 2: Động cơ thi vào ĐH Sài Gòn. Nhóm yếu tố 3: Sự đầu tư, cố gắng của cá nhân. Nhóm yếu tố 4: Môi trường gia đình. 3.1. Thực trạng tác động của các yếu tố 3.1.1. Thành tích học tập ở bậc phổ thông và điểm TSĐH Trong phần này, chúng tôi phân tích tương quan giữa thành tích học tập (biến độc lập) với tổng điểm TSĐH (biến phụ thuộc). Học lực lớp 12 và tổng điểm TSĐH 8 Kết quả xử lý thống kê cho thấy tương quan giữa học lực lớp 12 với tổng điểm TSĐH có hệ số tương quan r = 0.159, = 0.01 khá thấp chưa nói lên được mức độ tác động đáng kể của học lực lớp 12 lên tổng điểm TSĐH. Đặt giả thiết H0: Học lực lớp 12 độc lập với tổng điểm TSĐH. Kết quả kiểm nghiệm mối quan hệ giữa 2 biến ―Học lực lớp 12‖ và ―Tổng điểm TSĐH‖ cho kết quả Gamma = 0.296, Sig = 0.000. Ta có mức ý nghĩa Sig = 0.000 < 0.05 nên ta bác bỏ giả thiết H0. Do đó, học lực lớp 12 và tổng điểm TSĐH có ảnh hưởng với nhau. Kết quả điểm trung bình (ĐTB) của các môn học lớp 12 Để thuận tiện cho xử lý và kiểm nghiệm, điểm TSĐH từng môn được phân nhóm song song với ĐTB các môn lớp 12 gồm 5 nhóm: <5, >=5, >=6, >=7 và >=8. Với ĐTB các môn học ở lớp 12, kiểm nghiệm giả thiết H0 cũng được tiến hành với điểm TSĐH của các môn học tương ứng như sau: Kết quả kiểm nghiệm ở bảng 3.2 cho thấy có 8/12 môn có tương quan giữa ĐTB các môn học lớp 12 với điểm TSĐH tác động với nhau, trong đó các môn Vật lý, Hóa học (khối A); Sinh học (khối B); Toán học, Văn học và Anh văn (khối D1) tác động mạnh đến điểm TSĐH. Các môn Toán học, Hóa học (khối B); Lịch sử, Địa lý (khối C) có mức ý nghĩa cao nên chấp nhận giả thiết H0, vì vậy kết quả các môn học này không có tác động (độc lập) với điểm TSĐH tương ứng. Bảng 3.2 cũng thể hiện rõ ràng kết quả các môn học khối D1 tác động mạnh đến điểm TSĐH khối D1, kế đến là khối A. Khối B và C có môn Sinh học và Văn học tác động đến điểm TSĐH. Qua phân tích tương quan giữa học lực lớp 12 với tổng điểm TSĐH và ĐTB các môn dự thi TSĐH với môn thi TSĐH tương ứng, cho thấy thành tích học tập có tác động tích cực đến điểm TSĐH. 3.1.2. Các yếu tố tạo động cơ thi vào trường ĐH Sài Gòn Động cơ thi vào trường ĐH Sài Gòn được điều tra trên 15 nội dung (tại câu 7, phần 1 của Phiếu trao đổi ý kiến), thực hiện trên thang đo likert 5 mức độ: 1 – Rất mạnh, 2 – Mạnh, 3 – Vừa phải, 4 – Rất ít, 5 – Không tác động. Kết quả thống kê số liệu từ Phiếu trao đổi ý kiến về các yếu tố tạo động cơ thi vào ĐH Sài Gòn thể hiện 3 mức độ ―Rất mạnh‖, ―Mạnh‖ và ―Vừa phải‖ tập trung ở các yếu tố (từ yếu tố 2 đến yếu tố 8 trong câu hỏi 7- xem phụ lục 3) sau: Trường có ngành nghề yêu thích Kết quả số liệu thu được từ phiếu trao đổi ý kiến ở yếu tố ―Trường có ngành nghề yêu thích‖, có đến 85.38% SV chọn từ mức độ ―Vừa phải‖ đến ―Rất mạnh‖ cho rằng yếu tố động cơ ―Trường có ngành nghề yêu thích‖ có tác động đến việc SV chọn thi vào trường ĐH Sài Gòn, trong đó tác động ―Mạnh‖ và ―Rất mạnh‖ chiếm 55%. Mức độ ―Rất ít‖ và ―Không tác động‖ chỉ chiếm 14.6%. Với yếu tố tác động như vậy sẽ tạo động lực cho thí sinh nỗ lực đạt kết quả cao trong kì thi tuyển sinh. Tốt nghiệp dễ tìm việc làm Số liệu bảng 3.4 chứng tỏ yếu tố ―Tốt nghiệp dễ tìm việc làm‖ có tác động đến điểm TSĐH, cụ thể: có 73.62% số phiếu chọn từ mức độ ―Vừa phải‖ đến ―Rất mạnh‖, trong đó tác 9 động ―Mạnh‖ và ―Rất mạnh‖ chỉ chiếm 34.8%, mức độ ―Vừa phải‖ chiếm tỉ lệ cao nhất 38.8%. Mức độ ―Rất ít‖ và ―Không tác động‖ chiếm 26.4%. Trường ĐH Sài Gòn là trường công lập Bảng 3.4 cho thấy có đến 90.30% SV chọn động cơ ―Trường ĐH Sài Gòn là trường công lập‖ ở mức độ từ ―Vừa phải‖ đến ―Rất mạnh‖ có tác động đến việc SV chọn thi vào trường ĐH Sài Gòn, trong đó tác động ―Mạnh‖ và ―Rất mạnh‖ chiếm 71.5%, đặc biệt mức độ ―Rất mạnh‖ chiếm 38.8%. Mức độ ―Rất ít‖ và ―Không tác động‖ chỉ chiếm 9.6%. Kết quả phân tích trên cho thấy yếu tố ―Trường ĐH Sài Gòn là trường công lập‖ là động cơ tích cực có tác động mạnh mẽ đến việc HS chọn trường thi. Điểm chuẩn các năm trước vừa sức thi Có 87.89% SV cho rằng động cơ ―Điểm chuẩn các năm trước vừa sức thi‖ ở mức độ từ ―Vừa phải‖ đến ―Rất mạnh‖ có tác động đến việc SV chọn thi vào trường ĐH Sài Gòn, trong đó tác động ―Mạnh‖ và ―Rất mạnh‖ chiếm 63.1%. Mức độ ―Rất ít‖ và ―Không tác động‖ chỉ chiếm 12.1%. Kinh nghiệm qua các đợt tư vấn tuyển sinh cho thấy phần lớn HS THPT chuẩn bị vào ĐH rất quan tâm đến điểm chuẩn TSĐH các năm trước của các trường ĐH để chọn ngành, chọn trường phù hợp với sở thích, năng lực cá nhân. Có điều kiện học tập tốt Có đến 78.90% SV chọn từ mức độ ―Vừa phải‖ đến ―Rất mạnh‖ cho rằng yếu tố động cơ ―Có điều kiện học tập tốt‖ có tác động đến việc SV chọn thi vào trường ĐH Sài Gòn, trong đó mức độ ―Vừa phải‖ chiếm đến 47.5%, mức độ ―Rất mạnh‖ chiếm tỉ lệ rất thấp 7.0%, mức độ ―Mạnh‖ chiếm 24.5%. Mức độ ―Rất ít‖ và ―Không tác động‖ chiếm 21.1%. Số liệu trên đây thể hiện yếu tố ―Có điều kiện học tập tốt‖ không phải là yếu tố tác động mạnh đến việc chọn trường của SV mà chỉ góp phần tác động vào quyết định chọn trường. Có dịch vụ hỗ trợ SV tốt Tương tự như yếu tố ―Có điều kiện học tập tốt‖, ―Có dịch vụ hỗ trợ SV tốt‖ cũng là yếu tố góp phần tác động vào quyết định chọn trường thi của HS. Yếu tố này cũng góp phần quan trọng trong suốt quá trình học ĐH của SV. 64.40% SV chọn động cơ ―Có dịch vụ hỗ trợ SV tốt‖ ở mức độ từ ―Vừa phải‖ đến ―Rất mạnh‖ có tác động đến việc SV chọn thi vào trường ĐH Sài Gòn, trong đó tác động ―Mạnh‖ và ―Rất mạnh‖ chỉ chiếm 22.2%, mức độ ―Vừa phải‖ chiếm đến 42.2%. Mức độ ―Rất ít‖ và ―Không tác động‖ chiếm đến 35.6%. Có cơ hội làm việc và ở lại thành phố Hồ Chí Minh Động cơ ―Có cơ hội làm việc và ở lại thành phố Hồ Chí Minh‖ cho kết quả 71.8% ở mức độ từ ―Vừa phải‖ đến ―Rất mạnh‖ có tác động đến việc SV chọn thi vào trường ĐH Sài Gòn, trong đó tác động ―Mạnh‖ và ―Rất mạnh‖ chiếm 38.3%, mức độ ―Vừa phải‖ chiếm tỉ lệ cao nhất 33.5% Mức độ. ―Rất ít‖ và ―Không tác động‖ chiếm 28.3%. Yếu tố này, ta dễ dàng nhận ra có 71.80% SV cho rằng có tác động thì tác động này có thể nói là tác động mạnh vì số lượng SV khảo sát gồm cả sinh ở thành phố Hồ Chí Minh và ở các tỉnh. Tuy vậy, yếu tố này cũng chỉ là yếu tố thứ yếu trong một vài độngcủa SV trong việc chọn trường. Ngoài các yếu tố động cơ thi vào ĐH Sài Gòn đã phân tích ở trên. Chúng tôi còn tìm 10 thấy mối tương quan giữa 2 động cơ ―Trường ĐH Sài Gòn là trường công lập‖ với ―Điểm chuẩn các năm trước vừa sức thi‖ ở bảng 3.5. Động cơ thi vào 1 trường ĐH cũng là một yếu tố để HS nỗ lực và phấn đấu đạt được, tùy mỗi trường ĐH mà HS ―lượng sức mình‖ để có những động cơ khác nhau tác động lên sự quyết tâm của mình để thi đậu vào trường ĐH đó. Đây là một trong những yếu tố kích thích HS nỗ lực học tập để đạt được kết quả mong muốn. 3.1.3. Sự đầu tư, cố gắng của cá nhân Điều tra yếu tố về mức độ đầu tư cho các môn học dự thi vào ĐH khi còn học phổ thông với 8 nội dung (tại câu 3, phần 1 – Xem phụ lục 3), thực hiện trên thang đo likert với 5 mức độ: 1 – Rất nhiều, 2 – Nhiều, 3 – Vừa phải, 4 – Rất ít, 5 – Không đầu tư. Kết quả số liệu thống kê từ phiếu trao đổi ý kiến về mức độ đầu tư cho các môn học dự thi ĐH khi còn học phổ thông thể hiện 3 mức độ ―Rất nhiều‖, ―Nhiều‖ và ―Vừa phải‖ tập trung ở các yếu tố (từ yếu tố 3 đến yếu tố 8 trong câu hỏi 3 của phiếu trao đổi ý kiến – xem phụ lục 3) như sau: Học thêm Bảng 3.6 cho thấy có 60.3% SV chọn đầu tư ―Học thêm‖ ở mức độ từ ―Rất nhiều‖ và ―Nhiều‖, chỉ có 6.0% không đầu tư cho việc học thêm khi còn học THPT. Kiểm nghiệm Chi-Square 2 biến ―Học thêm‖ và ―Khối thi‖ có kết quả Chi-Square = 59.061, df = 12, p-value = 0.000 (bảng 3.7) cho thấy khối A và khối D1 chọn đầu tư nhiều việc học thêm, khối B và khối C đầu tư ở mức trung bình. Ngoài ra, luận văn còn tìm ra mối tương quan giữa yếu tố học thêm với điểm các môn thi TSĐH. Vật chất, thiết bị học tập Chỉ có 23.8% SV chọn đầu tư ―Rất nhiều và ―Nhiều‖, hơn 1 nửa đầu tư ―Vừa phải‖ (52.9%). Số không đầu tư cũng rất thấp 7.2%. Tuy khả năng đầu tư vật chất, thiết bị chưa cao nhưng số liệu thu được thể hiện sự quan tâm của SV trong việc trang bị cho mình cơ sở vật chất phục vụ học tập khi còn học THPT. Lập kế hoạch học tập cụ thể Kết quả thống kê cho thấy có 276 / 834 phiếu (33.1%) chọn đầu tư ở mức độ ―Rất nhiều‖ và ―Nhiều‖, có gần một nửa phiếu (43.0%) chọn mức độ đầu tư ―Vừa phải‖ cho việc lập kế hoạch học tập cho riêng mình. Những SV không đầu tư cho việc lập kế hoạch học tập ở THPT chiếm tỉ lệ rất thấp 6.5%. Tìm phương án học tập phù hợp với từng môn học 36.1% SV chọn đầu tư cho việc tìm phương án học tập phù hợp với từng môn học ở mức độ ―Rất nhiều‖ và ―Nhiều‖, ở mức độ đầu tư ―Vừa phải‖ chiếm gần 1 nửa (41.8%). Mức độ ―Không đầu tư‖ chỉ chiếm 5.0%. Tóm tắt bài theo cách thức riêng để dễ học, dễ nhớ 81.60% SV có thói quen ―Tóm tắt bài để dễ học, dễ nhớ‖ ở mức độ từ ―Vừa phải‖ đến ―Rất mạnh‖, trong đó có đến 44.1% đầu tư ở mức độ ―Rất nhiều‖ và ―Nhiều‖. Chỉ có 4.6% là ―Không đầu tư‖. Tự rèn luyện kỹ năng bằng cách làm bài tập và tham khảo tài liệu Tự rèn luyện kỹ năng cũng nhằm mục đích đạt kết quả cao trong học tập, thi cử, trong [...]... rằng các yếu tố thuộc nhóm yếu tố 1 có ĐTB môn Vật lý lớp 12 tác động đến tổng điểm TSĐH khối A, ĐTB môn Văn học lớp 12 tác động đến tổng điểm TSĐH khối C và ĐTB môn Toán học lớp 12 tác động đến tổng điểm TSĐH khối D1 Các yếu tố thuộc nhóm 1 có tác động phù hợp với kết quả học tập ở THPT với tổng điểm TSĐH Các yếu tố thuộc nhóm yếu tố 2, chỉ có yếu tố tốt nghiệp dễ tìm việc làm tác động đến tổng điểm. .. đầu vào qua công tác tuyển sinh Tăng cường công tác tư vấn tuyển sinh dựa vào các yếu tố chiếm ưu thế trong nghiên cứu đã phân tích Số liệu thu thập phục vụ cho việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến điểm TSĐH ở góc nhìn khác nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng tuyển sinh ĐH Bổ sung thêm thông tin vào tài liệu nghiên cứu về các yếu tố tác động đến kết quả học tập, kết quả thi Hỗ trợ nhà trường, gia đình... văn cần phân tích các yếu tố sâu hơn, bổ sung thêm các yếu tố có khả năng tác động trực tiếp và gián tiếp, mở rộng đối tượng khảo sát và mở rộng phạm vi nghiên cứu mẫu ngoài trường ĐH Sài Gòn Ý nghĩa nghiên cứu Kết quả nghiên cứu góp phần làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực nghiên cứu tác động của các yếu tố đến kết quả tuyển sinh, thi và kiểm tra Giúp trường ĐH Sài Gòn nâng cao chất... ĐTB các môn học lớp 12, các môn Vật lý, Hóa học (khối A); Sinh học (khối B); Văn học (khối C); Toán học, Văn học, Anh văn (khối D1) tác động mạnh đến điểm TSĐH Nhìn chung, khối D1 tác động mạnh đến điểm TSĐH, kế đến là khối A; khối B và C ít tác động Ngoài ra, trong phần phân tích tác động của các yếu tố, điểm TSĐH được xem xét với từng môn thi >= 5 điểm thống kê theo ĐTB các môn học lớp 12 thì các. .. con mình học tập, không căng thẳng, gò ép Mặc dù kết quả khảo sát, xử lý và phân tích đi đến số liệu thống kê, hồi quy chưa thể hiện được tác động mạnh mẽ, nhưng luận văn đã nỗ lực phân tích các số liệu về yếu tố có khả năng tác động đến tổng điểm TSĐH Hạn chế và hướng phát triển Luận văn nghiên cứu một số tác động của các yếu tố đến điểm TSĐH ở 4 nhóm yếu tố Thành tích học tập ở bậc phổ thông; Động cơ... Sài Gòn; Sự đầu tư, cố gắng của cá nhân; Môi trường gia đình Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố tác động trực tiếp và gián tiếp nhất định đến điểm TSĐH Tuy nhiên, trong phân tích mô hình dự đoán khả năng tác động của các yếu tố, kết quả chỉ ở mức tối đa 19.2% Vì vậy, cần bổ sung thêm yếu tố khảo sát, điều chỉnh thang đo để tìm ra các yếu tố tìm ẩn tác động đến điểm TSĐH Luận văn cần phân tích các. .. động đến tổng điểm TSĐH ở khối B Nhóm yếu tố 3, yếu tố tự rèn luyện kỹ năng bằng cách làm bài tập và tham khảo tài liệu có tác động đến tổng điểm TSĐH ở khối A, C và D1 Yếu tố điều kiện học tập là học chung có tác động đến tổng điểm TSĐH của khối A Ở khối C, có người thân học tại ĐH Sài Gòn có tác động đến tổng điểm TSĐH Thành phần gia đình có tác động đến tổng điểm TSĐH ở khối A và D1, đặc biệt thành... lại yếu tố tốt nghiệp dễ tìm việc làm lại tác động ngược chiều với tổng điểm TSĐH 2 yếu tố nói trên có mức ý nghĩa thấp p < 0.05 Phân tích hồi quy cho thấy dự đoán từ 11.1% đến 13.0% từ các yếu tố này đến tổng điểm TSĐH nên ít nhiều gì 2 yếu tố nói trên cũng có tác động đến tổng điểm TSĐH Khối C, các yếu tố ĐTB môn Văn học lớp 12, tự rèn luyện kỹ năng và có người thân học tại ĐH Sài Gòn có tác động. .. vào trường Bên cạnh đó, yếu tố điểm chuẩn vừa sức thi cũng tạo động cơ mạnh để HS chọn thi vào trường ĐH Sài Gòn Các yếu tố còn lại chủ yếu hỗ trợ, góp phần tác động vào quyết định chọn trường thi của HS Sự đầu tư, cố gắng của cá nhân Đầu tư cho học tập là yếu tố quan trọng tác động đến kết quả học tập, thi, kiểm tra Luận văn xem xét trên 6 yếu tố: Học thêm; Vật chất, thiết bị học tập; Lập kế hoạch học. .. Toán học, Hóa học (khối B); Lịch sử, Địa lý (khối C) lại có tỉ lệ SV đạt điểm TSĐH từ trung bình trở lên tỉ lệ thuận theo mức ĐTB các môn lớp 12 từ >=8 đến >=6 Như vậy, học lực lớp 12 và ĐTB các môn học lớp 12 có tác động tích cực đến điểm TSĐH Động cơ thi vào ĐH Sài Gòn Động cơ thi vào trường đại họcyếu tố để HS nỗ lực phấn đấu để đạt được Các yếu tố tạo nên động cơ để SV thi vào ĐH Sài Gòn gồm các . Nghiên cứu một số tác động của các yếu tố đến điểm tuyển sinh đại học (nghiên cứu tại trường đại học Sài Gòn) Đỗ Đình Thái . 2010. Nghiên cứu tác động của các yếu tố liên quan đến cá nhân và gia đình thí sinh đến điểm TSĐH, chỉ ra phương thức tác động của các yếu tố đó đến điểm

Ngày đăng: 06/02/2014, 20:15

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.4. Thống kê các mức tổng điểm TSĐH - Nghiên cứu một số tác động của các yếu tố đến điểm tuyển sinh đại học (nghiên cứu tại trường đại học sài gòn)
Bảng 2.4. Thống kê các mức tổng điểm TSĐH (Trang 6)
1.2. Một số khái niệm cơ bản - Nghiên cứu một số tác động của các yếu tố đến điểm tuyển sinh đại học (nghiên cứu tại trường đại học sài gòn)
1.2. Một số khái niệm cơ bản (Trang 6)
Bảng 2.5. Thống kê Tổng điểm TSĐH theo 4 nhóm - Nghiên cứu một số tác động của các yếu tố đến điểm tuyển sinh đại học (nghiên cứu tại trường đại học sài gòn)
Bảng 2.5. Thống kê Tổng điểm TSĐH theo 4 nhóm (Trang 7)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w