1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Triển vọng phát triển năng lượng sinh học của tỉnh vĩnh phúc trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng toàn cầu

13 400 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 408,48 KB

Nội dung

Đưa ra các kết quả nghiên cứu: Năng lượng sinh học và các công nghệ nhiên liệu sinh học hiện đại; nghiên cứu công nghệ Cellulosic Ethanol, hiện trạng, triển vọng và các vấn đề ứng dụng c

Trang 1

Triển vọng phát triển năng lượng sinh học của tỉnh Vĩnh Phúc trong bối cảnh khủng hoảng

năng lượng toàn cầu Nguyễn Thị Thu Hiền

Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường Luận văn ThS ngành: Môi trường trong phát triển bền vững

Người hướng dẫn: GS.TS Mai Đình Yên

Năm bảo vệ: 2012

Abstract Tổng quan về xã hội học; sinh thái và hệ sinh thái; tác động môi trường và

hiện trạng tình hình phát triển năng lượng sinh học (NLSH) Nghiên cứu triển vọng phát triển năng lượng sinh học của tỉnh Vĩnh Phúc trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng toàn cầu Đưa ra các kết quả nghiên cứu: Năng lượng sinh học và các công nghệ nhiên liệu sinh học hiện đại; nghiên cứu công nghệ Cellulosic Ethanol, hiện trạng, triển vọng và các vấn đề ứng dụng công nghệ NLSH tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó đề

xuất giải pháp phát triển NLSH tại tỉnh Vĩnh Phúc

Keywords Phát triển năng lượng; Năng lượng sinh học; Năng lượng toàn cầu; Môi

trường; Phát triển bền vững; Vĩnh Phúc

Content

MỞ ĐẦU

Lý do lựa chọn đề tài:

Hiện nay con người đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng NL, ô nhiễm môi trường

và biến đổi khí hậu, đặc biệt với tốc độ khai thác triệt để các nguồn tài nguyên thiên nhiên như hiện nay thì trong tương lai không xa nữa các nguồn tài nguyên này sẽ cạn kiệt Nhận thức về sự cạn kiệt và nguy cơ phá hủy môi trường do sản xuất và sử dụng nhiên liệu hóa thạch đã buộc con người phải tìm kiếm các nguồn NL thay thế và có thể tái tạo được Việt Nam trong nhu cầu dài hạn chúng ta cần xây dựng giải pháp NL khác để thay thế từng phần

NL từ nhiên liệu hóa thạch, và trong đó NLSH là nguồn tiềm năng kỳ vọng sẽ đáp ứng được yêu cầu

Đối tƣợng nghiên cứu:

- Khả năng áp dụng công nghệ Cellulosic Ethanol

- Quy hoạch chính sách tiền đề áp dụng công nghệ Cellulosic Ethanol

Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu chung: Nghiên cứu các dạng năng lượng sinh học

- Mục tiêu cụ thể: Nghiên cứu xây dựng tiền đề vùng nguyên liệu và tạo thuận lợi thu hút đầu tư năng lượng sinh học theo công nghệ Cellulosic Ethanol tại Vĩnh Phúc trong phát triển bền vững tại Việt Nam

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Trang 2

Các kết quả nghiên cứu của đề tài hướng tới việc tận thu nguồn phế thải nông nghiệp góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân địa phương, đồng thời giảm bớt nguy cơ ô nhiễm môi trường đảm bảo an ninh năng lượng trong tương lai

Cung cấp cơ sở khoa học cho các nhà kinh tế về đầu tư sản xuất xây dựng nhà máy sản xuất NLSH

Cung cấp các cơ sở dữ liệu khoa học phục vụ quản lý nhà nước về việc xây dựng nhà máy sản xuất NLSH từ xellulose

Đây là đề tài nghiên cứu khoa học phục vụ cho luận văn thạc sỹ đầu tiên được thực hiện tại khu vực liên quan đến việc phát triển NLSH từ phụ phẩm nông nghiệp

Kết cấu luận văn

Nội dung của luận văn bao gồm:

Phần mở đầu: Lý do lựa chọn đề tài, đối tượng nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Chương 1: Tổng quan tài liệu về cơ sở khoa học của nghiên cứu, hiện trạng tình hình phát triển năng lượng sinh học

Chương 2: Địa điểm, thời gian và các phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Trình bày các kết quả nghiên cứu về công nghệ Cellulosic Ethanol, hiện trạng, triển vọng và các vấn đề ứng dụng công nghệ NLSH tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó đề xuất giải pháp phát triển NLSH cho khu vực nghiên cứu

Kết luận, khuyến nghị và các phụ lục

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Năng lượng sinh học và khủng hoảng năng lượng toàn cầu

Tình hình sử dụng các loại năng lượng trên thế giới

Năng lượng là vấn đề sống còn của toàn nhân loại Con người đang khai thác đến mức cao nhất các nguồn năng lượng hóa thạch (dầu mỏ, khí thiên nhiên, than đá…) Trong thực tế, lượng tiêu thụ từ ba nguồn cung cấp này đã và đang tăng lên hàng năm, thậm chí là tăng rất nhanh Vào một vài thời điểm, sản lượng khai thác các tài nguyên này trong một khu vực, một quốc gia hoặc trên thế giới sẽ đạt đến giá trị cực đại và sau đó sẽ giảm cho xuống đến điểm mà tại đó việc khai thác sẽ không còn đem lại lợi nhuận hoặc không thể khai thác được nữa

Trong hoàn cảnh như vậy hy vọng rất nhiều của con người là trông chờ vào các nguồn năng lượng mới: quang năng, phong năng, thủy năng, địa năng, năng lượng hạt nhân và năng lượng sinh học

Năng lượng sinh học đang có những bước phát triển mang tính bứt phá trong những năm gần đây được kỳ vọng là phần quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng trong phát triển

Hiện trạng và định hướng sử dụng năng lượng sinh học ở một số nước tiêu biểu trên thế giới

1.2 Tình hình phát triển năng lượng sinh học Việt Nam

Thực tế phát triển sản xuất năng lượng sinh học tại Việt Nam và định hướng của chính phủ

Giai đoạn 2011 - 2015: Xây dựng và phát triển các cơ sở sản xuất và sử dụng NLSH trên phạm vi cả nước Đến năm 2015, sản lượng ethanol và dầu thực vật đạt 250 nghìn tấn (pha được 5 triệu tấn E5, B5), đáp ứng 1% nhu cầu xăng dầu của cả nước;

Theo lộ trình, đến năm 2015 sẽ sử dụng phổ cập toàn quốc xăng E5 và dầu B5, các hệ thống biogas, xuất khẩu E100 và B100

Các chính sách phát triển nhiên liệu sinh học của Việt Nam

Khuyến khích, ưu đãi doanh nghiệp và lộ trình đầu tư

Thuận lợi , khó khăn và những thách thức

Trang 3

Thuận lợi:

Việt Nam là nước có điều kiện để sản xuất NLSH từ nguồn sinh khối của một nước nhiệt đới với nền kinh tế đi lên từ nông nghiệp.Bước đầu tiếp cận các nghiên cứu triển khai trong lĩnh vực sản xuất và sử dụng NLSH và đã thu được một số kết quả quan trọng

Việc sản xuất và sử dụng NLSH đã trở thành một xu thế phổ biến trên thế giới trong việc tìm kiếm các nguồn nhiên liệu có khả năng tái tạo được Nhiều quốc gia đã thu được những thành công rực rỡ trong lĩnh vực này như Braxin, Hoa Kỳ, Đức, Nhật, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi từ những bài học được đúc rút trong quá trình nghiên cứu, sản xuất, sử dụng của các nước đi trước

Khó khăn:

Hầu hết các cơ sở sản xuất cồn trong nước hiện nay đều sử dụng công nghệ cũ lạc hậu, thiết

bị chắp vá thiếu đồng bộ, công suất nhỏ (dưới 10 triệu lít/năm), tiêu hao nhiều năng lượng trên một đơn vị sản phẩm, hiệu suất tổng thu hồi so với lý thuyết chỉ đạt khoảng 80% (các nước tiên tiến đạt trên 90%), chỉ sử dụng nguồn nguyên liệu sinh khối truyền thống (ngũ cốc, rỉ đường) khiến giá thành sản phẩm cao

Đội ngũ cán bộ khoa học và kỹ thuật viên lành nghề còn ít về số lượng, hạn chế về trình

độ khi tiếp cận công nghệ hiện đại để sản xuất NLSH (từ sản xuất nguyên liệu sinh khối cho đến chuyển hoá thành nhiên liệu thương mại), thiếu chuyên gia đầu ngành có trình độ cao, chưa bắt kịp với tốc độ phát triển của công nghệ hiện đại

Đầu tư cho việc phát triển và ứng dụng NLSH đòi hỏi phải đủ thời gian cần thiết cho các hoạt động nghiên cứu, triển khai sản xuất, mạng lưới tiêu thụ, đào tạo nhân lực, nâng cao năng lực

và cơ sở vật chất, nhập khẩu công nghệ và thiết bị hiện đại, nâng cao nhận thức của cộng đồng Nhưng nguồn kinh phí đầu tư còn rất hạn hẹp, chủ yếu là từ nguồn ngân sách nhà nước cho các đề tài, dự án sản xuất thử nghiệm, chưa đầu tư tập trung và dứt điểm, chưa khai thác sự đóng góp của các loại hình kinh tế cho việc đầu tư phát triển Mức độ đầu tư cho phát triển và ứng dụng NLSH của Việt Nam còn ở mức rất thấp so với quốc tế

Chưa có những cơ chế, chính sách ưu tiên trong đầu tư, thu hút và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng và phát triển nguyên liệu, chuyển giao và phát triển công nghệ, bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ, quyền lợi của nhà đầu tư để phát triển và ứng dụng NLSH Chưa có các quy định về môi trường theo hướng khuyến khích sử dụng nhiên liệu sạch cũng như hệ thống tiêu chuẩn cho các sản phẩm NLSH

Các chương trình hợp tác quốc tế về nghiên cứu, phát triển, sản xuất và ứng dụng NLSH bao gồm: xây dựng cơ sở pháp lý cho việc sản xuất, sử dụng NLSH, nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ và thiết bị còn quá ít và chưa đạt được hiệu quả mong muốn

Hiện trạng khoa học công nghệ và khả năng sản xuất năng lượng sinh học, một số nghiên cứu ứng dụng về NLSH đã được xây dựng:

Hiện nay, nhiều công trình nghiên cứu về sản xuất NLSH đã được tiến hành: sản xuất diesel từ đậu tương, vừng, dầu phế thải; sản xuất ethanol từ mía, ngô, lúa, sắn, Việc nghiên cứu và sản xuất nhiên liệu sạch sử dụng cho giao thông vận tải đã được giao cho một số cơ quan như Petrolimex, Petro Việt Nam, Đại học Kỹ thuật Đà Nẵng… đã có kết quả ứng dụng bước đầu đáng khích lệ

Chương 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Địa điểm nghiên cứu

Địa điểm chọn lấy mẫu là các xã Cao Minh, xã Nam Viêm, phường Xuân Hòa thuộc thị xã Phúc Yên,

xã Đình Chu thuộc huyện Lập Thạch

2.2 Thời gian nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu được thực hiện từ tháng 6/2012 đến tháng 12/2012 Tuy nhiên có kế thừa

Trang 4

các kết quả nghiên cứu liên quan trước đó

2.3 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp luận

Đề tài sử du ̣ng các phương pháp tiếp c ận sau : tiếp câ ̣n sinh thái , tiếp cận hệ thống trong quản lý tài nguyên

2.3.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích SWOT

- Phương pha ́ p điều tra xã hội học

- Phương pháp kế thừa tài liệu

- Phương pháp thống kê và xử lý số liệu

- Phương pha ́ p đánh giá nhanh nông thôn (PRA)

- Phương pháp phân tích những người có liên quan (stakeholders)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Năng lượng sinh học và các công nghệ nhiên liệu sinh học hiện đại

3.1.1 Định nghĩa

NLSH là những nhiên liệu có nguồn gốc từ các vật liệu sinh khối như củi, gỗ, rơm, trấu, phân và mỡ động vật nhưng đây chỉ là những dạng nhiên liệu thô NLSH dùng cho giao thông vận tải chủ yếu gồm: các loại cồn sản xuất bằng công nghệ sinh học để sản xuất ra Gasohol, các loại dầu sinh học để sản xuất diesel sinh học

3.1.2 Phân loại

Dựa vào nguồn gốc của các nguyên liệu dùng để sản xuất NLSH có thể chia NLSH thành ba thế hệ:

- NLSH thế hệ thứ nhất: Từ các loại cây trồng ăn được như lương thực, thực phẩm, ví dụ:

Mía, của cải, ngũ cốc, dầu mỡ động thực vật

- NLSH thế hệ thứ hai: Chủ yếu từ các phụ phẩm hoặc phế thải trong sản xuất, sinh hoạt có

nguồn gốc hữu cơ, ví dụ: Phế thải nông lâm nghiệp (rơm rạ, trấu, bã mía, thân ngô, mùn cưa,

gỗ vụn…), chăn nuôi (phân súc vật, bùn cống rãnh…) và sinh hoạt (dầu, mỡ thải)

- NLSH thế hệ thứ ba: Từ tảo (nước ngọt và nước biển), cây jatropha curcas (cây cộc rào hay

cây dầu mè), cỏ swichgrass, cây halophyte, có ưu điểm vượt trội là dựa vào nguồn sinh khối phong phú của các loại cây không thuộc cây lương thực, có thể sinh trưởng hoang dại ở cả những nơi đất cằn cỗi với hàm lượng dầu cao

3.1.3 Những hạn chế

Năng lượng sinh học là nguồn cạnh tranh tiềm tàng với ngành sản xuất lương thực, thực phẩm, nó gia tăng sự tranh chấp căng thẳng giữa “xe bồn chở dầu và mâm cơm” vì một phần diện tích đất đai mầu mỡ được sử dụng để trồng các nông sản nhằm sản xuất nhiên liệu Bên cạnh đó, để tạo ra được sinh khối phải sử dụng máy móc, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… những sản phẩm này đều đòi hỏi tiêu hao nhiên liệu hóa thạch Vì thế cuối cùng lượng chất thải gây hiệu ứng nhà kính cũng có thể không giảm được bao nhiêu

3.2 Nghiên cứu công nghệ Cellulosic Ethanol

3.2.1 Tổng quát công nghệ

Hiện nay, NLSH thế hệ thứ hai (Biomass) được ưu tiên nghiên cứu và sử dụng vì hầu như sẽ không ảnh hưởng đến giá lương thực và đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu Biomass như rơm rạ, trấu, lá cây, gỗ, càng cây nhỏ, bã mía, thân cây ngũ cốc và các phể thải nông nghiệp khác được tạo ra hàng năm trên thế giới khoảng hơn nửa tỷ tấn, trong đó châu Á chiếm tới 92%

Tổng hợp nguyên liệu sinh khối

Có nhiều phương pháp để tổng hợp năng lượng sinh khối, mỗi phương pháp có đặc điểm

Trang 5

và hiệu quả khác nhau Tuy nhiên có 3 phương pháp chính hiện nay: phương pháp nhiệt phân, phương pháp lên men, phương pháp chuyển hóa bằng hơi nước (quá trình khí hóa sinh khối)

Quá trình khí hóa sinh khối

Đây là quá trình các vật liệu sinh khối phản ứng với oxy hoặc hơi nước để tạo ra sản phẩm khí tổng hợp có chứa CO, H2, CO2, CH4 và nitơ với các tỷ lệ thành phần khác nhau Thay vì phá vỡ xenluloza thành các phân tử đường, carbon trong nguyên liệu được chuyển đổi thành khí tổng hợp , bằng cách sử dụng để đốt cháy một phần Carbon monoxide, carbon dioxide và hydro sau đó có thể được đưa vào một dạng đặc biệt của lên men , quá trình này sử dụng vi khuẩn Clostridium ljungdahlii vi sinh vật này sẽ ăn carbon monoxide, carbon dioxide

và hydrogen và sản xuất ethanol và nước

3.2.2 Ưu, nhược điểm và những điều cần chú ý

Ưu điểm của công nghệ Cellulosic Ethanol so với các công nghệ khác:

- Tận dụng được nguồn tài nguyên phụ phẩm nông nghiệp hiện đang sử dụng lãng phí kém hiệu quả và gây ô nhiễm môi trường

- Không chiếm dụng thêm nguồn đất sử dụng để tạo ra nguyên liệu cho sản xuất NLSH

- Công nghệ này không sử dụng nguyên liệu là lương thực nên hoàn toàn không ảnh hưởng đến

an ninh lương thực quốc gia và thế giới

Tuy nhiên bên cạnh đó cũng tồn tại những nhược điểm:

- Do nguyên liệu là phụ phẩm nông nghiệp nên khó khăn trong công đoạn thu gom, lưu trữ và tiền xử lý do sự không đồng đều đa dạng về chủng loại và chất lượng (riêng rơm cũng gồm nhiều loại lúa và các chỉ tiêu ký thuật không giống nhau kích thước, độ ẩm…)

- Công nghệ này hiện nay mới bước đầu ứng dụng và vẫn trong quá trình thử nghiệm với quy

mô công nghiệp nên chi phí cao và còn nhiều vấn đề kỹ thuật cần hoàn thiện: năng suất, hiệu

quả, quy mô…

- Việc ứng dụng và phát triển của công nghệ NLSH này phụ chịu ảnh hưởng lớn bởi cơ cấu

nông nghiệp và quy hoạch vùng nguyên liệu của địa phương

3.2.3 Các chú ý khi ứng dụng công nghệ Cellulosic Ethanol

Nguyên liệu cần có với số lượng lớn, liên tục và phải được tiền xử lý nén và cắt nhỏ để có kích thước phù hợp giúp tăng khả năng truyền nhiệt, phải sấy nguyên liệu khô đến khoảng 10% tùy

theo công nghệ áp dụng, nguyên liệu cần phải sạch để có thể thu các sản phẩm hóa học

3.3 Hiện trạng, triển vọng và các vấn đề ứng dụng công nghệ NLSH tỉnh Vĩnh Phúc

3.3.1 Các yếu tố tự nhiên và môi trường

Vị trí địa lý

Tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích là 137136 ha, chiếm gần 0,42% diện tích đất tự nhiên của cả nước (trong đó diện tích đất nông nghiệp là 66781ha, diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 30433 ha; đất chuyên dùng là 18693 ha; đất ở là 5158 ha; đất chưa sử dụng là 16071 ha)

Địa hình tỉnh Vĩnh Phúc

Địa hình đồng bằng: gồm 76 xã, phường và thị trấn, với diện tích tự nhiên là 46.800 ha Địa hình đồi: gồm 33 xã, phường và thị trấn, với diện tích tự nhiên là 24.900 ha Địa hình núi thấp và trung bình: Có diện tích tự nhiên là 56.300 ha, chiếm 46,3% diện tích tự nhiên của tỉnh

Tài nguyên đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc:

Thổ Nhưỡng: - Nhóm đất phù sa các sông chiếm 62,2% diện tích

- Đất vùng núi đặc trưng chiếm 13,1% diện tích

3.3.2 Các yếu tố xã hội

Tính đến năm 2010 (Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2010), tỉnh Vĩnh Phúc có 1.008.337 người

Tổng số dân của Vĩnh Phúc năm 2010 là 1.008.337 người, trong đó nữ chiếm 510.351 người bằng 50,61%; nam chiếm 497.986 người bằng 49,39%

Số dân Vĩnh Phúc sinh sống tại khu vực thành thị vẫn ở mức thấp chỉ chiếm có

Trang 6

13,9%, trong khi đó dân số sinh sống tại khu vực nông thôn chiếm 86,1% dân số cả tỉnh Mật

độ dân số của Vĩnh Phúc hiện nay là 842 người/km2

*Nguồn lao động: Từ năm 1990 đến năm 2003, tỉ lệ lao động làm việc trong ngành nông

nghiệp đã giảm từ 86,52% xuống còn 79,62% (giảm 6,9%); tỉ lệ lao động làm việc trong ngành công nghiệp và xây dựng đã tăng từ 6,16% lên 9,44% (tăng 3,28%); tỉ lệ lao động làm việc trong ngành dịch vụ đã tăng từ 7,33% lên 10,94% (tăng 3,61%)

Phân tích xã hội học

Dựa vào phân tích về xã hội học ta phân chia các đối tượng phỏng vấn thành các nhóm như sau nhằm đánh giá được hiểu biết, nhận thức và các yếu tố xã hội khác có tác động đến việc xây dựng và triển khai các dự án NLSK:

Nhóm có lợi: Nhóm nông dân, nhóm kinh doanh các mặt hàng liên quan, người lao động Nhóm bị hại: Người kinh doanh sản phẩm thay thế, người sản xuất sử dụng nguyên liệu phế

phẩm nông nghiệp

Nhóm không đƣợc lợi, không bị hại (nhóm vô can): Chính quyền, khách vãng lai

Điều tra bằng bảng hỏi:

Đã phát và thu lại 129 phiếu thu thập thông tin cho các đối tượng quan trọng đối với vấn đề ứng dụng công nghệ năng lượng sinh học sau:

- Nông dân 84 phiếu

- Các nhà quản lý, chính quyền địa phương cấp xã, huyện 20 phiếu

- Nhóm tổng hợp chung 25 phiếu: thành phần bao gồm các nhóm còn lại trong bảng phần tích nhóm trên

Phỏng vấn sâu:

Phỏng vấn sâu được thực hiện trong diện hẹp gồm 1 số nông dân và cán bộ quản lý để thu thập thêm thông tin mở rộng và ý kiến ngoài bảng hỏi

Mục đích điều tra:

Xác định hiểu biết và nhận thức chung về NLSH, các loại NLSH, lợi ích, quan điểm ủng

hộ và phản đối của xã hội

Xác định hiện trạng sử dụng phụ phẩm nông nghiệp, mục đích, hiệu quả, mong muốn của người dân

Hiện trạng hệ thống quản lý địa phương về NLSH

Nội dung điều tra:

Gồm 3 nhóm câu hỏi:

- Nhóm 5 câu hỏi về sản xuất NLSK từ phụ phẩm nông nghiệp

- Nhóm câu hỏi điều tra hiện trạng sử dụng phụ phẩm, nhận thức và quan điểm của nông dân về NLSH

- Nhóm câu hỏi về định hướng phát triển và kinh nghiệm phát triển NLSH tại địa phương dành cho cán bộ quản lý

Chọn mẫu

Địa bàn được chọn để phỏng vấn là xã Cao Minh, xã Nam Viêm thuộc thị xã Phúc Yên, xã Đình Chu thuộc huyện Lập Thạch, Phường Xuân Hòa thuộc thị xã Phúc Yên

Kết quả điều tra

Nhóm câu hỏi chung

Kết quả điều tra thể hiện qua bảng 3.7 và tổng kết như sau:

-Dạng NLSH được biết nhiều nhất là biogas, tiếp theo là xăng sinh học, cồn và dầu sinh học hầu như ít được biết đến

-Hầu hết đều biết đến việc có thể sử dụng phụ phẩm nông nghiệp để sản xuất NLSH ( dưới hình thức biogas)

- Mục đích sử dụng phụ phẩm nông nghiệp tại Vĩnh Phúc là để đốt lấy tro làm phân bón, đun nấu và số ít làm nấm

- Hầu hết đều ủng hộ việc xây dựng nhà máy sản xuất NLSH vì biết đến ý nghĩa bảo vệ

Trang 7

môi trường và đảm bảo an ninh năng lượng

Nhóm câu hỏi về sản xuất và sử dụng NLSK

- Phụ phẩm nông nghiệp chính được tạo ra là từ lúa (rơm rạ, trấu), ngoài ra còn nhiều loại khác như: ngô, cỏ, lạc, rau màu, đậu tương…

- Diện tích gieo trồng từng hộ nhỏ, canh tác chủ yếu 3 vụ/năm trong đó có 2 vụ lúa, 1

vụ màu

- Chủ yếu dùng cho phân bón sau khi đốt, còn lại để đun nấu, một phần nhỏ dùng cho chăn nuôi Không có sản xuất thủ công

- Hầu hết người dân đều sẵn sàng bán phụ phẩm nông nghiệp làm nguyên liệu cho sản xuất NLSH, đa số người dân đều muốn nâng cao hiểu biết về NLSH Tuy nhiên, họ hầu như đều chưa được tham gia đào tạo hay hướng dẫn từ chính quyền về quy trình sản xuất hay kỹ thuật để sản xuất NLSH

Nhóm câu hỏi về phát triển NLSH tại địa phương

- Đa số cán bộ chính quyền đều biết đến chủ trương phát triển NLSH của đất nước, hầu hết đều cho rằng địa phương cũng có chính sách phát triển NLSH tuy nhiên lại chưa chắc chắn địa phương có chương trình hành động cụ thể

- Đa số cán bộ cho rằng địa phương có chương trình đào tạo cho nông dân về NLSH, một phần cho rằng xây dựng nhà máy sẽ tạo thêm khó khăn trong quản lý cho chính quyền địa phương

Các xung đột môi trường

Dựa trên kết quả phân tích nhóm bảng 3.6 và kết quả điều tra ta có thể xác định một

số dạng xung đột như sau:

Xung đột nhận thức:

Những quan điểm nhận thức khác biệt về khả năng tạo năng lượng sinh học từ phụ phẩm nông nghiệp: tuy đa số cho rằng phụ phẩm nông nghiệp có thể tạo ra NLSH 62,8%

(81/129) nhưng số còn lại 37,2% (48/129) không cho rằng như vậy Vấn đề ở đây do quan điểm của nhóm phủ nhận ngoài những người không biết về NLSH thì nhóm còn lại cho rằng NLSH chỉ từ biogas và phụ phẩm nông nghiệp từ trồng trọt không phù hợp đưa trực tiếp vào

bể biogas

Xung đột về vấn đề có nên xây dựng nhà máy NLSH từ phụ phẩm nông nghiệp tại địa phương: 81,9% (104/127) ủng hộ việc xây dựng nhà máy, một bộ phận còn lại cho rằng nhà máy

có thể gây ảnh hưởng không tốt về môi trường sống, đa số nông dân phản đối cho rằng diện tích đất xây dựng nhà máy có thể làm giảm diện tích đất canh tác của người dân

Xung đột mục tiêu:

Về mục tiêu khi phát triển NLSH từ phụ phẩm nông nghiệp có sự khác biệt đa số mong muốn đảm bảo công ăn việc làm hoặc muốn con em có nghề nghiệp tốt hơn trong tương lai đã đồng

ý việc xây dựng nhà máy, số còn lại lo ngại quy hoạch nhà máy, tiến độ chậm có thể tạo nên vùng quy hoạch treo mà không tạo ra lợi ích nào giống như đất đang bỏ hoang tại một số khu công nghiệp

Xung đột lợi ích:

Xung đột lợi ích giữa các nhóm là khá rõ ràng, sự ủng hộ của phần lớn nông dân, còn với nhóm nhỏ khoảng 19,2%(24/125) cho rằng có tác động xấu trong đó 1 phần là nhóm xung đột về nhận thức còn lại nhóm nhỏ thiệt hại chủ yếu là nhóm đang sử dụng nguyên liệu phụ phẩm để sản xuất hàng thủ công và chăn nuôi do lo ngại giá sẽ tăng Với người dân sử dụng để đun nấu và làm phân bón đa số cho rằng có thể thay thế bằng loại khác với tiền họ bán phụ phẩm và sẽ hiệu quả hơn

Xung đột trong bản thân nhóm nông dân cũng thể hiện khi có nhóm nông dân cũng tham gia vào sản xuất nấm tuy nhiên tại Vĩnh Phúc số hộ trồng nấm chiếm không đáng kể và quy mô nhỏ nên lượng nguyên liệu sử dụng ít

Xung đột quyền lực:

Trang 8

Có 67,9% (57/84) nông dân đều nói rằng họ chưa có sự giúp đỡ của chính quyền cả

về kỹ thuật và vốn trong vấn đề phát triển NLSH (chủ yếu là biogas) trong khi đó nhóm chính quyền lại có đến 80% (16/20) cho rằng địa phương đã có chương trình đào tạo và hỗ trợ nông dân về vấn đề này

Kết luận điều tra xã hội học:

- Hầu hết (104/127 phiếu chiếm 81,9%) nhân dân ủng hộ việc phát triển NLSH và xây dựng nhà máy NLSH từ phụ phẩm nông nghiệp cụ thể là trồng trọt

- Hiểu biết và nhận thức của người dân về NLSH còn hạn chế: hầu hết chỉ biết về bioga chỉ

có 16,3% biết về xăng sinh học, 13,2% biết về cồn sinh học và 11,6% biết về dầu sinh học bio-oil cũng như hiểu biết về các vấn đề khác của NLSH

- Đa số nhóm nông dân sẵn sàng hợp tác trong quy trình phát triển NLSH: có 75/84 chiếm 89,3% trả lời sẽ bán phụ phẩm nông nghiệp, 57/78 chiếm 73,1% sẽ tham gia đào tạo để phù hợp với sản xuất NLSH quy mô công nghiệp

- Chính quyền địa phương cũng ủng hộ việc phát triển NLSH: 15/20 phiếu tức 75% cho rằng địa phương có chính sách về phát triển NLSH

3.4 Đề xuất giải pháp phát triển NLSH tỉnh Vĩnh Phúc

Tiềm năng khai thác NLSH từ sinh khối của Tỉnh Vĩnh Phúc là rất lớn, hiện nay diện tích đất nông nghiệp là 50.365,99 ha trong đó đất trồng lúa có 34.814,65 ha chiếm khoảng 69,1 % Điều kiện tự nhiên của Vĩnh Phúc tương đối thuận lợi để phát triển nông nghiệp, đất nông nghiệp có thể trồng 2 vụ lúa 1 vụ màu và 1 phần trồng 1 vụ lúa 2 vụ màu, sản lượng nông nghiệp tính trong năm 2010 là 77,1 nghìn tấn, riêng lúa là 59,3 nghìn tấn và năng suất lúa tương đối ổn định qua các năm (thay đổi dưới 5% từ năm 2006 đến 2010) Như vậy chỉ tính riêng với lúa, theo nghiên cứu của GS TSKH Trần Đình Toại, khối lượng rơm rạ chiếm khoảng 1/2 cây lúa, tức tương đương ít nhất trữ lượng 1 Kg thóc là 1Kg rơm rạ Vậy hàng năm Tỉnh Vĩnh Phúc có khoảng 59 nghìn tấn rơm rạ, nếu sản xuất với hiệu suất 5% (150-180

kg rơm rạ tươi sẽ cho 20 lít cồn 97%), tương đương Vĩnh Phúc có tiềm năng sản xuất 6.555 nghìn lít cồn 97% mỗi năm, đây là tiềm năng rất lớn đang còn bỏ ngỏ

Dựa vào các yếu tố đã nêu ở các phần trên và áp dụng phương phát phân tích SWOT để xây dựng các giải pháp khoa học và hợp lý trong quá trình phát triển NLSH tại Vĩnh Phúc Cụ thể như sau:

Bảng phân tích SWOT cho phát triển NLSH tại Vĩnh Phúc

Điểm mạnh- Strengths Điểm yếu- Weaknesses

S1: Nhận được sự đồng thuận của hầu hết

người dân và cán bộ chính quyền địa phương

S2: Vĩnh Phúc có lượng nguyên liệu phụ phẩm

và tiềm năng khai thác lớn hiện sử dụng chưa

hiệu quả

S3: Vĩnh phúc có chính sách khuyến khách phát

triển NLSH, đã từng có kinh nghiệm với

chương trình phát triển biogas trước đây

W1: Trình độ và hiểu biết của người dân và cán bô chính quyền địa phương về công nghệ NLSH hiện đại còn yếu

W2: Điều kiện kinh tế, khả năng tự đầu tư và

cơ sở vật chất của tỉnh cho NLSH còn nhiều hạn chế

Cơ hội- Opportunities Thách thức- Threats

O1: Phát triển NLSH là cần thiết và tất yếu của

Việt Nam cũng như các nước trên thế giới khi

nguồn nhiên liệu hóa thạch ngày một khan

hiếm, giá tăng cao và hầu như không có khả

năng phục hồi

O2: Việt Nam có định hướng phát triển rõ

ràng về NLSH, cũng như sự ủng hộ từ các tổ

chức quốc tế và các nước phát triển về vấn đề

này

T1: Cơ sở pháp lý cho việc đầu tư và triển khai các dự án NLSH còn chưa hoàn thiện T2: Trình độ khoa học – công nghệ của Việt Nam còn nhiều bất cập so với thế giới

Trang 9

Kết hợp giữa điểm mạnh và cơ hội:

S1O1: Đồng thuận của người dân và tất yếu cần phát triển NLSH như vậy rõ ràng việc phát

triển NLSH của tỉnh Vĩnh Phúc cần thực hiện càng sớm càng tốt, kêu gọi sự ủng hộ đóng góp

và xây dựng từ phía nhân dân

S1O2: Tỉnh Vĩnh Phúc cần tranh thủ sự ủng hộ của chính phủ và các tổ chức quốc tế kêu gọi

hợp tác khoa học đào tạo và đầu tư của nhà nước, tổ chức quốc tế và nước ngoài về NLSH

S2O1, S2O2: Cần xây dựng quy hoạch và chiến lược sử dụng tài nguyên NLSH khoa học và hiệu

quả, kêu gọi sự đóng góp, tham vấn và hỗ trợ của tổ chức quốc tế, chuyên gia trong, ngoài nước

về vấn đề này

S3O1: Tỉnh Vĩnh Phúc cần tranh thủ sự hỗ trợ của nhà nước để quảng bá và kêu gọi đầu tư,

nghiên cứu về NLSH trên địa bàn tỉnh, xin các nguồn kinh phí hỗ trợ cho các dự án và chương trình nghiên cứu để Vĩnh Phúc trở thành trọng điểm phát triển NLSH

S3O1: Tỉnh cần tham gia, hỗ trợ quảng bá tiềm năng NLSH từ sinh khối với các doanh

nghiệp, tổ chức quốc tế

Kết hợp giữa điểm mạnh và thách thức ta có các giải pháp nhƣ sau:

S1T1: Tỉnh sớm đệ trình phê duyệt hành lang pháp lý cho việc phát triển NLSH, cùng nhà

nước xây dựng, thử nghiệm kiểm nghiệm sớm, xin cơ chế đặc thù để thúc đẩy phát triển sớm

S1T2: Hợp tác, xã hội hóa xúc tiến khoa học và nghiên cứu về NLSH

S2T1, S2T2: Xây dựng quy hoạch sử dụng tài nguyên quy định quy tắc nhằm sử dụng hiệu quả tài

nguyên NLSH trên địa bàn, xây dựng các bản cam kết tham gia khoa học, chặt chẽ, phát triển NLSH đến từng người dân

S3T1, S3T2: Xây dựng quy hoạch các cấp chiến lược lâu dài, xây dựng, tuyên truyền mục

tiêu chiến lược về NLSH đến tất cả người dân, hỗ trợ các nghiên cứu địa phương về NLSH

Giải pháp cho các vấn đề yếu điểm và thách thức:

W1T1, W1T2: Xây dựng các chương trình giáo dục, đào tạo và tuyên truyền đến tất cả người dân đặc

biệt là nông dân và các cán bộ đia phương về NLSH

W2T1, W2T2: Áp dụng triệt để phương châm xã hội hóa và thu hút đầu tư từ trong và ngoài

nước để thực hiện các nghiên cứu hoàn thiện cơ sở pháp lý cũng như về khoa học công nghệ NLSH hiện đại Hỗ trợ về chính sách và quản lý cho các nghiên cứu trên

Tổng kết và chọn lựa ta có 5 giải pháp chính để phát triển NLSH khả quan nhất và phù hợp với thực tế của Vĩnh Phúc:

- Tăng cường quảng bá, tiếp xúc, thu hút đầu tư và đa dạng hóa các nguồn vốn, khoa học kỹ thuật về NLSH hiện đại từ nhà nước, tổ chức quốc tế và nước ngoài

- Tăng cường thu hút, hỗ trợ chương trình, dự án khoa học kỹ thuật NLSH hiện đại của các nhà nghiên cứu trong nước, nước ngoài và các tổ chức quốc tế để làm tiền đề cung cấp thông tin đáng tin cậy về tiềm năng NLSH, phương án khai thác hiệu quả, quy hoạch và chương trình chiến lược cho tỉnh đồng thời cung cấp cho các nguồn đầu tư khác

- Xây dựng chương trình hành động chiến lược về phát triển NLSH của tỉnh trên cơ sở tham vấn các nhà nghiên cứu và quản lý, xây dựng quy hoạch tài nguyên NLSH và bản quy tắc sử dụng, khai thác NLSH trên địa bàn tỉnh

- Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao hiệu quả quản lý phục vụ nhu cầu phát triển NLSH; hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, xin cơ chế và thử nghiệm riêng cho tỉnh để phát triển NLSH

- Nâng cao nhận thức cộng đồng về phát triển NLSH thông qua tuyên truyền, truyền thông, tăng cường đào tạo về quy trình sản xuất và công nghệ NLSH hiện đại cho người dân đặc biệt nông dân và chính quyền địa phương

Trang 10

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận

1 Khủng hoảng năng lượng là vấn đề lớn mà cả Việt Nam và thế giới đang phải đối mặt, yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải phát triển các nguồn năng lượng tái tạo để thay thế dần nhiên liệu hóa thạch Không nằm ngoài dòng chảy đó, tỉnh Vĩnh Phúc cũng cần nhanh chóng định hướng

và xây dựng lộ trình phát triển năng lượng tái tạo, tuy nhiên đối với tỉnh Vĩnh Phúc tiềm năng phát triển NLSH là rõ ràng nhất do Vĩnh Phúc có diễn tích đất nông nghiệp và lâm nghiệp tương đối lớn, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và tự nhiên khác rất phù hợp

2 Công nghệ NLSH thế hệ thứ 2 - Biomass Cellulosic Ethanol, là công nghệ mới mang nhiều

ưu điểm về môi trường và tăng hiệu quả kinh tế, phù hợp với phát triển bền vững do không

sử dụng các loại lương thực làm nguyên liệu như công nghệ NLSH thế hệ thứ nhất, cũng không đòi hỏi phải có diện tích canh tác riêng 1 loại cây hay vùng nước để nuôi trồng tảo như công nghệ NLSH thứ 3 Đặc biệt công nghệ thích hợp với tỉnh Vĩnh Phúc nơi có vùng nông nghiệp rộng và phụ phẩm hiện nay sử dụng chưa hiệu quả

3 Qua điều tra, nghiên cứu cho thấy việc sử dụng phụ phẩm nông nghiệp để phát triển năng lượng sinh học là hướng đi đúng đắn và nhận được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân đặc biệt của nông dân và các cán bộ chính quyền Tuy nhiên cũng qua nghiên cứu cho thấy để phát triển NLSH, tỉnh Vĩnh Phúc cần tăng cường hiểu biết và kiến thức cho nhân dân và cán bộ,

có thể thông qua tuyên truyền, các chương trình đào tạo, tập huấn đồng thời cần tăng cường khả năng quản lý và hỗ trợ của chính quyền địa phương với bà con nông dân có thể phối hợp với các cơ quan, tổ chức khoa học và nghiên cứu xây dựng giám sát và kiểm định lại các vấn

đề phát triển NLSH để đảm bảo phù hợp và hiệu quả tránh chủ quan của chính quyền các cấp

4 Qua nghiên cứu cũng thấy rằng để phát triển NLSH cần khoản đầu tư rất lớn mà bản thân ngân sách của tỉnh là không phù hợp, hơn nữa chi ngân sách rất khó hiệu quả do trình độ và kinh nghiệm triển khai dự án về NLSH của tỉnh cũng như Việt Nam còn nhiều yếu kém, công tác quản lý vốn của các cấp hiệu quả kém Như vậy để thực hiện được việc phát triển NLSH tỉnh Vĩnh Phúc cần tăng cường quảng bá tiềm năng, chủ động tìm kiếm, tiếp xúc các tập đoàn, tổ chức và chính phủ mạnh để kêu gọi đầu tư, tỉnh cần xây dựng chương trình phát triển

và các phương án quy hoạch một cách chủ động với sự hỗ trợ của các nhà khoa học trong và ngoài nước

Khuyến nghị

1 Tăng cường quảng bá, tiếp xúc, thu hút đầu tư và đa dạng hóa các nguồn vốn, khoa học kỹ thuật về NLSH hiện đại từ nhà nước, tổ chức quốc tế và nước ngoài

2 Tăng cường thu hút, hỗ trợ chương trình, dự án khoa học kỹ thuật NLSH hiện đại của các nhà nghiên cứu trong nước, nước ngoài và các tổ chức quốc tế để làm tiền đề cung cấp thông tin đáng tin cậy về tiềm năng NLSH, phương án khai thác hiệu quả, quy hoạch và chương trình chiến lược cho tỉnh đồng thời cung cấp cho các nguồn đầu tư khác

3 Xây dựng chương trình hành động chiến lược về phát triển NLSH của tỉnh trên cơ sở tham vấn các nhà nghiên cứu và quản lý, xây dựng quy hoạch tài nguyên NLSH và bản quy tắc sử dụng, khai thác NLSH trên địa bàn tỉnh

4 Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao hiệu quả quản lý phục vụ nhu cầu phát triển NLSH; hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, xin cơ chế và thử nghiệm riêng cho tỉnh để phát triển NLSH

5 Nâng cao nhận thức cộng đồng về phát triển NLSH thông qua tuyên truyền, truyền thông, tăng cường đào tạo về quy trình sản xuất và công nghệ NLSH hiện đại cho người dân đặc biệt nông dân và chính quyền địa phương

Ngày đăng: 06/02/2014, 20:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS. TS Đinh Thị Ngọ- TS. Nguyễn Khánh Diệu Hồng, Nhiên liệu sạch & các quá trình xử lý trong hóa dầu, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhiên liệu sạch & các quá trình xử lý trong hóa dầu
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹ thuật
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tiềm năng và phương hướng khai thác các dạng năng lượng tái tạo ở Việt Nam, 2011.Giáo trình môi trường và phát triển, Đại học khoa học xã hội và nhân văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiềm năng và phương hướng khai thác các dạng năng lượng tái tạo ở Việt Nam", 2011. "Giáo trình môi trường và phát triển
3. Nguyễn Công Hào, Lý Kim Bảng, Dương Anh Tuấn, Công nghệ xử lý dịch rỉ hèm trong sản xuất cồn từ rỉ đường, Tuyển tập các báo cáo khoa học tại Hội nghị Môi trường toàn quốc, Hà Nội, 9-10/12/1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ xử lý dịch rỉ hèm trong sản xuất cồn từ rỉ đường
5. Bộ Công Thương, Hiệp hội năng lượng Việt Nam, Hội thảo quốc tế về năng lượng tái tạo và cơ chế phát triển sạch, Hà Nội, 10/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội thảo quốc tế về năng lượng tái tạo và cơ chế phát triển sạch
6. Nguyễn Quang Khải, 2006. Báo cáo tại Hội thảo Phát triển năng lượng bền vững ở Việt Nam, Hà Nội, 14/6/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tại Hội thảo Phát triển năng lượng bền vững ở Việt Nam
7. Đỗ Huy Định, 2003. Biofuel Ethanol, Nguồn nguyên liệu sạch của tương lai, Khoa học Công nghệ, Số 1-2/2003, tr 78 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguồn nguyên liệu sạch của tương lai
8. Đề án phát triển năng lượng sinh học đến năm 2015, tầm nhìn 2020. Quyết định số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2007 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng Quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án phát triển năng lượng sinh học đến năm 2015, tầm nhìn 2020". Quyết định số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2007 của Bộ Chính trị về định hướng
9. Quyết định của Thủ tướng chính phủ số 1855/QĐ- TTg ban hành ngày 27 tháng 12 năm 2007 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng Quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050.Bộ công nghiệp và thương mại Việt Nam. Chính sách phát triển năng lượng Việt Nam. Hà Nội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển năng lượng Quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050. "Bộ công nghiệp và thương mại Việt Nam. "Chính sách phát triển năng lượng Việt Nam
10. GS.TS. Nguyễn Lân Dũng, Bước đột phá mới về năng lượng sinh học - Thu hoạch sau Hội thảo ANRRC ở Bắc Kinh, 24-25/11/2011.Nội dung đăng ký thực hiện nhiệm vụ 2013, thuộc đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đột phá mới về năng lượng sinh học" - Thu hoạch sau Hội thảo ANRRC ở Bắc Kinh, 24-25/11/2011. "Nội dung đăng ký thực hiện nhiệm vụ 2013
11. Chương trình số 10: Khoa học và Công nghệ Năng lượng. Báo Khoa học Công nghệ Thông Tấn Xã Việt Nam, Số 05 (bộ mới)- tháng 05/2012, Năng lượng tái tạo ở Việt Nam: Khai thác chưa tương xứng với tiềm năng, Tr12-13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năng lượng tái tạo ở Việt Nam
12. Báo Khoa học Công nghệ Thông Tấn Xã Việt Nam, Số 05 (bộ mới)- tháng 05/2012, Năng lượng tái tạo từ ý tưởng đến thực tế, Tr.14-15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năng lượng tái tạo từ ý tưởng đến thực tế
13. Tạp chí Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, Kỳ 2 tháng 3/2012, Sử dụng sinh khối làm năng lượng sinh học ở Việt Nam, Nguyễn Tử Siêm, Tr3-10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng sinh khối làm năng lượng sinh học ở Việt Nam
14. Bản tin Đại học Quốc Gia Hà Nội, Số 253-2012, Phát triển năng lượng sạch, Lưu Văn Bôi, Tr50-51 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển năng lượng sạch
15. Báo Thế giới và Việt Nam, Năng lượng tái tạo, số 238 từ ngày 23/6 đến 29/6/2011, Tr12- 13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năng lượng tái tạo
16. Cục Thống kê Tỉnh Vĩnh Phúc, Niêm giám thống kê Tỉnh Vĩnh Phúc 2010, NXB Thống Kê, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niêm giám thống kê Tỉnh Vĩnh Phúc 2010
Nhà XB: NXB Thống Kê
17. TS Bùi Thị Bửu Huê, Nghiên cứu tổng hợp dầu nhớt sinh học và chất hoạt động bề mặt sinh học từ mỡ cá Tra , cá Basa, 10 năm Trung tâm Hỗ trợ nghiên cứu Châu Á, ĐHQGHN, Tóm tắt kết quả hoạt động khoa học nhận tài trợ (2001- 2011), Hà Nội 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tổng hợp dầu nhớt sinh học và chất hoạt động bề mặt sinh học từ mỡ cá Tra , cá Basa
22. Trung tâm năng lượng mới và phát triển nông thôn, http://nl-taitao.blogspot.com/2005/05/tim-nng-pht-trin-nng-lng-ti-to-tphcm.htmlTuần lễ năng lượng tái tạo Việt Nam- Thụy Điển, http://bkeps.com/new/phat-trien-nang-luong-tai-tao-can-co-chinh-sach-thich-hop.html Link
23. Biomass - Nguồn năng lượng thân thiện với môi trường http://hoahocngaynay.com/vi/phat-trien-ben-vung/nang-luong-tai-tao/1502-23122011.html 24. Không nên phớt lờ năng lượng biomass. http://hoahocngaynay.com/vi/phat-trien-ben-vung/nang-luong-tai-tao/1502-23122011.html Link
25. Sử dụng sinh khối để sản xuất điện. http://hoahocngaynay.com/vi/phat-trien-ben-vung/nang-luong-tai-tao/139-su-dung-sinh-khoi-de-san-xuat-dien.html Link
48. U.S. Inputs to Biodiesel Production, January 2010 through April 2012. http://www.eia.gov/biofuels/biodiesel/production/table2.pdf 49. Inputs to Biodiesel Production Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w