1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH lỗi SAI của học SINH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH sử DỤNG câu CHỮ “了” TRONG TIẾNG hán HIỆN đại

66 2,4K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

Vì đối tượng nghiên cứu của so sánh đối chiếu không nhằm vào người học hay quá trìnhhọc tập của người học, mà chủ yếu nhằm vào sự tương đồng và dị biệt trong ngôn ngữ mẹ đẻ của người học

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

PHÂN TÍCH LỖI SAI CỦA HỌC SINH VIỆT NAM

TRONG TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI

Mã số: N.08.04 Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ

Chủ nhiệm đề tài: TS Hà Lê Kim Anh

Trang 2

Hà Nội tháng 1 năm 2010

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 2

6 Bố cục nội dung 3

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN 4

1.1 Giới thiệu trợ từ “了”” và câu chữ “了”” 4

1.1.1 Trợ từ “了”” 4

1.1.2 Câu chữ “了”” 5

1.2 Lý luận về thụ đắc ngôn ngữ thứ hai và phân tích lỗi sai 6

1.2.1 Lý luận về thụ đắc ngôn ngữ thứ hai 6

1.2.2 Lý luận về phân tích lỗi sai 8

1.3 Những thành quả nghiên cứu về vấn đề thụ đắc câu chữ “了”” 11

Tiểu kết 14

CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT VÀ PHÂN LOẠI LỖI SAI VỀ 15

CÂU CHỮ “ 了”” 15

2.1 Kết quả điều tra 15

2.1.1 Điều tra diện rộng 15

2.1.2 Điều tra cá thể 16

2.2 Phân loại lỗi sai 18

2.2.1 Các loại hình lỗi sai 18

2.2.2 Sự phân bố lỗi sai trong các cấu trúc câu dùng“ ”了” 20

2.2.3 Khảo sát lỗi sai thiếu trợ từ“ ”了” trong các cấu trúc câu 27

2.2.4 Khảo sát lỗi sai thừa“ ”了” trong các cấu trúc câu 31

Tiểu kết 31

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH LỖI SAI TỪNG MẪU CÂU CHỮ “ 了”” VÀ MỘT VÀI KIẾN NGHỊ TRONG VIỆC DẠY HỌC CÂU CHỮ “ 了”” 31 3.1 Phân tích lỗi sai từng mẫu câu chữ “了”” 31

3.1.1 S1“V+了”+O” 31

3.1.2 S2“V+了”+O+分句” 31

3.1.3 Câu liên động S3 31

3.1.4 S4“V+了”+趋向” 31”

3.1.5 S5“V+了”+V” 31

3.1.6 S6“V+了”+动量” 31”

3.1.7 S7“V+了”+数量”” 31

3.1.8 S8 “V+了”+时量” 31”

3.1.9 Câu tồn hiện S9 31

3.1.10 S10“过+了”+时量”+分句 31”

3.1.11 S11“V+了”” 31

3.1.12 S12 “V+O+了”” 31

Trang 3

3.1.13 S13“V(+O)+了”+分句” 31

3.1.14 S14“V+了”+O/时量”+了”” 31

3.1.15 S15“V(+O)+时量”+了”” 31

3.1.16 S16“V+O+V+了”+时量”(+了”) 31”

3.1.17 S17“时量”+没+V+了”” 31

3.1.18 S18“不+V+ ”了” 31

3.1.19 S19 “没有+了”” 31

3.1.20 S20 “别+V+了”” 31

3.1.21 S21 “数量”+了”” 31

3.1.22 S22 “快要/要/就要+V+了”” 31

3.1.23 S23“太+Adj+ ”了” 和 S24“Adj+极了”” 31

3.1.24 S25 câu có ngữ khí khẳng định 31

3.1.25 S26 câu có ngữ khí thông báo 31

3.1.26 S27 câu có ngữ khí đề nghị 31

3.2 Một vài kiến nghị trong việc dạy - học câu chữ “了”” 31

Tiểu kết 31

KẾT LUẬN 31

Tài liệu tham khảo 31

Các bài viết liên quan đến đề tài 31

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Cho đến nay, việc nghiên cứu quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai đã trải qua bốngiai đoạn, đó là so sánh đối chiếu; phân tích lỗi sai; phân tích việc vận dụng ngôn ngữ vàphân tích diễn ngôn So sánh đối chiếu là giai đoạn mở đầu cho cả quá trình nghiên cứu,trên thực tế nó không thuộc phạm vi của việc nghiên cứu vấn đề tiếp thụ ngôn ngữ thứ hai

Vì đối tượng nghiên cứu của so sánh đối chiếu không nhằm vào người học hay quá trìnhhọc tập của người học, mà chủ yếu nhằm vào sự tương đồng và dị biệt trong ngôn ngữ mẹ

đẻ của người học với ngôn ngữ đích, từ đó dự đoán những khó khăn mà người học có thể sẽgặp phải, hi vọng giúp người học tránh hoặc giảm thiểu được những lỗi sai trong quá trìnhhọc Tuy nhiên, cùng với việc đi sâu nghiên cứu, người ta nhận ra rằng những dự đoán của

so sánh đối chiếu đôi khi rất có hạn và không chính xác Đôi khi dự đoán người học sẽ phátsinh lỗi ở một phương diện hay nội dung ngôn ngữ nào đó, nhưng thực tế người học lạikhông hề mắc lỗi như dự đoán Ngược lại, có những nội dung mà so sánh đối chiếu dựđoán sẽ không xuất hiện lỗi sai thì người học lại bị mắc lỗi sai Chính vì thế, những nhànghiên cứu quá trình thụ đắc ngôn ngữ nhận ra rằng, điều đầu tiên là phải chú ý đến lỗi saicủa người học, vì lỗi sai phản ánh quá trình thử nghiệm ngôn ngữ thứ hai của người học, từ

đó người ta có thể phát hiện ra quy luật diễn biến quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai củangười học Xuất phát từ thực tế này, lý luận ngôn ngữ quá độ (interlanguage) đã xuất hiện

Hiện nay, lý luận ngôn ngữ quá độ là cơ sở lý luận để giải thích và phân tích lỗi saicủa người học trong quá trình dạy ngôn ngữ thứ hai Ngôn ngữ quá độ là một hệ thốngngôn ngữ được tạo thành do người học suy luận và quy nạp các quy tắc của ngôn ngữ đíchtrong quá trình học tập Hệ thống ngôn ngữ này có những biểu hiện khác với hệ thống ngônngữ mẹ đẻ và hệ thống ngôn ngữ đích ở cả các bình diện ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp Cómột điều đáng chú ý là hệ thống ngôn ngữ quá độ không phải là bất biến, cùng với thờigian và trình độ tăng lên của người học, nó sẽ chuyển dịch tiến dần về với hệ thống ngônngữ đích

Có thể thấy, việc tìm ra và phân tích lỗi sai của người học là một mắt xích vô cùngquan trọng trong quá trình giảng dạy ngoại ngữ

Chữ “了” trong tiếng Hán hiện đại là một hư từ có tần suất sử dụng cao, có cách”dùng khá phức tạp, và là điểm khó đối với người học tiếng Hán nói chung và người họcViệt Nam nói riêng

Trang 5

Chính vì những lý do trên, chúng tôi quyết định đi sâu tìm hiểu vấn đề lỗi sai củahọc sinh Việt Nam và xác định tên đề tài nghiên cứu là “Phân tích lỗi sai của học sinh ViệtNam trong quá trình sử dụng câu chữ ‘了” trong tiếng Hán hiện đại” ’

2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài mong muốn thông qua việc thu thập và phân tích lỗi sai của học sinh ViệtNam trong quá trình sử dụng câu chữ “了” để tìm hiểu về mức độ phát sinh lỗi sai và các”loại hình lỗi sai của học sinh khi sử dụng hư từ này, đồng thời tìm ra được nguyên nhân gây

ra lỗi sai Từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục nhằm giảm thiểu tỉ lệ lỗi sai của học sinh

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung khảo sát 28 cấu trúc câu chữ “了” trong tiếng Hán hiện đại Trên cơ”

sở thu thập gần 2000 câu của học sinh Việt Nam liên quan đến câu chữ “了” trong tiếng”Hán hiện đại, đề tài tập trung nghiên cứu các loại hình câu sai của học sinh thể hiện trong

28 cấu trúc câu cơ bản của chữ “了” ”

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Thu thập ngữ liệu của học sinh Việt Nam liên quan đến câu chữ “了” ”

- Phân loại câu sai, tiến hành phân tích, miêu tả lỗi sai

- Chỉ ra nguyên nhân gây ra lỗi sai

- Đưa ra những giải pháp có tính khả thi để giảm thiểu lỗi sai câu chữ “了” của học”sinh

5 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương phápnghiên cứu như thống kê, điều tra khảo sát, phân tích, miêu tả Trong đó phần điều tra khảosát dùng cả phương pháp điều tra tại một thời điểm theo diện rộng (cross-sectional) vàphương pháp điều tra theo thời gian (longitudinal)

Trang 6

Chương 2: Khảo sát và phân loại lỗi sai về câu chữ “了””

Chương 3: Phân tích lỗi sai của từng mẫu câu chữ “了”” và một vài kiến nghị trongviệc dạy học câu chữ “了””

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN

1.1 Giới thiệu trợ từ “ 了” và câu chữ “ ” ” 了”

1.1.1 Trợ từ “了”

Từ “了” trong tiếng Hán hiện đại là một trợ từ được sử dụng với tần số rất cao Căn”

cứ vào ý nghĩa ngữ pháp và vị trí của từ “了” ở trong câu, các nhà ngữ pháp học tiếng Hán”chia trợ từ “了” thành hai loại: trợ từ động thái “了”” 1” và trợ từ ngữ khí “了”2” Thôngthường, “了”1” đứng ngay sau động từ, nếu có tân ngữ thì “了”1” đứng trước tân ngữ Trợ từđộng thái “了”1” thường biểu thị một hành động đã xảy ra, đã kết thúc hoặc đôi khi là đã

Trang 7

hoàn thành Còn trợ từ ngữ khí “了”2” thì luôn đứng ở cuối câu biểu thị một sự thay đổi nào

đó, một hành động đã hoàn thành hoặc đơn thuần chỉ là để hoàn chỉnh câu Tuy có sự khácbiệt rõ rệt về vị trí trong câu nhưng hai trợ từ này lại có sự đan xen về mặt ý nghĩa ngữpháp, đặc biệt là khi sau động từ không có tân ngữ Có thể nói, “sự đan xen về ý nghĩa ngữpháp của hai trợ từ này phụ thuộc vào vị từ mà nó kết hợp và phụ thuộc vào cả ngữ cảnhgiao tiếp cụ thể.” [1]

Ví dụ (3) xuất hiện trợ từ “了”” ở cuối câu, câu này có vị ngữ là một động từ Trợ từ

“了”” ở cuối câu vừa biểu thị hành động đã xảy ra, vừa có tác dụng ngữ khí làm hoàn chỉnhcâu Thông thường ở những câu như thế này “了”” được coi là “了”1+2”

Ví dụ (4) cùng lúc xuất hiện hai trợ từ “了””, trong đó “了”1” đứng sau động từ “ ”付trước tân ngữ“ ”钱 , biểu thị hành động đã xảy ra, đã hoàn thành, còn “了”2” đứng ở cuốicâu Trong câu này, tân ngữ cũng là một danh từ thường như ví dụ (2), có điều khác làtrước tân ngữ không có định ngữ đi kèm Nếu không có sự xuất hiện của “了”2” thì câu sẽkhông tồn tại Từ ví dụ này chúng ta có thể thấy tác dụng làm hoàn chỉnh câu của trợ từngữ khí “了”2”

Trang 8

đại Chúng tôi đã làm một công việc khảo sát các cấu trúc dùng chữ “了” trong tác phẩm”văn học “四世同堂” (老舍) và chọn ra 28 cấu trúc có tần suất sử dụng cao nhất Cụ thể xinmời xem bảng dưới đây.

1.2 Lý luận về thụ đắc ngôn ngữ thứ hai và phân tích lỗi sai

1.2.1 Lý luận về thụ đắc ngôn ngữ thứ hai

Thụ đắc ngôn ngữ thứ hai là một chuyên ngành nghiên cứu về những phương thức vàquá trình thụ đắc một ngôn ngữ ngoài tiếng mẹ đẻ của người học Đối tượng nghiên cứuchủ yếu của chuyên ngành này là đặc điểm và sự biến hóa phát triển ngôn ngữ thứ hai củangười học, tập trung miêu tả những điểm chung và những khác biệt cá thể trong quá trìnhthụ đắc ngôn ngữ thứ hai của người học, đồng thời phân tích những nhân tố bên trong vànhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai

Quá trình thụ đắc tiếng mẹ đẻ của trẻ em, đặc biệt là về ngữ âm và ngữ pháp thườngtuân thủ theo một trình tự nhất định Ví dụ khi thụ đắc ngữ âm tiếng Anh, trẻ em sẽ biết đọc

2 Chúng tôi quy“động từ + ” 了” và“hình dung từ + ” 了” thành một cấu trúc S11“V+ ” 了”

Trang 9

những âm môi như /p/, /b/, /m/ trước, rồi đến các âm răng như /t/, /d/, và sau đó mới đếncác âm ngạc mềm như /k/, /g/ Hoặc như khi thụ đắc các quy tắc ngữ pháp thì trẻ em sẽnắm bắt cách dùng của hậu tố thời tiếp diễn “–ing” trước cả quán từ “the” và “a” Các nhànghiên cứu đã đặt ra một câu hỏi, trong môi trường học tập trên lớp học, người học ngônngữ thứ hai liệu có tuân thủ theo một trình tự giống như trẻ em thụ đắc tiếng mẹ đẻ trongmôi trường ngôn ngữ tự nhiên hay không Felix và Hahn (1985, xem黄冰《第二语言习得入门》, tr.1) đã dùng phương pháp quan sát lâu dài để theo dõi quá trình học tập tiếng Anhcủa 34 học sinh người Đức trong vòng 8 tháng Cuộc khảo sát cho một kết quả khá bất ngờ,lỗi sai mà những người học này mắc phải rất giống với những lỗi sai của trẻ em thụ đắctiếng Anh trong môi trường ngôn ngữ tự nhiên Nhóm nghiên cứu còn phát hiện ra rằng,những cấu trúc ngôn ngữ được thụ đắc sớm trong môi trường tự nhiên cũng được nắm bắtrất nhanh trong môi trường học tập trên lớp, còn những cấu trúc ngôn ngữ được thụ đắcmuộn trong môi trường tự nhiên thì trong môi trường học tập trên lớp cũng rất khó nắmbắt Điều này thể hiện quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai cũng tuân theo một trình tự gầngiống với quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ nhất, những chiến lược mà người học sử dụngcũng giống với chiến lược được dùng khi học ngôn ngữ thứ nhất Đó chính là đặc điểmchung của người học ngôn ngữ thứ hai.

Các nhà nghiên cứu còn tập trung tìm hiểu những nhân tố bên trong và nhân tố bênngoài ảnh hưởng đến việc thụ đắc ngôn ngữ thứ hai Các nhân tố bên trong được các nhànghiên cứu chú ý đến bao gồm 3 phương diện: (1) Cơ chế thụ đắc ngôn ngữ (languageacquisition device, LAD); (2) Chuyển di ngôn ngữ (language transfer); (3) Đặc điểm trinhận của người học Các nhà nghiên cứu phát hiện, ai cũng thành công trong việc thụ đắcngôn ngữ thứ nhất, trừ khi bạn bị chứng mất khả năng ngôn ngữ hoặc trung khu thần kinhkiểm soát và điều khiển ngôn ngữ của bạn bị tổn thương Chomsky (xem 黄冰《第二语言习得入门》) cho rằng sở dĩ như vậy là vì trong bộ não của mỗi người đều có cơ chế thụđắc ngôn ngữ mang tính di truyền, cơ chế này giúp chúng ta có một kiến thức cơ bản vềcấu trúc và đặc điểm của ngôn ngữ loài người, giúp chúng ta có thể học tiếng mẹ đẻ mộtcách thuận lợi Tuy nhiên đến giai đoạn thụ đắc ngôn ngữ thứ hai, cơ chế thụ đắc ngôn ngữnày liệu có còn hay không, hoặc có còn phát huy tác dụng nữa hay không? Đây là mộttrong những vấn đề nóng hổi trong lĩnh vực nghiên cứu về thụ đắc ngôn ngữ thứ hai hiệnnay Ngoài ra, khi thụ đắc ngôn ngữ thứ hai, người học đã có kiến thức nhất định về ngônngữ thứ nhất, những kiến thức này liệu có ảnh hưởng đến việc tiếp thụ ngôn ngữ thứ haihay không? Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi thụ đắc ngôn ngữ thứ hai, người học sẽ dùng

Trang 10

những quy tắc của ngôn ngữ thứ nhất để lý giải và vận dụng vào ngôn ngữ thứ hai một cáchrất tự nhiên không chủ ý, gây ra hiện tượng chuyển di ngôn ngữ, trong đó có những chuyển

di tích cực có tác động tốt, đồng thời cũng có những chuyển di tiêu cực có tác động xấu ảnhhưởng đến việc thụ đắc ngôn ngữ thứ hai Trong những năm gần đây, cùng với sự pháttriển của ngôn ngữ học tâm lý, người ta cũng chú ý đến ảnh hưởng của đặc điểm tri nhậncủa người học đối với việc thụ đắc ngôn ngữ và bắt đầu đứng từ góc độ tri nhận để nghiêncứu quá trình tâm lý của người học trong việc lý giải, thu nhận ngôn ngữ và sản sinh ngônngữ

Nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến việc thụ đắc ngôn ngữ chủ yếu bao gồm haiphương diện, đó là nhân tố xã hội và việc thu nạp ngôn ngữ Việc thành bại của việc thụđắc ngôn ngữ ở một chừng mực nào đó sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố xã hội.Môi trường ngôn ngữ tự nhiên và môi trường ngôn ngữ chính quy trên lớp chắc chắn sẽ cónhững ảnh hưởng không giống nhau đến việc thụ đắc ngôn ngữ của người học Ngoài ra,tầng lớp xã hội của người học, chính sách của nhà nước đối với ngôn ngữ thứ hai đều lànhững nhân tố ảnh hưởng đến cơ hội, điều kiện và thái độ của người học Mặt khác, ngônngữ mà người học tiếp xúc để dung nạp cũng có những ảnh hưởng nhất định đối với việctiếp thụ ngôn ngữ thứ hai của người học Nhìn từ góc độ chất, khi trẻ em thụ đắc ngôn ngữthứ nhất, chúng được tiếp xúc với thứ ngôn ngữ đã qua gọt dũa, chỉnh sửa, đơn giản hóa tối

đa cho trẻ em dễ hiểu, điều đó phần nào giúp trẻ em thụ đắc ngôn ngữ thuận lợi hơn Cònngười học ngôn ngữ thứ hai thì thực tế rất ít được tiếp xúc với loại ngôn ngữ tương tự nhưtrẻ em được tiếp xúc, vì đương nhiên họ không được coi là trẻ em, trong khi đó thụ đắcngôn ngữ thứ hai cũng cần phải dung nạp loại ngôn ngữ dễ hiểu Nhìn từ góc độ lượng, khitrẻ em thụ đắc ngôn ngữ thứ nhất, chúng được ngập chìm trong biển ngôn ngữ, chúng có cơhội tiếp xúc với lượng lớn ngôn ngữ tự nhiên từng giờ từng phút Trong khi đó quá trìnhthụ đắc ngôn ngữ thứ hai, đặc biệt là trong môi trường ngoại ngữ, thì người học chủ yếu chỉđược dung nạp ngôn ngữ thông qua việc học tập trên lớp, lượng ngôn ngữ có hạn, và thôngthường là ngôn ngữ phi tự nhiên Những nhân tố này đều ảnh hưởng đến việc thụ đắc ngônngữ thứ hai

1.2.2 Lý luận về phân tích lỗi sai

Những nhà nghiên cứu theo chủ nghĩa hành vi cho rằng học tập ngôn ngữ là việc tạothói quen hành vi ngôn từ tốt Người học xuất hiện lỗi sai chứng tỏ họ chưa tạo được thóiquen hành vi ngôn từ tốt cho mình, vì thế lỗi sai của người học cần phải được xóa bỏ triệt

Trang 11

để Sau này quan niệm về học tập ngôn ngữ của chủ nghĩa hành vi bị phê phán gay gắt, vàthái độ của các nhà nghiên cứu đối với lỗi sai cũng được cải thiện hơn rất nhiều, họ khôngcòn coi lỗi sai là biểu hiện thất bại của việc học ngôn ngữ nữa, mà coi lỗi sai là tượng trưngcho sự phát triển ngôn ngữ của người học Chính vì thế, việc nghiên cứu ngôn ngữ củangười học không thể tách rời việc nghiên cứu lỗi sai và nguyên nhân lỗi sai của người học.

Và thế là đầu những năm 70 của thế kỷ 20 bắt đầu nổi lên trào lưu nghiên cứu lỗi sai củangười học, và lý luận về phân tích lỗi sai cũng ra đời từ đó

Corder (1967, xem黄冰《第二语言习得入门》, tr.21) cho rằng, việc nghiên cứu lỗisai có tính quan trọng nhất định đối với người dạy, người học và người nghiên cứu Có ba

lý do chính, thứ nhất, lỗi sai có thể giúp người dạy hiểu được tình hình ngôn ngữ của ngườihọc; thứ hai, lỗi sai có thể giúp người nghiên cứu hiểu được người học học ngôn ngữ nhưthế nào; thứ ba, lỗi sai là công cụ để người học phát hiện những quy tắc của ngôn ngữ đích.Như vậy chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc nghiên cứu phân tích lỗi saicủa người học

Nghiên cứu phân tích lỗi sai thường được tiến hành theo năm bước sau: (1) Thu thậplỗi sai; (2) Nhận biết lỗi sai; (3) Miêu tả lỗi sai; (4) Giải thích lỗi sai; (5) Đánh giá lỗi sai

Thu thập lỗi sai

Đây là một khâu không thể thiếu trong việc nghiên cứu phân tích lỗi sai Thôngthường có hai kiểu thu thập lỗi sai, đó là thu thập tại một thời điểm theo diện rộng (cross-sectional) và thu thập theo thời gian (longitudinal) Kiểu thứ nhất thu thập các loại lỗi saicủa người học vào một thời điểm nhất định, kiểu thứ hai thu thập lỗi sai của người họctrong một khoảng thời gian tương đối dài Vào những thập kỷ 60, 70 của thế kỷ 20 lỗi saicủa người học chủ yếu được thu thập theo kiểu thứ nhất, nhược điểm của kiểu thu thập này

là khó có thể phát hiện sự thay đổi và phát triển ngôn ngữ của người học

Nhận biết lỗi sai

Sau khi thu thập lỗi sai thì công việc tiếp theo là phải nhận biết lỗi sai Đây là mộtcông việc không hề đơn giản, vì đôi khi chúng ta không thể phán đoán được là người họcsai ở chỗ nào Ngoài ra, đôi khi chúng ta cũng rất khó phân biệt cái mà người học mắc phải

là lỗi sai (error) hay chỉ là sự nhầm lẫn (mistake) Lỗi sai được gây ra do người học khônghay chưa nắm vững quy tắc ngôn ngữ, và họ không thể tự mình sửa đúng được, còn nhầmlẫn chỉ do người học đôi khi quá căng thẳng hay mệt mỏi mà nói sai hay viết sai, bản thân

họ đã nắm vững quy tắc ngôn ngữ và tự mình có thể nhận biết và sửa đúng sự nhầm lẫn domình gây ra

Trang 12

Miêu tả lỗi sai

Sau khi đã nhận biết lỗi sai thì bước tiếp theo sẽ là miêu tả những đặc trưng bên ngoàicủa lỗi sai Có thể phân loại lỗi sai theo phạm trù ngữ pháp, như lỗi sai về danh từ, động từ,tính từ Cũng có thể phân loại lỗi sai dựa vào so sánh ngôn ngữ của người học với hìnhthức chuẩn mực trong ngôn ngữ đích để tìm ra sự khác biệt, cách này thường chia ra nhữngloại lỗi sai như thiếu hình thức ngôn ngữ (omission error); thừa hình thức ngôn ngữ(addition error); sai vị trí (sequential error)

Giải thích lỗi sai

Miêu tả lỗi sai thường chỉ dừng ở những đặc trưng bên ngoài của lỗi sai, sau khi miêu

tả còn cần phải giải thích nguyên nhân lỗi sai Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nguyênnhân của lỗi sai có rất nhiều, trong đó có 4 nguyên nhân chính: (1) Chuyển di ngôn ngữ(Transfer); (2) Suy luận quy tắc ngôn ngữ một cách thái quá, hay còn gọi là vượt tuyến(Overgeneralization); (3) Ảnh hưởng của quá trình dạy học (Transfer of training); (4)Chiến lược giao tiếp (Communication strategies)

Khi thụ đắc ngôn ngữ thứ hai, người học đã có những kiến thức nhất định về ngônngữ thứ nhất, những kiến thức này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến việc thụ đắc ngôn ngữ thứhai, người học thường xuyên dựa vào ngôn ngữ thứ nhất để lý giải và vận dụng ngôn ngữthứ hai Ví dụ người học Việt Nam khi học tiếng Hán sẽ có những câu sai như “我学习汉语在北京”, nguyên nhân là do người học đã chuyển di quy tắc trạng ngữ nơi chốn đặt sauđộng từ trong tiếng mẹ đẻ sang tiếng Hán, mà không biết rằng trạng ngữ trong tiếng Hánphải đặt trước động từ Những lỗi sai do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ được gọi là lỗi sai giữahai ngôn ngữ (interlingual error), những lỗi sai do chưa hiểu hết các quy tắc của ngôn ngữđích được gọi là lỗi sai trong ngôn ngữ (intralingual error)

Trong quá trình thụ đắc ngôn ngữ, người học đôi khi còn suy luận quy tắc ngôn ngữmột cách thái quá, gây ra lỗi sai Ví dụ như “tooths” , “foots” là lỗi sai do suy luận quy tắcdanh từ số nhiều tiếng Anh cần thêm ‘s’, hay như “taked”, “breaked” là do suy luận quy tắcthời quá khứ của động từ thì thêm ‘ed’ Việc người học suy luận các quy tắc ngôn ngữ chothấy họ không hề học tập một cách thụ động, mà ngược lại, họ sử dụng các quy tắc rất chủđộng và có tính sáng tạo Tuy nhiên có những quy tắc có ngoại lệ, người học chưa chú ýđến những ngoại lệ đó nên dẫn đến việc gây ra lỗi sai

Đôi khi lỗi sai của người học bắt nguồn từ ảnh hưởng của quá trình dạy học Có thể

do sự giảng giải của người dạy không đúng, hoặc người dạy mong muốn người học nói

Trang 13

hoặc viết những câu hoàn chỉnh về cấu trúc dẫn đến lỗi sai, đặc biệt là lỗi sai về ngữ dụng.

Ví dụ: A: How are you? B: I’m fine Thank you, and you?

Đây gần như là một đối thoại chuẩn mực được người dạy tiếng Anh luyện cho ngườihọc Tuy nhiên, ngôn ngữ thực tế của người nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ thực ra khôngcứng nhắc như đối thoại trên Cách tốt nhất để B trả lời sẽ là “How are you” hoặc chỉ đơngiản là “Fine” Chính vì sự cứng nhắc của giáo trình và người dạy nên người học sẽ nóihoặc viết những câu rất đúng quy tắc nhưng lại đầy màu sắc sách vở, thiếu tính sinh độngthực tế Đây cũng là vấn đề đáng để người dạy quan tâm lưu ý

Đánh giá lỗi sai

Sau khi giải thích lỗi sai, chúng ta cần đánh giá xem đâu là lỗi sai nghiêm trọng, đâulỗi sai nhẹ nhàng, đâu là lỗi sai mang tính toàn diện và đâu là lỗi sai mang tính cục bộ.Thông thường có 3 tiêu chuẩn để đánh giá lỗi sai: (1) Mức độ có thể lý giải (intelligibility);(2) Mức độ có thể chấp nhận (acceptability); (3) Mức độ mạo phạm (irritation) Khi đánhgiá lỗi sai cần xem xét lỗi sai có ảnh hưởng đến ý nghĩa biểu đạt hay không, mức độ có thể

lý giải cao hay thấp Ngoài ra, nếu một số câu có thể lý giải, nhưng ngôn ngữ đích chuẩnmực không biểu đạt như vậy thì sẽ liên quan đến vấn đề mức độ có thể chấp nhận Cònmức độ mạo phạm thường liên quan đến vấn đề ngữ dụng Ví dụ như khi bạn hỏi thẳng mộtngười phụ nữ châu Âu không thân quen là “How old are you” thì chính là một sự mạophạm đối với người phụ nữ này, mặc dù câu của bạn hoàn toàn đúng về mặt ngữ pháp,nhưng bạn lại phạm lỗi sai về ngữ dụng Chính vì thế, trong quá trình giảng dạy, người dạykhông nên chỉ chú trọng đến lỗi sai về ngữ pháp của người học Vì trong quá trình giaotiếp, lỗi sai về ngữ dụng đôi khi nghiêm trọng hơn lỗi sai ngữ pháp rất nhiều, thậm chí cònlàm cho giao tiếp thất bại Người dạy cần giúp người học nắm được các quy tắc ngữ dụngcủa ngôn ngữ đích, tránh mắc lỗi sai về ngữ dụng

Tóm lại, nghiên cứu phân tích lỗi sai có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu thụđắc ngôn ngữ thứ hai, việc nghiên cứu phân tích lỗi sai cho chúng ta thấy rằng học tậpngoại ngữ là một quá trình sáng tạo Người học không hề thụ đắc kiến thức một cách máymóc thụ động mà họ luôn chủ động vận dụng những kiến thức đã có về tiếng mẹ đẻ hay vềchính ngôn ngữ đích để sử dụng ngôn ngữ đích một cách sáng tạo Lỗi sai của người họckhông hề đáng sợ, lỗi sai thể hiện sự phát triển ngôn ngữ của người học Trong quá trìnhhọc ngôn ngữ thứ hai, phát sinh lỗi sai là chuyện hoàn toàn bình thường, người học sẽ trảiqua quá trình “không hiểu -xuất hiện lỗi sai -sử dụng đúng” Nghiên cứu lỗi sai của

Trang 14

người học sẽ giúp người dạy hiểu tốt hơn quá trình phát triển ngôn ngữ của người học, từ

đó có những giải pháp hữu hiệu cho việc dạy học

1.3 Những thành quả nghiên cứu về vấn đề thụ đắc câu chữ “ 了”

Trợ từ “了” được giới ngôn ngữ Trung Quốc chú ý nghiên cứu từ rất lâu và đã đạt”được những thành quả khả quan Nổi bật nhất là những nghiên cứu của 吕 叔 湘 ( LvShuxiang,1980), 朱德熙(Zhu Dexi,1982), Li and Thompson (1983) Các tác giả nàyđều chia “了” thành hai từ khác biệt, tuy mỗi người có cách đặt tên khác nhau cho hai trợ”

từ “了” , nhưng nhìn chung họ đều công nhận trợ từ “ ”” 了” đứng sau động từ trước tân ngữdùng để biểu thị thể hoàn thành của hành động, còn trợ từ “了” đứng ở cuối câu thường”biểu thị ngữ khí Sau này, một số học giả như刘勋宁(Liu Xunning,1990) , 竟成(JingCheng,1993), 郑怀德(Zheng Huaide,1993), 刘月华(Liu Yuehua,2001) tiếp tụcnghiên cứu về trợ từ “了” và một số cấu trúc câu chữ “ ”” 了” Các học giả đều có một nhậnđịnh chung là từ “了” đứng sau động từ và từ “ ”” 了” đứng ở cuối câu có mối liên hệ sâu sắc

về ý nghĩa và chức năng ngữ pháp Trong đề tài “Nghiên cứu trợ từ “了” trong tiếng Hán”hiện đại (đối chiếu với một vài hình thức tương đương trong tiếng Việt)”, chúng tôi đã cónhững tổng kết khá chi tiết về thành quả nghiên cứu trợ từ “了” của các học giả Trung”Quốc Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi muốn chú trọng giới thiệu những thành quảnghiên cứu về vấn đề thụ đắc câu chữ “了” trong tiếng Hán.”

Kong Lingda (孔令达, 1994)tiến hành miêu tả và phân tích quá trình phát triển câuchữ “了” của trẻ em Trung Quốc thông qua phương pháp điều tra quan sát và hội thoại.”Tác giả chọn 90 đối tượng bất kỳ từ 1 đến 5 tuổi và chia làm 9 giai đoạn tuổi tác, mỗi giaiđoạn 10 đối tượng Tác giả gọi hư từ “了” xuất hiện giữa câu trong lời nói của đối tượng là”

“了”a”, gọi hư từ “了” xuất hiện cuối câu trong lời nói của đối tượng là “了”” b” Kết quảnghiên cứu cho thấy, trẻ em Trung Quốc thụ đắc “了”b”trước, thụ đắc “了” a”sau Tác giả đãxuất phát từ nội dung ngữ nghĩa và kết cấu ngữ pháp để giải thích hiện tượng này Đứng vềmặt ngữ nghĩa mà nói, câu dùng“了”b”thường để nhận xét hoặc miêu tả một sự việc trướcmắt, thời gian xảy ra hành động trong câu cách thời điểm nói không xa Còn câu dùng “了”a”thường dùng để trần thuật lại một sự việc đã xảy ra trong quá khứ, thời gian xảy ra hànhđộng trong câu thường cách thời điểm nói tương đối dài Như vậy là câu “了”a”có một yêucầu nhất định đối với trí nhớ của trẻ em Có thể thấy là trẻ em thụ đắc câu “了”b”trước câu

“了”a”là phù hợp với sự phát triển hệ thống trí nhớ của các em Đứng về mặt kết cấu ngữpháp mà nói, câu “了”b”có thể rất ngắn, thậm chí chỉ gồm 2 từ, ví dụ như “吃了” (ăn rồi),”

Trang 15

còn câu “了”a”ít nhất phải có 3 từ Tác giả còn chỉ ra, rất nhiều từ “ ”了” trong các câu nóiđầu tiên dùng “ ”了” của trẻ có thể hiểu là “了”1+2”như nhiều nhà ngữ pháp học Trung Quốcvẫn nhận định Nếu “了”1+2”kiêm chức năng của cả “了” 1”và“了” 2”thì về lý thuyết nó phảikhó hiểu hơn và khó dùng hơn “了”1”và“了” 2”, và đáng ra nó phải được thụ đắc sau “了” 1”và“了” 2” Nhưng trên thực tế, trong các câu nói của trẻ em thì“了” 1+2”không những xuấthiện cùng lúc với “了”2”mà còn xuất hiện trước cả “了” 1” Chính vì lý do này, tác giả chủtrương bỏ cách phân chia thành

“了”1+2”như các học giả khác mà quy cách phân chia này thành “了” 2”.

Sun Dekun (孙德坤, 1993)phân tích quá trình thụ đắc trợ từ “ ”了” của học sinh nướcngoài thông qua phương pháp khảo sát theo thời gian Đối tượng khảo sát là hai sinh viên

có tiếng mẹ đẻ là tiếng Anh, một nam một nữ, thời gian khảo sát kéo dài khoảng một năm.Kết quả cho thấy, hai sinh viên này thụ đắc “了”2”trước, thụ đắc “了” 1”sau Tác giả căn cứvào sự chuyển di từ tiếng mẹ đẻ và những đặc điểm của đối tượng khảo sát để giải thích sựkhác nhau trong quá trình thụ đắc trợ từ “ ”了”

Zhao Lijiang (赵立江, 1997)cũng nghiên cứu việc sử dụng trợ từ “ ”了” của sinh viênnước ngoài thông qua việc khảo sát theo đuổi cá thể Đối tượng khảo sát là một người họctiếng Hán có tiếng mẹ đẻ là tiếng Anh, thời gian khảo sát khoảng 2 năm Kết quả cho thấy,đối tượng khảo sát phải trải qua một quá trình rất khó khăn, vất vả mới có thể thụ đắc vànắm bắt trợ từ “ ”了” Vấn đề nằm ở chỗ, rất nhiều chỗ có thể không cần dùng “ ”了” thì đốitượng luôn cố gắng dùng“ ”了” , còn những chỗ không nên dùng “ ”了” thì đối tượng luôn cốgắng dùng thêm “ ”了” Ngoài ra, đối tượng khảo sát cũng thường xuyên không nắm được vịtrí chính xác của “ 了”1 ” và “了” 2” Tỷ lệ câu sai tuy có giảm dần cùng với sự tăng lên củathời gian học, nhưng khi đạt đến một trình độ tiếng Hán nhất định thì tỉ lệ lỗi sai về trợ từ “了” ”vẫn lớn hơn nhiều so với các lỗi sai ngữ pháp khác Điều này một lần nữa khẳng địnhtrợ từ “ 了” ”là một điểm khó đối với người học

Deng Shouxin (邓守信, 1999)đã tiến hành nghiên cứu khảo sát tình hình thụ đắccác cấu trúc ngữ pháp của người học tiếng Hán có tiếng mẹ đẻ là tiếng Anh dựa trên khongữ liệu tiếng Hán với tư cách là ngôn ngữ thứ hai của trường Đại học Sư phạm Đài Loan.Kết quả khảo sát cho thấy, người học thụ đắc “了”2”tương đối sớm, còn “了” 1”phải trải quathời gian vài năm với tỉ lệ sai tương đối lớn mới dần được thụ đắc

Yu Youlan (余又兰) đã thảo luận phương pháp giảng dạy tiếng Hán tại nước Anh dựatrên một đặc điểm nổi bật của giảng dạy tiếng Hán ở bậc đại học tại nước Anh là thông quaphương pháp phiên dịch để giới thiệu điểm ngữ pháp, đồng thời tác giả cũng thu thập ngữ

Trang 16

liệu ngữ liệu nói và bài viết của người học để phân tích việc học hư từ “了” của người học”tại nước Anh Kết quả khảo sát cho thấy, người học nắm bắt các thực từ và các hư từ kháctốt hơn hư từ “了” Tác giả chỉ ra việc người học không nắm vững cách sử dụng hư từ “ ”” 了”cho thấy những nhược điểm của phương pháp phiên dịch.

Han Zaijun (韩在均,2003) phân tích các loại hình lỗi sai của sinh viên Hàn Quốctrong quá trình học tập hư từ “了” tiếng Hán Tác giả cũng thông qua việc đối chiếu những”nét tương đồng và khác biệt giữa “了” và những hình thức tương đương trong tiếng Hàn để”tìm ra nguyên nhân lỗi sai của người học, đồng thời đưa ra những giải pháp sửa lỗi sai chohọc sinh

Tóm lại, những nghiên cứu về việc thụ đắc trợ từ “了” bất kể đối tượng là trẻ em”Trung Quốc hay người nước ngoài đều có một kết quả chung là người học thụ đắc “了”2”trước “了”1” sau Điều này chứng tỏ độ khó của “了”2” ít hơn “了”1”

Tiểu kết

Trợ từ “了” trong tiếng Hán có tần suất sử dụng cao đồng thời cũng là điểm khó đối”với người học tiếng Hán nói chung và người Việt Nam học tiếng Việt nói riêng Các cấutrúc câu dùng chữ “了” rất phong phú, đa dạng, trong đó “ ”” 了” có thể đứng ở sau động từtrước tân ngữ hoặc đứng ở cuối câu và có thể biểu thị những ý nghĩa ngữ pháp khác nhau Nghiên cứu phân tích lỗi sai có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc nghiên cứungôn ngữ qúa độ của người học cũng như quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai của ngườihọc Những nghiên cứu trước đây về thụ đắc chữ “了” đã chỉ ra rằng người học bất kể là trẻ”

em Trung Quốc hay người nước ngoài học tiếng Trung thì đều thụ đắc “了”2” trước “了” 1”sau Tuy nhiên những nghiên cứu trước đây chưa đi sâu vào phân tích miêu tả lỗi sai củangười học trong từng cấu trúc câu chữ “了” , và cũng chưa có một nghiên cứu nào lấy”người học Việt Nam làm đối tượng khảo sát Chính vì thế, chúng tôi đã lựa chọn 28 mẫucâu dùng “了” có tần suất sử dụng cao để làm đối tượng nghiên cứu cho đề tài này, đồng”thời lấy đối tượng khảo sát là người học Việt Nam ở các trình độ tiếng Hán khác nhau

Trang 17

CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT VÀ PHÂN LOẠI LỖI SAI VỀ

CÂU CHỮ “ 了”

Chúng tôi kết hợp hai hình thức điều tra là điều tra tại một thời điểm theo diện rộng(cross-sectional) và điều tra theo thời gian (longitudinal) một vài cá thể, thông qua việc thuthập ngữ liệu nói và bài viết của người học ở các trình độ sơ cấp, trung cấp và cao cấp.Trên cơ sở ngữ liệu thu thập được, chúng tôi tiến hành phân loại lỗi sai liên quan đến trợ từ

“了” của người học Việt Nam, đồng thời tiến hành phân tích và giải thích nguyên nhân lỗi”sai dựa trên lý luận về so sánh đối chiếu, thụ đắc ngôn ngữ thứ hai, ngôn ngữ quá độ củangười học và lý luận tính phổ biến của ngôn ngữ

2.1 Kết quả điều tra

2.1.1 Điều tra diện rộng

Chúng tôi tiến hành thu thập bài viết và bài phiên dịch tiếng Hán từ tháng 2 năm 2003đến tháng 1 năm 2005 của người học Việt Nam tại trường Đại học Trung Sơn các bậc tiến

tu, cử nhân và cao học; bài viết và bài thi môn phiên dịch học kỳ 2 năm học 2003-2004 củasinh viên năm thứ 3 Khoa Ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc trường Đại học Ngoại ngữĐại học Quốc gia Hà Nội Tập hợp các câu liên quan đến trợ từ “了” , đơn vị tính là câu,”tuy nhiên có những câu “了” cùng lúc xuất hiện không chỉ một lần, vì thế chúng tôi coi mỗi”lần “了” xuất hiện được tính là một ví dụ Chúng tôi căn cứ vào lớp học của người học chia”trình độ đối tượng làm 3 loại là sơ cấp, trung cấp và cao cấp Kết quả điều tra được thể hiệndưới bảng sau:

Trình độ Số lượng đối tượng

Trang 18

2.1.2 Điều tra cá thể

Công việc điều tra cá thể chủ yếu thông qua hình thức ghi âm hội thoại, một phầnnhỏ cũng có khảo sát bài viết của đối tượng điều tra Đối tượng điều tra bao gồm 6 người,trong đó có 2 người đang ở giai đoạn đầu của trình độ sơ cấp, thời gian điều tra từ tháng 10năm 2004 đến tháng 12 năm 2004; 2 người đang ở giai đoạn giữa của trình độ trung cấp,thời gian điều tra từ tháng 11 năm 2004 đến tháng 4 năm 2005; 2 người đang ở giai đoạnsau của trình độ sơ cấp, thời gian điều tra từ tháng 3 năm 2005 đến tháng 7 năm 2005 Nộidung hội thoại chủ yếu là nói chuyện tự do, kể chuyện, có sự tham gia của người điều tra,đôi khi người điều tra dẫn dắt để đối tượng điều tra sử dụng trợ từ “了” Hai đối tượng đầu”chỉ là người học ở giai đoạn đầu của trình độ sơ cấp, mới học rất ít cấu trúc câu về “了” ,”chính vì thế những ví dụ có “了” của hai đối tượng này rất ít Bốn đối tượng sau được chia”làm hai nhóm, các nhóm tiến hành hội thoại và ghi âm riêng Có lúc có đối tượng vắng mặtkhông tham gia nên xuất hiện tình trạng cùng một nhóm nhưng số lần và thời gian ghi âmcủa các đối tượng không hoàn toàn giống nhau Ngoài ra, có đối tượng rất tích cực thamgia hội thoại, có đối tượng thì ngược lại, không chủ động nói, thậm chí khi trả lời câu hỏicũng dùng câu giản lược hoặc cử chỉ để biểu thị Chính vì thế, cùng một thời gian ghi âmnhưng có đối tượng thì số lượng ví dụ liên quan đến “了” nhiều, có đối tượng ít Kết quả”điều tra được thể hiện ở bảng dưới đây:

Thời gian ghi âm

Trang 19

giám sát lời nói của mình, người nói chú trọng đến hiệu quả giao tiếp mà không coi trọng

độ chính xác của các cấu trúc ngữ pháp và cách dùng từ Điều này ngược lại với những câuvăn được viết ra

Ngoài nguồn ngữ liệu ngữ liệu nói thu thập được, chúng tôi còn thu thập ngữ liệu bàiviết của ba đối tượng E, S, H và lựa chọn những câu liên quan đến “了” Mục đích của”việc thu thập ngữ liệu này là muốn so sánh tỉ lệ lỗi sai liên quan đến “了” trong ngữ liệu”nói và trong bài viết của những đối tượng này Kết quả khảo sát thể hiện dưới bảng sau:

của đối tượng khảo sát cá thể

Tỉ lệ lỗi sai

Số lượng ví

dụ về “了”

Số lượng lỗi sai

Tỉ lệ lỗi sai

Hình 2-1:Hình so sánh tỉ lệ lỗi sai trong bài viết và ngữ liệu nói của đối tượng các thể

Kết quả điều tra diện rộng và điều tra theo thời gian cho thấy tỉ lệ lỗi sai liên quanđến “了” trong tiếng Hán của người học Việt Nam tương đối cao Điều này liên quan mật”thiết đến tần suất sử dụng và độ khó thụ đắc của trợ từ “了” trong tiếng Hán Bảng 2-1 cho”thấy tỉ lệ lỗi sai của người có trình độ tiếng Hán trung cấp thấp hơn người có trình độ tiếng

Trang 20

Hán cao cấp Nguyên nhân tỉ lệ câu sai ở đối tượng cao cấp cao hơn đối tượng trung cấp có

thể có hai cách giải thích Thứ nhất, số lượng câu liên quan đến trợ từ “了” thu thập được ở”

đối tượng cao cấp cao hơn nhiều so với đối tượng trung cấp, vì vậy số lượng câu sai cũng

nhiều hơn Thứ hai, rất nhiều cấu trúc câu của trợ từ “了” người học được học ở giai đoạn”

trung cấp, vì thế ở giai đoạn này họ dễ dàng mô phỏng và sử dụng những cấu trúc câu này,

hơn nữa, giai đoạn trung cấp người học sử dụng những cấu trúc câu biểu đạt đơn giản hơn

giai đoạn cao cấp, vì thế lỗi sai ít hơn giai đoạn cao cấp

2.2 Phân loại lỗi sai

2.2.1 Các loại hình lỗi sai

Căn cứ vào nguồn ngữ liệu thu thập được, chúng tôi nhận thấy lỗi sai của người học

Việt Nam liên quan đến “了” chủ yếu bao gồm 4 loại chính như sau:”

(1) Thiếu trợ từ “了””(2) Thừa trợ từ “了””(3) Sử dụng nhầm trợ từ “了” với các từ khác”(4) Sử dụng trợ từ “了” sai vị trí”

Ngoài ra còn có một số lỗi sai xen kẽ kết hợp vài loại hình lỗi sai khác nhau, chúng

tôi liệt kê vào một loại thứ 5, gọi chung là loại hình lỗi sai khác Trong các loại hình lỗi sai,

tỉ lệ lỗi sai thiếu chữ “了” chiếm tỉ lệ cao hơn hẳn so với các loại lỗi sai khác Kết quả khảo”

sát các loại hình lỗi sai thể hiện dưới bảng sau:

Trang 21

Sơ đồ phân bố câu đúng và lỗi sai của “ 了”” trong ngữ liệu nói

48.6

4.1 2.5

44.8

遗漏 添加 误选 正确

Trang 22

Sơ đồ phân bố câu đúng và lỗi sai của “ 了”” trong

ngữ liệu viết

11.04

2.98 2.09 1.21 0.49

82.19

遗漏 添加 误选 错位 其他 正确

Kết quả thống kê cho thấy, bất kể là trong ngữ liệu nói hay trong ngữ liệu viết, tỉ lệlỗi sai thiếu chữ “了” đều cao hơn nhiều các loại lỗi sai khác Điều này liên quan mật thiết”đến sự khác biệt giữa “了” và các hình thức biểu đạt tương đương trong tiếng Việt Đề tài”

“Nghiên cứu trợ từ ‘了” trong tiếng Hán và một vài hình thức biểu đạt tương đương trong’tiếng Việt” của tác giả Nguyễn Hoàng Anh và Hà Lê Kim Anh đã khảo sát việc chuyểndịch 810 câu tiếng Hán có dùng “了” sang tiếng Việt Kết quả khảo sát trên cho thấy, số”lượng trợ từ “了” được dịch sang “đã”, “rồi” hoặc “đã…rồi” trong tiếng Việt là rất có hạn,”chỉ chiếm tỷ lệ 20,13% Trong khi đó có đến 79,87% các câu không được dịch sang “đã”,

“rồi” hoặc “đã…rồi” Xem xét các câu này của bản dịch tiếng Việt, các tác giả nhận thấynếu trong câu tiếng Việt xuất hiện các từ ngữ hay có ngữ cảnh biểu thị kết thúc hoặc báohiệu sự hoàn thành của động tác thì hoàn toàn có thể không cần, thậm chí là không thể có

sự xuất hiện của “đã”, “rồi” Điều này chứng tỏ “了” trong tiếng Hán có một phần tương”ứng với “đã”, “rồi”, và phần lớn là tương ứng với các từ ngữ khác hoặc khoảng trống từngữ trong tiếng Việt Đây chính là nguyên nhân vì sao trong khi nói và viết tiếng Hán,người học Việt Nam lại xuất hiện nhiều lỗi sai thiếu trợ từ “了” đến vậy.”

2.2.2 Sự phân bố lỗi sai trong các cấu trúc câu dùng“ ”了”

Chúng tôi khảo sát 28 cấu trúc câu dùng “了” của người học Việt Nam trong ngữ liệu”viết và ngữ liệu nói Vì loại hình lỗi sai vị trí và dùng sai từ đôi khi rất khó quy về một cấutrúc câu cụ thể, nên chúng tôi chỉ khảo sát các cấu trúc câu có xuất hiện hai loại hình lỗi sai

là thiếu “了” và thừa “ ”” 了” Kết quả khảo sát xin mời xem bảng 2-5 và bảng 2-6

Trang 23

Bảng 2-5:Tỉ lệ sử dụng và tỉ lệ lỗi sai các câu chữ “ ” 了” trong ngữ liệu viết

Lỗi sai

Tỉ lệ dùng Tỉ lệ sai

Số Ví dụ

Lỗi sai

Tỉ lệ dùng Tỉ lệ sai

Số Ví dụ

Lỗi sai

Tỉ lệ dùng Tỉ lệ sai Thiếu Thừa Thiếu Thừa Thiếu Thừa

S1 V+了”+O 28 10 2 12.07% 5.17% 80 16 4 14.60% 3.65% 181 38 13 18.80% 5.30% S2 V+了”+O+分句 6 2.59% 0.00% 26 1 1 4.74% 0.36% 90 4 9.35% 0.42% S3 连动句 4 1 1.72% 0.43% 2 1 0.36% 0.18% 5 0.52% 0.00% S4 V+了”+趋向” 1 1 0.43% 0.43% 10 2 1.82% 0.36% 8 3 0.83% 0.31% S5 V+了”+V 1 0.43% 0.00% 7 1 1.28% 0.18% 3 0.31% 0.00% S6 V+了”+动量” 5 3 2.16% 1.29% 9 1 1.64% 0.18% 10 1 1.04% 0.10% S7 V+了”+数量” 18 2 7.76% 0.86% 21 5 1 3.83% 1.09% 80 18 3 8.31% 2.18% S8 V+了”+时量” 7 2 3.02% 0.86% 19 4 3.47% 0.73% 24 7 1 2.49% 0.83% S9 存现句 1 1 0.43% 0.43% 4 0.73% 0.00% 4 2 0.42% 0.21% S10 过+了”+时量”+分句 5 2.16% 0.00% 20 3.65% 0.00% 18 1.87% 0.00% S11 V+了” 74 9 3 31.90% 5.17% 171 16 3 31.20% 3.47% 257 20 8 26.69% 2.91% S12 V+O+了” 17 5 2 7.33% 3.02% 32 3 5.84% 0.55% 53 2 5.50% 0.21% S13 V(+O)+了”+分句 12 1 5.17% 0.43% 23 2 4.20% 0.36% 69 1 7.17% 0.10% S14 V+了”+O/时量”+了” 4 1 1 1.72% 0.86% 7 2 2 1.28% 0.73% 4 2 0.42% 0.21% S15 V(+O)+时量”+了” 4 1.72% 0.00% 20 3.65% 0.00% 22 1 2.28% 0.10% S16 V+O+V+了”+时量” 2 0.86% 0.00% 0.00% 0.00% 1 1 0.10% 0.10% S17 时量”+没+V+了” 1 0.43% 0.00% 7 1 1.28% 0.18% 5 0.52% 0.00% S18 不+V+了” 10 1 2 4.31% 1.29% 28 1 1 5.11% 0.36% 39 3 2 4.05% 0.52% S19 没有+了” 5 1 1 2.16% 0.86% 6 1.09% 0.00% 17 1 1.77% 0.10% S20 别+V+了” 1 0.43% 0.00% 2 0.36% 0.00% 2 0.21% 0.00% S21 数量”+了” 2 1 0.86% 0.43% 7 1.28% 0.00% 6 0.62% 0.00% S22 快要/要/就要+V+了” 5 1 2.16% 0.43% 10 1.82% 0.00% 20 1 2.08% 0.10% S23 太+Adj+了” 8 1 3.45% 0.43% 12 2.19% 0.00% 16 1.66% 0.00% S24 Adj+极了” 2 0.86% 0.00% 8 1.46% 0.00% 15 1.56% 0.00% S25 肯定语气 3 1.29% 0.00% 11 2.01% 0.00% 7 2 0.73% 0.21% S26 通报语气 1 0.43% 0.00% 1 0.18% 0.00% 2 0.21% 0.00% S27 提议语气 2 0.86% 0.00% 4 0.73% 0.00% 3 0.31% 0.00% S28 V+了”+没有? 3 1.29% 0.00% 1 0.18% 0.00% 2 0.21% 0.00%

Tổng 232 41 11 548 56 12 963 103 31

Số

hiệ

Loại lỗi sai Sơ cấp Trung cấp

Số Lỗi sai Tỉ Tỉ Số Lỗi sai Tỉ Tỉ Thiếu Thừa Thiếu Thừa

Trang 24

Cấu trúc câu Tỉ lệ sai

Trang 25

Cấu trúc câu Tỉ lệ sai

Trang 26

Từ hai bảng biểu thứ tự trên có thể rút ra những nhận định sau:

1.Năm cấu trúc câu là S11“V+ ”了” , S1“V+了”+O”, S7“V+了”+数量” , S18“不+V+”

了” có tần suất xuất hiện và tần suất lỗi sai khá cao cả trong ngữ liệu nói và trong ngữ liệuviết Điều này chứng tỏ đây là những cấu trúc câu người học thường dùng, và cũng lànhững cấu trúc câu có độ khó cao, tương đối khó nắm bắt và khó sử dụng Từ bảng thứ tự

có thể thấy, S11“V+ ”了” có tần suất sử dụng cao hơn S1“V+了”+O”nhưng tần suất lỗi sailại thấp hơn S1, chứng tỏ độ khó của S11 thấp hơn S1

2 Những cấu trúc câu mang theo phân câu phía sau có tần suất sử dụng trong ngữ liệuviết nhiều hơn ngữ liệu nói Ví dụ trong ngữ liệu viết, S2“V+了”+O+分句 có tần suất xuất”hiện đứng thứ 5, trong khi đó thì thứ tự tần suất xuất hiện của cấu trúc câu này trong ngữliệu nói là thứ 9 Hay như S13“V(+O)+了”+分句 trong ngữ liệu viết có tần suất xuất”hiện đứng thứ 6, trong ngữ liệu nói thì tần suất xuất hiện của cấu trúc câu này đứng thứ 14.Điều này chứng tỏ trong ngữ liệu nói người học ít dùng những cấu trúc câu này Nguyênnhân có thể là do câu mang theo phân câu phía sau thường tương đối dài, nội dung biểu đạttương đối phức tạp Ngoài ra, trong ngữ liệu viết, tần suất sử dụng cấu trúc câu S2“V+了”+O+分句 có xu hướng tăng rõ rệt qua các cấp bậc trình độ của người học; cấu trúc câu”

Trang 27

S13“V(+O)+了”+分句” ở trình độ trung cấp và cao cấp cũng có xu hướng tăng tần suấtxuất hiện.

3 Trong ngữ liệu viết, hai cấu trúc câu S15“V(+O)+时量”+ ”了” và S10“过+了”+时量”+分句 có thứ tự tần suất xuất hiện đứng thứ 9, tuy nhiên tần suất lỗi sai chỉ là 0.03% và”0.00%, đứng cuối về tần suất lỗi sai Điều này chứng tỏ người học nắm bắt hai cấu trúc câunày tương đối tốt, mặc dù dùng nhiều nhưng rất ít xuất hiện lỗi sai

4.Trong ngữ liệu viết, tần suất xuất hiện của câu liên động S3 và câu tồn hiện S9 lầnlượt xếp thứ 19 và 24, tuy nhiên tần suất lỗi sai lại xếp thứ 13 và 12 Điều này chứng tỏngười học tương đối khó khăn khi nắm bắt và sử dụng hai cấu trúc câu này

Dưới đây chúng tôi liệt kê bảng phân bố tần suất sử dụng và tần suất lỗi sai trong ngữliệu viết và ngữ liệu nói của các cấu trúc câu “了” thường dùng.”

liệu nói

Ngữ liệu viết

Ngữ liệu nói

Ngữ liệu viết

Trang 29

2.2.3 Khảo sát lỗi sai thiếu trợ từ“ ” 了” trong các cấu trúc câu

Trước hết chúng ta cùng xem tình hình lỗi sai thiếu trợ từ “了” trong các loại cấu trúc”câu, cụ thể ở bảng 2-10

Số lần Tần suất Số lần Tần suất Số lần Tần suất

Lỗi sai thiếu “ 了” /tổng lỗi sai ” 41/232 17.67% 56/548 10.22% 103/963 10.70%

Kết quả thống kê ở bảng 2-10 cho thấy, lỗi sai thiếu trợ từ “了” xuất hiện trong 22”cấu trúc câu, phạm vi xuất hiện khá rộng, tần số lỗi sai tương đối cao Tỉ lệ lỗi sai ở giaiđoạn cơ sở cao hơn hẳn hai giai đoạn trung cấp cao cấp Giai đoạn trung cấp và cao cấp có

tỉ lệ lỗi sai tương đương nhau Điều này cho thấy có những cấu trúc câu trong giai đoạn sơcấp xuất hiệnn khá nhiều lỗi sai, đến giai đoạn trung cấp và sau trung cấp thì lỗi sai giảm

Trang 30

đáng kể, chứng tỏ độ khó tương đối thấp; có những cấu trúc câu từ giai đoạn sơ cấp đếntrung cấp và thậm chí giai đoạn cao cấp vẫn tồn tại lỗi sai, chứng tỏ độ khó cao.

Tiếp tục đi sâu phân tích chúng tôi thấy, ngoài hai cấu trúc câu có tỉ lệ lỗi sai cao nhất

là S1 và S11, thì tỉ lệ lỗi sai của các cấu trúc câu từ S2 đến S9 cao hơn các cấu trúc câu từS12 đến S22 Tỉ lệ lỗi sai của S1 cao nhất, sau đó là S11, lỗi sai xuất hiện ở cả ba giai đoạn

là sơ trung và cao cấp Chỉ có điều khác biệt là lệ lỗi sai của S11 có xu hướng giảm dần,trong khi tỉ lệ lỗi sai của S1 lại có biểu đồ phát triển gấp khúc, từ giai đoạn sơ cấp đến giaiđoạn trung cấp có chiều hướng giảm, nhưng đến giai đoạn cao cấp lại có xu hướng tăng.Điều này chứng tỏ tuy tỉ lệ lỗi sai của S1 và S11 đều cao, nhưng độ khó của S1 lớn hơnS11

Có những cấu trúc câu xuất hiện lỗi sai thiếu “了” trong cả ba giai đoạn, tỉ lệ lỗi sai”cũng không hề thấp, ví dụ như S4“V+了”+趋向” 、S6“V+了”+” 动量” 、S7“V+了”+” 数量” 、”S8“V+了”+时量” 、S13“V(+O)+了”+” 分句 、S14“V+了”+O/时量”+了””、S18“不+V+”

了” Điều này chứng tỏ những cấu trúc câu này tương đối khó thụ đắc

Có những cấu trúc câu giai đoạn sơ trung cấp xuất hiện lỗi sai thiếu “了” , đến giai”đoạn cao cấp thì không còn lỗi sai nữa Ví dụ S3 câu liên động、S12“V+O+ ”了” Trong đócấu trúc câu S12 ở giai đoạn sơ cấp có tỉ lệ lỗi sai tương đối cao, đến giai đoạn trung cấpgiảm đáng kể, đến giai đoạn cao cấp thì không còn lỗi sai nữa Chứng tỏ hai cấu trúc câunày có độ khó tương đối thấp

Có những cấu trúc câu chỉ xuất hiện lỗi sai thiếu “了” ở giai đoạn sơ cấp, ví dụ như”S19“没有+ ”了” , S21“数量”+ ”了” , S23“太+Adj+了”” Chứng tỏ những cấu trúc câu này có

độ khó thấp, đến giai đoạn trung cấp hầu hết đều được người học thụ đắc

Về hình thức kết cấu, trong các cấu trúc câu từ S1 đến S9 “了” đều dùng sau động từ”

và trước thành phần kết hợp với động từ Trong tiếng Việt, phó từ “đã” đứng trước động từ,còn phó từ “rồi” đứng ở cuối câu Vì thế, từ góc độ tri nhận mà nói, người học Việt Namthụ đắc trợ từ động thái “了” đứng giữa động từ và các thành phần khác sẽ khó hơn là thụ”đắc trợ từ ngữ khí đứng ở cuối câu “了” Kết quả nghiên cứu đối chiếu trợ từ “ ”” 了” trongtiếng Hán với một số hình thức tương đương trong tiếng Việt của Nguyễn Hoàng Anh chothấy, trong rất nhiều cấu trúc câu “了” không có hình thức từ vựng tương đương trong”tiếng Việt, ví dụ S4“V+了”+趋向” , S5“V+了”+V”, S6“V+了”+” 动量” , S9 存现句, S18“不”+V+了” Chính vì lý do này, người học dễ chịu ảnh hưởng chuyển di tiêu cực của tiếng mẹ

đẻ dẫn đến việc xuất hiện hàng loạt lỗi sai thiếu trợ từ “了” ”

Trang 31

Hình 2-8:Biểu đồ phân bố lỗi sai thiếu “ ” 了” từ S1 đến S9 trong ngữ liệu viết

Tình hình lỗi sai thiếu“ 了”” từ S1 đến S9 trong ngữ liệu viết

Tình hình lỗi sai thiếu“ 了”” từ S11 đến S25 trong ngữ liệu viết

Tình hình phân bố lỗi sai thiếu “了” trong các cấu trúc câu thuộc ngữ liệu ngữ liệu”nói được thể hiện trong bảng 2-11:

Trang 32

Bảng 2-11:Số lượng và tần suất lỗi sai thiếu “ ” 了” trong các cấu trúc câu ngữ liệu nói

rõ rệt, còn cấu trúc câu S11 từ giai đoạn sơ cấp đến giai đoạn trung cấp giảm vừa phải

Bảng 2-11 còn thể hiện, trong ngữ liệu ngữ liệu nói, tần suất lỗi sai thiếu “了” ở”một số cấu trúc câu có sự chênh lệch khá lớn giữa giai đoạn sơ cấp và trung cấp Ví dụ nhưnhững cấu trúc câu S1“V+了”+O”, S2“V+了”+O+分句”, S4“V+了”+趋向””, S12“V+O+了””,S18“不+V+了””, S22“快要/要/就要+V+了”” Trong đó, tần suất lỗi sai thiếu “ ”了” từ giai

Trang 33

đoạn sơ cấp đến trung cấp của S2 và S4 có xu hướng tăng dần Còn S1, S12, S18, S22 tuy

có tần suất lỗi sai thiếu “了” khá lớn nhưng từ giai đoạn sơ cấp đến trung cấp thì lại có xu”hướng giảm rõ rệt Ngoài ra, một số cấu trúc câu ở cả giai đoạn sơ cấp và trung cấp đều cótần suất lỗi sai thiếu “了” rất cao, ví dụ như S7“V+了”+数” 量””, S10“过+了”+时量”+分句 ,”S18“不+V+ ”了” , S19“没有+ ”了”

Hình lỗi sai thiếu “ 了”” trong ngữ liệu nói

2.2.4 Khảo sát lỗi sai thừa“ ” 了” trong các cấu trúc câu

Tình hình lỗi sai thừa “了” ở các cấu trúc câu trong ngữ liệu ngữ liệu nói và ngữ liệu”viết được thể hiện trong bảng thống kê dưới đây:

Ngày đăng: 05/02/2014, 22:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. 趋在均 (2003), 《趋趋趋生趋趋趋趋“了”的常趋偏趋分析》《 趋趋趋趋》(4)。 Sách, tạp chí
Tiêu đề:
Tác giả: 趋在均
Năm: 2003
6. 何黎金英 (2006),《越南趋生趋趋“了”的趋得趋究》,中山大趋,博士趋位趋文。 Sách, tạp chí
Tiêu đề:
21. 余又趋. 英趋趋趋趋趋法趋趋趋趋趋“了”的趋趋.趋以英趋趋母趋者的趋趋趋趋趋究22. 趋立江(1997),《留趋生“了”的趋得趋程考察趋分析》,《趋言趋趋趋趋究》,(2) 。 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 了”的趋趋.趋以英趋趋母趋者的趋趋趋趋趋究22. 趋立江(1997),《留趋生“了
24. 趋世趋、沈家煊 (1984),《趋趋“了”字趋英趋相趋的趋法》,《趋言趋究》,(6)。 Sách, tạp chí
Tiêu đề:
30. Diệp Quang Ban (2005), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2005
31. Cao Xuân Hạo (1985), Về ý nghĩa thì và thể trong tiếng Việt.Ngôn ngữ,(5) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ
Tác giả: Cao Xuân Hạo
Năm: 1985
32. Do-Hurinville Danh Thành (2007), Tính đơn nghĩa của “đã” trong tiếng Việt so sánh với các thì trong tiếng Pháp. Ngôn ngữ,(1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: đã” trong tiếng Việt so sánh với các thì trong tiếng Pháp." Ngôn ngữ
Tác giả: Do-Hurinville Danh Thành
Năm: 2007
33. Đinh Văn Đức (1986), Ngữ pháp tiếng Việt. Từ loại, NXB trung học chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt. Từ loại
Tác giả: Đinh Văn Đức
Nhà XB: NXB trung học chuyên nghiệp
Năm: 1986
34. Đỗ Hữu Châu (2000), Đại cương ngữ dụng học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngữ dụng học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2000
35. Hoàng Trọng Phiến-Nguyễn Anh Quế-Phạm Thị Thành (1976), Giáo trình lý thuyết tiếng Việt, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lý thuyết tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Trọng Phiến-Nguyễn Anh Quế-Phạm Thị Thành
Năm: 1976
36. Nguyễn Kim Thản (1997), Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Kim Thản
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1997
37. Nguyễn Minh Thuyết (1995), Các tiền phó từ chỉ thời, thể trong tiếng Việt .Ngôn ngữ, ( 2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ
Tác giả: Nguyễn Minh Thuyết
Năm: 1995
38. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Ngữ pháp tiếng Việt, Tiếng-từ ghép-đoản ngữ, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt, Tiếng-từ ghép-đoản ngữ
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp
Năm: 1975
39. Nguyễn Văn Thành (2001) Tiếng Việt hiện đại (Từ pháp học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt hiện đại
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
40. Trần Kim Phượng (2004), Những trường hợp không thể dùng phó từ “đã” trong tiếng Việt, Ngôn ngữ và đời sống,(5) Sách, tạp chí
Tiêu đề: đã” trong tiếng Việt, "Ngôn ngữ và đời sống
Tác giả: Trần Kim Phượng
Năm: 2004
41. Trần Kim Phượng (2004), Những nhân tố ảnh hưởng tới ý nghĩa thể của phó từ “đã” trong tiếng Việt, Ngôn ngữ,(5)Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: đã” trong tiếng Việt, "Ngôn ngữ
Tác giả: Trần Kim Phượng
Năm: 2004
41. Ellis, R. 1985 Understanding Second Language Acquisition. Oxford University Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: Understanding Second Language Acquisition
1. 房玉趋(1980),《趋外趋趋生的病句看趋代趋趋的趋趋范趋》,《趋言趋趋趋趋究》, (3)。 Khác
2. 房玉趋(2001),《趋用趋趋趋法》,北京大趋出版社。 Khác
3. 傅雨趋(1999),《趋代趋趋趋法趋》,趋趋高等趋育出版社。 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1-1: 28 cấu trúc câu chữ “了” trong tiếng Hán hiện đại - PHÂN TÍCH lỗi SAI của học SINH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH sử DỤNG câu CHỮ “了” TRONG TIẾNG hán HIỆN đại
Bảng 1 1: 28 cấu trúc câu chữ “了” trong tiếng Hán hiện đại (Trang 9)
Bảng 2-1:Bảng tỉ lệ lỗi sai về “了” trong bài viết của người học 3 - PHÂN TÍCH lỗi SAI của học SINH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH sử DỤNG câu CHỮ “了” TRONG TIẾNG hán HIỆN đại
Bảng 2 1:Bảng tỉ lệ lỗi sai về “了” trong bài viết của người học 3 (Trang 20)
Bảng 2-2:Bảng tỉ lệ lỗi sai liên quan đến “了” trong ngữ liệu nói của người học Việt Nam - PHÂN TÍCH lỗi SAI của học SINH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH sử DỤNG câu CHỮ “了” TRONG TIẾNG hán HIỆN đại
Bảng 2 2:Bảng tỉ lệ lỗi sai liên quan đến “了” trong ngữ liệu nói của người học Việt Nam (Trang 21)
Bảng 2-3:Bảng tỉ lệ lỗi sai liên quan đến “了” trong ngữ liệu nói và bài viết của đối tượng khảo sát cá thể - PHÂN TÍCH lỗi SAI của học SINH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH sử DỤNG câu CHỮ “了” TRONG TIẾNG hán HIỆN đại
Bảng 2 3:Bảng tỉ lệ lỗi sai liên quan đến “了” trong ngữ liệu nói và bài viết của đối tượng khảo sát cá thể (Trang 22)
Bảng 2-4:Bảng phân bố các loại hình lỗi sai về “了”của người học Việt Nam - PHÂN TÍCH lỗi SAI của học SINH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH sử DỤNG câu CHỮ “了” TRONG TIẾNG hán HIỆN đại
Bảng 2 4:Bảng phân bố các loại hình lỗi sai về “了”của người học Việt Nam (Trang 23)
Hình 2-2:Sơ đồ phân bố câu đúng và lỗi sai của “了” trong ngữ liệu nói - PHÂN TÍCH lỗi SAI của học SINH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH sử DỤNG câu CHỮ “了” TRONG TIẾNG hán HIỆN đại
Hình 2 2:Sơ đồ phân bố câu đúng và lỗi sai của “了” trong ngữ liệu nói (Trang 24)
Hình 2-3:Sơ đồ phân bố câu đúng và lỗi sai của “了” trong ngữ liệu viết - PHÂN TÍCH lỗi SAI của học SINH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH sử DỤNG câu CHỮ “了” TRONG TIẾNG hán HIỆN đại
Hình 2 3:Sơ đồ phân bố câu đúng và lỗi sai của “了” trong ngữ liệu viết (Trang 24)
Bảng 2-5:Tỉ lệ sử dụng và tỉ lệ lỗi sai các câu chữ “了” trong ngữ liệu viết - PHÂN TÍCH lỗi SAI của học SINH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH sử DỤNG câu CHỮ “了” TRONG TIẾNG hán HIỆN đại
Bảng 2 5:Tỉ lệ sử dụng và tỉ lệ lỗi sai các câu chữ “了” trong ngữ liệu viết (Trang 26)
Bảng 2-7:Thứ tự tỉ lệ dùng và tỉ lệ lỗi sai các cấu trúc câu dùng “了” trong ngữ liệu viết - PHÂN TÍCH lỗi SAI của học SINH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH sử DỤNG câu CHỮ “了” TRONG TIẾNG hán HIỆN đại
Bảng 2 7:Thứ tự tỉ lệ dùng và tỉ lệ lỗi sai các cấu trúc câu dùng “了” trong ngữ liệu viết (Trang 27)
Bảng 2-6: Tỉ lệ dùng và tỉ lệ lỗi sai các cấu trúc câu dùng “了” trong ngữ liệu nói - PHÂN TÍCH lỗi SAI của học SINH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH sử DỤNG câu CHỮ “了” TRONG TIẾNG hán HIỆN đại
Bảng 2 6: Tỉ lệ dùng và tỉ lệ lỗi sai các cấu trúc câu dùng “了” trong ngữ liệu nói (Trang 27)
Bảng 2-8:Thứ tự tần suất xuất hiện và tần suất lỗi sai các cấu trúc câu dùng “了” trong ngữ liệu nói - PHÂN TÍCH lỗi SAI của học SINH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH sử DỤNG câu CHỮ “了” TRONG TIẾNG hán HIỆN đại
Bảng 2 8:Thứ tự tần suất xuất hiện và tần suất lỗi sai các cấu trúc câu dùng “了” trong ngữ liệu nói (Trang 29)
Bảng 2-9:Bảng phân bố tần suất sử dụng và tần suất lỗi sai các cấu trúc câu“了”thường dùng - PHÂN TÍCH lỗi SAI của học SINH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH sử DỤNG câu CHỮ “了” TRONG TIẾNG hán HIỆN đại
Bảng 2 9:Bảng phân bố tần suất sử dụng và tần suất lỗi sai các cấu trúc câu“了”thường dùng (Trang 31)
Bảng 2-11:Số lượng và tần suất lỗi sai thiếu “了” trong các cấu trúc câu ngữ liệu nói - PHÂN TÍCH lỗi SAI của học SINH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH sử DỤNG câu CHỮ “了” TRONG TIẾNG hán HIỆN đại
Bảng 2 11:Số lượng và tần suất lỗi sai thiếu “了” trong các cấu trúc câu ngữ liệu nói (Trang 36)
Hình 2-10:Hình phân bố lỗi sai thiếu “了” ở các cấu trúc câu trong ngữ liệu nói - PHÂN TÍCH lỗi SAI của học SINH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH sử DỤNG câu CHỮ “了” TRONG TIẾNG hán HIỆN đại
Hình 2 10:Hình phân bố lỗi sai thiếu “了” ở các cấu trúc câu trong ngữ liệu nói (Trang 37)
Bảng 2-12 cho thấy, trong ngữ liệu viết, lỗi sai thừa “ 了 ” xuất hiện ở 10 cấu trúc  câu,  phạm vi và tần suất lỗi sai đều nhỏ hơn lỗi sai thiếu “ 了” rất nhiều - PHÂN TÍCH lỗi SAI của học SINH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH sử DỤNG câu CHỮ “了” TRONG TIẾNG hán HIỆN đại
Bảng 2 12 cho thấy, trong ngữ liệu viết, lỗi sai thừa “ 了 ” xuất hiện ở 10 cấu trúc câu, phạm vi và tần suất lỗi sai đều nhỏ hơn lỗi sai thiếu “ 了” rất nhiều (Trang 38)
Bảng  4-13:Số lần và tần suất lỗi sai thừa “了” trong ngữ liệu nói - PHÂN TÍCH lỗi SAI của học SINH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH sử DỤNG câu CHỮ “了” TRONG TIẾNG hán HIỆN đại
ng 4-13:Số lần và tần suất lỗi sai thừa “了” trong ngữ liệu nói (Trang 39)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w