Chính sự phong phú cả về hình thức và nội dung của động từ trùng điệp nói chung, cũng như động từ trùng điệp trong tiếng Hán nói riêng đã khích lệ chúng tôi xúc tiến nghiên cứu đề tài nà
Trang 1MỤC LỤC
Dẫn luận
0.1 Lí do lựa chọn đề tài 2
0.2 Phạm vi nghiên cứu và nguồn ngữ liệu 2
0.3 Mục tiêu nghiên cứu 3
0.4 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
0.5 Phương pháp nghiên cứu 3
0.6 Đóng góp của đề tài 3
0.7 Cấu trúc của đề tài 4
1 Những vấn đề liên quan đến đề tài 5
1.1 Hiện tượng trùng điệp trong tiếng Hán 5
1.1.1 Vấn đề chung 5
1.1.2 Vấn đề ngữ âm của động từ trùng điệp 6
1.1.3 Tầm quan trọng của hiện tượng động từ trùng điệp trong tiếng Hán 6
1.2.1 Vấn đề chung 6
1.2.2 Vấn đề ngữ âm của động từ trùng điệp (dạng láy của động từ) 7
1.2.3 Tầm quan trọng của hiện tượng động từ trùng điệp trong tiếng Việt 8
2 Đối chiếu động từ trùng điệp trong tiếng Hán và tiếng Việt 9
2.1 Hình thức ngữ pháp 9
2.2 Phạm vi trùng điệp 12
2.3 Ý nghĩa ngữ pháp 16
Chúng tôi khảo sát các ví dụ sau: 16
2.4 Công năng ngữ pháp 17
3 Khảo sát những lỗi sai thường gặp và phương pháp giảng dạy 20
3.1 Phân loại 20
3.2 Đề xuất phương pháp giảng dạy 20
Kết luận… ……… 22
Tài liệu tham khảo ……… 23
Trang 2ĐỘNG TỪ TRÙNG ĐIỆP TRONG TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI
(SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT NHẰM MỤC ĐÍCH GIẢNG DẠY)
Dẫn luận 0.1 Lí do lựa chọn đề tài
Tiếng Hán hiện đại (sau gọi tắt là tiếng Hán) là một ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập phân tích tính Nó vừa có cấu trúc chặt chẽ thể hiện độ lí tính cao, vừa phong phú về hình thức biểu đạt thể hiện sự tinh tế trong nhận thức Trong tiếng Hán, hiện tượng “Trùng điệp”
là một phạm trù ngữ pháp thông dụng, bao gồm cả hình thức trùng điệp toàn phần và hình thức trùng điệp bộ phận Mỗi một hình thức lại có nhiều cách biểu đạt khác nhau Và với mỗi cách biểu đạt khác nhau lại hàm chứa một góc nhìn, một sắc thái riêng biệt về ngữ nghĩa cũng như công năng ngữ pháp Chính sự phong phú cả về hình thức và nội dung của động từ trùng điệp nói chung, cũng như động từ trùng điệp trong tiếng Hán nói riêng đã khích lệ chúng tôi xúc tiến nghiên cứu đề tài này
Ngoài ra, mối giao lưu hợp tác đa phương diện giữa Việt Nam và Trung Quốc đang ngày càng được mở rộng và phát triển, việc học tập nghiên cứu tiếng Hán đối với người Việt Nam cũng như việc học tập nghiên cứu tiếng Việt đối với người Trung Quốc đã trở thành nhu cầu hết sức cần thiết giúp cho hai nước có điều kiện trao đổi và hiểu biết lẫn nhau Nghiên cứu các hình thức động từ trùng điệp trong tiếng Hán, cũng như tiến hành so sánh với tiếng Việt
ở một chừng mực nhất định, từ đó vận dụng vào dạy học ngoại ngữ là một trong những nội dung quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả học tập và nghiên cứu tiếng Hán và tiếng Việt
Với những lí do nêu trên, đề tài “Động từ trùng điệp trong tiếng Hán hiện đại (So
sánh với tiếng Việt nhằm mục đích giảng dạy) mà chúng tôi thực hiện với hy vọng sẽ có
những đóng góp nhất định về lí luận nghiên cứu cơ bản của ngôn ngữ, về đối chiếu ngôn ngữ Hán-Việt, đồng thời cũng đáp ứng được phần nào nhu cầu thực tiễn học tập của một bộ phận sinh viên Việt Nam, Trung Quốc
0.2 Phạm vi nghiên cứu và nguồn ngữ liệu
Do điều kiện khảo sát có hạn, ngữ liệu khảo sát được chúng tôi sử dụng trong đề tài chủ yếu là các hình thức động từ trùng điệp trong một số tác phẩm văn học hiện đương đại Trung Quốc Khi cần thiết chúng tôi cũng dùng thêm một số ví dụ từ kho hoc liệu của Trường Đại học Bắc kinh và Đại học sư phạm Hoa Trung, cũng như đôi chỗ có sử dụng lại một số ví dụ của các học giả đi trước Trong trường hợp thuyết minh một số vấn đề đơn giản, chúng tôi cũng có sử dụng bổ sung cả các ví dụ tự lập (có sự kiểm chứng của các giáo sư Ngôn ngữ học người bản xứ) Các ví dụ được sử dụng, chúng tôi đều trích dẫn đầy đủ nguồn ngữ liệu Những
ví dụ không có trích dẫn nguồn ngữ liệu chủ yếu thuộc về loại tự lập bổ sung Về phần lý luận chung, chúng tôi chủ yếu sử dụng hai cuốn “实用现代汉语语法” (Thực dụng hiện đại Hán
Trang 3ngữ ngữ pháp) do刘月华 (Lưu Nguyệt Hoa) chủ biên, năm 2009 và “汉语动词用法词典” (Từ điển cách dùng động từ trong tiếng Hán) do孟琮 (Mạnh Tông) chủ biên, năm 2005
Khi liên hệ với tiếng Việt, ngữ liệu sử dụng chính của chúng tôi trong phần này chủ yếu vẫn là các giáo trình ngữ pháp tiếng Việt do các nhà nghiện cứu Việt ngữ học, Ngôn ngữ học Việt Nam biên soạn được xuất bản từ năm 1978 đến nay Bên cạnh đó chúng tôi cũng khảo sát một số tác phẩm văn học Việt Nam để tìm các cấu trúc động từ trùng điệp trong tiếng Việt thường dùng
Vận dụng kết quả nghiên cứu vào giảng dạy, chúng tôi chủ yếu chọn đối tượng học tập là sinh viên học tiếng Hán và học tiếng Việt tại Đông Phương học Trường Đại học Lạc Hồng
Hy vọng với phạm vi nghiên cứu trên đủ giúp chúng tôi có được ngữ liệu và cơ sở để đưa ra những kết luận khoa học về các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu
0.3 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài mong muốn góp phần miêu tả một cách toàn diện bức tranh tổng quan về các hình thức động từ trùng điệp trong tiếng Hán hiện đại, đồng thời chỉ ra được những điểm tương đồng và khác biệt giữa các hình thức động từ trùng điệp của tiếng Hán và tiếng Việt, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Hán, tiếng Việt như một ngoại ngữ
0.4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài cần phải thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Trên cơ sở khảo sát ngữ liệu, thống kê và miêu tả các hình thức động từ trùng điệp trong tiếng Hán
Liên hệ với tiếng Việt, tìm ra được những điểm tương đồng và khác biệt trong các hình thức động từ trùng điệp của tiếng Hán và tiếng Việt
Vận dụng kết quả nghiên cứu để phân tích lỗi sai của người học, đề xuất những kiến nghị thiết thực nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy, học tiếng Hán và tiếng Việt như một ngoại ngữ
0.5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện những nhiệm vụ trên, đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Thống kê ngữ liệu trên tác phẩm văn học, phân tích và miêu tả cấu trúc của các hình thức động từ trùng điệp tiếng Hán
Trên cơ sở các hình thức động từ trùng điệp tiếng Hán đối chiếu với tiếng Việt để rút ra những điểm tương đồng và khác biệt
Khảo sát lỗi sai của học sinh khi sử dụng các hình thức biểu đạt dạng láy của động từ Diễn giải và quy nạp để rút ra một số kết luận trong đề tài
0.6 Đóng góp của đề tài
Đề tài đã đưa ra một bức tranh tổng thể về các hình thức động từ trùng điệp trong tiếng Hán, trong đó có giới thiệu khá chi tiết về hình thức, phạm vi, ý nghĩa ngữ pháp, công năng ngữ pháp của động từ trùng điệp Chỉ ra được những điểm tương đồng và khác biệt cơ bản về hiện tượng động từ trùng điệp giữa tiếng Hán và tiếng Việt Những ứng dụng kết quả nghiên
Trang 4cứu trong dạy học tiếng Hán và tiếng Việt như một ngoại ngữ cho sinh viên Việt Nam, Trung Quốc cũng là một trong những đóng góp của đề tài
0.7 Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia làm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung liên quan đến đề tài
Chương 2: Đối chiếu hiện tượng động từ trùng điệp tiếng Hán với tiếng Việt
Chương 3: Khảo sát các lỗi sai thường gặp và đề xuất phương pháp giảng dạy
Trang 51 Những vấn đề liên quan đến đề tài
1.1 Hiện tượng trùng điệp trong tiếng Hán
Hiện tượng trùng điệp trong tiếng Hán là một vấn đề quan trọng trong việc nghiên cứu tiếng Hán Trong đó, động từ trùng điệp cũng một trong những hiện tượng ngữ pháp quan trọng đã được nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ học, Hán ngữ học dày công nghiên cứu Trên
cở sở kế thừa những thành quả khoa học của các bậc tiền nhân, chúng tôi tiến hành thu thập, thống kê, phân tích, đối chiếu giữa hai ngôn ngữ Hán - Việt và đưa ra những quan điểm riêng của cá nhân
1.1.1 Vấn đề chung
Hiện tượng trùng điệp trong tiếng Hán là một thủ pháp của phương thức biểu đạt ngữ pháp Trùng điệp là một loại phương thức cấu tạo từ như là “妈妈、看看、个个、清清楚 楚”. Từ“清清楚楚”là do từ“清楚”trùng điệp tạo thành Khi nghiên cứu hiện tượng trùng điệp trong tiếng Hán, chúng ta cần chú ý các phương diện sau đây:
(1) Loại hình kết cấu của hiện tượng trùng điệp và đặc trưng về ngữ âm như là trọng
âm, biến điệu
(2) Sự khác biệt về công năng ngữ pháp của động từ và động từ trùng điệp
(3) Ý nghĩa ngữ pháp của hiện tượng trùng điệp
Bàn đến vấn đề trùng điệp của động từ, đầu tiên chúng ta cần phải phân biệt rõ giữa hai khái niệm trùng điệp và lặp lại Trùng điệp là một hiện tượng thay đổi hình thái của từ vựng, thông qua sự thay đổi về hình thái dẫn đến sự thay đổi ít nhiều về mặt ý nghĩa Trong khi đó, lặp lại là kỹ xảo của việc sử dụng ngôn ngữ, thuộc về phong cách tu từ, dùng hình thức này
để làm tăng thêm sắc thái tu từ và ngữ khí cho câu Ví dụ như:
“看看”“听听”“想想” là hiện tượng trùng điệp động từ đơn âm tiết; “哭,哭, 哭!除了哭你还能干什么?”“玩儿,玩儿,玩儿!就知道玩儿!” lại là sự lặp lại của từ ngữ
Mặt khác, chúng ta cũng cần phân rõ hai khái niệm về “trùng điệp” và “từ điệp” Trùng điệp là một phương thức ngữ pháp mà tù một từ gốc (còn gọi là từ cơ sở) được lặp lại
Ví dụ như hình thức trùng điệp của từ “看”là “看看” 、“看一看” Còn từ điệp lại thuộc về phương thức cấu tạo từ, do hai tự (từ đơn) hợp thành và biểu đạt một ý nghĩa nhất định
Trong tiếng Hán, bất luận là từ đơn âm tiết hay là từ đa âm tiết thì chúng không những
có hình thức trùng điệp cơ bản mà còn có thêm một số hình thức biến thể Trùng điệp từ loại trong tiếng Hán rất đa dạng, phạm vi sử dụng rộng, ý nghĩa biểu đạt của sau khi trùng điệp phong phú
Tuy nhiên, do trình độ có hạn nên trong bài nghiên cứu này, chúng tôi chủ yếu thảo luận
về hiện tượng động từ trùng điệp trong tiếng Hán Thông qua việc khảo sát động từ trùng điệp một cách toàn diện từ nhiều góc độ, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về bản chất cũng như
Trang 6tác dụng của hiện tương ngữ pháp này Từ đó tiến hành đối chiếu với tiếng Việt và đưa ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ Hán – Việt
1.1.2 Vấn đề ngữ âm của động từ trùng điệp
(1) Trùng điệp hoàn toàn
Động từ đơn âm tiết, sau khi trùng điệp thì âm tiết thứ hai (tức là phần được trùng điệp)
sẽ mang thanh nhẹ (khinh thanh) Nếu động từ mang thanh ba thì âm tiết đầu nói chung sẽ biến thành thanh hai, âm tiết thứ hai sẽ đọc thanh nhẹ Ví dụ như “看看”、“听听” 、
Đối với động từ song âm tiết, thì hình thức trùng điệp thì sẽ có dạng “ABAB” (A và B
là hai âm tiết riêng biệt của động từ song âm tiết) Loại động từ này, sau khi trùng điệp, thì trọng âm sẽ nằm ở âm tiết đầu tiên (âm tiết A); thứ âm sẽ nằm ở âm tiết thứ ba (âm tiết A- phần trùng điệp); âm tiết thứ hai (âm tiết B)và âm tiết thứ tư (âm tiết B – phần trùng điệp) sẽ mang thanh nhẹ (khinh thanh) Ví dụ như: “讨论讨论”、“研究研究”
(2) Trùng điệp bộ phận
Đối với hình thức trùng điệp này sẽ có dạng là “ABB” (A và B là hai âm tiết riêng biệt của động từ song âm tiết) Hình thức trùng điệp này chỉ sử dụng cho động từ song âm tiết dạng li hợp Loại này, sau khi trùng điệp, thì trọng âm nằm ở âm tiết thứ nhất (âm tiết A) và
âm tiết thứ hai (âm tiết B); âm tiết thứ ba (âm tiết B – phần trùng điệp) sẽ mang thanh nhẹ (khinh thanh) Ví dụ như “散散步”、“聊聊天”
1.1.3 Tầm quan trọng của hiện tượng động từ trùng điệp trong tiếng Hán
Ngôn ngữ chính là công cụ giao tiếp hiệu quả nhất trong quá trình giao tiếp của nhân loại Vì vậy, Ngôn ngữ không những cần phải được sử dụng một cách chuẩn xác mà còn phải linh hoạt, hàm súc Việc sắp xếp và trau chuốt từ ngữ, câu cú có nhiều phương thức mà trong những phương thức đó thì không thể thiếu phương thức trùng điệp từ loại, nhất là trùng điệp động từ
Bản thân chúng tôi, trong quá trình dạy và học cũng đã gặp phải khá nhiều tác phẩm văn học mà trong đó dù ít dù nhiều đều có sự hiện diện của hiện tượng trùng điệp động từ Qua việc khảo sát qua các bộ sách giáo khoa tiếng Hán được dùng khá phổ biến trong các Trường dạy Hán ngữ trong ngoài nước như là 《现代中级汉语教程》、《现代汉语高级教 程》 , Chúng tôi phát hiện rằng trong các bộ sách này sự xuất hiện của hình thức trùng điệp
là rất nhiều và cũng là phần ngữ pháp tương đối khó đối với người nước ngoài học tiếng Hán Mỗi khi đọc đến những câu có sự hiện diện của hình thức trùng điệp động từ, chúng ta đều cảm thấy những câu đó có âm tiết, tiết tấu nhẹ nhàng, sinh động như thể là chính mắt nhìn thấy, làm cho câu mang đậm tính hình tượng
1.2 Hiện tượng trùng điệp trong tiếng Việt
1.2.1 Vấn đề chung
Trang 7Hiện tượng trùng điệp (còn gọi là dạng láy) là một đơn vị ngữ pháp do từ ngữ được lặp lại mà thành Đơn vị ngữ pháp này giống như ngữ, tuy nhiên, ngữ là đơn vị cấu thành do hình thức “ghép từ”, tức là kết hợp một hoặc hai từ đơn thành một tử đa âm tiết ví dụ như:
(1a)Chiếc áo này hơi nhỏ
Ví dụ (1a), (2a) là ngữ; (1b), (2b) là hình thức trùng điệp (dạng láy)
Khi nghiên cứu hiện tượng trùng điệp trong tiếng Việt, chúng ta cần phải phân biệt rõ các khái niệm từ láy (重叠词), dạng láy (重叠式) và phép điệp (叠法) nếu không thì trong quá trình chuyển dịch Hán – Việt, Việt – Hán sẽ dẫn đến nhiều điểm sai đáng tiếc
Tìm hiểu rõ các khái niệm trên chúng ta có thể thấy được rằng:
Từ láy và dạng láy có một điểm chung là đều thuộc về phương thức trùng điệp trong ngữ pháp học Nhưng từ láy lại thuộc về phân ngành Từ pháp học (cấu tạo từ); dạng láy thuộc về phân ngành Cú pháp học; phép điệp lại thuộc về phân ngành Tu
từ học
Về mặt ý nghĩa biểu đạt, từ láy (重叠词), dạng láy (重叠式) và phép điệp (叠法)
hoàn toàn không giống nhau Ví dụ như:
(3)Trời đã tôi tối rồi 译文:天已经黑黑了。:表示减义=“有点黑”
(4)Tối tối, họ thường đến đây học 译文:每天晚上他们常到这儿学习。:表示数次多。
(5)Anh còn ho, ho như rút ruột rút gan, ho đến nỗi hàng xóm nghe thấy cũng phải sợ
(Nguyễn Công Hoan) 译文:他还咳嗽,咳嗽得很厉害,咳嗽得邻居听到也发憷。
(阮功欢)
1.2.2 Vấn đề ngữ âm của động từ trùng điệp (dạng láy của động từ)
1.2.2.1 Trùng điệp hoàn toàn: bao gồm cả hình thức trùng điệp của động từ đơn âm tiết
và động từ song âm tiết Dạng láy của hai loại động từ này là AAA (A biểu thị âm tiết của động từ) và ABAABB (A và B là hai âm tiết riêng biệt của động từ song âm tiết) Xét về mặt ngữ âm, hình thức trùng điệp hoàn toàn không có bất kỳ biến đổi hay thay đổi trọng âm
gì Ví dụ như Thươngthương thương (心疼); nói cười nói nói cười cười(说说笑笑) 1.2.2.2 Trùng điệp bộ phận: Dạng láy của hình thức này là A A’A (A biểu thị âm tiết của động từ, A’ biểu thị âm tiết trùng điệp của động từ) và ABAbAB (A và B là hai âm tiết riêng biệt của động từ song âm tiết, b biểu thị âm tiết trùng điệp của động từ) Đối với hình thức trùng điệp này, xét trên bình diện ngữ âm thì “giữa các âm tiết của động từ sau khi trùng điệp có sự hòa âm phối khí tương đối chặt chẽ” (Hoàng Văn Hành – Từ láy trong tiếng Việt) ví dụ: nhớ nhơ nhớ (想想); thổn thức thổn tha thổn thức (悲咽).
Trang 81.2.2.3 Trùng điệp hoàn toàn có kết hợp trợ từ “là” Loại trùng điệp này cũng giống như loại trùng điệp hoàn toàn, tức là không có thay đổi về mặt ngữ âm Ví dụ Thương thương thương là (心疼)
1.2.3 Tầm quan trọng của hiện tượng động từ trùng điệp trong tiếng Việt
Tần suất xuất hiện của hiện tượng trùng điệp trong tiếng nói chung và trong các tác phẩm văn học Việt Nam hiện đương đại nói riêng tương đối thấp, tuy nhiên, không phải vì thế mà hình thức ngữ pháp này không quan trọng trong hệ thống ngữ pháp Việt Nam Trong các tác phẩm của các nhà văn nổi tiếng của Việt Nam như là Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Huy Tưởng …vv ít nhiều có sự xuất hiện của hình thức ngữ pháp này Bởi vì khi sử dụng hình thức ngữ pháp này sẽ làm cho câu văn tăng thêm tính hình tượng, tạo cho câu nói trở nên nhẹ nhàng, giản dị mà hàm súc
Trang 92 Đối chiếu động từ trùng điệp trong tiếng Hán và tiếng Việt
2.1 Hình thức ngữ pháp
2.1.1 Động từ đơn âm tiết
Động từ đơn âm tiết trong tiếng Hán và tiếng Việt có các hình thức cơ bản sau:
Động từ đơn âm tiết Hình thức trùng điệp
trong tiếng Hán
Hình thức trùng điệp trong tiếng Việt
A
Từ các hình thức cơ bản bên trên, chúng ta có thể kết luận rằng:
Thứ nhất, hình thức trùng điệp của động từ đơn âm tiết trong tiếng Hán và tiếng Việt hầu như đều là trùng điệp hoàn toàn Ví dụ như:
(07)Nó cứ vừa đi đi, vừa cười cười, làm cho mọi người cũng chẳng hiểu được trong đầu nó
đang nghĩ gì! (Nam Cao)
Trang 10(13) Bọn nhỏ chơi đùa với nhau, đứa nào cũng thương thương là
(14a)*Bạn ăn một ăn, rất thơm! 但汉语里可能说:
(15a) *Bạn uống một uống, mùi vị cũng được
Nhưng Trong tiếng Hán có thể nói:
Điều đáng chú ý là, trong tiếng Việt cũng có hình thức “động từ +số từ +động từ” và số
từ cũng là “một” Nhưng đây hoàn toàn không giống hình thức trùng điệp động từ đơn âm tiết trong tiếng Hán Ví dụ:
(18a)tiếng Việt :Cụ Tú tát¹ một tát² vào mặt A.Q
Trong ví dụ (18b) “掴一掴”hoàn toàn chính là hình thức trùng điệp Trong ví dụ (18a) thì hoàn toàn không phải là hình thức trùng điệp Theo phân tích ý nghĩa ngữ pháp của ví dụ (18a) thì tát¹ một tát² chỉ là kết cấu đông tân, “tát¹” là động từ, còn “tát²” là danh từ
Trong tiếng Việt, những động từ đơn âm tiết thường được trùng điệp theo hình thức AA chủ yếu là các động từ biểu đạt hành động có thể kéo dài hoặc lặp lại, ví dụ như chớp(眨眼)、gật(点头)、lắc(摇)、xua(用手驱赶)、xoa(抚摸)、vẫy(挥动),gãi(搔痒)、cào(抓)、búng(弹手指)、đạp(蹬)、ngoáy(抠掏)、múa(舞动)、lay(摇动)、rung(摇显)、đập(拍打)、mổ(啄)、phủi(掸)、bóp(捏)、nắn(轻捏)、sờ(摸),vuốt(抨)和一些心理活动的动词如 yêu(爱)、ghét(厌恶)、lo(担心)、sợ(怕),kiếp(畏惧)、tức(生气)、mến(爱戴)、giận(生气)、thương(疼爱)、nhớ(想念),mong(希望)、thích(喜欢)、kinh(惊恐)、ngại(顾虑)。
2.1.2 Động từ song âm tiết
Trang 11Động từ đa âm tiết Hình thức trùng điệp trong tiếng Hán Hình thức trùng điệp trong tiếng Việt
Từ bảng so sánh bên trên, chúng ta có thể kết luận rằng:
Thứ nhất, động từ song âm tiết trong tiếng Hán và tiếng Việt trong một điều kiện nhất định đều có thể trùng điệp để sử dụng Trong tiếng Hán dùng hình thức ABAB, trong tiếng Việt dùng hình thức AbAB Ví dụ:
Thứ hai, cũng tương tự như động từ đơn âm tiết, động từ song âm tiết trùng điệp trong tiếng Hán và tiếng Việt đều có các hình thức trùng điệp đặc thù riêng
Trong tiếng Hán, có một loại động từ khá đặc biệt mà trong tiếng Việt không có, đó là động từ ly hợp (hay còn gọi là từ ly hợp) chính vì đây là từ loại đặc biệt nên nó cũng có hình thức trùng điệp riêng là AAB Ví dụ như:
(23a)老师我有件事,想请你帮帮忙。
(24a)星期天早上我们两个人常常散散步、聊聊天。
Trong khi tiếng Việt hoàn toàn không thể nói:
(23b)*Thầy ơi em có một việc, cần thầy giúp giúp đỡ
(24b) *Sáng chủ nhật chúng tôi thường tản tản bộ, tán tán gẫu
Ngược lại, động từ song âm tiết trong tiếng Việt cũng có một hình thức trùng điệp khá đặc biệt, đó chính là hình thức AbAB Hình thức trùng điệp nhìn chung cũng có vẻ giống như hình thức trùng điệp ABAB trong tiếng Hán Hình thức trùng điệp AbAB trong tiếng được lặp lại theo cơ chế, âm tiết thứ nhất lặp lại hoàn toàn, âm tiết thứ hai lặp lại nhưng có
sự thay đổi của vần và dấu Theo nghiên cứu của GS Hoàng Văn Hành thì vần được thay đổi thường là “a” hoặc “à”, cũng có thể là “ơ” hoặc “ờ”; Khi âm tiết mang dấu ngang,dấu sắc,dấu hỏi thì âm tiết thứ hai dùng vần “a” hoặc “ơ”, Khi âm tiết mang dấu huyền,dấu ngã, dấu nặng thì âm tiết thứ hai dùng vần “à” hoặc “ơ” Ví dụ như: