hệ thống hoá cơ sở khoa học về cơ chế liên kết tiêu thụ sản phẩm mây, tre đan xuất khẩu; đánh giá thực trạng cơ chế liên kết tiêu thụ sản phẩm mây, tre đan xuất khẩu tỉnh Hà Tây; đề xuất m
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết:
Thực hiện đổi mới nông nghiệp, nông thôn cả nước nói chung, vùngđồng bằng sông Hồng (ĐBSH) nói riêng đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, ổnđịnh và liên tục Đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế có vai tròquan trọng của ngành nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) Việc phát triểnngành nghề TTCN không chỉ tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập chongười lao động mà còn góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế,thực hiện công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) và góp phần xóa đóigiảm nghèo
Theo số liệu điều tra của tổ chức quốc tế Nhật Bản (JICA) năm 2004, cảnước có 2017 làng nghề, trong đó riêng vùng ĐBSH chiếm 43% số làng nghềtoàn quốc Để phát triển ngành nghề nông thôn, Chính phủ đã ban hành nhiềuchủ trương chính sách, nhất là Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày24/11/2000 về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nôngthôn, Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 về phát triển ngành nghềnông thôn Chính vậy, ngành nghề nông thôn, làng nghề đã có những bướcchuyển mình phát triển và đóng góp không nhỏ vào sự thay đổi diện mạonông thôn mới như: Bắc Ninh, Hà Tây, Nam Định,…Đặc biệt tỉnh Hà Tây, làmột trong số các tỉnh có nhiều làng nghề khá phát triển của vùng ĐBSH.Ngành nghề TTCN ở Hà Tây khá đa dạng, trong đó đặc biệt là nghề mây,tre đan Nghề mây, tre đan được phát triển ở Hà Tây từ thế kỷ XVII, và pháttriển mạnh ở huyện Chương Mỹ, huyện Phú Xuyên và huyện Thường Tín,…Trong quá trình phát triển, đã hình thành nhiều loại hình liên kết trong sảnxuất và tiêu thụ sản phẩm mây, tre đan khá hiệu quả, góp phần tạo việc làm,tăng thu nhập cho người lao động nông nghiệp nông thôn Hơn nữa, ngành
Trang 2nghề mây, tre đan cũng góp phần tích cực trong việc xóa đói giảm nghèotrong nông thôn nói chung, trong các làng nghề nói riêng.
Tuy nhiên, quá trình phát triển nghề mây, tre đan của Hà Tây chủ yếu laođộng bằng thủ công là chính, năng suất lao động thấp, giá đầu vào tăng ảnhhưởng đến hiệu quả và khă năng cạnh tranh Cơ chế liên kết giữa các hộ và cơ
sở chủ yếu tự phát và tùy thuộc vào thị trưởng nên bấp bênh và rủi ro cao, khảnăng tiếp cận thị trường hạn chế,…Hơn nữa, từ trước đến nay đã có nhiềunghiên cứu về thị trường và các ngành hàng nông sản, nhưng còn thiếu cácnghiên cứu về cơ chế liên kết tiêu thụ sản phẩm mây, tre đan
2 Mục đích:
Từ thực tiễn trên trong quá trình thực tập tốt nghiệp, mục đích của đề tàilà: hệ thống hoá cơ sở khoa học về cơ chế liên kết tiêu thụ sản phẩm mây, tređan xuất khẩu; đánh giá thực trạng cơ chế liên kết tiêu thụ sản phẩm mây, tređan xuất khẩu tỉnh Hà Tây; đề xuất một số giải pháp củng cố và nâng cao cơchế liên kết tiêu thụ sản phẩm
3 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là cơ chế liên kết giữa các tác nhân trong sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm mây, tre đan xuất khẩu Nghiên cứu mức độ quan hệchặt chẽ của cơ chế liên kết được thể hiện thông qua các cam kết và tráchnhiệm của mỗi bên thực hiện các cam kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
4 Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu tập trung chủ yếu ở hai huyện Chương Mỹ và PhúXuyên của tỉnh Hà Tây Đây là hai huyện có nhiều làng nghề mây, tre đan vàđại diện cho hai vùng địa lý khác nhau của Hà Tây Huyện Chương Mỹ đạidiện cho vùng bán sơn địa và huyện Phú Xuyên đại diện cho vùng thấp củatỉnh Hà Tây
Trang 35 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu là phương pháp thống kê,phân tích, so sánh từ
đó phân tích các mối quan hệ hợp tác, quan hệ lợi ích, phân phối lợi ích giữacác tác nhân Áp dụng phương pháp SWOT nhằm tìm ra những điểm mạnh,điểm yếu, cơ hội và thách thức của cơ chế liên kết tiêu thụ sản phẩm
6 Nội dung:
Về nội dung, đề tài chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về cơ chế liên kết tiêu thụ sảnphẩm Chương này làm rõ các khái niệm về cơ chế, liên kết; nội dung và cáchình thức liên kết kinh tế; đặc điểm và vai trò của hàng mây, tre đan; các yếu
tố ảnh hưởng và kinh nghiệm thực hiện của một số nước
Chương 2: Thực trạng cơ chế liên kết tiêu thụ sản phẩm hàng mây, tređan của tỉnh Hà Tây Chương này tập trung phân tích cơ chế liên kết tiêu thụsản phẩm mây, tre đan của tỉnh Hà Tây thông qua tình hình sản xuất và tiêuthụ Từ đó có những nhận xét về ưu điểm và tồn tại cần giải quyết
Chương 3: Định hướng phát triển và một số giải pháp thực hiện và nângcao cơ chế liên kết tiêu thụ sản phẩm
Tuy nhiên, với phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn chắc không tránhkhỏi nhiều thiếu xót, mong các thầy cô góp ý, chỉnh sửa để hoàn thiện thêm
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Dinh
Trang 4CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CƠ CHẾ LIÊN KẾT TIÊU THỤ SẢN PHẨM MÂY, TRE ĐAN XUẤT KHẨU.
1 Khái niệm về cơ chế và liên kết kinh tế:
1.1 Cơ chế:
Theo Từ điển tiếng Việt, cơ chế là sự sắp xếp để phối hợp các bộ phậncủa một đoàn thể nhằm tạo một tác dụng chung Hay có thể hiểu cơ chế làcách thức hoạt động của một tập hợp các yếu tố phụ thuộc vào nhau
Cơ chế là cách thức hoạt động của một tập hợp các yếu tố phụ thuộc vàonhau Các cách thức hoạt động này được đúc rút từ thực tiễn sản xuất và đờisống mang tính khách quan, được con người nhận thức, thừa nhận và thựchiện Cơ chế vận hành đúng là cơ chế có sự thống nhất giữa nhân tố kháchquan và chủ quan Ở mỗi giai đoạn khác nhau có những cơ chế điều chỉnhkhác nhau, phụ thuộc vào những điều kiện khách quan và khả năng nhận thứcchủ quan của con người
Hơn nữa, các khái niệm cho thấy “cơ chế” được dùng với hàm ý chỉ hiệntượng ở trạng thái động chứ không phải ở trạng thái tĩnh Cho nên hiểu cơ chếchỉ là các quy định quản lý là hiểu theo trạng thái tĩnh, chưa bao quát toàndiện tính chất động của hiện tượng
Cơ chế quản lý như một hiện tượng đang chuyển động, không thể khôngnói tới con người hoạt động trong đó như là những chi tiết không thể thiếucủa bộ máy quản lý Con người nằm trong cơ chế , tham gia vào sự vận hànhcủa cơ chế, bị cơ chế điều khiển, chứ không nằm ngoài cơ chế và điều khiển
cơ chế Quan hệ giữa cơ chế và con người là quan hệ giữa cục bộ với toàn bộ.Cho nên nó không chỉ bao gồm những quy định về cách thức vận hành màcòn bao gồm cả con người hoạt động theo những cách thức đã được định sẵntrong thiết kế cơ chế Chính những hành động của tất cả chi tiết con ngườinhư vậy đã tạo nên cơ chế như là một bộ máy quản lý đang vận hành
Trang 5Cần nhấn mạnh rằng cơ chế phải và chỉ có thể vận hành theo những cáchthức định sẵn, phù hợp với những quy định pháp lý do các cơ quan có thẩmquyền ban hành, hoặc được cộng đồng thừa nhận và được mọi người tôntrọng thực hiện, trong đó mỗi chi tiết phải đóng đúng vai trò của mình Chỉcần một chi tiết hư mòn hay kém chất lượng, sự vận hành của cơ chế sẽ lậptức trục trặc Cho nên cơ chế tự nó có khả năng phát hiện và đòi hỏi loại trừnhững chi tiết, ở đây là những con người không phù hợp với nó.
1.2 Liên kết tiêu thụ sản phẩm:
Theo Từ điển Tiếng Việt, hợp tác là chung sức, trợ giúp qua lại nhau.Còn Từ điển Kinh tế lại định nghĩa, hiệp tác, hình thức xã hội hóa lao động,hoạt động chung của nhiều người trong cùng một quá trình lao động hoặctrong quá trình lao động khác nhau có liên hệ với nhau
Từ điển ngôn ngữ học (1992) cho rằng “Liên kết” là kết lại với nhau từnhiều thành phần hoặc tổ chức riêng rẽ
Liên kết kinh tế là sự phối hợp của hai hay nhiều bên và trong quá trìnhhoạt động, cùng mang lại lợi ích cho các bên tham gia Trong bối cảnh toàncầu hóa về kinh tế hiện nay, liên kết kinh tế đang ngày càng trở thành nhu cầubức xúc, xuất hiện ở mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội
Cơ sở lý thuyết về liên kết ngành là một nhóm trong cùng một khu vựcđịa lý bao gồm các công ty, và các cơ quan được liên kết với nhau bởi sựđồng thuận và tương trợ
Như vậy, liên kết kinh tế là sự phối hợp của hai hay nhiều bên, không kểquy mô hay loại hình sở hữu Mục tiêu của liên kết kinh tế là các bên tìm cách
bù đắp sự thiếu hụt của mình, từ sự phối hợp hoạt động với các đối tác nhằmđem lại lợi ích cho các bên Liên kết kinh tế có thể xuất hiện giữa các doanhnghiệp (DN) lớn, nhỏ với nhau (cùng lớn, cùng nhỏ, hay lớn với nhỏ) màkhông phân biệt các doanh nghiệp thuộc loại hình sở hữu nào
Trang 61.3 Cơ chế liên kết tiêu thụ sản phẩm tiểu thủ công nghiệp:
Hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển hóa từnguyên liệu thô thành các hàng hóa dịch vụ cho người tiêu dùng được coi làcác giai đoạn, các mắt xích liên hoàn trong một chuỗi hàng của các hoạt độngsản xuất tổng thể
Ngành hàng là tập hợp các tác nhân kinh tế có những chức năng nhấtđịnh, quy tụ trực tiếp vào việc sản xuất ra những sản phẩm nhất định, đượcsắp xếp theo một trật tự nhất định trong từng mạch hàng, theo những luồnghàng với sự vận hành của luồng vật chất
Mỗi giai đoạn, mỗi mắt xích trong chuỗi hàng (ngành hàng) được thựchiện bởi các cá nhân, hộ, doanh nghiệp…Mỗi tác nhân có một hoặc một sốchức năng, nhưng chức năng của tác nhân đứng sau bao giờ cũng tiếp nốichức năng của tác nhân đứng trước kề nó Sản phẩm của tác nhân sau bao giờcũng tiếp nối sản phẩm của tác nhân đứng trước kề nó, hoàn thiện hơn sảnphẩm của các tác nhân đứng trước, tạo nên chuỗi các sản phẩm Giữa các tácnhân trong từng mắt xích và giữa các mắt xích luôn tồn tại những mối quan
hệ kinh tế nhất định Khi nền kinh tế càng phát triển, sản xuất chuyên mônhóa càng sâu, thì các quan hệ kinh tế càng đan xen ràng buộc chặt chẽ, khôngchỉ có quan hệ về lượng vật chất (đầu vào, đầu ra) mà còn quan hệ đến côngtác quản lý, kiểm soát chất lượng sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm là quá trình trao đổi, thương lượng, thỏa thuận giữabên mua và bên bán về chủng loại sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, chấtlượng, giá cả, địa điểm, thời gian giao hàng và điều kiện thanh toán hàng hóa Mục đích của tiêu thụ sản phẩm là bên bán mong muốn bán được hàng
và thu được nhiều lợi nhuận, còn bên mua mong muốn mua được hàng tốt, giá
cả phù hợp để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cuối cùng hoặc nhu cầu của các quátrình sản xuất - kinh doanh tiếp theo Tiêu thụ sản phẩm là quá trình gắn kết
Trang 7giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa vùng nguyên liệu với người sản xuất chế biến
và tiêu thụ, giữa người mua và người bán
Các thành phần chủ yếu trong tiêu thụ phẩm:
+ Hàng hóa mua bán có thể là sản phẩm trung gian làm nguyên liệu choquá trình sản xuất tiếp theo, cũng có thể là sản phẩm cuối cùng trực tiếp phục
vụ tiêu dùng
+ Người mua và người bán: Trong giao dịch sơ cấp, bên bán thông
thường là người sản xuất - người có hàng hóa nông sản, hoặc đại diện của họ.Bên mua có thể là thương nhân, nhà chế biến, nhà xuất khẩu hoặc người được
ủy thác của họ Trong giao dịch thứ cấp, thì bên mua và bên bán rất đa dạng,nhiều khi các đối tác trung gian tham gia vào cả bên mua và bên bán
+ Địa điểm giao nhận hàng mua bán theo truyền thống diễn ra tại cácchợ, các đại lý và các cửa hàng bán lẻ Ngày nay, ngoài các hình thức truyềnthống như trên, các nước trên thế giới đã hình thành các sàn giao dịch, hệthống phân phối hiện đại
+ Chất lượng và giá cả: Chất lượng và giá cả hàng hóa luôn quan hệ chặtchẽ với nhau và tùy thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường Để định giásản phẩm, người mua và người bán có thể thỏa thuận giá sản phẩm ở ngaythời điểm giao hàng, hoặc định giá trước còn nhận sản phẩm sau; Cũng có thểđịnh giá trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua điện thoại, internet…
+ Phương tiện thanh toán: Phương tiện thanh toán trong thương mại
được thực hiện bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản qua ngân hàng, hoặc bằnggiấy tờ có giá trị tương đương Trong một số trường hợp cũng có thể dùnghàng đổi hàng
Như vậy, cơ chế liên kết tiêu thụ sản phẩm là cách thức tổ chức phâncông lao động xã hội, trong đó các hộ, doanh nghiệp phối hợp, gắn bó, phụ
Trang 8thuộc với nhau thông qua các cam kết, các thoả thuận điều kiện về sản xuất vàtiêu thụ sản phẩm nhằm đem lại lợi ích cho các bên.
Tuy nhiên, hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tiểu thủ công nghiệp
sử dụng các nguyên liệu từ nông nghiệp có đặc điểm sản phẩm nông nghiệpđược sản xuất ở một nơi và theo thời vụ nhất định nhưng tiêu thụ ở nhiều nơi
và sử dụng cả năm Do vậy cần các hoạt động vận chuyển, phân phối, bảoquản nhằm đảm bảo cung ứng đủ số, chất lượng sản phẩm sản xuất trong năm
và giảm chi phí sản xuất
Hiện tại, có nhiều cách phân chia cơ chế liên kết sản xuất và tiêu thụ sảnphẩm.Nếu dựa theo vai trò, quan hệ kinh tế giữa các tác nhân từ sản xuất đếntiêu dùng, người ta phân thành liên kết dọc và liên kết ngang
- Liên kết dọc: Liên kết dọc là liên kết giữa các tác nhân ở các mắt xích
liên tiếp khác nhau trong sản xuất của một ngành hàng Trên phạm vi rộnghơn, liên kết dọc được điều tiết thông qua cả quá trình sản xuất và phân phối,hơn là điều tiết mỗi một đầu vào cụ thể bất kỳ nào đối với quá trình sản xuất
- Liên kết ngang: là mối liên kết giữa các tác nhân sản xuất như nhau ở
cùng một cấp, cùng một giai đoạn hay cùng một mắt xích của ngành hàng.Quá trình liên kết giữa cung đoạn và giữa các tác nhân trong ngành hàngtất yếu dẫn đến hợp nhất dọc Hợp nhất dọc là mức độ liên kết cao nhất trong
hệ thống Trong hợp nhất dọc, các giai đoạn sản xuất hay nhiều phân đoạn thịtrường được hợp nhất làm một Các sản phẩm được chuyển dịch từ phân đoạnnày sang phân đoạn kế tiếp được thực hiện bởi những quyết định mang tínhquản lý thay vì hoạt động thương mại theo cơ chế thị trường Hợp nhất dọcthực chất là sự hợp nhất các giai đoạn kế tiếp trong quá trình sản xuất và phânphối sản phẩm, được thực hiện dưới quyền sở hữu và kiểm soát thống nhấtcủa một tổ chức nhất định nhằm mục đích tăng sức mạnh thương trường củacông ty hay thực thể đó
Trang 9Phối hợp dọc như là một quá trình phối hợp các giao dịch thị trường giữa
nhà cung cấp và khách hàng
Cao Liên kết Liên doanh hợp nhất
Về vốn Mức độ Liên kết Phụ thuộc về Thỏa thuận Tài chính về kỹ thuật
Cùng thực
hiện Phối hợp
Chiều dọc Chiến lược liên kết
Tách biệt Cùng tiêu thụ
Thấp Cao
Mức độ phụ thuộc nhau về tổ chức
Hình 1: Hợp nhất ngoài theo quan điểm tổ chức và tài chính
Phối hợp dọc bao gồm một số hoặc nhiều giao dịch trao đổi các yếu tố đầu vào, hoặc trao đổi nguyên liệu giữa người sản xuất và người chế biến hoặc giữa người bán buôn và người bán lẻ hoặc giữa người bán lẻ và người tiêu dùng Phối hợp dọc còn được định nghĩa như là một cấu trúc quản trị được tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau
Kinh tế học về chi phí giao dịch bắt đầu từ giả thuyết rằng các tổ chức kinh doanh có hai đặc trưng là sự hợp lý và hành vi cơ hội Biến số giao dịch phù hợp nhất trong lý thuyết này là biểu hiện mối quan hệ với nhau là đầu tư
Đầu tư cụ thể này là những đầu tư lâu dài được thực hiện nhờ sự trợ giúp của một giao dịch đặc biệt với một đối tác thương mại đặc biệt Mối quan hệ đầu tư đặc biệt tránh cho nhà đầu tư đó một rủi ro khi giao dịch với
Trang 10đối tác Chi phí giao dịch đó có thể bằng không khi thực hiện giao dịch nằmtrong phạm vi một cơ sở kinh doanh, đây chính là sự hợp nhất theo chiều dọc.
Từ quan điểm chi phí giao dịch, yếu tố xác định là đặc trưng tài sản (đầu tư),yếu tố này ảnh hưởng mạnh hơn các yếu tố quan trọng khác như mức độkhông chắc chắn và tần suất
Thấp Cả hai đều thấp Hỗn hợp Cả hai đều cao Lượng tài sản
Hình 2: Cấu trúc quản trị phụ thuộc vào mức độ không
chắc chắn và lượng tài sản
Hình trên cho thấy, khi cả hai đều có tài sản lớn thì khuyến khích họphối hợp bên trong Tất nhiên, nếu độ không chắc chắn thấp, cả hai đối tác cóthể lựa chọn phối hợp dài hạn dựa trên hình thức hợp đồng Đặc biệt tìnhhuống này có thể xẩy ra nếu các cơ sở kinh doanh cạnh tranh trong cấu trúcthị trường độc quyền cạnh tranh, ở đó sự phụ thuộc nhau mang tính quyếtđịnh và chi phí cho sự thay đổi hình thức kinh doanh cao Nếu mức độ khôngchắc chắn cao và có tài sản lớn, cách thức hợp đồng có thể gây nguy hiểm khimức độ phụ thuộc lẫn nhau cao Do vậy về nguyên tắc hợp nhất dọc là cáchtốt nhất để ngăn cản những hành vi cơ hội Tất nhiên, nếu mức độ không chắcchắn cao và lượng tài sản thấp, thì cơ sở kinh doanh có thể lựa chọn hình thức
Trang 11hợp đồng nếu tần suất giao dịch cao hoặc lựa chọn chợ bán lẻ phân tán (chợcóc) nếu tần suất thấp Cả hai cơ sở kinh doanh sẽ có cơ hội tìm kiếm cáchình thức tiêu thụ với giá chấp nhận được.
Trong tình huống hỗn hợp, ở đó các đối tác có mối quan hệ không cânxứng về tài sản, khi có sự cân xứng về sức mạnh trên thị trường thì có nhiềukết cục xẩy ra Nếu lượng tài sản cao ở một đối tác nhưng lại thấp ở đối táckia và mức độ không chắc chắn thấp, thì hành vi cơ hội có thể xẩy ra ở đối tácmạnh hơn, ít nhất nếu chi phí thay đổi hình thức kinh doanh không quá cao.Giao dịch theo chợ cóc cũng có thể xẩy ra Nếu cân xứng về sức mạnh giữacác đối tác, thì họ có thể thích những quan hệ thương mại không chặt chẽ hơn,dựa trên những trao đổi buôn bán giản đơn
Tất nhiên, nếu lượng tài sản lớn ở một bên và bên kia thấp và mức độkhông chắc chắn cao, thì các đối tác có thể lựa chọn sự hợp nhất dọc Nếumối quan hệ sức mạnh thị trường giữa các đối tác là không cân bằng, thì đốitác kém sức mạnh hơn không mong muốn rủi ro xẩy ra khi thực hiện các hợpđồng, trong khi đối tác mạnh hơn có thể phân xử các hợp đồng đã ký mộtcách thỏa đáng
Tuy nhiên, quá trình hợp nhất dọc dễ dẫn đến độc quyền lũng loạn thịtrường Lợi ích trong độc quyền chủ yếu tập trung vào một nhóm người vàphương hại đến lợi ích chung toàn xã hội, đặc biệt về lâu dài sẽ hạn chế tốc độtăng trưởng và phát triển, bởi độc quyền dẫn tới xóa bỏ cạnh tranh – động lực
cơ bản thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
2 Nội dung và hình thức liên kết kinh tế:
Mỗi ngành hàng gồm nhiều công đoạn, được thực hiện bởi những tácnhân nhất định Mỗi tác nhân có thể là các pháp nhân độc lập hoặc các bộphận phụ thuộc nhau về mặt pháp lý nhưng đều thực hiện và hoàn thành một
số chức năng và tạo ra những sản phẩm nhất định
Trang 12Mối liên kết trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các tácnhân là những pháp nhân độc lập rất đa dạng và bao gồm cả liên kết dọc vàliên kết ngang đan xen lẫn nhau.
Để xác định mức độ liên kết, người ta dựa theo độ sâu của các thoả thuậnhoặc cấu trúc tổ chức của thỏa thuận, hợp đồng Độ sâu của thoả thuận, hợpđồng liên quan đến mức độ và tính phức tạp của việc cung cấp tiếp cận thịtrường, cung cấp nguồn lực và công tác tổ chức quản lý sản xuất - kinh doanh
Hình 3: Phân loại cơ chế liên kết tiêu thụ sản phẩm
Nội dung của cơ chế liên kết tiêu thụ sản phẩm bao gồm:
+ Sự thỏa thuận hay cam kết giữa các bên trong quá trình sản xuất - tiêuthụ sản phẩm Các cam kết này phải được công nhận là sự hợp tác giữa cácbên tham gia chứ không phải là quan hệ cạnh tranh hay bóc lột giữa bên nàyvới bên kia
+ Cam kết phải có các điều kiện ưu đãi: Ưu đãi này phải được xâydựng trên quan hệ cung cầu thị trường, hay nói cách khác các bên điều đượchưởng lợi từ cam kết
+ Trách nhiệm của mỗi bên khi thực hiện các cam kết: Các bên có tráchnhiệm thực hiện đúng, đủ và nghiêm túc theo cam kết
Đánh giá mức độ liên kết hay độ sâu của liên kết - mức độ quan hệ chặtchẽ giữa các tác nhân trong việc tiếp cận thị trường như cung ứng nguồn lựcđầu vào, đầu ra và đặc biệt là công tác quản lý từ sản xuất đến tiêu thụ sản
Hình thức liên kết
- Liên kết theo chiều ngang
- Liên kết theo chiều dọc
Cơ chế liên kết
- Hợp đồng (có đầu tư, không đầu tư)
- Thoả thuận miệng (có ĐT, không ĐT)
Trang 13phẩm Các mối quan hệ liên kết này được thể hiện thông qua các hình thứcvới các nội dung cơ bản như sau:
- Mua bán tự do trên thị trường
Mua bán trên thị trường tự do là hình thức giao dịch trực tiếp giữa ngườimua và người bán Người mua thấy được số lượng, chất lượng hàng hóa mìnhcần, còn người bán sau khi thỏa thuận được giá cả sẽ bán và thu được tiền mặtđáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống Việc mua bán được thực hiện trên thịtrường theo quan hệ cung cầu Bất kỳ bên mua hoặc bên bán hàng hóa nào,nếu thỏa thuận được với nhau thì hoạt động giao dịch được diễn ra Thịtrường có vai trò là người định giá
Đặc điểm của hình thức giao dịch này, mỗi tác nhân độc lập và tự do traođổi hàng hóa của mình với các tác nhân khác Giá cả được định đoạt tại mỗithời điểm giao dịch Thị trường tự do phản ánh quan hệ cung cầu của thịtrường, do đó trong một số trường hợp thương mại thị trường tự do không chohiệu quả khi nó gây ra các khó khăn trong điều hành hoạt động của thị trường
và giữa các tác nhân Một ví dụ đơn giản, khi thị trường khủng hoảng thiếunguyên liệu, giá cả tăng lên có thể gây đình trệ sản xuất của xí nghiệp Trongtrường hợp này, hiệu quả của thị trường tự do bị hạn chế và các mối liên kếtchủ động có thể giúp giải quyết các hạn chế của thị trường tự do
Các tác nhân trao đổi với nhau trên thị trường tự do, không chỉ có cácmối quan hệ ràng buộc lẫn nhau trong một ngành hàng và giữa các ngànhhàng mà còn có quan hệ liên kết tồn tại và diễn ra khi hoạt động sản xuất củamột tác nhân phụ thuộc vào hoạt động sản xuất của một tác nhân khác Nóicách khác, một tác nhân có vai trò kiểm soát thị trường và mọi kế hoạch sảnxuất, mặt hàng kinh doanh của tác nhân đó đều có mối quan hệ với kế hoạch,chiến lược sản xuất của các tác nhân khác
Trang 14Những nhu cầu về sự khác biệt sản phẩm từ cấp độ sản xuất đã đặt áplực lên các mối quan hệ thị trường tự do và có thể dẫn tới hình thức liên kếtdạng hợp đồng giữa các giai đoạn chủ chốt trong hệ thống thị trường hoặchình thức hợp nhất dọc.
- Hợp đồng miệng (Thỏa thuận miệng)
Hợp đồng miệng là các thỏa thuận không được thể hiện bằng văn bảngiữa các tác nhân cam kết cùng nhau thực hiện một số hoạt động, một số côngviệc nào đó Hợp đồng miệng cũng được hai bên thống nhất về số lượng, chấtlượng, giá cả, thời hạn và địa điểm giao nhận hàng Cơ sở của hợp đồngmiệng là niềm tin, độ tín nhiệm, và trách nhiệm cam kết thực hiện giữa cáctác nhân tham gia hợp đồng Hợp đồng miệng thường được thực hiện giữa cáctác nhân có quan hệ thân thiết (họ hàng, anh em ruột thịt, bạn bè,…), hoặcgiữa các tác nhân đã có quá trình hợp tác, liên kết sản xuất - kinh doanh vớinhau, và trong suốt thời gian hợp tác sản xuất - kinh doanh luôn thể hiện đượcnguồn lực tài chính, khả năng tổ chức và trách nhiệm giữ chữ tín với các đốitác
Tuy nhiên, hợp đồng miệng thường chỉ là các thoả thuận trên nguyên tắc
về số lượng, giá cả, điều kiện giao nhận hàng hóa Hợp đồng miệng cũng cóthể có hoặc không có đầu tư ứng trước về tiền vốn, vật tư, cũng như các hỗ trợ
và giám sát kỹ thuật So với hợp đồng bằng văn bản, thì hợp đồng miệng lỏnglẻo và có tính chất pháp lý thấp hơn
Trang 15Liên kết dạng hợp đồng là hình thức một công ty cam kết mua hàng hóa
từ một nhà sản xuất với một mức giá được xác định trước khi mua Mối quan
hệ hợp đồng giữa nhà sản xuất và nhà chế biến chỉ sự điều chỉnh của nhữngvăn bản thỏa thuận cá nhân mang tính pháp lý, những giao dịch này có thể là
về giá mua bán, thị trường, chất lượng và số lượng nguyên liệu đầu vào, cácdịch vụ kỹ thuật, cung cấp tài chính, được thỏa thuận trước khi bán Liênkết dạng hợp đồng tạo ra sự linh hoạt trong việc chia sẽ rủi ro và quyền kiểmsoát giữa các chủ thể tham gia hợp đồng
Cơ sở lý luận chính cho hợp đồng nông sản là lý thuyết về “chi phí giaodịch” trong đó quan tâm tới 3 yếu tố chính cho sự hình thành và phát triển củahợp đồng nông sản, cụ thể là: tính hợp lý bị giới hạn, tính cơ hội và tính cụthể của tài sản Nếu không có sự chi phối của các yếu tố đó trong các giaodịch thị trường thì sẽ không cần có hợp đồng nông sản bởi vì các doanhnghiệp kinh doanh nông sản có thể mua tất cả các nguyên vật liệu trên thịtrường buôn bán trao tay để đáp ứng nhu cầu của họ một cách nhanh nhất vàhoàn hảo Một lựa chọn khác cho việc thu mua nguyên liệu là các doanhnghiệp kinh doanh nông nghiệp có thể tự thiết lập các đồn điền của riêng họ.Tuy nhiên, lựa chọn này có thể lại sinh ra các chi phí giao dịch khác như chiphí giám sát, rủi ro của các mùa vụ, chi phí mua/thu đất và tập huấn kỹ thuật
Vì thế, hợp đồng nông sản chỉ cần thiết nếu nó tạo ra chi phí giao dịch thấphơn so với các lựa chọn khác
Dựa trên tính toàn diện của các điều khoản hợp đồng, người ta chia làm
2 loại hợp đồng hợp đồng đầy đủ và hợp đồng không đầy đủ Hợp đồng đầy
đủ là hình thức liên kết cao hơn, trong đó tất cả các nội dung của giao dịchđược ghi trong hợp đồng Tuy nhiên, hợp đồng không đầy đủ cho phép cácbên giải quyết các vấn đề của giao dịch mà họ không chắc chắn khi ký hợp
Trang 16đồng Cũng do hợp đồng không đầy đủ nên tính ràng buộc, tính cam kết củaloại hợp đồng này không cao.
Cũng có thể dựa trên quan hệ hợp đồng theo chuỗi giá trị, có thể chiahợp đồng làm 2 loại: Hợp đồng sản xuất và hợp đồng tiêu thụ Hai dạng hợpđồng này khác nhau ở trách nhiệm quản lý, sở hữu sản phẩm và cung cấp yếu
tố đầu vào Trong mỗi kiểu hợp đồng này, có một loạt các điều khoản nhưviệc định giá, dự trữ, vận chuyển và xác định chất lượng
- Hiệp hội với liên kết tiêu thụ sản phẩm
Trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, mối quan hệgiữa các hộ, cơ sở và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là sự đan xen giữahợp tác và cạnh tranh Các đơn vị này một mặt liên kết với nhau để cùng pháttriển, nhưng mặt khác cũng cạnh tranh lẫn nhau nhằm tạo ra những ưu thế độcchiếm thị trường và thu nhiều lợi nhuận
Để điều chỉnh các mối quan hệ nhằm bảo vệ lợi ích giữa các tác nhântrước các đối tác khác, một số tác nhân đã liên kết với nhau hình thành cáchiệp hội
Hiệp hội là một loại hình liên kết, hợp tác mang tính cộng đồng hỗ trợphát triển và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các cơ sở, đồng thời là cầu nốigiữa các cơ quan chính quyền với cơ sở Hiệp hội với những lợi thế trong tổchức liên kết, hợp tác và sự kết nối các hoạt động sẽ giảm được chi phí, tiếtkiệm nguồn lực, tạo năng lực nội sinh mới trên nhiều phương diện: về thờigian, khoảng cách, chi phí, tốc độ và tính ổn định cho các giao dịch trên thịtrườngv.v…Qua đó, qui mô và không gian kinh tế của các doanh nghiệp được
mở rộng và có nhiều cơ hội tiếp cận với các nguồn lực và thị trường Trên thếgiới, tiếng nói của hiệp hội có sức mạnh và quyền lực rất lớn mà ngay cảChính phủ cũng không thể làm thay Sự phát triển hiệp hội là yêu cầu tất yếu
Trang 17của một nền kinh tế thị trường hiện đại trong thể chế phát triển kinh tế - xãhội hiện nay.
Thành viên của các Hiệp hội có thể là các doanh nghiệp và một số tổchức kinh tế - kỹ thuật khác cùng chung lợi ích, hợp tác bảo vệ quyền lợichung và phát triển Hơn nữa, Hiệp hội là một tổ chức mà sự tham gia của cácthành viên không mang tính áp đặt, bắt buộc mà hoàn toàn mang tính tựnguyện nhằm thoả mãn một số nhu cầu, lợi ích nào đó của các thành viên.Trong số các nhu cầu, lợi ích đó nhiều khi không phải chỉ đơn thuần về mặtkinh tế mà còn các nhu cầu khác, rất đa dạng và phong phú
Tuy có liên hệ mật thiết với chính quyền, nhưng Hiệp hội bảo vệ quyềnlợi chính đáng cho doanh nghiệp, từng nhóm doanh nghiệp để góp phần xâydựng môi trường kinh doanh lành mạnh và giải quyết kịp thời những mâuthuẫn nảy sinh, tạo nên lòng tin của khách hàng, của giới doanh nghiệp đốivới môi trường kinh doanh, bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp
Hiệp hội, với đội ngũ cán bộ, chuyên gia và cộng tác viên có khả năng,đẩy mạnh tư vấn, hướng dẫn cho doanh nghiệp khai thác các cơ hội kinhdoanh, thiết lập các quan hệ bạn hàng, nâng cao năng lực quản lý, giải quyếtcác tranh chấp phát sinh; hỗ trợ doanh nghiệp trong việc quảng bá, giới thiệudoanh nghiệp và sản phẩm tới khách hàng; tổ chức đào tạo cán bộ cho doanhnghiệp, góp phần xây dựng đội ngũ doanh nhân; hỗ trợ các doanh nghiệptrong việc phòng tránh và giải quyết có hiệu quả các tranh chấp phát sinhtrong kinh doanh, tư vấn và hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc thực hiện bảo
hộ sở hữu thương hiệu, kiểu dáng công nghiệp và sáng chế của mình
Thông qua các hoạt động hỗ trợ, các hiệp hội có thể tăng cường chứcnăng chung của thị trường với việc thúc đẩy cung cấp hàng hoá công thiết yếuđang có mặt trong một số doanh nghiệp và cần thiết cho sự vận hành của nền
Trang 18kinh tế Có hai loại hàng hoá quyền sở hữu tài sản và hành chính công được nhà nước cung cấp, vì vậy những đóng góp của hiệp hội sẽ mang tínhgián tiếp theo yêu cầu của nhà nước Loại hàng hoá thứ ba, cơ sở hạ tầng, cóthể được cung cấp thông qua các hoạt động trực tiếp của hiệp hội cũng như áplực gián tiếp của các cơ quan nhà nước.
-Các hoạt động hỗ trợ thị trường được nhiều hiệp hội doanh nghiệp thựchiện nhằm khắc phục một số khiếm khuyết của thị trường như tăng cường cáchoạt động phối hợp giữa các doanh nghiệp qua đó dung hoà các mối quan hệtrong sản xuất và ra quyết định đầu tư
3 Đặc điểm của hàng mây tre đan:
Hàng mây tre là mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống của dân tộc,được tạo nên chủ yếu từ những nguyên liệu tự nhiên qua đôi bàn tay khéo léocủa con người Đó là mặt hàng tinh tế và có thẩm mỹ cao, là kết tinh các đặcđiểm văn hoá của các làng nghề tạo nên tính độc đáo khác hẳn với các sảnphẩm công nghiệp được sản xuất hàng loạt bằng máy móc
Sản phẩm mây, tre đan thường gắn với các làng nghề truyền thống,nguyên liệu làm ra sản phẩm rất phong phú: tre, trúc, cói, mây… chủ yếu là
có sẵn trong nước, trị giá phục liệu nhập khẩu thường chiếm từ 3-5% tronggiá thành sản phẩm, nhiều loại không đáng kể
Sản phẩm mây, tre đan phần lớn được sử dụng làm hàng trang trí tronggia đình, nhà hàng, khách sạn…nên mẫu mã, kiểu dáng đóng vai trò quantrọng và thường xuyên được cải tiến Sử dụng hàng mây, tre đan vừa tạo sựthân thiện với môi trường vừa có vẻ đẹp nhẹ nhàng, trang nhã
Sản phẩm được làm từ nguyên liệu tự nhiên nên chịu ảnh hưởng lớn củathời tiết khí hậu Sản phẩm chóng bị hỏng nếu khâu xử lý nguyên liệu khôngtốt và cách bảo quản không cẩn thận Thời gian sử dụng sản phẩm này cũngkhông dài như các sản phẩm công nghiệp làm từ những vật liệu khác
Trang 194 Vai trò của liên kết trong sản xuất – tiêu thụ sản phẩm mây, tre đan xuất khẩu:
- Liên kết kinh tế giúp doanh nghiệp khắc phục những bất lợi về quy mô
Trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh(Hộ, HTX, Doanh nghiệp) đều thực hiện một chuỗi các hoạt động từ cungcấp, dịch vụ đầu vào và đầu ra; Mỗi cung đoạn lại có những đầu vào khácnhau, quy trình công nghệ khác nhau và mang tính đặc thù; Hơn nữa để sảnxuất một loại sản phẩm đầu ra nào đó lại yêu cầu những chủng loại vật tư,nguyên liệu đầu vào khác nhau mà bản thân đơn vị sản xuất (Hộ, HTX, doanhnghiệp) không tự sản xuất ra tất cả, mà đó là kết quả của quá trình phân cônglao động, liên kết hợp tác của hai hay nhiều bên nhằm phát huy lợi thế sosánh, giảm chi phí sản xuất và chủ động, ổn định sản xuất - kinh doanh
Trong một chuỗi các hoạt động sản xuất kinh doanh mỗi hộ, cơ sở đều cómột hoặc một số lĩnh vực hoạt động chủ đạo, mang tính đặc thù, chuyên biệt.Bên cạnh những hoạt động chính, còn một loạt các hoạt động phụ, mà bảnthân cơ sở không thể thực hiện được, nhưng nó lại không thể thiếu đối với cảchuỗi dây chuyền sản xuất chính Ví dụ, trong sản xuất hàng mây tre đan,người ta sử dụng các nguyên liệu sản xuất chính là tre, mây, song,…cácnguyên liệu này nằm ở nhiều vùng miền khác nhau do nhiều chủ thể khácnhau đang quản lý sử dụng Sau đó, người ta khai thác, sơ chế, vận chuyểnđến các làng nghề Tại các làng nghề để tạo ra 1 sản phẩm hoàn chính, ngoài
sử dụng nguyên liệu chính là tre, song mây, guột, còn sử dụng thêm một sốnguyên liệu khác như gỗ, sứ, vải, và các hóa chất khác như lưu huỳnh, keo,sơn,… để đảm bảo mỹ thuật và tính bền vững của sản phẩm Tất cả những sảnphẩm này là kết quả hoạt động của nhiều lĩnh vực, nhiều chủ thể khác nhau
mà mỗi hộ, doanh nghiệp khó có thể đảm nhận hết Hơn nữa nếu có làm đượcthì ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm Chính vì vậy các liên kết giúp các hộ,
Trang 20doanh nghiệp khắc phục những hạn chế về qui mô và lĩnh vực hoạt động theohướng hiệu quả hơn.
- Liên kết kinh tế giúp doanh nghiệp phản ứng nhanh với những thay đổi của thị trường.
Như trên đã nói, liên kết kinh tế giúp doanh nghiệp khắc phục đượcnhững hạn chế về quy mô, thì ở một khía cạnh khác, liên kết kinh tế còn giúpcho doanh nghiệp phản ứng nhanh với những thay đổi của thị trường
+ Nhu cầu của thị trường là luôn thay đổi, điều đó buộc các doanhnghiệp vừa phải luôn thay đổi mẫu mã của các sản phẩm hiện có, vừa phảitìm cách đa dạng hoá sản phẩm Để có được những thay đổi phù hợp với nhucầu của thị trường, doanh nghiệp cần phải có thông tin và có đủ khả năngtriển khai nhanh các phương án sản xuất mới Chính sự liên kết kinh tế sẽgiúp cho doanh nghiệp đạt được điều đó
+ Liên kết kinh tế giúp cho các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm củamình được nhanh hơn, thể hiện thông qua sự liên kết của hệ thống các nhàthương mại với các nhà sản xuất, thông qua hình thức đại lý bán hàng Hìnhthức liên kết này, các cửa hàng kinh doanh sẽ nhận làm đại lý bán buôn haybán lẻ sản phẩm cho doanh nghiệp sản xuất Và nhờ đó, sản phẩm của doanhnghiệp sẽ được đưa vào thị trường một cách nhanh chóng hơn, kịp thời hơn + Liên kết kinh tế còn giúp cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận nhanhchóng với các công nghệ và kỹ thuật mới, nhờ sự phối hợp với các nhà nghiêncứu ở các trường đại học hay cơ sở nghiên cứu trong và ngoài nước
Ngược lại, sự thay đổi của thị trường cũng thúc đẩy liên kết kinh tế.Trong thực tế, khi những thay đổi của thị trường vượt ra ngoài khả năng đápứng của doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải tìm cách liên kết với cácđối tác khác để tìm kiếm sự hỗ trợ về vốn và công nghệ, kể cả việc tiến hành
Trang 21đặt gia công sản xuất ở bên ngoài những phụ kiện phục vụ cho sản phẩmchính của mình, như đã nói ở trên.
- Liên kết kinh tế giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.
Phát triển sản xuất là một quá trình vận động không ngừng, tích tụ tậptrung rồi lại chia tách, sáp nhập để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội vàphù hợp với khả năng nội tại của doanh nghiệp nhằm mục đích tìm kiếm lợinhuận cao nhất, mà lại giảm thiểu được rủi ro Quá trình đó diễn ra thực chất
là thông qua các hoạt động liên kết kinh tế
Đứng trước một cơ hội sản xuất lớn, nhiều khi vượt quá khả năng sảnxuất của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp bỏ sẽ mất cơ hội làm ăn, nhưng nếudoanh nghiệp đơn độc một mình triển khai thực hiện dự án dẫn đến hiệu quảthấp, thậm chí thua lỗ Để tránh được hiện tượng này, nhiều doanh nghiệp đãbiết phân tán rủi ro bằng cách mời gọi các doanh nghiệp khác cùng tham giathực hiện dự án, mỗi doanh nghiệp đảm nhận một phần công việc, tuỳ theonăng lực của từng doanh nghiệp Như vậy, mỗi DN tham gia dự án chỉ phảichịu một phần rủi ro nếu có
Mặt khác, hai doanh nghiệp, trước đây là đối thủ của nhau, cạnh tranhnhau trên cùng một loại sản phẩm, trong cùng một thị trường đến nay, đểgiảm thiểu rủi ro do cạnh tranh, họ liên kết lại, cùng thoả hiệp để phân chia thịtrường, kể cả việc sáp nhập để tạo nên độc quyền
Như vậy Nhà nước cần khuyến khích các cơ sở sản xuất đầu tư mở rộngsản xuất kinh doanh, hợp tác sản xuất kinh doanh nhằm đạt hiệu kinh tế cao vàphục vụ nhu cầu đa dạng của xã hội nhưng mặt khác, Nhà nước cũng cần có giảipháp chính sách quản lý vĩ mô nhằm hạn chế độc quyền dẫn đến lũng đoạn thịtrường và lũng đoạn nền kinh tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất đời sốngcủa dân cư
Trang 225 Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế liên kết tiêu thụ sản phẩm:
Các yếu tố tác động đến cơ chế liên kết tiêu thụ sản phẩm mây, tre đancủa hộ, cơ sở như sau:
Hình 4: Các yếu tố tác động đến việc xuất khẩu sản phẩm mây, tre đan
Các nhân tố tác động đến việc xuất khẩu tiêu thụ sản phẩm mây, tre đancủa hộ, cơ sở như sau:
Nhân tố ảnh hưởng bên trong
- Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm mây, tre đan
Trước tiên, để có một sản phẩm mây, che đan có chất lượng cao thì cần
có nguồn nguyên liệu chất lượng tốt, đồng đều,… Muốn như vậy, việc tròngsản phẩm mây tre đan cần đúng yêu cầu kỹ thuật, có giống tốt, sau này chosản phẩm đồng đều, cây đẹp
Một mặt, để nâng cao năng suất sản phẩm mây tre đan thì hộ trồng, sảnxuất cung cấp nguồn nguyên liệu, cần phải đầu tư và kỹ thuật chăm sóc cây
và đặc biệt là công tác thâm canh nâng cao năng suất Đồng thời, phải tuyểnchọn và phát triển những giống mây, tre mới có chất lượng cao
Yếu tố bên trong
- Mức độ tập trung sản xuất (Làng nghề)
- Môi trường pháp lý
- Chính sách tài chính, thương mại
- Mức độ phát triển
và hiệu quả hoạt động của Hiệp hội
Cơ chế liên kết
Trang 23Ngoài nhân tố đó thì còn có khâu chế biến và bảo quản cũng ảnh hưởngđến chất lượng sản phẩm mây, tre đan xuất khẩu Đó là hai khâu quan trọngnhất vì qua quá trình chế biến thì giá trị của sản phẩm mây, tre đan tăng lênrất nhiều lần đồng thời với đó là phải yêu cầu giữ được phẩm chất của từngloại sản phẩm Chính khâu chế biến quyết định đến các loại sản phẩm mây tređan hộ sản xuất ra, quyết định độ, bóng, màu sắc, độ bền của sản phẩm.
- Trình độ và tay nghê kỹ thuật của hộ trong sản xuất các sản phẩm mây,tre đan
Đây chính là yếu tố quan trọng nhất làm nên một sản phẩm mây, tre đan
có sức thu hút khách hàng và chất lượng tốt Và yếu tố này được tạo nên từ kỹnghê, tay nghề truyền qua các đời trong gia đình của hộ, phần nhiều là do quátrình học hỏi, đào tạo Điều này quyết định đến sự đa dạng của các sản phẩmmây, tre đan, trình độ tinh sảo của từng sản phẩm,
- Mức độ và quy mô sản xuất tập trung của địa phương và thường gắnvới sự phát triển của các làng nghề
Chính điều này ảnh hưởng đến việc tập trung nguồn nguyên liệu, tậphợp sản phẩm mây, tre đan sản xuất ra để xuất khẩu Nếu mức độ sản xuất tậptrung cao của hộ, địa phương sẽ góp phần giảm chi phí tập trung, giảm bớtđược khâu trung gian, do đó lợi ích của hộ đạt được sẽ cao hơn Đồng thờigóp phần hình thành làng nghề sản xuất mây, tre đan truyền thống tại địaphương
- Thị trường tiêu thụ và nhu cầu sản phẩm mây, tre đan xuất khẩu
Thị trường tiêu thụ là nơi kết thúc vòng tuần hoàn khép kín từ việc sảnxuất đến lưu thông Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, hàng hoá rất nhiềukhông chỉ trong mà còn ngoài nước và chính vì thế người tiêu dùng có rấtnhiều cơ hội để lựa chọn Để sản phẩm mây, tre đan được lựa chọn và cónhiều thị trường tiêu thụ thì phải có sản phẩm chất lượng tôt, mẫu mã đa
Trang 24dạng, bền, và sản phẩm phải có sự hấp dẫn, tạo ra ấn tượng đầu tiên đối vớikhách hàng cùng với chiến lược kinh doanh có hiệu quả Từ đó vừa giữ đượcthị trường mà có thể mở rộng thị trường khác nữa ngày càng tăng được sứccạnh tranh của sản phẩm mây, tre đan nước mình
Năng lực cạnh tranh của quốc gia
Xét về mặt kinh tế thì tiêu chí này có liên quan trực tiếp đến thu hút đầu tưcủa nước ngoài cho phát triển Theo các nhà kinh tế thế giới để xem xét sứccạnh tranh của một quốc gia có 5 tiêu chí đó là: ổn định kinh tế-chính trị, hiệulực bộ máy hành chính quốc gia, kết cấu hạ tầng, lực lượng lao động, tìnhtrạng tham nhũng Muốn nâng cao sức cạnh tranh của quốc gia thì phải pháttriển hoàn thiện 5 tiêu chí đó
Xem xét một cách toàn diện thì năng lực cạnh tranh của quốc gia có ảnhhưởng rất lớn đến sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Khi sức cạnh tranhyếu thì nó sẽ cản trở và không hỗ trợ và nâng cao sức cạnh tranh cho hànghoá Theo tổ chức diễn đàn thế giới thì Việt Nam xếp hạng 81/117 nền kinh tế
có chỉ số cạnh tranh toàn cầu năm 2005, hạng 80 về cạnh tranh kinh doanh,hạng 92 về năng lực hoạt động của các cơ quan công quyền
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu
Vấn đề này nó được xem xét qua sự tăng doanh số nhưng quan trọng hơn
là xem xét thị phần chiếm lĩnh Như vậy nếu doanh nghiệp có sức cạnh tranh
sẽ tạo được chỗ đứng cho hàng hoá của mình Đối với các doanh nghiệp màđặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu thì điều đó có ý nghĩa cực kỳ quantrọng
Trong sản xuất kinh doanh có một qui luật quan trọng nếu nhà doanhnghiệp nào nhận ra và ứng dụng được thì sẽ gặt hái được nhiều thành công.Qui luật đó đòi hỏi: nơi nào đông nhà kinh doanh thì phải tìm đến thị trườngmới còn trống vắng để kinh doanh “vắng thì tìm đến, đông thì tránh xa” Điều
Trang 25đó minh chứng là các hãng nổi tiếng là các hãng nổi tiếng trên thế giới đều đã
mở rộng đến các nước, Châu Á, Châu Âu, Phi, Mỹ, tìm kiếm những thịtrường còn ít đối thủ cạnh tranh hoặc còn trống chưa ai đến, chưa ai dám đến.Nếu như các doanh nghiệp có hàng hoá chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, đạttiêu chuẩn an toàn, sản xuất với chi phí thấp hạ giá thành ngoài ra xây dựng,quảng bá được thương hiệu… khi đó sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho hàng hoácủa mình đồng thời mở rộng được thị trường xuất khẩu, tạo sự ổn định chohàng hoá của doanh nghiệp mình
- Năng lực cạnh tranh của chính sản phẩm mây, tre đan xuất khẩu
Đây là yếu tố có tính chất quyết định và ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồntại cũng như chỗ đứng của hàng hoá đó trên thị trường trong khi yêu cầu củacon người ngày càng cao cùng với cạnh tranh gay gắt trên thị trường Các yếu
tố chất lượng, giá cả, phân phối có ý nghĩa quyết định đối với sức cạnh tranhcủa hàng hoá Nếu một mặt hàng vừa có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá cảhợp lý và hàng hoá có sự phong phú sản phẩm cao cùng với đó là quảng cáođộc đáo thị có sức hấp dẫn thu hút được nhiều khách hàng Đặc biệt, khi nước
ta đã gia nhập WTO thì vấn đề đó càng trở nên quan trọng nếu muốn tăng sứccạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp mình Do đó, phải nâng cao chấtlượng, chủng loại đa dạng, sử dụng công nghệ hiện đại để tăng hiệu quả bánhàng đồng thời tránh được sự ép giá Cuộc phấn đấu để nâng cao sức cạnhtranh của hàng hoá, của doanh nghiệp và của cả nền kinh tế quốc gia là vấn đềrất lớn, vấn đề sống còn khi hội nhập kinh tế không chỉ của Việt Nam mà củatoàn thế giới
Nhân tố ảnh hưởng bên ngoài
- Chính sách thương mại của chính phủ đối với xuất khẩu nông sản
Với những chính sách như cắt giảm, miễn thuế xuất khẩu hàng nông sản,
mở rộng từng bước, tiến tới tự do hoá đối tượng xuất khẩu, giảm dần rồi xoá
Trang 26bỏ giấy phép xuất khẩu, từng bước thu hẹp sử dụng hạn ngạch,… đã có tácđộng mạnh thúc đẩy đến việc xuất khẩu các hàng nông sản.
- Chính sách về bảo hộ
Hiện nay, hầu hết các nước phát triển như Mỹ, Nhật, thị trường EU,…đều có chính sách bảo hộ đối với hàng nông sản của mình Điều đó gây cảntrở rất lớn đối với hàng hoá của các nước đang phát triển- trong đó có ViệtNam Hơn nữa khi WTO qui định rỡ bỏ các rào cản thuế quan để tạo ra sựcạnh tranh trên thị trường quốc tế thì các quốc gia lại lập nên hàng rào phithuế quan để ngăn chặn dòng nông sản phẩm từ các nước đang phát triển trànvào Điều đó thì ảnh hưởng trực tiếp đối với các sản phẩm nông sản của nước
ta (trong đó có sản phẩm mây, tre đan) vào các thị trường này
Như vậy, nhóm những yếu tố bên trong, trong đó nguồn nhân lực - yếu
tố đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của hộ, cơ sở và là điều kiện tiền
đề tạo ra những bước phát triển mang tính đột phá nhằm phát triển kinh tế của
hộ, cơ sở Kinh tế hộ, cơ sở phát triển lại là tiền đề thúc đẩy hình thành, mởrộng các hình thức liên kết hợp tác sản xuất kinh doanh một cách đa dạng vàhiệu quả
Còn nhóm các yếu tố bên ngoài chủ yếu là vai trò của Chính phủ, trongviệc thiết lập môi trường (pháp lý, kinh tế, văn hóa-xã hội) công bằng, dânchủ, hiệu quả và minh bạch để phát huy khả năng sáng tạo của các chủ thể,các hộ và cơ sở Đồng thời tạo dựng hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, nhất là hệthống giao thông, hệ thống điện và thông tin liên lạc Đây là các yếu tố khôngthể thiếu để mở rộng và nâng cao hiệu quả liên kết hợp tác
Trang 276 Kinh nghiệm thực hiện cơ chế liên kết tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu ở một số nước:
6.1 Kinh nghiệm tổ chức thị trường tiêu thụ nông sản phẩm của Thái Lan:
Thái Lan là một nước có hệ thống marketing rất đa dạng, cả về hệ thốngmarketing truyền thống như hệ thống các chợ, các đại lý, cửa hàng chuyênbán lẻ nông sản Từ cuối những năm 60 và đầu những năm 70, các khu vựcthương mại trung tâm phát triển mạnh, và hình thành các hệ thống phân phốihiện đại phát triển đỉnh cao với cơ cấu mới như: Các cửa hàng tiện lợi, cáccửa hàng giảm giá, các cửa hàng thực phẩm tươi sống với sự tham gia của cácnhà phân phối nước ngoài Cuối thế kỷ 20, cạnh tranh trên thị trường khốc liệt
và các hệ thống kinh doanh truyền thống bị tác động tiêu cực Họ gây sức ép
và buộc chính phủ phải cải cách
Quan điểm của chính phủ là giữ cân bằng cho mọi thành phần từ sảnxuất, nhà cung cấp, nhà bán buôn đến nhà bán lẻ lớn hoặc nhỏ; hệ thống phânphối hiện đại và truyền thống cùng tồn tại, cùng tham gia, mỗi hệ thống có vịtrí riêng trên thị trường
- Đối với hệ thống marketing truyền thống: Nhà nước tăng cường hiểu biết
cho các chủ kinh doanh về sức ép cạnh tranh thị trường, từ đó thay đổi cáchứng xử, tiếp cận khách hàng; thúc đẩy phát triển các cửa hàng “tiện lợi”
+ Khuyến khích phát triển hệ thống thị trường hàng lương thực - thực phẩm như thị trường chung, thị trường giao sau, thị trường hợp đồng, chợ trung tâm nông sản, v.v để tạo điều kiện và yếu tố cần thiết cho phát triển các hệ thống kinh doanh hiện đại.
+ Về thị trường chung: Nhà nước tuyên truyền, phổ biến kiến thức vềthị trường chung và Quy chế khuyến khích thành lập thị trường chung vềhàng nông sản của Bộ Thương mại; phối hợp với các tỉnh có liên quan đểthành lập thị trường chung về nông sản; tổ chức các hoạt động nhằm khuyến
Trang 28khích phát triển thị trường chung về hàng nông sản; khuyến khích thành lập
trung tâm thu gom rau quả; khuyến khích việc tổ chức bán đấu giá
+ Về thị trường mua bán giao sau: Nhà nước ban hành Luật về lập thịtrường nông sản giao sau; mở lớp bồi dưỡng, trao đổi kiến thức về thị trườnggiao sau ở trung ương và các khu vực; tuyên truyền, phổ biến kiến thức về thịtrường triển hạn qua các phương tiện thông tin đại chúng; nghiên cứu thôngtin về hàng hóa (tiêu chuẩn chất lượng, phương thức giao nhận ) và thời hạn
để xác định hình thức của hợp đồng mua bán giao sau và xây dựng quy chếquản lý hoạt động của thị trường này
+ Đối với Thị trường giao dịch theo hợp đồng: thiết lập thị trường đểphục vụ cho các giao dịch theo hợp đồng giữa người nông dân hoặc tổ chứcnông nghiệp với những người mua hàng; đề ra tiêu chuẩn hàng hóa, đề ra mẫuhợp đồng tiêu chuẩn, điều tiết các hoạt động ký kết, giám sát thực hiện hợpđồng, tham gia cùng với Ban trọng tài và các bên ký kết giải quyết mâu thuẫnkhi có tranh chấp Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến kiến thức liên quanđến việc ký kết hợp đồng thỏa thuận và phân loại chất lượng nông sản; hướngdẫn, kiểm tra và giám sát việc chấp hành hợp đồng, hỗ trợ tài chính cho ngườimua đã ký hợp đồng thỏa thuận trong trường hợp đặc biệt Những loại nôngsản có khả năng ký kết hợp đồng được xác định là cà chua, gừng, ngũ cốcnon, măng tây, măng tre, chôm chôm, vải, nhãn, dứa, đu đủ, và đậu tương
Tổ chức Chợ trung tâm hàng nông sản: Chợ trung tâm hàng nông sản
không phải là nhà buôn trung gian mà là trung gian trong việc sắp xếp, bố trí
cơ sở hạ tầng dịch vụ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người đến sử dụngdịch vụ và làm trung gian trong việc sắp xếp hệ thống mua bán bảo đảm côngbằng cho các bên tham gia trong môi trường thương mại tự do Chợ cònthường xuyên phối hợp với các cơ quan Nhà nước và các đơn vị liên quan tổchức các hội chợ về nông sản, cơ sở chế biến tổ chức các lớp tập huấn, bồi
Trang 29dưỡng kiến thức cho nông dân về sản xuất nông sản sạch, phối hợp với Phòng
nông nghiệp thực hiện các dự án nông sản hữu cơ Với chủ trương phát triển
như vậy, các chợ trung tâm hàng nông sản trở thành nơi tập trung nông sản ởtừng khu vực và là trung tâm phân phối hàng nông sản đi các nơi trên cả nước
và xuất khẩu; chợ thực sự là đòn bẩy thúc đẩy sản xuất hàng nông sản và cảithiện đời sống cho nông dân ở từng khu vực nhờ hình thành và phát triển các
hệ thống kinh doanh, phân phối chặt chẽ
6.2.Kinh nghiệm của Trung Quốc:
Hiện trạng sản xuất của nông dân Trung Quốc vẫn là hệ thống sản xuấtkhông bền vững, thiếu sự hỗ trợ của tín dụng và kỹ thuật Giá ở thị trườngtiêu thụ nội địa thấp vì lượng hàng tồn lớn, nhất là sau khi gia nhập WTOkhiến khả năng cạnh tranh càng cao Hơn nữa, điều kiện tiếp cận thị trườngcủa nông dân rất khó khăn và thu nhập của họ cũng thấp
Về phía Chính phủ, với nhiệm vụ vừa phải đảm bảo an ninh lương thựcquốc gia vừa phải nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh hàng nông sản,tăng thu nhập cho nông dân Với nhiệm vụ đó, Chính phủ chủ trương thựchiện thành công chương trình công nghiệp hóa nông nghiệp, đầu tư cơ sở hạtầng và cải cách thể chế tín dụng nông thôn
Hợp đồng sản xuất nông nghiệp ở Trung Quốc phát triển nhanh khoảng
10 năm lại đây, liên quan đến các vấn đề sau:
+ Tổ chức thực hiện hợp đồng sản xuất nông nghiệp ở Trung Quốc.+ Tác nhân ảnh hưởng đến thực hiện hợp đồng giữa nông dân và doanhnghiệp
+ Hợp đồng sản xuất nông nghiệp nên thể hiện theo hình thức nào.+ Yếu tố chính tác động đến sự tuân thủ thực hiện hợp đồng
Tuy nhiên, sản xuất theo hợp đồng có xu hướng bỏ qua những người sảnxuất nhỏ Nông dân xác đinh được giá cả ổn định và được tiếp cận thị trường
Trang 30như là những ưu điểm chính của phương thức này để ký hợp đồng với doanhnghiệp, trong khi đó doanh nghiệp coi việc cải tiến chất lượng sản phẩm làmấu chốt để đảm bảo cho hợp đồng được thực hiện Kết quả chính là sản xuấttheo phương thức này là chất lượng sản phẩm cao hơn, chi phí sản xuất vàtiếp thị thấp hơn Trong chương trình công nghiệp hoá nông nghiệp, Chínhphủ Trung Quốc có chủ trương hỗ trợ và thúc đẩy phương thức hợp đồng sảnxuất nông nghiệp nhằm mục tiêu tăng lợi nhuận và khả năng cạnh tranh chosản xuất nông nghiệp Hợp đồng sản xuất nông nghiệp như phương tiện đểgắn nông dân sản xuất nhỏ với các doanh nghiệp chế biến quy mô lớn Chínhquyền địa phương đã nhận thức tiềm năng của sản xuất theo hợp đồng trongviệc cơ cấu lại sản xuất và tăng thu nhập cho nông dân.
Bốn đặc điểm chính có được từ phương thức sản xuất hợp đồng là:
+ Số hàng hoá nông nghiệp sản xuất theo phương thức này tăng mộtcách vững chắc
+ Địa bàn áp dụng phương thức sản xuất này cũng tăng nhanh chóng,ngay cả đến những vùng kém phát triển của miền Trung và Tây Trung Quốc
+ Quy mô của phương thức sản xuất này cũng mở rộng và số lượnghợp đồng cũng tăng nhanh
Kết quả phân tích từ điều tra 1036 hộ nông dân, trong đó có 220 hộ(chiếm 21%) thực hiện hợp đồng đã chỉ ra những lý do tại sao việc thực hiệnhợp đồng còn khó khăn và có liên quan đến cả hai phía nông dân và doanhnghiệp
6.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam:
- Trong những năm gần đây cùng với sự tăng trưởng kinh tế, quá trìnhcông nghiệp hóa và đô thị hóa đã tác động thúc đẩy nhanh quá trình phâncông lao động và hợp tác liên kết tiêu thụ sản phẩm hàng hóa Tổ chức sảnxuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa có khác nhau tùy theo từng nước, nhưng
Trang 31có mục tiêu chung là tìm biện pháp để rút ngắn khoảng cách giữa người bán
và người mua, phục vụ người tiêu dùng nhanh hơn, tiện lợi hơn thông qua hệthống chuỗi cửa hàng;
- Hình thức giao dịch có thể mua bán tự do hoặc thông qua hình thức hợpđồng Thực hiện theo hình thức hợp đồng, kinh nghiệm Thái Lan lấy một cơquan nhà nước (Cục Nội thương) với các tiêu chuẩn hàng hóa do Cục xácđịnh và hợp đồng mẫu tiêu chuẩn làm đầu mối dàn xếp và giám sát thực hiệnhợp đồng giữa bên mua và bên bán Người bán và người mua cùng đến tạiVăn phòng của Cục nội thương đóng tại các tỉnh để dàn xếp ký kết hợp đồng
và chịu sự giám sát của văn phòng trong thực hiện hợp đồng Không để chongười mua tự thiết kế hợp đồng theo các điều kiện có lợi cho mình, người bánbuộc phải thực hiện dưới sức ép của người mua Giao dịch theo hình thức hợpđồng, một yếu tố hết sức quan trọng là qui mô của các nhà sản xuất cung cấpnguyên liệu Chính vì vậy thiết lập quan hệ giao dịch hợp đồng đi liền với tạođiều kiện để mở rộng qui mô sản xuất
- Nhà nước có vai trò xây dựng môi trường pháp lý; xây dựng các chỉtiêu, các mẫu hợp đồng làm cơ sở cho việc ký kết hợp đồng; tuyên truyền, tậphuấn, phổ biến kiến thức và hướng dẫn giao dịch đối với một số thị trườngmới mẻ như giao sau, thị trường chung; đề ra một số chính sách, chế độ hỗ trợđối với các nhà kinh doanh theo hệ thống truyền thống vươn lên thích ứng vớihiện đại, chính sách hỗ trợ nông dân tham gia giao dịch tại các chợ trung tâmmiễn phí thuê địa điểm; Nhà nước tổ chức ngày gặp gỡ nông dân; tổ chức hộithảo, bồi dưỡng kiến thức cho các đối tượng liên quan; thành lập cơ quanquản lý thị trường chung và phối hợp liên kết mạng thông tin; kiểm tra, hướngdẫn cho những đối tượng hoạt động trên thị trường chung về hàng nông sản
trong khu vực
Trang 32- Xuất hiện một số mô hình tổ chức sản xuất - kinh doanh nông sản thôngqua các HTX nhằm liên kết các thành viên để nâng cao năng lực khi tham giavào thị trường và cũng là cầu nối giữa nông dân sản xuất với người sử dụngnông sản Hình thức HTX chiếm vị trí khá quan trọng trong thu mua, giaodịch và phân phối trên thị trường nông sản nói chung, sản phẩm TTCN nóiriêng.
Trang 33CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CƠ CHẾ LIÊN KẾT TIÊU THỤ SẢN PHẨM HÀNG MÂY, TRE ĐAN XUẤT KHẨU Ở TỈNH
HÀ TÂY I- Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Hà Tây ảnh hưởng đến sản xuất, tiêu thụ mây, tre đan:
1 Đặc điểm tự nhiên:
- Vị trí địa lý:
Hà Tây là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), có thành phố
Hà Đông nằm cách thủ đô Hà Nội 10 km về phía Tây và Tây - Nam Tỉnh HàTây có toạ độ 20,310 - 21,170 vĩ độ Bắc, 105,170 - 1060 kinh độ Đông
Phía Đông giáp Thủ đô Hà Nội, phía Đông Nam giáp tỉnh Hưng Yên,phía Nam giáp tỉnh Hà Nam, phía Tây giáp tỉnh Hoà Bình, phía Bắc giáp 2tỉnh là Vĩnh Phúc và Phú Thọ
- Đặc điểm đất đai, địa hình:
Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh Hà Tây là 219207,9 ha với cơ cấu như sau:
Bảng 1 : Hiện trạng đất đai tỉnh Hà Tây năm 2006
Trang 34Hà Tây là vùng chuyển tiếp giữa vùng đồi núi Tây Bắc và ĐBSH, nên cóđịa hình đa dạng, chia thành 3 vùng chính:
+ Vùng núi cao: Vùng núi cao có diện tích 17000 ha chiếm 7,9% diệntích tự nhiên, trong đó có 7400 ha là rừng quốc gia Các núi có độ cao thayđổi từ 300m - 1000m, riêng đỉnh núi Ba Vì cao 1281m và một số núi đá vôi ởphía Nam tỉnh (Chương Mỹ, Mỹ Đức) với nhiều hang động đẹp Các vùngnày có độ dốc lớn, thường bị xói mòn, rửa trôi vào mùa mưa
+ Vùng đồi thấp: Vùng này có diện tích 53400 ha, chiếm 24,8% diện tích
tự nhiên Vùng này, địa hình chủ yếu có độ cao từ 30m - 300m Địa hình vùngđồi thấp dốc thoải với độ dốc trung bình từ 8-120 Đây là vùng đất nâu vàng,đỏ
+ Địa hình đồng bằng: Diện tích khoảng 144300 ha, chiếm 67,3% diệntích tự nhiên Chia thành 2 dạng:
Vùng độ cao từ 10-30m, ở khu vực Ba Vì với độ dốc < 100, vùng đấtnày có kết cấu vững chắc phù hợp cho xây dựng
Vùng đồng bằng thấp trũng: Vùng này có địa hình tương đối bằngphẳng, nhưng lại có khu vực quá trũng Đó là khu vực Mỹ Đức (trong đê hữungạn sông Đáy) và khu vực Ứng Hoà - Thường Tín (trong đê tả ngạn sôngĐáy) và khu vực Phú Xuyên Đây là vùng đất thấp, thường bị ngập úng vàomùa mưa
Trang 35Nhiệt độ trung bình năm là 23,40C Lượng mưa trung bình năm từ
1200-1700 mm (tháng mưa nhiều nhất là tháng 7-tháng 8 với lượng mưa 355-469,7
mm, tháng mưa ít nhất là tháng 12 đến tháng 1 năm sau với lượng mưakhoảng 13,8-21,4 mm), nhưng lượng mưa phân bố không đều, tập trung vàotháng 5-tháng 9 chiếm tới 75% lượng mưa cả năm nên thường gây úng, lụt
Độ ẩm trung bình từ 83%-86%
- Đặc điểm thuỷ văn:
Tỉnh Hà Tây có các sông lớn chảy qua là sông Đà, sông Hồng, sông Đáy,sông Tích, sông Bùi và sông Nhuệ
+ Sông Đà là hạ lưu của sông Lô, nằm về phía Tây Bắc của tỉnh, đoạnchảy qua Hà Tây dài 32 km
+ Sông Hồng nằm ở phía Bắc và phía Đông Nam tỉnh, đoạn chảy qua
+ Sông Bùi: Bắt nguồn từ dãy núi cao của huyện Lương Sơn tỉnh HoàBình đổ vào sông Đáy tại Quốc Oai, sông có chiều dài 32 km
+ Sông Nhuệ: Nối liền sông Hồng qua cống Liên Mạc và đổ ra sôngĐáy qua cống Phủ Lý Đoạn qua Hà Tây có chiều dài 53 km Sông Nhuệ làmnhiệm vụ tưới tiêu cho Hà Nội, Hà Tây và Hà Nam
- Tài nguyên thiên nhiên:
+ Tài nguyên rừng: Toàn tỉnh có 163365 ha đất lâm nghiệp có rừng Độche phủ đạt 7,58% Tổng trữ lượng rừng là 346025 m3 gỗ và 2736 ngàn câytre, nứa Hệ động thực vật rừng tập trung chủ yếu ở Ba Vì và Hương Sơn
Trang 36Theo thống kê, vườn quốc gia Ba Vì có 44 loài thú thuộc 23 họ, 9 bộ Khurừng Hương Khê có 32 loại, 17 họ, 7 bộ và trên 40 loài bò sát Do diện tíchrừng tự nhiên còn ít nên tài nguyên động vật cũng suy giảm
+ Tài nguyên khoáng sản: Hà Tây cũng có một số khoáng sản, như: Đávôi ở Mỹ Đức, Chương Mỹ; đá Granit ốp lát ở Chương Mỹ; Đất sét ở Chương
Mỹ, Sơn Tây, Thạch Thất, Quốc Oai; Cao lanh ở Ba Vì, Quốc Oai; Vàng gốc
và sa khoáng ở Quốc Oai, Chương Mỹ; Đồng ở Ba Vì; Than bùn ở Mỹ Đức;Nước khoáng ở Ba Vì,….Đây là những nguồn tài nguyên thiên nhiên có thểlựa chọn khai thác góp đẩy mạnh công nghiệp khai khoáng
Nguồn tài nguyên rừng khá đa dạng sẽ tạo điều kiện cho trồng, khai thác
và sử dụng nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất mây, tre đan của các cơ
Bảng 2: Dân số và lao động tỉnh Hà Tây năm 2004 - 2006
Trang 37Hà Tây là tỉnh có mật độ dân số cao gấp hơn 4 lần bình quân chung của
cả nước, và gấp 1,3 lần bình quân chung các tỉnh vùng ĐBSH Mật độ dân sốcủa Hà Tây cao thứ 2 vùng ĐBSH (chỉ đứng sau Hà Nội) và dân số cao thứ 5
so với cả nước
Theo số liệu thống kê năm 2006, dân số thành thị chiếm 11%, nông thônchiếm 89% Số lao động có việc làm là 1,3 triệu người Lao động Hà Tây cótrình độ văn hoá và kỹ năng, nhanh nhạy tiếp thu các tiến bộ KHCN để pháttriển sản xuất kinh doanh Điều đó đã góp phần tích cực trong chuyển dịch cơcấu kinh tế nói chung, cơ cấu lao động nói riêng Cơ cấu lao động có sự thayđổi nhanh: lao động nông lâm nghiệp từ 75,9% (2001) xuống còn 61,7%(2006), lao động ngành công nghiệp và dịch vụ tăng tương ứng
- Cơ sở hạ tầng:
+ Hệ thống đường giao thông bộ:
Tổng chiều dài đường bộ là 4557 km, trong đó có 1049,382 km đường
ô tô; Mật độ đường ô tô là 0,48 km/km2 (Vùng ĐBSH là 0,43 km/km2; Cảnước là 0,21 km/km2) Đường ô tô đến được tất cả các trung tâm các xã, vùngkinh tế, khu du lịch Song chất lượng đường chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầuphát triển kinh tế giai đoạn hiện nay và những năm tới
Bảng 3: Hệ thống đường giao thông tỉnh Hà Tây, năm 2006 STT Loại đường Tổng số
(Km)
Trong đó Đường nhựa (Km) % so với tổng
Trang 38Đường Quốc lộ: Có 8 tuyến quốc lộ chạy qua Hà Tây (Quốc lộ 1 cũ,Đường cao tốc Pháp Vân - Cầu giẽ, Quốc lộ 6, Đường Láng - Hòa Lạc, Quốc
lộ 32, Quốc lộ 21, Quốc lộ 21B, Quốc lộ 2C) với tổng chiều dài là 240.59 km.Các tuyến đường quốc lộ phân bố hợp lý gắn kết 2 thị xã, 8 trung tâm huyện
và nhiều thị tứ với nhau Trong đó 61% trải bên tông nhựa, 39% là đá nhựa;50% có bề rộng trên 7m (Cả nước chỉ có 30% mặt bê tông nhựa, 26% có mặtrộng trên 7m)
Đường tỉnh lộ: Gồm 29 tuyến với tổng chiều dài 35522 km, trong đó mặtđường bê tông xi măng 44 km chiếm 1,24%; Bê tông nhựa 14117 km chiếm27,02%; Đá nhựa dài 9599 km chiếm 27,02%; Đường cấp phối 11366 kmchiếm 32,00%
Đường giao thông nông thôn:
Đường huyện, đường liên xã đã có 680 km chiếm 87.18% được rảibằng các loại vật liệu, trong đó đường bê tông, đường nhưa dài 350 km chiếm44.87%
Đường thôn xóm: Đường đã cải tạo dài 2186 km chiếm 68.14%, trong
đó đường bê tông, đường lát gạch dài 986 km chiếm 30.74%; Đường đá sỏidài 1200 km chiếm 37.41%
+ Đường sắt:
Tổng chiều dài đường sắt qua tỉnh Hà Tây là 42,5 km Tuyến bắc namdài 29,5 km, chiếm 69,58%, gồm có 3 ga (Thường Tín, Chợ Tía, Phú Xuyên);Tuyến vành đai đang khai thác chạy tầu đi Lào Cai (1 ga Ba La)
Hiện tại vận chuyển đường sắt qua Hà Tây chưa phát triển mạnh, việcvận chuyển hành khách, hàng hóa còn nhiều hạn chế, các trang thiết bị cũ vàlạc hậu Khối lượng hàng hóa, hành khách vận chuyển tại các ga rất ít
+ Đường hàng không:
Trang 39Trên địa bàn Hà Tây có 2 sân bay Hòa Lạc, Miếu Môn do quân đội quản lý + Đường thủy
Có 6 con sông chảy qua địa bàn Hà Tây với tổng chiều dài Trung ươngquản lý 148 km, tuyến do địa phương quản lý 207 km Mật độ sông ngòi là1,53 km/km2 (cả nước 1,0-1,5km/km2)
Hiện nay, công tác khai thác vận tải thủy chủ yếu trên tuyến sông Hồng,sông Đà và sông Đáy; Còn các tuyến sông khác chủ yếu tưới tiêu phục vụ sảnxuất và dân sinh
Trên địa bàn Hà Tây đã xây dựng 2 cảng tổng hợp với cầu, bến vĩnh cửu
và hệ thống kho bãi, các khu phụ trợ (cảng Sơn Tây – sông Hồng có năng lựcbốc xếp 180000 tấn/năm, cảng Hồng Vân – sông Hồng có năng lực bốc xếp
150000 tấn/năm); Ngoài các cảng trên còn có các cảng nhỏ khác, như cảngVạn Điểm (sông Hồng), bến Vân Đình, bến Tế Tiêu (sông Đáy)
+ Hệ thống điện
Nguồn điện cung cấp cho Hà Tây gồm 1 trạm 500 KV và 2 trạm 220
KV, 8 trạm 110 KV và đang hoàn chỉnh lưới điện cho các các địa phương.Nhìn chung, công suất và hệ thống lưới điện đã cơ bản đáp ứng đầy đủ nguồnđiện phục vụ sản xuất và sinh hoạt của dân cư
+ Bưu chính viễn thông
Mạng lưới bưu chính viễn thông và thông tin liên lạc của tỉnh phát triểnnhanh cả về số lượng và chất lượng và đang tiếp tục mở rộng theo hướng hiệnđại hóa Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 405 điểm dịch vụ, trong đó có 250 điểmbưu điện văn hóa xã Tính đến năm 2006, số máy điện thoại đạt 17,8 máy/100dân, 100% các xã có điện thoại
- Di tích văn hóa, lịch sử
Hà Tây có vùng núi Ba Vì, nơi có rừng nguyên sinh, có Đền thượng, Đềnthờ Bác Hồ Tỉnh cũng có nhiều cảnh quan đẹp như Hồ suối Hai, Đồng Mô -
Trang 40Ngải Sơn, Ao vua, thiên sơn, Thác Ngà, Khoang xanh,…tạo ra một quần thể
du lịch lớn
Vùng núi Hương Sơn với lễ hội chùa Hương nổi tiếng kéo dài 3 thángvới nền văn hóa tâm linh lớn nhất của Việt Nam Hà Tây cũng là đất tụ khíanh linh gắn liền với các làng nghề sản xuất ra các sản phẩm nổi tiếng như lụaVạn Phúc, Khảm Chuyên Mỹ, thêu Quất Động, mây tre đan Phú Vinh,…Vớitiềm năng cảnh quan di tích lịch sử văn hóa, và các làng nghề truyền thống lạinằm liền kề thủ đô Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm Hà Nội – Hải Phòng –
Hạ Long, chắc chắn Hà Tây sẽ tận dụng cơ hội trở thành điểm kinh tế pháttriển sôi động
- Tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hà Tây:
Năm 2006, tổng GDP (Giá so sánh 1994) toàn tỉnh đạt 10361,7 tỷ đồng,tăng so với năm 2005 là 12,79% Riêng tốc độ tăng trưởng giá trị sản lượngcông nghiệp đạt 21,06%, dịch vụ tăng 12,23% và nông, lâm, thuỷ sản tăng2,69%
Năm 2006 so với năm 2004, tổng GDP tăng 12,38%, trong đó GDP côngnghiệp và xây dựng tăng 19,83%, GDP nông, lâm, thủy tăng 3,17%, dịch vụtăng 12,66% Hà Tây so với các tỉnh vùng ĐBSH, nằm trong nhóm đạt tốc độtăng trưởng khá cao
Bảng 4: Tăng trưởng GDP tỉnh Hà Tây phân theo ngành
giai đoạn 2004 - 2006S
TT Chỉ tiêu
2004(Tỷ đ)
2005(Tỷ đ)
2006(Tỷ đ)
Tốc độ tăngtrưởng BQ (%)