Cơ sở khoa học về chiến lược hỗ trợ xuất khẩu cho các hợp tác xã và các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam.pdf

109 509 3
Cơ sở khoa học về chiến lược hỗ trợ xuất khẩu cho các hợp tác xã và các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam.pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Cơ sở khoa học về chiến lược hỗ trợ xuất khẩu cho các hợp tác xã và các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

Trang 1

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ NĂM 1998

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHIẾN LƯỢC HỖ TRỢ XUẤT KHẨU CHO CÁC HỢP TẮC XA VA CAC DOANH

NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VIỆT NAM Mã số: 170 - 03/KHCN - 98 - 12

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: KS Vũ Lưu,

TRƯỞNG BAN KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

THU KÝ ĐỀ TÀI: TS Vũ Trọng Lâm |

34 G0

Trang 2

Kỹ sư Vũ Lưu - Trưởng ban Kinh tế đối ngoại, Hội đồng TW Liên minh HTX Viét nam - Chi nhiém dé tai

TS Vũ Trọng Lâm - Công ty Giao nhận kho vận ngoại - thương (Bộ Thương mại), nguyên NCS khoa Khoa học quản lý, Đại học Kinh tế

quốc dân - Thu ky dé tai

GS.TS Dé Hoang Toàn - Chủ nhiệm khoa Khoa học quản lý, Đại học Kinh tế quốc dân - Thành viên

KS Vũ Kim Thành - Phó Giám đốc Trung tâm xúc tiến hợp tác quốc tế, Hội đồng TW Liên minh HTX Việt nam- Thành viên

TS Phạm Nam - Phó Giám đốc dự án hỗ trợ doanh nghiệp vừa và

nhỏ ngoài quốc doanh, VICOOPSME-GTZ - Thành viên CN Đỗ Thị Hải Hà - Đại học Kinh tế quốc dân - Thành viên

Ths Đinh Tiến Dũng - Khoa Sau Đại học, Đại học Kinh tế quốc dân

(Tổng số 7 thành viên chính thức)

Trang 3

Phát triển các hợp tác xã, các doanh nghiệp vừa và nhỏ là một trong những vấn để rất được quan tâm trong chiến lược phát triển của mọi nền kinh tế, nhất là những nền kinh tế đang trong quá trình chuyển

đổi Ở Việt Nam, trước đây, các hợp tác xã, các doanh nghiệp vừa và

nhỏ chưa thực sự được chú ý đúng mức Toàn bộ nền kinh tế tập trung: vào xây dựng những doanh nghiệp lớn trong những ngành công nghiệp mũi nhọn như điện, khai khoáng, cơ khí chế tạo Từ khi thực hiện những chương trình cải cách đến nay, và nhất là sau khi có Luật HTX và những luật khác nhau về các loại hình công ty ra đời, các HTIX và các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới thực sự được thừa nhận tồn tại và

được quan tâm phát triển

Hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, với quy mô vốn, trình độ

kỹ thuật khác nhau Tính đến 31/12/1998 trong cả nước đã có khoảng

25000 doanh nghiệp vừa và nhỏ và 17.204 hợp tác xã các loại (trong

đó 13.914 hợp tác xã nông, lâm nghiệp) Dù mới chiếm một tỷ lệ chựa

thật lớn trong GDP nhưng các HTX và các doanh nghiệp vừa và nhỏ này lại giữ vị trí rất quan trọng trong việc tạo ra.công ăn việc làm, góp phần thiết thực vào chương trình xoá đói giảm nghèo, nâng cao thu thập cho người lao động đồng thời đóng góp trên 70% khối lượng hàng

hoá phục vụ xuất khẩu Mức độ tham gia xuất khẩu của các đoanh

nghiệp này còn chưa tương xứng với tiêm năng Trong nỗ lực mở rộng - thị trường của mình ra thế giới bên ngoài, các hợp tác xã, doanh

nghiệp vừa và nhỏ đang phải đương đầu với rất nhiều khó khăn, thách | thức, như, năng lực quản lý kém, công nghệ lạc hậu, chất lượng sản phẩm thấp, giá thành cao, hàng hoá thiếu sức cạnh tranh trên thị

Trang 4

doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải có một sự hỗ trợ to lớn trong việc xuất khẩu từ các cơ quan nhà nước và các tổ chức khác trong đó có Hội đồng Trung ương Liên minh các hợp tác xã Việt Nam Đề tài nghiên cứu “Cơ sở khoa học về chiến lược hỗ trợ xuất khẩu cho các hợp tác xã và các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam” là một đòi hỏi khách quan

bức thiết, nhằm giúp đỡ và hỗ trợ cho các hợp tác xã và các doanh

nghiệp vừa và nhỏ trong các hoạt động xuất khẩu

Mục tiêu của để tài là nhằm nghiên cứu các vấn để lý luận và thực tiễn ở nước ta về việc hỗ trợ cho các hợp tác xã và các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc mọi thành phần kinh tế nước ta trong hoạt

động xuất khẩu sản phẩm ra thị trường ngoài nước, tạo thêm việc làm

cho người lao động và tăng thu nhập cho các đơn vị kinh doanh và cho

nhà nước

Đề tài tiến hành nghiên cứu thực trạng phát triển của các HTX và các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh trong lĩnh vực kinh tế nói chung cũng như trong hoạt động xuất khẩu nói riêng, từ đó nghiên cứu đến cơ sở khoa học của việc hình thành chiến lược hỗ trợ xuất khẩu cho các hợp tác xã, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta trong

giai đoạn tới, đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện thành công chiến

lược này

Hiện nay, ở Việt Nam các vấn đề về lý luận và thực tiễn của việc

hình thành chiến lược hỗ trợ xuất khẩu cho các hợp tác xã, các doanh

nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn chưa được đề cập nhiều

^

Đề tài hy vọng sẽ góp phần thiết thực vào công việc to lớn chung

này.

Trang 5

THUC TRANG HOAT DONG NOI CHUNG VA

HOAT DONG XUAT KHAU NOI RIENG CUA CAC HOP TAC XA VA CAC DOANH NGHIEP VUA VA NHO G VIET NAM

Những người thực hiện:

Vũ Lưu (CT) Vii Trong Lam

Vii Kim Thanh

Pham Nam

Dinh Tiến Dũng _

I KHÁI NIỆM DOANH NGHIEP VUA VA NHỎ VÀ HỢP TÁC XÃ, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VÀ HỢP TÁC XÃ TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

`

1 Khai niém doanh nghiệp vừa và nhỏ

Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về các doanh nghiệp vừa và

nhỏ (Smaill and Medium Enterprise - SME) Người ta có thể dựa trên những chỉ tiêu định tính (tính năng động, khả năng sáng tạo trong sản

xuất, trong sản phẩm và trong thị phần) hay sử dụng những chỉ tiêu

định lượng (kim ngạch, lao động, xuất khẩu)

Luật doanh nghiệp nhà nước và luật công ty nước ta đã cố quy

định rõ về doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, các loại

công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và hợp tác xã, quy định mức vốn phấp định tối thiểu cho từng loại công ty trong từng lĩnh vực cụ thể hoặc thậm chí mức vốn thấp hơn mức quy định, nhưng chưa có

một định nghĩa chính xác hay hệ thống những chỉ tiêu để phân loại

như thế nào là các doanh nghiệp vừa và nhỏ Trong thực tế, doanh nghiệp vừa và nhỏ tồn tại cả trong khu vực kinh tế quốc doanh và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh Trong khu vực kinh tế quốc doanh, số

Trang 6

Trong nền kinh tế thị trường thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ

ngoài quốc doanh là phổ biến và chiếm vị trí quan trọng Nhưng trong một số nền kinh tế như những nên kinh tế chuyển đổi thì các doanh nghiệp nhà nước vẫn còn chiếm vị trí quan trọng và là trụ cột của nền kinh tế Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam mới thực sự phát triển trong một vài năm gần đây và đang ngày càng có một vị trí quan trọng hơn

Gần đây, khái niệm khu vực tư nhân hay khu vực phi nhà nước mới được sử dụng trong một số tài liệu nghiên cứu về Việt Nam được

hiểu là bao gồm các doanh nghiệp tư nhân thực sự, các hợp tác xã và các doanh nghiệp trong đó nhà nước hay các doanh nghiệp nhà nước

có sở hữu dưới 50% Tuy nhiên số liệu thống kê Về giá trị gia tăng và

tổng sản phẩm quốc đân coi các liên doanh nước ngoài với các doanh

nghiệp nhà nước là thuộc khu vực doanh nghiệp nhà nước bất kể tỷ lệ

sở hữu như thế nào(') Trong một số nghiên cứu trước đây của các tổ

` chức kinh tế thế giới về các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, người ta thường dựa trên những phân tích do Phòng Thương mại Công nghiệp và Bộ Kế hoạch - Đầu tư cùng tiến hành dựa trên cơ sở định nghĩa về các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang sử dụng trước khi

thông qua một định nghĩa chính thức(2) Nếu theo cách định nghĩa này thì một số doanh nghiệp trung bình ở Việt Nam có thể được coi là

`

doanh nghiệp lớn ở một số nước khác

' Chú thích 1 trong Báo cáo số 14645-VN- "Việt Nam Báo cáo kinh tế về công nghiệp hoá và chính sách công nghiệp”, ngày 17 tháng 10 năm 1995, Phòng Tổng hợp quốc gia, Vụ khu vực 1, Khu vực Đông Nam Á & Thái Bình Dương, Ngân hàng Thế giới Dưới đây sẽ gọi tắt là Báo cáo của Ngân hàng Thế giới

? Các doanh nghiệp rất nhỏ được định nghĩa là những doanh nghiệp có ít hơn 5 nhân viên với số vốn đưới 100 triệu đồng, doanh nghiệp nhỏlà doanh nghiệp có từ 5 đến 50 nhân viên và số vốn từ 100 triệu đồng đến 300 triệu đồngViệt Nam, còn doanh nghiệp vừa thì có từ 50 đến 300 nhân viên và số vốn từ 300 triệu đến 1 tỷ đồng Việt Nam.

Trang 7

- lao động thường xuyên và vốn sản xuất C) Đây là hai tiêu thức được sử dụng rộng rãi vì tất cả các doanh nghiệp đều có hai tiêu thức này

và có thể xác định được hai tiêu thức này ở mọi cấp (toàn bệ nền kinh

tế, toàn ngành hay từng doanh nghiệp) Từ các cách hiểu ở trên, có thể chấp nhận khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ như sau: "Doanh nghiệp vừa về nhỏ là những cơ sở sản xuất - kinh doanh có tư cách pháp nhân, với mục đích chính là tìm kiếm lợi nhuận, có quy mô doanh nghiệp (tính theo các tiêu thức khác nhau) trong giới hạn nhất

định đối với từng thời kỳ cụ thể"

Những tiêu thức sử dụng để xác định các doanh nghiệp vừa và

Bảng 1 : Tiêu thức phân loại doanh nghiệp vừa va nhỏ

(SME) của Việt Nam

Lao động thường xuyên (người) | Dưới 300 | Dưới 50 _ | Dưới 200 | Dưới 30

_—— Nguồn :Học viện chính trị Quốc gia và Viện Friedrich Ebert

CHLB Đức, Kỷ yếu khoa học: Dự án Chính sách hỗ trợ phát triển

doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam: Kết quả nghiên cứu giai đoạn I_

(Tháng 8 đến tháng 12/1996) Hà nội 12 - 199ó, trang 21

? Học viện Chính trị Quốc gia và Viện Friedrich Ebert CHLB Đúc, Kỷ yếu khoa học:Dự án

Chính sách hỗ tro phat triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam: Kết quả nghiên cứu giai

đoạn I (Tháng 8 đến tháng 12 năm 1996), Hà nội 12-1996, trang 18-22.

Trang 8

Bảng 2 - Tiêu thức phân loại SME của một số nước Mỹ Dưới 3,5 triệu USD Đưới 3,5 tr.USD

Dưới 500 lao động Dưới 100 lao động

Nhật bản Dưới 100 triệu yên |Dưới 20 lao|10-30 triệu yên |Dưới 5 lao

_ lDưới 300 lao động |“ 9"8 Dưới 100 lao động|lÖP8 ˆ—

CHLB Đức 1 triệu đến dưới|Dưới ltr |1-100 tr DM IDưới 1tr DM 100 triệu DM DM ‘

10-duéi 500 LD Duéi 9LD |10- dudi 500 LD Dưới 9 LD Philippin 15 - 60 tr Pêxô Dưới 15 tr.|15-60 tr Pexô Dưới l§ tr

Nguồn : Đô Đức Định - Kinh nghiệm và cẩm nang phát triển xí nghiệp vừa và nhỏ ở một số nước trên thế giới - NXB Thống kê, Hà

nội, 1999

Căn cứ vào các tiêu thức ở trên, thì tỷ lệ các doanh nghiệp trong

từng lĩnh vực của nên kinh tế năm 1995 có thể thấy trong bảng 3 dưới

day.

Trang 9

Phân theo Bình quân mot | Bình quân một lao

nguồn vốn nghiệp doanh nghiệp động (triệu đồng) Số | Tỷlệ | Vốntỷ | Lao | Vén | Doanh | Lãi

Như vậy theo bảng trên, năm 1998 quy mô của các doanh nghiệp như sau:

Doanh nghiệp nhà nước: Vốn bình quân một doanh nghiệp là

7,4 tỷ đồng (trong ngành công nghiệp' là 10,2 tỷ VNĐ và ngành

thương mại là 5,8 tỷ VNĐ), lao động bình quân một doanh nghiệp là 264 người (trong công nghiệp là 318 và trong thương mại là 138 người) Số liệu thống kê cho thấy hơn 80,89% doanh nghiệp nhà nước có quy mô vừa và nhỏ, riêng quy mô nhỏ là 49,99% Trong công nghiệp, 80,47% trong tổng số 2089 doanh nghiệp thuộc loại doanh

Trang 10

Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh: các chỉ số nói trên của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh còn thấp hơn nhiều so với những chỉ tiêu trên Vì thực tế, các doanh nghiệp này mới được phát triển từ khi Việt Nam tiến hành đổi mới Do mới phát triển, vốn nhỏ, thiếu kinh nghiệm kinh doanh và quản lý Trong số các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cũng có một số nhỏ các doanh nghiệp lớn nhưng rất ít

2 Quá trình hình thành các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam

Sự hình thành và phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam theo nhiều nguồn khác nhau:

" Sở tiểu thủ công nghiệp có từ lâu đời, tổn tại và phát triển

qua cả thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá tập trung

" Các doanh nghiệp của nhà nước thành lập trong cơ chế cũ (các doanh nghiệp nhà nước trung ương và địa phương)

" Mới thành lập trong thời kỳ đổi mới kinh tế: do sắp xếp lại các doanh nghiệp quốc doanh, thành lập theo các luật ban hành từ năm 1990,

Từ đầu những năm 1960 đến 1986, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước, các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, hợp tác xã mua bán và hộ kinh tế cá thể Trong đó chỉ có các doanh nghiệp nhà nước và các hợp tác xã được khuyến khích phát triển

Từ đầu năm 1986 đến nay, với chính sách đổi mới kinh tế, các

thành phần kinh tế chính thức được thừa nhận và tồn tại lâu đài Một

loạt các văn kiện về các thành phần kinh tế mới đã ra đời, đặc biệt là Luật công ty, luật hợp tác xã, luật doanh nghiệp nhà nước, luật khuyến khích đầu tư trong nước tạo cơ sở pháp lý và khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần phát triển sản xuất và kinh

Trang 11

doanh Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực sự được quan tâm và

khuyến khích phát triển

Thời gian qua, mặc dù số lượng doanh nghiệp nhà nước và các hợp tác xã giảm mạnh, nhưng tính chung trong toàn bộ nền kinh tế, số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là các công ty, doanh nghiệp tư nhân

3 Các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt

Nam

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế Điều đó được thể hiện qua số các doanh nghiệp trong từng lĩnh vực và tỷ lệ đóng góp của các loại hình doanh nghiệp này trong cơ cấu GDP của Việt Nam

Theo số liệu thống kê hiện nay, số doanh nghiệp nhà nước chỉ chiếm có 22% trong tổng số các đoanh nghiệp nói chung, còn lại là doanh nghiệp tập thể (HTX) và ngoài quốc doanh Tuy nhiên, theo

Báo cáo kết quả và Bài học kinh nghiệm rút ra từ các hợp tác xã điển

hình tiên tiến trong quá trình đổi mới của Hội đồng Liên minh hợp tác xã Việt Nam, tính đến ngày 31/12/1998, trên cả nước có 17.204 hợp tác xã các loại Như vậy số các doanh nghiệp tập thể không phải

là nhỏ Phần lớn các hợp tác xã này đều có những vướng mắc trong hoạt động kinh doanh, nhất là xuất nhập khẩu đòi hỏi phải có sự hỗ

trợ của Nhà nước và Hội đồng Liên minh hợp tác xã Việt Nam

Thực tế cho thấy, nếu căn cứ vào số lượng các doanh nghiệp, thì

doanh nghiệp nhà nước tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp nặng, trong khi khu vực kinh tế tư nhân, chủ yếu là các doanh nghiệp 'vừa và nhỏ thì lại tập trung trong những ngành công nghiệp nhẹ và

ngành sản xuất và sản phẩm dùng nhiều sức lao động như chế biến

thực phẩm và may mặc Các xí nghiệp nhỏ với số nhân công thường từ

Trang 12

10-15 người lại càng tập trung ở ngành công nghiệp nhẹ, với hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong ngành chế biến gỗ, đệt, chế biến

thực phẩm, vận tải và các dịch vụ khác Những công ty mới đăng ký

thành lập cũng hoạt động nhiều trong những lĩnh vực này 4 Khái niệm hợp tác xã (HTX)

Theo Luật hợp tác xã được Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 20/3/1996 thì: "Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của

pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh

doanh, địch vụ và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế - xã

hội của đất nước" Như vậy, hợp tác xã là các đơn vị kinh tế có các

đặc điểm sau:

e Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế độc lập, hoạt động với tư cách là một cơ sở kinh tế và được tách ra khỏi hệ thống chính quyền, không làm những công tác chính quyền thay cho chính quyền cấp

cơ sở (như những hợp tác xã kiểu cũ trước đây) và không chịu sự kiểm tra, giám sát của chính quyền địa phương vào những hoạt

động kinh tế và tổ chức của nội bộ hợp tác xã

¢ Hop tac xã chỉ được thành lập khi những người dân có nhu cầu và lợi ích, tự nguyện đứng ra góp vốn, góp sức để thành lập nhằm mục đích hỗ trợ nhau cùng phát triển, người dân với tư cách là xã viên đã được tạo điều kiện để phát huy đân chủ, phát huy trí sáng tạo của mình vì họ là chủ của hợp tác xã Tự nguyện là một trong

những nguyên tắc cơ bản của hệ thống hợp tác xã Hợp tác xã là phương tiện để xã viên tổ chức đạt được mưu cầu hạnh phúc của mình

e© Hợp tác xã không phải là một doanh nghiệp đơn thuần dù thực hiện những hoạt động kinh tế độc lập Bởi vì ngoài mục đích mang lại

Trang 13

lợi ích kinh tế cho thành viên và cho hợp tác xã, nó còn có những mục đích mang tính xã hội bao gồm những hoạt động cộng đồng phi kinh tế

e© Hợp tác xã, hay nói chính xác hơn HTX kiểu mới khác các hợp tác xã được tổ chức ở những năm trước đây (gọi là HTX kiểu cũ) là ở chỗ:

+ Xã viên thành lập, gia nhập hay ra khỏi hợp tác xã là hoàn

toàn tự nguyện dựa trên cơ sở lợi ích của họ Khi ra khôi hợp tác xã, xã viên được quyền rút vốn Đây là điều rất quan trọng khuyến khích

người dân tham gia vào hợp tác xã, và nó cũng chính là điều chứng tô rằng Nhà nước ta thật sự tạo điều kiện cho công dân phát huy quyền

dân chủ của mình Lợi ích của xã viên cũng được đặt lên hàng đầu như là yếu tố tiên quyết của sự tham gia của họ vào nhóm người có cùng mục đích

+ Khi gia nhập hợp tác xã, xã viên có thể đóng góp một hay nhiều cổ phần bằng tiền, tư liệu sản xuất hay công sức lao động nhưng cổ phần của một xã viên không được quá 30% tổng vốn điều lệ Cổ phần có thể được đóng góp trong vòng 6 tháng tuỳ theo quy

định của điều lệ từng hợp tác xã Với các hình thức này, cả những người nghèo cũng có thể gia nhập hợp tác xã Với quy định cổ phần

tối đa một xã viên không được quá 30% tổng vốn điều lệ, hợp tác xã

không phục vụ cho lợi ích của nhóm người giàu

_ + Hợp tác xã kiểu mới không do chính quyền quyết định thành lập (vì xã viên tự đứng ra thành lập) mà chính quyền chỉ là người xem xết, cấp phép kinh doanh theo ngành nghề hợp tác xã đăng ký khi có

đơn Đây thực sự là một thay đổi cơ bản về quan điểm thành lập hợp

+ Hợp tác xã có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài sản

và tài khoản riêng Như vậy, hợp tác xã kiểu mới có đây đủ những

yếu tế cơ bản một cách hợp pháp để có thể đứng ra thực hiện những

giao dịch kinh doanh một cách độc lập giống như các công ty, xí

nghiệp hoặc các cơ quan độc lập của Nhà nước.

Trang 14

+ Hợp tác xã không công hữu hoá tư liệu sản xuất của xã hội mà xã viên vẫn là chủ và toàn quyền sử dụng tư liệu sản xuất của riêng mình theo quy định của pháp luật Đây là điểm khác lớn của hệ thống hợp tác xã mới so với hệ thống hợp tác xã cũ Chính việc công hữu hoá tư liệu sản xuất vào hợp tác xã kiểu cũ đã đặt hợp tác xã kiểu cũ vào tình trạng "cha chung không ai khóc”, làm cho tài sản của xã viên

bị mài mòn và kéo theo là nỗi sợ vào hợp tác xã của xã viên còn đai

dẳng đến hiện nay

+ Các hộ xã viên (ở các hợp tác xã nông nghiệp) vẫn là một đơn vị sản xuất cơ bản và tự chủ HTX không tổ chức điều hành sản xuất

tập thể và phân phối chung mà nó tổ chức thực hiện những công việc,

những dịch vụ mà từng xã viên không thể đảm nhận Như vậy, hợp tác

xã không phải là mái nhà lớn gồm nhiều những mái nhà nhỏ mà là nơi hỗ trợ cho các mái nhà nhỏ tồn tại và phát triển Hợp tác xã cũng

không phải là địch thủ cạnh tranh trong sản xuất, kinh doanh và cung cấp dịch vụ của các hộ gia đình mà luật đã hướng dẫn rõ là nó chỉ thực hiện những hoạt động mà các hộ gia đình không thể tự làm hoặc làm nhưng hiệu quả không cao Hơn nữa, mối quan hệ giữa xã viên và

hợp tác xã phải được thể hiện chặt chẽ qua điều lệ và các quy định

của hợp tác xã, cũng như qua các hợp đồng giữa xã viên và hợp tác xã

đối với những hoạt động cụ thể

e© Khi thành lập, hợp tác xã có điều lệ riêng được lập theo điều lệ mẫu hướng dẫn, có phương án kinh doanh rõ ràng và những quy định khác của chính mình và trong quá trình phát triển HT%X có thể thay đổi chúng theo quy định của Luật hợp tác xã và theo nghị quyết của Đại hội xã viên Nhà nước không lên kế hoạch và chỉ

tiêu sản xuất, kế hoạch phản phối và giá cả cho HTX HTX, xét vé

mặt kinh tế phải tổ chức như một công ty kinh doanh để đảm bảo sinh lời cho HTX, còn xét về mặt xã hội thì phải cơ cấu như một tổ chức cộng đồng đảm bảo rằng tiếng nói của xã viên được coi trọng e© Hợp tác xã áp dụng "một người, một phiếu", nghĩa là mỗi xã viên trong hợp tác xã đều có quyền được biểu quyết một phiếu không

phụ thuộc vào tư cách (thành viên sáng lập hay xã viên gia nhập)

Trang 15

cũng như vốn góp Từ quy định này, người dân tham gia vào hợp tác xã được đảm bảo quyền bình đẳng trong tập thể, có quyền được

bàn bạc, được góp ý kiến và sau đó được quyền lựa chọn trên cơ sở

bình đẳng

e Tài chính công khai, đây là một trong số đặc điểm rất cơ bản và hết sức quan trọng Ở hợp tác xã kiểu cũ, từ việc không rõ ràng về các khoản thu-chi của hợp tác xã cũ người dân không thể biết

thông tin về tình hình tài chính của hợp tác xã, về cách phân chia

các nguồn thu do vậy họ thực sự không có quyền gì đối với tài sản đã bị công hữu hoá, đối với thành quả lao động trong hợp tác xã của họ, đối với các khoản họ phải đóng góp cho hợp tác xã, họ cũng không thể có ý kiến xác đáng về cách quản lý và chỉ tiêu tuỳ tiện cũng như các hành vi động cơ cá nhân của ban quản lý hợp tác xã Chính đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự trì

trệ và sụp đổ từ trong lòng của hệ thống hợp tác xã kiểu cũ

5 Quá trình hình thành các hợp tác xã ở Việt Nam

a Giai đoạn I:

Hệ thống hợp tác xã đã được hình thành tư cuối những năm 1950, tồn tại và phát triển mạnh trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước và giải phóng Miền Nam, kinh tế hợp tác đã đóng vai trò lịch sử rất quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước và chiến thắng vẻ vang Mạng lưới hợp tác xã ở nước ta đã được xây dựng và đi vào hoạt động từ khi hoà bình lập lại ở Miền Bắc trước đây và khi giải phóng Miền Nam sau này Nó phát triển mạnh mẽ vào những năm 1960 -

1962 ở Miền Bắc và 1976-1985 ở Miền Nam Trong một thời gian khá

dài, phong trào hợp tác hoá đã phát triển ở hầu hết các ngành kinh tế,

góp phần tích cực giải phóng sức sản xuất, đáp ứng các nhu cầu sản

xuất, đền ơn đáp nghĩa những người có công với cách mạng, góp công sức xây dựng bệnh xá, trường học, thông tin kinh tế, văn hoá, xã hội Vào năm 1987 khi hợp tác hoá ở vào giai đoạn phát triển cao, riêng trong nông nghiệp cả nước có hơn 53.000 hợp tác xã và tập đoàn sản

Trang 16

xuất thu hút hơn 90% số hộ nông dân, các HTX phi nông nghiệp cũng phát triển mạnh Hệ thống hợp tác xã đã tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế xã hội ở nông thôn, đồng thời cũng đã trải qua những

bước thăng trầm và lâm vào tình trạng trì trệ, rã đấm trong những năm cuối 80 (kể từ 1988) Cho đến năm 1994, hầu hết các tập đoàn

sản xuất bị tan rã, và rất nhiều HTX tự giải thể mà nguyên nhân chủ

yếu là: kết quả sản xuất thấp kém, hiệu quả thu được không tương xứng, cách quản lý không phù hợp biểu hiện ở chễ bộ máy quản lý gián tiếp quá lớn, người lao động bị lệ thuộc thụ động vào ban chủ nhiệm HTX, các tiêu cực của nhiều cấn bộ quản lý ngày một trầm trọng và phổ biến, vốn và công nghệ sản xuất đậm chân tại chỗ cùng với cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung của Nhà nước

b Giai đoạn từ khi có luật hợp tác xã (1996) đến nay

Do nhận thức được vai trò quan trọng của hệ thống hợp tác xã

trong phát triển kinh tế nên trong những năm qua Đẳng và Chính phủ

đã không ngừng quan tâm lãnh đạo, cải tổ cả về nội dung lẫn cách

thức tổ chức của các hợp tác xã nhằm làm cho hệ thống này phù hợp với yêu cầu của cơ chế quản lý mới: cơ chế thị trường theo định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước Đảng và Chính phủ ta đã có chủ trương và ban hành nhiều chính sách ưu đãi nhằm phát triển

vào tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác xã

Luật hợp tác xã, sau một thời gian được chuẩn bị công phu và

có sự đóng góp ý kiến của các ban ngành có liên quan trong cả nước cũng như tham khảo kinh nghiệm của các nước có hệ thống hợp tác xã phát triển tiên tiến, đã được Quốc hội thông qua ngày 20/3/1996 Điều này có ý nghĩa rất lớn cho khu vực kinh tế hợp tác xã, nhất là ở

nông thôn để có thể hoà nhịp với sự phẩt triển chung trong nền kinh

tế quốc dân, trong điều kiện cải cách và đổi mới, trong xu hướng phát triển kinh tế chung của quốc tế và qua đó đóng góp cho sự nghiệp

công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước Tính đến cuối năm 1998 cả

nước có 17.204 hợp tác xã các loại (trong đó 13.914 HTX nông

nghiệp, 1438 HTX tiểu thủ công nghiệp, 359 HTX thương mại-dịch

Trang 17

vụ, 764 HTX giao thông vận tải, 327 HTX xây dựng, 976 quỹ tín

dụng, .) trên 100.000 ngàn tổ hợp tác trong các ngành, các lĩnh vực

kinh tế

VÀ NHỎ

Vai trò của các hợp tác xã và các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế ngày càng tăng lên, thể hiện qua tỷ lệ phần trăm đóng trong cơ cấu GDP và số công ăn việc làm do khu vực này mang lại, những đóng góp vào quá trình phân phối lại thu nhập, xoá đói giảm nghèo, đặc biệt là ở nông thôn, vùng sâu và vùng xa

1 Tạo ra của cải vật chất cho xã hội, góp phần tăng trưởng kinh

Bảng 4- Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo

giá hiện thành phân theo thành phần kinh tế

Nguồn : Niên giám thống kê 1997 và Viện Nghiên cứu Quản lý

Kinh tế Trung ương 1999

Trang 18

Bảng 5 - Tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh 1994 phân

Nguồn : Niên giám thống kê 1997 và Viện NCQLKTTEW

Theo số liệu bảng 4 và bảng 5, khu vực HTX và DNVVN có tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu GDP, năm 1995 chiếm 74,6ó% đến 1998 đạt 70,1%

Căn cứ vào cơ cấu GDP, vai trò của khu vực hợp tác xã và

doanh nghiệp vừa và nhỏ trong từng lĩnh vực kinh tế cũng khác nhau

Trong công nghiệp, kinh tế nhà nước chiếm hơn 2/3, kinh tế của

hợp tác xã và doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm khoảng 1/3, với xu hướng là tỷ trọng của kinh tế hợp tác xã:và doanh nghiệp vừa và nhỏ giảm xuống Trong các ngành công nghiệp nặng (khai khoáng) khu vực nhà nước chiếm tuyệt đại đa số Nhưng trong các ngành công nghiệp nhẹ (dệt, may mặc, thuộc đa và chế biến, chế biến gỗ và lâm sản, đồ gỗ, ) thì khu vực kinh tế hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ lại ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn.

Trang 19

Trong xây dựng, kinh tế thuộc doanh nghiệp vừa và nhỏ và hợp tác xã có ty trọng ngày càng tăng và vượt quá tỷ trọng của khu vực

kinh tế nhà nước

Trong nông lâm nghiệp, kinh tế hợp tác xã chiếm tuyệt đại đa số Điều này là do đặc điểm của nền kinh tế nông nghiệp với các hợp tác xã và hộ kinh tế gia đình là chủ yếu Nhưng số các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực này còn chưa nhiều

Trong hoạt động dịch vụ, trong mười năm qua, tỷ lệ đóng góp

của ngành địch vụ trong nên kinh tế đã tăng từ 20,3% năm 1986 lên 43,72% năm 1998, trong đó chủ yếu là do HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh đem lại

2 Tạo việc làm cho xã hội

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới cho thấy khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã tạo ra nhiều việc làm trong những năm gần đây, trong

khi số việc làm ở khu vực nhà nước giảm liên tục.(')

Đối với Việt Nam, một đất nước nông nghiệp với trên 70% dân

số sống bằng nghề nông thì sự tồn tại của các doanh nghiệp vừa và

nhỏ, các hợp tác xã là cần thiết vì ngoài số công ăn việc làm ổn định ra, các doanh nghiệp vừa và nhỏ và hợp tác xã còn góp phần tạo ra công việc thu hút lao động nhàn rỗi ở các nông thôn, vùng sâu và vùng xa Những việc làm thêm thông qua các tổ chức này đã góp phần giải quyết tích cực vấn dé việc làm và thu nhập cho người nông dan Nhìn chung, những nơi nào có việc làm bhụ bên cạnh nghề chính là nông nghiệp thì cuộc sống của người dân ở đó được cải thiện hơn

những vùng không phát triển nghề phụ

* “Khu vực kinh tế tư nhân đã tạo ra nhiều việc làm trọng những năm gần đây, thu nhận cả những người mới đi làm, bộ đội phục viên lẫn nhân công do các doanh nghiệp nhà nước thải

ra, mặc đù khu vực này có mức tăng trưởng chậm hơn doanh nghiệp nhà nước”.

Trang 20

Các kết luận trình bày ở đây cho thấy các doanh nghiệp ngoài quốc đoanh đã phát triển rấi nhanh chóng từ cơ sở thấp kém ban đầu: mức tăng trưởng bình quân hàng năm giá trị gia tăng của các doanh nghiệp này vào khoảng 6,5% Trong các ngành công nghiệp, sự tăng trưởng của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn cao hơn ( hơn 10% trong năm 1993 - 1994) nhưng vẫn không đuổi kịp sự tăng trưởng của các doanh nghiệp nhà nước

Đại đa số các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đều được thành

.lập trong thời gian gần đây, và bao gồm chủ yếu các doanh nghiệp hộ

gia đình với số vốn ít hơn số vốn của doanh nghiệp nhà nước Chính vì lý do đó, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có xu hướng tập

trung vào các ngành công nghiệp nhẹ, trong khi các doanh nghiệp nhà

nước và gần đây là các doanh nghiệp liên doanh lại tập trung vào công nghiệp nặng

Trong thời gian qua, số lượng và hoạt động của các hợp tác xã

giảm xuống đã được bù đấp bằng sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân

Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh với các HTX và các DNVVN chủ yếu mới xuất hiện trong những năm gần đây thông qua việc ban

hành một số luật và văn bản Nhà nước liên quan đến những hoạt động

của các loại hình này Các loại hình kinh tế này vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình phát triển, đặc biệt là khuôn khổ pháp lý chưa hoàn thiện

Nói tóm lại, những đóng góp tích cực của doanh nghiệp vừa và nhỏ và các hợp tác xã trong nền kinh tế, ngoài việc góp phần tăng trưởng kinh tế và tạo ra việc làm là :

»" Thu hút vốn.

Trang 21

Làm cho nên kinh tế năng động và hiệu quả hơn Góp phần

phân bổ công nghiệp ở các vùng dân cư trên các địa bàn khác

nhau, thúc đẩy sự phát triển cân bằng giữa các vùng trong cả

nước

Giữ vai trò hỗ trợ bể sung cho các khu công nghiệp lớn tạo thành mối liên kết cùng hợp tác, cùng cạnh tranh để cùng

phát triển

Khai thác các tiềm năng phong phú trong nhân dân; tận dụng có hiệu quả nguồn nguyên vật liệu và vật tư trong nước, kể

cả các loại phế liệu phế thải trong sản xuất và sinh hoạt Nâng cao thu nhập của đân cư, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Góp phần duy trì và phát triển các làng nghề và ngành nghề

thủ công truyền thống với những sản phẩm mang bản sắc văn

hoá dân tộc

Bên cạnh những đóng góp tích cực cho nền kinh tế, các doanh

nghiệp vừa và nhỏ và các hợp tác xã cũng có những hạn chế, khiếm khuyết mà Nhà nước cần có một chiến lược hỗ trợ thích hợp vừa phát huy được những điểm mạnh và hạn chế những mặt yếu của doanh

nghiệp vừa và nhỏ và hợp tác xã Những điểm yếu là:

Vốn nhỏ, công nghệ sản xuất nhìn chung là lạc hậu

Ít có khả năng đào tạo công nhân, sử dụng lao động giản đơn là chính do vậy năng suất lao động không cao

Hiểu biết về chính sách, pháp luật nhiều khi còn chưa kịp thời

Làm hàng kém chất lượng

Mang tính chất làm ăn nhỏ, kém hiệu quả.

Trang 22

lll HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CUA CAC HOP TAC XA VA CAC DOANH NGHIEP VUA VA NHO

1 Kết quả hoạt động

Trong hệ thống thống kê của Việt Nam chưa có thống kê chỉ tiết

cho các hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các hợp tác xã

trong nền kinh tế nói chung cũng như là trong hoạt động ngoại thương nói riêng

Thống kê ngoại thương của Việt Nam hiện nay chỉ phân loại

xuất nhập khẩu trung ương và địa phương Số liệu xuất nhập khẩu

trung ương phân chia chỉ tiết ra xuất nhập khẩu trực tiếp và uỷ thác Xuất nhập khẩu địa phương bao gồm cả xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp vừa và nhỏ và hợp tác xã, không phân chia ra xuất nhập khẩu trực tiếp hay uý thác

Mặc dù số liệu thống kê không cho phép tách biệt hoạt động thương mại giữa hai khu vực quốc đoanh và ngoài quốc doanh (chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ và hợp tác xã), nhưng thực tế cho

thấy các doanh nghiệp nhà nước chiếm phần lớn giấy phép kinh doanh

xuất nhập khẩu cũng như là trị giá xuất nhập khẩu Có nhiều nguyên

nhân của tình hình này, nhưng quan trọng nhất là :

e Chế độ độc quyền ngoại thương trước đây đã tồn tại một thời gian

đài trong nền kinh tế Việt Nam đã phần nào cẩn trở các doanh

nghiệp vừa và nhỏ và hợp tác xã tham gia vào xuất nhập khẩu « Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mới xuất hiện trong nền kinh

tế kể từ khi tiến hành cải cách (1986-1989) do vậy còn nhiều yếu

kém không chỉ trong hoạt động xuất nhập khẩu mà còn cả ngay

trong điều hành hoạt động kinh tế của xí nghiệp.

Trang 23

s® Sự hoạt động kém của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong

xuất nhập khẩu là do những tiêu chuẩn chặt chẽ về cấp giấy phép

kinh đoanh xuất nhập khẩu ()

s Thực tế là các doanh nghiệp nhà nước vẫn có ưu thế trong các

ngành xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng nhanh (xuất phát từ những

ưu thế về vốn, lao động, kỹ thuật và kinh nghiệm marketing)

Trong thời gian qua, số lượng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

hoạt động có hiệu quả cũng được cấp giấy phép trực tiếp nhập khẩu

“va xuất khẩu các sản phẩm của họ Tuy vậy, phần lớn các doanh

nghiệp ngoài quốc doanh vẫn phải tiến hành các hoạt động xuất nhập

khẩu của mình thông qua các doanh nghiệp nhà nước

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các hợp tác xã tuy không chiếm một tỷ lệ lớn trong số liệu thống kê xuất nhập khẩu trực tiếp nhưng

lại có một vị trí không kém phần quan trọng trong hoạt động xuất

nhập khẩu thông qua vai trò cung cấp nguồn hàng cho các công ty

xuất nhập khẩu, tạo ra nguồn hàng đáng kể trong lực lượng lao động

nhàn rỗi Đặc biệt trong những loại hàng nông lâm sản chế biến, thủ

công mỹ nghệ

Theo kết quả điều tra 52 hợp tác xã và doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh ở 19 tỉnh, thành phố mới đây của Liên minh hợp tác

xã Việt Nam, trị giá xuất khẩu của các doanh nghiệp này năm 1998

* Nếu như trước đây, chỉ có các doanh nghiệp nhà nước mới được quyền hoạt động trong lĩnh

vực ngoại thương thì hiện nay các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần đểu được

quyền xuất nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu vật tư nguyên liệu phục vụ cho sản xuất kinh

doanh Mạc dù đã có những thay đổi tích cực nhưng chính sách xuất nhập khẩu hiện vẫn còn

có những trở ngại, cụ thể là:

- Các mại hàng nhập khẩu thay đổi hang năm, người đầu tư không chắc mặt hàng của mình có thuộc điện cấm hay không

- Chưa có các thể chế hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu Hiện nay, hoạt động tài trợ cho xuất khẩu chỉ giới hạn trong việc cho vay vốn lưu động ngắn hạn (3-6 tháng) cho sản xuất hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp lớn (Trích từ báo cáo "Hoàn thiện chính sách kinh tế vĩ mô để thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam" của PTS Lê

Dang Doanh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương).

Trang 24

lên tới 56.736.000 USD Nếu thếng kê đầy đủ thì giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh không phải là

nhỏ

Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu của các HTX và DNVVN

ngoài quốc doanh năm 1997-1998

Nguồn: Kết quả điều tra của HĐTW Liên mình HTX Việt Nam Bảng 7: Kim ngạch xuất khẩu của 22 HTX năm 1997-1998

Trang 25

2 Mặt hàng xuất khẩu

Xuất phát từ cơ cấu của các thành phần kinh tế trong GDP, các mặt hàng xuất nhập khẩu chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và hợp tác xã hiện nay bao gồm chủ yếu các loại hàng, nhóm hàng sau:

- Hàng nông lâm, thuỷ hải sản chế biến và chưa chế biến

- Hàng thủ công, mỹ nghệ (đồ gỗ trạm, khắc, hàng thuê ren,

mây tre, hàng mỹ nghệ, lụa tơ tằm )

- Hàng công nghiệp nhẹ (giầy dép, may mặc, thảm )

Nhìn chung hàng hoá mà các hợp tác xã và doanh nghiệp vừa và

nhỏ kinh doanh xuất khẩu hiện nay chủ yếu là những mặt hàng cần ít vốn và công nghệ đơn giản, nhưng cần nhiều lao động Giá trị gia tăng của một số mặt hàng không thật cao, nhưng điều quan trọng là

việc sản xuất và tiêu thụ những mặt hàng này đã mang lại công ăn

việc làm và thu nhập cho những người sản xuất, mà phần lớn là các hộ kinh tế gia đình

Những mặt hàng đo các hợp tác xã và doanh nghiệp vừa và nhỏ

sản xuất có đặc điểm chung là sản phẩm của quy trình sản xuất quy

mô nhỏ, manh mún, sử dụng máy móc, kỹ thuật lạc hậu, thô sơ, tốn

nhiều sức lao động Gần đây do quá trình cải cách kinh tế và mở cửa, các hợp tác xã và doanh nghiệp vừa và nhỏ đã có một số mặt hàng sản xuất mang tính chất công nghiệp, nhưng vẫn thuộc loại công nghệ chưa thật cao và sử dụng nhiều lao động Nhưng số HTX và DNVVN có khả năng tiếp cận với những ngành này rất ít Do vậy, trừ những mặt hàng sản xuất theo quy trình công nghiệp như hàng dệt may, giày dép, quy cách phẩm chất của hàng hoá nhìn chung không đồng đều,

không ổn định, đặc biệt là hàng thủ công mỹ nghệ, hàng mang tính chất nghệ thuật đân gian ˆ

Trang 26

- Chính do những đặc điểm của hàng hoá, sản phẩm của khu vực

hợp tác xã và doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo ra thường là kém sức cạnh

tranh trên thị trường, chi phí sản xuất cao, khó có thể thay đổi mẫu

mã thường xuyên Bản thân các hợp tác xã và các DNVVN cũng khó

thu nhận thông tin về hàng hoá trên thị trường vì chúng là những loại

hàng không phổ biến Còn đối với những hàng sản xuất công nghiệp

như dệt may, giày đép thì hàng hoá có mẫu mã thay đổi nhanh theo

mốt và thay đổi theo thị hiếu của người tiêu dùng, mà các doanh nghiệp lại rất thiếu nguồn thông tin và cơ hội tiếp xúc với thị trường bên ngoài, hoặc là thiếu những kỹ năng thiết kế hàng hoá hiện đại Những loại hàng này, họ thường thụ động sản xuất theo mẫu mã, quy

cách phẩm chất do khách hàng đưa ra 3 Hình thức kinh doanh xuất nhập khẩu

Hiện nay, những hình thức kinh doanh xuất nhập khẩu chính đang áp dụng tại Việt Nam là :

- Xuất nhập khẩu trực tiếp - Xuất nhập khẩu uý thác - Xuất nhập khẩu tại chỗ

_ Đối với các hợp tác xã và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cả ba hình thức xuất nhập khẩu trên đều có nhưng với mức độ khác nhau Hơn nữa, hiện nay không có số liệu thống kê chỉ tiết về các phương thức xuất nhập khẩu này của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các hợp tác xã Nhưng thực tế cho thấy:

Hình thức xuất nhập khẩu trực tiếp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và hợp tác xã chỉ mới có ở một số đơn vị và chưa phổ biến Để

có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, trước đây các

Trang 27

doanh nghiệp và hợp tác xã phải thoả mãn một số điều kiện về vốn và

doanh thu cũng như là nhân sự Gần đây, cũng có một số nới lỏng quy

định về giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu Các doanh nghiệp sẵn

xuất đã trực tiếp xuất khẩu sản phẩm của mình và nhập khẩu những

nguyên liệu phục vụ sản xuất Tỷ lệ giấy phép được cấp thuộc về các HTX và các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài khu vực quốc doanh rất thấp và nếu có, họ cũng chưa khai thác được hết giấy phép đó để hoạt động Một trong những khó khăn cẩn trở việc xuất nhập khẩu trực tiếp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh và các hợp tác xã

là do họ thiếu đội ngũ cán bộ được đào tạo chuyên ngành về ngoại thương

Xuất nhập khẩu uỷ thác: Đại đa số các hợp tác xã và doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu nên họ phải uỷ thác qua các doanh nghiệp nhà nước và phải trả một phần

phí uỷ thác theo tỷ lệ quy định Với phương thức này, các HTX% và các

ĐNVVN gặp phải một số khó khăn sau:

- Không có thị trường xuất khẩu và hoàn toàn phụ thuộc vào

đơn đặt hàng từ người xuất khẩu

- Không có nghiên cứu chủ động về thị trường, khách hàng, mẫu mã va trong việc tìm kiếm bạn hàng

Trong trường hợp này, tính năng động của các HTX và

DNVVN không được phát huy như xuất nhập khẩu trực tiếp Nhìn

chung, các hợp tác xã và doanh nghiệp vừa và nhỏ thường thực hiện

phương thức mua đứt, bán đoạn Do vậy càng thua thiệt hơn và càng

thiếu hiểu biết về thị trường hơn

Xuất nhập khẩu tại chỗ: Việc mua bán cho những khách hàng

nước ngoài hoặc mua bán cho những người kinh doanh chuyển khẩu

Trang 28

vẫn diễn ra nhưng không có số liệu chi tiết để nói rõ quy mô của hình thức này, hình thức mua bán này hết sức thụ động vì người cung cấp không có các thông tin về thị trường, thị hiếu và nhu cần của người

mua một cách chủ động mà họ sản xuất theo ý nghĩ chủ quan của mình là chính

Theo Báo cáo của Ngân hàng Thế giới, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã được lợi rất nhiều từ việc tự do hóa chế độ ngoại thương Tuy nhiên, trong khuôn khổ chính sách vẫn còn lưu lại một số đặc điểm có lợi cho các doanh nghiệp nhà nước Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh khó có thể được kinh doanh những mặt hàng được

nhà nước bảo hộ, những mặt hàng được phân chia theo quota

Theo kết quả điều tra 52 HTX và các DNVVN (ở 19 tỉnh, thành

phố) mới đây của Liên minh hợp tác xã Việt Nam, trị giá xuất khẩu của các doanh nghiệp này năm 1998 đạt tới 56.736.000 USD trong đó

xuất khẩu trực tiếp 19.413.000 USD (chiếm 34,2%) nhưng trị giá xuất

nhập khẩu uỷ thác lên tới 25.719.000 USD (chiếm 45,3%) và trị giá

gia công là 993.000 USD (chiếm 1,7%) Trị giá hàng hoá bán tại chỗ

của các doanh nghiệp này lên tới 10.611.000 USD Như vậy kết luận

có thể rút ra là xuất khẩu uỷ thác và bán hàng tại chỗ giữ vị trí quan trọng (chiếm 64% tổng giá trị XK và bằng 200% so với XK

trực tiếp) đối với các loại hình hợp tác xã và doanh nghiệp vừa và

nhỏ, đặc biệt đối với các HTX thì xuất khẩu tại chỗ, uỷ thác và gia công lại chiếm tỷ trọng lớn hơn (bằng 69,8%) tổng giá trị xuất khẩu và bằng 240% so với xuất khẩu trực tiếp (xem bảng 6 và bảng 7).

Trang 29

IV CÁC DAC DIEM CAN LUU Ý CỦA CÁC HỢP TÁC XÃ VÀ CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở NƯỚC TA

1 Ưu điểm cần quan tam:

Nếu xét hiệu quả kinh tế đơn thuần trên một số tiêu thức truyền

thống thì hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp lớn Tuy nhiên,

nếu tính hiệu quả kinh tế - xã hội trong tổng thể thì hiệu quả kinh

doanh của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ và các hợp tác xã lớn hơn nhiều Điều đó thể hiện qua các vấn đề sau:(5)

"Các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các hợp tác xã thu hút được

một lượng vốn nhàn rỗi rất lớn trong nhân đân (số tiền này

dân giữ không sinh lãi hoặc sinh lãi rất thấp) và đưa vào hoạt

động kinh doanh, sinh lãi cao hơn

" Tạo ra nhiều việc làm với chi phí thấp và chủ yếu bằng vến của đân mà lế ra Nhà nước phải tốn rất nhiều vốn đầu tư đề giải quyết việc làm (trung bình Nhà nước phải đầu tư hơn 10 triệu đồng để tạo ra một chỗ làm việc)

" Làm cho nền kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn hoạt

động hiệu quả hơn Càc doanh nghiệp vừa và nhỏ và các hợp tác xã có thể hoạt động như những cơ sở phụ trợ, cung cấp nguyên vật liệu cho các ngành công nghiệp lớn phát triển Các

doanh nghiệp vừa và nhỏ và các hợp tác xã sẽ làm tăng khả

năng liên kết giữa các doanh nghiệp lớn, đảm bảo tăng cường

năng lực sản xuất, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá

" Tăng khả năng cạnh tranh cho nên kinh tế do số lượng doanh

nghiệp vừa và nhỏ và hợp tác xã và số lượng, chủng loại sản

phẩm tăng lên rất lớn

® Nguồn : Học viện Chính trị Quốc gia và Viện Friedrich Ebert CHLB Đức, Kỷ yếu khoa học Dự án Chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam: Kết quả nghiên cứu

giai đoạn I (Tháng 8 đến tháng 12/1996), Hà nội 12-1996, trang 35-36

28

Trang 30

" Tăng mức độ an toàn, giảm bớt rủi ro trong nền kinh tế thị trường đầy biến động, đó là do tính linh hoạt ứng biến của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trước sự biến động của thị trường,

khả năng thay đổi mặt hàng

"_ Đáp ứng tốt hơn những nhu cầu của người tiêu dùng với giá rẻ

hơn và thuận tiện hơn

" Góp phần phân phối đồng đều hơn, xoá đói giảm nghèo rất

thiết thực ở Việt Nam

Trong số các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các hợp tác xã, có thể chia ra loại hoạt động tốt (phần lớn là các hợp tác xã và các hộ kinh tế gia đình) Trình độ hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các hợp tác xã dựa trên phân tích các yếu tố: trình độ lao động và quản lý, tình hình thiết bị, công nghiệp v.v

Một ưu điểm là sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và

hợp tác xã ít chịu tác động trực tiếp của các cuộc khủng hoảng tài chính khu vực và quốc tế vì sản phẩm của nó hầu hết thuộc loại bức thiết (cho ăn, ở, mặc)

Nói như vậy không phải các doanh nghiệp vừa và nhỏ không có

2 Các yếu kém cố hữu

Những mặt yếu kém của các HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ

của các nước đang trong quá trình chuyển đổi có thể nói tóm lại như

sau:

"Khả năng thâm nhập thị trường kém

" Thiếu nguồn vốn và cơ cấu vốn kém " Khả năng tiếp cận công nghệ hạn chế = Yếu kém trong công tác quản lý và tổ chức

" Yếu kém trong quan hệ kinh doanh và mạng lưới tiêu thụ sản

phẩm

Đối với các hợp tác xã và doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam thì

những yếu kém này cũng rất phổ biến

29

Trang 31

Theo kết quả điểu tra và phân tích 99 HTX và DNVVN của Hội

đồng Trung ương Liên minh HTX Việt Nam, những khó khăn của các các hợp tác xã và doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam thường gặp là :

Tiên thụ sản phẩm trên thị trường trong nước, đặc biệt là hàng

xuất khẩu trên thị trường nước ngoài

Thiếu hẳn khả năng nghiên cứu và phát triển (R&D) để đáp ứng những thay đổi trong sản xuất hàng xuất khẩu (mặt hàng

mới, chất lượng, ) thường diễn ra trong nền kinh tế thị

trường

Nguồn tài chính: thiếu vốn, khó vay nhất là vay đài hạn, lãi suất vốn vay cao, điều kiện thế chấp tài sản gây không ít khó khăn cho các HTX và DNVVN, nhất là trong sản xuất hàng

XK

Tổ chức sản xuất: chủ yếu là do máy móc thiết bị cũ, công

nghệ sản xuất lạc hậu, thiếu diện tích để mở rộng sản xuất, đổi mới mẫu mã, chất lượng hàng hoá không theo kịp thị hiếu

Ít hoặc không có điều kiện tổ chức bồi dưỡng nâng cao kỹ

thuật tay nghề cho công nhân và nhất là nghiệp vụ marketing-

xuất nhập khẩu cho cán bộ làm công tác xuất khẩu

Tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh của HTX và DNVVN còn yếu kém, một phần do năng lực của đội ngũ lãnh đạo đơn vị còn yếu kém, chưa có đủ cán bộ nghiệp vụ, nhất là nghiệp vụ kinh doanh XNK

Hiểu biết về luật pháp còn yếu nhất là những thông lệ quốc tế

Một trong những khó khăn của các HTX và các DNVVN trong

hoạt động xuất khẩu là những hạn chế về thông tin, hiểu biết

về thị trường, do vậy còn tạo ra những hàng hoá với mẫu mã,

chất lượng chưa đấp ứng yêu cầu của thị trường.

Trang 32

© Quảng cáo: thiếu kinh phí và kinh nghiệm quảng cáo sản

phẩm

e Nhập khẩu: thiếu thông tin, ít có diéu kiện và khả năng xuất nhập khẩu trực tiếp nên dễ bị thụ động

V CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở NƯỚC NGOÀI 1 Vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ngoài thường bao gồm luôn

cả các hợp tác xã (nếu có) và luôn chiếm những vị trí hết sức quan

trọng trong nên kinh tế quốc dan méi nước Chẳng hạn nghiên cứu số

liệu của một số nước Châu Á, ta có kết quả sau:

Bảng 8 - Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một số nước Châu Á (%)

Nguồn: Đỗ Đức Định: Kinh nghiệm và cẩm nang phát triển xí

nghiệp vừa và nhỏ ở một số nước trên thế: giới - NXEB Thống Kê, Hà nội 1999

Bảng 8 chỉ rõ giá trị sản lượng đóng góp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm vị trí rất lớn (Từ 25-39 %)Trong GDP của mỗi nước

31

Trang 33

Tương tự như vậy, ở Nhật Bản theo PTS Lê Đình Thu trong sách đã dẫn ở trên (do Đỗ Đức Định chủ biên); vị trí của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Nhật Bản cũng hết sức to lớn (Bảng 9 - 10)

Bảng 9 - Số lượng doanh nghiệp của Nhật Bản phân theo ngành

công nghiệp và quy mô (doanh nghiệp tư nhân)

Trang 35

Bảng 10 - Số nhân công phân theo ngành công nghiệp và quy mô doanh nghiệp (tư nhân) của Nhật Bản

Trang 37

2 Vị trí của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Ở các nước trên thế giới, vị trí của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

trong nên kinh tế rất lớn Để có thể thấy rõ điều này, có thể đi sâu phân tích vị trí của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một số nước

Mọi hoạt động kinh tế đều đòi hỏi sự kết hợp giữa tiền vốn, lao _ động, kỹ thuật và thị trường sản xuất Công nghiệp của Đài Loan được đặc trưng chủ yếu bởi các xí nghiệp vừa và nhỏ Cách phân loại các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ phụ thuộc vào từng điều kiện hoàn cảnh kinh tế xã hội của từng quốc gia Ở Mỹ, các doanh nghiệp được xếp loại quy mô vừa và nhở là các doanh nghiệp có dưới 500 công nhân; ở Nhật Bản quy mô của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trung bình dưới 300 người và 100 triệu yên (trong ngành công nghiệp chế tạo)

dưới 100 người và 30 triệu yên (trong ngành dịch vụ) Ở Đài Loan, loại

doanh nghiệp vừa và nhỏ tối thiểu có từ 5 - 10 công nhân, vốn trung bình là 1,6 triệu USD (tương đương 4 triệu NT Đài Loan) là rất phổ biến Ở Philippin, doanh nghiệp vừa và nhỏ có vốn từ 72.000 USD đến

2,9 triệu USD, còn ở các nước EU doanh nghiệp vừa và nhỏ có vốn

dưới 40.000 USD và dưới 250 lao động Tuy mang cái tên khiêm tốn "vừa và nhỏ", song những đóng góp của các doanh nghiệp loại này đối

với nền kinh tế quốc dân là rất quan trọng

a Các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ của nhiều nước chiếm tỷ trọng cao và hoạt động trong nhiều ngành sản xuất của nên kinh

tế

Sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đài Loan bắt

đầu từ cuối những năm 1940, và theo thời gian nó luôn đóng vai trò lớn trong nền kinh tế quốc dân Năm 1993, Đài Loan có 790.000 doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, chiếm 98% tổng số doanh nghiệp và 60% tổng số lao động của ngành chế tạo Mãi đến năm 1960, các doanh nghiệp quy mô lớn mới bất đầu hình thành và đến nay các doanh nghiệp lớn vẫn chỉ chiếm 2% tổng số doanh nghiệp Ở các nước khác như Mêhicô, Philippin, Nhật bản, Hàn quốc, Singapore v.v các

36

Trang 38

DNVVN cũng chiếm tỷ trọng trên 60% tổng số các doanh nghiệp và đóng góp tỷ lệ trong GDP từ 30-40%

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động phổ biến trong tất cả các ngành công nghiệp dịch vụ, từ công nghiệp thủ công truyền thống đến các ngành công nghiệp kỹ thuật cao Trong mỗi sản phẩm công nghiệp, sản xuất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều chiếm trên 50% giá trị

sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực thương nghiệp, các doanh

nghiệp loại này chiếm trên 80% Cũng trong năm 1960, số lượng các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ trong ngành công nghiệp chế tạo chiếm 95,43% năm 1965 là 98,7%, năm 1970 chiếm 97,96%, và hiện nay đao động ở mức 98%

b Doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần tơ lớn trong giải quyết

việc làm và phản phối thu nhập trong nước

Mang đặc tính vừa và nhỏ, đa dạng hoá về lĩnh vực hoạt động,

các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã có những cống hiến tích cực vào việc tạo công ăn việc làm cho người lao động Là một nước có lợi thế về

nguồn nhân lực, chiến lược phát triển công nghiệp lấy những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động làm điểm xuất phát, coi trọng các ngành công nghiệp phục vụ dân sinh có quy mô vừa và nhỏ, đã giúp Đài Loan giải quyết tốt vấn để lao động Số công nhân có việc làm trong các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ có xu thế tăng nhanh hơn các doanh nghiệp lớn Trong ngành công nghiệp chế tạo, số công nhân viên chức trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 59,6% lao động của ngành, trong ngành thương nghiệp, tỷ lệ này là 95,0%, trong ngành dịch vụ là 66,2% Lý do thành công của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động là : các doanh nghiệp này có số lượng lớn, phân bố rộng rãi từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi lên miền ngược, góp phần cân đối lao động

Mặt khác, các doanh nghiệp loại này mang tính tư hữu cao và tính tự

do cạnh tranh cao, dễ dàng đa dạng hoá sản phẩm, kể cả các măt hàng

linh tỉnh mà các doanh nghiệp lớn không sản xuất Sự lớn mạnh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã làm tăng thu nhập của công nhân và

giảm tỷ lệ thấp nghiệp của mỗi địa phương nói riêng và toàn lãnh thổ

37

Trang 39

nói chung Năm 1953 tỷ lệ thất nghiệp của Đài Loan là 4,37%, năm

1960 là 3,88%, 1970 là 1,7%, 1980 là 1,23% và hiện nay là 1,5% So

với các nước khác như Nhật Bản và Hàn Quốc, tỷ lệ thấp nghiệp của Đài Loan là thấp và không có nhiều biến động về nguồn nhân lực (năm 1980, tỷ lệ thất nghiệp ở Nhật Bản là 2%, Hàn quốc 5,2%, năm 1989

Nhật Bản 2,3% Hàn quốc 2,6%)

Do các đoanh nghiệp vừa và nhỏ có thể phát triển ở khắp mọi nơi

trong nước, nên khoảng cách giữa nhà sản xuất và thị trường được rút

ngắn lại, tạo nên sự phát triển cân bằng giữa các vùng Chênh lệch giàu nghèo không đáng kể, mỗi người dân có thể là một ông chủ, mỗi

gia đình có thể là một doanh nghiệp Với tư chất "thà làm đầu gà còn hơn làm đuôi trâu", mạnh ai người đó phát triển nhưng có sự hỗ trợ hợp tác giúp đỡ lẫn nhau để cùng thành công, việc cân đối nguồn nhân _ lực và thu nhập tỏ ra rất có hiệu quả Ở các nước khác, đóng góp của

các DNVVN cũng không nhỏ:

Bảng 11 - Tỷ trọng thu hút lao động và tạo ra giá trị gia tăng

của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một số nước

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư 1999

— Vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trước hết thể hiện c\ thể ở mức độ đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc

gia: thu hút lao động, vốn đầu tư, tạo ra giá trị gia tăng, góp phần tăn: trưởng kinh tế, là tầng cơ sở trong cấu trúc của nên sản xuất xã hội S(

38

Trang 40

liệu thống kê của các nước cho thấy tỷ trọng thu hút lao động, tạo ra giá trị gia tăng của khu vực các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một sế

nước khu vực châu Á là đáng kể

Từ số liệu thống kê của các nước có thể thấy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm từ 81% đến 98% số doanh nghiệp, thu hút 30% đến 60% lao động và tạo ra 20% đến 40% giá trị gia tăng trong nền kinh tế ở các nước này Như vậy, dù ở trình độ phát triển kinh tế cao hay thấp, doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của cấc nước

c Các doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần tích cực trong việc

lưu thông hàng hoá và xuất khẩu

Sản xuất muốn phát triển phải gắn với thị trường Trong những năm 1950, các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ lấy mục tiêu phục vụ thị trường trong nước làm chính, đáp ứng nhu cầu trong nước và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực Khi nền kinh tế phát triển, sức mua tăng lên, nhu cầu lớn hơn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất nhạy bén trong việc điều chỉnh cơ cấu, tăng doanh thu Điều này rất khó thực hiện ở các doanh nghiệp lớn khi muốn đa dạng hoá mặt hàng sản xuất Khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ số lượng đông đảo và hoạt động có

hiệu quả, chúng có thể tự sản xuất, thay thế nhập khẩu

Đầu thập kỷ 60, chính phủ nhiễu nước đã quyết định phát triển

các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo định hướng xuất khẩu Bên cạnh

việc góp phần lưu thông hàng hoá trong nước, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều lấy thị trường quốc tế làm thị trường chính Điều này một phần do từ đầu những năm 1960, các doanh nghiệp lớn của nhiều nước lần lượt ra đời, lấy thị trường trong nước làm chính, lại có đầy đủ lực lượng độc chiếm thị trường làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ không có đất đặt chân Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ còn cách hướng về thị trường nước ngoài để tìm lối thoát Trước đây, việc tiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài phải do trung gian ngoại thương làm môi giới, nhưng những năm gần đây, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã có khả năng tự thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá trên thế giới Đây cũng là một

39

Ngày đăng: 23/09/2012, 11:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan