Sưu tầm bản án sơ thẩm liên quan đến tranh chấp về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng mà theo quan điểm của nhóm các phán quyết đưa ra trong bản án là chưa phù hợp và giải quyết các yêu cầu.MỞ ĐẦU Trong cuộc sống ngày nay, hợp đồng dân sự là giao kết được thực hiện với số lượng rất lớn, thông dụng và phổ biến. Hơn thế nữa, trong thực tiễn giao lưu dân sự, nhu cầu về giao kết hợp đồng dân sự đang trở thành vấn đề cấp thiết, phong phú về nội dung, đa dạng về đối tượng. Hàng ngày có vô số các hợp đồng dân sự được thỏa thuận kí kết, từ những hợp đồng sinh hoạt đơn giản thường như: gửi giữ chiếc xe đạp, mua bán tivi, tủ lạnh, vay mượn hay những hợp đồng phức tạp: hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở, hàng hóa với số lượng lớn.... Nhưng đi cùng với đó là rất nhiều những bất cập, tranh chấp vì vô vàn những lí do nhưng đặc biệt nhất là do vi phạm hợp đồng dẫn đến tranh chấp giữa đôi bên. Chính vì lẽ đó nhóm chúng em xin chọn đề bài số 7: “ Hãy sưu tầm một bản án sơ thẩm liên quan đến tranh chấp về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng mà theo quan điểm của nhóm các phán quyết đưa ra trong vụ án là chưa phù hợp” và giải quyết các yêu cầu:
Trang 1Sưu tầm bản án sơ thẩm liên quan đến tranh chấp về bồi thường thiệt hại
do vi phạm hợp đồng mà theo quan điểm của nhóm các phán quyết đưa ra
trong bản án là chưa phù hợp và giải quyết các yêu cầu.
Trang 2MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống ngày nay, hợp đồng dân sự là giao kết được thực hiện với số lượng rất lớn, thông dụng và phổ biến Hơn thế nữa, trong thực tiễn giao lưu dân sự, nhu cầu về giao kết hợp đồng dân sự đang trở thành vấn đề cấp thiết, phong phú về nội dung,
đa dạng về đối tượng Hàng ngày có vô số các hợp đồng dân sự được thỏa thuận kí kết,
từ những hợp đồng sinh hoạt đơn giản thường như: gửi giữ chiếc xe đạp, mua bán tivi,
tủ lạnh, vay mượn hay những hợp đồng phức tạp: hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở, hàng hóa với số lượng lớn Nhưng đi cùng với đó là rất nhiều những bất cập, tranh chấp vì vô vàn những lí do nhưng đặc biệt nhất là do vi phạm hợp
đồng dẫn đến tranh chấp giữa đôi bên Chính vì lẽ đó nhóm chúng em xin chọn đề bài
số 7: “ Hãy sưu tầm một bản án sơ thẩm liên quan đến tranh chấp về bồi thường thiệt
hại do vi phạm hợp đồng mà theo quan điểm của nhóm các phán quyết đưa ra trong vụ
án là chưa phù hợp” và giải quyết các yêu cầu:
1 Từ bản án đã sưu tập được, hãy tóm tắt nội dung vụ việc dưới dạng tình huống dài tối
đa 1 trang A4
2 Hãy chỉ ra phán quyết mà Toà án đưa ra chưa phù hợp ở những nội dung nào và giải thích tại sao
3 Hãy đưa ra quan điểm của nhóm về việc giải quyết tranh chấp phù hợp với yêu cầu của pháp luật hiện hành
4 Từ việc phân tích vụ án hãy đưa ra kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật
hiện hành
Trang 3NỘI DUNG
I TÓM TẮT NỘI DUNG BẢN ÁN
Theo bản án sơ thẩm số 03/2018/KDTM - ST ngày 01 tháng 8 năm 2018 của Tòa án nhân dân huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, nội dung bản án như sau: Ngày 02/01/2017, công ty B (bên mua) ký hợp đồng số 006 với công ty SN (bên bán) về việc thu mua tinh bột khoai mì với giá 7.000 đồng/kg Ngoài ra 02 bên còn thỏa thuận bên vi phạm hợp đồng sẽ phải chịu phạt 8% phần giá trị nghĩa vụ bị vi phạm Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng từ ngày 02/01/2017 đến hết ngày 31/12/2017 Ngày 21/08/2021, công ty B đặt mua 500 tấn tinh bột khoai mì, đơn giá 7.000/kg, trị giá lô hàng là 3,5 tỉ đồng và bên SN
đã ký xác nhận Cùng ngày, hai bên đã ký phụ lục hợp đồng số 02 thống nhất về số lượng, đơn giá và thời gian giao hàng Theo đó, công ty SN có nghĩa vụ giao hàng từ 01/10/2017 đến 31/12/2017, số lượng và ngày hàng được thực hiện theo thông báo giao hàng của công ty B Khi ký hợp đồng, công ty B đã đưa ra thỏa thuận: “ Nếu tình hình dịch khảm lá khoai mì một lần nữa diễn ra thì giá mua vẫn giữ nguyên theo thỏa thuận 7.000đ/kg và công ty SN phải có mọi biện pháp để cung cấp đủ nguồn hàng như đã thỏa thuận trong hợp đồng” Sau đó, hai bên đã đồng ý và ký vào hợp đồng Ngày 14/10/2017, công ty B thông báo yêu cầu công ty SN giao 150 tấn tinh bột khoai mì vào các ngày 17,21,25,26,30 tháng 10/2017, mỗi ngày giao 30 tấn Tuy nhiên, công ty SN xác nhận tại thông báo trên của công ty B về việc không đáp ứng được đơn hàng do nguồn nguyên liệu đầu vào khan hiếm Ngày 17/10/2017, công ty SN gửi thông báo cho công ty B về việc không cung cấp tinh bột khoai mì Do đó,ngày 01/11/2017, công ty B
có văn bản gửi công ty SN yêu cầu thực hiện hợp đồng, trường hợp không thực hiện nghĩa vụ thì công ty SN phải bồi thường thiệt hại, chịu phạt vi phạm nhưng công ty SN vẫn không thực hiện Để kịp sản xuất, ngày 20/11/2017, công ty B đã kí hợp đồng mua
500 tấn tinh bột khoai mì của công ty HD với đơn giá 10.500 đồng/kg, giá trị đơn hàng
là 5,2 tỉ đồng Vì vậy, công ty B yêu cầu công ty SN phải chịu phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, cụ thể: - Tiền phạt vi phạm hợp đồng theo thỏa
Trang 4thuận: 500.000kg x 7.000 đồng/kg x 8% = 280.000.000 đồng; - Tiền bồi thường thiệt hại
về chênh lệch giá: (10.500 đồng - 7.000 đồng) x 500.000kg = 1.750.000.000 đồng Tổng cộng: 2.030.000.000 đồng và công ty B không yêu cầu tính tiền lãi Về phía bị đơn trình bày: Về yêu cầu bồi thường: công ty SN không đồng ý với yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng số tiền 280 triệu Ngày 21/08/2017, công ty SN nhận được đơn đặt hàng của công
ty B nhưng sau đó không đáp ứng được Lý do phía công ty SN đưa ra là: do dịch bệnh khảm lá cây khoai mì là sự kiện bất khả kháng gây khó khăn trong việc thu mua nguyên liệu với giá cao (sau khi ký phụ lục HĐ ngày 21/8/2017 Tỉnh Tây Ninh có xảy ra dịch bệnh khảm lá khoai mì) Ngày 26/09/2017, công ty có nguồn hàng và muốn tăng giá lên 9.500 đồng/kg nhưng công ty B không đồng ý Đến 14/10/2017, công ty B yêu cầu công
ty SN thực hiện giao hàng cho nhu cầu tháng 10/2017 việc này đã gây áp lực cho công
ty SN Do thời hạn hợp đồng giao hàng chưa hết hạn (ngày 31/12/2017) nên thông báo ngày 01/11/2017 của Công ty B yêu cầu giao hàng hoặc bồi thường thiệt hại, công ty SN không phản hồi bằng văn bản Về yêu cầu bồi thường: công ty SN không đồng ý với yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng số tiền 280 triệu Lý do được đưa ra: thứ nhất, các bên thỏa thuận chỉ thỏa thuận phạt vi phạm do chậm giao hàng (HĐ nguyên tắc 006) nhưng không thỏa thuận vừa phạt vi phạm vừa BTTH Thứ hai, do chưa hết hạn hợp đồng mà công ty B đơn phương chấm dứt hợp đồng và ký hợp đồng với công ty HD Công ty SN không đồng ý yêu cầu BTTH 1,75 tỉ đồng của công ty B: thứ nhất, các bên không thỏa thuận BTTH) và thứ hai, công ty SN cho rằng dịch khảm lá khoai mì là sự kiện bất khả kháng nên theo tinh thần của Bộ luật dân sự 2015 thì không phải BTTH Quyết định của Tòa: Tuyên bố chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của công ty B đối với công ty SN
về việc yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng, buộc công ty SN trả cho công ty B số tiền 280 triệu đồng; Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của công ty B yêu cầu công ty SN bồi thường thiệt hại số tiền 1,75 tỉ đồng
2
Trang 5II Những điểm chưa phù hợp trong quyết định hoặc bản án sơ thẩm và cách lýgiải
1 Nhận định vấn đề
Giao dịch giữa Công ty Cổ phần B và Công ty Trách nhiệm hữu hạn SN trong bản án trên liên quan đến hợp đồng về mua bán hàng hóa
Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ chuyển giao hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận tiền bán hàng hóa, còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng hóa mua và trả tiền cho bên bán theo thời hạn,
số lượng và phương thức các bên đã thoả thuận
2 Những điểm chưa phù hợp trong quyết định của Tòa án và cách lý giải
Thứ nhất , tại Khoản 2 Điều 351 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “ Trường hợp
bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.Theo nội dung của bản án sau khi ký phụ lục hợp đồng số 2 ngày 21-8-2017, trên
địa bàn tỉnh Tây Ninh đã có dịch bệnh khảm lá cây khoai mì Công ty SN cho rằng đó là một sự kiện bất khả kháng ảnh hưởng đến giá của nguyên liệu đầu vào tăng cao vì vậy không phải bồi thường thiệt hại
Tuy nhiên trong hợp đồng hai bên đã thỏa thuận về sự kiện bất khả kháng do đó cơ quan
có thẩm quyền giải quyết tranh chấp viện dẫn định nghĩa sự kiện bất khả kháng quy định
tại Khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự năm 2015 để xem xét 03 yếu tố: khách quan, không thể lường trước và không thể khắc phục Do dịch bệnh, nơi có nguyên liệu đầu
vào không thể cung ứng cho Công ty B theo kế hoạch thì Công ty SN phải tìm kiếm nguồn nguyên liệu khác thay thế để bảo đảm thực hiện đúng theo hợp đồng cho Công ty
B, dù chi phí cao hơn dự kiến ban đầu Vì vậy, trường hợp này không được xem là ‘sự
kiện bất khả kháng’ vì “có thể khắc phục được”
Trang 6Thứ hai, theo Điều 360 BLDS 2015về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm
nghĩa vụ quy định : “Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật
có quy định khác”.Trong trường hợp này các bên không có thỏa thuận gì về bồi thường
thiệt hại, nhưng vì hành vi vi phạm của công ty SN mà bên công ty B đã phải chịu tổn thất là 1,75 tỷ đồng do chênh lệch giá khi phải kí kết hợp đồng với công ty HD để kịp tiến độ sản xuất của công ty
Do đó tại bản án Sơ Thẩm tòa án không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty Cổ phần B yêu cầu Công ty Trách nhiệm hữu hạn SN bồi thường thiệt hại số tiền 1.750.000.000 (một tỷ bảy trăm năm mươi triệu) là chưa thỏa đáng và trái với quy định của luật
III GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
Quan điểm của nhóm về giải quyết vụ việc này phù hợp với quy định của pháp luật như sau:
Theo Công ty SN không đồng ý yêu cầu BTTH 1,75 tỉ đồng của công ty B:
+ Thứ nhất, các bên không thỏa thuận BTTH
+ Thứ hai, công ty SN cho rằng dịch khảm lá khoai mì là sự kiện bất khả kháng nên theo tinh thần của Bộ luật dân sự 2015 thì sẽ được miễn trừ trách nhiệm BTTH
Đối với lý do thứ nhất của công ty SN, theo nhóm trong vụ việc này công ty SN đã vi phạm nghĩa vụ được giao kết trong hợp đồng với bên công ty B Nghĩa vụ của công ty
SN là phải giao hàng đúng thời hạn, giao 150 tấn tinh bột khoai mì vào các ngày 17,21,25,26,30 tháng 10/2017 cho công ty B Tuy nhiên công ty SN đã không thực hiện nghĩa vụ này với công ty B Theo Điều 360 BLDS 2015 về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do vi phạm nghĩa vụ đã quy định : ‘Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây
ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận
4
Trang 7khác hoặc luật có quy định khác” TheoKhoản 2 Điều 361 BLDS 2015về thiệt hại do vi
phạm nghĩa vụ quy định: 'Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định
được, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút” Do đó trong trường hợp này các bên
không có thỏa thuận gì về bồi thường thiệt hại, nhưng vì hành vi vi phạm của công ty
SN mà bên công ty B đã phải chịu tổn thất là 1,75 tỷ đồng để kịp tiến độ sản xuất của công ty Thêm nữa theo quy định tại Điều 418 BLDS năm 2015, thì các bên có thể thoả thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải BTTH hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải BTTH Các bên có thể thỏa thuận trước về việc BTTH cũng như xác định trước trong hợp đồng một mức bồi thường cụ thể bằng tiền Tuy nhiên, khác với phạt vi phạm là chỉ được áp dụng nếu như các bên có thỏa thuận trước về phạt vi phạm, đối với BTTH, cho dù các bên có thỏa thuận về vấn đề BTTH do vi phạm hợp đồng hay không, thì khi xảy ra thiệt hại, bên gây thiệt hại vẫn phải bồi thường theo quy định của pháp luật Trách nhiệm BTTH nhắm tới mục đích quan trọng nhất là bồi hoàn, bù đắp, khôi phục lợi ích vật chất bị thiệt hại cho bên bị vi phạm Như vậy, BTTH là chế tài quan trọng và cơ bản nhất nhằm bảo đảm lợi ích của các bên khi hợp đồng bị vi phạm, tạo ra khả năng đảm bảo lợi ích một cách tối đa cho mọi bên có liên quan trong quan hệ hợp đồng.Vì vậy công ty SN phải bồi thường cho công ty 1,75 tỷ đồng là hợp lý
Đối với lý do thứ hai của công ty SN, theo khoản 1 Điều 156 BLDS 2015 quy định “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được
và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép” Theo khoản 2 Điều 351 BLDS 2015:“Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân
sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác” Tuy nhiên
trong trường hợp của công ty SN, dịch bệnh khảm lá khảm lý khoai mì đúng là xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được, nhưng công ty SN lại không áp dụng
Trang 8mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép để khắc phục hậu quả Bằng chứng cho việc này là theo hợp đồng công ty SN phải giao bột khoai mì cho công ty vào các ngày 17,21,25,26,30 tháng 10/2017 Ngày 26/09/2017, công ty có nguồn hàng và muốn tăng giá lên 9.500 đồng/kg nhưng công ty B không đồng ý Vậy có nghĩa là công ty SN có nguồn hàng để cung cấp cho công ty B nhưng họ đã không làm vậy vì công ty B không đồng ý tăng giá lên 9.5000 đồng/kg Do đó, đây không thể xem là sự việc bất khả kháng Ngoài ra, trong hợp đồng giữa công ty B và công ty SN có điều khoản: ‘nếu tình hình dịch khảm lá khoai mì một lần nữa diễn ra thì giá mua vẫn giữ nguyên theo thỏa thuận 7.000đ/kg và công ty SN phải có mọi biện pháp để cung cấp đủ nguồn hàng như đã thỏa thuận trong hợp đồng’
Vậy có thể thấy, hai lý do mà phía Công ty SN đưa ra để không phải bồi thường 1,75 tỷ đồng cho công ty B là không hợp lý Công ty B có quyền yêu cầu công ty SN bồi thường thiệt hại là 1,75 tỷ đồng cho công ty B Theo nhóm tòa nên chấp nhận yêu cầu đòi công
ty SN bồi thường thiệt hại của công ty B với số tiền là 1,75 tỷ đồng
IV KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
- Thứ nhất, phải thống nhất các quy định về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng giữa bộ luật Dân sự 2015 và Luật Thương mại 2005
Với vai trò là hai đạo luật quan trọng nhất điều chỉnh về hợp đồng nói chung và chế tài BTTH do vi phạm hợp đồng thương mại nói riêng, nhưng ngay trong bộ Luật Dân sự
2015 và Luật Thương mại 2005 đã có các quy định chưa thống nhất với nhau: nếu bộ Luật Dân sự 2015 ghi nhận yếu tố lỗi là một trong các căn cứ phát sinh trách nhiện BTTH, thì trong Luật Thương mại 2005 không ghi nhận yếu tố lỗi Bên cạnh đó, bộ Luật Dân sự 2015 yêu cầu bên vi phạm phải bồi thường toàn bộ thiệt hại về vật chất và tinh thần cho bên bị thiệt hại trong khi đó, Luật Thương mại 2005 lại xác định phạm vi bồi thường thiệt hại là giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm Vì vậy phải đảm bảo sự thống nhất của các văn bản pháp
6
Trang 9luật Việc hoàn thiện các quy định pháp luật về BTTH do vi phạm hợp đồng thương mại không thể tiến hành một cách độc lập mà phải tính đến sự thống nhất, tính đồng bộ trong toàn hệ thống pháp luật, tránh sự chông chéo, mâu thuẫn, đặc biệt phải xét đến mối quan
hệ giữa bộ Luật Dân sự với Luật Thương mại Những quy định mang tính nguyên tắc
cần được loại bỏ khỏi luật chuyên ngành và cần tham chiếu theo các quy định trong bộ Luật Dân sự Luật Thương mại chỉ quy định các nội dung đặc thù về quyền và nghĩa vụ của các bên trong một số hợp đồng được thương nhân xác lập phục vụ cho hoạt động kinh doanh thương mại của mình Hơn nữa, cần có sự so sánh, đối chiếu quy định trong Luật Thương mại với các VBPL có liên quan để đảm bảo sự thống nhất, phù hợp khi áp dụng trên thực tế
- Thứ hai, Bộ luật Dân sự năm 2015 cần tách riêng quy định bất khả kháng thành một điều luật và quy định thêm những tiêu chí cụ thể để xác định sự kiện bất khả kháng.
Mặc dù, sự kiện bất khả kháng là một trong những căn cứ loại trừ trách nhiệm pháp lý phổ biến trên thực tế, là quy định được áp dụng trong nhiều chế định từ sở hữu, nghĩa
vụ, hợp đồng, bồi thường thiệt hại, Tuy có vai trò vô cùng quan trọng như vậynhưng trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam, khái niệm sự kiện bất khả kháng được quy định còn sơ sài, không có quy định cụ thể trong chế định nghĩa vụ và hợp đồng về sự kiện bất khả kháng Khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự năm 2015 chỉ đặt ra quy định sự kiện bất khả kháng liên quan đến phần thời hiệu chứ không phải là một quy định cụ thể hoặc khái niệm cụ thể về sự kiện bất khả kháng Luật Thương mại năm 2005cũng không có quy định nào đề cập cụ thể về khái niệm sự kiện bất khả kháng Tại các Điều 294, 295 và 296 Luật Thương mại năm 2005 cũng quy định về sự kiện bất khả kháng, tuy nhiên, quy định theo hướng khi có sự kiện bất khả kháng xảy ra, bên vi phạm hợp đồng phải có sự thông báo ngay cho bên kia về trường hợp loại trừ trách nhiệm trong một khoảng thời gian thích hợp, nếu không thì vẫn phải chịu trách nhiệm bồi
Trang 10thường thiệt hại Bởi vậy, cần phải có một số sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hơn về quy định liên quan đến sự kiện bất khả kháng
KẾT LUẬN
Qua việc phân tích và giải quyết tình huống trong vụ án trên, ta có thể thấy quan
hệ dân sự thông qua hợp đồng là cơ sở quan trọng để xác lập quyền và nghĩa vụ giữa các bên Nhưng bên cạnh đó thực tiễn còn tồn tại rất nhiều những bất cập, lỗ hổng, các văn bản pháp luật còn chồng chéo, chưa thống nhất với nhau đặc biệt là những quy định về trách nhiệm BTTH do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng Đồng thời, đó cũng là nguyên nhân dẫn đến những sai sót trong quá trình xét xử của Tòa án khiến những phán quyết chưa thực sự chính xác và công bằng Trên đây là những kiến thức, tìm hiểu mà nhóm 2 chúng em đã tiếp thu về vấn đề này trong thời gian học vừa qua Có thể bài làm còn nhiều thiếu sót mong thầy cô có thể bổ sung, đóng góp ý kiến cho bài làm sau của chúng
em hoàn thiện hơn Em xin trân trọng cảm ơn thầy cô!
8