Tống quan các công trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh hà nội trong bối cảnh đại dịch covid 19 (Trang 29)

• Các khoản nợ cơ câu lại thời hạn trả nợ lân đâu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ câu lại lân đâu.

• Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đây đủ theo họp đông tín dụng

- Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ.

• Là các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày.

• Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;

• Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.• • • •

- Nhóm 5: Dư nợ có khả năng mất vốn. • Là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.

• Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên

r - . - 1 '

theo thời hạn trả nợ được cơ câu lại lân đâu;• • • • /

r X

• Các khoản nợ cơ câu lại thời hạn trả nợ lân thứ hai quá hạn theo thời hạn• • • • 1 • •

trả nơ đươc cơ câu lai lân thứ hai;• • •

• Các khoản nợ cơ câu lại thời hạn trả nợ lân thứ ba trở lên, kê cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.

xau

xau __ 9

Tông dư nợ cho vay

X 100%

Tỷ lệ nợ xâu cho biêt trong 100 đông dư nợ thì có bao nhiêu đông là nợ xâu, chính vì thê, tỷ lệ nợ xâu là một chỉ tiêu cơ bản đánh giá chât lượng tín dụng và phản ánh rủi ro tín dụng của một ngân hàng. Nợ xấu phản ánh khả nàng thu hồi vốn khó khãn, vôn của ngân hàng lúc này không còn ở mức rủi ro thông thường nừa mà

là nguy cơ mất vốn.

1.3.1.9. Trích lập dự phòng

Theo Theo NHNN (2013) và NHNN (2014a): “Dự phòng rủi ro” là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho nhừng tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tố chức tín dụng.

r

SÔ dự phòng RR trích lập nợ

Dự phòng rủi ro là sô tiên được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho nhừng tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Dự phòng rủi ro gồm dự phòng cụ thế và dự phòng chung.

Dự phòng chung là sô tiên được trích lập đê dự phòng cho những tôn that có thể xảy ra nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể.

Dự phòng cụ thê là sô tiên được trích lập đê dự phòng cho những tôn thât có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể.

Sô tiên dự phòng cụ thê phải trích đôi với từng khách hàng được tính theo công thức sau:

Trong đó:

- R: Tổng số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng

- M : là tông sô tiên dự phòng cụ thê của từng khách hàng từ sô dư nợ thứ 1 đến thứ n.

Ri: là số tiền dự phòng cụ thế phải trích của từng khách hàng đối với số dư nợ gốc của khoản nợ thứ i. Ri được xác định theo công thức:

Ri = (Ai - Ci) X r Trong đó:

Ai: Số dư nợ gốc thứ i;

Ci: giá trị khấu trừ cùa tài sản bảo đảm, tài sản cho thuê tài chính (sau đây gọi chung là tài sản bảo đảm) của khoản nợ thứ i;

r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo nhóm được quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp Ci > Ai thì Ri được tính bàng 0.

* Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ như sau: Nhóm 1: 0%;

Nhóm 2: 5%; Nhóm 3: 20%; Nhóm 4: 50%; Nhóm 5: 100%.

Hai tỷ lệ này càng cao thì chứng tỏ rủi ro tín dụng càng cao vì dự phòng trích lập nhiều sẽ làm tăng mức chi phí của ngân hàng dẫn đến giảm lợi nhuận, thậm chí là gây thua lỗ cho ngân hàng.

Các nhẳn tố ắnh hưởng tói rủi ro tín dụng

1.3.1.10. Cácyếutẻvĩmô

* Tốc độ tăng trưởng GDP

Các nghiên cứu của Zribi và Boujelbene cho thấy, trong điều kiện các yếu tố khác không đồi, nếu tốc độ tăng trưởng GDP tăng 1% sẽ làm rủi ro tín dụng giảm 0.1784% và ngược lại nếu tốc độ tăng trưởng GDP giảm 1% sẽ làm cho rủi ro tín

dụng tăng 0.1784%. Vì khi tăng trưởng kinh tê có dâu hiệu phát triên, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh được thúc đấy, cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh có lãi, hàng tồn kho giảm giúp quay vòng vốn nhanh, nhờ đó mà khả nàng trả nợ vay ngân hàng được đảm bảo. Khi nền kinh tế không tăng trưởng, bị suy thoái khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh suy giảm về quy mô và thu nhập, thu nhập của cá nhân vay vốn bị suy giảm sẽ khiến cho khả năng trả nợ vay ngân hàng của khách hàng bị giảm sút thậm chí không trả được nợ cho ngân hàng đầy đủ và đúng hạn từ đó gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

* Tỷ lệ thất nghiệp

Không có việc làm đồng nghĩa với hạn chế giao tiếp với những người lao động khác, tiêu tốn thời gian vô nghĩa, không có khả năng chi trả, mua sắm vật dụng thiết yếu cũng như các hàng hóa tiêu dùng và đặc biệt gây khó khăn cho những người là trụ cột gia đình có thể gánh vác những khoản nợ.

Tỷ lệ thất nghiệp cao đồng nghĩa với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thấp, các nguồn lực con người không được sử dụng, bỏ phí cơ hội sản xuất thêm sản phẩm và dịch vụ. Thất nghiệp còn có nghĩa là sản xuất ít hơn. Giảm tính hiệu quả của sản xuất theo quy mô.

Thất nghiệp dẫn đến nhu cầu xã hội giảm. Hàng hóa và dịch vụ không có người tiêu dùng, cơ hội kinh doanh ít ỏi, chất lượng sản phẩm và giá cả tụt giảm. Hơn nữa, tình trạng thất nghiệp cao đưa đến nhu cầu tiêu dùng ít đi so với khi nhiều việc làm, do đó mà cơ hội đầu tư cũng ít hơn.

Như vậy khi tỷ lệ thất nghiệp tăng cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, giảm GDP, các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất do hàng hóa bán chậm dẫn đến lợi nhuận thấp và ảnh hưởng tới việc trả nợ ngân hàng của cả doanh nghiệp và cá nhân từ đó làm cho rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng có xu hướng tăng lên.

* Lãi suất

Lãi suất tín dụng được hiểu theo nghĩa chung nhất là giá cả của tín dụng. Lãi suất được biểu hiện bằng quan hệ tỷ lệ giữa lợi tức tín dụng và tổng số tiền vay trong một thời gian nhất định.

Lãi suât tín dụng là công cụ thực hiện chính sách tiên tệ, góp phân thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước. Bên cạnh đó lãi suất tín dụng là công cụ thực hiện các hoạt động của các trung gian tài chính trong điều kiện cạnh tranh lành mạnh để đảm bảo tính tự chủ tài chính của các tổ chức này, tạo ra nguồn lực tài chính để các tổ chức này tồn tại và phát triển. Lãi suất tín dụng tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp và đời sống của dân cư.

Khi lãi suất tín dụng giảm xuống sẽ kích thích các doanh nghiệp, cá nhân vay vốn để sản xuất kinh doanh và tiêu dùng do giá cả tín dụng rẻ giúp doanh nghiệp có thêm vốn mở rộng sản xuất kinh doanh thu lợi nhuận. Ngược lại, khi lãi suất tín dụng tăng, làm cho chi phí vay vốn của khách hàng tăng lên từ đó làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, việc bán sản phẩm dịch vụ cũng khó khăn hơn do giá thành cao từ đó sẽ ảnh hưởng tới việc hoàn trả nợ vay ngân hàng dẫn đến rủi ro tín dụng sẽ có xu hướng tăng.

* Tỷ lệ lạm phát

Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.

Lạm phát ảnh hưởng đến các nền kinh tế theo nhiều cách tích cực và tiêu cực khác nhau. Lạm phát không phải bao giờ cũng gây nên những tác hại cho nền kinh tế. Khi tốc độ lạm phát vừa phải đó là từ 2-5% ở các nước phát triển và dưới 10% ở các nước đang phát triền sẽ mang lại một số lợi ích cho nền kinh tế như kích thích tiêu dùng, vay nợ, đầu tư, giảm bớt thất nghiệp trong xà hội; cho phép chính phủ có thêm khả năng lựa chọn các công cụ kích thích đầu tư vào những lĩnh vực kém ưu tiên thông qua mở rộng tín dụng, giúp phân phối lại thu nhập và các nguồn lực trong xã hội theo các định hướng mục tiêu và trong khoảng thời gian nhất định có chọn lọc.

Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát cao hoặc không thế đoán trước được coi là có hại cho nền kinh tế. Lạm phát cao có thể hoạt động như một lực cản đối với năng suất

do các công ty buộc phải chuyên các nguôn lực tù các sản phâm và dịch vụ đê tập trung vào lợi nhuận và thua lỗ từ lạm phát tiền tệ. Lạm phát của các quốc gia trên thế giới khi xảy ra cao và triền miên có ảnh hưởng xấu đến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của một quốc gia. Trong đó, tác động đầu tiên của lạm phát là tác động lên lài suất, nó làm cho lãi suất thực giảm. Do đó khi tỷ lệ lạm phát tãng cao, nếu muốn cho lãi suất thực ổn định và thực dương thì lài suất danh nghĩa phải tăng lên theo tỷ lệ lạm phát. Việc tàng lãi suất danh nghĩa sẽ dẫn đến hậu quả mà nền kinh tế phải gánh chịu là suy thoái kinh tế và thất nghiệp gia tăng. Từ đó, ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của các doanh nghiệp và cá nhân trong nền kinh tế và gia tăng rủi ro tín dụng cho hệ thống ngân hàng.

f

* Tỷ giá nôi đoái

Tỷ giá hối đoái giữa hai loại tiền tệ là tỷ giá mà tại đó một đồng tiền này sẽ được trao đổi cho một đồng tiền khác. Nó cũng được coi là giá cả đồng tiền của một quốc gia được biểu hiện bởi một tiền tệ khác.

Sự biến động của tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng tới tình hình lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Khi sức mua của đồng tiền trong nước giảm đi, tỷ giá hối đoái tăng lên làm giá hàng nhập khẩu đắt hơn. Nếu hàng nhập khẩu để trực tiếp tiêu dùng thì

làm tăng chỉ số giá tiêu dùng trực tiếp, nếu hàng nhập khẩu dùng cho sản xuất thì làm tăng chi phí sản xuất và dẫn tới tăng giá thành sản phẩm. Vì vậy, khi tỷ giá tăng quá cao sẽ gây ra lạm phát cao làm lãi suất tín dụng tăng dẫn đến lợi nhuận của doanh nghiệp giảm xuống dẫn đến việc trả nợ ngân hàng sẽ khó khăn hơn và nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng sẽ tăng cao.

Ngược lại, khi tỷ giá giảm xuống thấp (đồng nội tệ tãng giá), hàng nhập khấu từ nước ngoài trở nên rẻ hơn so với hàng hóa trong nước. Từ đó lạm phát được kiềm chế nhưng lại dẫn tới sản xuất thu hẹp và tăng trưởng thấp dẫn đến lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm sút đe dọa đến việc trả nợ ngân hàng từ đó làm cho rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng có xu hướng tăng lên.

7.5.7.77. Các yêu tô vi mô

* Hiệu quả chỉ phí hoạt động

Chiều tác động của tỷ lệ chi phí hoạt động trên tống thu nhập là cùng chiều, tỷ lệ này tăng thề hiện qua việc tăng rủi ro tín dụng. Cụ thể, với mức ý nghĩa 1%, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu tỷ lệ chi phí hoạt động tăng 1% thỉ sẽ làm rủi ro tín dụng tăng 0.0188% và ngược lại. Trong trường hợp nhu cầu tín dụng của người dân chưa thực sự cao. Mỗi ngân hàng sẽ có những chính sách khác nhau, nhưng hầu hết các cán bộ tín dụng sẽ được đặt ra chỉ tiêu cho vay trong một thời gian nhất định, hay quy định mức tiền lương theo doanh số cho vay. Vì vậy, để hoàn thành chỉ tiêu công việc, các cán bộ tín dụng sẽ tích cực hơn trong việc tìm kiếm khách hàng vay vốn, và khả năng có sai sót trong việc đánh giá khách hàng là điều tất yếu.

* Dự phòng rủi ro tín dụng

Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tốn thất có thể xảy ra do khách hàng cùa tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Việc xác trích lập dự phòng rủi ro tín dụng được căn cứ vào việc phân loại nợ tại ngân hàng. Các tổ chức tín dụng, ngân hàng căn cứ vào các tiêu chuẩn định tính và định lượng để đánh giá mức độ rùi ro của các khoản vay và các cam kết ngoại bảng, trên cơ sở đó phân loại các khoản nợ vào các nhóm nợ thích hợp.

Dự phòng rủi ro tín dụng cao có nghĩa là chi phí tín dụng tăng dẫn đến lợi nhuận của các ngân hàng giảm xuống ảnh hưởng xấu tới kết quả kinh doanh của ngân hàng. Mặt khác, khi nhìn vào khoản dự phòng rủi ro tín dụng cao sẽ nhận ra ngay được hoạt động tín dụng của ngân hàng đó đang gặp vấn đề đặc biệt là các khoản nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn đang gia tăng, đây là một tín hiệu xấu cho thấy rủi ro tín dụng tại ngân hàng đang có xu hướng tăng. Nếu không kiểm soát kịp thời sẽ ảnh hưởng tới các hoạt động khác của ngân hàng.

* Đòn bảy tài chính

Đòn bẩy tài chính (tổng nợ phải trả/tổng tài sản) thể hiển mức độ sử dụng vốn vay trong nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm hy vọng gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (hay thu nhập trên một cổ phần của công ty).

Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính doanh nghiệp được thể hiện ở hệ số nợ. Doanh nghiệp có hệ số nợ cao thể hiện doanh nghiệp có đòn bấy tài chính ở mức độ cao và ngược lại. Doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính càng cao thì mức độ rủi ro trong hoạt động tài chính càng cao, nhưng cơ hội gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ

sở hữu (ROE) càng lớn

Đòn bẩy tài chính là yếu tố có tương quan thuận với rủi ro tín dụng, nếu đòn bẩy tài chính tăng thì xác suất xảy ra rủi ro tín dụng tăng và ngược lại. Mối quan hệ này cho thấy các doanh nghiệp sử dụng vốn vay càng nhiều đồng nghĩa với rủi ro phát sinh càng cao so với các doanh nghiệp sử dụng nợ ít hơn. Có thề thấy rõ trong giai đoạn hiện nay khi thị trường kinh doanh gặp nhiều khó khăn, tiếp cận nguồn vốn ngân hàng còn nhiều rào cản dẫn đến nhiều doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, thiếu hụt vốn trong kinh doanh dẫn đến phá sản hàng loạt trong thời gian qua, khi tỷ suất nợ tăng sẽ làm giảm khả năng trả nợ hay nói cách khác là sẽ làm gia tăng xác suất xảy ra rủi ro tín dụng.

* Tỷ lệ sinh lời ROE

ROE hay lợi nhuận trên vốn chủ sờ hữu là chỉ số đo lường mức độ hiệu quả của việc sử dụng vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp.

Tỷ lệ sinh lời ROE cao cũng làm cho rủi ro tín dụng có xu hướng tăng lên. Điều này được giải thích là do ROE cao sẽ tăng áp lực đối với ngân hàng, khiến các ngân hàng tăng cường cho vay để đáp ứng kỳ vọng từ phía nhà đầu tư. Do đó, ngân hàng có thể sai sót trong việc chọn lọc khách hàng làm tăng nợ xấu cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh hà nội trong bối cảnh đại dịch covid 19 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)