Tác động của dịch bệnh Covid 19 tới nền kinh tế thế giói
* Diễn biến dịch bệnh Covid 19 trên toàn cầu
Đại dịch COVID-19 còn được gọi là đại dịch coronavirus, là một đại• • • <^2 • • • ' • •
dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2, đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Khởi nguồn vào cuối tháng 12 năm 2019 với tâm dịch đầu tiên được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán thuộc miền Trung Trung Quốc, bắt nguồn từ một nhóm người mắc viêm phổi không rõ nguyên nhân. Các ca nghi nhiễm đầu tiên ở Vũ Hán được báo cáo vào ngày 31 tháng 12 năm 2019. Trường hợp tủ’ vong do SARS- CoV-2 đầu tiên xảy ra ở Vũ Hán vào ngày 9 tháng 1 năm 2020 và lây lan ra nhiều nước trên thế giới trong thời gian ngắn. Ngày 11 tháng 3 năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ra tuyên bố gọi "COVĨD-19" là "Đại dịch toàn cầu".
Những ảnh hưởng trên toàn thế giới của đại dịch COVID-19 hiện nay bao gồm: thiệt hại sinh mạng con người, sự bất ồn về kinh tế và xã hội, tình trạng bài ngoại và phân biệt chủng tộc đối với người gốc Trung Quốc và Đông Á, việc truyền bá thông tin sai lệch trực tuyến và thuyết âm mưu về virus.
* Thực trạng kinh tế toàn cầu trong bổi cảnh dịch bệnh COVID-19
Trong báo cáo “Viễn cảnh toàn cầu” mới nhất, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) gọi điều đang xảy ra do tác động của dịch bệnh COVID-19 là “Đại phong tỏa”. Cụm từ này nói đến một thực tế là nền kinh tế toàn cầu đang lâm vào khủng hoảng
trầm trọng. Đây là cuộc khùng hoảng lớn nhất mà thế giới phải đối mặt kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai và là thảm họa kinh tế lớn nhất kể từ cuộc Đại suy thoái năm 1930. Khùng hoảng kinh tế do dịch bệnh COVID-19 gây ra phần lớn là do sụ
suy giảm nhu cầu, khi không có nhiều nguời tiêu dùng mua hàng hóa và dịch vụ. Sự suy giảm này thể hiện rõ ở một số ngành và lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề, như vận tải và du lịch.
Thị trường chứng khoán toàn cầu giảm vào ngày 24 tháng 2 năm 2020 do sự gia tăng đáng kể số trường hợp COVID-19 bên ngoài Trung Quốc đại lục. Đen ngày 28 tháng 2 năm 2020, thị trường chứng khoán trên toàn thế giới chứng kiến sự sụt giảm lớn nhất trong một tuần kể tù cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Thị trường chứng khoán toàn cầu sụp đồ vào tháng 3 năm 2020, với mức giảm vài phần trăm của các chỉ số chính trên thế giới.
Hoạt động tín dụng của các ngân hàng trên thế giới cũng lâm vào tình trạng khó khăn với tỷ lệ tăng trưởng chậm thậm chí là âm. Rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng trên thế giới gia tăng do các doanh nghiệp, cá nhân bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid 19, bởi nguồn thu không có hoặc bị giảm sút khiến cho việc trả nợ vay ngân hàng trở nên khó khăn hơn, thậm chí có nhiều doanh nghiệp bị phá sản
làm chon guy cơ nợ xâu, nợ có khả năng mất vốn trong các ngân hàng gia tăng. Theo Ngân hàng đầu tư Mỹ JPMorgan Chase, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu đã giảm 15,6% trong 6 tháng đầu năm 2020, lớn gấp 4 lần so với năm 2008. Mặc dù suy giảm đã được phục hồi, nhưng IMF dự báo sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới sè giảm khoảng 4,9% trong năm 2020, kể cả khi các chính phù bắt đầu đưa ra các chương trình hỗ trợ. GDP ở khu vực đồng tiền chung châu Âu
(Eurozone) và Anh được dự báo giám khoảng 10,2% trong năm 2020, trong khi nền kinh tế Mỹ giảm khoảng 8%. Đây là nguy cơ đối với tất cả các ngân hàng trên thế giới, do vậy các ngân hàng đang tích cực chủ động hạn chế những tác động tiêu cực cùa đại dịch Covid tới hoạt động của mình bằng cách đánh giá ra quyết định các khoản cho vay mới thận trọng hơn, bên cạnh đó với các khoản nợ xấu hiện tại có thể nhờ sự hỗ trợ của chính phủ nhàm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vượt qua khó khăn và hoàn thành nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng.
Như vậy, tác động của Covid 19 đên nên kinh tê thê giới là rât lớn mạnh, bao trùm trên mọi lĩnh vực hoạt động từ y tế đến kinh tế, văn hóa, giáo dục, theo chiều hướng tiêu cực làm cho một số quốc gia lâm vào tình trạng khùng hoảng không kiểm soát được dịch bệnh. Khi nền kinh tế bị suy thoái sè dẫn đến đời sống giảm sút, thất nghiệp gia tăng và còn ảnh hưởng tới tâm lý của mọi người dân trên thế giới.
Tác động của dịch bệnh Covid 19 tói nền kinh tế Việt Nam* ơ 9 9 9
* Diễn biến dịch bệnh Covid 19 tại Việt Nam
Đại dịch COVĨD-19 khởi phát từ Trung Quốc, là quốc gia láng giềng ở phía Bắc Việt Nam. Do khoảng cách địa lý gần gũi và mật độ đi lại, giao thương bình thường giữa hai quốc gia là khá lớn nên Việt Nam không tránh khởi ảnh hưởng từ sự lây lan của dịch bệnh. Ca nhiễm đầu tiên được ghi nhận ở Việt Nam là vào ngày 23/1/2020. Tuy vậy, trước phản ứng kịp thời của Chính phủ Việt Nam, dịch COVID-19 đã được kiểm soát tương đối tốt. Nhờ đó Việt Nam đã giảm được đáng kể các thiệt hại về kinh tế cũng như về con người, đặc biệt là khi so sánh với các quốc gia lân cận ở trong cùng hoàn cảnh.
* Sự ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 đến hoạt động của nền kinh tế Việt Nam nói chung
Năm 2020, Việt Nam có khoảng 31 triệu người bị ảnh hưởng bởi đại dịch COV1D-19 và 70% người lao động bị giảm thu nhập. Trong đó khu vực dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất (gần 70% lao động bị ảnh hường), tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng (66%), khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 27%.
Việt Nam là một trong số ít các nước kiểm soát tốt dịch Covid-19, nhưng vẫn bị ảnh hường nghiêm trọng đối với nền kinh tế, sau 9 tháng đã có dấu hiệu phục hồi rõ nét, sau khi dịch Covid-19 được kiếm soát qua 2 lần bùng phát (tháng 3 và tháng
7 năm 2020). Quý I năm 2020, tốc độ tăng trưởng đạt 3,82%, quý II giảm còn 0,39%, quí III tãng trở lại đạt 2,62%, đưa con số tăng trưởng của 9 tháng năm 2020 lên 2,12%. Mặc dù tăng trưởng vẫn là một con số dương, nhưng đây là mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ của các năm trong giai đoạn 2011-2020 và là một trong số
ít các quốc gia có tăng trưởng dương.
Theo kêt quả điêu tra đột xuât của Tông cục Thông kê vê tác động của dịch Covid-19 tới doanh nghiệp (lần 1) cho thấy, đến 20/4/2020, với 126.565 doanh nghiệp tham gia trả lời, có tới 85,7% số doanh nghiệp bị tác động bởi dịch Covid- 19. Trong đó, khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vục dịch vụ chịu nhiều tác động nhất từ dịch Covid-19 với tỷ lệ doanh nghiệp bị tác động lần lượt là 86,1% và 85,9%; trong khi khu vực nông, lâm, thủy sản chịu ảnh hưởng ít hơn với 78,7%. Một số ngành kinh tế có tỷ lệ doanh nghiệp chịu tác động tiêu cực của dịch Covid-
19 cao, điển hình như các ngành: hàng không 100%, dịch vụ lưu trú 97,1%, dịch vụ ăn uống 95,5%, hoạt động của các đại lý du lịch 95,7%, giáo dục và đào tạo 93,9%, các ngành dệt may, sản xuất da, các sản phẩm tù’ da, sản xuất các sản phẩm điện tử, sản xuất ô tô đều có tỷ lệ trên 90%.
Dịch vụ, du lịch là ngành phản ánh rõ nét nhất các ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Các lĩnh vực như: du lịch, vận tải (nhất là vận tải hàng không) có mức sụt giảm mạnh, chủ yếu do việc hạn chế đi lại và giãn cách xã hội. Trong 6 tháng đầu năm 2020, lượng khách quốc tế giảm tới -55,8% so với cùng kỳ năm trước (quý 1 giảm -18%); khách du lịch trong nước cũng giảm tới -27,3% (quý 1 giảm 6%). Doanh thu toàn ngành giảm -77,8%, cao hơn nhiều so với mức giảm -11% cùa quý 1/2020.
Tuy nhiên, trong quý 3 năm 2020, các khu vực kinh tế đều có dấu hiệu phục hồi và khởi sắc hơn, bước vào trạng thái hoạt động trong điều kiện bình thường mới. Theo Tổng cục Thống kê, tính chung 9 tháng năm 2020, GDP ước tăng 2,12% so với cùng kỳ năm 2019, là mức tăng thấp nhất so cùng kỳ trong giai đoạn 2011- 2020. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,84%, đóng góp 13,62% vào mức tăng trưởng chung; công nghiệp và xây
dựng tăng 3,08%, đóng góp 58,35%; khu vực dịch vụ tăng 1,37%, đóng góp 28,03%. Mặc dù gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19, làm đứt gãy thương mại toàn cầu, nhưng cán cân thương mại tháng 9 tiếp tục thặng dư 3,5 tỷ USD, đưa giá trị xuất siêu 9 tháng đạt gần 17 tỷ USD, tăng gần gấp đồi so cùng kỳ năm 2019.
Kinh tế trong nước đã trở thành động lực tăng trưởng xuất khấu với kim ngạch hàng
hóa xuât khâu 9 tháng tăng 20,2% và chiêm 35,4% tông kim ngạch xuât khâu của cả nước. Hoạt động thương mại, vận tải trong nước cũng có dấu hiệu tăng trở lại ngay khi đợt bùng phát thứ hai được khống chế (tháng 7/2020).
Sự điều hành kịp thời của Chính phủ, thể hiện ở các gói hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội hướng đến sự phát triển bền vững, bao gồm:
77?ZÝ' nhất, gói chính sách tiền tệ - tín dụng nhằm cơ cấu lại, giãn - hoàn nợ và xem xét giảm lãi đối với tồng dư nợ chịu ảnh hưởng.
hai, gói cho vay mới với tổng hạn mức cam kết khoảng 300.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi hơn tín dụng thông thường từ 1% - 2,5%/năm.
Thứ ha, gói tài khóa (giàn, hoãn thuế và tiền thuê đất, giảm một số thuế và phí) với tổng giá trị 180.000 tỷ đồng.
Thứ tư, gói an sinh xà hội 62.000 tỷ đồng cho hơn 20 triệu lao động và đối tượng yếu thế.
Như vậy, tác động của đại dịch Covid-19 đên kinh tê nước ta khá rõ. Tăng trưởng kinh tế đã suy giảm chạm đáy ở quý 2/2020, sau đó phục hồi và phát triển là nhờ thành công của Chính phủ trong việc kiếm soát sự lây lan của dịch Covid-19 cùng với việc tung ra các gói hỗ trợ ốn định kinh tế vĩ mô, tăng cường đầu tư công, cải thiện môi trường kinh doanh, ổn định an sinh xã hội.
* Tác động của dịch bệnh Covỉd 19 tới hoạt động tin dụng của các ngân hàng nói riêng
Kể từ đầu năm 2020 đến nay, nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng đã và đang chịu ảnh hưởng, tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19. Trước khó khăn chung của nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đưa ra các thông tư cơ cấu nợ kéo dài thời gian trả nợ, miễn giảm lãi vay nhàm hỗ trợ các khách hàng bị ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh
Theo số liệu của Ngân hàng nhà nước (NHNN) tính đến 29/5/2020, dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng đối với nền kinh tế chỉ tăng 1,96% so với cuối năm 2019 (Đây là mức thấp nhất trong khoảng 15 năm gần đây). Nguyên nhân chính là do nhu Cầu vay vốn cùa các DN và người dân, hộ gia đình quá thấp (mặc dù các
NHTM đã đông loạt hạ lãi suât, đông thời tung ra các gói tín dụng ưu đãi, đây mạnh khâu kết nối ngân hàng - DN).
Tín dụng tăng trưởng chậm là điều phải chấp nhận trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Mặc dù, Chính phù Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá kiềm soát dịch bệnh rất tốt, song các DN và hộ gia đình kinh doanh vẫn còn nhiều khó khăn. Đây là tình hình chung và các NHTM không thể hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng (vì khi tiêu chuấn bị hạ thấp sẽ gây rủi ro cho hệ thống ngân hàng, rủi ro cho nền kinh tế, nợ xấu gia tăng).
Trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động sâu rộng và nhu cầu về vốn tín dụng của nền kinh tế còn yếu thì những con số tăng trưởng dư nợ cho vay trong các tháng đầu năm là chấp nhận được. Nhiều DN mong muốn tiếp cận nguồn vốn tín dụng dễ dàng hơn nhưng khi giải ngân vốn tín dụng, các NHTM cần kiểm soát để tránh tiềm ấn rủi ro lâu dài, ảnh hưởng đến chất lượng tăng trưởng nền kinh tế, đảm bảo tăng trưởng bền vừng, ồn định xã hội trong tương lai.
Rủi ro nợ xấu của các ngân hàng vẫn còn hiện hữu, có thể bộc lộ rõ hơn trong năm 2021 và ngành Ngân hàng vẫn nặng gánh nợ xấu trích lập dự phòng rủi ro được Fitch Ratings nhận định sẽ tiếp tục tăng do ảnh hưởng, tác động của đại dịch Covid-19 kéo dài. Mặt khác, khi lãi suất huy động của ngân hàng ngày càng giảm thì người dân và doanh nghiệp có thể chuyển nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi sang các kênh đầu tư khác mang lại lợi ích cao hơn như đầu tư bất động sản, kinh doanh chứng khoán, mua bán vàng... Điều này được dự báo lài suất cho vay của ngân hàng sẽ khó giảm sâu trong năm 2022.
Năm 2022, Ngân hàng Nhà nước định hướng tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 12%; mức tăng trưởng tín dụng khoảng 12% và sẽ được điều chỉnh phù hợp với diên biên, tình hình thực tê. Trên cơ sở định hướng và chính sách tiên tệ được dự báo “nới lỏng” của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh năm 2022 cho phù hợp với tình hình kinh tế trong nước và thế giới, trong đó tăng trưởng tín dụng hợp lý gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên, kiếm soát chặt tín dụng
trong lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Ngân hàng tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp, người dân bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh Covid-19 để tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho họ được tiếp cận nguồn vốn vay giá rẻ, kịp thời nhàm tận dụng được cơ hội kinh doanh, phát triển sản xuất và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng. Ngoài ra, một giải pháp cần thiết đề hạn chế nợ xấu gia tăng được đánh giá phù họp trong giai đoạn hiện nay là việc các ngân hàng cần nồ lực đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng trong ngắn hạn và điều chỉnh danh mục cho vay, thậm chí hướng tới điều chỉnh danh mục tài sản tiến tới giảm tỷ trọng tài sản tín dụng, tăng tài sản phi tín dụng trong dài hạn.
3.3. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công Thương - chi nhánh TP Hà Nội trong bối cảnh đại dịch Covid 19. TP Hà Nội trong bối cảnh đại dịch Covid 19.
Thực trạng nhũng thay đổi về chính sách tín dụng cùa Ngân hàng Công Thưong - Chi Nhánh TP Hà Nội đối vói khách hàng trong giai đoạn Covid 19
Thực hiện tốt các chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN). Trong năm 2020, 2021 Ngân hàng Công Thương - Chi nhánh TP Hà Nội đã chủ động, quyết liệt triển khai hiệu quả nhiều giải pháp hỗ trợ về tín dụng nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, góp phần nhở trong việc kiềm soát lạm phát, duy trì ồn định kinh tế VĨ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
- Giảm lãi suất vay vốn
Bám sát các chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, NHNN, Ngân hàng Công Thương - Chi nhánh TP Hà Nội đã tích cực thực hiện giảm lãi suất cho vay. Cụ thể Chi nhánh đã liên tiếp thực hiện 3 lần điều chỉnh giảm các mức lãi suất với tồng mức giảm 1,5-2,0%/năm đối với lãi suất điều hành; giảm 0,6-1,0%/năm trần lãi suất tiền gửi các kỳ hạn dưới 6 tháng; giảm 1,5%/năm trần lãi