Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công Thương chi nhánh TPHàNộ

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh hà nội trong bối cảnh đại dịch covid 19 (Trang 70)

Thực trạng nhũng thay đổi về chính sách tín dụng cùa Ngân hàng Công Thưong - Chi Nhánh TP Hà Nội đối vói khách hàng trong giai đoạn Covid 19

Thực hiện tốt các chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN). Trong năm 2020, 2021 Ngân hàng Công Thương - Chi nhánh TP Hà Nội đã chủ động, quyết liệt triển khai hiệu quả nhiều giải pháp hỗ trợ về tín dụng nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, góp phần nhở trong việc kiềm soát lạm phát, duy trì ồn định kinh tế VĨ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

- Giảm lãi suất vay vốn

Bám sát các chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, NHNN, Ngân hàng Công Thương - Chi nhánh TP Hà Nội đã tích cực thực hiện giảm lãi suất cho vay. Cụ thể Chi nhánh đã liên tiếp thực hiện 3 lần điều chỉnh giảm các mức lãi suất với tồng mức giảm 1,5-2,0%/năm đối với lãi suất điều hành; giảm 0,6-1,0%/năm trần lãi suất tiền gửi các kỳ hạn dưới 6 tháng; giảm 1,5%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên (hiện ở mức 4,5%/năm). Kết quả, mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm khoảng 1%/năm trong năm 2020 và xu hướng giảm lãi suất này vẫn tiếp tục trong hơn nửa năm 2021 với mức giảm khoảng 0,55%/năm (tồng cộng giảm 1,55%/năm so với trước dịch). Tổng mức lãi suất giảm năm 2020 của Chi nhánh áp dụng cho khách hàng là 335 tỷ đồng.

- Xây dụng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng mới phù hợp

Trên cơ sở mục tiêu tăng trưởng kinh tế và lạm phát được NHNN đề ra, Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Công Thương - CN TP Hà Nội điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế dịch bệnh năm 2020, thường xuyên rà soát, xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với từng ngành nghề, phân khúc khách hàng cụ thể trên cơ sở tình hình hoạt động, năng lực tài chính, quản trị, điều hành của từng cá nhân, doanh nghiệp.

- Trỉến khai nhiều cơ chế nhằm hỗ trợ các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19

Áp dụng thành công Thông tư số 01/2020/TT-NHNN về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD) cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hồ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Đen ngày 2/4/2021, NHNN lại ban hành Thông tư số 03/2021/TT- NHNN sửa đổi bổ sung Thông tư số 01 đến Tháng 12/2020

Sau 5 tháng kể từ khi ban hành Thông tư 03, NHNN đà tiếp tục ban hành Thông tư số 14/2021/TT-NHNN ngày 7/9/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01 (sửa đổi Thông tư 01 lần thứ 2). Trong đó, sửa đổi các mốc giới hạn thời gian khoản nợ được cơ cấu lại, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ để phù hợp với diễn biến phức tạp của dịch bệnh đang diễn ra, như mở rộng phạm vi khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ phát sinh từ trước ngày 1/8/2021, kéo dài thời gian áp dụng đối với khoản nợ phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ 23/1/2020 đến ngày 30/6/2022.

Kết quả, đến ngày 31/8/2021, Chi nhánh đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ giữ nguyên nhóm nợ cho 247 khách hàng với dư nợ 335 tỷ đồng, lũy kế giá trị nợ được cơ cấu từ 23/1/2020 là khoảng 520 tỷ đồng.

Thực trạng rủi ro tín dụng tạí Ngẳn hàng Công Thưong - chi nhánh TP Hà Nội trong bối cănh đại dịch Covid 19.

3.3.1.1. Tỷ lệ nợ quả hạn

Đe xem xét về thực trạng rủi ro tín dụng tại một ngân hàng, nếu chỉ xem xét về dư nợ, về cơ cấu thành phần thì chưa đủ, chúng ta cần xem xét về chất lượng của

các khoản tín dụng đó, bao nhiêu khoản ngân hàng thu hôi được, bao nhiêu khoản ngân hàng chịu mất vốn,...Thông thường, đế đo lường về rủi ro tín dụng tại ngân hàng, người ta xem xét đến chỉ tiêu nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Trong đó, nợ quá hạn được hiểu là khoản nợ mà khách hàng không trả được một phần hoặc toàn bộ nợ gốc hoặc lãi khi đã đến hạn ghi trên họp đồng tín dụng.

Bảng 3.8. Nợ quá hạn tại ngãn hàng Công Thương — chi nhánh TP Hà Nội

Đơn vị tính: tỷ đồng

T

CHỈ TIÊU NĂM 2017 NẤM 2018 NĂM 2019

Trung bình 2017- 2019 (chưa xuất hiện Covid 19) Năm 2020 (đã xuất hiện Covid ẹ 19) r X nA A

SÔ tiên SÔ tiênr X

r X Á A SÔ tiên r X rx A A So tiên r X Cl A A SÔ tiên Nợ quá hạn 75.2 81.1 61.2 72.5 125.8 Tổng dư nợ 2668.9 2896.9 3400 2988.6 2516.5 Tỷ lệ NQH/ỵDư nơ• 2.82% 2.8% 1.8% 2.47% 5%

(Nguôn bảo cảo thường niên của ngăn hàng Công Thương- chi nhánh TP Hà Nội)

Với sự xuất hiện của dịch bệnh Covid 19 vào tháng 1 năm 2020 ở Việt Nam đã làm đảo lộn cuốc sống của người dân và tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp. Các hoạt động buôn bán, sản xuất bị gián đoạn, đình chệ thậm chí có doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động đặc biệt trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Tuy nhiên, các hoạt động kinh tế bị trì chệ và hoạt động kinh doanh của các ngân hàng nói chung và ngân hàng Công Thương - chi nhánh Hà Nội nói riêng cũng bị ảnh hưởng đáng kể, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng bị ảnh hưởng nhiều nhất. Do các doanh nghiệp không có nguồn thu từ việc bán sản phẩm dịch vụ nên không có nguồn trả nợ cho ngân hàng. Chỉ tiêu nợ quá hạn trong năm 2020 tăng mạnh so với các năm trước đó khi mà dịch bệnh chưa ảnh hưởng tới hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế Việt Nam.

Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 nền kinh tế Việt Nam lao dốc và xuống đáy vào quý 2 năm 2020 làm cho các doanh nghiệp gặp khó khàn trong hoạt động dẫn đến việc chi trả gốc và lãi cho chi nhánh gặp nhiều khó khăn

dẫn đến nợ quá hạn tăng. Cụ thể nợ quá hạn năm 2020 là 125.8 tỷ đồng, chiếm 5% trong tống dư nợ cho vay của năm. Dư nợ quá hạn trong năm 2020 tăng 53.3 tỷ tãng 1.7 lần so với dư nợ quá hạn trung bình giai đoạn 2017-2019. Đây cũng là một con số đáng báo động trong hoạt động tín dụng của ngân hàng gây ra rủi ro tín dụng ở mức cao. Dư nợ quá hạn cao hơn so với trung bình 3 năm trước thì nguyên nhân khách quan là chú yểu còn về phần chính sách tín dụng của ngân hàng thì chưa có những điều chỉnh kịp thời trước diễn biến nhanh của môi trường kinh doanh nên việc kiếm soát rủi ro tín dụng còn gặp khó khăn.

* Nợ quá hạn theo kỳ hạn

Bảng 3.9: Cơ cấu NQH theo kỳ hạn tại ngân hàng Công Thương - chi nhánh TP Hà Nội trước khi có Covid

Đơn vị: Tỷ đằng

y r r

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Trung bình 2017 - 2019

Tổng NQH 75.2 81.1 61.2 72.5

NQH ngắn hạn 10.2 11.5 8.1 9.93

NQH trung, dài hạn 65 69.6 53.1 62.57

(Nguôn: Báo cáo kêt quả tín dụng tại Chỉ nhánh thành phô Hà Nội)

Bảng 3.10: Cơ cấu NQH theo kỳ hạn tại ngân hàng Công Thương - chi nhánh TP Hà Nội sau khi có Covid

Đơn vị: Tỷ đồng

\--- ---7--- --- ---T

Chỉ tiêu Năm 2020 Năm2020/TB 2017-2019 Chênh lêch• Tỷ lệ %

Tổng NQH 125.8 53.3 73.5

NQH ngắn hạn 35.6 25.67 258.5

NQH trung, dài hạn 90.2 27.63 44.2

(Nguôn: Báo cáo kêt quả tín dụng tại Chi nhánh thành phô Hà Nội)

Năm 2020, nợ quá hạn ngắn hạn là 35.6 tỷ đồng tăng 25.67 tỷ đồng tương ứng tăng 258.5% so với trung bình giai đoạn 2017 - 2019, về con số tương đối nhìn vào thấy mức độ tăng nợ quá hạn trong năm 2020 là khá cao gấp gần 2.6 lần so với trung bình giai đoạn 2017 - 2019 cho thấy nguy cơ mất vốn cao. Dư nợ quá hạn trong ngắn hạn tăng nhanh như vậy nguyên nhân cũng chính là do dịch bệnh Covid

gây ra, làm ảnh hưởng tới kêt quả hoạt động của các chủ thê trong nên kinh tê làm giảm nguồn thu nhập cũng như khả năng trả nợ của họ cho ngân hàng.

Tương tự như nợ quá hạn ngắn hạn, nợ quá hạn trung và dài hạn năm 2020 cũng tăng lên nhanh nhưng tốc độ chậm hơn so với nợ quá hạn ngắn hạn. Nợ quá hạn trung dài hạn năm 2020 là 90.2 tỷ đồng tăng 27.63 tỷ đồng tương ứng tăng 44.2% so với trung bình giai đoạn 2017 - 2019. Do dịch bệnh Covid xảy ra bắt đầu từ đầu năm 2020 nên đa số các khoản nợ mới bắt đầu quá hạn trong thời gian dưới 1 năm nên vẫn thuộc nhóm nợ quá hạn ngắn hạn là chủ yếu, do vậy tốc độ tăng của

nợ quá hạn trong trung dài hạn tăng chậm hơn nợ quá hạn ngắn hạn. Với số liệu này cho thấy khoản nợ quá hạn trung dài hạn chi nhánh cần có biện pháp quan tâm, xử lý kịp thời để đảm bảo khả năng thu hồi vốn cho chi nhánh tránh nguy cơ mất vốn cho ngân hàng bởi nguyên nhân gây ra các khoản nợ quá hạn trong năm này do ảnh hưởng khách quan của dịch bệnh Covid 19 là chủ yếu do vậy chi nhánh cần có các chính sách hỗ trợ khách hàng hoàn trả vốn gốc và lãi hợp lý trong thời gian tới.

* Nợ quá hạn theo đối tượng khách hàng

Bảng 3.11: Cơ cấu NQH theo đối tượng khách hàng tại ngăn hàng Công Thương - chi nhánh TP Hà Nội trước khi có Covid

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Trung bình 2017-2019

Tổng NQH 75.2 81.1 61.2 72.5

Cá nhân 6.8 8.5 7.3 7.53

Doanh nghiệp 68.4 72.6 53.9 64.97

(Nguôn: Báo cáo kêĩ quả tín dụng tại Chi nhánh TP Hà Nội)

Bảng 3.12: Cơ cấu NQH theo đối tượng khách hàng tại ngân hàng Công Thương - chi nhánh TP Hà Nội sau khi có Covid

Đơn vị: Tỷ đồng X---T Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2020/trung bình 2017 - 2019 Chênh lêch• Tỷ lệ % Tổng NQH 125.8 53.3 73.5 Cá nhân 10.8 3.27 43.4 Doanh nghiệp 115 50.03 77

(Nguôn: Báo cáo két quả tín dụng tại Chì nhánh TP Hà Nội)

Theo thành phân kinh tê tỷ trọng nợ quá hạn cùa khách hàng cá nhân tương đối thấp trong tổng dư nợ quá hạn tại chi nhánh qua các năm kể cả khi có Covid 19 xảy ra. Cụ thể, tỷ lệ nợ quá hạn của cá nhân của các năm trước khi chưa có Covid xảy ra đều dưới 12%, sau khi xảy ra dịch bệnh Covid thì tỷ trọng dư nợ quá hạn của khách hàng cá nhân ở năm 2020 cũng ở mức thấp như các năm chưa xảy ra Covid là 8.6% trong tổng dư nợ quá hạn của năm. Năm 2020, dư nợ quá hạn cá nhân là 10.8 tỷ đồng, tăng 3.27 tỷ đồng tương ứng tăng 43.4% so với trung bình giai đoạn 2017 - 2019. về tỷ trọng dư nợ quá hạn của khách hàng cá nhân về con số tương đối thì thấp hơn so với giai đoạn 2017 - 2019 nhưng số tuyệt đối thì tăng so với giai đoạn 2017 - 2019. Như vậy, khách hàng cá nhân tuân thủ tương đối tốt trong việc hoàn thiện gốc và lãi của các khoản vay tại chi nhánh và dịch bệnh Covid khi mới xảy ra thì mức độ tác động tới khách hàng cá nhân thấp hơn so với khách hàng doanh nghiệp. Đe khắc phục khoản nợ quá hạn đổi với khách hàng cá nhân là điều không khó đối với bản thân chi nhánh.

Tuy nhiên với khu vực doanh nghiệp, tỷ trọng nợ quá hạn khi xảy ra Covid ở mức cao so với khi chưa xảy ra Covid. Năm 2020 khi đã xuất hiện Covid, dư nợ quá hạn khách hàng doanh nghiệp là 115 tỷ đồng, tăng 50.03 tỷ đồng tương ứng tăng 77% so với trung bình giai đoạn 2017 - 2019khi chưa xuất hiện Covid. Mức tăng dư nợ quá hạn với khách hàng doanh nghiệp như vậy là tương đối nhanh và cần có sự thay đổi trong chính sách tín dụng kịp thời với đối tượng khách hàng này. Với đối tượng khách hàng doanh nghiệp thì chi nhánh cần đưa ra được các giải pháp nhằm giảm được dư nợ quá hạn đối với đối tượng khách hàng này đồng thời có những chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực chịu sự tác động to lớn của dịch Covid như khách sạn, du lịch, nhà hàng bởi số lượng các khách hàng doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này trên địa bàn Hà Nội và vay ở chi nhánh chiếm số lượng tương đối nhiều đồng nghĩa với rủi ro tín dụng tiềm ẩn đối với các khoản vay của khách hàng doanh nghiệp là cao.

* Nợ quá hạn theo ngành nghê kinh doanh

Bảng 3.13: Cơ cấu NQH theo ngành nghề kinh doanh tại ngân hàng Công Thương - chi nhánh TP Hà Nội thời gian trước khi xảy ra Covid -19

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 T rung bình 2017-2019 Giá tri♦ Tỷ lệ % Giá tri• Tỷ lệ % Giá trí♦ Tỷ lệ % Giá tri• Tỷ lệ % Tổng dư nợ quá han• 75.2 100 81.1 100 61.2 100 72.5 100 1 Nông lâm nghiệp, thủy sản 6.016 8 4.055 5 1.836 3 3.969 5.4 2 Công nghiệp khai thác mỏ 6.016 8 5.677 7 5.508 9 5.734 7.9 3 Xây dựng 13.536 18 16.22 20 14.076 23 14.61 20.1 4 Thương mại dịch vu 7.52 10 6.488 8 6.12 10 6.71 9.2 5 Sản xuất phân phối điện 6.768 9 5.677 7 1.836 3 4.76 6.5

6 Vận tải kho bãi,

thông tin liên lạc 11.28 15 15.598 18 9.792 16 12.22 16.8 7 Kinh doanh BĐS 18.048 24 20.275 25 17.136 28 18.48 25.4

8 Các hoạt động

khác 6.016 8 8.11 10 4.896 8 6.34 8.7

y--- ---T

(Nguôn: Báo cáo kêt quả tín dụng tại Chi nhánh TP Hà Nội)

Bảng 3.14: Cơ cấu NQH theo ngành nghề kinh doanh tại ngăn hàng Công Thương — chi nhánh TP Hà Nội thời gian sau khi xảy ra Covid -19

Chỉ tiêu Trung bình 2017- 2019

Năm 2020

Giá tri♦ Tỷ lệ % Giá triTỷ lệ %

Tổng dư nợ quá hạn 72.5 100 125.8 100

1 Nông lâm nghiệp, thủy sản 3.969 5.4 2.516 2

2 Công nghiệp khai thác mỏ 5.734 7.9 6.425 5

3 Xây dựng 14.61 20.1 17.612 14

4 Thương mại dịch vụ 6.71 9.2 25.16 20

5 Sản xuất phân phối điện 4.76 6.5 2.516 2

6 Vận tải kho bãi, thông tin liên

lac• 12.22 16.8 27.676 22

7 Kinh doanh BĐS 18.48 25.4 37.74 30

8 Các hoạt động khác

---T---7---

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh hà nội trong bối cảnh đại dịch covid 19 (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)