1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Đề bài hãy sưu tầm một bản án sơ thẩm của toà án liên quan đến tranh chấp về hợp đồng thuê tài sản mà theo quan điểm của nhóm các phán quyết đưa ra trong bản án là chưa phù hợp và giải quyết yêu cầu”

19 337 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 40,97 KB

Nội dung

Nội dung: Câu 1. Từ bản án đã sưu tập được, hãy tóm tắt nội dung vụ việc dưới dạng tình huống dài tối đa 1 trang A4: Theo Bản án 972021DSST của Tòa án nhân dân Thành phố Cà Mau ngày 14052021 về tranh chấp hợp đồng thuê tài sản các đương sự bao gồm: Nguyên đơn: Ông Phạm Thành T– Chủ DNTN A (có mặt). Địa chỉ: tỉnh Cà Mau. Bị đơn: Ông Nguyễn Chí L (có mặt) Địa chỉ: tỉnh Cà Mau. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Ông Phạm Văn H (xin vắng mặt) Ông Phạm Thành C ; Người đại diện hợp pháp của ông C: Ông Phạm Thành T. Nguyên đơn trình bày, ngày 1342018, ông Phạm Thành T ủy quyền cho anh Phạm Thành C ký hợp đồng quy ước máy móc thiết bị với ông Nguyễn Chí L gồm: cần cuốc bánh xích, búa hơi, giàn cần chế + tháp với tổng giá trị là 600 triệu đồng mục đích là để góp vốn kinh doanh. Ông L có nghĩa vụ góp 300 triệu đồng . Nhưng do ông L không đủ tiền góp vốn nên đến ngày 0352018 chấm dứt hợp đồng góp vốn này mà chuyển sang hợp đồng cho ông L thuê các tài sản trên. Thời gian thuê từ ngày 1342018 đến ngày 0362018, giá thuê là 40 triệu đồng. Hết hạn thuê, ông L phải chuyển trả thiết bị về địa điểm đã thoả thuận.

Trang 1

Đề bài: “Hãy sưu tầm một bản án sơ thẩm của toà án liên quan đến tranh chấp về hợp đồng thuê tài sản mà theo quan điểm của nhóm các phán quyết đưa ra trong bản án là chưa phù hợp và giải quyết yêu cầu”.

Trang 2

Mục Lục

Mở đầu: 1

Nội dung: 1

Câu 1 Từ bản án đã sưu tập được, hãy tóm tắt nội dung vụ việc dưới dạng tình huống dài tối đa 1 trang A4 Câu 2: Quan điểm của nhóm về phán quyết mà Toà án đưa ra chưa phù hợp ở những nội dung sau: 3

Câu 3: Hãy đưa ra quan điểm của nhóm về việc giải quyết tranh chấp phù hợp với yêu cầu của pháp luật hiện hành 7

Câu 4: Từ việc phân tích vụ án hãy đưa ra kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành 9

Kết luận: 10

Tài liệu tham khảo: 11

Phụ Lục bản án: 11

Trang 3

Mở đầu:

Trong thực tiễn cuộc sống, giao dịch dân sự là điều không thể thiếu để duy trì

sự trao đổi buôn bán cũng như thực hiện các hoạt động sống của con người Trong các quan hệ dân sự, giao dịch được xác lập và thực hiện dựa trên sự tự do ý chí, tự nguyện thoả thuận giữa các bên và chịu sự quản lí bắt buộc thực hiện theo những quy định của pháp luật Pháp luật dân sự quy định các loại hợp đồng nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của con người, nhưng thực tế luôn sảy ra sự mâu thuẫn và các vấn đề phát sinh trong các giao kết hợp đồng Các chủ thể khi thực hiện hợp đồng luôn phải thực hiện đúng, đủ những cam kết của mình và thực hiện đúng pháp luật

Chính vì thế nhóm chúng em lựa chọn đề tài: “Hãy sưu tầm một bản án sơ thẩm của toà án liên quan đến tranh chấp về hợp đồng thuê tài sản mà theo quan điểm của nhóm các phán quyết đưa ra trong bản án là chưa phù hợp” và giải quyết các yêu cầu:

1 Từ bản án đã sưu tập được, hãy tóm tắt nội dung vụ việc dưới dạng tình huống dài tối đa 1 trang A4

2 Hãy chỉ ra phán quyết mà Toà án đưa ra chưa phù hợp ở những nội dung nào và giải thích tại sao

3 Hãy đưa ra quan điểm của nhóm về việc giải quyết tranh chấp phù hợp với yêu cầu của pháp luật hiện hành

4 Từ việc phân tích vụ án hãy đưa ra kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp

luật hiện hành

Nội dung:

Câu 1 Từ bản án đã sưu tập được, hãy tóm tắt nội dung vụ việc dưới dạng tình huống dài tối đa 1 trang A4: Theo Bản án 97/2021/DS-ST của Tòa án nhân

dân Thành phố Cà Mau ngày 14/05/2021 về tranh chấp hợp đồng thuê tài sản các đương sự bao gồm:

Trang 4

Nguyên đơn: Ông Phạm Thành T– Chủ DNTN A (có mặt) Địa chỉ: tỉnh Cà Mau

Bị đơn: Ông Nguyễn Chí L (có mặt) Địa chỉ: tỉnh Cà Mau

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Ông Phạm Văn H (xin vắng mặt) Ông Phạm Thành C ; Người đại diện hợp pháp của ông C: Ông Phạm Thành T

Nguyên đơn trình bày, ngày 13/4/2018, ông Phạm Thành T ủy quyền cho anh

Phạm Thành C ký hợp đồng quy ước máy móc thiết bị với ông Nguyễn Chí L gồm: cần cuốc bánh xích, búa hơi, giàn cần chế + tháp với tổng giá trị là 600 triệu đồng mục đích là để góp vốn kinh doanh Ông L có nghĩa vụ góp 300 triệu đồng Nhưng

do ông L không đủ tiền góp vốn nên đến ngày 03/5/2018 chấm dứt hợp đồng góp vốn này mà chuyển sang hợp đồng cho ông L thuê các tài sản trên Thời gian thuê

từ ngày 13/4/2018 đến ngày 03/6/2018, giá thuê là 40 triệu đồng Hết hạn thuê, ông

L phải chuyển trả thiết bị về địa điểm đã thoả thuận

Quá trình thực hiện hợp đồng thuê, ông L đã trả được 10.000.000đ, còn thiếu 30.000.000đ Hết hạn, ông L không trả tiền thuê cũng như không chuyển tài sản trả cho như đã thỏa thuận Tại Đơn khởi kiện ông yêu cầu ông L trả số tiền thuê xe còn thiếu là 40.000.000đ, bồi thường thiệt hại do chậm trả xe cần cuốc là 130.000.000đ, trả xe và chuyển toàn bộ tài sản thuê về vị trí ban đầu trả cho ông, yêu cầu trả tiền thuê đến ngày giao trả đầy đủ tài sản và tiền sửa chữa máy mọc thiết bị hoạt động như ban đầu

Theo lời khai bị đơn ông L trình bày: ông có ký hợp đồng quy ước máy

nhưng do tình trạng máy móc không tốt nên ông không thực hiện việc góp vốn.

Khi nhận tài sản thuê, ông không kiểm tra tình trạng tài sản và không xác nhận do

ai sửa chữa Do sau khi nhận chiếc xe về thì xe bị hư hỏng, phải sửa chữa, cho đến nay không hoạt động, khai thác được nên ông không đồng ý các khoản yêu cầu mà

ông T đã khởi kiện Tại phiên tòa, Ông T yêu cầu ông L phải thanh toán các

khoản: Tiền thuê xe cần cuốc còn thiếu là 30.000.000đ; Đồng ý giảm số tiền bồi thường từ 130.000.000đ xuống là 50.000.000đ; Bổ sung yêu cầu khởi kiện về việc ông L phải trả tiền vận chuyển búa hơi là 6.000.000đ và tiền cho ông L mượn có biên nhận là 5.000.000đ Ông T rút một phần yêu cầu khởi kiện: yêu cầu ông L trả

xe cần và chuyển toàn bộ tài sản thuê về cảng Năm, yêu cầu trả tiền thuê đến ngày giao trả đầy đủ tài sản và tiền sửa chữa máy móc

Trang 5

Nhận định của toà: Tại phiên toà, ông T và ông L đều tự nguyện thừa nhận vụ

việc hợp đồng thuê nên việc ông T yêu cầu ông L trả 30.000.000đ tiền thuê tài sản

là có cơ sở chấp nhận Ông T không cung cấp được chứng cứ chứng minh những thiệt hại thưc tế nên không có cơ sở chấp nhận yêu cầu bồi thường Đối với việc kiện bổ sung yêu cầu ông L trả tiền vận chuyển và tiền cho mượn thiết bị, xét thấy nội dung này vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu nên HĐXX không chấp nhận HĐXX chấp nhận việc ông T rút một phần yêu cầu khởi kiện với ông L

Quyết định của toà án: Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Phạm

Thành T yêu cầu ông L trả 30.000.000đ tiền thuê còn thiếu Không chấp nhận việc ông T yêu cầu ông L bồi thường thiệt hại 50.000.000đ Đình chỉ xét xử với phần

yêu cầu khởi kiện của ông Phạm Thành T về việc: Yêu cầu ông Nguyễn Chí L trả

xe cần cuốc, chuyển toàn bộ tài sản thuê trả cho ông, trả tiền thuê đầy đủ và sửa

chữa máy móc về tình trạng ban đầu

Câu 2: Quan điểm của nhóm về phán quyết mà Toà án đưa ra chưa phù hợp

ở những nội dung sau:

Hợp đồng thuê tài sản của ông Phạm Thành T và ông Nguyễn Chí L được kí là hợp pháp nhưng khi xảy ra mâu thuẫn thì toà án nhân dân thành phố Cà Mau xét

xử một số điểm nhóm cho rằng chưa phù hợp:

Đối với số tiền thuê tài sản trong hợp đồng

Thứ nhất, Toà án cần xem xét lời khai của nguyên đơn và bị đơn khi hai người cho rằng lí do để huỷ bỏ hợp đồng quy ước từ đó dẫn đến giao kết hợp đồng thuê tài sản là khác nhau:

Nguyên đơn ông Phạm Thành T trình bày: “…Ông Nguyễn Chí L có nghĩa vụ

góp ½ giá trị tài sản là 300 triệu đồng Nhưng do ông L không đủ tiền góp vốn

theo thỏa thuận nên đến ngày 03/5/2018, đôi bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng góp vốn này mà chuyển sang việc ông cho ông L thuê các tài sản kê trong Hợp đồng quy ước ”.

Nhưng bị đơn ông Nguyễn Chí L cho rằng: “…Ngày 13/4/2018, ông có ký hợp

đồng quy ước máy móc thiết bị với DNTN A để góp vốn kinh doanh nhưng do tình

Trang 6

trạng máy móc không tốt nên ông không thực hiện việc góp vốn, đôi bên thỏa

thuận chấm dứt Hợp đồng này và chuyển sang việc ông thuê các tài sản của ông T, chủ DNTN A, với những tài sản thuê và nội dung thỏa thuận đúng như ông T trình bày…”.

Do đó nguyên nhân dẫn đến huỷ bỏ hợp đồng quy ước cần phải làm rõ và xác định bởi đây có thể xem là căn cứ chứng minh tài sản của ông T bị hư hỏng từ trước khi giao kết hợp đồng và chuyển giao tài sản Nếu lời khai của ông L là đúng

sự thật thì bên nguyên đơn đã vi phạm nghĩa vụ “giao tài sản thuê và nghĩa vụ bảo đảm giá trị sử dụng của tài sản thuê” Máy móc hư hỏng làm ảnh hưởng chất lượng qua đó chi phối đến giá trị sử dụng của tài sản thuê Chất lượng tài sản thuê phải phù hợp với mục đích sử dụng của bên thuê, khi bàn giao tài sản phải đảm bảo chất lượng như thỏa thuận, để việc sử dụng, khai thác công dụng tài sản của bên thuê được hiệu quả trong suốt thời gian cho thuê Trong khi nhận định của toà án chỉ xác định rằng hai ông T và L xác lập hợp đồng thuê tài sản với nhau và từ đó xác định trách nhiệm trả tiền còn thiếu trong hợp đồng thuê “là có cơ sở” điều này chưa thực sự hợp lí

Thứ hai, toà án cần xác minh lời khai bị đơn để xác định trách nhiệm thực hiện

nghĩa vụ của bên cho thuê tài sản Ông Nguyễn Chí L cho rằng: “ Quá trình thực

hiện hợp đồng, ông đã thanh toán cho ông T được 10.000.000đ tiền thuê, còn xe cần cuốc thì bị hư hỏng nhiều, phải sửa chữa luôn nên ông không khai thác được.”

Đây được xem là nguyên nhân không thực hiện nghĩa vụ trả đủ tiền thuê khi ông L có quyền yêu cầu ông T sửa chữa tài sản và có thể giảm giá thuê

Đối với trường hợp xảy ra hư hỏng trước khi bàn giao tài sản:

Căn cứ “Điều 476 Giao tài sản thuê:

Trang 7

1 Bên cho thuê phải giao tài sản cho bên thuê đúng số lượng, chất lượng, chủng

loại, tình trạng, thời điểm, địa điểm đã thỏa thuận và cung cấp thông tin cần thiết

về việc sử dụng tài sản đó.

2 Trường hợp bên cho thuê chậm giao tài sản thì bên thuê có thể gia hạn giao tài sản hoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại; nếu tài sản thuê không đúng chất lượng như thỏa thuận thì bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê sửa chữa, giảm giá thuê hoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại”

Do đó ông L có quyền yêu cầu ông T giảm giá thuê và khắc phục tài sản để đảm bảo quyền sử dụng của mình Ngoài ra căn cứ theo điều Điều 279 Thực hiện nghĩa vụ giao vật

“1 Bên có nghĩa vụ giao vật phải bảo quản, giữ gìn vật cho đến khi giao

2 Khi vật phải giao là vật đặc định thì bên có nghĩa vụ phải giao đúng vật đó và đúng tình trạng như đã cam kết; nếu là vật cùng loại thì phải giao đúng số lượng

và chất lượng như đã thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận về chất lượng thì phải giao vật đó với chất lượng trung bình; nếu là vật đồng bộ thì phải giao đồng bộ…” Vì vậy tài sản thuê khi được chuyển giao phải đảm bảo chất lượng nhất

định, khi tài sản hư hỏng không sử dụng được bên cho thuê sẽ vi phạm quy định của nghĩa vụ giao vật

Đối với trường hợp tài sản hư hỏng trong quá trình sử dụng Bị đơn ông Nguyễn Chí L có quyền yêu cầu ông Phạm Thành T đảm bảo giá trị sử dụng ổn định, lâu dài của tài sản thuê:

Căn cứ theo Điều 477 Nghĩa vụ bảo đảm giá trị sử dụng của tài sản thuê

“1 Bên cho thuê phải bảo đảm tài sản thuê trong tình trạng như đã thỏa thuận,

phù hợp với mục đích thuê trong suốt thời gian cho thuê; phải sửa chữa những hư

Trang 8

hỏng, khuyết tật của tài sản thuê, trừ hư hỏng nhỏ mà theo tập quán bên thuê phải

tự sửa chữa

2 Trường hợp tài sản thuê bị giảm sút giá trị sử dụng mà không do lỗi của bên thuê thì bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê thực hiện một hoặc một số biện pháp sau đây:

a) Sửa chữa tài sản;

b) Giảm giá thuê;

c) Đổi tài sản khác hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu tài sản thuê có khuyết tật mà bên thuê không biết hoặc tài sản thuê không thể sửa chữa được mà do đó mục đích thuê không đạt được

3 Trường hợp bên cho thuê đã được thông báo mà không sửa chữa hoặc sửa chữa không kịp thời thì bên thuê có quyền tự sửa chữa tài sản thuê với chi phí hợp lý, nhưng phải báo cho bên cho thuê và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí sửa chữa.”

Như vậy, bên cho thuê máy móc và thiết bị là ông Phạm Thành T phải có trách nhiệm sửa chữa để những hư hỏng lớn của tài sản thuê này đảm bảo chất lượng phù hợp với mục đích thuê để sử dụng trong khoảng thời gian hợp đồng quy định

Do đó, ông Nguyễn Chí L có quyền yêu cầu bên cho thuê giảm giá thuê tài sản hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng Khi chất lượng tài sản thấp hơn chất lượng

đã thỏa thuận trong hợp đồng mà bên thuê vẫn có thể sử dụng được nhưng lợi ích

bị giảm sút thì bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê giảm giá thuê Giá giảm do các bên thỏa thuận phải phù hợp với phần lợi ích mà bên thuê bị giảm sút và chất lượng của tài sản

Tài sản bị hư hỏng có thể chứng minh dựa căn cứ vào lời khai của bị đơn về nguyên nhân huỷ bỏ hợp đồng quy ước là do hư hỏng nhiều, do đó bị đơn muốn

Trang 9

chuyển sang thuê tài sản có thể để bên cho thuê đảm bảo giá trị sử dụng của tài sản thuê, khi đó thực hiện bỏ vốn ra đầu tư để khai thác công dụng Ngoài ra Bị đơn L

có trình bày việc sửa chữa tài sản thuê, toà án cần yêu cầu ông chứng minh việc sửa chữa và xem xét việc thanh toán tiền sửa chữa với chi phí hợp lí này để đảm bảo quyền lợi đối với bị đơn

Vì vậy toà án cần xem xét nghĩa vụ của các bên và xác định các khoản tiền về giá thuê và sửa chữa các bên phải trả cho nhau để hai bên có được lợi ích chính đáng Do đó với yêu cầu trả khoản tiền 30 triệu là chưa thực sự hợp lí

Câu 3: Hãy đưa ra quan điểm của nhóm về việc giải quyết tranh chấp phù hợp với yêu cầu của pháp luật hiện hành

Thứ nhất, Căn cứ Điều 476 BLDS về Giao tài sản thuê, theo quan điểm của nhóm thì trường hợp với hợp đồng thuê tài sản của hai ông T và L cần áp dụng

Khoản 1 Điều 476: “Bên cho thuê phải giao tài sản cho bên thuê đúng số lượng,

chất lượng, chủng loại, tình trạng, thời điểm, địa điểm đã thỏa thuận và cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản đó.” Việc cung cấp thông tin cần thiết về

việc sử dụng tài sản là điều cần thiết được quy định bởi luật do đó trước khi giao kết hợp đồng cho dù bên thuê không có đề cập đến vấn đề trên thì bên cho thuê vẫn phải có nghĩa vụ thông báo tình trạng tài sản Căn cứ vào Khoản 1 Điều 387 Thông

tin trong giao kết hợp đồng “Trường hợp một bên có thông tin ảnh hưởng đến việc

chấp nhận giao kết hợp đồng của bên kia thì phải thông báo cho bên kia biết.” Vì

vậy ta thấy rằng việc ông T không cung cấp thông tin cần thiết về tài sản thuê cho bên thuê để ông L biết đã gây ra nhiều ảnh hưởng thiệt hại tới quyền lợi của ông L

và Theo Khoản 3 của Điều 387 “Bên vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều

này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.” do đó ông T có thể phải bồi thường một

khoản tiền hợp lý cho ông L

Trang 10

Theo nhóm thì đây là điểm đầu tiên toà cần phải xem xét tới để đảm bảo quyền

và lợi ích hợp pháp của ông L trong vụ việc này khi có căn cứ cho rằng tài sản của ông T bị hư hỏng và chưa rõ ràng trong việc thông báo tài sản thuê

Thứ hai, đối với việc bảo đảm giá trị sử dụng của tài sản thuê và xác định tiền sửa chữa tài sản Trong bộ luật dân sự nước ta cũng đã quy định tại khoản 2 Điều

477 các trường hợp mà nghĩa vụ bảo đảm giá trị sử dụng thuê sẽ phát sinh Theo như lời khai của ông L thì quá trình bắt đầu khi chuẩn bị khai thác thì máy móc của ông T gặp rất nhiều trục trặc kĩ thuật nên bản thân ông L phải tự mình bỏ ra một khoản chi phí để cho việc sửa chữa máy móc mà trong thời gian đó lại không thể

sử dụng máy móc để khai thác dẫn đến tổn hại về kinh tế Nếu như đúng lời khai của ông L thì ông T phải chịu số tiền chi phí cho sửa chữa máy móc mà ông L đã phải bỏ ra, nếu đó là khoản tiền lớn thì hai bên có thể thỏa thuận chi phí hợp lý cho khoản tiền mà ông L đã phải bỏ ra để sửa chữa máy móc

Thứ ba, như lời khai trước tòa của ông L thì qua quá trình thực hiện hợp đồng, ông đã thanh toán cho ông T số tiền là 10 triệu tiền thuê, còn xe cần cuốc hư hỏng nhiều, phải sửa chữa nhiều mà không khai thác được Qua việc đối chiếu lời khai của ông L và căn cứ Điều 477 BLDS 2015 thì việc ông T đòi số tiền thuê là 30 triệu cộng thêm khoản 10 triệu đã nhận trước giống trong hợp đồng là không hợp

lý Cho dù hai bên không có thỏa thuận về ai sửa hỏng hóc máy móc nhưng căn cứ Khoản 2 Điều 477 khi tài sản của người cho thuê bị giảm sút giá trị sử dụng mà ông L không biết về tình trạng hỏng hóc nói trên và ông cũng đã phải tự sửa chữa những hỏng hóc gây đến việc không thể khai thác công dụng máy trong một thời

gian dài vì vậy trong trường hợp này thì ông L có thể yêu cầu ông T giảm giá thuê

và việc giảm giá thuê các bên có thể tự thỏa thuận sao cho phù hợp với tình trạng

và công năng của máy móc khi đưa vào sử dụng Hoặc có thể nhờ tòa án căn cứ

theo Khoản 3 Điều 419 thiệt hại bồi thường do vi phạm hợp đồng “ Theo yêu cầu

Ngày đăng: 20/03/2022, 23:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w