1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

LẬP QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ sửa CHỮA gối đỡ TRỤC vít MECỤM đầu gá DAO máy bào b665

34 115 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 839,33 KB

Nội dung

Các hình thức sửa chữa máy - Hình thức sửa chữa tập trung : là hình thức sửa chữa mà tất cả các công việc được thực hiện bằng nhân lực và phương tiện của tổ chức sửa chữa và phân xưởng s

Trang 1

ĐỒ ÁN MÔN HỌC :CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA MÁY

ĐỀ TÀI LẬP QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA GỐI ĐỠ TRỤC VÍT

MECỤM ĐẦU GÁ DAO MÁY BÀO B665

Trang 2

M ụ c l ụ c T r a n g LỜI NÓI ĐẦU

1 Cấu tạo, nguyên lý làm việc và khả năng công nghệ của máy

a Cấu tạo của máy bào B665

b Nguyên lý làm việc B665

c Khả năng công nghệ của máy bào B665

2 Cấu tạo và công dụng của cụm đầu gá dao

a Cấu tạo cụm đầu gá dao

b Công dụng của cụm đầu gá dao

3 Lập kế hoạch sửa chữa cho máy bào B665

¿ Các hình thức và hệ thống sửa chữa máy

3.1 Các hình thức sửa chữa máy

3.2 Hình thức tổ chức sửa chữa phân tán

3.3 Hình thức sửa chữa hỗn hợp

3.4 Hệ thống sửa chữ theo nhu cầu

3.5 Hệ thống sửa chữa thay thế cụm

3.6 Hệ thống sửa chữa theo tiêu chuẩn

3.7 Hệ thống sửa chữa xem xét liên hoàn

3.8 Hệ thống sửa chữa theo kế hoạch dự phòng

3.9 Bậc phức tạp sửa chữa máy

3.9.1.Phương pháp gần đúng

3.9.2Phương pháp tính chính xác

4 Phân tích đặc điểm lắp ghép và yêu cầu kỹ thuật của mối ghép trục côn trêncụm đầu gá dao máy bào B665 ?

a Phân tích kết cấu của của chốt côn và đặc điểm lắp ghép

b Các dạng hỏng của chốt côn với đai ốc, phân tích nguyên nhân

5 Nêu các dạng hỏng của mối ghép trục côn trên cụm đầu gá dao máy bàoB665? Phân tích nguyên nhân ?

6 Lập quy trình công nghệ sửa chữa mối ghép trục côn khi bị mòn quá trị sốcho phép?

a Xác định dạng phôi

b Phân tích 2 phương án công nghệ

c Thực hiện quy trình công nghệ

7 Kết luận

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Hiện nay các ngành kỹ thuật nói chung và các ngành cơ khí nói riêng đòi hỏi kỹ

sư cơ khí và cán bộ kỹ thuật được đào tạo ra phải có kiến thứ sâu rộng đồng thờiphải biết vận dụng những kiến thức đó để giải quyết những vấn đề cụ thể thườnggặp trong sản xuất , sửa chữa và sử dụng Phương pháp và quy trình công nghệphục hồi sửa chữa máy đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao độ tin cậy vàtuổi thọ của máy

Giải quyết tốt vấn đề phục hồi có ý nghĩa lớn đối với nền kinh tế quốc dân đặc biệt là đối với các xí nghiệp sử chữa Bởi vậy việc tiến hành nghiên cứu các phương pháp và quy trình phục hồi sửa chữa là rất cần thiết Vì khả năng công nghệ lớn như vậy , cấu trúc kết cấu máy rất phức tạp

Với sự giúp đỡ rất nhiệt tình của thầy giáo cùng với sự cố gắng bản thân em

đã hoàn thành đồ án được giao Đây là lần đầu tiên làm đồ án “sửa chữa máy”

do vậy không thể tránh được những sai sót trong bài Em xin chân thành cảm ơn

Sinh viên thực hiện :

Trang 4

1 Cấu tạo, nguyên lý làm việc và khả năng công nghệ của máy

a Cấu tạo của máy bào B665.

+ Chiều dài lớn nhất của bàn trượt có thể từ 200 ÷ 2400mm.

+ Máy bào B665 là kiểu máy Việt Nam có các thông số như sau(Sổ tay

CN CTM bảng 9-34 trang 65 ) :

 Động cơ truyền động chính có công suất 4,5 kW

 Khối lượng máy 1975 kg

 Góc quay lớn nhất của đầu dao ± 60 °

 Khoảng cách lớn nhất của bàn máy và đầu bào 370mm

 Kích thước lớn nhất của bề mặt làm việc của bàn máy

+ Rộng b= 450mm

+ Dài l= 650mm

Trang 5

 Hành trình lớn nhất của đầu bào 600mm

b Nguyên lý làm việc B665.

Máy có chuyển động chính là chuyển động thẳng tịnh tiến khứ hồi

do đầu trượtcủa máy thực hiện và chuyển động chạy dao là chuyển động không liên tục do xà ngang thực hiện

Chuyển động chính của máy là chuyển động tịnh tiến khứ hồi: gồm một hành trình có tải và một hành trình chạy không

Trang 6

Đầu trượt (1) chuyển động thẳng tịnh tiện không liên tục trên sống trượt của thân máy (2) Phía trước đầu trượt có lắp đầu dao (3) Đầudao này có thể xoay một góc nhất định và tịnh tiến theo phương

thẳng đứng

 Trên sống trượt đứng của thân máy (2) có xà ngang (4) Trên xà ngang này lắp bàn máy (5) có thể di động ngang để thực hiện chuyển động chảy dao Chuyển động chính tịnh tiến không liên tục của đầu trượt (1) được truyền động từ động cơ điện (6) qua hộp tốc độ và cơ cấu truyền dẫn culit- lắc

Trang 7

c Khả năng công nghệ của máy bào B665.

 Gia công các mặt phẳng ngang, đứng hay nằm nghiêng, mặt có bậc,mặt định hình; gia công các rãnh thẳng với tiết diện khác nhau: mang

cá, chữ “T”, dạng răng thân khai Máy cũng có khả năng gia công chép hình để tạo ra các mặt cong một chiều, gia công những phôi không lớn (< 600 mm) Gia công trên máy bào, có năng suất thấp, độ chính xác thấp và độ nhẵn kém, để nâng cao độ chính xác và nhẵn bóng ta nên chia làm 2 nguyên công bào thô là bào tinh với bản mỏng

Hình 1 Một số rãnh mà bào thực hiện được

Bào có thể gia công tinh và gia công thô, tinh mỏng Bằng dao rộng bản mà có thể gia công tinh lần cuối đạt độ chính xác và độ nhẵn bóngcao

Trang 8

2 Cấu tạo và công dụng của cụm đầu gá dao.

a Cấu tạo cụm đầu gá dao.

CC

BB

AA

91011

121314

1516

C

1

23

A

Trang 9

c Công dụng của cụm đầu gá dao.

 Giữ cố định dao bào trong quá trình làm việc

 Thay các loại dao bào

 Chỉnh góc nghiêng dao để gia công các chi tiết nghiêng

 Tinh tiến dao đi lên và xuống để gia công

 Thực hiện chiều sâu cắt t

3 Lập kế hoạch sửa chữa cho máy bào B665

¿ Các hình thức và hệ thống sửa chữa máy

3.1 Các hình thức sửa chữa máy

- Hình thức sửa chữa tập trung : là hình thức sửa chữa mà tất cả các công việc được thực hiện bằng nhân lực và phương tiện của tổ chức sửa chữa và phân xưởng sửa chữa của nhà máy Hình thức này áp dụng cho nhà máy xí nghiệp có nhiều máy cùng kiểu cũng như trong điều kiện sản xuất hàng khối- liên tục Phương pháp này rút ngắn thời gian dừng máy trong sửa chữa và không làm rối loạn chu kỳ sản xuất Phương pháp sửa chữa này được sử dụng một cách thích hợp cho các máy:

Trang 10

+ Kiểu phổ biến cùng tên , có số lượng lớn trong nhà máy.

+ Mức độ sản xuất không lớn

+ Các cần trục thông thường khi lắp ráp toàn máy

Phương pháp sửa chữa máy có những ưu điểm sau:

+ Biên chế đội ngũ hợp lý ,đủ trình độ

+ Trình độ sửa chữa của người thợ đạt mức vạn năng cao

+ Trang bị cho đầu tư sửa chữa đầy đủvà có khả năng đáp ứng được mọi nhucầu sửa chữ của nhà máy cũng như đơn đặt hàng của các nhà máy khác.+Rút ngắn thời gian sửa chữa một lần so với bình thường do tách riêng cáccông việc sửa chữa khỏi việc tháo lắp máy

+ Thực hiện nguyên công phục hồi các chi tiết và sửa chữ các cơ cấu riêngbiệt mà không phải dừng máy

+ Tạo điều kiện để phân công lao động hợp lý giữa những người thợ đượcchuyên môn hóa

+ Bảo đảm ổn định và có đủ công việc thường xuyên cho các nhà máy trongphân xương sưa chữ co khí

+ Nâng cao chất lượng và giảm giá thành sửa chữa

Tuy nhiên phương pháp này cũng co nhiều nhược điểm sau:

+ Hình thành cấp quản lý trung gian nên nhiều khi dừng máy để chờ quyếtđịnh sửa chữ máy kéo dài

+ Tại các trạm sửa chữa của các phân xưởng bị thụ động về kế hoạch nhânlực vật lực để thực hiện sửa chữ đột xuất

3.2 Hình thức tổ chức sửa chữa phân tán

Bao gồm tất cả các công việc bảo dưỡng , sửa chữa giữa các lần sửa chữa định kì, kể cả sửa chữa lớn ,nó được tiến hành tại các xưởng sửa chữ lớn củaphân xưởng dưới sự chỉ đạo của các phân xưởng trưởng Phân xưởng sửa chữa thuộc ban cơ khí Ngoài ra nó còn trực tiếp gia công phục hồi chi tiết cho trạm sửa chữa trung tâm khi không có đủ thiết bị đẻ thực hiện các công việc gia công sửa chữa

Trang 11

Ưu điểm của phương pháp này :

+ Tự thân của các xưởng giải quyết nhu cầu về sửa chữ máy móc , thiết bị cho xưởng mình

+ Trình độ chuyên môn hóa của người thợ được nâng cao

Nhược điểm :

+ Bộ máy biên chế đội ngũ thợ sửa chữa cho toàn xí nghiệp cồng kềnh

+ Không có khả năng để giải quyết các yêu cầu lớn trong sửa chữa

3.3 Hình thức sửa chữa hỗn hợp

Có đặc điểm là kết hợp tất cả các dạng sửa chữa , không kể sửa chữa lớn được thực hiện ở các trạm sửa chữa phân xưởng , còn sửa chữa lớn đượcthực hiện ở phân xưởng sửa chữa cơ khí Phân xưởng cơ khí thực hiện côngtác cải biến máy và công tác dự trữ thay thế cho máy, thiết bị trong xínghiệp

Do yêu cầ công việc trong các phân xưởng sửa chữa cơ khí gồm các bộphận :máy nguội, hàn và các thiết bị phục hồi như mạ phun , mạ crom , thấmcacbon , gia công nhiệt Phân xưởng sửa chữa cơ khí trung tâm của nhàmáy xí nghiệp trực thuộc phòng kỹ thuật nhà máy và dưới sự chỉ đạo trựctiếp của phó giám đốc kỹ thuật nhà máy

3.4 Hệ thống sửa chữ theo nhu cầu

Thực chất của hệ thống sửa chữa theo nhu cầu là sửa chữa sự cố của máykhông theo kế hoạch định trước Yêu cầu về chất lượng sử chữa hoặc yêucầu về trạng thái của máy sau khi sửa chữa không được quy định chặt chẽmiễn sao sau khi máy hỏng được phục hồi trạng thái làm việc

Áp dụng hệ thống này thì công việc sửa chữa cũng như kế hoạch đều bịđộng , giảm tuổi thọ của máy và độ chính xác không đáng tin cậy mặt khácsửa chữ theo hệ thống này vừa tốn kém mà hiệu quả thấp khó xác định nênchỉ áp dụng ở những trạm, tổ cơ khí nhỏ có số máy cũ và đơn điệu về chủngloại

3.5 Hệ thống sửa chữa thay thế cụm

Tiến hành thay thế cụm máy sau một thời gian làm việc nhất định theo kếhoạch Như vậy thời gian ngừng máy rất ít , không ảnh hưởng đến sản xuất

Hệ thống sửa chữa thay thế cụm thường được áp dụng cho những máy có độ

Trang 12

chính xác cao , có độ tn cậy lớn Do đó hệ thống sửa chữa này chỉ áp dụngcho máy chuyên dùng trong dây chuyền sản xuất và chỉ thực hiện chonhững cụm máy đặc biệt quan trọng Cụm máy được thay thế được đưa vềxưởng sửa chữa trung tâm để phục hồi cho lần thay thế sau.

3.6 Hệ thống sửa chữa theo tiêu chuẩn

Là sau một thời gian làm việc nhất định , theo kế hoạch sửa cữa ta thaymới 1 số chi tiết và máy được hiệu chỉnh lại theo yêu cầu kỹ thuật đã dịnh Như vậy hệ thống sửa chữa theo tiêu chuẩn gần giống như hệ thống sửachữa thay thế cụm nhưng mức độ thay thế thấp hơn và công việc sửa chữa tỉ

mỉ hơn , do vậy thời gian ngừng máy lâu hơn Hệ thống đơn giản về mặtxây dựng kế hoạch sửa chữa nhưng nó lại không sử dụng triệt để khả nănglàm việc chi tiết máy

3.7 Hệ thống sửa chữa xem xét liên hoàn

Với hệ thống sửa chữa xem xét liên hoàn , người ta chỉ lập kế hoạch xemxét máy mà không định ra kế hoạch sửa chữa cụ thể Khi tiến hành xem xétnếu thấy máy không thể làm việc bính thường đến lầ xem xét sau mới quyđịnh công việc sửa chữa cần tiến hành ngay cho các máy hoạt động bìnhthường Thực hiện sửa chữa máy theo hệ thống này tương đối đơn giản vàkhắc phục được tình trạng hư hỏng đột xuất Tuy nhiên nó chưa lường hếtđược khả năng khi nào thì máy hỏng nên rất có thể ảnh hưởng đến kế hoạchsản xuất Trong nhà máy , xí nghiệp nên áp dụng hệ thống này ở dạng phốihợp các dạng hệ thống khác

3.8 Hệ thống sửa chữa theo kế hoạch dự phòng

Bản chất của hệ thống sửa chữa theo kế hoạch dự phòng là từng máy tổhợp, nhoài việc bảo dưỡng hằng ngày thì sau một thời gian xác định tiếnhành kiểm tra dự phòng chung theo kế hoạch hoặc thực hiện các dạng sửachữa khác nhau Khoảng thời giang đó được xác định và đặc điểm cấu tạo ,công dụng kỹ thuật và điều kiện sử dụng máy Hệ thống sửa chữa theo kếhoạch dự phòng trong các xí nghiệp công nghiệp nhằm giải quyết các nhiệm

vụ sau đây :

- Đảm bảo cho máy làm việc có năng suất bình thường và chất lượng cầnthiết của sản phẩm

- Đề phòng trường hợp máy bị hư hỏng bất thường

- Giảm chi phí sửa máy

Trang 13

- Tăng năng suất máy bằng cách cải tiến nó trong quá trình sửa chữa theo kếhoạch

Nội dung chủ yếu của hệ thống sửa chữa theo kế hoạch dự phòng :

- Sửa chữa máy theo chu kỳ xác định đã nằm trong kế hoạch sửa chữa

- Chu kỳ sửa chữa được tính từ lúc máy bắt đầu làm việc đến khi máy bắtđầu sửa chữa lớn hoặc tính trong thời gian hai lần sửa chữa

- Chu kỳ sửa chữa máy phải đảm bảo mọi chỉ tiêu như một máy mới

- Điều cốt lõi của hệ thống sửa chữa theo kế hoạch dự phòng là cấu trúa củachu kỳ sửa chữa , mỗi loại máy có một chu kỳ sửa chữa riêng

- Định ngạch chu kỳ là một trong số đặc trưng chủ yếu của chu kỳ sửachữa , nó phụ thuộc vào kiểu máy và điều kiện làm việc máy đó (lớn ,vừa ,nhỏ) là thống nhất đối tượng với tất cả các máy

- Đối với một thiết bị cụ thể thì tỉ số giữa khối lượng lao động (tính theođơn vị ngày / giờ ) của các loại hình sửa chữa tương ứng là : sửa chữa nhỏ ,sửa chữa vừa, sửa chữa lớn = 1/4/6

- Việc xác định công việc sửa chữa , nhu cầu về nguyên liệu , phụ tụng thaythế , thời gian dừng máy để sửa chữa , những chỉ dẫn về khối lượng côngviệc là những trị số trung bình Ta có thể tăng hoặc giảm tùy theo tình trạngthực tế của máy được sửa chữa

- Hệ thống quy định trong chu kỳ sửa chữa gồm có 4 loại hình chu kỳ sửachữa :xem xét bảo dưỡng , sửa chữa nhỏ , sửa chữa vừa và sửa chữa lớn

Kế hoạch và phương pháp cải tiến máy được tiến hành song song trong kếhoạch sửa chữa lớn

=> Qua những nội dung trên đây của hệ thống sửa chữa theo kế hoạch dựphòng cho thấy để làm tốt công tác lập kế hoạch đòi hỏi phải làm tốt côngtác lập biểu thống kê và loại máy , kiểu máy và số lượng và đặc điểm cụ thểtừng máy Đây chính là nhược điểm của hệ thống làm cho công tác lập kếhoạch phức tạp và tỉ mỉ Nhưng ưu điểm của hệ thống này là đảm bảo chủđộng hoàn toàn cho kế hoạch sản xuất , sửa chữa nâng cao tuổi thọ máy , chiphí sửa chữa hợp lý hiệu quả kỹ thuật cao Do vậy các xí nghiệp nhà máy cơkhí vừa và lớn nên áp dụng triệt để hệ thống này

Trang 14

3.9.1 .Bậc phức tạp sửa chữa máy

Bậc phức tạp sửa chữa máy là một chỉ tiêu quan trọng Trong toàn bộ kếhoạch sửa chữa , tổ chức công việc , huy động nhân lực , bố trí mặt bằng ,tính toán vật tư, thời gian sửa chữa , đều được xác điịnh từ bậc sửa chữa Vậy bực phức tạp sửa chữa là một chỉ tiêu cơ bản đặc trưng cho kết cấu ,kích thước độ chính xác của máy , là cơ sở để tổ chức sửa chữa máy đó

Bậc phức tạp được ký hiệu chữ cái R và phía trước là chữ số chỉ mức độ

áp dụng cho cơ sở sản xuất nhỏ và thừa nhận kết quả của cơ sở sản xuất vừa

và lớn để áp dụng cho mình

2 Phương pháp tính chính xác

Máy bào B665 do nhà máy chế tạo công cụ số 1 sản xuất năm 2015

Thông số cơ bản của máy như sau( Sổ tay CN CTM tập 3 bảng 9-34 trang 65)

+ Hành trình lớn nhất của đầu bào S = 73 m/phút

+ Hành trình ngang lớn nhất của bàn máy L= 600 mm

+ Số cấp tốc độ của đầu bào n= 6

Biết rằng : máy chuyên gia công thép, làm việc trong điều kiện bình thườngcủa phân xưởng cơ khí, dạng sản xuất đơn chiếc và loạt nhỏ, chế độ làmviệc 2 ca/ngày Đội sửa chữa làm việc theo chế độ 1ca/ngày Máy đem sử

dụng từ 01/12/2016.

Ta có:

 Bậc phức tạp của máy được xác định theo công thức:

Trang 15

R=0,008S+0,0035L+0,25n+Rt ( Trang 28 SGK Công nghệ sửa chữa)

Ta có Rt= 2

R=0,008.73+0,0035.600+0,25.6+2

= 6,18

Bậc phức tạp của máy bào ngang B665 là 6R

 Dựa vào thông số cơ bản và tra bảng 7.6 trang 31 sgk công nghệ sửa chữa tacó:

Xem xét, kiểm tra 0,10

Căn cứ vào cấu trúc chu kì sửa chữa máy sản xuất từ năm 1967 trở đi N-X-N-X-V-X-N-X-N-X-L ) ta có:

(L-X-Số lần sửa chữa vừa trong chu kì X= 1

Số lần sửa chữa nhỏ trong chu kì Y=4

Số lần xem xét trong chu kì Z=6

Vậy chu kì sửa chữa lớn có kể đến thời gian dừng máy được tính như sau:T=d.V.S.n.26000+S(P l+ P2.X+P)M.R

Trang 16

Chu kì sửa chữa nhỏ T n=T9=99 =1 năm

Chu kì xem xét T X=18T =189 =0,5 năm= 6 tháng

Và kế hoạch sửa chữa được vạch ra như sau:

 Lau sạch bụi bẩn,phoi và các chất liệu khác làm ảnh hưởng đến máy

 Kiểm tra hệ thống chiếu sáng, diện tích làm việc và các thiết bị bảo hiểm,

an toàn

 Kiểm tra các bảng biểu chỉ dẫn khi vận hành và sử dụng máy

 Kiểm tra các tay gạt, hệ thống cự phanh ,độ tin cậy và chính xác của hệ thống đó

 Kiểm tra hệ thống bôi trơn, làm mát và các phương tiện che chắn

+ Xem xét:

 Xem xét bên ngoài:

Các dấu hiệu sai lệch vị trí của nắp đẩy, tấm chắn, các biển biểu chỉ dẫn khi

 Xem xét bên trong:

Chomáy ngừng hoạt động, cắt cầu dao điện, treo biển báo

Mởnắp của bộ phận máy

Xemxét các vết mòn, gỉ, vết xước trên chi tiết máy

Xem xét vị trí định vị của các chi tiết trên trục truyền

+ Bảo dưỡng:

Thứ tự như sau:

Chạy thử máy

Trang 17

 Phát hiện tiếng gõ, rung động, nhiệt

 Tắt cầu dao điện và treo biển báo

 Mở nắp bộ phận

 Kiểm tra bộ phận bằng mắt

 Kiểm tra cơ cấu bằng tay và dụng cụ đo kiểm

 Hiệu chỉnh chi tiết, cơ cấu hoặc bộ phận theo yêu cầu kỹ thuật

 Đóng bộ phận

 Chuyển tiếp bộ phận khác

 Thay dầu mỡ nếu cần hoặc bổ sung

 Chạy thử, cắt thử ,kết luạn và bàn giao

b Sửa chữa nhỏ:

+ Nội dung công việc:

 Lau sạch toàn bộ máy, cạo rỉ và vết xước

 Tháo các chi tiết bị hỏng từ cơ cấu, bộ phận máy

 Kiểm tra mức độ hư hỏng của chi tiết

 Thay thế hoặc phục hồi chi tiết

 Lắp ráp và kiểm tra khả năng làm việc của chi tiết mới thay thế hoặc phụchồi Điều chỉnh cơ cấu, bộ phận của máy bị rơ, lỏng quá mức cho phép

 Kiểm tra , hiệu chỉnh hệ thống bôi trơn, làm mát

 Phát hiện những chi tiết cho lần sửa chữa tiếp theo

 Chạy thử không tải cho tất cả 6 cấp tốc độ

c Sửa chữa vừa:

+ Nội dung công việc :

 Tháo từng bộ phận máy ra khỏi thân máy

 Vận chuyển bộ phận về xưởng sửa chữa

 Tháo rời cơ cấu và chi tiết

 Thay thế sửa chữa cơ cấu, chi tiết, bộ phận

 Cạo sửa mặt trượt thân máy và hệ thống mặt trượt khác

 Lắp ráp chi tiết, cơ cấu tại phân xưởng sửa chữa

 Kiểm tra bộ phận tại phân xưởng sửa chữa

 Chuyển bộ phận và lắp ráp bộ phận lên thân máy

 Kiểm tra hiệu chỉnh toàn bộ máy về độ chính xác và cứng vựng

 Chạy thử máy không tải và có tải

 Bàn giao máy cho bộ phận sản xuất

d Sửa chữa lớn:

+ Nội dung công việc:

 Nghiệm thu máy vào sửa chữa, đánh giá tình trạng, mức độ hư hỏng cụ thể của máy

 Di chuyển máy về nơi sửa chữa

 Công việc tiếp theo dk tiến hanh như sửa chữa vừa

Ngày đăng: 20/03/2022, 19:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w