1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách

22 52 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 449,96 KB

Nội dung

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHOA KINH TẾ

TIỂU LUẬNMôn học TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG

Đề tàiCÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 2

I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 3

1 Khái niệm con người 3

2 Khái niệm về nhân cách 5

3 Khái niệm về sự phát triển nhân cách 6

II CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH 8

1 Bẩm sinh - di truyền và sự phát triển của nhân cách 8

2 Môi trường và sự phát triển nhân cách 10

3 Giáo dục và sự phát triển nhân cách 13

4 Hoạt động của cá nhân và sự phát triển nhân cách 15

5 Giao tiếp và sự phát triển nhân cách 17

III SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 19

KẾT LUẬN 20

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

Khi xem xét hay đánh giá một con người, chúng ta thường hay nói đến “nhân cách”của người đó Nó như là tiền đề để ta nhìn nhận giá trị, bản chất một con người Khinhận thức được bản chất của một người ta sẽ có cơ sở quyết định mối quan hệ vớingười đó Vì vậy sự hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách con người là rấtquan trọng và luôn được quan tâm trong xã hội Tuy nhiên chúng ta đều biết rằng nhâncách không phải ngay từ khi sinh ra đã có Không ai nói đến nhân cách với một đứa trẻmới sinh Nhân cách là cấu tạo mới do từng người tự hình thành nên và phát triển trongquá trình sống, giao tiếp, học tập, lao động, hoạt động xã hội, vui chơi… Nhân cáchkhông có sẵn bằng cách bộc lộ dần dần các xung động bản năng nguyên thuỷ mà mộtlúc nào đó bị kiềm chế, chèn ép Theo đó, nhân cách là đặc trưng xã hội, là “phẩm chất

xã hội” của con người

Tóm lại nhân cách được hình thành và phát triển do rất nhiều yếu tố, khi nghiên cứu

về nhân cách thì những nhân tố là vấn đề đầu tiên và then chốt cần phải nhắc đến Trongphạm vi bài tiểu luận này, em xin phân tích 4 yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành vàphát triển nhân cách đó là yếu tố di truyền, môi trường - hoàn cảnh xã hội, nhân tố giáodục, nhân tố hoạt động và nhân tố giao tiếp

2

Trang 4

I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG

1 Khái niệm con người

1.1 Quan điểm về con người trong triết học trước Mác.

Con người tồn tại là con người thần bí

Những người theo quan điểm này cho rằng, bản chất con người do "thiên mệnh" chiphối và quyết định Vì thế, họ xem con người là sản phẩm của Thượng đế sáng tạo ra.Mọi số phận, niềm vui, nỗi buồn, sự may rủi của con người đều do Thượng đế xếp đặt.Trí tuệ con người thấp hơn lý chí anh minh sáng suốt của Thượng đế

Con người tồn tại là con người bản năng

Mặc dù xem con người là một thực thể có trí tuệ nhưng những người theo trườngphái này chưa nhận thức đầy đủ bản chất con người cả về mặt sinh học và về mặt xãhội Con người mới chỉ được nhấn mạnh về mặt cá thể mà xem nhẹ mặt xã hội

Theo Phoiơbắc, con người là do sự vận động của thế giới vật chất tạo nên, là kết quảcủa sự phát triển của thế giới tự nhiên Con người và tự nhiên là thống nhất, không thểtách rời Phoiơbắc đề cao trí tuệ của con người với tính cách là những cá thể người Đó

là những con người cá biệt, đa dạng, phong phú, không ai giống ai Quan điểm này dựatrên nền tảng duy vật, đề cao yếu tố tự nhiên, cảm tính, nhằm giải phóng cá nhân conngười Tuy nhiên, Phoiơbắc không thấy được bản chất xã hội trong đời sống con người,tách con người khỏi những điều kiện lịch sử cụ thể

Có thể khái quát rằng, các quan niệm về con người trong triết học trước Mác đềuxem xét con người một cách trừu tượng, tuyệt đối hoá mặt tinh thần hoặc thể xác conngười, tuyệt đối hoá mặt tự nhiên - sinh học mà không thấy mặt xã hội trong đời sốngcon người Tuy vậy, một số trường phái triết học vẫn đạt được một số thành tựu trongviệc phân tích, quan sát con người, đề cao lý tính, xác lập các giá trị về nhân bản học đểhướng con người tới tự do Đó là những tiền đề có ý nghĩa cho việc hình thành tư tưởng

về con người của triết học mácxít

1.2 Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về con người

Trang 5

Mỗi con người sinh ra trước hết là một thực thể tự nhiên Con người chịu sự chi phốicủa các qui luật tự nhiên phức tạp mỗi con người lại sống trong xã hội, là sản phẩm củanền văn minh Sự phát triển của con người lại bị chi phối bởi các qui luật xã hội.

Con người có tính xã hội - lịch sử

Khác hẳn với những quan điểm trên đây, chủ nghĩa Mác-Lênin đã đưa ra quan điểmrất khoa học về bản chất con người: “…bản chất con người không phải là cái gì chungchung, trừu tượng, cố hữu của mỗi cá nhân riêng biệt, trong tính hiện thực của nó, bản

chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội” (R Marx Luận cương về Feuerbach, 1775-1833)

Như vậy, theo quan niệm của Mác, bản chất con người có tính xã hội -lịch sử Conngười là sản phẩm của những mối quan hệ xã hội mà người đó tham gia Nói cách khác,bản chất con người là nhu cầu, hứng thú, năng lực… của người đó được hình thành vàphát triển trong quá trình sống khi họ khi tham gia hoạt đông sản xuất, tham gia đấutranh xã hội, tham gia quá trình thiết lập và vận hành các mối quan hệ xã hội, quan hệgiữa con người với con người

Con nguời có tính tích cực hành động

Sống trong xã hội, con người vừa là khách thể, vừa là chủ thể trong các quan hệ xãhội đó Con người không chỉ chịu sự tác động của các mối quan hệ xã hội một cách thụđộng mà còn phát huy tính tích cực hành động của mình để tiếp thu theo chiều hướngnhất định sự ảnh hưởng của các quan hệ đó bằng cách thiết lập, vận hành các mối quan

hệ xã hội và cải tạo nó Vì thế, thông qua các mối quan hệ xã hội, với tính tích cực hànhđộng của mình, con người đã cải tạo hoàn cảnh và cải tạo bản thân

Tính tích cực hành động của con người biểu hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau: họctập, lao động sản xuất, chiến đấu, tu dưỡng, rèn luyện bản thân.Tính tích cực hành độngcủa con người phụ thuộc vào sự phát triển của các quan hệ xã hội Trong điều kiện củanhững quan hệ xã hội tốt đẹp, tính tích cực hành động được phát huy đầy đủ về các mặt

Do vậy, muốn phát huy tính hành động tích cực của con người, cần phải xây dựng cácmối quan hệ xã hội tốt

4

Trang 6

Trong thực tế, con người không chỉ chịu sự tác động của hoàn cảnh bên ngoài mộtcách thụ động Đứng trước hoàn cảnh con người lựa chọn một cách có ý thức nhữngyếu tố tích cực của hoàn cảnh, và ở mức độ cao hơn con người còn cải biến hoàn cảnhlàm cho nó phù hợp với yêu cầu phát triển của con người.

Như vậy, với tính tích cực hành động của mình, con người sáng tạo ra hoàn cảnh và

do đó hoàn cảnh ảnh hưởng trở lại đối với con người Do vậy, con người sáng tạo nênhoàn cảnh bao nhiêu thì hoàn cảnh tạo nên con người bấy nhiêu

2 Khái niệm về nhân cách

Nhân cách là khái niệm được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau nhưng các tácgiả đều nhấn mạnh đến tính xã hội của con người, bao gồm những phẩm chất đặc trưngtạo thành phẩm giá, cái có giá trị xã hội

Vì vậy, nhân cách được hiểu là bộ mặt tâm lý đặc trưng của một cá nhân với tổ hợpnhững phẩm chất phù hợp với những giá trị và chuẩn mực xã hội, được xã hội thừanhận

Nhân cách là hệ thống những phẩm giá của một người được đánh giá từ mối quan hệqua lại của người đó với những người khác, với tập thể, với xã hội và với thế giới tựnhiên xung quanh trong mọi cái nhìn xuyên suốt quá khứ, hiện tại và tương lai Nhâncách là một thứ giá trị được xây dựng và hình thành trong toàn bộ thời gian con ngườitồn tại trong xã hội, nó đặc trưng cho mỗi con người, thể hiện những phẩm chất bêntrong con người nhưng lại mang tính xã hội sâu sắc Nhân cách được hình thành và pháttriển là nhờ những quan hệ xã hội mà trong đó cá nhân đang lớn lên và đang biến đổi ấybắt đầu quá trình hoạt động sống của mình

Cũng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của con người, hàng loạtđặc điểm, thuộc tính, thái độ … của họ được biến đổi và trở thành những dặc điểm,thuộc tính mang tính người đích thực- tính xã hội – tính đạo đức Khi nói đến nhâncách, người ta thường nhấn mạnh đến những yếu tố quan trọng của nhân cách là địnhhướng giá trị, bao gồm: Các giá trị tư tưởng, các giá trị đạo đức, các giá trị nhân văn

Hệ thống các giá trị này được hình thành và củng cố bởi năng lực nhận thức, kinhnghiệm sống của mỗi cá nhân trong quá trình thể nghiệm lâu dài

Trang 7

Nội dung của định hướng giá trị là niềm tin chính trị, thế giới quan, đạo đức của conngười cũng như những khát vọng sâu xa, những nguyên tắc sống của họ Định hướnggiá trị luôn gắn liền với việc giải quyết những mâu thuẫn trong hệ động cơ, trong cuộcđấu tranh giữa nghĩa vụ và sự ham muốn, giữa hành vi đạo đức và những khích thíchthực dụng

Người Việt Nam ta, khi nói đến nhân cách thường quan niệm đó là sự thống nhấtbiện chứng giữa các mặt đức và tài của con người Sự hài hoà giữa đức và tài chính lànhững đặc điểm có ý nghĩa xã hội, có giá trị xã hội Bác Hồ đã từng nói: “Có tài màkhông có đức chỉ là người vô dụng Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.Cho nên, việc tu dưỡng, rèn luyện bản thân để trở thành nhân cách vừa có đức vừa cótài là hết sức quan trọng đối với mỗi người, đặc biệt nó là nhiệm vụ hàng đầu của thanhniên, học sinh và sinh viên

3 Khái niệm về sự phát triển nhân cách

3.1 Khái niệm sự phát triển

Triết học Mac - Lênin không những thừa nhận tính vật chất của thế giới mà còn thừanhận vật chất không ngừng biến đổi và phát triển theo quy luật Quy luật của thế giớikhách quan là quy luật vận động và phát triển Chỉ có thể giải thích các sự vật và hiệntượng với điều kiện là xem chúng trong quá trình phát sinh và phát triển Nhưng nếu chỉ

là thừa nhận sự phát triển của sự vật hiện tượng vẫn chưa đủ Điều cơ bản là cần tìm racho được tính chất và nguồn gốc của sự phát triển mới nắm được bản chất của sự pháttriển vì người ta có thể thừa nhận có sự vận động mà vẫn có thể rơi vào quan điểm siêuhình Trong thực tế, người ta đã có nhiều cách hiểu khác nhau về sự phát triển:

Theo quan điểm siêu hình phát triển chỉ là sự tăng lên, giảm thuần túy về lượng,không có sự thay đổi gì về mặt chất của sự vật; hoặc nếu có sự thay đổi nhất định vềchất thì sự thay đổi ấy cũng chỉ diễn ra theo một vòng khép kín, chứ không có sự sinhthành ra cái mới với những chất mới Những người theo quan điểm siêu hình xem sựphát triển như là một quá trình tiến lên liên tục, không có bước quanh có, phức tạp.Theo quan niệm biện chứng sự phát triển là một quá trình tiến lên từ thấp đến cao.Quá trình đó diễn ra dần dần, nhảy vọt đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ,

6

Trang 8

không phải lúc nào sự phát triển cũng diễn ra theo đường thẳng, mà rất quanh co, phứctạp, thậm chí có những bước lùi tạm thời Theo quan điểm biện chứng, sự phát triển làkết quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, là quá trìnhdiễn ra theo đường xoáy ốc và hết mỗi chu kì sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầunhưng ở cấp độ cao hơn Quan điểm biện chứng cũng khẳng định nguồn gốc của sựphát triển nằm trong bản thân sự vật.

Phát triển cũng là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn khách quan vốn cócủa sự vật, hiện tượng; là quá trình thống nhất giữa phủ định các nhân tố tiêu cực và kếthừa, nâng cao nhân tố tích cực từ sự vật, hiện tượng cũ trong hình thái của sự vật, hiệntượng mới

3.2 Sự phát triển nhân cách

Sự phát triển nhân cách bao gồm các mặt phát triển về thể chất, về tâm lý và xã hộicủa cá nhân

 Sự phát triển về mặt thể chất: Biểu hiện ở sự tăng trưởng về chiều cao, cân nặng,

cơ bắp và sự hoàn thiện của các giác quan

 Sự phát triển về mặt tâm lý: Biểu hiện ở những biến đổi cơ bản trong các quátrình nhận thức, tình cảm, ý chí, nhu cầu, thói quen…

 Sự phát triển về mặt xã hội: Biểu hiện ở tính tích cực, tự giác tham gia vào cácmặt khác nhau của đời sống xã hội cũng như những thay đổi trong việc cư xử với mọingười xung quanh

Như vậy, sự phát triển nhân cách cần được hiểu là một quá trình cải biến toàn bộ cácsức mạnh về thể chất và tinh thần, các sức mạnh về bản chất con người Đó không chỉ lànhững biến đổi về lượng mà còn là sự biến đổi về chất trong con người

Trang 9

II CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH

Nhân cách là một cấu tạo tâm lý mới được hình thành và phát triển trong quá trìnhsống, hoạt động và giao tiếp của mỗi người Như Lênin đã khẳng định: “Cùng với dòngsữa mẹ, con đường hấp thụ tâm lý, đạo đức của xã hội mà nó là thành viên” Nhà tâm lýhọc nổi tiếng A.L.Leonchiep cũng đã chỉ rằng nhân cách cụ thể là nhân cách con ngườisinh thành và phát triển theo con đương từ bên ngoài chuyển vào nội tâm, từ các quan

hệ với thế giới tự nhiên,thế giới đồ vật, nền văn hóa xã hội do các thế hệ trước tạora,các quan hệ xã hội mà nó gắn bó Trong quá trình hình thành, nhân cách bị chi phốicủa nhiều yếu tố: di truyền, hoàn cảnh sống, giáo dục, hoạt động, giao tiếp

1 Bẩm sinh - di truyền và sự phát triển của nhân cách

Bẩm sinh di truyền là hai khái niệm khác nhau:

 Bẩm sinh là yếu tố có sẵn khi con người mới sinh ra (một số thuộc tính sinh học

có ngay từ khi đứa trẻ mới sinh)

 Di truyền là sự tái tạo ở trẻ em những thuộc tính sinh học đã có ở cha mẹ, là sựtruyền lại từ cha mẹ đến con cái những đặc điểm và những phẩm chất nhất định đã đượcgiữ lại trong hệ thống gen

Bẩm sinh – di truyền là những đặc điểm giải phẫu sinh lí của hệ thần kinh và các cơquan cảm giác, vận động Đối với mỗi cá thể khi ra đời đã nhận được một số đặc điểm

về cấu tạo và chức năng của cơ thể từ các thế hệ trước theo con đường di truyền trong

đó có các giác quan và não Bất cứ một chức năng tâm lí nào mang bản chất con ngườicủa nhân cách chỉ có thể được phát triển trong hoạt động của bản thân đó và trong điềukiện của xã hội loài người Thực tế mọi cơ thể bình thường đều có thể phát triển tốt đẹpđời sống tinh thần của mình

Những yếu tố bẩm sinh không phải là tất cả sản phẩm của di truyền Nhưng yếu tố ditruyền có thể không xuất hiện ngay cùng một lúc với sự ra đời của con người mà nó cóthể phải chờ một thời gian hoặc một điều kiện nhất định mới xuất hiện

Lý luận của chủ nghĩa Mac - Lê nin không những không phủ nhận vai trò của yếu tốbẩm sinh di truyền đối với sự phát triển nhân cách của con người mà coi đó là điều kiện

8

Trang 10

đầu tiên của lịch sử phát triển con người Vấn đề di truyền những tư chất là tiền đề chonhững năng lực, phẩm chất về một lĩnh vực hoạt động nào đó (như nghệ thuật, kiếntrúc…) là một vấn đề quan trọng trong lĩnh vực giáo dục Di truyền tạo ra sức sốngtrong bản chất tự nhiên của con người, tạo ra khả năng cho người đó hoạt động có kếtquả trong lĩnh vực nhất định Cần nhấn mạnh rằng yếu tố bẩm sinh - di truyền là tiền đềvật chất cho sự phát triển nhân cách con người chứ không phải là nguyên nhân, là quyếtđịnh cho sự phát triển con người Bởi lẽ, những yếu tố bẩm sinh - di truyền chỉ đượcphát huy trong những điều kiện xã hội nhất định mà thôi Nếu không có điều kiện xã hộithích hợp thì những tiền đề vật chất này sẽ dần dần mai một không phát huy được tácdụng.

Thực tế đã chứng minh con ngưòi có thể mất hết những nét tự nhiên bẩm sinh củaloài người nếu phải sống tách khỏi loài người, người có năng khiếu âm nhạc tốt chưa đủ

để trở thành nhạc sỹ, người có giọng hát hay chưa đủ để trở thành danh ca Những yếu

tố bẩm sinh di truyền đó chỉ có thể được phát huy trong điều kiện con người được giáodục

Như vậy, yếu tố bẩm sinh - di truyền không quyết định sự hình thành và phát triểnnhân cách con người Nhân cách của con người chịu ảnh hưởng của những điều kiện xãhội nhất định, những mối quan hệ xã hội nhất định, trong những điều kiện giáo dục nhấtđịnh Yếu tố bẩm sinh - di truyền không phải là những yếu tố cố hữu mà là những yếu

tố có thể thay đổi được dưới sự tác động của môi trường giáo dục Những yếu tố bẩmsinh - di truyền được hình thành trong hoạt động của các thế hệ trước, được củng cốnhiều lần và đã trở nên vững chắc đến một mức độ nào đó rồi có thể truyền lại cho thế

hệ sau Nếu điều kiện thích hợp nó sẽ hình thành dễ dàng và được phát huy Ngược lại,nếu điều kiện thay đổi không thích hợp, những yếu tố này sẽ biến dạng đi

Ta thấy những hiện tượng kế thừa tài năng trong một số gia đình nghĩa là sự xuấthiện liên tục nhiều người có tài qua nhiều thế hệ, phần lớn không chỉ là do sự di truyềnnhững tư chất nhất định, mà còn do trong những gia đình đó, trẻ em được giáo dụctrong bầu không khí hào hứng, say mê đối với một loại hình hoạt động nhất định vàđược lôi cuốn tham gia rất sớm vào những hoạt động đó

Trang 11

Điều kiện xã hội là nhân tố quyết định sự phát triển những yếu tố bẩm sinh - ditruyền có sẵn, đồng thời làm nảy nở những tài năng mới của con người Nếu trong điềukiện xã hội thích hợp, các yếu tố bẩm sinh - di truyền của con người chẳng những đượcphát huy mà còn được nảy sinh và phát triển những năng khiếu mới, tài năng mới.Ngược lại, nếu trong điều kiện xã hội không phù hợp, trong mối quan hệ xã hội khôngtốt đẹp thì chẳng những con người không nảy sinh, phát triển những năng khiếu, tàinăng mới mà ngay cả những yếu tố bẩm sinh - di truyền tốt cũng bị thui chột khôngphát huy được Do đó, tuyệt đối hoá hoặc đánh giá quá cao ảnh hưởng của nhân tố bẩmsinh - di truyền trong sự phát triển con người, nhất là trong sự hình thành và phát triểnnhân cách là sai lầm về mặt nhận thức của thuyết “Định mệnh do di truyền” dẫn đếnphủ nhận khả năng biến đổi bản chất của con người, của hoàn cảnh cách mạng và củanền giáo dục cách mạng Tuy nhiên, nếu xem nhẹ yếu tố bẩm sinh di truyền thì chúng ta

đã bỏ qua một tiền đề quan trọng cho sự phát triển nhân cách Vì vậy, cần chú ý đúngmức đến vai trò của bẩm sinh - di truyền trong sự hình thành và phát triển nhân cách

Ví dụ: Tại sao lại có từ “con nhà nòi”, ví dụ trong gia đình nhiều người giỏi về âm nhạc thì đứa trẻ cũng sẽ có thiên hướng âm nhạc? Đó cũng là quá trình hình thành nhân cách theo bẩm sinh di truyền Nếu như trong gia đình, cha và mẹ đều là người tài giỏi thì đó là yếu tố giúp con mình noi theo.

Một em học sinh được kế thừa yếu tố di truyền của mẹ là đàn giỏi thì đó chỉ là tiền

đề cơ sở, nếu không tạo điều kiện cho em học đàn để phát huy năng khiếu, và bản thân

em đó cũng không tích cực học tập thì cũng sẽ không trở thành một người đàn giỏi được.

2 Môi trường và sự phát triển nhân cách

Trong giáo dục học, môi trường là hệ thống các hoàn cảnh bên ngoài, các điều kiện

tự nhiên và xã hội xung quanh cần thiết cho hoạt động sống và phát triển của con người.Môi trường được chia thành hai loại:

Môi trường tự nhiên: bao gồm các điều kiện tự nhiên, hệ sinh thái phục vụ cho hoạt

động học tập, lao động sản xuất, rèn luyện thể chất và vui chơi giải trí của con người

10

Ngày đăng: 17/03/2022, 15:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w