1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÀI THU HOẠCH: VAI TRÒ CỦA NGUỒN TÀI NGUYÊN TRÍ LỰC TRONG THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC CỦA TỈNH QT HIỆN NAY

24 357 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 56,12 KB

Nội dung

Hiện nay, công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) gắn với phát triển kinh tế tri thức là một trong những xu thế tất yếu của một quốc gia vì nó đưa cả nền sản xuất vật chất và đời sống văn hóa xã hội của đất nước lên trình độ mới. Đối với Việt Nam thì CNH, HĐH có vai trò tạo điều kiện, tiền đề vật chất kỹ thuật cho chế độ xã hội chủ nghĩa. Trong đó, nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao mà cụ thể là nguồn tài nguyên trí lực đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, Đảng và Nhà nước ta càng đặc biệt coi trọng việc xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay. Ông cha ta thường căn dặn: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. C. Mác cho rằng, con người là yếu tố số một của lực lượng sản xuất. Nhà tương lai học người Mỹ, Alvin Toffler nhấn mạnh vai trò của lao động trí thức: “Tiền bạc tiêu mãi cũng hết, quyền lực rồi sẽ mất; chỉ có trí tuệ của con người thì khi sử dụng không những không mất đi mà còn lớn lên”. Trên cơ sở tổng kết công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX đến nay và bám sát bối cảnh, yêu cầu, nhiệm vụ mới, Đại hội XIII của Đảng nêu rõ chủ trương: “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên nền tảng của tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”.

Trang 1

BÀI THU HOẠCH

LỚP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

HỆ TẬP TRUNG KHÓA HỌC 2021-2022TÊN MÔN HỌC: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊ NIN

TÊN BÀI THU HOẠCH:

VAI TRÒ CỦA NGUỒN TÀI NGUYÊN TRÍ LỰC TRONG THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC CỦA TỈNH QT

HIỆN NAY

ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG Bằng số Bằng chữ

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021

Trang 2

Phần II NỘI DUNG:……….

1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của nguồn tài nguyên trí lực trong thực tiễn thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước……….

1.1 Khái niệm tài nguyên trí lực:……….

1.2 Đặc điểm của tài nguyên trí lực:………

1.3 Vai trò chủ yếu của nguồn tài nguyên trí lực:………

2 Quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam……….

2.1 Quan niệm về công nghiệp hóa:………

2.2 Quan niệm về hiện đại hóa:………

2.3 Quan niệm về kinh tế tri thức:………

2.4 Quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức:… 2.5 Sự cần thiết đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam:………

3 Vai trò, thực trạng nguồn tài nguyên trí lực trong thực tiễn thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức của tỉnh QT hiện nay………

3.1 Vai trò của nguồn tài nguyên trí lực trong thực tiễn tại QT:………

3.2 Thực trạng nguồn tài nguyên trí lực trong thực tiễn thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức của tỉnh QT hiện nay…………

3.2.1 Kết quả đạt được trong phát triển đội ngũ trí thức của tỉnh………

3.2.2 Kết quả đạt được trong sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ

Trang 4

Phần I MỞ ĐẦU

Hiện nay, công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) gắn với phát triển kinh

tế tri thức là một trong những xu thế tất yếu của một quốc gia vì nó đưa cả nền sảnxuất vật chất và đời sống văn hóa - xã hội của đất nước lên trình độ mới Đối vớiViệt Nam thì CNH, HĐH có vai trò tạo điều kiện, tiền đề vật chất - kỹ thuật cho chế

độ xã hội chủ nghĩa Trong đó, nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chấtlượng cao mà cụ thể là nguồn tài nguyên trí lực đóng vai trò quyết định đối với sựphát triển kinh tế - xã hội của đất nước Trong bối cảnh cuộc Cách mạng côngnghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, Đảng và Nhà nước ta càng đặc biệt coitrọng việc xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của

sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế hiệnnay

Ông cha ta thường căn dặn: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” C Mác cho

rằng, con người là yếu tố số một của lực lượng sản xuất Nhà tương lai học người

Mỹ, Alvin Toffler nhấn mạnh vai trò của lao động trí thức: “Tiền bạc tiêu mãi cũng

hết, quyền lực rồi sẽ mất; chỉ có trí tuệ của con người thì khi sử dụng không nhữngkhông mất đi mà còn lớn lên”

Trên cơ sở tổng kết công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ đầu thập kỷ 90của thế kỷ XX đến nay và bám sát bối cảnh, yêu cầu, nhiệm vụ mới, Đại hội XIII củaĐảng nêu rõ chủ trương: “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên nềntảng của tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”

Để phát triển CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức phải có nguồn lựccần thiết như nguồn lực con người, vốn tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹthuật ; trong đó nguồn lực con người, tài nguyên chất xám, tài nguyên trí lực làmột nguồn lực quan trọng nhất cho tiến trình phát triển của đất nước và tiến bộ xãhội, xây dựng xã hội tiến bộ, công bằng, dân chủ, văn minh, dân giàu, nước mạnh

Trang 5

Do đó, trong khuôn khổ một bài thu hoạch tôi chọn chủ đề này để làm rõ vai tròcủa nguồn tài nguyên trí lực trong thực tiễn thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa(CNH, HĐH) gắn với phát triển kinh tế tri thức của tỉnh QT hiện nay Trong quátrình thực hiện không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong nhận được sựhướng dẫn và góp ý từ quý thầy cô để hoàn thiện hơn Xin chân thành cảm ơn!

Phần II NỘI DUNG

1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của nguồn tài nguyên trí lực trong thực tiễn thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

1.1 Khái niệm tài nguyên trí lực:

Tài nguyên trí lực là tổng thể các năng lực về sức quan sát, khả năng của trí

nhớ, sức suy nghĩ, óc tưởng tượng, kỹ năng thực hành và sức sáng tạo của con

người Những năng lực ấy được tương tác, phối hợp với nhau tạo thành sức mạnh trí

tuệ, tiềm ẩn trong cơ thể sống của một người bình thường Sức mạnh trí tuệ đó chính

là tài nguyên trí lực (1) Tài nguyên trí lực có ở tất cả mọi người không phân biệtngười đó là trí thức hay không phải trí thức, có hay không có chuyên môn kỹ thuật,lao động trí óc hay lao động chân tay Tuy nhiên, mức độ “giàu, nghèo” về nguồn tàinguyên trí lực giữa mọi người là không giống nhau Những người có trình độ chuyênmôn kỹ thuật cao, có trình độ quản lý giỏi, những người có thể hoàn thành tốt mộtcông việc trong điều kiện phải chịu áp lực cường độ cao, các nhà sáng chế, bác họcđược xã hội thừa nhận thường có sức mạnh trí tuệ cao hơn so với người không có

những khả năng này Tài nguyên trí lực chính là tiềm năng về sức mạnh trí tuệ để

con người có thể thực hiện, hoàn thành một công việc nhất định.

Tài nguyên trí lực là một kết cấu bao hàm nhiều năng lực Nó không phải là

một năng lực đơn độc, mà là một sức mạnh tổng hợp của nhiều loại năng lực Nócũng không phải là phép gộp đơn giản các nhân tố như sức quan sát, khả năng của trínhớ, sức suy nghĩ, óc tưởng tượng, kỹ năng thực hành và sức sáng tạo của con

Trang 6

người, mà là sự kết hợp trong một cấu trúc tạo nên giá trị của tài nguyên trí lực Mặc

dù có nhiều yếu tố tạo nên giá trị của loại tài nguyên này, nhưng các nhà nghiên cứuvẫn nghiêng về tầm quan trọng của tri thức, kỹ năng và coi đây là yếu tố then chốt.Những năng lực này chủ yếu được tạo ra thông qua giáo dục, đào tạo, rèn luyện

1.2 Đặc điểm của tài nguyên trí lực:

Là tài sản vô hình Tài nguyên trí lực tuy là nguồn lực tiềm ẩn trong mỗi cá

nhân, nhưng nó có thể được “mã hóa” Phương tiện để “mã hóa” tài nguyên này hiệnnay là bằng phát minh, sáng chế, phần mềm bảo vệ máy tính chống virus (như BkavPro), phần mềm lập trình định dạng Tuy nhiên, dù có “mã hóa” như thế nào thì tàinguyên trí lực vẫn là tài sản vô hình, phi vật thể vì bản thân nó không hiện hữu mangtính vật lý Nếu tài nguyên thiên nhiên thường là những thứ mà ta có thể quan sát,cảm nhận được một cách bình thường, thì với tài nguyên trí lực là không thể nhìnthấy, sờ thấy được Nếu máy móc, thiết bị, nhà xưởng, công trình sản xuất là hữuhình thì các yếu tố tạo nên tài nguyên trí lực như sức quan sát, khả năng của trí nhớ,sức suy nghĩ, sức sáng tạo là vô hình Mặc dù vậy, tài nguyên trí lực vẫn có thể đođếm, đánh giá được và trên thực tế người ta đã tìm ra được những cách để đo lườnggiá trị của loại tài nguyên này

Tài nguyên trí lực là đối tượng mua bán và đem lại thu nhập Tài nguyên trí

lực là một loại sản phẩm do con người tạo ra Trong kinh tế thị trường, nó có thể trởthành đối tượng mua bán và đem lại thu nhập cho người sở hữu và nhừng người thựchiện nó Tuy việc mua bán vẫn tuân theo quy luật thị trường, nhưng việc định giá tàinguyên trí lực là rất khó khăn, bởi nó không phải là tài sản hữu hình và không nhìnthấy Tuy là sản phẩm và được đánh giá là có hay không có sức mạnh trí tuệ, nhưngkhông phải tất cả đều được “mã hóa” nguồn tài nguyên này để đi vào lưu thông Hơnnữa, chi phí để có các năng lực trí tuệ thường mang tính dài hạn và không phải tất càcác chi phí đều được tính bằng tiền Thêm vào đó, việc định giá còn do cầu củangười muốn sử dụng loại tài sản này và còn phụ thuộc vào hiệu lực bảo hộ của nhà

Trang 7

nước Bởi vậy, việc tìm ra một nguyên tắc định giá đúng và được thực sự tôn trọng

là rất cần thiêt để tạo động lực cho phát triển, lưu thông nguồn tài nguyên này và đểnâng mức đóng góp của nó cho tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân

1.3 Vai trò chủ yếu của nguồn tài nguyên trí lực:

- Là nguồn lực quan trọng nhất, quyết định lợi thế cạnh tranh Tài nguyên trí

lực khi được đưa vào khai thác, sử dụng thì nó tạo ra sức mạnh trong hầu hết các lĩnhvực Trong lĩnh vực kinh tế, trí lực không chỉ giúp nhà kinh doanh biết tính toán, suynghĩ chin chắn, biết đưa ra những quyết định đúng đắn, mang đến thành công, màcòn tạo ra cho họ những lợi thế kinh tế Dựa vào tài nguyên trí lực, việc sản xuấtđược hoàn thiện hơn, có năng suất cao hơn, chất lượng sản phẩm tốt hơn Tài nguyêntrí lực là nguồn gốc của những phát minh, tạo ra công nghệ mới, sản phẩm mới, cáchlàm mới Vai trò của tài nguyên trí lực ngày càng tăng lên cùng với quá trình pháttriển mạnh mẽ của cách mạng khoa học, công nghệ và kinh tế thị trường hiện đại.Nếu lợi thế cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp và của nền kinh tế vào đầuthế kỷ XX còn dựa nhiều vào quy mô nguồn vốn, vị trí địa lý, sức lao động và tàinguyên thiên nhiên, thì từ cuối thế kỷ XX trở lại đây, lợi thế đó thuộc về sức mạnhtrí tuệ Doanh nghiệp hay quốc gia nào hoàn thiện được công nghệ hiện có và pháttriển được những công nghệ mới đưa vào sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp đó,quốc gia đó có lợi thế hơn, sức cạnh tranh trên thị trường cả trong nước và quốc tếcao hơn

- Tài nguyên trí lực là yếu tố chủ yếu thúc đẩy hiện đại hóa nền kinh tế Tài

nguyên trí lực, chứ không phải cái gì khác là yếu tố thúc đẩy sự ra đời và phát triểncủa nền kinh tế tri thức Dựa vào tài nguyên trí lực, con người sáng tạo ra công nghệmới làm cho việc sử dụng các nguồn lực khác có hiệu quả hơn Quá trình sáng tạocông nghệ mới cũng làm ra đời những doanh nghiệp mới, ngành kinh tế mới có sứcvươn lên mạnh hơn

Trang 8

2 Quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam

2.1 Quan niệm về công nghiệp hóa

Công nghiệp hóa là quá trình chuyển dịch từ xã hội nông nghiệp lên xã hộicông nghiệp, từ văn minh nông nghiệp lên văn minh công nghiệp nó không chỉ đơnthuần là những biến đổi về kinh tế mà bao gồm các biến đổi về văn hóa và xã hội từtrạng thái nông nghiệp lên xã hội công nghiệp, tức là trình độ văn minh cao hơn

2.2 Quan niệm về hiện đại hóa

Hiện đại hóa là quá trình tạo sự chuyển biến căn bản từ xã hội truyền thống lên

xã hội hiện đại đối với đời sống kinh tế- xã hội, hiện đại hóa là quá trình làm chonền kinh tế và đời sống xã hội đạt được tính chất và trình độ của thời đại ngày nay

2.3 Quan niệm về kinh tế tri thức

Kinh tế tri thức là một nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụngtri thức giữ vai trò quyết định đối với sựu phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng caochất lượng cuộc sống

2.4 Quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức

- Trước đổi mới chủ trương của Đảng , nhà nước chỉ đề cập đến khái niệmCNH, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng

- Hội nghị lần thứ 7 ban chấp hành trung ương khóa VII (1994) Đảng ta đưa raquan điểm CNH, HĐH: “CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện cáchoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế … dựa trên sự phát triểncủa công nghiệp và tiến bộ của khoa học-công nghệ, tạo ra năng xuất lao động xã hộicao”

- Văn kiện Đại hội XII của Đảng xác định “CNH, HĐH trong giai đoạn tới làtiếp tục đẩy mạnh thực hiện mô hình CNH, HĐH trong điều kiện phát triển kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế gắn với phát triển kinh tế

Trang 9

tri thức, lấy khoa học, công nghệ , tri thức và nguồn nhân lực chất lượng cao làmđộng lực chủ yếu”.

- Đại hội XIII của Đảng nêu rõ chủ trương: “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệphoá, hiện đại hoá trên nền tảng của tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sángtạo”

2.5 Sự cần thiết đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát

triển kinh tế tri thức ở Việt Nam

Xét trên phạm vi thế giới, công nghiệp hóa là một giai đoạn phát triển lịch sử

Đó là quá trình không chỉ đơn thuần là những biến đổi về kinh tế mà còn bao gồm cảcác biến đổi về văn hóa và xã hội từ trạng thái nông nghiệp lên công nghiệp, từ nềnvăn minh nông nghiệp lên nền văn minh công nghiệp Công nghiệp hóa là con đườngtất yếu của mọi quốc gia trong quá trình phát triển

Bên cạnh xu hướng có tính quy luật của công nghiệp hóa rút ngắn ở các nước đisau, quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế trithức của Việt Nam còn là cần thiết, được bắt nguồn từ:

Một là, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức là sự lựa chọn tối ưu để rút ngắn khoảng cách tụt hậu

Do là nước đi sau, nên tất yếu Việt Nam phải lựa chọn con đường công nghiệphóa rút ngắn Trong bối cảnh hiện nay, con đường đó phải là đẩy mạnh công nghiệphóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức Ở đây, hiện đại hóa được hiểu làquá trình làm cho nền kinh tế và đời sống xã hội mang tính chất và trình độ tiên tiếnnhất của thời đại hiện nay Quá trình này có thể diễn ra nhiều nước, không phân biệt

là nước phát triển hay đang phát triển Đối với nước ta, hiện đại hóa là quá trình tăngtốc, rút ngắn lộ trình để đuổi kịp các nước phát triển Trong bối cảnh của thế giới đểthúc đẩy việc thực hiện mục tiêu phát triển nhanh và bền vững, nước ta phải côngnghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát liền kinh tế tri thức Bởi lẽ, kinh tế tri thức

Trang 10

đang trở thành xu thế nổi bật của thời đại ngày nay Kinh tế tri thức là nền kinh tếdựa trực tiếp vào việc sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức, thông tin(2).

Hai là, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức là đòi hỏi bắt buộc để phát triển sức sản xuất của chủ nghĩa xã hội hiện thực

Cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền công nghiệp lớn hiện đạivới cơ cấu kinh tế hợp lý, trình độ xã hội hóa cao, dựa trên nền tảng khoa học vàcông nghệ tiên tiến, được hình thành có kế hoạch trên toàn bộ nền kinh tế quốc dân

Nó không chỉ kế thừa những thành quả văn minh mà nhân loại đã đạt được trong chủnghĩa tư bản, mà còn được phát triển và hoàn thiện dựa trên những thành tựu mớinhất của khoa học và công nghệ, tham gia tích cực và có hiệu quả vào phân công laođộng và hợp tác quốc tế

Con đường cơ bản để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội ởnước ta trong bối cảnh hiện nay tất yếu phải là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa gắn với phát triển kinh tế tri thức

Ba là, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức là đòi hỏi thiết yếu để xây dựng quan hệ sản xuất mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Đối với nước ta, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp chính là quan hệ sản xuấtmới phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Đây cũng chính là quá trình thực hiện xã hội hóa sản xuất trên thực tế Conđường cơ bản để xây dựng quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp là đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức Cương lĩnh xây dựng đấtnước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) xácđịnh một trong ba đặc trưng của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là: “có nềnkinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến

bộ phù hợp”(3)

Trang 11

Bốn là, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức do yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế

Do là nước đi sau, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta tuy có nhiều

cơ hội, nhưng cũng không ít thách thức Đó là, chúng ta phải đối mặt với cạnh tranhquyết liệt, không cân sức với các nước có trình độ phát triển cao hơn về hàng hóa vàdịch vụ không chỉ trên thị trường quốc tế mà ngay cả ở thị trường trong

Trong hơn 30 năm đổi mới vừa qua, tuy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế củanước ta đã mở ra không gian phát triển mới cho phát triển nền kinh tế, mở rộng quan

hệ hợp tác sâu, rộng với các quốc gia trong khu vực và thế giới, nâng cao vị thế củaViệt Nam ,nhưng tăng trưởng xuất khẩu chưa vững chắc, cơ cấu hàng hóa xuấtkhẩu vẫn còn phụ thuộc nhiều vào doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; nhậpsiêu vẫn còn là nguy cơ Về cơ bản, nền kinh tế vẫn dựa chủ yếu vào tăng trưởngthương mại, vào khai thác tài nguyên, khoáng sản, xuất khẩu hàng nông sản thô vớihàm lượng chế biến thấp và gia công hàng hóa ở công đoạn thấp của chuỗi giá trị(dệt may, da giày, điện tử )

Để khắc phục tình trạng này và để hội nhập kinh tế quốc tế sâu hơn, đầy đủhơn, chúng ta phải chủ động và tích cực hơn nữa trong việc tận dụng các cơ hội củahội nhập kinh tế quốc tế, triệt để khai thác lợi thế, tổ chức lại sản xuất, nâng caonăng suất, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành Con đường cơ bản và lâu dài để đápứng yêu cầu này chỉ có thể là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với pháttriển kinh tế tri thức

Năm là, những tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức trong đời sống xã hội

Ngoài những sự cần thiết nêu trên, việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở nước ta còn do chính tác động tích cực củaquá trình này đối với đời sống kinh tế, chính trị và xã hội Nó không chỉ tạo ra cơ sở

Trang 12

vật chất - kỹ thuật và kiểu tổ chức một nền kinh tế mới, thúc đẩy mạnh mẽ phâncông lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, bảo đảm khôngngừng nâng cao năng suất lao động xã hội mà còn tạo điều kiện để khai thác và sửdụng có hiệu quả các nguồn lực của đất nước cho sự tăng trưởng kinh tế nhanh, tạonhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.

Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức giúpcải thiện điều kiện lao động, giải phóng người lao động, phát triển trí tuệ, đưa trithức vào các lĩnh vực đời sống xã hội, thúc đẩy xã hội học tập, làm chủ, tiếp thu vàsáng tạo tri thức mới, nhờ đó nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội

Đây còn là quá trình tạo ra điều kiện để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ,trên cơ sở đó mà chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả hơn; tạo điều kiệnvật chất - kỹ thuật để củng cố và tăng cường quốc phòng, an ninh, tăng cường vai trò

và chức năng của Nhà nước

3 Vai trò, thực trạng nguồn tài nguyên trí lực trong thực tiễn thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức của tỉnh QT hiện nay

Từ nhận thức sâu sắc những nội dung cốt lõi của chủ đề, bản thân rút ra đượcbài học về vai trò đặc biệt quan trọng của nguồn tài nguyên trí lực trong thực tiễnthực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức hiện nay,qua đó liên hệ với thực tiễn của tỉnh QT, như sau:

3.1 Vai trò của nguồn tài nguyên trí lực trong thực tiễn tại QT

Thực tế, trong những năm qua nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của côngtác phát triển nguồn tài nguyên trí lực của tỉnh, cụ thể là việc xây dựng đội ngũ tríthức, nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh, cũng như việc xác định phát triển khoahọc và công nghệ, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là nhiệm vụ chínhtrị quan trọng và thường xuyên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhất là

Ngày đăng: 02/03/2022, 16:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w