1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG VIETCOMBANK CHI NHÁNH BẮC HÀ TĨNH

65 26 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 407 KB
File đính kèm HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG VIETCOMBANK.rar (68 KB)

Nội dung

Trong đó “Hoạt động Ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ

Trang 1

MỤC LỤC

BẢNG DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 5 DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ 6 LỜI MỞ ĐẦU 7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 9 1.1 Tìm hiểu chung về Ngân hàng thương mại 9

1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng thương mại 9

1.1.2 Vai trò của Ngân hàng thương mại đối với nền

1.1.2.5 Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa các nước, thúc đẩy phát triển ngoại thương, công nghiệp và các ngành

Trang 2

1.2.2.1.Huy động vốn bằng tiền gửi không kỳ hạn 18

1.2.2.2 Huy động vốn bằng tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm 19

a Huy động vốn bằng tiền gửi có kỳ hạn 19

b Huy động vốn bằng tiền gửi tiết kiệm 19

1.2.2.3.Huy động vốn qua đi vay 20

a Vay từ Ngân hàng Nhà nước 20

b Vay từ các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác

Trang 3

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Vietcombank Bắc Hà Tĩnh 27

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ngân hàng

2.2.1. Tổng quan về nguồn vốn của Ngân hàng

Vietcombank Bắc Hà Tĩnh thời gian qua 33

2.2.2. Thực trạng huy động vốn của Ngân hàng

Trang 4

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 47

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG VIETCOMBANK BẮC HÀ TĨNH 51 3.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng Vietcombank Bắc

Hà Tĩnh trong thời gian tới 51

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Vietcombank Bắc Hà Tĩnh 52

3.2.1 Đẩy mạnh đa dạng hóa các hình thức huy động vốn 52

3.2.2 Tiếp tục thực hiện cải thiện cơ cấu nguồn vốn, tăng tỷ trọng vốn trung, dài hạn, tăng nguồn vốn huy động từ

3.2.6 Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên 57

3.2.7 Đổi mới và hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng 57 3.2.8 Tăng cường chiến lược Marketing Ngân hàng 58

3.3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Vietcombank Bắc Hà Tĩnh 59

3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ 59

3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Ngoại

Thương Việt Nam 60

3.3.3 Kiến nghị với chi nhánh61

Trang 5

KẾT LUẬN 62

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1 Bộ máy tổ chức của Ngân hàng Vietcombank Bắc Hà Tĩnh 29 BẢNG 1 Nguồn vốn tại Ngân hàng Vietcombank Bắc Hà Tĩnh 34 BẢNG 2 Vốn VNĐ và vốn ngoại tệ giai đoạn 2012 - 2014 36 - 37 BẢNG 3 Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn giai đoạn 2012 - 2014 39 BẢNG 4 Cơ cấu nguồn vốn theo chủ thể giai đoạn 2012 – 2014 41 BẢNG 5 Cơ cấu nguồn vốn theo chủ thể giai đoạn 2012 – 2014 44

Trang 8

kỳ một NHTM nào.

Nhận thức được tầm quan trọng đó, với những kiến thức đãđược học ở trường, cùng với những kiến thức thu nhận được trongthời gian thực tập, tìm hiểu tình hình thực tế tại Ngân hàng

Vietcombank Bắc Hà Tĩnh, em đã mạnh dạn chọn đề tài “Nâng cao

hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Vietcombank

Bắc Hà Tĩnh” làm báo cáo thực tập cho mình.

Trang 9

2 Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu của chuyên đề

Xuất phát từ lý luận về huy động vốn của NHTM, chuyên đề sẽphân tích, đánh giá thực trạng nguồn vốn, hoạt động huy động vốn từbên ngoài của Ngân hàng Vietcombank Bắc Hà Tĩnh và đề xuất một

số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn để góp phần nâng cao kếtquả kinh doanh của Ngân hàng Vietcombank Bắc Hà Tĩnh

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng công tác huy động vốn tạiNgân hàng Vietcombank Bắc Hà Tĩnh

- Phạm vi nghiên cứu: Các số liệu trong báo cáo kết quả kinh doanhcủa Ngân hàng Vietcombank Bắc Hà Tĩnh giai đoạn 2012 - 2014

4 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp: logic, so sánh, phân tích, …

5 Bố cục

Chuyên đề được chia làm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về ngân hàng thương mại và hoạt động

huy động vốn của ngân hàng thương mại.

Chương 2: Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng

Vietcombank Bắc Hà Tĩnh

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng huy

động vốn tại Ngân hàng Vietcombank Bắc Hà Tĩnh

Trang 10

CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG

MẠI 1.1 Tìm hiểu chung về Ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại là một loại Ngân hàng trung gian, ởmỗi nước có một cách định nghĩa riêng về Ngân hàng thương mại

Luật Ngân hàng của Đan Mạch năm 1930 định nghĩa:

“Những nhà băng thiết yếu gồm các nghiệp vụ ký thác, buôn bán vàng bạc, hành nghề thương mại và các giá trị địa ốc, các phương tiện tín dụng và hối phiếu, thực hiện các nghiệp vụ chuyển ngân, đứng ra bảo hiểm ” Ở Pháp, năm 1941 các nhà kinh tế cho rằng:

“Ngân hàng là những xí nghiệp hay cơ sở nào hành nghề thường

xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác, các số tiền mà họ dùng cho chính họ và các nghiệp vụ chứng khoán tín dụng hay dịch vụ tài chính” Hay như ở Ấn Độ, luật Ngân

hàng năm 1950 và được bổ sung năm 1959 đã nêu: "Ngân hàng là

cơ sở nhận các khoản tiền ký thác để cho vay, tài trợ, đầu tư"

Ở Việt Nam, theo Điều 20 Luật tổ chức tín dụng (số07/1997/QHX) được Quốc hội thông qua tháng 12 năm 1997 có

nêu: “Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức tín dụng thực

hiện toàn bộ hoạt động kinh doanh khác có liên quan” Trong đó

“Hoạt động Ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”.

Trang 11

Mỗi khái niệm có sự khác nhau nhưng đều khẳng định rằngNgân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt hoạt động kinh doanhtrong lĩnh vực tiền tệ Nhiệm vụ thường xuyên và chủ yếu là nhậntiền gửi của khách hàng và cam kết hoàn trả lại đúng số tiền đócộng thêm một khoản tiền lãi, sử dụng số tiền này cho vay và cungứng các dịch vụ thanh toán cùng một số nghiệp vụ khác.

Hoạt động kinh doanh tiền tệ chịu nhiều ảnh hưởng của cácyếu tố kinh tế, xã hội, chính trị, tâm lý…, đồng thời đến lượt mình,Ngân hàng có khả năng tác động trở lại những yếu tố này Khôngthể phủ nhận rằng, nền kinh tế của một nước chỉ phát triển ổn định

và bền vững khi có chính sách tài chính - tiền tệ đúng đắn và hệthống Ngân hàng hoạt động đủ mạnh, có khả năng thu hút tập trungcác nguồn vốn và phân bổ hợp lý nguồn vốn đó vào các ngành sảnxuất kinh doanh

1.1.2 Vai trò của Ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế

Theo tổ chức và mục tiêu hoạt động của các loại hình ngânhàng, hiện nay hệ thống Ngân hàng Việt Nam bao gồm hai cấp:Ngân hàng thương mại và Ngân hàng Trung ương, Ngân hàngthương mại ra đời với tính chất là nhận tiền gửi, sử dụng vào nhiệm

vụ cho vay, chứng khoán và các dịch vụ khác của ngân hàng, ngàycàng thể hiện rõ vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế Vớichức năng của mình, Ngân hàng thương mại giữ vai trò quan trọngtrong nền kinh tế thể hiện qua các nội dung sau:

1.1.2.1 Ngân hàng thương mại là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế

Trang 12

Thực tế cho thấy, để phát triển kinh tế các đơn vị kinh tế cầnphải có một lượng vốn lớn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinhdoanh và các hoạt động khác Với vai trò cầu nối, Ngân hàngthương mại đứng ra huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi ởmọi tổ chức, cá nhân, mọi thành phần kinh tế rồi cung cấp vốn chomọi hoạt động kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn một cách kịp thời choquá trình sản xuất Nhờ có hoạt động của hệ thống Ngân hàngthương mại và đặc biệt là hoạt động tín dụng, các doanh nghiệp, cánhân có điều kiện mở rộng sản xuất, cải tiến máy móc, công nghệ

để tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế và chất lượngsản phẩm cho xã hội

1.1.2.2 Ngân hàng thương mại hỗ trợ Nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế

Các Ngân hàng thương mại thực hiện đúng chức năng củamình để hướng tới mục tiêu lợi nhuận cho chính Ngân hàng đồngthời đã góp phần thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ quốcgia như ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát, tạo việc làm và tăngtrưởng kinh tế Ngân hàng thương mại ngày càng phát huy được vaitrò công cụ đòn bẩy của nó trong việc thực thi chính sách tiền tệ tíndụng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo những mục tiêu

đã hoạch định

1.1.2.3 Ngân hàng thương mại góp phần phân bổ,

điều hòa vốn giữa các ngành, các vùng trong nền kinh tế quốc dân, do đó tạo nên sự phát triển nhanh giữa các vùng trong một nước

Để tạo cân bằng về vốn giữa các ngành, vùng trong nền kinh

tế, ngân hàng thương mại sẽ đứng ra thực hiện chức năng của mình,

Trang 13

thu hút vốn thừa ở các ngành, vùng có nhiều nguồn vốn nhàn rỗi rồichuyển sang các ngành, vùng đang có nhu cầu sử dụng vốn.

1.1.2.4 Ngân hàng thương mại góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và là cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường

Tín dụng ngân hàng là nguồn vốn chủ yếu bổ sung vốn lưuđộng (ngắn hạn) cho các tổ chức kinh tế mua nguyên vật liệu để tiếnhành sản xuất kinh doanh và hoạt động ngân hàng đã góp phần làmbiến đổi các điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các chủ thểkinh tế theo hướng tối ưu, nhất là đảm bảo các yếu tố “đầu vào” và

“đầu ra” qua một hệ thống đồng bộ về vốn

1.1.2.5 Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa các

nước, thúc đẩy phát triển ngoại thương, công nghiệp và các ngành có liên quan

Một trong các điều kiện quan trọng góp phần thúc đẩy sự hộinhập nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới đó là nền tàichính quốc gia Nền tài chính quốc gia là cầu nối với nền tài chínhquốc tế thông qua hoạt động của Ngân hàng thương mại trong cáclĩnh vực kinh doanh như nhận tiền gửi, cho vay, nghiệp vụ thanhtoán, nghiệp vụ ngoại hối và các nghiệp vụ khác Đặc biệt là cáchoạt động thanh toán quốc tế, buôn bán ngoại hối, quan hệ tín dụngvới các ngân hàng Nhà nước của Ngân hàng thương mại đã trực tiếphoặc gián tiếp tác động góp phần thúc đẩy hoạt động thanh toánxuất nhập khẩu và thông qua đó Ngân hàng thương mại đã thựchiện vai trò điều tiết tài chính trong nước phù hợp với sự vận độngcủa nền tài chính quốc tế

Trang 14

1.1.2.6 Những vai trò cụ thể khác

Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu sau hơn hai mươi nămtiến hành đổi mới, trong đó không thể không nhắc đến vai trò hếtsức quan trọng của hệ thống Ngân hàng Những đổi mới của Ngânhàng được coi là khâu đột phá, có những đóng góp tích cực cho nềnkinh tế như:

Thứ nhất, đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy lùi và kiềmchế lạm phát, từng bước duy trì sự ổn định giá trị đồng tiền và tỷgiá, góp phần cải thiện kinh tế vĩ mô, môi trường đầu tư và sản xuấtkinh doanh

Thứ hai, góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư, phát triển sảnxuất kinh doanh và hoạt động xuất nhấp khẩu Đây là kết quả tácđộng nhiều mặt của đổi mới hoạt động ngân hàng, nhất là những cốgắng của ngành ngân hàng trong việc huy động các nguồn vốn trongnước cho đầu tư phát triển, trong việc đổi mới chính sách cho vay

và cơ cấu tín dụng theo hướng căn cứ chủ yếu vào tính khả thi vàhiệu quả của từng dự án, từng lĩnh vực ngành nghề để quyết địnhcho vay Dịch vụ ngân hàng cũng phát triển cả về chất lượng vàchủng loại, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh

Thứ ba, tín dụng ngân hàng đã đóng góp tích cực cho việcduy trì sự tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao trong nhiều năm liêntục Với dư nợ cho vay nền kinh tế chiếm khoảng 35-37% GDP, mỗinăm hệ thống ngân hàng đóng góp trên 10% tổng mức tăng trưởngcủa cả nước

Thứ tư, đã hỗ trợ có hiệu quả trong việc tạo việc làm mới vàthu hút lao động, góp phần cải thiện thu nhập và giảm nghèo bềnvững Thông qua nguồn vốn tín dụng cho các chương trình và dự án

Trang 15

phát triển sản xuất kinh doanh, hàng năm hệ thống ngân hàng đãgóp phần tạo thêm được nhiều việc làm mới, nhất là tại các vùngnông thôn Việc sử dụng vốn ngân hàng cho mục đích này ngàycàng có tính chuyên nghiệp, minh bạch và hiệu quả, nhất là từ khitín dụng chính sách được tách bạch với tín dụng thương mại và giaocho Ngân hàng chính sách xã hội đảm nhiệm.

Thứ năm, góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường sinhthái, đảm bảo phát triển bền vững Đóng góp này được thể hiện quacông tác thẩm định dự án, quyết định cho vay vốn ngân hàng chocác dự án và giám sát thực hiện một cách chặt chẽ sau khi cho vay

1.1.3 Một số nghiệp vụ cơ bản của Ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại hiện đại hoạt động với ba nghiệp vụchính đó là nghiệp vụ huy động vốn, nghiệp vụ tín dụng và nghiệp

vụ cung ứng dịch vụ ngân hàng như: dịch vụ tư vấn, thanh toán hộ,giữ hộ… Ba nghiệp vụ này có quan hệ mật thiết, tác động hỗ trợthúc đẩy nhau cùng phát triển, tạo nên uy tín và thế mạnh cạnhtranh cho NHTM Các nghiệp vụ này đan xen lẫn nhau trong quátrình hoạt động của ngân hàng, tạo nên một chỉnh thể thống nhấttrong quá trình hoạt động kinh doanh của NHTM

1.1.3.1 Nghiệp vụ huy động vốn

Nghiệp vụ này phản ánh quá trình hình thành vốn cho hoạtđộng kinh doanh của NHTM, cụ thể bao gồm các nghiệp vụ sau:

a Nghiệp vụ tiền gửi

Đây là nghiệp vụ phản ánh hoạt động của Ngân hàng nhận cáckhoản tiền gửi từ các doanh nghiệp nhằm mục đích thanh toán hoặcbảo quản tài sản Ngoài ra, NHTM cũng có thể huy động khoản tiền

Trang 16

nhàn rỗi của các cá nhân hay các hộ gia đình được gửi vào Ngânhàng với mục đích bảo quản hoặc hưởng lãi trên số tiền gửi.

b Nghiệp vụ phát hành các giấy tờ có giá

Các NHTM phần lớn sử dụng nghiệp vụ này để thu hút cácnguồn vốn có thời hạn tương đối dài và ổn định, nhằm đảm bảo khảnăng đầu tư, khả năng cung cấp đủ các khoản tín dụng trung và dàihạn cho nền kinh tế Hơn nữa nghiệp vụ này còn giúp các NHTMgiảm thiểu rủi ro và tăng cường tính ổn định vốn trong hoạt độngkinh doanh

c Nghiệp vụ đi vay

Nghiệp vụ đi vay được các NHTM sử dụng thường xuyênnhằm mục đích tạo vốn kinh doanh cho mình bằng việc vay các tổchức tín dụng trên thị trường tiền tệ và vay Ngân hàng nhà nướcdưới các hình thức tái chiết khấu hay vay có đảm bảo… Trong đócác khoản vay từ NHNN chủ yếu nhằm tạo sự cân đối trong điềuhành vốn của bản thân NHTM khi mà nó không tự cân đối đượcnguồn vốn

d Nghiệp vụ huy động vốn khác

Ngoài ba nghiệp vụ huy động vốn cơ bản kể trên, NHTM còn

có thể tạo vốn kinh doanh cho mình thông qua việc nhận làm đại lý

ủy thác cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước Đây là khoảnvốn huy động không thường xuyên của NHTM, thường để nhậnđược khoản vốn này đòi hỏi các ngân hàng phải lập ra các dự áncho từng đối tượng hoặc nhóm đối tượng phù hợp với đối tượng cáckhoản vay

1.1.3.2 Nghiệp vụ tín dụng

Trang 17

Đây là nghiệp vụ phản ánh quá trính sử dụng vốn của NHTMvào các mục đích khác nhau nhằm đảm bảo an toàn kinh doanhcũng như tìm kiếm lợi nhuận Nghiệp vụ tài sản có bao gồm cácnghiệp vụ cụ thể sau:

a Nghiệp vụ ngân quỹ

Nghiệp vụ này phản ánh các khoản vốn của NHTM đượcdùng vào mục đích nhằm đảm bảo an toàn về khả năng thanh toánhiện thời cũng như khả năng thanh toán nhanh của NHTM và thựchiện quy định về dự trữ bắt buộc do NHNN đề ra

b Nghiệp vụ cho vay

Đây có thể nói là nghiệp vụ quan trọng bậc nhất trong hoạtđộng quản lý tài sản có của NHTM Nghiệp vụ này đóng góp phầnlớn lợi nhuận trong quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.Thông qua nghiệp vụ này Ngân hàng cung cấp các khoản tín dụngngắn, trung và dài hạn cho các thành phần trong nền kinh tế, thúcđẩy nền kinh tế phát triển

c Nghiệp vụ đầu tư tài chính

Bên cạnh nghiệp vụ tín dụng, các NHTM còn dùng số vốnhuy động được từ dân cư, từ các tổ chức kinh tế - xã hội để đầu tưvào nền kinh tế dưới các hình thức như: hùn vốn, góp vốn…và trựctiếp thu lợi nhuận từ các khoản đầu tư đó

1.1.3.3 Nghiệp vụ cung ứng dịch vụ

Ngoài các nghiệp vụ cơ bản nêu trên, trong hoạt động kinhdoanh, các NHTM còn tiến hành các hoạt động kinh doanh kháctrên thị trường như: kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và đá quý, thựchiện dịch vụ tư vấn, dịch vụ ngân quỹ, nghiệp vụ ủy thác và đạilý… và các dịch vụ khác liên quan đến hoạt động ngân hàng như:

Trang 18

dịch vụ bảo quản giấy tờ có giá, dịch vụ cho thuê két sắt, dịch vụcầm đồ… Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa và đặcbiệt là trong nền kinh tế theo cơ chế thị trường, hoạt động ủy nhiệmthu, ủy nhiệm chi, chuyển tiền qua ngân hàng ngày càng được mởrộng và phát triển Các ngân hàng đã không ngừng áp dụng nhữngtiến bộ trong công nghệ, kết hợp với uy tín kinh doanh của ngânhàng làm cho nghiệp vụ này ngày càng thay đổi về chất.

1.2 Huy động vốn và công tác hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm về vốn

Vốn của ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ dongân hàng thương mại tạo lập hoặc huy động được dùng để cho vay,đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác Nó chi phốitoàn bộ hoạt động của ngân hàng thương mại, quyết định sự tồn tại

và phát triển của ngân hàng bao gồm:

+ Vốn tự có của NHTM là những giá trị tiền tệ do ngân hàngtạo lập được, thuộc sở hữu của ngân hàng Nó mang tính ổn định vàcăn cứ để quyết định đến khả năng và khối lượng vốn huy động củangân hàng

+ Vốn huy động là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy độngđược từ các tổ chức kinh tế và cá nhân trong xã hội và được dùnglàm vốn để kinh doanh Vốn huy động là tài sản thuộc các chủ sởhữu khác nhau, ngân hàng chỉ có quyền sử dụng và phải hoàn trảđúng gốc và lãi khi đến hạn Nguồn vốn này luôn biến động, tuynhiên nó đóng vai trò rất quan trọng đối với mọi hoạt động của ngânhàng

Trang 19

+ Vốn đi vay là phần vốn các Ngân hàng đi vay để bổ sung vàovốn hoạt động của mình trong trường hợp tạm thiếu vốn khả dụng.

Nó có chi phí tương đối cao cho nên chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổngnguồn vốn của ngân hàng

+ Vốn khác là phần vốn phát sinh trong quá trình thực hiện cácnghiệp vụ thanh toán…

1.2.2 Các hình thức huy động vốn của NHTM

1.2.2.1 Huy động vốn bằng tiền gửi không kỳ hạn

Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi khách hàng gửi vàongân hàng mà khách hàng không có thoả thuận trước về thời gianrút tiền Ngân hàng phải trả một mức lãi suất thấp hoặc không phảitrả một lãi cho số tiền gửi này Bởi vì, tiền gửi không kỳ hạn củakhách hàng rất biến động, khách hàng có thể rút ra bất kỳ lúc nào,

do đó ngân hàng không chủ động sử dụng số vốn này, ngân hàngphải dự trữ một số tiền để đảm bảo có thể thanh toán ngay khikhách hàng có nhu cầu

Đối với khách hàng, việc gửi tiền vào tài khoản này với mụcđích chủ yếu là thanh toán và chi trả cho các hoạt động kinh doanh,các hoạt động dịch vụ phát sinh một cách thường xuyên Nên việc

dễ dàng chuyển nhượng, dễ dàng thanh toán được xem là yếu tố rấtquan trọng, còn việc hưởng lãi với khoản tiền gửi này chỉ là thứyếu Do đó, loại tiền gửi này còn được gọi là tiền gửi theo yêu cầu,

nó không đem lại lợi tức cao cho người gửi Ngược lại, đối vớiNHTM thì đây lại là một khoản vốn huy động với mức chi phí thấpnhất trong tất cả các khoản vốn huy động được khác Ngân hàng chỉ

Trang 20

phải bỏ ra những khoản chi phí thấp nhất trong tất cả các khoản vốnhuy động được khác Ngân hàng chỉ phải bỏ ra những khoản chi phínhỏ về quản lý tài khoản hoặc trả lãi (nếu có thì cũng rất nhỏ) bù lại

là được sử dụng một phần lớn làm vốn kinh doanh

Tuy nhiên, vốn tiền gửi không kỳ hạn lại là khoản vốn có sựbiến động nhiều nhất, số dư của khoản vốn này tăng giảm phụ thuộcvào tình hình sản xuất kinh doanh của người gửi tiền Do vậy,NHTM chỉ có thể sử dụng hiệu quả nguồn vốn này khi và chỉ khiđưa ra được các dự đoán về sự biến động số dư trên tài khoản tiềngửi này một cách chính xác

1.2.2.2 Huy động vốn bằng tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm

Khác với tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửitiết kiệm là hai loại tiền gửi có tính ổn định cao hơn, chi phí hoạtđộng và quản lý cao hơn, hơn nữa hai loại tiền gửi này lại có độnhạy cảm cao về lãi suất nên trong quá trình huy động cũng cónhững điểm khác biệt

a Huy động vốn bằng tiền gửi có kỳ hạn

Đây là loại tiền gửi trong đó đã có sự thỏa thuận giữa ngườigửi tiền và Ngân hàng về lãi suất và thời hạn rút tiền Tiền gửi có kỳhạn là loại tiền gửi tương đối ổn định vì ngân hàng xác định đượcthời gian rút tiền của khách hàng để thanh toán cho khách hàngđúng thời hạn Do đó ngân hàng có thể chủ động sử dụng số tiền gửi

đó vào mục đích kinh doanh trong thời gian ký kết Đối với loại tiềngửi này, ngân hàng có rất nhiều loại thời hạn từ 1 tháng, 3 tháng, 6tháng mục đích là tạo cho khách hàng có được nhiều kỳ hạn gửiphù hợp với thời gian nhàn rỗi của khoản tiền mà họ có Chính vì làloại tiền gửi mà ngân hàng có quyền sử dụng nó trong thời gian nhất

Trang 21

định nên loại tiền gửi này được trả lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửikhông kỳ hạn.

b Huy động vốn bằng tiền gửi tiết kiệm

Tiền gửi tiết kiệm là loại tiền gửi mà khách hàng gửi vào ngânhàng nhằm hưởng lãi Vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm thườngchiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong cơ cấu tiền gửi vào Ngânhàng

Đối với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Là khoản tiền gửi cóthể rút ra bất cứ lúc nào song không được sử dụng các công cụthanh toán để chi trả cho người khác Số dư tiền gửi này không lớn,nhưng ít biến động, vì vậy đối với loại tiền gửi này các Ngân hàngthương mại thường trả lãi suất cao hơn với tiền gửi thanh toán

Đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Là khoản tiền gửi có sựthoả thuận về thời gian gửi và rút tiền, có mức lãi suất cao hơn sovới tiền gửi không kỳ hạn Loại hình tiết kiệm này khá quen thuộc ởViệt Nam, các Ngân hàng thương mại Việt Nam thường huy độngtiết kiệm với thời hạn phong phú từ một tháng đến một năm

Đối với tiền gửi tiết kiệm dài hạn: Đây là loại tiền gửi phổbiến ở một số nước công nghiệp Loại tiết kiệm này có tính ổn địnhcao bởi vì thời gian gửi tiền từ một năm trở lên, do đó ngân hàngchủ động sử dụng nguồn vốn này, nó tạo cho ngân hàng có tính chủđộng sử dụng vốn cho mục đích vốn dài hạn Để thu hút vốn này,ngân hàng thường phải trả lãi suất cao

1.2.2.3 Huy động vốn qua đi vay

Đây là nguồn vốn mà Ngân hàng thương mại có được nhờthông qua quan hệ vay mượn giữa Ngân hàng thương mại với Ngân

Trang 22

hàng Nhà nước hoặc các Ngân hàng thương mại với nhau hay vớicác tổ chức tín dụng khác

a Vay từ Ngân hàng Nhà nước

Hiện nay, hầu hết các quốc gia đều cho phép NHTM và các tổchức tài chính khác trong nước mình được phép vay tiền từ NHNNtrong những trường hợp cấp thiết như: thiếu hụt dự trữ hoặc quá kẹt

về vốn Tuy nhiên để giữ ổn định giá trị đồng nội tệ cũng như ngănchặn sự lạm dụng của các NHTM trong việc vay vốn, NHNNthường không cho các NHTM vay quá nhiều, khi đó NHNN thườngnâng mức lãi suất chiết khấu, lãi suất phạt lên cao hoặc đưa ranhững điều kiện vay mà các NHTM không đáp ứng được Tuỳ theomục đích sử dụng và hình thức vay vốn, các Ngân hàng thương mại

có thể vay Ngân hàng Nhà nước các loại vốn: Vốn vay ngắn hạn bổsung vốn ngắn hạn còn thiếu của Ngân hàng thương mại hoặc vốnvay để thanh toán giữa các ngân hàng nhằm bù đắp những thiếu hụttạm thời trong thanh toán, hoặc các Ngân hàng thương mại mangcác giấy tờ có giá đến Ngân hàng Nhà nước xin tái chiết khấu (táicấp vốn)

b Vay từ các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác

Vốn đi vay là nguồn vốn mà ngân hàng chịu chi phí cao hơnvốn huy động vì vậy chỉ trong trường hợp ngân hàng thiếu vốn khảdụng trong thời gian ngắn nào đó thì ngân hàng mới tìm đến cácNgân hàng thương mại khác và các tổ chức tín dụng khác trên thịtrường để thoả mãn nhu cầu vốn khả dụng

1.2.2.4 Huy động vốn qua phát hành công cụ nợ

Trang 23

Các NHTM có thể phát hành các loại công cụ nợ ra thị trường

để huy động vốn như: chứng chỉ tiền gửi ngân hàng có mệnh giálớn, trái phiếu, kỳ phiếu… Trong đó, việc huy động vốn bằng cáccông cụ nợ ngắn hạn (gồm có chứng chỉ tiền gửi, giấy thỏa thuậnmua lại…) có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý tài sản nợ bêncạnh việc huy động vốn, bởi vì nó có thể được sử dụng mọi lúc khicần thiết

Mức lãi suất được trả cho các loại công cụ nợ ngắn hạn nàythường được quy định bằng cách thỏa thuận trực tiếp giữa ngânhàng và người gửi tiền hoặc được qui định ở mức mà người gửi cóthể chấp nhận được Có thể nói, những người mua chứng chỉ tiềngửi này rất nhạy cảm với những biến động của lãi suất trên thịtrường Do vậy, để có thể làm chủ được nguồn vốn này đòi hỏi cácNHTM phải đưa ra các mức lãi suất cao hơn so với mức lãi suất củacác loại chứng chỉ tiền gửi khác hoặc cũng có thể cao hơn cả mứclãi suất của trái phiếu

1.2.2.5 Các hình thức huy động vốn khác

Ngoài các hình thức huy động vốn trên, NHTM cũng có thể

sử dụng những hình thức huy động vốn khác để thu hút nguồn vốnnhàn rỗi dân cư, từ nền kinh tế thông qua các hoạt động ủy thác vềdịch vụ xã hội như: dịch vụ câu lạc bộ, hoặc đứng ra làm dịch vụđại lý phát hành chứng khoán cho các công ty, làm trung gian thanhtoán, qua đó ngân hàng có thể sử dụng một lượng vốn tạm thời nhànrỗi đáng kể trong quá trình thu hộ hoặc chi hộ khách hàng

1.2.3 Vai trò của huy động vốn tại các Ngân hàng thương mại

1.2.3.1 Vai trò của huy động vốn đứng trên góc độ Ngân hàng thương mại

Trang 24

- Góp phần mang lại nguồn vốn cho ngân hàng thực hiện cáchoạt động kinh doanh khác.

- Thông qua nghiệp vụ huy động vốn ngân hàng có thể đolường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối vớingân hàng

- Huy động vốn còn là tiền đề để ngân hàng phát triển các sảnphẩm, dịch vụ khác

1.2.3.2 Vai trò của huy động vốn đứng trên góc độ khách hàng

- Cung cấp cho khách hàng một kênh tiết kiệm và đầu tư làmcho tiền của họ sinh lợi, tạo cơ hội cho họ có thể gia tăng tiêu dùngtrong tương lai

- Cung cấp cho khách hàng một nơi an toàn để cất trữ và tíchlũy vốn tạm thời nhàn rỗi

- Giúp khách hàng tăng thu nhập qua việc trả lãi của Ngânhàng

- Giúp cho khách hàng có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ kháccủa ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán qua ngân hàng và dịch

vụ tín dụng khi khách hàng cần vốn cho sản xuất, kinh doanh hoặccần tiền cho tiêu dùng

1.2.3.3 Vai trò của huy động vốn đối với nền kinh tế

- Điều tiết được lượng tiền tệ lưu thông trong nền kinh tế, giúp

ổn định thị trường tiền tệ, kiểm soát được lạm phát

- Huy động vốn giúp tăng vốn để phát triển kinh tế

- Giúp phát triển thị trường tài chính, ví dụ như kỳ phiếu, tráiphiếu trở thành hàng hóa trên thị trường chứng khoán

1.2.4 Các yếu tố tác động đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại

1.2.4.1 Các yếu tố khách quan

a Yếu tố pháp lý

Các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng như bất kỳngành nghề kinh doanh nào đều chịu sự kiểm soát chặt chẽ của pháp

Trang 25

luật Hoạt động huy động vốn cũng không nằm ngoài phạm vi đó.

Nó chịu sự tác động trực tiếp của các luật như luật các tổ chức tíndụng, luật ngân hàng nhà nước, các văn bản pháp lý về ngân hàng,chính sách tài chính tiền tệ, chính sách tỷ giá, đầu tư… trong đó quyđịnh về việc phát hành trái phiếu, kỳ phiếu của ngân hàng, tỷ lệ huyđộng so với vốn tự có, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu…nhằm đảm bảo

an toàn, bình đẳng cho mọi tổ chức hoạt động dịch vụ ngân hàng,góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm chi phí, tăng khả năng

tự bảo vệ trước cạnh tranh quốc tế trong quá trình hội nhập

b Yếu tố chính trị

Tình hình chính trị ổn định hay bất ổn, chính sách ngoại giao

mở rộng hay thu hẹp và các quan hệ hợp tác song phương, đaphương đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của ngân hàngthương mại trong đó có công tác huy động vốn Chính trị ổn định,chính sách ngoại giao mở rộng kích thích đầu tư nước ngoài, tăngcường hợp tác với các nước có nền kinh tế phát triển, tạo cơ hộithiết lập quan hệ với các tổ chức tài chính lớn như IMF, WB, ADB,ngân hàng đầu tư Bắc Âu… từ đó đem lại cho ngân hàng nhiều thời

cơ và thách thức mới

c Yếu tố kinh tế

Động thái của nền kinh tế chính là cơ sở đầu tiên để người gửitiền ra quyết định đầu tư vào ngân hàng, tích trữ vàng, ngoại hốihay đầu tư vào tài sản khác Trong điều kiện kinh tế bất ổn, lạm phátcao, người dân có xu hướng tích trữ vàng, mua các ngoại tế hoặcđầu tư bất động sản nhằm mục đích an toàn tài sản Ngược lại, nềnkinh tế phát triển ổn định với tỷ lệ lạm phát hợp lý thì người dân có

Trang 26

cái nhìn khả quan hơn và có xu hướng gửi tiền vào ngân hàng làmcho nguồn vốn trong ngân hàng được tăng lên.

d Yếu tố văn hóa- xã hội

Các yếu tố thói quen, tập quán, tâm lý cũng ảnh hưởng phầnnào đến hoạt động huy động vốn Chính vì vậy các ngân hàng cầnquan tâm đến các hoạt động Marketing, quảng cáo… giúp ngườidân hiểu đúng và sâu hơn về vai trò và chức năng của ngân hàng

1.2.4.2 Các yếu tố chủ quan

a Uy tín của ngân hàng

Người dân thường chọn những ngân hàng có uy tín tốt để gửitiền hay sử dụng các dịch vụ với mong muốn an toàn và tiện lợinhất, thậm chí họ có thể chấp nhận lãi suất thấp hơn các ngân hàngkhác Các tổ chức tín dụng sẽ chấp nhận cho vay các ngân hàng códanh tiếng, uy tín tốt, luôn kinh doanh có lãi và có khả năng trảđược nợ đúng hạn, do đó không làm gián đoạn đến việc sử dụngvốn của tổ chức mình

b Lãi suất huy động vốn

Lãi suất được coi là nhân tố chủ yếu và quan trong nhất ảnhhưởng đến hoạt động huy vốn của hầu hết hệ thống ngân hàng.Nhiều nhà nghiên cứu kinh tế hoàn toàn có cơ sở khi cho rằng: Lãisuất là giá của việc huy động vốn mà các Ngân hàng khi huy độngvốn phải trả cho các cá nhân, doanh nghiệp mà Ngân hàng có quan

hệ tín dụng

Ngân hàng nào có chính sách lãi suất tốt sẽ thu hút đượclượng vốn lớn không chỉ trong tầng lớp dân cư mà trong tất cả cácthành phần của nền kinh tế

Trang 27

Ngân hàng có chính sách lãi suất hợp lý, có tính cạnh tranhcũng như có sự đa dạng trong các hình thức huy động sẽ tạo đượcniềm tin của khách hàng trong hoạt động tín dụng với Ngân hàng.

c Các hình thức huy động vốn

Khách hàng gửi tiền vào ngân hàng với nhiều mục đích khácnhau, có người vì mục đích đảm bảo an toàn, có người gửi chủ yếulấy lãi để chi tiêu, có người gửi tiền vào ngân hàng để đồng vốnngày càng được sinh sôi nảy nở Vì thế họ có những hình thức gửitiền cũng như lấy lãi khác nhau, có thể là 1, 2, 3, 4, 6, 9 tháng hoặclâu hơn Do vậy để có thể huy động được nhiều vốn trong dân cư,các ngân hàng thương mại phải đa dạng hóa các hình thức huyđộng

Tuy nhiên, việc đa dạng hóa các hình thức huy động vốn sẽlàm cho công tác quản lý cũng như chi phí huy động vốn của ngânhàng tăng lên, đòi hỏi NHTM phải tìm cho mình được những môhình quản lý và sử dụng vốn hợp lý, đảm bảo tính thanh khoản, tiếtkiệm chi phí huy động nhưng vẫn phải đảm bảo nguyên tắc là:nguồn vốn có tính ổn định càng cao thì lãi suất huy động cũng phảicao

1.2.4.3 Các nhân tố khác

- Sự cạnh tranh của các Ngân hàng hoạt động trên thị trường

Sự tác động của nền kinh tế thị trường đã ảnh hưởng trực tiếp tớihoạt động của hệ thống Ngân hàng Các ngân hàng luôn luôn phải

đa dạng các hình thức huy động vốn để thu hút khách hàng Ngoài

ra các ngân hàng cần không ngừng tăng chất lượng hoạt động tíndụng, tăng số lượng phòng giao dịch và gia tăng các hình thức huyđộng với các tỷ lệ lãi suất cạnh tranh

- Các nhân tố thuộc nội bộ Ngân hàng

Trang 28

Những yếu tố như chiến lược kinh doanh của ngân hàng, quy môvốn tự có, cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị của ngân hàng ảnhhưởng trực tiếp đến hoạt động huy động vốn và uy tín của ngânhàng.

- Sản phẩm dịch vụ ngân hàng có chất lượng tốt, phong phú,thuận tiện cho khách hàng sẽ tăng khả năng huy động vốn của ngânhàng đó

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN

HÀNG VIETCOMBANK BẮC HÀ TĨNH 2.1 Giới thiệu về Ngân hàng Vietcombank Bắc Hà Tĩnh

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Vietcombank Bắc Hà Tĩnh

Ngân hàng Ngoại thương Chi nhánh Xuân An được thành lậptháng 12 năm 2006 tiền thân là PGD Nghi xuân của Chi nhánhNgân hàng Ngoại thương chi nhánh Hà Tĩnh Đến tháng 06/2007,sau khi Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cổ phần hoá trở thànhchi nhánh cấp 1 và có tên là Ngân hàng TMCP Ngoại thương ViệtNam – Chi nhánh Xuân An đóng tại TT Xuân An- huyện NghiXuân- tỉnh Hà Tĩnh Trong quá trình hoạt động, cùng với sự pháttriển mạng lưới chung của toàn hệ thống, Chi nhánh mở thêm cácphòng giao dịch:

- Năm 2008: PGD Đức Thọ tại TT Đức Thọ - huyện Đức Thọ

- Năm 2009 : PGD Can Lộc tại TT Nghèn - huyện Can Lộc

- Năm 2010: PGD Hương Sơn tại Thị trấn Tây Sơn - Huyện HS

Trang 29

Tháng 02 năm 2011, theo chủ trương của TGĐ Ngân hàngTMCP Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh bàn giao lại các PGDĐức Thọ, Can Lộc, Hương Sơn về Chi nhánh Hà Tĩnh và chuyểntách dư nợ cho Chi nhánh Trung Đô (mới thành lập tại TP Vinh -Tỉnh Nghệ An) vào tháng 5/2011 Quá trình chuyển giao này tácđộng rất lớn đến số liệu huy động vốn cũng như sử dụng vốn, đồngthời kéo theo việc thay đổi các chỉ tiêu dịch vụ khác của Chi nhánh.Đến tháng 10/2011, chi nhánh nhận bàn giao PGD Hồng Lĩnh (tạiđịa bàn thị xã Hồng Lĩnh) từ Chi nhánh Hà Tĩnh Tháng 12 năm

2011, chính thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP Ngoại thươngViệt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Tĩnh và chuyển trụ sở chính về địachỉ mới: số 52 Trần Phú – TX Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Vietcombank Bắc Hà Tĩnh

Hiện tại, Vietcombank Bắc Hà Tĩnh có quy mô hoạt động baogồm trụ sở chính và 1 phòng giao dịch, với đội ngũ nhân viên 44người, gồm Ban giám đốc và 6 phòng ban/ tổ khác nhau:

Trang 30

BAN GIÁM ĐỐC

P KẾ TOÁN THANH TOÁN

VÀ DV

P KẾ TOÁN NGÂN QUỸ

P GIAO DỊCH TRỰC THUỘC

Trang 31

Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức của Ngân hàng Vietcombank Bắc Hà

Các phòng chức năng

- Phòng kế hoạch kinh doanh:

Nhiệm vụ chủ yếu của phòng là:

+ Thống kê báo cáo nguồn vốn kế hoạch

+ Tìm kiếm, tiếp cận khách hàng để mở rộng cho vay, đảmnhiệm các nghiệp vụ tín dụng phát sinh, thực hiện các chủ trương,

Trang 32

- Phòng kế toán ngân quỹ:

Đảm nhiệm cả hai công việc: Kế toán nội bộ và kế toán giaodịch

+ Xử lý các giao dịch như: nhận tiền gửi của các doanh nghiệp,

cá nhân, các tổ chức kinh tế, xã hội…

+ Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt như

ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc chuyển khoản, séc bảo chi…

+ Tổ chức ghi chép một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời từngnghiệp vụ kinh tế phát sinh về các nghiệp vụ huy động vốn và sửdụng vốn

+ Tổ chức thanh toán bù trừ và thanh toán liên ngân hàng

+ Lập bảng cân đối ngày, tuần, tháng, quý, năm và gửi báo cáolên ngân hàng cấp trên

Ngày đăng: 01/03/2022, 12:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w