trong đợt thực tập cuối khoá tại Toà án nhân dân Thành phố Thanh hoá, em đãchọn đề tài: “ Thực tiễn tiến hành phiên toà sơ thẩm vụ án dân sự của Toà án địa phương”cho chuyên đề cuối khoá
Trang 1Thực tiễn tiến hành phiên toà sơ thẩm
vụ án dân sự của Toà án địa phương
Trang 2
MỤC LỤC
I- GIỚI THIỆU CHUYÊN ĐỀ 1
II- TỔNG QUAN CHUNG VỀ THÀNH PHỐ THANH HOÁ 3
2.1 Vị trí địa lý tự nhiên 3
2.2 Quy mô, cơ cấu và chất lượng dân số 3
2.3 Toà án nhân dân Thành phố Thanh hoá 4
III- THỰC TIỄN TIẾN HÀNH PHIÊN TOÀ SƠ THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI TOÀ ÁN THÀNH PHỐ THANH HOÁ 5
3.1 Tổng quan chung về vụ án dân sự của Toà án nhân dân Thành phố Thanh Hoá 6
3.2 Cách thức tiến hành phiên toà đối với loại vụ án dân sự tại toà án nhân dân TPTH 9
3.3 Việc thực hiện Bộ luật tố tụng dân sự trong tiến hành phiên toà sơ thẩm vụ án dân sự 19
3.4 Những thuận lợi, vướng mắc trong việc tiến hành phiên toà sơ thẩm vụ án dân sự, cách toà án đã tháo gỡ giải quyết 20
IV MỘT SỐ Ý KIẾN 22
4.1 Nhận xét 22
4.2 Một số kiến nghị 23
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
Trang 3I- GIỚI THIỆU CHUYÊN ĐỀ
Cùng với tình hình đổi mới và đi lên chung của đất nước, Thành phốThanh Hoá đó đạt được nhiều thành tựu to lớn, đó ngày càng khẳng định vị trícủa mình trong nền kinh tế cả nước Tình hình an ninh trật tự xã hội được đảmbảo, đời sống nhân dân ngày càng được đảm bảo và nâng cao Song bên cạnh đóvẫn còn tồn tại những mặt trái của nó, đó là sự phân hoá giàu nghèo ngày càngsâu sắc, sự tha hoá trong lối sống, đạo đức, lối sống chạy theo đồng tiền bất chấppháp luật Xuất phát từ tình hình đó quyền dân sự của công dân ngày càng có ýnghĩa quan trọng
Với bản chất của Nhà nước ta là: “ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩacủa dân, do dân và vì dân”, Nhà nước ta bảo hộ quyền dân sự chính đáng củangười dân Để bảo hộ các quyền dân sự đó, Nhà nước quy định nhiều biện pháp,cách bảo vệ khác nhau nhưng đặc biệt hơn cả là biện pháp khởi kiện vụ án dân
sự theo trình tự tố tụng dân sự Thực hiện phương thức này, cá nhân, cơ quan, tổchức và các chủ thể khác có quyền dân sự bị xâm phạm có quyền khởi kiện vụ
án dân sự để yêu cầu toà án có thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạmquyền dân sự phải chấm dứt hành vi trái pháp luật hoặc phải bồi thường thiệt hạihoặc phải chịu chế tài phạt vi phạm v.v… Bằng hoạt động xét xử, toà án gópphần bảo vệ và củng cố pháp chế xã hội chủ nghĩa đồng thời nâng cao hiệu quảxét xử, xác lập chế độ trách nhiệm cao đối với nhân dân và một môi trường pháp
lý an toàn Trong đó xét xử tại phiên toà sơ thẩm là giai đoạn tố tụng quan trọngnhất, quyết định nhất tại đó các đương sự công khai bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của mình trước Toà án
Nhận thấy vai trò và tầm quan trọng của công tác xét xử sơ thẩm vụ ándân sự trong thực tiễn, với kiến thức được trang bị và những tìm hiểu thực tế
Trang 4trong đợt thực tập cuối khoá tại Toà án nhân dân Thành phố Thanh hoá, em đãchọn đề tài:
“ Thực tiễn tiến hành phiên toà sơ thẩm vụ án dân sự của Toà án địa phương”cho chuyên đề cuối khoá của mình Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế, kinhnghiệm tích luỹ còn chưa nhiều nên chuyên đề khó tránh khỏi những thiếu sót,rất mong các thầy cô giáo và các bạn sinh viên đóng góp ý kiến để chuyên đềnày thêm hoàn thiện
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 5II- TỔNG QUAN CHUNG VỀ THÀNH PHỐ THANH HOÁ
Thành phố Thanh hoá là đô thị trẻ, nằm bên bờ sông Mã, có vị trí, cảnhquan sinh thái rất thuận lợi, khí hậu khá ôn hoà: mùa đông ấm áp, mùa hè mát
mẻ Quốc lộ 1A xuyên Việt chạy qua trung tâm Thành phố dài gần 10km, cảng
Lệ Môn, Sầm Sơn ở phía Đông, đường sắt Bắc-Nam chạy ở phía Tây, tạo thànhmột mạng lưới giao thông đa dạng và thuận tiện Nhờ đó, Thành phố Thanh hoá
đã trở thành trung tâm chính trị - kinh tế – văn hoá của tỉnh Thanh hoá, phía bắcgiáp huyện Hoằng Hoá, phía nam giáp huyện Quảng Xương, phía Tây giáphuyện Đông Sơn, phía Đông giáp với thị xã Sầm Sơn, đồng thời ở vào vị thếthuận lợi trong việc giao thương với tất cả các tỉnh trong nước
2.1 Vị trí địa lý tự nhiên
Thành phố Thanh hoá nằm trên trục giao lưu Bắc- Nam, đi lại dễ dàng, có
vị trí địa kinh tế rất thuận lợi:
- Nằm trên tuyến đường sắt xuyên Việt và quốc lộ 1, tạo điều kiện thuận lợicho giao lưu thông thương với các huyện trong tỉnh, với các tỉnh trong cả nước
và với các nước trên thế giới
- Có thuận lợi lớn về đưòng biển, trong tương lai Thành phố Thanh hoá sẽ mởrộng về phía thị xã Sầm Sơn để hình thành một thành phố ven biểncó quy môlớn
Vị trí địa lý là lợi thế quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho thành phốThanh hoá mở rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh trong khu vực và cả nước cũngnhư với nước ngoài, tạo lực để trở thành một trong những cực phát triển phíaNam của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đồng thời cũng đặt ra những tháchthức to lớn cho Thành phố Thanh hoá trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội
Trang 6thời gian tới: đó là thể hiện vai trò đầu tàu thúc đẩy, lôi kéo phát triển kinh tế –
xã hội của toàn tỉnh, tránh tụt hậu so với cả nước
2.2 Quy mô, cơ cấu và chất lượng dân số
Thành phố Thanh hoá có cơ cấu dân số tương đối trẻ, thể hiện ở con số57% dân số trong tuổi lao động Trình độ dân trí của thành phố Thanh hoá tươngđối cao, hầu hết dân trong thành phố được phổ cập phổ thông cơ sở Đặc biệtdân số có trình độ học vấn từ tốt nghiệp phổ thông trung học trở lên của thànhphố Thanh hoá nói riêng hay của tỉnh Thanh hoá nói chung đều cao hơn hẳn sovới mức trung bình của cả nước Chất lượng dân số ngày càng được cải thiện sẽtạo điều kiện thuận lợi cho thành phố thực hiện thành công quy hoạch tổng thểkinh tế – xã hội đến năm 2010 và 2020
Nhìn chung các chính sách xã hội, lao động giải quyết việc làm thực hiệntương đối tốt, mức sống nhân dân được nâng cao, đời sống nhân dân được cảithiện Tăng trưởng kinh tế sẽ kéo theo những vấn đề xã hội nảy sinh, đó là sựphân hoá giữa giàu và nghèo, đây là vấn đề mà thành phố cần quan tâm và cónhững chính sách xã hội thích hợp trong thời gian tới
2.3 Toà án nhân dân Thành phố Thanh hoá
Toà án nhân dân Thành phố Thanh hoá tiền thân là Toá án thị xã Thanhhoá Hiện tại, Toà án có 30 cán bộ, công chức với 1 chánh án, 2 phó chánh án,
15 thẩm phán va một bộ phận giúp việc Là đơn vị trọng điểm của ngành Toà ántỉnh Thanh hoá, Toà án nhân dân Thành phố Thanh hoá trong quá trình hoạtđộng đã có nhiều đóng góp trong công tác của ngành toà án Với lực lượng cán
bộ tương đối nhiều, tuổi đời còn khá trẻ, cơ sở vật chất ngày càng được hoànthiện và khang trang hơn, Toà án nhân dân Thành phố Thanh hoá đã và đangngày càng khẳng định vai trò to lớn của mình trong công tác của ngành toà ántỉnh Thanh hoá Cụ thể, theo đánh giá của toà án nhân dân tỉnh Thanh hoá, sốlượng các vụ, việc do Toà án nhân dân Thành phố Thanh hoá giải quyết hàngnăm nhiều gấp 4 đến 5 lần ttổng số lượng vụ việc dân sự của Toà án các huyệncộng lại Với mục tiêu phổ cập tin học trong cơ quan hành chính Nhà nước, hiệnnay mỗi phòng của thẩm phán đều đã được tranh bị máy vi tính Đây là điều
Trang 7kiện thuân lợi để các thẩm phán có điều kiện nghiên cứu thêm kiến thức chuyênmôn của mình, đồng thời cũng thường xuyên cập nhập được các văn bản mớiban hành nhằm thuận lợi trong việc giải quyết công việc của Toà án Để đạtđược những kết quả tôt đẹp như ngày hôm nay là nhờ vào sự nỗ lực cố gắng hếtmình của tập thể cán bộ, công chưc Đây là những thành tựu đáng được ghi nhận
va khen ngợi tại Toà án nhân dân Thành phố Thanh hoá
III- THỰC TIỄN TIẾN HÀNH PHIÊN TOÀ SƠ THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ
TẠI TOÀ ÁN THÀNH PHỐ THANH HOÁ
Phiên toà sơ thẩm vụ án dân sự là phiên xét xử vụ án dân sự lần đầu của
vụ án Tất cả các vụ án dân sự nếu đã phải đưa ra xét xử thì đều phải trải quaviệc xét xử tại phiên toà sơ thẩm Phiên toà sơ thẩm dân sự được tiến hành trongmột thời điểm, thời gian nhất định Tại phiên toà sơ thẩm tập trung các hoạtđộng tố tụng của những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tốtụng như thẩm phán, hội thẩm, thư ký toà án, đương sự và người bảo vệ quyềnlợi của đương sự v v…Hội đồng xét xử thực hiện việc xét xử qua việc nghe cácbên đương sự trình bày, tranh luận, kiểm tra, xác minh các tài liệu, chứng cứ của
vụ án một cách toàn diện và khách quan; áp dụng đúng pháp luật quyết định giảiquyết vụ án Khác với việc hoà giải vụ án toà án chỉ tập trung vào những vấn đề
cơ bản, ở phiên toà sơ thẩm, toà án phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án.Theo Điều 15 BLTTDS, việc xét xử của toà án được tiến hành công khai Vìvậy, mọi hoạt động tố tụng ở phiên toà của các cơ quan tiến hành tố tụng vànhững người tham gia tố tụng phải được công khai hoá, mọi người đều có quyềntham dự phiên toà Toà án chỉ được căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ đã đượcthẩm tra, xem xét, đánh giá tại phiên toà để giải quyết vụ án chứ không được căn
cứ vào những tài liệu, tin tức chưa được xem xét tại phiên toà Hội đồng xét xửquyết định giải quyết mọi vấn đề thuộc về nội dung vụ án cũng như thuộc về thủtục tố tụng tại toà bằng việc biểu quyết theo đa số
Trang 8Phiên toà sơ thẩm là phiên xử lần đầu nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đốivới việc giải quyết vụ án dân sự Tại phiên toà sơ thẩm toà án sẽ quyết định giảiquyết các vấn đề của vụ án, xác định quyền và nghĩa vụ của các đương sự làm
cơ sở cho việc thi hành án Phiên toà sơ thẩm cũng là nơi toà án thực hiện việcgiáo dục pháp luật Thông qua hoạt động xét xử của toà án, những người tham
dự phiên toà biết rõ hơn các quy định của pháp luật được toà án áp dụng giảiquyết vụ án từ đó nâng cao được ý thức pháp luật của họ Hoạt động xét xử củatoà án ở phiên toà sơ thẩm là để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan xét
xử, thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Nếu hoạt động nàyđược tiến hành tốt sẽ làm tăng thêm tác dụng của công tác giáo dục chính trị,giáo dục pháp luật Ngược lại, nếu phiên toà sơ thẩm tiến hành không tốt, cónhiều sai sót thì kết quả của công tác giáo dục sẽ bị hạn chế, gây ảnh hưởng xấu,làm cho mọi người thiếu tin tưởng vào hoạt động xét xử của toà án
3.1 Tổng quan chung về vụ án dân sự của Toà án nhân dân Thành phố Thanh Hoá
Trong những năm gần đây, với việc chuyển đổi nền kinh tế sang nền kinh tếthị trường, thành phố Thanh hoá đã đạt được tốc độ phát triển kinh tế khá cao.Đời sống nhân dân được cai thiện rõ dệt, trình độ dân trí được nâng cao Songsong với những mặt tích cực của nền kinh tế là những mặt trái của nó đã tácđộng trực tiếp đến đời sồng, xã hội Thể hiện rõ trong lối sống của mỗi người,tình cảm giữa con người với con người ngày càng mai một thay vào đó là lốisống chạy theo đồng tiền
Vì vậy, những năm gần đây số vụ án dân sự phải đưa ra xét xử ngày càng ratăng thể hiên ở các loại án như: các tranh chấp về đất đai, tranh chấp về tài sản,xét xử án Hôn nhân và gia đình ngày càng tăng cao rõ dệt
- Đối với việc giải quyết, xét xử án Hôn nhân và gia đình: Năm 2006 án Hôn
nhân và gia đình: Tổng số vụ, việc phải giải quyết 228 vụ, việc, đã giải quyết
196 vụ, việc, tỷ lệ giải quyết 86% Năm 2007 án Hôn nhân và gia đình: Tổngsốvụ việc phải giải quyết 291 vụ, đã giải quyết 250 vụ, việc, tỷ lệ giải quyết86% Một số nguyên nhân chính dẫn đến việc xin ly hôn như bị hành hạ ngược
Trang 9đãi, do cờ bạc nghiện hút ma tuý, do ngoại tình, mâu thuẫn gia đình Tất cảnhững nguyên nhân trên đều do mặt trái của xã hội mang lại Trong số án đã giảiquyết, số vụ án phải đưa ra xét xử năm 2006 là 36 trường hợp chiếm 18,4%,năm 2007 là 48 vụ chiếm 19,2% Khi giải quyết loại án này do tính chất ảnhhưởng của nó đến xã hội, các thẩm phán, cán bộ luôn chú trọng công tác hoàgiải, phân tích, tìm hiểu nguyên nhân mâu thuẫn, các quan hệ về tài sản, công
nợ, con cái….để có phương pháp giải quyết phù hợp, thấu tình đạt lý, đảm bảođược quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Đồng thời hạn chế việc ảnhhưởng đến công tác, học tập của đương sự và con cái của họ sau ly hôn
- Đối với việc giải quyết, xét xử án dân sự khác: Năm 2006 tổng số phải giải
quyết là 118 vụ, đã giải quyết 86 vụ, tỷ lệ giải quyết 72,9% Loại án này tăng 27
vụ so với năm 2005; một số loại việc kiện có số lượng nhiều là: Kiện hợp đồngvay tài sản 22 vụ, kiện thực hiện nghĩa vụ trả tiền 13 vụ, kiện đòi tài sản 10 vụ,kiện thừa kế 5 vụ…Trong số án đã giải quyết số phải đưa ra xét xử là 32 vụchiếm 32,7%, có 18 vụ kháng cáo ( 20,9% ), cấp phúc thẩm đã xử 12 vụ, trong
đó y án 10 vụ, cải sửa 2 vụ, không có vụ nào bị xử huỷ Năm 2007 tổng số phảigiải quyết 113 vụ, đã giải quyết 86 vụ, tỷ lệ giải quyết 76,1%, loại án này giảm 5
vụ so với năm 2006 Tuy nhiên tính chất của các vụ án phức tạp hơn, đa danghơn thể hiện ở một số tranh chấp có số lượng nhiều và tăng hơn so với năm
2006 là: Tranh chấp về hợp đồng vay tài sản là 47 vụ, tranh chấp về quyền sửdụng đất 14 vụ, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 12 vụ, thực hiện nghĩa vụtrả tiền 10 vụ…Số án phải đưa ra xét xử 38 vụ chiếm 44,2%, tăng hơn so vớinăm 2006, có 14 vụ kháng cáo chiếm 16,3% Cấp phúc thẩm đã xử 9 vụ: trong
đó y án 4 vụ, cải sửa 3 vụ, huỷ 2 vụ Mặc dù số vụ án bị kháng cáo có giảm song
Trang 10Ví dụ: Vụ án về việc đòi tài sản.
Nguyên đơn: Ông Phan Văn Vinh sinh năm 1938
Bị đơn : Ông Nguyễn Mậu Dụy sinh năm 1949
Ông Tô Đình Trưng sinh năm 1950
Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan:
Ông Lê Xuân Đính sinh năm 1949
Ông Đỗ Minh Dũng sinh năm 1957
Sở Thương mại Thanh hoá: Đại diện uỷ quyền: Ông Nguyễn Trọng Thoàn, sinhnăm 1948 – chức vụ chánh thanh tra sở thương mại Thanh hoá
Năm 1975 khi có lệnh hồi cư ông Vinh về thị xã đòi lại nhà, vụ án phát sinh vàkéo dài từ năm 1975 cho tơi nay vẫn chưa giải quyết xong Mặc dù đã trãi quamột đợt xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, do việc xuất hiện thêm chứng cứ mới nêntoà phúc thẩm đã huỷ bản án sơ thẩm Vừa qua vào cuối năm 2007 toà án thànhphố Thanh hoá vừa xét xử lại phiên toà sơ thẩm nhưng vụ việc vẫn chưa đượcchấm dứt, do bên bị đơn tiếp tục kháng cáo phúc thẩm Việc xét xử tại phiên toà
sơ thẩm của vụ án nói riêng và việc giải quyết toàn bộ vụ án nói chung là rấtphức tạp, thẩm phán và cán bộ toà án đã gặp rất nhiều trở ngại trong việc xét xử
đã có những cử chỉ hành vi không đúng tại phiên toà gây khó khăn trong việcgiải quyết vụ án
Trang 11Nhìn chung tình hình xét xử tại phiên toà sơ thẩm vụ án dân sự tại toà ánnhân dân thành phố Thanh hoá được thể hiện qua bảng số liệu thống kê sau:
Số án xét xử
Sơ thẩm
Số vụ án bịkháng cáo
2007 số lượng các vụ án xét xử tại phiên toà sơ thẩm qua các năm có thể tănggiảm nhưng tính chất và mức độ phức tạp của các vụ án tăng lên rõ rệt Chấtlượng xét xử ngày càng tăng thể hiện ở số vụ án bị kháng cáo Mặt khác Bộ luật
tố tụng dân sự mới có hiệu lực từ 01/ 01/ 2005 có nhiều quy định mới, chặt chẽhơn, cụ thể hơn, tuy nhiên các thẩm phán, cán bộ toà án đã có sự cố gắng caotrong đầu tư, nghiên cứu; trong thu thập các nguồn chứng cứ , trong sự phối hợptốt với các cơ quan hữu quan và chính quyền địa phương để cùng giải quyết Dovậy hầu hết các bản án, quyết định của Toà án đã đảm bảo tốt quyền và lợi íchhợp pháp của các đương sự , được nhân dân đồng tình
Trang 123.2 Cách thức tiến hành phiên toà đối với loại vụ án dân sự tại toà án nhân dân TPTH
Nhìn chung cách thức tiến hành phiên toà đối với loại vụ án dân sự tạiToà án nhân dân thành phố Thanh hoá được thực hiện một cách chu đáo, nghiêmtúc, tuân thủ đầy đủ những nguyên tắc của tố tụng dân sự được quy định tại cácđiều, từ điều 3 đến điều 24 BLTTDS Nó góp phần quan trọng trong việc giảiquyết đúng các vụ án dân sự Phiên toà sơ thẩm được tiến hành đúng thời gian,địa điểm đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc trong giấy báo
mở lại phiên toà trong trường hợp phải hoãn phiên toà nhằm đảm bảo cho cácđương sự tham gia phiên toà thực hiện được đầy đủ các quyền và nghĩa vụ tốtụng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, tránh sự phiền hà và tổn thất vềthời gian, tiền bạc cho đương sự
Phiên toà sơ thẩm dân sự được tiến hành theo phương thức xét xử trựctiếp, bằng lời nói và liên tục Thực hiện việc xét xử trực tiếp và bằng lời nóinhằm bảo đảm cho toà án thẩm định và xác minh được đầy đủ, chính xác các tàiliệu, chứng cứ của vụ án và đánh giá chúng một cách toàn diện
Thành phần hội đồng xét xử sơ thẩm gồm: một thẩm phán và hai hội thẩmnhân dân Trong trường hợp đặc biệt thì hội đồng xét xử có thể gồm hai thẩmphán và ba hội thẩm
Những người tham gia phiên toà sơ thẩm vụ án dân sự: để vụ án được giảiquyết nhanh chóng, chính xác và đồng thời bảo đảm cho việc bảo vệ quyền, lợiích hợp pháp của đương sự và bảo đảm cho việc xét xử trực tiếp, liên tục, bằnglời nói thì khi toà án mở phiên toà để xét xử vụ án tất cả những người tham gia
tố tụng phải được triệu tập tham gia phiên toà Những người tham gia tố tụng tạiphiên toà sơ thẩm dân sự gồm: nguyên đơn, bị đơn, người có nghĩa vụ quyền lợiliên quan, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa đương sự, người làm chứng, người giám định và người phiên dịch Ngoài ra,viện kiểm sát phải cử kiểm sát viên tham gia phiên toà đối với những vụ án dotoà án thu thập chứng cứ mà đương sự có khiếu nại
Thủ tục tiến hành phiên toà sơ thẩm vụ án dân sự:
Trang 13Thủ tục tiến hành phiên toà sơ thẩm vụ án dân sự bao gồm: Chuẩn bị khaimạc phiên toà sơ thẩm vụ án dân sự, thủ tục bắt đầu phiên toà sơ thẩm vụ án dân
sự, thủ tục hỏi tại phiên toà sơ thẩm vụ án dân sự, tranh luận tại phiên toà sơthẩm vụ án dân sự, nghị án và tuyên án
* Chuẩn bị khai mạc phiên toà sơ thẩm vụ án dân sự:
Việc thực hiện các công việc trong bước chuẩn bị khai mạc phiên toà lànhiệm vụ của thư ký toà án Đây là thủ tục bắt buộc đảm bảo cho phiên toà diễn
ra có sự tham dự đầy đủ của những người tham gia tố tụng, kiểm tra lại xem cótrường hợp nào phải hoãn phiên toà không đồng thời còn nhằm xác lập trât tựcủa phiên toà trước khi khai mạc Việc chuẩn bị khai mạc phiên toà do thư kýtoà án thực hiện Khi chuẩn bị khai mạc phiên toà, thư ký tiến hành các côngviệc sau:
- ổn định trật tự trong phòng xử án;
- Kiểm tra, xác định sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiêntoà theo theo giấy triệu tập, giấy báo của toà án; nếu có người vắng mặtthì cần làm rõ lý do;
- Phổ biến nội quy phiên toà;
- Yêu cầu mọi người trong phòng xử án đứng dậy khi hội đồng xét xử vàophòng xử án
* Thủ tục bắt đầu phiên toà sơ thẩm vụ án dân sự:
- Khai mạc phiên toà:
Khai mạc phiên toà là thủ tục tố tụng bắt buộc phải thực hiện trước khi hộiđồng xét xử tiến hành xét xử Việc khai mạc phiên toà được thực hiện nhưsau:
+ Chủ toạ phiên toà khai mạc phiên toà và quyết định đưa vụ án ra xét xử+ Thư ký phiên toà báo cáo với hội đồng xét về sự có mặt , vắng mặt củanhững người tham gia phiên toà theo giấy triệu tập, giấy báo của toà án và lý
do vắng mặt
Trang 14+ Chủ toạ phiên toà kiểm tra lại sự có mặt của những người tham gia phiêntoà theo giấy triệu tập, giấy báo của toà án và kiểm tra căn cước của đươngsự
+ Chủ toạ phiên toà phổ biến quyền, nghĩa vụ của các đương sự và củanhững người tham gia tố tụng khác
+ Chủ toạ phiên toà giới thiệu họ,tên những người tiến hành tố tụng ( ngườigiám định, người phiên dịch nếu có)
+ Chủ toạ phiên toà hỏi những người có quyền yêu cầu thay đổi những ngườitiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch xem họ có yêu cầu thayđổi ai không
- Giải quyết yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định vàngười phiên dịch
Trong trường hợp có người yêu cầu thay đổi người tiến hành tổ tụng,người giám định, người phiên dịch thì hội đồng xét xử phải xem xét, nghe ýkiến của người bị thay đổi tại phiên toà trước khi quyết định chấp nhận hoặckhông chấp nhận Trường hợp không chấp nhận thì hội đồng xét xử phải nêu
rõ lý do
Quyết định thay đổi người tiến hành tổ tụng, người giám định, ngườiphiên dịch phải được hội đồng xét thảo luận, thông qua theo đa số tại phòngnghị án và phải lập thành văn bản.Trong trường hợp phải thay đổi người tiếnhành tố tụng, người giám định, người phiên dịch mà không có người thếngay thì hội đồng xét xử phải ra quyết định hoãn phiên toà
- Xem xét, quyết định hoãn phiên toà khi có người vắng mặt
Khi có người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên toà mà thuộc trường hợptoà án buộc phải hoãn phiên toà thì hội đồng xét xử xem xét, quyết định hoãnphiên toà
Nếu có người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên toà mà không thuộctrường hợp toà án buộc phải hoãn phiên toà thì chủ toạ phiên toà phải hỏixem có ai đề nghị hoãn phiên toà hay không, nếu có người đề nghị thì hội