TÔI LÀM NÔNG DÂN

Một phần của tài liệu Tài liệu học viên nghề kỹ thuật trồng nấm (Trang 33 - 43)

IV. Một vài cách chế biến nấm thông dụng

TÔI LÀM NÔNG DÂN

Chủ đề: Cần Thơ: Trồng nấm rơm cho thu nhập cao Ngày cập nhật: 11/3/2010

Nguồn tin: Khuyến nông Việt Nam, 10/03/2010

Thực hiện chủ chương chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng nhằm phát triển một nền nông nghiệp bền vững và mang lại nhiều lợi ích cho người nông dân, sau nhiều năm độc canh cây lúa bà con nông dân ở P.Phước Thới đã chuyển từ cơ cấu 3 vụ lúa/năm sang trồng đậu nành hoặc mè trong vụ lúa xuân hè, bà con nông dân ở Thuận Hưng thì chuyển sang trồng dưa hấu, bắp lai, dưa leo trong vụ đông xuân. Một số bà con nông dân lên vuông để nuôi cá, tôm càng xanh trong mùa lũ, một số thì chuyển sang trồng nấm rơm. Nói chung các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng đều đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với độc canh cây lúa.

Trồng nấm rơm ở ĐBSCL đã có từ lâu nhưng thực sự chỉ phát triển mạnh từ khoảng hơn chục năm trở lại đây. Trước đây khi mà ĐBSCL còn trồng chủ yếu là các giống lúa mùa với một vụ/năm thì nghề trồng nấm rơm chưa phát triển. Rơm rạ sau khi thu hoạch bỏ phí trên đồng ruộng hoặc thải xuống các dòng sông gây ách tắc dòng chảy và làm ô nhiễm môi trường. Từ khi Nhà nước có chủ chương ngọt hóa vùng Tứ giác Long xuyên, Tây sông Hậu, dẫn nước ngọt về những vùng nhiễm phèn, nhiễm mặn mở rộng diện tích lúa cao sản và luôn canh tác 2 - 3 vụ/năm thì nghề trồng nấm rơm cũng phát triển từ đó. Trồng nấm rơm đem lại nhiều lợi ích cho người nông dân như đầu tư vốn không nhiều, thời gian quay vòng ngắn, mỗi đợt trồng chỉ cần 15 - 20 ngày. Việc trồng nấm rơm còn kéo theo nhiều dịch vụ khác như thu mua, sơ chế nấm, nuôi trồng meo nấm, vì thế mà nghề trồng nấm rơm đã tạo ra nhiều công ăn, việc làm cho nông dân ở nông thôn. Sản phẩm dư thừa sau khi thu hoạch là nguồn phân bón hữu cơ rất tốt cho các loại cây trồng khác. Theo kinh nghiệm của những người trồng nấm thì dùng 10 tấn rơm mục đã trồng nấm để bón lót cho lúa thì đỡ được một đợt bón phân.

Anh Ba Dương ở xã Thuận Hưng (Thốt Nốt - Cần Thơ) là người đã hơn chục năm làm nghề trồng nấm. Theo anh để nấm rơm đạt năng suất cao thì cần phải chú ý một số điểm như:

Thời vụ: Nấm rơm có thể trồng quanh năm, nhưng để có năng suất cao và thuận lợi là ngay sau khi thu hoạch lúa Đông xuân (tháng 2 dương lịch) và từ đầu đến giữa mùa mưa. Lúc này lượng rơm nhiều và rẻ, thời tiết thích hợp, chất lượng nước sông cũng tốt. Trồng nấm vào những tháng nắng hạn và mưa nhiều đều không tốt cho nấm.

Sơ chế rơm: Rơm trồng nấm có yêu cầu là khô đều, màu rơm vàng. Tuyệt đối không sử dụng rơm mà trên ruộng lúa trước khi thu hoạch có sử dụng thuốc 2,4 D vì nấm sẽ không lên. Rơm được gom lại và chất thành đống, kích thước khoảng 5x3x3m = 45m3, ủ rơm đống to quá

sẽ khó cho việc tưới và đảo rơm, ủ đống rơm nhỏ quá sẽ không tạo ra được nhiệt độ cho rơm chín. Rơm sau khi chất đống được tưới đều từ trên xuống, giữ ẩm cho rơm liên tục cho đến khi thò tay vào thấy nóng rát là được, sau khi ủ 4 - 5 ngày phải đảo cho rơm chín đều.

Cấy meo: Khi mua meo cần chú ý mua những bịch meo trắng đều từ trên xuống, không mua những bịch meo bị nhiễm nấm mốc có màu đen hay đốm vàng. Rơm mục được chất thành luống như luống khoai, ngang 50cm, cao 35-40cm, dài tùy theo mặt bằng nhưng cần chất tập trung để thuận lợi cho việc tưới. Rải đều meo nấm ở hai bên sườn luống và phủ tiếp một lớp rơm nữacho kín hết meo. Sau khi cấy meo được 3 - 4 ngày, bào tử nấm nảy mầm thì phủ thêm một lớp rơm mỏng nữa (rơm tươi).

Tưới nước: Nấm cần được trồng ở những nơi cao ráo, gần sông để tưới nước và thoát thủy đều nhanh, tuyệt đối không để nước ngập lên mô nấm. Thời tiết khô thì cần tưới nước liên tục trong tuần đầu, mỗi ngày một lần để rơm luôn ẩm cho nấm phát triển. Nên tưới nước vào những buổi chiều mát vì tưới vào buổi sáng làm giảm nhiệt độ sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của nấm, tưới buổi trưa nắng nước bốc hơi nhanh cũng không tốt cho nấm.

Phun thuốc: Nấm rơm hay bị nhiễm nấm mốc và nấm dại, nấm mốc xanh, mốc cam, mốc thạch cao. Phải xử lý bằng thuốc tím, nặng phải dùng Bennomyl, Zineb, validacin. Ngoài ra còn các côn trùng phá nấm như ruồi, mạt gà, bọ nhảy, cuốn chiếu, kiến, gián, phải dùng thuốc Furadan để diệt. Khi nấm đã tạo hình thì phun các loại thuốc kích thích sinh trưởng như Komix, Mimix, Atonic, Bioted…

Thu hoạch: sau khi trồng 12 - 13 ngày thì thăm dò xem kích thước của nấm đủ cỡ chưa thì thu hoạch. Khi thu hoạch cần dỡ rơm từ từ, không bới lung tung, nhặt những quả nấm đạt kích thước, nấm nhỏ để nguyên và phủ lại rơm rạ như cũ và tưới tiếp để thu hoạch đợt sau.

Theo tính toán của anh Ba Dương thì trồng nấm cho lợi nhuận hơn trồng lúa nhiều. Chi phí cho trồng hết rơm của một ha lúa là: mua rơm 200.000 đồng, meo 60-70.000 đồng, công lao động các khoản khoảng 700.000 đồng, tổng chi phí khỏang 900.000 - 1.000.000 đồng. Nấm thu hoạch từ lượng rơm đó từ 200 - 250kg, giá bán 20.000 đồng/kg, tổng thu nhập từ 4-5 triệu đồng, trừ chi phí lãi khoảng từ 3-4 triệu đồng. Như vậy nếu sử dụng hết nguồn rơm rạ của hàng triệu ha lúa với 2-3 vụ/năm thì sẽ tạo thêm được một khoản thu nhập rất lớn cho nông dân và tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động ở nông thôn.

Nghề trồng nấm ở Thạch Hà - Hà Tĩnh

Cập nhật : 18/03/2010

Nghề trồng nấm của bà con ở huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh đến nay có thể khẳng định là một nghề đánh thức cơ hội làm giàu, mở ra một hướng làm ăn mới cho người nông dân ở huyện nghèo này.

Thạch Hà là huyện bao quanh thành phố Hà Tĩnh (Hà Tĩnh), có tổng diện tích đất tự nhiên 35.730,39 ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp 22.053 ha, chiếm 61,7% diện tích đất tự nhiên. Dân số cả huyện có 143.179 người với 80.371 lao động; đời sống của người dân huyện này chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, bình quân thu nhập trên đầu người thấp. Để góp phần tạo việc làm cho người dân, huyện chủ trương du nhập nghề trồng nấm, sau 3 năm đầu triển khai thấy có kết quả khả quan; đến năm 2005, UBND huyện Thạch Hà đã đầu tư Dự án: Xây dựng mô hình sản xuất giống, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ nấm ăn, nấm dược liệu với 6 tiêu chí đặt ra: xây dựng cơ sở sản xuất giống nấm và chế biến nấm ngay tại trung tâm huyện; tiếp nhận và làm chủ công nghệ nhân giống nấm cấp I, II, III; đào tạo chuyên gia, kỹ thuật viên và công nhân vận hành công nghệ sản xuất giống, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ nấm; xây dựng mô hình sản xuất các loại nấm ăn, nấm dược liệu; tổ chức sơ chế và chế biến nấm và tổ chức thị trường tiêu thụ sản phẩm nấm.

Được sự quan tâm và hỗ trợ kinh phí của Bộ KHCN, UBND tỉnh Hà Tĩnh và Sở KH&CN, Trung tâm Công nghệ Sinh học thực vật - Viện Di truyền nông nghiệp, huyện Thạch Hà đã xây dựng được mô hình trồng nấm với quy mô bao gồm: 1 cơ sở sản xuất giống nấm đầy đủ trang thiết bị với công suất 50 tấn giống nấm các loại mỗi năm; 1 nhà máy chế biến nấm với công suất 500 tấn/năm cùng quy trình SX, chế biến các loại nấm: linh chi, mộc nhĩ, nấm sò, nấm mỡ, nấm trân châu, nấm đầu khỉ và nấm rơm…

Qua quá trình thực hiện, đến nay cả huyện đã sản xuất và chế biến được 169 tấn nấm các loại, trong đó mô hình trồng nấm tập trung đạt 16 tấn; 153 tấn nấm thuộc các mô hình phân tán. Anh Nguyễn Văn Sáu - Phó GĐ Trung tâm chuyển giao KHCN của huyện phấn khởi cho biết: ―Nhờ vào sự nỗ lực phấn đấu của toàn bộ hệ thống dự án nên mô hình trồng nấm thực sự đạt được kết quả ngoài sức tưởng tượng; được Hội đồng KHCN chuyên ngành cấp Nhà nước đánh giá thành công xuất sắc, bởi dự án đã thu hút hàng trăm hộ nông dân thuộc 12 xã, thị trấn của huyện Thạch Hà tham gia. Ngoài ra, Trung tâm cũng đã chuyển giao công nghệ trồng nấm thương phẩm cho nhiều hộ nông dân ở các huyện khác như Hương Khê, TP Hà Tĩnh, Đức Thọ, Lộc Hà...; nguồn giống xuất ra còn phục vụ cho cả nông dân 2 tỉnh Nghệ An và Quảng Bình‖.

Dự án sản xuất nấm đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần tăng thêm thu nhập cho người nông dân. Chị Trần Thị Minh - một người dân trồng nấm ở xóm Đông Tân – xã Thạch Tân (Thạch Hà) hồ hởi nói: ―Cách đây gần 2 tháng, tôi dùng 2 tấn nguyên liệu để sản xuất nấm và đến nay tôi chỉ mới thu hoạch hơn một nửa nhưng cũng đã được 7 tạ nấm, bán ra với giá bình quân 10.000đ/kg, thu 7 triệu đồng, thật không ngờ trồng nấm lại cho thu nhập cao như vậy; mùa vụ tiếp theo tôi sẽ tiếp tục đưa mô hình trồng nấm này ra diện tích rộng hơn‖.

Ông Đỗ Khoa Văn - Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà kiêm chủ nhiệm dự án phấn khởi cho biết: ―Dự án sẽ tiếp tục phát triển sản xuất nấm trên quy mô toàn huyện; tập trung phát triển chủ yếu các loại nấm sò, nấm mỡ, nấm rơm đến các hộ nông dân, khuyến khích phát triển nấm mộc nhĩ, nấm linh chi theo hướng trang trại, gia trại, phấn đấu đến năm 2015 huyện sẽ thu hút trên 2.000 hộ nông dân tham gia sản xuất nấm‖.

Phất lên nhờ trồng nấm

tienphong.vn - 02-03-2010

Hơn một trăm hộ dân vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Thủy (Giao Thủy, Nam Định) ăn lên làm ra nhờ chương trình hỗ trợ sinh kế, đưa mô hình trồng nấm đến với người dân và tạo nên một thương hiệu mới: Nấm Xuân Thủy.

Từ ngày nấm được đăng ký thương hiệu Xuân Thủy, việc phát triển, thâm nhập thị trường của sản phẩm này càng mạnh khiến đầu ra của nấm ổn định. Ngoài mô hình trồng nấm, chương trình hỗ trợ sinh kế có các mô hình nuôi ong, VAC cho hơn 100 hộ dân vùng đệm và cận đệm của vườn Quốc gia Xuân Thủy vừa tạo điều kiện sản xuất vừa góp phần đưa các hộ nông dân tham gia vào chương trình cộng đồng bảo vệ khu dự trữ sinh quyển thế giới Xuân Thủy này.

Từ năm 2008, các mô hình trồng nấm được Vườn quốc gia Xuân Thủy áp dụng trên địa bàn các xã vùng đệm theo chương trình hỗ trợ sinh kế của vườn.

Mỗi hộ tham gia sẽ được hỗ trợ 5-7 triệu đồng tiền xây dựng cơ sở trồng nấm và được các chuyên gia trên Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật, Viện di truyền Nông nghiệp (Bộ NN & PTNT) về hướng dẫn trực tiếp các mô hình cấy nấm hiệu quả.

Ông Thảo cho biết: Đến nay, câu lạc bộ thu hút gần trăm hội viên từ 5 xã vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Thủy gồm: Giao An, Giao Thiện, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Hải và hai xã vùng cận đệm là: Giao Hương, Bình Hòa. So với cây lúa, thời gian thu hoạch nấm nhanh mà lợi ích kinh tế gấp 3 - 4 lần, bà con không còn phải chân lấm tay bùn nhiều như trước kia nữa.

Đặc biệt, việc áp dụng mô hình nấm này đã giải quyết bài toán đốt rơm rạ thường thấy tại các miền quê vào mùa thu hoạch lúa.

Ông Trần Văn Thủy (Giao Hương) cho biết: Rơm nguyên liệu được lấy trực tiếp tại địa phương nên vừa góp phần tiêu thụ khối lượng nguyên liệu này, vừa giảm giá thành sản xuất.

Hơn nữa, nó đảm bảo nguồn nguyên liệu sạch. Phần lớn rơm từ các loại lúa tám thơm nên chất lượng nấm có hương vị đặc trưng riêng của nấm Xuân Thủy giòn, mùi thơm được mọi người ưa chuộng.

Hiện với giá thành 15-20 ngàn đồng/ kg nấm thành phẩm tại thị trường tiêu thụ, và 10- 12 ngàn đồng/ kg tại điểm thu gom trong làng, các hộ dân đang ăn nên làm ra với mô hình trồng nấm mới.

Chỉ tính riêng hộ ông Thủy với 6 tấn nguyên liệu mỗi năm, ông thu về 5-6 tấn nấm tươi với thu nhập vài chục triệu đồng, cao hơn hẳn so với nghề truyền thống.

Đáng kể, theo ông Thảo, do nghề trồng nấm được áp dụng, tạo việc làm thường xuyên cho lao động địa phương nên, đã giảm được tình trạng ly hương của người dân, nhất là lớp trẻ, như trước đây.

Ngay như gia đình ông Thảo, ba con dâu rể của ông cũng tham gia trồng nấm. Mỗi năm, gia đình ông sử dụng gần 2 chục tấn rơm nguyên liệu cho thu nhập trên 100 triệu đồng.

Anh Bùi Đức Huynh, con rể ông Thảo từng làm công nhân lái tàu ở Quảng Ninh nhưng bỏ nghề về quê cùng vợ con trồng nấm. "Chúng tôi đi làm xa, lương cũng nhiều nhưng trừ chi phí còn lại cũng chẳng là bao. Trồng nấm ở quê vừa ổn định, thu nhập cũng khá từ 1,5 - 2 triệu đồng/người mà chi phí lại giảm nên ngày càng có nhiều người gắn bó với mô hình này", anh Huynh cho biết.

Trong tổng số gần một trăm hội viên câu lạc bộ trồng nấm Xuân Thủy, phần lớn là các lao động trẻ. Ông Cao Xuân Thủy - Chủ tịch Hội Nông dân xã Giao Hương, Phó chủ nhiệm Câu lạc bộ trồng nấm bộc bạch: ―Chúng tôi đang nhân rộng mô hình trồng nấm đến người nông dân nhất là các gia đình trẻ để tạo công ăn việc làm và thu nhập cho họ. Trước mắt, câu lạc bộ hỗ trợ về giống và kỹ thuật‖.

Thực tế, các hội viên tham gia và tự học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau do việc trồng nấm khá dễ dàng và thuận lợi.

Trồng nấm - nghề làm giàu ở Minh Đức

Ngày 22/03/2010

Xã Minh Đức (huyện Ứng Hòa) là xã đầu tiên đưa cây nấm về trồng thử nghiệm. Mới chỉ qua ba tháng triển khai, cây nấm đã ―hấp dẫn‖ rất nhiều nông dân bởi hiệu quả kinh tế của nó mang lại. Ông Nguyễn Mạnh Khang – Chủ tịch Hội Nông dân xã Minh Đức hồ hởi: ―Chỉ sang năm thôi là cả xã sẽ trồng nấm.

Kiếm bạc triệu từ rơm rạ. Đầu tháng 9/2009, xã Minh Đức được Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề huyện Ứng Hòa kết hợp với Trung tâm công nghệ sinh học thực vật (Viện Di truyền Nông nghiệp) triển khai lớp học trồng nấm. Lớp học đã tập huấn cho 60 hội viên nông dân trong xã. Các học viên vừa học lý thuyết vừa tiến hành triển khai trồng nấm tại nhà. Trong đó, chi hội thôn Cầu thí điểm trồng nấm rơm là chủ yếu, còn lại 5 thôn: Thần, Bùng, Nam Chính, Quan Châm, Giới Đức thực hành trồng nấm mỡ và nấm sò. Vì lớp học mới đưa vào thí điểm nên mỗi hộ tham gia trồng chỉ tận dụng diện tích sẵn có trong nhà: chuồng trại, nhà ngang, nhà kho, bờ ao, sân vườn… Hội Nông dân xã cũng tiến hành làm mô hình trình diễn ở trụ sở xã với 350 kg rơm để hội viên nông dân có chỗ thực hành bài học.

Theo ông Đinh Xuân Linh, Giám đốc Trung tâm công nghệ sinh học thực vật thì nấm mỡ thích hợp với nhiệt độ 15-18ºC. Diện tích cần sử dụng cho một tấn rơm rạ là 40–45m², có thể trồng 3–6 giàn như khoai tây để tiết kiệm diện tích. Quy trình trồng cũng khá đơn giản: làm ướt rơm rạ sau đó ủ đống và đảo rơm 4 lần (trong quá trình đảo bổ sung đạm, lân cho rơm) để rơm lên men. Sau đó lên luống, cấy giống rồi phủ đất. Sau 53–55 ngày có thể cho thu hoạch.

Một phần của tài liệu Tài liệu học viên nghề kỹ thuật trồng nấm (Trang 33 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)