1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

THỰC TRẠNG CƠ CẤU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TOADU

34 54 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Cơ Cấu Ngân Sách Nhà Nước Toadu
Tác giả Trần Đức Anh, Vũ Thị Huế, Bùi Phương Linh, Nguyễn Lê Na, Phạm Quỳnh Nga, Phan Hà Trang, Lê Đỗ Thành Trung, Nguyễn Đăng Vũ
Người hướng dẫn TS. Đỗ Ngọc Kiên
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Kinh Tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 75,31 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦUNgân sách nhà nước là cân đối tài chính quan trọng trong nền kinh tế, là công cụ, nguồnlực phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia, và Toadu cũng không phải một ngoại lệ.Đ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

=============000=============

TIỂU LUẬN PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG NGHỀ NGHIỆP

Đề tài:

CƠ CẤU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TOADU HIỆN NAY.

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

I GIỚI THIỆU CƠ CẤU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 4

1 Khái niệm về ngân sách nhà nước 4

2 Vai trò của ngân sách nhà nước 4

3 Thu ngân sách nhà nước 5

4 Chi ngân sách nhà nước 5

5 Các trạng thái của ngân sách 6

II THỰC TRẠNG CƠ CẤU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TOADU 7

1 Về thu ngân sách nhà nước Toadu 7

2 Về chi ngân sách nhà nước Toadu 8

3 Thực trạng nền kinh tế 9

4 Đánh giá ưu, nhược điểm cơ cấu ngân sách nhà nước Toadu 10

4.1 điểm Ưu cơ cấu ngân sách nhà nước 10

4.2 Các vấn đề đặt ra với thực trạng cơ cấu ngân sách nhà nước hiện tại 10

III MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CỦA BỘ TÀI CHÍNH 13

1 Tham khảo cơ cấu thu, chi ngân sách của một số quốc gia trên thế giới 13

1.1 Nhật Bản sau thời kì chiến tranh thế giới thứ 2 13

1.2 Việt Nam trong thời kì phát triển theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (WB, 2017) 14

1.3 Bài học từ cơ cấu thu chi ngân sách của một số nước trên thế giới 15

2 Giải pháp, kiến nghị quản lý thu ngân sách nhà nước 16

2.1 Giảm thuế nhập khẩu thép 16

2.2 xuất Đề mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) 17

2.3 Thu hút nguồn viện trợ nước ngoài dưới hình thức ODA dành cho ngân sách nhà nước Toadu 18

3 Đề xuất kiến nghị chi ngân sách 18

3.1 Nâng mức chi cho đầu tư phát triển 19

3.2 Giảm bớt tỉ lệ chi ngân sách cho quốc phòng 19

3.3.Nâng mức chi cho ba ngành trọng điểm là nông nghiệp, du lịch và thép 20

3.4 Ổn định mức chi thường xuyên khác ở mức 27,3% và tổng mức dự trữ, dự phòng quốc gia ở mức 5% 20

TỔNG KẾT 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 2

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Ngân sách nhà nước là cân đối tài chính quan trọng trong nền kinh tế, là công cụ, nguồnlực phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia, và Toadu cũng không phải một ngoại lệ.Đặc biệt, ở thời điểm hiện tại, khi Toadu mới bước ra khỏi cuộc nội chiến chưa bao lâu,các ngành “mũi nhọn” của đất nước vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề, Bộ Tài chính lại càng ýthức sâu sắc nhiệm vụ đặt ra: cơ cấu ngân sách nhà nước một cách hợp lý, tối ưu hóa cáckhoản thu – chi, để giúp nền kinh tế đất nước từng bước hồi phục và phát triển

Trong thời gian qua, chính sách về thuế quan và mode du lịch do Bộ Thương mại tổnghợp ý kiến các bộ và trình lên Tổng thống đã được phê duyệt và ban hành Song dựa vào đánhgiá, thống kê từ các chuyên gia tài chính, Bộ Tài chính vẫn nhận thấy những bất cập, thiếu sótcòn tồn tại trong cơ cấu ngân sách nhà nước hiện nay

Sau quá trình nghiên cứu những vấn đề phát sinh trong cơ cấu ngân sách nhà nước hiệntại, Bộ Tài chính đề xuất tiến hành tái cơ cấu các khoản thu – chi ngân sách nhà nước, đưa ragiải pháp khắc phục những thiếu sót trong khuôn khổ chính sách đã đề ra Đây sẽ là nhữnggiải pháp giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục kinh tế của quốc gia, đặt nền móng cho sự pháttriển đất nước theo định hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đi kèm với việc phát triểnngành nông nghiệp và du lịch bền vững

Trang 4

I GIỚI THIỆU CƠ CẤU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1 Khái niệm về ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước là toàn bộ khoản thu - chi của một nhà nước được dự toán và thựchiện trong một khoản thời gian nhất định (thường là trong một năm tài khóa), do một cơ quannhà nước có thẩm quyền quyết định để đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước

2 Vai trò của ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước là một công cụ không thể thiếu giúp nhà nước thực hiện chức năngcủa mình trong toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh và đối ngoại của mình

a Vai tro kinh tê

Với dự toán về các khoản thu - chi, Nhà nước có thể định ra các mức thuế cũng như cáckhoản chi để đảm bảo nền kinh tế phát triển ổn định Dựa vào công cụ thuế cũng như cácchính sách trợ giá, các quy cho vay của mình, nhà nước có thể thực hiện bình ổn giá cả trênthị trường Bên cạnh đó, ngân sách nhà nước có thể sư dụng như một nguồn kích cầu để giatăng lượng sản xuất của xã hội Các khoản dự toán cũng có thể cho thấy các khoản chi có hiệuquả, từ đó hạn chế những khoản chi mang nhiều rủi ro để tránh trường hợp lạm phát, nợ côngcao, ảnh hưởng xấu tới kinh tế

b Vai tro xã hội

Nhà nước có thể phân bố nguồn lực xã hội một cách hợp lí bằng các chính sách hỗ trợ,các loại thuế cá nhân, thuế theo ngành, Từ đó xây dựng kế hoạch tập trung ngân sách pháttriển cho các ngành trọng điểm để thu hút và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Ngoài

ra, với các nguồn thu chi ngân sách, nhà nước cũng góp phần làm giảm khoảng cách giàu nghèo, ổn định cuộc sống cho những người có hoàn cảnh khó khăn Hơn nữa, với các khoảnchi cho phát triển cơ sở hạ tầng, nghiên cứu khoa học sẽ làm phúc lợi xã hội được tăng cao,đảm bảo cuộc sống của người dân - cốt lõi của đất nước

-c Vai tro quốc phong an ninh

Quốc phòng an ninh luôn là một phần không thể thiếu với bất kì quốc gia nào để ổnđịnh trật tự an toàn xã hội và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Vì vậy, dự toán và thực hiện các khoảnthu - chi là cơ sở tài chính để duy trì và lên kế hoạch phát triển sức mạnh quân sự, củng cổ sự

ổn định, yên bình của đất nước, đảm bảo các hoạt động khác diễn ra theo kế hoạch

d Vai tro đối ngoại

Quan hệ đối ngoại giữa các nước là một yếu tố quan trọng để giúp một đất nước có thểphát triển trong thời kì hội nhập Dựa vào thu - chi của ngân sách nhà nước, Quốc gia đó có

Trang 5

thể xây dựng kế hoạch điều tiết các khoản viện trợ một cách phu hợp cũng như kế hoạch trảcác

Trang 6

khoản nợ nước ngoài trong thời gian có lợi cho mình Tỷ trọng các khoản thu - chi từ nướcngoài có thể cho thấy mức độ phụ thuộc kinh tế vào yếu tố nước ngoài và giúp đề ra các mứcthuế phu hợp cho các doanh nghiệp nước ngoài hay các mức thuế nhập khẩu mà không ảnhhưởng đến quan hệ ngoại giao với các nước.

3 Thu ngân sách nhà nước

a Khái niệm và bản chất

Thu ngân sách nhà nước là việc nhà nước dung quyền lực của mình để tập trung mộtphần nguồn tài chính Quốc gia lập nên Quy ngân sách nhà nước để đảm bảo chi tiêu của nhànước Cơ cấu thu ngân sách nhà nước là nội dung cụ thể và tỷ trọng của các khoản thu trongngân sách nhà nước Về bản chất, thu ngân sách nhà nước thể hiện mối quan hệ về kinh tếgiữa nhà nước và xã hội trong quá trình phân bố nguồn tài chính Quốc gia

b Phân loại các nguồn thu ngân sách nhà nước

Căn cứ vào nguồn phát sinh, thu ngân sách được chia làm hai loại: thu trong nước vàthu từ nước ngoài Với một quốc gia, nguồn thu trong nước chiếm tỷ trọng cao hơn và nắmgiữ vai trò quan trọng hơn

Căn cứ vào tính chất phát sinh, thu ngân sách gồm:

● Thuế, phí, lệ phí có tính chất như thuế

● Hoạt động sự nghiệp có thu của các đơn vị sự nghiệp công như bệnh viện công, trường học công

● Các khoản viện trợ không hoàn lại và các nguồn khác như: đóng góp tự

nguyện, bán và cho thuê tài sản nhà nước

4 Chi ngân sách nhà nước

a Khái niệm và bản chất

Chi ngân sách nhà nước là việc phân phối và sư dụng nguồn ngân quy Quốc gia nhằmđảm bảo thực hiện chức năng của Nhà nước Cơ cấu chi ngân sách nhà nước là nội dung cụthể và tỷ trọng của các khoản chi trong ngân sách nhà nước Về bản chất, chi ngân sách nhànước chính là quá trình phân bố lại nguồn tài chính Quốc gia được tập hợp tạo nên ngân quyQuốc gia

b Phân loại nguồn chi ngân sách nhà nước

Căn cứ vào tính chất, chi ngân sách được chia làm các loại:

● Chi thường xuyên: là các khoản chi đều đặn cho các cơ quan, tổ chức để đảmbảo hoạt động nhà nước

Trang 7

● Chi đầu tư phát triển: chi cho các dự án, cơ sở vật chất góp phần phát triểnkinh tế xã hội,…

● Chi trả nợ, viện trợ

● Chi dự phòng Quốc gia

● Chi dự trữ Quốc gia

5 Các trạng thái của ngân sách

a Các trạng thái của ngân sách

Căn cứ vào mối quan hệ giữa thu - chi trong ngân quy nhà nước, có 3 trạng thái củangân sách như sau:

● Thặng dư ngân sách: Trạng thái khi tổng thu ngân sách lớn hơn tổng chi ngân

sách

● Cân bằng ngân sách: Trạng thái khi tổng thu ngân sách bằng tổng chi ngân sách.

● Thâm hụt ngân sách: Trạng thái khi tổng chi ngân sách lớn hơn tổng thu ngân

sách

Trong ba trạng thái trên, thâm hụt ngân sách là trạng thái thường thấy ở các quốc giađang phát triển Trạng thái này có thể coi là một nguồn động lực để phát triển kinh tế của cácnước Tuy nhiên, khi thâm hụt ngân sách ở mức cao và kéo dài thì sẽ gây ra các tác động tiêucực cho nền kinh tế và các quốc gia cần xem xét điều chỉnh ki lưỡng hơn quyết định thu - chicủa mình

b Các tác động tiêu cực của thâm hụt ngân sách ở mức cao

- Tác động đên lạm phát: Khi xảy ra thâm hụt ngân sách ở mức cao, Chính phủ phải bán trái

phiếu chính phủ hoặc phát hành thêm tiền nếu muốn ổn định lại ngân sách Du là phương thứcnào đều gây ảnh hưởng đến nền kinh tế Nếu Chính phủ lựa chọn việc phát hành thêm tiền,điều này sẽ làm cho sức mua của đồng tiền giảm xuống, hiện tượng lạm phát sẽ xảy ra Khithâm hụt quá lớn, lạm phát sẽ liên tục gia tăng

- Tác động đên lãi suất:

o Lãi suất thực tê: Khi xảy ra thâm hụt ngân sách ở mức cao, cung trên thị trường vốn vay cũng

giảm làm tăng lãi suất

o Lãi suất danh nghĩa: Nếu Chính phủ lựa chọn việc bán trái phiếu chính phủ, điều này sẽ làm

cho cung tiền MS giảm, từ đó lãi suất thị trường sẽ tăng lên

 Khi lãi suất và các khoản vay của Chính phủ tăng cao sẽ làm giảm khả năngtiếp cận vốn của các doanh nghiệp, gây ra “hiệu ứng lấn át” Hệ quả cuối cung là giảm tốc độtăng trưởng kinh tế và mức sống của người dân

Trang 8

- Tác động đên cán cân thương mại: Thâm hụt ngân sách có thể khiến cho lãi suất hoặc lạm

phát gia tăng Khi lãi suất trong nước tăng đến mức cao hơn so với lãi suất quốc tế,

Trang 9

giá trị của đồng nội tệ sẽ tăng cao khiến cho người dân tiêu dung nhiều hàng nhập khẩu hơn và hàng hóa trong nước khó xuất khẩu hơn, dẫn đến cán cân thương mại giảm.

II THỰC TRẠNG CƠ CẤU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TOADU

1 Về thu ngân sách nhà nước Toadu

Đất nước Toadu vừa bước ra khỏi thời kỳ nội chiến, chủ trương hiện tại được đặt ra làhồi phục và phát triển đất nước bền vững, bằng cách mở cưa cho trao đổi thương mại tậptrung vào ba ngành mũi nhọn chính: nông nghiệp, du lịch và thép

Thu Ngân sách Nhà nước Toadu có thể chia thành 2 nguồn chính đó là thu từ thuế, phí

và thu từ viện trợ không hoàn lại Nguồn thu Ngân sách từ thuế, phí đến từ hoạt động nhập

khẩu gồm: thuế nhập khẩu thép, thuế nhập khẩu nông nghiệp và thu nội địa đến từ thuế dulịch Nguồn thu Ngân sách từ viện trợ không hoàn lại đến từ gói viện trợ dưới dạng ODA(Vốn hợp tác phát triển - Official Development Assistance) của Hiệp hội tư vấn Singapore

Cụ thể:

( tỷ USD)

Tỷ trọng

1 Thu từ hoạt động cân đối xuất nhập khẩu

- Thu từ thuế nhập khẩu thép, thuế suất 60%

- Thu từ thuế nhập khẩu ngành nông nghiệp, thuế suất 20%

- Mở 3 mode du lịch

7.680,643

57,7 %4,8 %22,5 %

2 Thu viện trợ

Trang 10

2 Về chi ngân sách nhà nước Toadu

Sau khi bước ra khỏi cuộc nội chiến, yêu cầu cấp thiết với chi ngân sách nhà nướcToadu đó là khắc phục sau chiến tranh và bước đầu đặt nền móng cho phát triển kinh tế đấtnước Cụ thể, cơ cấu chi ngân sách nhà nước Toadu năm tài khóa 2020:

Chi đầu tư

Chi thường xuyên

Sự nghiệp văn hóa thông tin 0,29 tỷ 2%

Các hoạt động kinh tê

- Ngành Thép nội địa (0,96 tỷ)

- Ngành Du lịch nội địa (0,7 tỷ)

- Ngành Nông nghiệp (0,48 tỷ)

2,14 tỷ 15 %

Hoạt động của cơ quan nhà nước 0,41 tỷ 3%

Trang 11

3 Thực trạng nền kinh tế

a Thép

Thép không phải là ngành quá quan trọng và được chú ý phát triển trong thời kỳ nộichiến Bên cạnh đó, các cơ sở vật chất, sản xuất của ngành này đã bị thiệt hại nặng nề bởibom đạn trong thời kỳ nội chiến, công nghệ sản xuất còn lạc hậu, khiến sản lượng thép củadoanh nghiệp trong nước chưa cao Sau khi cuộc chiến qua đi, nhu cầu lớn của ngành Xâydựng để khôi phục, xây dựng các cơ sở hạ tầng cần thiết đã gián tiếp thúc đẩy sự phát triểncủa ngành thép – thép cần phát triển nhanh chóng để phục vụ tái thiết đất nước Chính bởinguồn cung hạn hẹp thép trong nước đã dẫn đến việc Toadu phải nhập khẩu một lượng lớnthép từ nước ngoài Thuế suất 60% với mặt hàng thép nhập khẩu đã đem lại nguồn thu rất lớnđóng góp cho ngân sách nhà nước 7,68 tỉ USD (chiếm 57,66% ngân sách nhà nước)

b Nguồn thu nội địa từ các doanh nghiệp trong nước

Trong cơ cấu thu ngân sách nhà nước, tỷ trọng thu từ các doanh nghiệp nội địa chưacao, đặc biệt nhà nước Toadu chưa áp thuế thu nhập doanh nghiệp với các doanh nghiệp trongnước, đặc biệt là các doanh nghiệp vưa và nhỏ Ở Toadu cũng như nhiều quốc gia trên thếgiới, doanh nghiệp có quy mô nhỏ đều chiếm tỷ lệ cao trong tổng số doanh nghiệp (97% -99%), được xác định là “động lực tăng trưởng”, là “xương sống” của nền kinh tế Việc này cóthể gây ra thất thu ngân sách và gây ảnh hưởng đến tính ổn định của thu ngân sách nhà nước

c Ngân sách dành cho quốc phong

Chiến tranh luôn là công cuộc tiêu tốn nhiều sức lực và của cải Mặc du đã đạt đượcmục đích thống nhất đất nước, nhưng Toadu cũng nhận lại hậu quả nặng nề là một nền kinh tếkiệt quệ, thiếu sức sống và tỏ ra non trẻ so với thời đại Lí do chính của hiện tượng này chính

là sự mất cân bằng trong ngân sách nhà nước thời chiến: tỷ trọng nguồn chi quá lớn dành chosản xuất phương tiện chiến tranh và phát triển quốc phòng Việc xây dựng quá nhiều nhà máysản xuất phương tiện chiến tranh, nghiên khoa học quân sự, quốc phòng… là tiêu tốn rấtnhiều tiền của Điều này khiến chi ngân sách cho quốc phòng đang ở mức 35% (5,01 tỷ USD)

d Chi phát triển nông nghiệp

An ninh lương thực hiện là một trong những ưu tiên hàng đầu của Toadu, khi đất nướcbước ra khỏi nội chiến, hoạt động sản xuất vẫn đang trong quá trình khôi phục Trong khingành nông nghiệp trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu của quốc gia, nhà nước Toadu vẫnphải tiến hành nhập khẩu một số mặt hàng nông nghiệp từ nước ngoài Việc áp thuế nhậpkhẩu 20% với các mặt hàng nông nghiệp đã đem lại 4,8% thu ngân sách (0,64 tỷ USD) đồngthời tránh nông sản các nước ồ ạt tràn vào Toadu

Trang 12

e Chi phát triển du lịch

Trải qua cuộc nội chiến, Toadu không còn ở một vị thế là một quốc gia phát triển dulịch, một điểm đến thu hút lượng lớn khách du lịch hàng năm Chiến tranh đã cản trở sự pháttriển của ngành du lịch: không ít cơ du lịch đã bị tàn phá, hệ thống giao thông bị tê liệt, trở lạichiến tranh khiến khách du lịch không còn mặn mà với việc ghé thăm Toadu…

Sau khi chính phủ mới được thành lập, ngành du lịch cần được hồi sinh để khôi phụcmột nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước cũng như hình ảnh Toadu hòa bình, tươi đẹp Pháttriển du lịch còn đem về nhiều lợi ích kinh tế cho một Toadu kiệt quệ sau chiến tranh: thu hút

du khách nước ngoài, và cả nguồn ngoại tệ lớn, tạo ra công ăn việc làm cho người lao độngbản xứ, khuyến khích đầu tư từ nước ngoài Trong cơ cấu ngân sách nhà nước, nguồn thu từ

du lịch chiếm đến 22,52% (3 tỉ USD), một tỉ trọng rất lớn và hứa hẹn sẽ tiếp tục tăng trongtương lai

4 Đánh giá ưu, nhược điểm cơ cấu ngân sách nhà nước Toadu

Từ thực tế bảng cơ cấu ngân sách nhà nước, nhận thấy có những ưu điểm và một số vấn

đề đặt ra với cơ cấu ngân sách nhà nước hiện tại, cụ thể như sau:

4.1 Ưu điểm cơ cấu ngân sách nhà nước

Thứ nhất, có dự phòng ngân sách nhà nước sư dụng để chi phòng, chống, khắc phục

hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cứu đói; nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh

và các nhiệm vụ cần thiết khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp mình mà chưa được dựtoán

Thứ hai, có dự trữ tài chính để đáp ứng các nhu cầu chi theo dự toán chi ngân sách khi

nguồn thu chưa tập trung kịp hoặc bu đắp bội chi không đạt mức dự toán

Thứ ba, cơ cấu chi ngân sách nhà nước chú trọng vào các linh vực như đầu tư phát triển

cơ sở hạ tầng, ngành y tế, … nhằm phát triển và phục hồi nền kinh tế của đất nước sau nộichiến (Chiếm tổng số 58% tổng chi ngân sách)

4.2 Các vấn đề đặt ra với thực trạng cơ cấu ngân sách nhà nước hiện tại

Thứ nhất, cơ cấu nguồn thu chưa đa dạng, thiếu tính bền vững, thuế từ hoạt động xuất nhập khẩu chiếm tỷ trọng cao trong ngân sách nhà nước:

Cơ cấu thu ngân sách nhà nước vẫn còn phụ thuộc khá nhiều vào các nguồn thu có tính

ổn định không cao và không bền vững, như thu từ nhập khẩu thép và viện trợ không hoàn lại,

là những linh vực có biến động mạnh theo thị trường quốc tế Trong khi đó, thu ngân sáchchưa tập trung vào thu nội địa, như các là các ngành công nghiệp, dịch vụ trong nước do hậu

Trang 13

quả của nội chiến làm suy giảm các nguồn thu này Cụ thể, hoạt động nhập khẩu đóng góp thungân sách 8,02 / 13,32 tỷ USD , trong đó hoạt động nhập khẩu thép thu về 7,68 tỷ USD,chiếm 57,6%

Trang 14

tổng thu ngân sách Như vậy, nếu ngành thép nước ngoài bất ngờ chịu các tác động tiêu cựcảnh hưởng tới nguồn cung thép, thu ngân sách nhà nước sẽ không được đảm bảo, gây thâmhụt ngân sách ở mức nghiêm trọng do thuế thép nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn.

Trên thực tế, theo báo cáo thị trường thép tháng 2/2021 (Huyền Trang, Lan Hương, Phùng Đức Quyền, 2021), bình quân một tháng Trung Quốc sẽ xuất khẩu khoảng 5,5 triệu tấn

thép và dự kiến sẽ là nguồn cung thép nhập khẩu của Toadu trong dài hạn Tuy vậy, 60%

quặng sắt mà Trung Quốc nhập khẩu để sản xuất sắt thép lại đến từ Australia (Xuân Thuận, 2021), khi mà quan hệ thương mại và ngoại giao của 2 nước này đang rất căng thẳng, điều

này có thể dẫn đến sự sụt giảm sản lượng thép nhập khẩu vào Toadu khi Australia đột ngộtdừng cung cấp quặng sắt cho Trung Quốc Bên cạnh đó, cũng theo báo cáo thị trường théptháng 2/2021, một quốc gia có sản lượng thép xuất khẩu lớn khác là Nga cũng đang đưa ranhiều hạn chế hơn đối với việc xuất khẩu thép phế liệu bằng cách nâng mức thuế xuất khẩuthép phế liệu từ 15 EUR/tấn lên 45 EUR/tấn Vậy với Toadu, rủi ro thất thu ngân sách luônthường trực nếu không tìm nguồn cung thép ổn định (trong ngắn hạn) và cơ cấu lại nguồn thungân sách, giảm tỷ trọng thu từ xuất nhập khẩu (trong dài hạn)

Thứ hai, thuế thép nhập khẩu là thuế bảo hộ và mức thuế suất khá cao (60%), đi kèm với những biến động giá nguyên vật liệu trên thị trường quốc tế

Trên thực tế, chi phí mua thép xây dựng chiếm 28-35% chi phí xây dựng các công trình

(Kim Huệ, Huy Hoàng, 2021) Việc giá quặng sắt là nguyên liệu sản xuất thép tăng từ mức

155,84 USD/dmtu hồi đầu năm 2021 lên mức hơn 205,73 USD/dmtu ngày 01/06/2021

(CVRD, UNCTAD, Vale, 2021), thêm vào đó là mức thuế quan 60% sẽ khiến giá thép nhập

khẩu vào trong nước tăng cao, dẫn đến việc chậm thi công công trình và ảnh hưởng tới cácngành công nghiệp phụ trợ, tác động trực tiếp tới việc khôi phục cơ sở hạ tầng sau nội chiến,làm chậm quá trình khôi phục kinh tế

Bên cạnh đó, việc áp thuế suất cao có thể gây cản trở đến quá trình tự do hóa thươngmại với các quốc gia trên thế giới khi mà các hiệp định tự do thương mại đều yêu cầu cắtgiảm, dỡ bỏ hàng rào thuế quan Ngoài ra, các quốc gia xuất khẩu thép vào Toadu có thể tiếnhành đáp trả, gây căng thẳng quan hệ song phương, hoặc tiến hành gây sức ép yêu cầu giảmthuế suất, ảnh hưởng tiến trình hội nhập của Toadu

Thứ ba, chưa tận dụng được nhiều nguồn trợ cấp từ nước ngoài

Có thể nhận thấy, thu ngân sách chỉ có một nguồn trợ cấp từ Singapore, và chưa đạtđược thỏa thuận viện trợ cho cấc năm tài khóa tiếp theo Như vậy, nguồn viện trợ một lần,không ổn định, có thể gây thâm hụt ngân sách cho những năm sau đó

Trang 15

World net official development assistance and official aid

received (current US$)

là những quốc gia mà Toadu có thể hướng tới để xin viện trợ Dưới đây là biểu đồ nguồn vốnviện trợ hỗ trợ phát triển của thế giới qua các năm (WB, 2021):

Có thể thấy, trong khi mức viện trợ của thế giới những năm qua đang tăng lên thìToadu chưa thực sự tận dụng tốt các nguồn viện trợ nước ngoài, khi viện trợ nhận được là 2 tỷUSD và duy nhất từ Singapore Mặt khác, việc chỉ nhận viện trợ từ Hiệp hội tư vấn Singapore

sẽ làm giảm khả năng của Toadu trên bàn đàm phán với Singapore về các chính sách, điềukiện đi kèm với viện trợ Đối với Toadu, Singapore cam kết viện trợ 2 tỷ USD với điều kiện

bộ Nông nghiệp phải đưa ra mức thuế nhập khẩu Nông nghiệp không cao hơn 40% và bộ Dulịch phải mở ít nhất 2 mode

Thứ tư, bội chi ngân sách ở mức cao sau khi thoát khỏi nội chiến

Toadu là đất nước mới bước ra khỏi nội chiến, cần khôi phục kinh tế, ổn định đời sốngngười dân Trong khi các nguồn thu của Toadu hoàn toàn dựa vào nước ngoài, (62,4% từnguồn thuế nhập khẩu; 15,1% từ gói viện trợ và 22,52% đến từ khách du lịch nước ngoài), thìchi ngân sách vẫn đang nỗ lực để cân đối ngân sách trong khi vẫn đảm bảo chi phục vụ nhữngyêu cầu cấp thiết sau cuộc nội chiến

Trang 16

Trên thực tế, để phục vụ quá trình tái thiết lại cơ sở hạ tầg, phát triển kinh tế thì hiện nayngân sách nhà nước Toadu đã ở trạng thái thâm hụt 1 tỷ USD, tức 7,5% thu ngân sách Ngoài

ra, chi cho quốc phòng an ninh đang ở mức 35,5% thu ngân sách, mức chi này phu hợp trongtình trạng nội chiến, tuy nhiên nếu tiếp tục duy trì ngân sách cho quốc phòng ở mức cao như

Trang 17

vậy về lâu dài sẽ gây mất cân đối cơ cấu chi, cung với các rủi ro đã nêu ở trên sẽ gây thấtthâm hụt ngân sách ở mức cao Khi các nguồn thu còn chưa bền vững, thiếu tính ổn định thìviệc chi trả cho các khoản nợ có thể gây ra áp lực lên ngân sách.

Như vậy, cần đưa ra những chính sách, giải pháp thu chi ngân sách phu hợp để giảmthiểu các rủi ro với cơ cấu ngân sách nhà nước

III MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CỦA BỘ TÀI CHÍNH

1 Tham khảo cơ cấu thu, chi ngân sách của một số quốc gia trên thế giới

1.1 Nhật Bản sau thời kì chiến tranh thế giới thứ 2

a Bối cảnh Nhật Bản sau thời kì chiên tranh thê giới thứ 2

Bước ra khỏi thời kì chiến tranh thế giới thứ 2 với tư cách là nước bại trận, Nhật Bảnchịu hậu quả rất nặng nề trên mọi phương diện: kinh tế khó khăn; đất nước bị chiến tranh tànphá, thiếu thốn tài nguyên, mất hết thuộc địa; nạn thất nghiệp, lạm phát và thiếu thốn lươngthực khiến cuộc sống của người dân vô cung khốn khổ

b Thu ngân sách nhà nước

Thu ngân sách nhà nước của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2 có những đặc điểmsau:

Một là, viện trợ nước ngoài chiếm phần trăm lớn trong nguồn thu ngân sách nhà nước

sau thế chiến 2 Giai đoạn từ năm 1946 đến năm 1952, Nhật Bản đã nhận 2114 triệu đô la từ

My viện trợ, thể hiện trong mức tăng trung bình hàng năm của cán cân thanh toán chính thức230,8 triệu đô la My trong giai đoạn 1947-1953 Số tiền viện trợ này bằng xấp xỉ 12,2% GNP

của Nhật năm 1952 (TTBDĐBDC, 2018, p.2).

Hai là, ở giai đoạn phát triển “thần kì”, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao dẫn đến sự tăng

lên của số thu ngân sách nhà nước Từ năm 1955 đến năm 1972, tốc độ tăng trưởng GDP bình

quân hàng năm của Nhật Bản là 9,3% (Otsubo, 2007, p.13), dẫn đến sự gia tăng trong nguồn

thu ngân sách nhà nước, tuy nhiên sự gia tăng trong nguồn thu này không đáng kể do tỉ lệ thuthuế trên GDP của Nhật Bản khá thấp (17%)

c Chi ngân sách nhà nước

Tổng quan chi ngân sách của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến những năm

1960 dựa theo nguyên tắc cân đối ngân sách: gia tăng tiết kiệm ngân sách để đầu tư vào phát

triển kinh tế (TTBDĐBDC, 2018, p.3); Chi ngân sách cho tiêu dung và quân sự thấp và Chi

ngân sách cho ngành công nghiệp cao

Ngày đăng: 09/02/2022, 06:35

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w