Quản lý chi theo dự toán được coi là rất quan trọng đối với việc quản lý chi thường xuyên của NS xã. NS xã hàng năm để đầu tư cho nhiều lĩnh vực khác nhau, mức chi cho mỗi loại hoạt động được xác định theo đối tượng riêng, định mức riêng sẽ dẫn đến các mức chi từ NS xã cho các hoạt động cũng có sự khác nhau. Mặt khác, quản lý theo dự toán thì mới đảm bảo được cân đối ngân sách, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành ngân sách, hạn chế tính tùy tiện trong quản lý và sử dụng kinh phí ở các đơn vị thụ hưởng ngân sách
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn cuối khóa là trung thực xuất phát
từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập
Tác giả luận văn cuối khóa
Nguyễn Sơn
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
DANH MỤC NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG, BIỂU vi
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1:NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở CẤP HUYỆN 5
1.1.LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN 5
1.1.1.Khái niệm, đặc điểm chi thường xuyên ngân sách cấp huyện 5
1.1.1.1.Các khái niệm 5
1.1.1.2.Đặc điểm chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện 6
1.1.2.Nội dung, vai trò của chi thường xuyên NSNN cấp huyện 6
1.1.2.1.Nội dung chi thường xuyên NSNN cấp huyện 6
1.1.2.2.Vai trò của chi thường xuyên NSNN cấp huyện 10
1.2 QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN CẤP HUYỆN 10
1.2.1 Khái niệm quản lý chi thường xuyên ngấn sách nhà nước cấp huyện .10 1.2.2 Các nguyên tắc quản lý chi thường xuyên NSNN 11
1.2.3.Nội dung quản lý chi thường xuyên trên địa bàn huyện trực thuộc tỉnh 13
1.2.3.1 Lập dự toán chi thường xuyên 13
1.2.3.2 Chấp hành dự toán chi thường xuyên 15
1.2.3.3 Quyết toán chi thường xuyên 16
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HÓA 18
2.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HÓA 18
2.1.1 Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội 18
Trang 32.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý chi thường xuyên của huyện Hậu Lộc21 2.1.3 Những thuận lợi , khó khăn trong quản lý chi thường xuyên NSNN ở
huyện Hậu Lộc 22
2.2 Thực trạng chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện Hâụ Lộc, tỉnh Thanh Hóa 23
2.3 QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HÓA – THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 28
2.3.1 Thực trạng quản lý chi thường xuyên 28
2.3.1.1 Thực trạng lập dự toán chi thường xuyên 30
2.3.1.2 Thực trạng chấp hành dự toán chi thường xuyên 32
2.3.1.3 Thực trạng quyết toán các khoản chi thường xuyên 35
2.4 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HÓA .35
2.4.1 Kết quả đạt được của công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cấp huyện trên địa bàn huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa 35
2.4.2 Những hạn chế trong công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cấp huyện trên địa bàn huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa 37
2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cấp huyện ở huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa 40
CHƯƠNG 3:PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẬU LỘC TỈNH THANH HÓA 44
3.1 PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN CẤP HUYỆN Ở HUYỆN HẬU LỘC TỈNH THANH HÓA 44
3.1.1 Định hướng phát triển KT- XH của huyện Hậu Lộc 44
Trang 43.1.2 Định hướng ưu tiên chi thường xuyên NSNN cấp huyện trên địa bàn
huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa 45
3.1.3 Phương hướng hoàn thiện quản lý chi thường xuyên NSNN cấp huyện trên địa bàn huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa 45
3.1.3.1 Hoàn thiện quản lý chi thường xuyên NSNN cấp huyện theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, hợp lý, nâng cao tính công khai, minh bạch 45
3.1.3.2 Hoàn thiện bộ máy quản lý và nâng cao trình độ cán bộ quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện 47
3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẬU LỘC TỈNH THANH HÓA 48
3.2.1 Hoàn thiện các cơ chế, chính sách về quản lý chi thường xuyên NSNN cấp huyện 48
3.2.2 Hoàn thiện bộ máy quản lý và nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ quản lý chi thường xuyên NSNN cấp huyện 48
3.2.2.1 Hoàn thiện bộ máy quản lý chi thường xuyên NSNN cấp huyện 48
3.2.2.2 Nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ quản lý chi thường xuyên NSNN cấp huyện trên địa bàn huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa 50
3.2.3.2 Nâng cao ý thức, trình độ của đối tượng sử dụng các khoản chi thường xuyên 51
3.2.4 Các kiến nghị 54
KẾT LUẬN 58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
Trang 6DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Quản lý chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước ở cấp huyện là nội dungquan trọng để đảm bảo cho mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý ở cấp huyện.Làm tốt và từng bước hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhànước từ khâu xây dựng dự toán, chấp hành điều hành và quyết toán Ngân sáchNhà nước chính là điều kiện để cấp huyện thực hiện tốt các chức năng, nhiệm
vụ của mình trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước
Một trong những công cụ hữu hiệu được nhà nước sử dụng để điều tiết nềnkinh tế chính là NSNN Hoạt động quản lý NS đã có những bước cải cách, hoànthiện và đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận: tăng cường tiềm lực tài chínhđất nước; quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia; xây dựng NSNN lành mạnh;thúc đẩy sử dụng vốn và tài sản nhà nước tiết kiệm, hiệu quả; tăng tích lũy để thựchiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; góp phần vào đảm bảo các nhiệm vụquốc phòng, an ninh và đối ngoại
Ngân sách huyện chính là một bộ phận cấu thành của NSNN và làcông cụ để chính quyền cấp huyện, huyện thực hiện các chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn trong quá trình quản lý KT-XH, an ninh - quốc phòng Tuy nhiên,thực tế hiện nay cho thấy, quá trình quản lý Ngân sách các cấp, trong đó cócấp huyện vẫn còn những hạn chế nhất định, chưa đáp ứng được yêu cầu màLuật Ngân sách Nhà nước đặt ra.Trong bối cảnh chung đó, thực tế tại huyệnHậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa công tác quản lý chi thường xuyên Ngân sách tuy
đã có những bước phát triển nhưng vẫn còn tồn tại những vấn đề bất cập: Chithường xuyên Ngân sách mặc dù đã đáp ứng cơ bản các yêu cầu của mục tiêu,nhiệm vụ phát triển KT-XH trên địa bàn song hiệu quả ở một số lĩnh vực cụthể chưa cao, vẫn còn tình trạng chi vượt dự toán…
Do vậy tôi xin chọn đề tài: “Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà
Trang 8nước cấp huyện trên địa bàn huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài
luận văn tốt nghiệp của mình với mong muốn đưa ra một số giải pháp nhằmgóp phần hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN ở địa bàn huyện Hậu Lộctỉnh Thanh Hóa
2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là hệ thống hóa những vấn đề lý luận vàthực tiễn về quản lý chi thường xuyên ngân sách trên địa bàn huyện trựcthuộc tỉnh; đánh giá thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cấphuyện trên địa bàn huyện Hậu Lộc; từ đó đề xuất những giải pháp, kiến nghị
để góp phần hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách cấphuyện trên địa bàn huyện Hậu Lộc trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp
huyện trên địa bàn huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa
* Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Địa bàn huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa
- Thời gian: Dựa trên các tài liệu thu thập được từ năm 2012- 2014
- Nội dung nghiên cứu: Quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp huyệntrên địa bàn huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập thông tin
Xin số liệu và các văn bản, quyết định, hướng dẫn tại đơn vị thực tập(Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Hậu Lộc)
Trang 9kết quả đó, từ đó rút ra được những kết quả chỉ ra những tồn tại, hạn chế đểđánh giá 1 cách khách quan, khoa học Sau đó xây dựng 1 số giải pháp chủyếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên Ngân sách cấp huyệntrên địa bàn huyện trong thời gian tới.
4.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả: Với các số liệu thu thập được tiến hành
tổng hợp và xử lý dữ liệu Qua đó sẽ tính toán mô tả so sánh bằng các đạilượng thống kê số tuyệt đối, số tương đối, bảng biểu; làm căn cứ để chỉ rõnguyên nhân và đề xuất giải pháp cho việc quản lý công tác chi thường xuyênNgân sách cấp huyện của theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích,đúng đối tượng
- Phương pháp phân tích thống kê biến động: Chi thường xuyên NS
huyện chịu tác động bởi nhiều yếu tố như: Nguồn thu, nhiệm vụ chi, chế độchính sách của Nhà nước, yêu cầu của việc phát triển kinh tế xã hội trên địabàn huyện, …
- Phương pháp phân tích kinh tế: Trên cơ sở số liệu thu thập trong 3 năm
(2012- 2014) để phân tích chi thường xuyên NS từng năm so với dự toán, tỷtrọng chi thường xuyên NS cho từng ngành, từng lĩnh vực trong năm ngânsách và so sánh xu hướng chi thường xuyên ngân sách trong 3 năm (2012 –2014)
5 Nội dung
Ngoài danh mục các chữ viết tắt, danh mục bảng biểu, lời mở đầu, kếtluận và tài liệu tham khảo nội dung chính của khóa luận được trình bày theokết cấu gồm ba chương như sau:
Chương 1 Những vấn đề chung về quản lý chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước ở cấp huyện
Chương 2 Thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Trang 10cấp huyện trên địa bàn huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa.
Chương 3 Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý chi thường xuyên NSNN cấp huyện trên địa bàn huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa.
Với kết cấu 3 chương như trên đề tài đã cố gắng thể hiện phần lý luận,thực tiễn và những giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý chithường xuyên NSNN cấp huyện trên địa bàn huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa
Trang 11CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở CẤP HUYỆN 1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm chi thường xuyên ngân sách cấp huyện
1.1.1.1 Các khái niệm
Chi ngân sách nhà nước
Chi NSNN là quá trình phân phối và sử dụng các nguồn tài chính đã tập trung vào quỹ NSNN để đáp ứng nhu cầu chi gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của nhà nước về quản lý kinh tế, xã hội.
Phạm vi chi NSNN rất rộng, rất đa dạng, bao trùm mọi lĩnh vực của đờisống xã hội, liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến mọi đối tượng Điều nàyxuất phát từ vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước trong việc phát triển KT-XH.Luật NSNN năm 2002, tại Điều 2 có ghi rõ: “Chi ngân sách nhà nước baogồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh,bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước; chi việntrợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật” [1, tr.6]
Chi NSNN bao gồm hai quá trình: quá trình phân phối và quá trình sửdụng quỹ NSNN Quá trình phân phối là quá trình cấp phát kinh phí từ NSNN
để hình thành các loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng Quá trình sử dụng làquá trình trực tiếp chi dùng khoản tiền cấp phát từ NSNN mà không phải trảiqua việc hình thành các loại qũy trước khi đưa vào sử dụng
Chi thường xuyên ngân sách cấp huyện
Chi thường xuyên ngân sách cấp huyện là quá trình phân phối và sử dụng quỹ ngân sách huyện nhằm đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trên địa bàn cấp huyện Đó là toàn bộ các khoản chi thường xuyên
Trang 12của ngân sách cấp huyện có trong dự toán, được cơ quan có thẩm quyền quyếtđịnh và thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng nhiệm
vụ thường xuyên của chính quyền địa phương cấp huyện về quản lý kinh tế,
xã hội
1.1.1.2 Đặc điểm chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện
Thứ nhất, hầu hết các khoản chi thường xuyên NSNN đều mang tính ổn
định Có đặc điểm này xuất phát bởi sự tất yếu phải thực hiện các nhiệm vụcủa Nhà nước về quản lý hành chính Và đặc biệt, các hoạt động này phảiđược duy trì một cách thường xuyên, liên tục nhằm đảm bảo cung ứng cáchàng hóa công cộng không thế thiếu cho xã hội
Thứ hai, các khoản chi thường xuyên NSNN mang tính chất tiêu dùng xã
hội, chủ yếu để duy trì bộ máy và thực hiện các chức năng nhiệm vụ được đề ra
Thứ ba,phạm vi mức độ chi thường xuyên của NSNN gắn chặt với cơ
cấu tổ chức và hiệu lực hoạt động của bộ máy nhà nước Cơ cấu tổ chức của
bộ máy tác động tới cả phạm vi và mức chi thường xuyên của NSNN cho các
cơ quan này Khi bộ máy nhà nước cồng kềnh sẽ làm tăng chi cả về phạm vi
và mức chi Ngược lại, khi bộ máy Nhà nước gọn nhẹ sẽ là điều kiện tiền đềcho việc thu hẹp phạm vi chi thường xuyên của NSNN cho các cơ quan này
1.1.2 Nội dung, vai trò của chi thường xuyên NSNN cấp huyện
1.1.2.1 Nội dung chi thường xuyên NSNN cấp huyện
Xét theo lĩnh vực chi, chi thường xuyên NSNN cấp huyện bao gồm:
Chi cho các đơn vị sự nghiệp: Đây là khoản chi cho các đơn vị sự
nghiệp công lập nhằm cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu cầu nâng cao dân trí,phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức khỏ cộng đồng, tạo động lực để nângcao năng suất lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế theo chiều sâu Cụ thể:+ Chi cho hoạt động của các đơn vị sự nghiệp kinh tế của nhà nước Cáckhoản chi này nhằm đảm bảo hoạt động cho các đơn vị cung ứng hàng hóa,
Trang 13dịch vụ phục vụ trực tiếp cho các hoạt động kinh tế như đơn vị sự nghiệpthuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp; thủy lợi; khí tượng; thủy văn… mặc dùcác đơn vị sự nghiệp kinh tế có tạo ra sản phẩm và chuyển giao được nhưngkhông phải là đơn vị kinh doanh nên các khoản chi tiêu được coi như chiNSNN Xu hướng ở Việt Nam, nhà nước chỉ giữ lại một số đơn vị sự nghiệpkinh tế cần thiết cho sự phát triển kinh tế quốc gia, các đơn vị còn lại sẽchuyển sang mô hình hoạt động như một doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệuquả hoạt động của các đơn vị này.
+ Chi cho hoạt động các đơn vị sự nghiệp văn hóa – xã hội Hoạt động
sự nghiệp văn hóa – xã hội là tổng thể các hoạt động nghiên cứu khoa học,giáo dục, đào tạo, văn hóa, thể dục thể thao, y tế, xã hội
+ Chi cho hoạt động khoa học công nghệ là các khoản chi cho nghiêncứu, ứng dụng, phổ biến tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới nhằm hiệnđại hóa khoa học, công nghệ từ đó giúp nâng cao năng suất lao động, cải thiệnmôi trường làm việc, tăng năng lực cạnh tranh cho mỗi quốc gia cả về kinh tế,
cả về xã hội Chi khoa học công nghệ được thực hiện thong qua các hội,ngành các địa phương Với xu hướng phát triển kinh tế theo chiều sâu, chi chokhoa học công nghệ ngày càng được mở rộng
+ Chi cho hoạt động giáo dục, đào tạo là các khoản chi cho hệ thốnggiáo dục, đào tạo từ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thong đến đào tạo đạihọc và sau đại học Nhu cầu giáo dục, đào tạo của xã hội ngày càng đòi hỏigia tăng về số lượng và chất lượng, với nguồn tài chính có hạn NSNN khôngthể đáp ứng cho đủ các nhu cầu này mà chỉ đáp ứng một phần nhu cầu trongkhuôn khổ nhất định, cho một số đối tượng nhất định Khuôn khổ chi tiêu, đốitượng thụ hưởng phụ thuộc vào quan điểm của nhà nước và nguồn lực tàichính quốc gia Ở Việt Nam hiện nay, chi tài chính công đảm bảo toàn bộkinh phí cho hoạt động giáo dục tiểu học công lập, đảm bảo phần lớn kinh phí
Trang 14cho giáo dục phổ thong trung học và một phần kinh phí cho giáo dục đại học.Mục tiêu của Nhà nước Việt Nam là huy động nguồn tài chính của các thànhphần kinh tế đầu tư cho giáo dục nhằm nâng cao chất lượng của hoạt độngnày Bên cạnh đó, chi tài chính công đối với hoạt động giáo dục vẫn phải đảmbảo cho hệ thống giáo dục phát triển toàn diện, nâng cao trình độ nhận thức,
kỹ năng sống và làm việc của con người từ đó xây dựng và phát triển lànhmạnh và văn minh Đối với hoạt động đào tạo, chi tài chính công mặc dù có
xu hướng giảm nhưng vẫn phải đảm bảo ở một chừng mực nhất định đểkhuyến khích nhân tài, tạo điều kiện để họ phát huy được năng lực của mình
từ đó góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững
+ Chi cho hoạt động sự nghiệp y tế là các khoản chi cho đảm bảo sứckhỏe cộng đồng, khám chữa bệnh cho người dân Trong khuôn khổ nhất định,chi tài chính công phải đáp ứng kinh phí cho hoạt động khám chữa bệnh củamột số đối tượng như trẻ nhỏ, những người thuộc diện chính sách xã hội Chitài chính công tập trung chủ yếu vào chi cho y tế dự phòng, y tế công cộngnhằm đảm bảo sức khỏe chung của cộng đồng
+ Chi cho hoạt động sự nghiệp văn hóa, thể dục thể thao là các khoản chicho hoạt động văn học, nghệ thuật, bảo tàng, truyền thanh, truyền hình, thểdục, thể thao… khoản chi này không chỉ nhằm mục đích nâng cao trình độdân trí, nâng cao sức khỏe về tinh thần cho người dân mà còn góp phần giữgìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần khẳng định và nâng cao hìnhảnh quốc gia trên trường quốc tế
+ Chi cho hoạt động xã hội là các khoản chi cho đảm bảo xã hội và cứu
tế xã hội Khoản chi này nhằm đảm bảo cuốc sống của người dân khi gặp khókhăn do ốm đau, bệnh tật hoặc những người già không nơi nương tựa nhằm
ổn định xã hội
Trang 15Nhìn chung các khoản chi cho hoạt động sự nghiệp là mang tính tiêudùng nhằm mục đích nâng cao trình dộn dân trí, sức khỏe thể chất và tinhthần cho người dân Bên cạnh đó khoản chi này còn tạo động lực gián tiếp đểthúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo trật tự xã hội.
Chi cho các hoạt động quản lý nhà nước (chi quản lý hành chính): là các
khoản chi để đảm bảo hoạt động của hề thống các cơ quan quản lý nhà nước
từ trung ương đến địa phương như chi cho hệ thống cơ quan quyền lực, cơquan hành chính, cơ quan chuyên môn các cấp, viện kiểm sát và tòa án Trong
xu hướng phát triển của xã hội, các khoản chi quản lý hành chính không chỉdừng lại ở việc duy trì hoạt động quản lý của bộ máy nhà nước để cai trị màcòn nhằm mục đich phục vụ xã hội Hoạt động này nhằm bảo vệ và hỗ trợ chocác chủ thể và các hoạt động kinh tế phát triển, chẳng hạn hoạt động cấpphép, công chứng, hộ khẩu…
Chi cho hoạt động an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội Khoản
chi cho an ninh nhằm đảm bảo trật tự an toàn xã hội, tạo ra sự yên bình chongười dân Chi quốc phòng nhằm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, chống lại
sự xâm lấn của các thế lực bên ngoài Quy mô của khoản chi này phụ thuộcvào sự biến động chính trị, xã hội trong nước và các yếu tố bất ổn từ bênngoài Chi quốc phòng an ninh mang tính bí mậtt của quốc gia nên toàn bộkhoản chi này do NSNN đài thọ và không có trách nhiệm công bố công khainhư các khoản chi khác
Chi khác: ngoài các khoản chi trên, một số khoản chi không phát sinh
đều đặn và liên tục trong các tháng của năm nhưng vẫn thuộc về chi thườngxuyên như chi trợ giá theo chính sách của nhà nước, chi trả lãi tiền vay dochính phủ vay, chi hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội…
Trang 161.1.2.2 Vai trò của chi thường xuyên NSNN cấp huyện
Chi thường xuyên có vai trò trong nhiệm vụ chi của NSNN, chi thườngxuyên đã giúp cho bộ máy nhà nước duy trì hoạt động bình thường để thựchiện tốt chức năng QLNN, đảm bảo an ninh, an toàn xã hội, đảm bảo sự toànvẹn lãnh thổ quốc gia
Thực hiện tốt nhiệm vụ chi thường xuyên còn có ý nghĩa rất quan trọngtrong việc phân phối và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính của đất nước,tạo điều kiện giải quyết tốt mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng.Chi thườngxuyên hiệu quả và tiết kiệm sẽ tăng tích lũy vốn NSNN để chi cho đầu tư pháttriển, húc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao niềm tin của nhân dân vào vai tròquản lý điều hành của nhà nước
1.2 QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN CẤP HUYỆN
1.2.1 Khái niệm quản lý chi thường xuyên ngấn sách nhà nước cấp huyện
NSNN cấp huyện trực thuộc tỉnh là một cấp NS hoàn chỉnh, là một bộphận phân cấp trong hệ thống NSNN nói chung
Chủ thể quản lý: cơ quan quyền lực nhà nước cấp huyện và cấp xã trênđịa bàn (UBND huyện; UBND xã và các đơn vị trực thuộc có liên quan).Đối tượng quản lý: hoạt động chi thường xuyên NSNN cấp huyện
UBND huyện sẽ dựa trện các cơ sở pháp lý như: dựa trên hành lang hiếnpháp chung, dựa trên hệ thống luật pháp bao gồm luật chuyên biệt (Luật NS)
và các luật có liên quan (Luật tổ chức Quốc hội, Chính phủ, HĐND quyếtđịnh quyền của mỗi cấp chính quyền về KT- XH…)
Như vậy, có thể đưa ra khái niệm về quản lý chi thường xuyên NSNN
cấp huyện như sau: Quản lý chi thường xuyên NSNN cấp huyện trực thuộc tỉnh là quá trình UBND huyện dựa trên các cơ sở pháp lý, sử dụng hệ thống các phương pháp quản lý tác động đến hoạt động chi thường xuyên NSNN trên địa bàn nhằm đạt được các mục tiêu tài chính kinh tế - xã hội đã đề ra.
Trang 171.2.2 Các nguyên tắc quản lý chi thường xuyên NSNN
- Nguyên tắc quản lý theo dự toán:
Những khoản chi thường xuyên khi đã được ghi vào dự toán chi NSNN
và được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt được coi là chỉ tiêu pháp lệnh Trêngóc độ quản lý, số chi thường xuyên đã được ghi trong dự toán thể hiện sựcam kết của các cơ quan chức năng về quản lý tài chính công với các đơn vịthụ hưởng NSNN
Thực hiện đúng nguyên tắc quản lý theo dự toán mới đảm bảo được yêucầu cân đối của NSNN; tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành NSNN;hạn chế được tính tùy tiện trong quản lý và sử dụng kinh phí ở các đơn vị thụhưởng NSNN
Mọi nhu cầu chi thường xuyên dự kiến cho năm kế hoạch phải được xácđịnh trong dự toán kinh phí từ cơ sở, thông qua các bước xét duyệt của các cơquan quyền lực nhà nước từ thấp đến cao Khi các chỉ tiêu thuộc dự toán chithường xuyên đã được thông qua thì các ngành, các cấp, các đơn vị phải cótrách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh
Trong quá trình tổ chức thực hiện, các đơn vị thụ hưởng NS phải căn cứvào dự toán kinh phí đã được phê duyệt mà phân bổ và sử dụng cho cáckhoản, mục chi và phải hạch toán theo đúng mục lục NSNN đã quy định Định kỳ, khi quyết toán kinh phí, các đơn vị thụ hưởng NS cũng phảilấy dự toán làm căn cứ đối chiếu so sánh để phân tích, đánh giá kết quả thựchiện của kỳ báo cáo
- Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả:
Để thực hiện tốt nguyên tắc này cần chú ý một số nội dung sau:
+ Phải xây dựng được các định mức, tiêu chuẩn chi tiêu phù hợp vớitừng đối tượng hay từng tính chất công việc, phải có tính thực tiễn cao
+ Phải thiết lập được các hình thức cấp phát đa dạng và lựa chọn hình
Trang 18thức cấp phát phù hợp với mỗi loại hình đơn vị thụ hưởng NS, với yêu cầuquản lý của từng nhóm, mục chi.
+ Lựa chọn được thứ tự ưu tiên cho các hoạt động hoặc theo các nhómmục, chi sao cho với tổng số chi có hạn những vẫn hoàn thành khối lượngcông việc với chất lượng cao
+ Phải có quan điểm toàn diện khi đánh giá tính hiệu quả của chi NSNN, phảixem xét trên góc độ những lợi ích về KT-XH mà toàn xã hội được thụ hưởng
- Nguyên tắc chi trực tiếp qua KBNN:
Đây là phương thức thanh toán chi trả có sự tham gia của ba bên: đơn vị
sử dụng NSNN, KBNN, các tổ chức hoặc cá nhân nhận được các khoản tiền
do đơn vị sử dụng NSNN thanh toán chi trả bằng hình thức thanh toán khôngdùng tiền mặt
Đơn vị sử dụng NSNN ủy quyền cho KBNN trích tiền từ tài khoản củamình để chuyển trả vào tài khoản cho người được hưởng ở một trung gian tàichính nào đó
Để nguyên tắc này được thực hiện cần giải quyết tốt những nội dung sau:+ Tất cả các khoản chi NSNN phải được kiểm tra, kiểm soát một cáchchặt chẽ trong quá trình cấp phát, thanh toán (phải có trong dự toán NSNN đãđược duyệt, tuân thủ đúng cơ chế quản lý tài chính được phép áp dụng cho mỗikhoản chi, phải được thủ trưởng đơn vị sử dụng kinh phí NSNN chuẩn chi).+ Tất cả các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN phải mở tài khoản tạiKBNN; chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan tài chính và KBNN trong cả
ba khâu: lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán NSNN
+ Cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm xem xét dự toán NS của các
cơ quan, đơn vị cùng cấp; kiểm tra phương án phân bổ và giao dự toán củacác đơn vị dự toán cấp trên cho các đơn vị dự toán cấp dưới Định kỳ, cơ quantài chính các cấp có trách nhiệm thẩm định các báo cáo quyết toán của các
Trang 19đơn vị dự toán cấp I trực thuộc để tổng hợp số liệu vào quyết toán chi NSNN.+ KBNN phải kiểm soát các hồ sơ, chứng từ, điều kiện chi và thực hiệncấp phát, thanh toán kịp thời các khoản chi NSNN theo đúng quy định; phốihợp với các cơ quan tài chính, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đểkiểm tra tình hình sử dụng NSNN và xác nhận số thực chi NSNN qua KBNNcủa các đơn vị.
+ Phải lựa chọn phương thức cấp phát, thanh toán phù hợp với hoàn cảnhKT-XH hiện tại đối với từng khoản chi thường xuyên
1.2.3 Nội dung quản lý chi thường xuyên trên địa bàn huyện trực thuộc tỉnh
1.2.3.1 Lập dự toán chi thường xuyên
* Căn cứ lập dự toán:
+ Chủ trương của Nhà nước về duy trì và phát triển các hoạt động của bộmáy quản lý nhà nước, các hoạt động sự nghiệp, hoạt động quốc phòng - anninh và các hoạt động xã hội khác trong từng giai đoạn nhất định
+ Các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương, đặc biệt
là các chỉ tiêu có liên quan trực tiếp đến việc cấp phát kinh phí chi thườngxuyên của NSNN kỳ kế hoạch
+ Khả năng nguồn kinh phí có thể đáp ứng cho nhu cầu chi thườngxuyên kỳ kế hoạch
+ Các chính sách, chế độ định mức chi thường xuyên của NSNN hiện hành vàphải dự đoán được những điều chỉnh hoặc thay đổi có thể xảy ra trong kỳ kế hoạch.+ Kết quả phân tích, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng kinh phíthường xuyên kỳ báo cáo
* Quy trình lập dự toán
Bước 1: Hướng dẫn và giao số kiểm tra
Sau khi được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn và giao số kiểm tra,
Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách cho
Trang 20các đơn vị trực thuộc và Ủy ban nhân dân cấp xã.
Bước 2: Xây dựng dự toán chi thường xuyên cho các cơ quan nhà nước
và tổng hợp từ dưới lên để lập dự toán NSNN
+ Đơn vị dự toán chuẩn bị hồ sơ (dự toán kinh phí hằng năm, bảnglương, bảng thuyết minh các khoản kinh phí trong năm)
+ Nộp hồ sơ tại Phòng Tài Chính - Kế Hoạch huyện
+ Công chức Phòng Tài Chính – Kế Hoạch tiếp nhận hồ sơ, căn cứ vàođịnh mức UBND tỉnh giao để thảo luận và thống nhất số liệu tạm giao dự toánthu và phân bổ kinh phí cho các đơn vị
+ Công chức Phòng Tài Chính – Kế Hoạch tổng hợp số liệu, lập dự toántheo các biểu mẫu luật ngân sách nhà nước quy định và gửi UBND huyện.+ UBND huyện trình HĐND cùng cấp phê duyệt dự toán thu, chi ngânsách hằng năm
Bước 3: UBND huyện chủ trì họp giao dự toán cho các đơn vị.
bổ
× Định mức phân
bổ theo đầu dân
Đối với dự toán sơ bộ mà mỗi cấp ngân sách phải xác lập để làm cơ sởcho xây dựng dự toán ngân sách cấp đó và hướng dẫn cho các đơn vị dự toáncấp I:
Chi TX cho các cơ
quan nhà nước dự
kiến kỳ KH
=
Tổng số biên chế của các cơ quan được
Trang 21cho các cơ quan nhà nước kỳ kế hoạch.
Khi dự toán kinh phí chi thường xuyên, thì việc lập dự toán chính thứcphải dự tính theo phương pháp sau:
Cki: Số chi thường xuyên khác của cơ quan nhà nước thứ i dự kiến
kỳ kế hoạch
1.2.3.2 Chấp hành dự toán chi thường xuyên
Trong quá trình tổ chức chấp hành dự toán chi thường xuyên cần lưu ýphải dựa trên một số căn cứ sau:
+ Dựa vào mức chi của từng chỉ tiêu đã được duyệt trong dự toán Đây làcăn cứ mang tính quyết định nhất
+ Dựa vào khả năng nguồn kinh phí có thể dành cho nhu cầu chi thườngxuyên trong mỗi kỳ báo cáo
+ Dựa vào chính sách, chế độ chi NSNN hiện hành
Để đạt được mục tiêu cơ bản của khâu chấp hành dự toán chi thườngxuyên là đảm bảo phân phối, cấp phát và sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý,tiết kiệm và hiệu quả cần tập trung vào các yêu cầu cơ bản sau:
+ Đảm bảo phân phối nguồn vốn một cách hợp lý, tập trung có trọngđiểm trên cơ sở dự toán chi đã xác định
Trang 22+ Đảm bảo việc cấp phát vốn, kinh phí một cách kịp thời, chặt chẽ, tránhmọi sơ hở gây lãng phí, tham ô, làm thất thoát nguồn vốn của NSNN.
+ Phải đề cao nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả khi sử dụng nguồn vốn NSNN.Trong quá trình chấp hành dự toán chi thường xuyên cần phải tránh haikhuynh hướng: quá cứng nhắc hoặc quá tùy tiện dẫn đến làm giảm hoặc mất đitính hiệu quả của các khoản chi thường xuyên Cần phải thiết lập được một cơ chếđồng bộ nhằm phát huy được quyền dân chủ ở cơ sở trong quản lý tài chính, kiểmsoát tốt nhất sự lạm quyền hay quá tải của thủ trưởng đơn vị sử dụng NS trong sửdụng kinh phí đối với những đơn vị được giao quyền tự chủ về tài chính
1.2.3.3 Quyết toán chi thường xuyên
Mục đích của quyết toán chi thường xuyên là nhằm kiểm tra, rà soát,chỉnh lý lại các số liệu đã được phản ánh sau một kỳ chấp hành dự toán đểphân tích, đánh giá kết quả chấp hành dự toán, rút ra những kinh nghiệm vàbài học cho kỳ chấp hành dự toán sau
Khi quyết toán chi thường xuyên cần chú ý các yêu cầu:
+ Phải lập đầy đủ và gửi kịp thời các loại báo cáo tài chính cho các cơquan có thẩm quyền xét duyệt theo đúng chế độ đã quy định
+ Phải đảm bảo tính trung thực, chính xác đối với các số liệu trong báocáo; nội dung báo cáo tài chính phải theo đúng các nội dung trong dự toán vàtheo mục lục NSNN đã quy định
+ Báo cáo quyết toán năm phải có xác nhận của KBNN đồng cấp trướckhi trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn
+ Thủ trưởng các đơn vị dự toán cấp trên có trách nhiệm kiểm tra vàduyệt quyết toán chi thường xuyên của các đơn vị trực thuộc
Hoạt động quyết toán chi thường xuyên được diễn ra như sau:
Cán bộ Tài chính – Kế toán xã tổng hợp chi quản lý nhà nước ở cấp xãvào quyết toán chi ngân sách xã năm, trình Chủ tịch UBND xã duyệt UBND
Trang 23xã trình HĐND xã thảo luận và phê chuẩn quyết toán ngân sách xã Quyếttoán ngân sách xã sau khi đã được HĐND xã phê chuẩn, UBND xã gửi báocáo UBND huyện để tổng hợp.
Phòng Tài chính có trách nhiệm giúp UBND huyện tổng hợp quyết toánchi quản lý nhà nước ở cấp huyện và báo cáo quyết toán chi ngân sách huyệnnăm, trình Chủ tịch UBND huyện duyệt UBND huyện trình HĐND huyệnthảo luận và phê chuẩn quyết toán ngân sách huyện Quyết toán ngân sáchhuyện sau khi đã được HĐND huyện phê chuẩn, UBND huyện gửi báo cáoUBND tỉnh để tổng hợp
Trang 24CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN HUYỆN
HẬU LỘC, TỈNH THANH HÓA 2.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HÓA
2.1.1 Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội
Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: Hậu Lộc là huyện đồng bằng ven biển, cách trung tâm thành
phố Thanh Hoá 25 km về phía đông bắc Phía bắc giáp huyện Nga Sơn, HàTrung; phía nam và phía tây giáp huyện Hoằng Hoá; phía đông giáp biển Ðôngnên khá thuận lợi cho phát triển kinh tế biển Ðiều kiện tự nhiên rất đa dạng, giàutiềm năng với 3 vùng: vùng đồi, vùng đồng bằng chủ yếu là phù sa và vùng venbiển Hệ thống giao thông của Hậu Lộc khá phát triển do có Quốc lộ 1A, tuyếnđường sắt Bắc - Nam và Quốc lộ 10 chạy qua Những yếu tố này đã tạo điềukiện thuận lợi cho kinh tế Hậu Lộc phát triển trên các lĩnh vực nông - lâmnghiệp, thuỷ hải sản, công nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ
Đất đai: Tổng diện tích tự nhiên: 141,5 km²
Địa hình Hậu Lộc có đầy đủ ba dạng địa hình, từ đồng bằng thuộc các
xã Lộc Tân, Thịnh Lộc, Xuân Lộc, Hoa Lộc, Phú Lộc , đếnvùng đồi núi thuộc các xã Triệu Lộc, Tiến Lộc,Thành Lộc, Châu Lộc, ĐạiLộc, Đồng Lộc và ven biển là các xã Hòa Lộc, Ngư Lộc, Hải Lộc, MinhLộc, Hưng lộc, Đa Lộc.
Tình hình kinh tế - xã hội
* Dân số, lao động và phân bố dân cư
- Dân số: Dân số trung bình của huyện năm 2014 là 195.893 người; mật
độ dân số bình quân đạt 1.365 người/km2; dân số đô thị chiếm 2,0%; tỷ lệ vềgiới nữ giới chiếm 51,62%
Trang 25- Lao động: Cùng với sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơcấu lao động ở huyện trong thời gian qua cũng đã chuyển dịch theo hướngtích cực; chỉ trong 3 năm (từ 2012 -2014) tỷ trọng lao động nông lâm nghiệptrong tổng lao động xã hội đã giảm được 4,96%, lao động trong các ngànhcông nghiệp và xây dựng tăng 0,71% và lao động dịch vụ tăng 4,25% Mặc dùvậy, cho đến nay số lao động làm việc trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp, làlĩnh vực có năng suất thấp vẫn chiếm tỷ lệ cao (trên 70%), số lao động làmviệc trong các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ còn ít nên năng suấtlao động chung của huyện còn thấp.
- Phân bố dân cư: Sự phân bố dân cư giữa các xã, các vùng trong huyệncũng không đều Xã có dân cư đông nhất là Ngư Lộc (chiếm 9,45% tổng dân
số của huyện, mật độ dân số 17.331người/km2 năm 2014), xã số dân ít nhất làThịnh Lộc (chiếm 1,46% tổng dân số của huyện, mật độ dân số 972người/km2 ) Mật độ dân số của huyện tập trung đông ở các xã ven biển
* Các ngành kinh tế của huyện
Hoạt động kinh doanh thương mại có bước phát triển và mở rộng ở cảThị trấn và nông thôn Sức mua ngày càng tăng, nhất là đối với nhóm hàngnông sản, thực phẩm Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2012 đạt 265
tỷ đồng; năm 2013 đạt 435 tỷ đồng; năm 2014 tổng mức bán lẻ ước đạt 530 tỷđồng Tổng giá trị xuất khẩu năm 2012 đạt 7,8 triệu USD; năm 2012 đạt 8,5triệu USD; riêng năm 2014 giá trị xuất khẩu đạt 16,5 triệu USD Mặt hàngchủ yếu tham gia xuất khẩu gồm mặt hàng nông lâm sản, hải sản, gia cầm, lợnsữa, thủy sản…
Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp thời gian qua có nhữngchuyển biến mới và đang chuyển hướng quy hoạch xây dựng các cụm côngnghiệp- tiểu thủ công nghiệp, làng nghề Ngoài việc khôi phục phát triển cácngành nghề truyền thống đã du nhập được một số nghề mới như: Thêu ren,
Trang 26móc hộp, mây giang xiên Đây là lĩnh vực được ưu tiên phát triển Mặc dù,thời gian qua có những khó khăn do biến động giá cả và sự cạnh tranh gay gắttrong cơ chế thị trường, nhưng sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện vẫnduy trì tốc độ tăng trưởng cao và ổn định Giá trị sản xuất ngành Côngnghiệp – tiểu thu công nghiệp có bước phát triển, Năm 2012: 100 tỷ đồng,
dự kiến năm 2014 ước đạt 728 tỷ đồng Tính đến năm 2014, toàn huyện có3.479 cơ sở và hộ cá thể sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiêp; trongđó: kinh tế tập thể có 7 cơ sở, kinh tế cá thể có 3.468 cơ sở, kinh tế hổn hợp
có 4 cơ sở
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản có vai trò hết sức quan trọngtrong việc giải quyết việc làm, ổn định đời sống dân cư, đồng thời đóng góplớn cho nền kinh tế của huyện Hậu Lộc nói riêng và tỉnh Thanh Hoá nóichung Vì vậy thời gian qua các cấp, các ngành trong huyện luôn quan tâm vàchỉ đạo kịp thời sản xuất nông nghiệp Huyện đã có nhiều chủ trương về đầu
tư phát triển các vùng sản xuất trọng điểm, triển khai ứng dụng các tiến bộkhoa học kỹ thuật vào sản xuất đồng thời ban hành các chính sách mới phùhợp với điều kiện của huyện, nên ngành nông nghiệp của huyện thời gian quaphát triển ổn định và khá toàn diện Năm 2014 giá trị sản xuất của ngành đạt1.086 tỷ đồng, gấp 1,15 lần năm 2012 ; tốc độ tăng trưởng bình quân giaiđoạn 2011-2014 là 7,86 %/năm
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng mùa vụ: huyện đã chỉ đạo chuyển dịch hợp
lý cơ cấu cây trồng mùa vụ theo hướng tránh thiên tai đạt hiệu quả kinh tếcao Tăng nhanh diện tích xuân muộn, giảm diện tích xuân sớm, bỏ xuânchính vụ Từ 67% diện tích xuân muộn năm 2012 lên 81% diện tích xuânmuộn năm 2014 Đặc biệt các loại giống lúa chất lượng cao đã gieo cấy vớiquy mô diện rộng ở nhiều địa phương trong huyện Chuyển diện tích lúa hay
bị úng lụt vụ mùa sang gieo trồng vụ hè thu, chuyển diện tích trồng các cây
Trang 27lương thực hiệu quả không cao sang trồng cây công nghiệp, hoặc lúa - cá Sản xuất vụ đông được mở rộng, trong đó chú trọng mở rộng trên diện tíchđất 2 lúa.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý chi thường xuyên của huyện Hậu Lộc
Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa có cơ cấu tổchức bao gồm: 01 Trưởng phòng, 02 Phó phòng và 7 chuyên viên được phâncông và bố trí công việc theo từng lĩnh vực cụ thể
Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Hậu Lộc
- Trưởng phòng là người đứng đầu chịu trách nhiệm về mọi hoạt độngcủa phòng Tài chính- Kế hoạch trước Chủ tịch UBND huyện Hậu Lộc, đồngthời chịu trách nhiệm với Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Kế hoạch vàĐầu tư tỉnh Thanh Hóa về các mặt công tác chuyên môn do các sở này phụtrách Trưởng phòng phụ trách: Xây dựng dự toán hằng năm và dài hạn; tổng
dự toán thu- chi Ngân sách cấp huyện, đầu tư XDCB; dự thảo kế hoạch pháttriển kinh tế xã hội hằng năm, dài hạn
Trưởng phòng (Kiêm kế toán trưởng)
Trưởng phòng (Kiêm kế toán trưởng)
Phó Trưởng phòng phụ trách chi TX
Phó Trưởng phòng phụ trách chi TX
Kế toán viên quản lý chi NS cấp huyện
Phó Trường phòng phụ trách chi đầu tư XDCB
Phó Trường phòng phụ trách chi đầu tư XDCB
Kế toán viên phụ trách quản
lý đầu tư XDCB
Kế toán viên phụ trách quản
lý đầu tư XDCB
Trang 28Trực tiếp chỉ đạo bộ phận: Dự toán ngân sách – Kế hoạch và Đầu tư.
- 2 Phó trưởng phòng Là người giúp việc cho Trưởng phòng, đượcTrưởng phòng phân công phụ trách một số công việc cụ thể của phòng, liênđới chịu trách nhiệm trước cấp trên và pháp luật về những phần việc đượcphân công phụ trách và được ủy quyền thực hiện một số công việc cụ thể khiTrưởng phòng đi vắng
- Kế toán viên phụ trách quản lý chi NS cấp huyện: Hướng dẫn các cơquan, đơn vị dự toán thuộc huyện xây dựng dự toán ngân sách hàng năm, xâydựng trình UBND cấp huyện dự toán ngân sách huyện theo hướng dẫn của SởTài chính Giám sát việc chấp hành dự toán, và quyết toán ngân sách cấp huyện
2.1.3 Những thuận lợi , khó khăn trong quản lý chi thường xuyên NSNN
ở huyện Hậu Lộc
* Thuận lợi:
- Hậu Lộc là huyện có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên được tỉnh xácđịnh là huyện có lợi thế phát triển kinh tế Biển ở cả nuôi trồng và khai thác,đây cũng là điều kiện quan trọng để huyện tập chung khai thác lợi thế, tranhthủ sự quan tâm đầu tư của tỉnh, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồnvốn đặc biệt là nguồn vốn Ngân sách Nhà nước, bố trí cơ cấu các khoản chihợp lý, quản lý và kiểm soát chạt chẽ các khoản chi của ngân sách phục vụcho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương
- Việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của UBND tỉnh cho ngân sáchcấp huyện rõ ràng, ổn định theo từng thời kỳ ngân sách và theo hướng phâncấp mạnh cho cơ sở đã giúp cho chính quyền huyện Hậu Lộc chủ động trongcân đối nguồn thu và nhiệm vụ chi
- Đội ngũ các bộ công chức làm công tác quản lý tài chính được quantâm kiện toàn, tăng cường đào tạo và đào tạo lại, từ đó nâng cao trình độnghiệp vụ, đáp ứng ngày càng tốt yêu cầu quản lý
Trang 29* Khó khăn:
Là huyện có điểm xuất phát thấp huyện có trên 12,5% hộ nghèo 5/27 xã
là xã đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 257 Ngành kinh tế chủ yếu trênđịa bàn là sản xuất nông nghiệp, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản năng lựccạnh tranh của các sản phẩm chưa cao cơ cấu giữa các ngành đã có chuyểndịch theo hướng tăng tỷ trọng thương mại và dịch vụ xong khả năng khai thácvẫn chưa cao, mang tính mùa vụ, hơn nữa hàng năm phải hứng chịu nhiềuthiên tai… dẫn tới nguồn thu NS trên địa bàn thấp các khoản chi của NS cấphuyện chủ yếu từ nguồn trợ cấp của NSNN cấp trên, dẫn đến việc phân bổ bốtrí nhiệm vụ chi còn gặp nhiều khó khăn
Hạ tầng kinh tế - Xã hội của huyện trong những năm qua đã được quan tâmđầu tư nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn Hệ thống đường giao thông đangđược nâng cấp và cải tạo Các cơ sở kinh tế lớn đang trong quá trình đầu tư xâydựng Điều đó, đòi hỏi lượng vốn đầu lớn, trong khi nguồn thu NSNN trên địabàn huyện thấp, chủ yếu trông chờ vào nguồn trợ cấp của ngân sách tỉnh
Đây cũng là những khó khăn đặt ra trong công tác quản lý chi thườngxuyên ngân sách cấp huyện nói riêng và quản lý chi NS ở huyện Hậu Lộc nóichung thực hiện mục tiêu “…Huy động tối đa nguồn lực, khai thác có hiệuquả các nguồn lực từ bên ngoài Tập trung đầu tư phát triển các ngành, cáclĩnh vực có tiềm năng, lợi thế của huyện; chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tếtheo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đảm bảo tăng trưởng kinh tế vớitốc độ cao…” như Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Hậu Lộc lầnthứ XXV, nhiệm kỳ 2010- 2015 đã đề ra
2.2 Thực trạng chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện Hâụ Lộc, tỉnh Thanh Hóa
Tình hình chi NSNN cấp huyện trên địa bàn huyện Hậu Lộc được thểhiện qua các bảng sau:
Trang 31Bảng 2.1: Tổng hợp chi NSNN cấp huyện ở huyện Hậu Lộc (2012 – 2014)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chi cân đối ngân sách địa phương 321,138.29 321,200.63 432,770.10
2 Chi thường xuyên 290,776.53 297,095.01 387,523.53
Trong đó:
- Chi an ninh, quốc phòng 1,690.35 5,836.67 10,361.00
- Chi SN giáo dục, đào tạo 199,277.39 193,945.04 228,006.16
- Chi SN văn hóa thể thao và du lịch 1,470.08 1,398.44 1,126.32
Nguồn báo cáo quyết toán ngân sách huyện từ năm 2012 - 2014
Bảng 2.2: Tổng hợp chi thường xuyên NSNN cấp huyện ở huyện Hậu
Lộc, tỉnh Thanh Hóa (2012 – 2014)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chi an ninh, quốc phòng 1,690.35 5,836.67 10,361.00 Chi SN giáo dục, đào tạo 199,277.39 193,945.04 248,006.16
Chi SN văn hóa thể thao và du lịch 1,470.08 1,398.44 1,126.32 Chi SN phát thanh truyền hình 804.92 700.80 866.00 Chi đảm bảo xã hội 49,929.86 33,370.49 63,203.00
Nguồn báo cáo quyết toán ngân sách huyện từ năm 2012 – 2014
Bảng 2.3: Tỷ trọng chi thường xuyên trong chi cân đối ngân sách địa
Trang 32phương hằng năm (2012 – 2014)
Tỷ trọng chi thường xuyên trong chi
cân đối ngân sách qua các năm (%) 90.55 92.50 89.54
Chi thường xuyên chiếm tỷ trọng cao trong chi cân đối NSĐP và dao
động trong khoảng từ 89,54% đến 92,5% đây là mức độ tương đối phù hợp vớitình hình thực tế địa phương và mang tính chất ổn định cao Tỷ trọng chithường xuyên năm 2013 có tăng so với năm 2012 do ảnh hưởng của suy thoáikinh tế nên nhu cầu chi cho đảm bảo an sinh xã hội, chi hỗ trợ đối tượng chínhsách, đối tượng nghèo vẫn tăng lên, nhiều chính sách an sinh xã hội còn trùnglặp, chi sự nghiệp trong cơ cấu chi của một số Chương trình mục tiêu quốc gia
có xu hướng tăng lên Tuy nhiên đến năm 2014 do sự cố gắng của cấp huyệnnói riêng thì tỷ trọng chi thường xuyên đã có giảm xuống còn 89,54% cho dùkhông nhiều, nhưng đó là một tín hiệu tích cực khi tỷ trọng chi thường xuyêngiảm và thay vào đó là sự tăng chi đầu tư góp phần giúp cho kinh tế xã hộiphát triển
Qua số liệu bảng 2.2 cho thấy tổng chi thường xuyên NSNN cấp huyệntrên địa bàn huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa tăng lên qua các năm
Năm 2012, tổng số chi thường xuyên là 290.776,53 triệu đồng; đến năm
2014, tổng số chi thường xuyên là 387.523,53 triệu đồng Như vậy tổng chithường xuyên năm 2014 gấp 1,33 lần so với năm 2012, nguyên nhân là dohầu hết các khoản chi trong chi thường xuyên đều tăng so với năm trước, cụthể như sau:
+ Chi SN an ninh, quốc phòng tăng mạnh qua từng năm, đến năm 2014
là 10.361 triệu đồng gấp 6,13 lần so với năm 2012, có một số nguyên nhânnhư là tình hình biển đông trong những năm vừa qua đang nóng lên do đónhiệm vụ chi an ninh quốc phòng tăng (như diễn tập quốc phòng tăng, chimua sắm vũ khí thiết bị tăng…), do chính sách an ninh quốc phòng (như thay
Trang 33đổi định mức AN- QP), do quan tâm đầu tư cho AN –QP (hỗ trợ tuyển quân,huấn luyện dân quân, công tác an ninh phòng chống tội phạm tăng…).
+ Chiếm tỷ trọng lớn trong chi thường xuyên là chi sự nghiệp giáo dục,đào tạo do tiếp tục thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, coi giáo dục
là quốc sách hàng đầu
Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo tăng lên qua các năm chỉ có năm 2013 làgiảm nhẹ so với năm trước Năm 2012 là 199.277,39 triệu đồng; năm 2013 là193.945,04 triệu đồng bằng 0.97 lần năm 2012; đến năm 2014 là 248.006,16triệu đồng tăng lên 1,25 lần so với năm 2012 Nguyên nhân giảm nhẹ ở năm
2013 là do tinh giảm biên chế, về nghỉ hưu trước thời hạn theo chính sách củaNhà nước hay do thuyên chuyển; giảm do việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên đãhoàn thành chương trình bồi dưỡng; giảm chi phí các kỳ thi, số lượt kỳ thi.Đến năm 2014 tăng tập trung ở các khoản chi: chi chế độ con người và bổsung kinh phí mua sắm thiết bị phục vụ chuẩn quốc gia, cải cách tiền lương vàtăng mức chi hoạt động sự nghiệp giáo dục
Bảng 2.4: Tỷ trọng chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo trong chi thường xuyên
qua các năm (2012 – 2014)
Tỷ trọng chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo
trong chi thường xuyên qua các năm (%) 68.53 65.28 58.84
Tỷ trọng này cho thấy sự quan tâm rất lớn của Nhà nước nói chung vàvới huyện Hậu Lộc nói riêng đến SN giáo dục, đào tạo
+ Chi sự nghiệp khoa học, công nghệ: Năm 2013 và năm 2014 đều có sốchi như nhau là 35 triệu đồng và cao hơn năm 2012, điều đó xuất phát từ một
số nguyên nhân như là: nhiệm vụ phát triển khoa học kỹ thuật tăng; trước yêucầu đòi hỏi ổn định và phát triển kinh tế thì huyện đã phát triển khoa học kỹthuật nhiều hơn nhất là trong việc ứng dụng vào thực tế; do chương trình mụctiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trong đó có chuyển giao tiến bộ KH-
Trang 34KT, phát triển KH – CN vào ứng dụng sản xuất kinh doanh…
+ Chi sự nghiệp môi trường: năm sau đều tăng so với năm trước là doNhà nước nói chung và huyện Hậu Lộc nói riêng đã quan tâm nhiều hơn đếnviệc phát triển kinh tế bền vững, bảo vệ môi trường sống trong sạch Tuynhiên với mức chi còn hạn chế và mức tăng không quá cao chỉ từ 446.08 triệuđồng năm 2012 lên 642 triệu đồng năm 2014 như vậy vẫn chưa thể giải quyếtđược bài toán xử lý rác thái và ô nhiễm môi trường sinh thái hiện nay trên địabàn huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa
+ Chi đảm bảo xã hội: Năm 2014 là 63.203 triệu đồng tăng mạnh so với
2 năm trước là do tình hình trái đất đang nóng lên, tình hình thiên tai bão lũ,hạn hán sinh ra dịch bệnh và xảy ra thường xuyên và có chiều hường nghiêmtrọng hơn nên khoản chi đảm bảo xã hội tăng, phát sinh kinh phí cho an sinh
xã hội
+ Ngoài ra thì các khoản chi khác trong chi thường xuyên, ví dụ như:chi SN y tế; chi SN kinh tế; chi QLHC, đảng, đoàn thể; chi khác NS cũngtăng qua các năm, trong đó có một phần yếu tố do thực hiện cải cách tiềnlương và đáp ứng yêu cầu phát triển thực tế: bộ máy biên chế tăng
+ Năm 2014, mặc dù quy mô chi thường xuyên tăng và xu hướng chungcủa các khoản chi là tăng nhưng cá biệt có một số khoản chi giảm xuống hoặctăng rất ít: Chi SN văn hóa thể thao và du lịch (năm 2014 giảm so với năm
2012 là 343,76 triệu đồng), chi SN phát thanh truyền hình (năm 2013 giảm104,12 triệu đồng và năm 2014 tăng 61,08 triệu đồng so với năm 2012)nguyên nhân là do chủ trương cắt giảm chi tiêu NS của chính phủ
Nhìn chung, chi NS cấp huyện đáp ứng cơ bản nhu cầu chi thường xuyên,đồng thời chủ động bố trí NS để giải quyết kịp thời các chế độ chính sách mới vànhiệm vụ đột xuất phát sinh Các khoản chi của NS huyện được bố trí tương đốihợp lý, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, trong đó các khoản chi
Trang 35chiếm tỷ trọng lớn là chi SN giáo dục, đào tạo; chi đảm bảo xã hội; chi QLHC,đảng, đoàn thể…Một số khoản chi được điều chỉnh theo xu hướng giảm, phùhợp với chủ trương tiết kiệm theo nghị quyết của chính phủ.
2.3 QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HÓA – THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
2.3.1 Thực trạng quản lý chi thường xuyên
Tình hình quản lý chi thường xuyên trên địa bàn huyện Hậu Lộc đượcphản ánh thông qua bảng 2.5 và 2.6
Bảng 2.5: Dự toán chi thường xuyên NS cấp huyện Hậu Lộc (2012 - 2014)
Đơn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Dự toán
Tỷ trọng (%)
Dự toán
Tỷ trọng (%)
Dự toán
Tỷ trọng (%) Chi an ninh, quốc phòng 850.00 0.51 2,733.00 1.11 5,022.00 1.74 Chi SN giáo dục, đào tạo
lịch 1,233.00 0.74 1,725.00 0.70 1,966.50 0.68 Chi SN phát thanh truyền hình 475.00 0.29 772.00 0.31 821.00 0.28 Chi đảm bảo xã hội 31,556.54 18.94 31,105.35 12.59 30,743.96 10.65 Chi SN kinh tế 3,895.00 2.34 3,733.00 1.51 4,760.00 1.65 Chi SN bảo vệ môi trường 1,190.00 0.71 1,340.00 0.54 1,270.00 0.44 Chi QLHC, Đảng, đoàn thể 12,852.96 7.71 17,892.44 7.24 20,449 7.09 Chi khác NS 200.00 0.12 400.00 0.16 400.00 0.14
Tổng
166,648.5
0
100.0 0
246,972.7
8
100.0 0
288,572.5
7 100.0 0