1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài tiểu luận Kinh tế vĩ mô: Phân tích giải pháp nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2019 2021

19 355 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 400,61 KB

Nội dung

Tiểu luận Kinh tế vĩ mô: phân tích giải pháp nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2019 2021. Tác giả: Qie Qie. Giới thiệu nội dung: Nghiên cứu, phân tích giải pháp nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 20192021 để có cái nhìn và hiểu biết sâu sắc thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 20192021 và các giải pháp nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2019 2021, từ đó đề xuất giải pháp nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam cho giai đoạn tiếp theo.

Trang 1

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM TỶ LỆ THẤT NGHIỆP Ở VIỆT

NAM GIAI ĐOẠN 2019-2021

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu 3

2 Mục tiêu nghiên cứu 4

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

PHẦN II: NỘI DUNG 5

Chương 1: Cơ sở lý luận về thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp 5

1.1 Một số khái niệm 5

1.2 Công thức tính tỷ lệ thất nghiệp 5

1.3 Phân loại thất nghiệp 6

1.4 Tác động của thất nghiệp 6

1.5 Các giải pháp chung giảm tỷ lệ thất nghiệp 7

Chương 2: Thực trạng về thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2019-2021 8

2.1 Thực trạng về thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2019-2021 8

2.2 Các nguyên nhân tác động đến tình hình thất nghiệp của Việt Nam giai đoạn 2019-2021 10

Chương 3: Phân tích giải pháp nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2019-2021 10 3.1 Các giải pháp, chính sách nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp được đề xuất và thực

Trang 2

hiện từ giai đoạn trước 10

3.2 Các giải pháp, chính sách nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp trong giai đoạn 2019-2021 12

3.3 Đề xuất giải pháp giảm tỷ lệ thất nghiệp cho giai đoạn tiếp theo 15

PHẦN III: KẾT LUẬN 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 3

PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu

Cuộc cách mạng khoa học 4.0 đang là xu thế hàng đầu của nền kinh tế, là vấn đề rất quan trọng với mỗi quốc gia trên thế giới Khoa học kỹ thuật và công nghệ ngày càng phát triển, được vận dụng vào mọi mặt của đời sống, xã hội Đối với Việt Nam, Đảng

và Chính phủ xem đây là một cơ hội và thách thức lớn đối với Việt Nam Một trong số những thách thức của công nghiệp hóa-hiện đại hóa mang lại là tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng tăng lên do nhiều nguyên nhân như: máy móc làm việc thay thế con người, trình

độ của người lao động không đáp ứng được yêu cầu của tiến bộ khoa học…

Bên cạnh đó, giai đoạn 2019-2021 là khoảng thời gian thế giới phải đối mặt với dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường và có nhiều tác động tiêu cực đến kinh tế, xã hội Nhiều doanh nghiệp, công xưởng, hợp tác xã…bị thua lỗ, phải tạm dừng hoạt động thậm chí là bị phá sản, đóng cửa Người lao động bị cắt giảm lương, chuyển công tác và rất nhiều người mất việc làm

Tỷ lệ thất nghiệp tăng, càng nhiều người phải đối mặt với khó khăn, áp lực về tài chính, ảnh hưởng đến chất lượng sống của bản thân người lao động, của gia đình và ảnh hưởng đến xã hội, nền kinh tế của đất nước Do đó, Đảng và Chính phủ Việt Nam luôn

nỗ lực trong việc tìm ra các giải pháp giảm tỷ lệ thất nghiệp Tuy vẫn còn có những hạn chế nhất định, song các giải pháp và chính sách mà Chính phủ đưa ra đã cải thiện được phần nào tình trạng thất nghiệp của Việt Nam, giúp người lao động bớt khó khăn hơn

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Phân tích giải pháp nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2019-2021”

Trang 4

2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu, phân tích giải pháp nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2019-2021 để có cái nhìn và hiểu biết sâu sắc thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2019-2021 và các giải pháp nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2019-2020, từ đó đề xuất giải pháp nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam cho giai đoạn tiếp theo

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp

+ Trình bày thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2019-2021

+ Trình bày và phân tích các giảm pháp nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2019-2021

+ Đề xuất giải pháp giảm tỷ lệ thất nghiệp cho giai đoạn tiếp theo

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

+ Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam

+ Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi quốc gia Việt Nam, giai đoạn 2019-2021

Trang 5

PHẦN II: NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý luận về thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp

1.1 Một số khái niệm

1.1.1 Khái niệm thất nghiệp

Thất nghiệp được định nghĩa là những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động hiện không có việc làm nhưng đang nỗ lực tìm kiếm việc làm và sẵn sàng làm việc

để tạo ra thu nhập, bao gồm cả những người: hiện tại không có việc làm nhưng trong thời gian người đó được bố trí một việc làm (thất nghiệp tự nhiên), những người đã bị thôi việc không lương có hoặc không có thời hạn [1]

1.1.2 Khái niệm tỷ lệ thất nghiệp

Tỷ lệ thất nghiệp được định nghĩa là tỷ lệ phần trăm của số người thất nghiệp so với lực lượng lao động (dân số hoạt động kinh tế) [1]

1.2 Công thức tính tỷ lệ thất nghiệp

Tỷ lệ thất nghiệp được tính theo công thức sau:

Tỷ lệ thất nghiệp = 𝑆ố 𝑛𝑔ườ𝑖 𝑡ℎấ𝑡 𝑛𝑔ℎ𝑖ệ𝑝

Ngoài ra, theo wikipedia, tỷ lệ thất nghiệp được tính theo công thức:

Tỷ lệ thất nghiệp = 𝑆ố 𝑛𝑔ườ𝑖 𝑘ℎô𝑛𝑔 𝑐ó 𝑣𝑖ệ𝑐 𝑙à𝑚

Trong đó:

+ Tử số: Không bao gồm những người không cố gắng tìm việc

+ Mẫu số = Số người có việc làm + số người không có việc làm nhưng tích cực tìm

Trang 6

việc

1.3 Phân loại thất nghiệp

Căn cứ vào nguồn gốc, thất nghiệp được chia thành 3 loại:

+ Thất nghiệp tạm thời (Frictional unemployment): những lao động đang trong thời gian tìm kiếm công việc hoặc nơi làm việc tốt hơn, phù hợp với khả năng, trình độ lao động,…; phát sinh trong một khoảng thời gian ngắn Trong mọi nền kinh tế và trong bất

kỳ thời điểm nào đều tồn tại thất nghiệp này

+ Thất nghiệp cơ cấu (Structural unemployment): cơ cấu sản xuất thay đổi, một lực lượng lao động không đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng, tri thức của thị trường lao động

+ Thất nghiệp chu kỳ (Cyclical Unemployment): khi nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái, tổng cầu giảm Khi nền kinh tế tăng trưởng trở lại, tổng cầu tăng lên, các doanh nghiệp sẽ tăng cường mở rộng sản xuất, lao động sẽ được thuê thêm Như vậy, thất nghiệp chu kỳ là thất nghiệp chịu sự tác động bởi chu kỳ kinh tế (tăng trưởng, ổn định

và suy thoái)

1.4 Tác động của thất nghiệp

1.4.1 Đối với người lao động

+ Không có thu nhập hoặc thu nhập suy giảm làm cho chất lượng cuộc sống giảm xuống, cuộc sống gặp khó khăn, thiếu thốn

+ Kỹ năng, kiến thức cần thiết cho công việc dần bị mai một theo thời gian, một thời gian dài không ghi nhớ, thực hành sẽ không có đủ điều kiện đáp ứng cho công việc

Trang 7

1.4.2 Đối với xã hội

+ Các vấn đề, tệ nạn xã hội có thể gia tăng do người lao động thất nghiệp nhàn rỗi, hoàn cảnh thiếu thốn

+ Chính phủ phải tăng chi ngân sách nhà nước để giải quyết tệ nạn và trợ cấp thất nghiệp Hậu quả làm cho ngân sách nhà nước bị thâm hụt

+ Khi thất nghiệp tăng lên làm cho sản lượng cân bằng giảm xuống Nhu cầu của xã hội giảm, tiêu dùng giảm làm cho nhà sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn, cơ hội đầu tư kinh doanh giảm

1.5 Các giải pháp chung giảm tỷ lệ thất nghiệp

1.5.1 Tạo việc làm mới

Giải pháp giảm tỷ lệ thất nghiệp đầu tiên là tạo công ăn việc làm mới để người đang thất nghiệp có nhiều cơ hội việc làm và lựa chọn hơn Đây là trách nhiệm của Chính phủ, sau đó là trách nhiệm của các đoàn thể và tổ chức Bên cạnh đó, người lao động cần cố gắng đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng và chủ động tự tạo việc làm cho mình

1.5.2 Đào tạo nghề và tự đào tạo nghề

+ Đào tạo có hệ thống, phương pháp phù hợp Người lao động được hướng dẫn bởi những người đã có kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ truyền đạt lại các kiến thức cần có cho công việc, bồi dưỡng cho lao động về cả đạo đức và tri thức để có thể đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động

+ Người lao động cần tự trau dồi tri thức, nâng cao tay nghề để đáp ứng được sự phát triển nhanh chóng của xã hội, của thị trường lao động

Trang 8

1.5.3 Hướng nghiệp

Theo Wikipedia, hướng nghiệp là các hoạt động nhằm hỗ trợ mọi cá nhân chọn lựa

và phát triển chuyên môn nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng của cá nhân, đồng thời thỏa mãn nhu cầu nhân lực cho tất cả các lĩnh vực nghề nghiệp ở cấp độ địa phương

và quốc gia [2]

Hướng nghiệp giúp cho người lao động biết và tìm được công việc phù hợp với sở thích, khả năng, thể chất…của bản thân

Ngoài ra, còn có nhiều giải pháp góp phần giảm thất nghiệp cho người lao động như: điều chỉnh quy định pháp lý phù hợp, khuyến khích doanh nghiệp nước ngoài đầu

tư vào Việt Nam, hỗ trợ khởi nghiệp, mở rộng thị trường xuất khẩu lao động, kiểm soát tăng trưởng dân số…

Chương 2: Thực trạng về thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2019-2021

2.1 Thực trạng về thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2019-2021

Xem xét thực trạng thất nghiệp của Việt Nam giai đoạn 2019-2021 thông qua các

số liệu thống kê cụ thể và có độ chính xác cao:

Dựa theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp theo nhóm tuổi:

Trang 9

50+ 0,70 0,99

(***Số liệu năm 2021 lúc mình làm Tổng cục thống kê chưa cập nhật, m.n vào https://link1s.com/32Z3lW để xem khi đã cập nhật rồi nha***)

Dựa theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp theo thành thị, nông thôn:

(***Số liệu năm 2021 lúc mình làm Tổng cục thống kê chưa cập nhật, m.n vào https://link1s.com/8SC2G1T để xem khi đã cập nhật rồi nha***)

Dựa theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp theo vùng:

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 2,47 3,16

Trang 10

(***Số liệu năm 2021 lúc mình làm Tổng cục thống kê chưa cập nhật, m.n vào

https://link1s.com/7l8AyQMD để xem khi đã cập nhật rồi nha***)

2.2 Các nguyên nhân tác động đến tình hình thất nghiệp của Việt Nam giai đoạn 2019-2021

Xu hướng thất nghiệp tăng trong giai đoạn 2019-2021 do các nguyên nhân chủ yếu sau:

+ Dịch bệnh Covid-19 tác động tiêu cực đến nhiều lao động thuộc cả 3 khu vực kinh tế Dịch bệnh đã khiến cho nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, phải cắt giảm lao động, tạm dừng hoạt động, thậm chí là phá sản doanh nghiệp Bên cạnh đó, các ngành nghề như bán buôn bán lẻ, dịch vụ du lịch… bị hạn chế rất nhiều do những đợt thực hiện dãn cách

xã hội, nhiều yêu cầu về phòng chống dịch bệnh cần thực hiện

+ Lạm phát suy trì ở mức thấp (luôn dưới 4%) trong giai đoạn 2019-2021, thấp nhất là vào năm 2021 (Lạm phát cơ bản bình quân so với năm 2020 là 0,81%) và cao nhất là năm 2020 (Lạm phát cơ bản bình quân so với năm 2019 là 2,31%)

+ Suy giảm kinh tế toàn cầu trong khi nền kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào đầu tư và xuất khẩu

+ Chất lượng, kỹ năng và kiến thức của nhiều lao động chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động hiện đại hóa, công nghệ hóa

Chương 3: Phân tích giải pháp nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam giai

đoạn 2019-2021

3.1 Các giải pháp, chính sách nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp được đề xuất và thực hiện

Trang 11

+ Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013 của Quốc hội quy định các điều khoản về việc làm và các đối tượng lao động, trong đó có các nhóm lao động đặc thù như lao động nữ và thanh niên [4];

+ Luật Bình đẳng giới số 73/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội khóa 11, trong đó dành riêng Điều 13 quy định bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động [4];

+ Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012 của Quốc hội khóa 13, trong

đó dành riêng Chương X để quy định riêng đối với lao động nữ, quy dịnh các chính sách của Nhà nước, nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với lao động nữ, bảo vệ thai sản, bảo vệ việc làm cho lao động nữ nghỉ thai sản và những công việc không được sử dụng lao động nữ [4];

+ Luật Thanh niên số 53/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội, trong đó dành riêng Điều 18 quy định về thanh niên trong lao động, quy định trách nhiệm của Nhà nước, các tổ chức và gia đình để tạo điều kiện cho thanh niên có việc làm Nghị định số 120/2007/NĐ-CP ngày 23/7/2007 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh niên đã hướng dẫn cụ thể thanh niên trong lao động và việc làm [4]

+ Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm [4];

+ Nghị định số 85/2015/NĐ-CP ngày 01/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về chính sách đối với lao động nữ [4];

+ Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020, quy định các mục tiêu và giải pháp nhằm giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm;

Trang 12

tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số đối với các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động [4]

+ Quyết định số 2474/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011-2020 [4]

Bên cạnh đó, Nhà nước còn ban hành các chính sách về hỗ trợ lao động thuộc 62 huyện nghèo đi xuất khẩu lao động theo Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ [11]; chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ; chính sách phát triển dịch vụ việc làm và thị trường lao động đều hướng tới việc hỗ trợ học nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và góp phần giải quyết việc làm cho lao động nữ

và lao động thanh niên [4]

3.2 Các giải pháp, chính sách nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp trong giai đoạn 2019-2021

Xuất phát từ các yếu tố tác động đến tỷ lệ thất nghiệp và nền kinh tế thị trường của Việt Nam, Chính phủ nỗ lực đưa ra các giải pháp kịp thời, hiệu quả và phù hợp

Thứ nhất, giảm thiểu tối đa số doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, phá sản:

Chính phủ đưa ra các chính sách, gói hỗ trợ cho doanh nghiệp tiêu biểu là gói kích cầu kinh tế 280.000 tỷ đồng (theo chỉ thị 11 của Thủ tướng Chính Phủ ngày 04/03/2020)

để hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó, đảm bảo an sinh xã hội Cụ thể bao gồm:

+ Gói tín dụng 250.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn vay kịp thời; cho vay với lãi suất thấp, ưu đãi hơn (giảm 0,5%-1,5%); rút ngắn thời gian xét duyệt vay vốn…

Trang 13

Giải pháp này đã phần nào giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế nhất định Tình trạng thất nghiệp được cải thiện khi mà các doanh nghiệp hoạt động trở lại, nền kinh tế thị trường ổn định hơn

Thứ hai, chú trọng đào tạo và tự đào tạo nghề:

Hỗ trợ, khuyến khích các lao động cải thiện kỹ năng, nâng cao trình độ lao động theo kịp xu hướng phát triển công nghệ kỹ thuật của thế giới và xu hướng chuyển đổi số của đất nước, góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh quốc gia Tập trung ưu tiên đào tạo thế hệ thanh niên có kỹ năng, bằng cấp, chứng chỉ cần thiết để có được công việc ổn định

Thứ ba, mở rộng thị trường xuất khẩu lao động:

Việt Nam đến nay đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189 trong 200 quốc gia trên toàn thế giới; thiết lập khuôn khổ quan hệ ổn định, lâu dài với 30 đối tác chiến lược và toàn diện, tạo nền tảng vững chắc để Việt Nam cùng các nước nâng tầm hợp tác vì lợi ích của mỗi nước và vì hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới [2] Với nền tảng ngoại giao tốt, Chính Phủ Việt Nam đã có các cuộc trao đổi và thỏa thuận cùng lãnh đạo nhiều nước về xuất khẩu lao động Đặc biệt, thị trường xuất khẩu lao động của người lao động Việt Nam chủ yếu là Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan Nhà nước Việt Nam cùng Nhà nước các quốc gia nhận lao động tạo nhiều điều kiện và cơ hội cho sinh viên, học sinh và người lao động

Bên cạnh đó, nhằm nâng cao chất lượng của lực lượng xuất khẩu lao động, Chính phủ đã yêu cầu các cơ quan chức năng cũng như các doanh nghiệp cung ứng xuất khẩu lao động phải tổ chức các khóa học bồi dưỡng cho xuất khẩu lao động trước khi ra nước ngoài Công tác đào tạo nghề và kỹ năng cho các lao động chuẩn bị đi xuất khẩu được

Ngày đăng: 28/01/2022, 16:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w