1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Tiểu luận kinh tế vi mô.Phân tích cung, cầu và giá cả thị trường xăng dầu Việt Nam năm 2014

30 16,3K 153

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 393,5 KB

Nội dung

Tiểu luận "Phân tích cung, cầu và giá cả thị trường xăng dầu Việt Nam năm 2014" mục tiêu làm rõ: -Làm rõ nguyên nhân gắn với quá trình biến động của xăng dầu thế giới và Việt Nam. -Làm rõ thời cơ, thách thức trong việc phát triển xăng dầu trong nền kinh tế thị trường. -Phân tích, đề xuất những phương án, giải pháp để sản phẩm này phát triển theo quy luật cung cầu, đáp ứng mong mỏi của người dân và mong muốn của thị trường.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

HỆ ĐÀO TẠO TỪ XA NGÀNH HỌC KẾ TOÁN

BÀI TẬP NHÓM MÔN KINH TẾ VĨ MÔ –ECO101

Phân tích cung, cầu và giá cả thị trường xăng dầu Việt Nam

năm 2014

Giáo viên hướng dẫn : TS PHAN THẾ CÔNG Người thực hiện : Nhóm 2-AKTN9

Hà Nội - Năm 2015

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 27

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỂ TÀI 27

2 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 27

3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 27

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 28

5 NGUỒN SỐ LIỆU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 28

6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

7 KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO 28

CHƯƠNG 1: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LÝ THUYẾT 29

CUNG, CẦU 29

1.1 Cầu (Demand) 29

1.1.1 Các khái niệm 29

1.1.2 Tác động của giá tới lượng cầu 30

1.1.3 Tác động của các yếu tố khác tới cầu 30

1.2 Cung (Supply) 33

1.2.1 Các khái niệm 33

1.2.2 Tác động của giá tới lượng cung 34

1.2.3 Tác động của các yếu tố khác đến cung 34

1.3 Cân bằng thị trường 36

1.3.1 Trạng thái cân bằng thị trường 36

1.3.2 Sự vận động của giá cả cân bằng và số lượng cân bằng 37

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CUNG, CẦU XĂNG DẦU VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NHÀ NƯỚC TỚI XĂNG DẦU TRONG NỀN KINH TẾ NƯỚC TA 39

2.1 Diễn biến thị trường xăng dầu thế giới năm 2014 39

2.1.1 Diễn biến thị trường xăng dầu thế giới năm 2014 39

Trang 3

2.1.2 Nguyên nhân khiến giá dầu thô thế giới liên tiếp sụt giảm 40

2.2 Diễn biến thị trường xăng dầu Việt Nam năm 2014 40

2.3 Các cơ chế, chính sách điều hành thị trường xăng dầu Việt Nam năm 2014 .43

2.3.1 Nghị định 83/2014/NĐ-CP chính thức được ban hành 43

2.3.2 Tư tưởng và nội dung chủ đạo của Nghị định 83/2014/NĐ-CP 43

2.3.3 Hiệp Hội Xăng Dầu Việt Nam hoạt động tích cực trong các lĩnh vực liên quan đến thị trường xăng dầu 44

2.3.4 Dự báo thị trường xăng dầu Việt Nam trong năm 2015 45

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN XĂNG DẦU VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 46

3.1 Thời cơ và thách thức 46

3.1.1 Thời cơ 46

3.1.2 Thách thức 46

3.2 Định hướng phát triển thị trường xăng dầu thời gian tới: 46

3.3 Giải pháp thực hiện 47

3.3.1 Các vấn đề cần tập trung giải quyết: 47

3.3.2 Các giải pháp khác 50

KẾT LUẬN 52

Trang 4

Danh mục hình

Hình 1: Mối quan hệ giữa giá và lượng cầu 3

Hình 2: Ảnh hưởng của sự gia tăng thu nhập đến cầu của hàng hóa bình thường và thứ cấp 6

Hình 3: Mối quan hệ giữa giá và lượng cung 8

Hình 4: sự dịch chuyển của đường cung 9

Hình 5: Trạng thái cân bằng của thị trường 10

Hình 6: Sự thay đổi của điểm cân bằng khi cầu tăng do thu nhập của người tiêu dùng tăng lên 11

Hình 7: Sự thay đổi của điểm cân bằng khi cung tăng 12

Hình 8: Giá dầu WTI trung bình qua các tháng trong năm 2014 13

Hình 9: Diễn biến giá xăng năm 2014 15

Hình 10: Diễn biến giá dầu Diesel năm 2014 16

Hình 11: Diễn biến giá dầu hỏa năm 2014 16

Hình 12: Diễn biến giá dầu mazút năm 2014 16

Hình 13: Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu đến năm 2020 24

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỂ TÀI

Quá trình phát triển loài người gắn liền với quá trình lao động Chính nhờ laođộng sản xuất mà con người mới đưa xã hội lên tầm cao mới, xuất hiện nhiềunền văn minh mới, khám phá nhiều nguồn năng lượng mới cho cuộc sống Đặcbiệt là sự xuất hiện “dầu mỏ” một nguồn năng lượng vô cùng cần thiết cho tất cảcác quốc gia trên thế giới Với đặc tính xăng dầu hiện tại, có rất ít mặt hàng thaythế và nhu cầu xã hội về mặt hàng này ngày càng cao Vì vậy việc khai thác,xuất nhập khẩu, diễn biến giá cả xăng dầu là những vấn đề luôn nóng của cácquốc gia Và Việt Nam chúng ta cũng là quốc gia chịu ảnh hưởng của biến độnggiá cả xăng dầu Với mong muốn hiểu rõ hơn tình hình cung – cầu xăng dầu và

sự biến động giá cả xăng dầu trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng,

nhóm chúng tôi đã chọn đề tài “Phân tích cung, cầu và giá cả thị trường xăng dầu Việt Nam năm 2014”.

2 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

- Diễn biến thị trường xăng dầu thế giới năm 2014 như thế nào ?

- Diễn biến thị trường xăng dầu Việt Nam năm 2014 ra sao trong bối cảnhthị trường xăng dầu thế giới năm 2014 biến động ?

- Các cơ chế, chính sách điều hành thị trường xăng dầu Việt Nam năm

2014 là gì ?

- Định hướng và giải pháp gì cho phát triển thị trường xăng dầu Việt Namtrong thời gian tới ?

3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

- Làm rõ nguyên nhân gắn với quá trình biến động của xăng dầu thế giới vàViệt Nam

- Làm rõ thời cơ, thách thức trong việc phát triển xăng dầu trong nền kinh

tế thị trường

- Phân tích, đề xuất những phương án, giải pháp để sản phẩm này phát triểntheo quy luật cung cầu, đáp ứng mong mỏi của người dân và mong muốncủa thị trường

Trang 6

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

- Đối tượng nghiên cứu là biến động xăng dầu của Việt Nam năm 2014,quy luật cung cầu của thị trường, tâm lý khách hàng và chính sách phát triểnđiều chỉnh xăng dầu của nhà nước

- Phạm vi nghiên cứu: biến động thị trường xăng dầu Việt Nam năm2014

5 NGUỒN SỐ LIỆU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

Chúng tôi sử dụng các thông số, dữ liệu từ các nguồn đáng tin cậy như:

- Báo điện tử Vnexpress.net, Vietnamnet.vn, Baochinhphu.vn,Nhandan.com.vn, …

- Cổng thông tin điện tử Bộ Công thương Moit.gov.vn

6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Báo cáo nghiên cứu này được thực hiện theo nhóm Các thành viên đượcphân công chuẩn bị nội dung và nhóm cùng thảo luận để đưa đến kết luận cuốicùng Người được phân công chuẩn bị có trách nhiệm tìm hiểu, kiểm tra, phântich, viết và gửi nội dung chuẩn bị đến các thành viên trong nhóm Các thànhviên trong nhóm sẽ góp ý, thảo luận, phản biện để cùng đạt đến thống nhất

- Các thông tin đưa vào nghiên cứu được trích từ các nguồn đáng tin cậy,chính xác Nguồn dẫn được ghi cụ thể rõ ràng tại phần tài liệu tham khảo

7 KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO

Kết cấu của báo cáo gồm 4 phần:

Phần mở đầu: Nêu khái quát về đề tài nghiên cứu

Chương 1: Cơ sở lý luận về vấn đề cần nghiên cứu

Chương 2: Đánh giá, phân tích diễn biến giá xăng dầu thế giới và ViệtNam năm 2014

Chương 3: Định hướng phát triển xăng dầu và giải pháp thực hiện

Kết luận

Tài liệu tham khảo

Phụ lục một số hình ảnh trong quá trình thảo luận của nhóm

Trang 7

CHƯƠNG 1: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LÝ THUYẾT

CUNG, CẦU

Quy luật cung cầu là một trong những quy luật quan trọng của nền kinh

tế Phân tích cung cầu là một trong những phương pháp phân tích kinh tế vi mô

cơ bản Những khái niệm về cung cầu là một trong những phương tiện quantrọng để hiểu biết nền kinh tế và cần thiết đối với doanh nghiệp và người tiêudùng để đưa ra quyết định đúng đắn

1.1 Cầu (Demand)

1.1.1 Các khái niệm.

Cầu là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng muốn mua và

có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định.Như vậy cầu bao gồm hai yếu tố hợp thành đó là ý muốn mua và khả năng mua

Khái niệm nêu trên cho thấy cầu không phải là một số lượng cụ thể mà làmột sự mô tả toàn diện về số lượng hàng hóa mà người mua muốn mua ở mỗi

mức giá cụ thể Số lượng của một loại hàng hóa nào đó mà người mua muốn

mua ứng với một mức giá nhất định được gọi là lượng cầu của hàng hóa đó tại

mức giá đó Như thế, lượng cầu chỉ có ý nghĩa khi gắn với một mức giá cụ thể.

Như vậy có thể thấy là cầu biểu diễn mối quan hệ giữa lượng cầu và giá,với giả định là các yếu tố khác là không đổi

Chúng ta có thể biểu diễn mối quan hệ giữa giá và lượng cầu bằng đồ thị sau:

Hình 1: Mối quan hệ giữa giá và lượng cầu

Trang 8

Đồ thị trên trục tung biểu diễn giá còn trục hoành biểu diễn sản lượng.Trong trường hợp này thì đường cầu là một đường thẳng tuyến tính

Một điều đặc biệt quan trọng là ở đây đồ thị chỉ minh hoạ mối quan hệgiữa lượng cầu và giá Các yếu tố khác ảnh hưởng đến cầu như thu nhập, thịhiếu của hàng hóa liên quan… được coi như không đổi

1.1.2 Tác động của giá tới lượng cầu.

Các nhà kinh tế coi luật cầu là một trong những phát minh quan trọng củakinh tế học: Người tiêu dùng sẽ mua nhiều hàng hóa hoặc dịch vụ hơn nếu nhưgiá của hàng hóa hoặc dịch vụ đó giảm xuống trong điều kiện các yếu tố kháckhông đổi Theo như luật cầu thì đường cầu là đường nghiêng xuống về phíabên phải như đã minh hoạ ở trên

Đường cầu cũng minh hoạ tác động của giá tới lượng cầu Khi giá của thịtrường giảm xuống từ P2 tới P1 thì lượng cầu tăng lên từ Q2 đến Q1 Phản ứng củalượng cầu đối với sự thay đổi của giá được minh hoạ trên đường cầu D1 và cácnhà kinh tế gọi đó là sự vận động dọc theo đường cầu Tóm lại, có thể nói rằngđường cầu giúp chúng ta trả lời câu hỏi “Điều gì xảy ra với lượng cầu nếu giáthay đổi còn các yếu tố khác cố định?”

1.1.3 Tác động của các yếu tố khác tới cầu.

Trong các phần trước, khi nghiên cứu đường cầu của một loại hàng hóa

chúng ta giả định là các yếu tố khác với giá của hàng hóa đó là không đổi Bây

giờ, chúng ta sẽ lần lượt xem xét sự ảnh hưởng của các yếu tố khác với giá đến

số cầu đối với hàng hóa Nhận xét tổng quát là: các yếu tố khác với giá thay đổi

có thể làm dịch chuyển đường cầu Cũng cần lưu ý rằng chúng ta chỉ có thể

nghiên cứu ảnh hưởng của từng yếu tố một đến cầu, mà không xem xét ảnhhưởng tổng hợp của các yếu tố như một tổng thể Điều này có nghĩa là khinghiên cứu ảnh hưởng của một yếu tố này thì ta giả định các yếu tố khác khôngđổi Có như thế ta mới nhận thấy rõ tác động của yếu tố mà ta cần xem xét

Phương pháp nghiên cứu như vậy gọi là phương pháp phân tích so sánh tĩnh Sự

ảnh hưởng của các yếu tố khác với giá đến cầu đối với hàng hóa được mô tả nhưdưới đây

1.1.3.1 Thu nhập của người tiêu dùng

Khi thu nhập tăng, cầu đối với hầu hết các hàng hóa đều gia tăng vì vớithu nhập cao hơn người tiêu dùng thường có xu hướng mua hàng hóa nhiều hơn

Trang 9

Tuy nhiên, cũng có những ngoại lệ, tùy thuộc vào tính chất của hàng hóa, nhưđược trình bày dưới đây.

Cầu đối với loại hàng hóa thông thường sẽ tăng khi thu nhập của người

tiêu dùng tăng Thí dụ, người tiêu dùng sẽ mua quần áo, sẽ mua ti-vi màu, sử

dụng các dịch vụ giải trí, v.v nhiều hơn khi thu nhập của họ tăng lên Những

hàng hóa này là những hàng hóa thông thường Ngược lại, cầu đối với hàng

hóa thứ cấp (hay còn gọi là cấp thấp) sẽ giảm khi thu nhập của người tiêu dùng

tăng Hàng cấp thấp thường là những mặt hàng rẻ tiền, chất lượng kém như ti-vi

trắng đen, xe đạp, v.v mà mọi người sẽ không thích mua khi thu nhập của họ

cao hơn

Nói chung, khi thu nhập thay đổi, người tiêu dùng sẽ thay đổi nhu cầu đốivới các loại hàng hóa Điều này sẽ tạo nên sự dịch chuyển của đường cầu (Hình 2).Trình bày sự dịch chuyển của đường cầu do ảnh hưởng của thu nhập có tính đếntính chất của hàng hóa Đường cầu đối với hàng hóa thông thường sẽ dịch chuyển

về phía phải khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên; ngược lại, đường cầu đốivới hàng hóa cấp thấp sẽ dịch chuyển về phía trái khi khi thu nhập của người tiêudùng tăng lên

Một loại hàng hóa có thể vừa là hàng hóa thông thường và vừa là hànghóa cấp thấp Chẳng hạn, người tiêu dùng sẽ mua quần áo nhiều hơn ứng vớimột mức giá nhất định khi thu nhập tăng Người tiêu dùng có lẽ sẽ chi tiền nhiềuhơn cho các loại quần áo thời trang, cao cấp, đẹp nhưng sẽ chi ít hơn cho cácloại quần áo rẻ tiền, kém chất lượng Như vậy, quần áo có thể vừa là hàng hoábình thường và vừa là hàng hoá cấp thấp Cùng với sự gia tăng của thu nhập củangười tiêu dùng theo thời gian, một hàng hóa, dịch vụ là hàng bình thường hômnay có thể trở thành một hàng thứ cấp trong tương lai

Việc nghiên cứu sự thay đổi của nhu cầu khi thu nhập của người tiêu dùngthay đổi có ý nghĩa trong việc hoạch định kế hoạch sản xuất và phân bổ tàinguyên của một nền kinh tế Tập quán tiêu dùng sẽ thay đổi khi thu nhập thay đổi

Do vậy, cơ cấu hàng hóa sản xuất ra cũng phải thay đổi theo để phù hợp với nhucầu mới Có như vậy, sự phân bổ tài nguyên trong xã hội mới có hiệu quả vàtránh được lãng phí

Trang 10

Hình 2: Ảnh hưởng của sự gia tăng thu nhập đến cầu của hàng hóa bình

thường và thứ cấp

1.1.3.2 Giá cả của hàng hóa có liên quan

Nhu cầu đối với một loại hàng hóa nào đó chịu ảnh hưởng bởi giá cả củahàng hóa có liên quan Có hai loại hàng hóa có liên quan mà các nhà kinh tế

thường đề cập đến là: hàng hóa thay thế và hàng hóa bổ sung.

Hàng hóa thay thế Hàng hóa thay thế là những loại hàng hóa cùng thỏa

mãn một nhu cầu (nhưng có thể mức độ thỏa mãn là khác nhau) Thông thường,hàng hóa thay thế là những loại hàng hóa cùng công dụng và cùng chức năngnên người tiêu dùng có thể chuyển từ mặt hàng này sang mặt hàng khác khi giá

của các mặt hàng này thay đổi Cầu đối với một loại hàng hóa nào đó sẽ giảm (tăng) đi khi giá của (các) mặt hàng hóa thay thế của nó giảm (tăng), nếu các

yếu tố khác là không đổi

Hàng hóa bổ sung Hàng hóa bổ sung là những hàng hóa được sử dụng

song hành với nhau để bổ sung cho nhau nhằm thỏa mãn một nhu cầu nhất định

nào đó Cầu đối với một loại hàng hóa nào đó sẽ giảm (tăng) khi giá của (các) hàng hóa bổ sung của nó tăng (giảm), nếu các yếu tố khác không đổi.

1.1.3.3 Giá cả của chính loại hàng hóa đó trong tương lai

Cầu đối với một hàng hóa, dịch vụ còn có thể phụ thuộc vào sự dự đoáncủa người tiêu dùng về giá của hàng hóa, dịch vụ đó trong tương lai Việc người

Trang 11

dân đổ xô mua đất đai trong thời gian gần đây là do họ dự đoán giá đất đai sẽ giatăng trong thời gian tới khi nhu cầu về đất để sinh sống và đô thị hóa gia tăng.

Thông thường, người tiêu dùng sẽ mua nhiều hàng hóa, dịch vụ hơn khi họ dự đoán giá trong tương lai của hàng hóa, dịch vụ đó tăng và ngược lại.

1.1.3.4 Thị hiếu của người tiêu dùng

Trong các phần trước, có một một yếu tố nữa được giữ cố định khi phântích đường cầu Đó là thị hiếu hay sở thích của người tiêu dùng Sở thích củangười tiêu dùng có thể chịu ảnh hưởng của phong tục, tập quán, môi trường văn

hóa - xã hội, thói quen tiêu dùng, v.v của người tiêu dùng Khi những yếu tố này

thay đổi, nhu cầu đối với một số loại hàng hóa cũng đổi theo

1.1.3.5 Quy mô thị trường

Số người tiêu dùng trên thị trường đối với một hàng hóa, dịch vụ cụ thểnào đó có ảnh hưởng quan trọng đến cầu đối với hàng hóa, dịch vụ đó

1.1.3.6 Các yếu tố khác

Sự thay đổi của cầu đối với hàng hóa, dịch vụ còn phụ thuộc vào một sốyếu tố khác Đó có thể là các yếu tố thuộc về tự nhiên như thời tiết, khí hậu haynhững yếu tố mà chúng ta không thể dự đoán trước được

Nói chung, đường cầu đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó sẽ dịchchuyển khi các yếu tố khác với giá ảnh hưởng đến cầu đối với loại hàng hóa,dịch vụ đó thay đổi Số cầu của người tiêu dùng tại mỗi mức giá sẽ thay đổi khicác yếu tố này thay đổi

1.2 Cung (Supply)

1.2.1 Các khái niệm.

Cung là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người sản xuất muốn bán và

có khả năng bán ở các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định, vớicác yếu tố khác không đối

Lượng cung là số lượng hàng hóa mà các hãng muốn bán tại một mức giá đãcho với các yếu tố khác không đổi Chúng ta có thể thấy là cung biểu diễn mốiquan hệ giữa giá và lượng cung Chúng ta có thể biểu diễn mối quan hệ này bằng

đồ thị sau

Trang 12

Hình 3: Mối quan hệ giữa giá và lượng cung

Hình trên minh hoạ đường cung S1 đơn giản Đường cung này là mộtđường thẳng đứng nhưng các đường cung khác có thể có hình dạng khác nhau.Cũng như đối với đường cầu, trục tung biểu diễn giá còn trục hoành biểu diễnsản lượng Như vậy đường cung giúp chúng ta trả lời câu hỏi các hãng sẽ bánbao nhiêu hàng hóa ở các mức giá khác nhau

1.2.2 Tác động của giá tới lượng cung.

Chúng ta minh hoạ tác động của giá tới lượng cung trên đồ thị đườngcung Giả sử xem xét là thịt lợn Khi giá thịt lợn tăng lên, các hãng cung nhiềuhơn Nếu giá là P1 thì lượng cung trên thị trường là Q1 Nếu giá là P2 thì lượngcung trên thị trường là Q2 Sự thay đổi của giá thịt lợn gây ra sự vận động dọctheo đường cung

1.2.3 Tác động của các yếu tố khác đến cung.

Như chúng ta đã biết, cung của một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó phụthuộc vào giá cả của chính hàng hóa, dịch vụ đó Ngoài ra, cung còn phụ thuộc

vào một số yếu tố khác Sự thay đổi của các yếu tố này sẽ dẫn đến sự dịch chuyển của đường cung Bây giờ, chúng ta sẽ xem xét chi tiết hơn về các yếu tố

này

1.2.3.1 Trình độ công nghệ được sử dụng

Đường cung S1 ở trên ứng với một trình độ công nghệ nhất định Khi côngnghệ sản xuất được cải tiến, khả năng của nhà sản xuất được mở rộng hơn Nhàsản xuất sử dụng ít đầu vào hơn nhưng có thể sản xuất ra sản lượng nhiều hơntrước Do vậy, nhà sản xuất sẽ cung ứng nhiều hàng hóa, dịch vụ hơn tại mỗi mứcgiá Khi đó, đường cung dịch chuyển sang phía phải Sự dịch chuyển của đường

Trang 13

cung sang phải cho thấy rằng tại mỗi mức giá cho trước, lượng cung cao hơn sovới ban đầu.

1 2.3.2 Giá cả của các yếu tố đầu vào

Để tiến hành sản xuất, các doanh nghiệp cần mua các yếu tố đầu vào trên

thị trường các yếu tố sản xuất như lao động, xăng dầu, điện, nước, v.v Giá cả của

các yếu tố đầu vào quyết định chi phí sản xuất của các doanh nghiệp Giá cả củacác yếu tố đầu vào giảm xuống (thí dụ như tiền lương công nhân, giá nguyên

liệu, v.v trở nên rẻ hơn, chẳng hạn) sẽ khiến cho các nhà sản xuất có thể sản xuất

nhiều sản phẩm tại mỗi mức giá nhất định Khi đó, đường cung sẽ dịch chuyểnsang phải Giá cả các yếu tố đầu vào cao hơn sẽ làm chi phí sản xuất gia tăng Khi

đó, các nhà sản xuất sẽ cảm thấy kém hấp dẫn hơn khi sản xuất vì có thể lợinhuận sẽ thấp hơn và do vậy sẽ cắt giảm sản lượng Chẳng hạn, khi giá bột mìtăng lên, các nhà sản xuất bánh mì sẽ cung ít bánh mì hơn ở mỗi mức giá Sự tácđộng của việc tăng lên của giá cả các yếu tố đầu vào đối với sự dịch chuyển củađường cầu được minh họa trong hình 4

Hình 4: sự dịch chuyển của đường cung

1 2.3.3 Giá cả của mặt hàng đó trong tương lai (dự báo)

Tương tự như người tiêu dùng, các nhà sản xuất cũng dựa vào sự dự báo giátrong tương lai để ra các quyết định về cung ứng hàng hóa Thông thường, các nhà

sản xuất sẽ cung ứng nhiều hơn nếu dự báo giá hàng hóa trong tương lai sẽ giảm xuống và ngược lại sẽ cung ít đi nếu giá tăng, giả sử các yếu tố khác không đổi Khi giá trong tương lai tăng lên, các doanh nghiệp có lẽ sẽ dự trữ lại hàng hóa

Trang 14

và trì hoãn việc bán trong hiện tại để có thể kiếm được lợi nhuận cao trong tươnglai khi giá tăng.

1 2.3.4 Chính sách thuế và các quy định của chính phủ

Chính sách thuế của chính phủ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đếncung của các nhà sản xuất Ngoài thuế, các quy định, chính sách khác của chínhphủ cũng có ảnh hưởng lớn đến cung

1.2.3.5 Điều kiện tự nhiên và các yếu tố khách quan khác

Việc sản xuất của các doanh nghiệp có thể gắn liền với các điều kiện tự

nhiên như đất, nước, thời tiết, khí hậu, v.v Sự thay đổi của các điều kiện này có

thể tác động đến lượng cung của một số loại hàng hóa nào đó trên thị trường

1.3 Cân bằng thị trường.

1.3.1 Trạng thái cân bằng thị trường

Sau khi tìm hiểu khía cạnh cung và cầu của thị trường, chúng tôi giớithiệu cơ chế hình thành sự cân bằng của thị trường Giá cả và số lượng hàng hóađược mua bán trên thị trường được hình thành qua sự tác động qua lại giữa cung

và cầu Trên hình 5, đường cầu và đường cung cắt nhau tại điểm E Điểm E được gọi là điểm cân bằng của thị trường; tương ứng với điểm cân bằng

E, ta có giá cả cân bằng P E và số lượng cân bằng Q E Giá cân bằng là mức giá

mà tại đó số cầu bằng số cung.

Hình 5: Trạng thái cân bằng của thị trường

Thị trường có xu hướng tồn tại ở điểm cân bằng E Nếu do một lý do nào

đó, giá cả trên thị trường P2 cao hơn giá cân bằng P E, số lượng hàng hóa cung ratrên thị trường sẽ lớn hơn số cầu đối với hàng hóa đó Khi đó, trên thị trường

xuất hiện tình trạng dư cung hay thừa hàng hóa (cung lớn hơn cầu) Vì thế, để

Trang 15

bán được hàng các nhà cung ứng sẽ có xu hướng giảm giá Giá cả giảm làm cholượng cung cũng giảm theo và lượng cầu tăng lên Kết quả là giá cả hàng hóa sẽ

giảm dần đến giá cân bằng P E và số lượng bán ra trên thị trường sẽ dịch chuyển

về Q E

Ngược lại, nếu như giá cả P 1 thấp hơn giá cân bằng P E thì sẽ xảy ra hiệntượng cầu lớn hơn cung hay thiếu hàng hóa Do thiếu hàng nên áp lực của cầu sẽlàm cho giá cả tăng lên bởi vì người tiêu dùng có thể sẵn sàng trả giá cao hơn đểmua hàng hóa Khi giá cả tăng lên thì số cầu sẽ giảm dần và số cung tăng lên

Như thế, giá cả sẽ tăng dần đến giá cân bằng P E và số hàng hóa được bán ra trên

thị trường sẽ dịch chuyển về Q E

1.3.2 Sự vận động của giá cả cân bằng và số lượng cân bằng

Trên nguyên tắc, giá cả và cả số lượng cân bằng thay đổi là do sự dịch chuyển của ít nhất đường cung hay đường cầu Trong phần trước, chúng ta đã

xem xét các nguyên nhân gây ra sự dịch chuyển của đường cung và đường cầu.Trong phần này, giả sử chúng ta nghiên cứu tác động của thu nhập của ngườitiêu dùng, một trong những nguyên nhân gây ra sự dịch chuyển của đường cầu,đến sự thay đổi của giá cả thị trường

Như đã nêu ở trên, khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên, cầu đối vớiquần áo cao cấp sẽ tăng lên làm đường cầu dịch chuyển qua phải Hình 2.7 chothấy sự dịch chuyển của đường cầu làm cho điểm cân bằng di chuyển từ

điểm E đến điểm E’ (hình 6) Tại điểm cân bằng mới, giá quần áo cao hơn so

với ban đầu và số lượng cân bằng cũng cao hơn

Hình 6: Sự thay đổi của điểm cân bằng khi cầu tăng do thu nhập của người

tiêu dùng tăng lên

Ngày đăng: 10/06/2016, 09:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w