...full bài tiểu luận triết 1 16 trang được 8 điểm , đề bài vai trò của người lao động trong lực lượng sản xuất và các biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay...........................................
Trang 1Học phần: Triết học Mác – Lênin(PLT07A)
Đ
Ề TÀI : VAI TRÒ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY
Giảng viên hướng dẫn : Chu Thị Hiệp Sinh viên thực hiện : Bùi Thị Mai Oanh
Lớp : K24QTKDB
Mã sinh viên : 24A4031505
Hà nội, ngày tháng năm 2021
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 4
CHƯƠNG 1: PHẦN LÝ LUẬN 4
1.1, Quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử 4
1.1.1, Nội dung của chủ nghĩa duy vật lịch sử 4
1.1.3, Quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử về phương thức sản xuất 5
1.1.4, Quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử về lực lượng sản xuất 5
1.1.5, Chủ nghĩa duy vật lịch sử về quan hệ sản xuất 6
1.2, Vai trò của người lao động trong lực lượng sản xuất 7
CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ THỰC TẾ VÀ LIÊN HỆ BẢN THÂN 9
2.1, Liên hệ thực tế 9
2.1.1, Thực trạng của người lao động ở nước ta hiện nay 9
2.1.2, Nguyên nhân 10
2.1.3, Biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta 11
2.2, Liên hệ bản thân 13
KẾT LUẬN 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Trang 3MỞ ĐẦU
1, Lý do chọn đề tài
Sự phát triển không ngừng dẫn đến sự tiến bộ về vật chất và tinh thần Các ngành nghề liền tục bị biến đổi đế đáp ứng được nhu cầu của khách hàng Người lao động vẫn là nhân tố có một vai trò cố định trong lực lượng sản xuất Lao động góp phần giúp xã hội bước sang một giai đoạn mới Khi giai đoạn cũ chạm mốc giai đoạn mới cũng là một sự thay đổi lớn toàn diện của đất nước Người lao động là cốt lõi, chỉ cần có cái cốt lõi này thì xã hội luôn luôn tồn tại và phát triển
Người lao động nói chung và từng người lao động trong từng ngành nghề nói riêng đã tạo nên một sức mạnh vĩ đại mang tính lịch sử Có thể là người nông dân, có thể là một công nhân, ngư dân… đều được hình thành bởi nhu cầu của con người Hơn nữa, sự cố gắng, bền bỉ đã tạo ra một của cải rất lớn cho toàn xã hội Vô hình chung, thúc đẩy một đất nước lạc hậu như nước
ta lên một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Chúng ta có thể nhận thấy, người lao động không ai khác, chính là bố
mẹ Ghét bỏ người lao động không khác nào ghét bỏ bố mẹ của mình Em nhận thấy được rằng vị trí của người lao động quan trọng biết nhường nào, để
có thể nhận thức rõ hơn, sớm hơn, chuẩn bị cho tương lai phía trước, cống
hiến hết mình cho đất nước Chính vì vậy, em chọn đề tài: “Vai trò của người
lao động trong lực lượng sản xuất và các biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay”
2, Mục tiêu nghiên cứu
Luận giải, làm rõ một số vấn đề lý luận liên quan đến vai trò của người lao động trong lực lượng sản xuất và các biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay Đề xuất những biện pháp, phân tích, đưa ra quan điểm, lý giải nguyên nhân Hơn nữa, để bản thân hiểu rõ hơn và
Trang 4xây dựng thêm vào thế giới quan, áp dụng vào thực tế nhất là trong giai đoạn tình hình đất nước đang diễn biến phức tạp do đại dịch
3, Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Người lao động( nguồn nhân lực ở Việt Nam).
Phạm vi nghiên cứu: Vai trò, đưa ra biện pháp nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay
4, Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng quan điểm duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa Mác-Lênin về phương thức, sản xuất, lực lượng sản xuất, vai trò của người lao động trong lực lượng sản xuất Trong quá trình nghiên cứu và làm bài thì có sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp tư duy logic và phương pháp so sánh
5, Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Về lý luận: Tiểu luận làm rõ hơn về một số vấn đề quan điểm của người
lao động trong nước ta hiện nay và đưa ra các biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Về thực tiễn: Tiểu luận có thể đưa ra những cách thức, phương pháp,
vai trò, chức năng, biện pháp, thực trạng đóng góp vào quá trình xây dựng và tìm hiểu về mảng nội dung này, hơn nữa có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, phục vụ được một số yêu cầu nhất định của mọi người
6, Kết cấu đề tài
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu gồm 2 chương:
o Chương 1: Phần lý luận.
o Chương 2: Liên hệ thực tế và liên hệ bản thân.
Trang 5NỘI DUNG CHƯƠNG 1: PHẦN LÝ LUẬN
1.1, Quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử
1.1.1, Nội dung của chủ nghĩa duy vật lịch sử
Các nhà triết học trước C.Mác đã có những tư tưởng, triết học, xã hội
có giá trị, làm tiền đề, lí luận để triết học Mác-xít kế thừa, phát triển quan điểm duy vật lịch sử Tuy nhiên, họ vẫn có nhiều hạn chế Họ quy tính tích cực của con người vào hoạt động tinh thần và tìm biện pháp cải tạo xã hội ở lĩnh vực tinh thần Khuyết điểm của họ là dùng phương pháp siêu hình để xem xét bản chất con người và xã hội Phương pháp siêu hình đã dẫn đến tuyệt đối hóa vai trò hoàn cảnh địa lý trong sự phát triển xã hội và áp dụng quy luật tự nhiên, quy luật sinh học một cách máy móc vào đời sống Nhìn chung, các quan điểm này không xuất phát từ thực tiễn, không hiểu vai trò của thực tiễn có tính cách mạng của con người
Các Mác và Ăng-ghen luôn khẳng định phương thức hoạt động của con người chính là hoạt động thực tiễn Động lực thúc đẩy con người trong quá trình lịch sử là nhu cầu và lợi ích Vì vậy, hoạt động thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc của quá trình phát triển Các Mác và Ăng-ghen đã từng viết: “ Xã hội dù
nó là hình thức gì đi nữa- là cái gì? Là sản phẩm của sự tác động qua lại của con người” Con người bằng hành động của mình đã tạo nên lịch sử, đã tạo nên xã hội Lôgic của Các Mác và Ăng-ghen đã đưa thực tiễn vào triết học Dùng chủ nghĩa duy vật biện chứng và các quy luật phản ánh hoạt động thực
tiễn của con người trong lịch sử Lần đầu tiên trong lịch sử triết học, chủ
nghĩa duy vật lịch sử luôn chỉ ra những quy luật, những động lực phát triển
xã hội Đây là một phát minh của Các Mác, đem lại cuộc cách mạng trong
triết học về xã hội
Trang 61.1.3, Quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử về phương thức sản xuất
Ở mỗi giai đoạn lịch sử, con người luôn có cách thức sản xuất nhất định, tức là có một cách sinh sống, cách sản xuất riêng để tồn tại và phát triển,
đó là phương thức sản xuất Phương thức sản xuất là cách thức con người
tiến hành quá trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn nhất định của xã hội loài người Phương thức sản xuất là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất với
một trình độ nhất đinh và quan hệ sản xuất tương ứng Con người muốn sống sót dựa trên quan hệ sản xuất với tự nhiên và giữa người với người Hoạt động một cách chung nhất và sẽ có phương thức sản xuất chủ yếu cho từng một trình độ xã hội Muốn được sản xuất thì con người phải có những mối liên hệ và quan hệ nhất đinh với nhau, quan hệ của họ với giới tự nhiên tức là việc sản xuất Do vậy, phương thức sản xuất là cách thức con người thực hiện đồng thời sự tác động đồng thời với tự nhiên và sự tác động giữa người với người để sáng tạo ra của cải vật chất phục vụ nhu cầu của con người và xã hội
ở những giai đoạn lịch sử nhất định
Qua nội dung trên, chúng ta có thể hiểu được phương thức sản xuất là gì? Muốn tồn tại thì trước hết chúng ta phải lao động để sản xuất của cải vật chất, hòa nhập với xã hội Nếu chúng ta tách khỏi những quy luật chung nhất thì sẽ bị đào thải Không thể quy phương thức sản xuất của một xã hội một cách nhanh chóng mà phải qua quan sát, tìm hiểu, qua quá trình lịch sử Hiện nay, phương thức sản xuất sẽ khác với phương thức sản xuất ở xã hội cũ Từ phương thức này phát triển và hoàn thiện thành một phương thức mới Một phương thức mới dần dần phát triển thì người lao động theo phương thức đó cũng sẽ phát triển, hình thành theo
1.1.4, Quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử về lực lượng sản xuất
Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa những người lao động với tư liệu sản xuất, tạo ra sức sản xuất và năng lực thực tiễn làm biến đổi các đối tượng vật chất của giới tự nhiên theo nhu cầu nhất định của con người và xã
Trang 7hội Về cấu trúc của lực lượng sản xuất được xem xét trên cả hai mặt đó là:
mặt kinh tế- kỹ thuật (tư liệu sản xuất) và mặt kinh tế- xã hội (người lao động) Lực lượng sản xuất chính là kết hợp giữa “lao động sống” và “lao động vật hóa” tạo ra sức sản xuất là toàn bộ những năng lực thực tiễn dùng trong sản xuất của xã hội trong một thời kỳ nhất định Như vậy, lực lượng sản xuất là một hệ thống gồm các yếu tố (người lao động và tư liệu sản xuất) cùng mối quan hệ (phương thức kết hợp), tạo ra thuộc tính đặc biệt (sức sản xuất)
để cải biến giới tự nhiên) Đây là sự thể hiện năng lực thực tiễn cơ bản nhất – năng lực hoạt động sản xuất vật chất của con người
Người lao động là con người có tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng lao
động và năng lực sáng tạo nhất định trong quá trình sản xuất của xã hội Người lao động là chủ thể sáng tạo đồng thời là chủ thể tiêu dùng của cải vật chất Đây là nguồn lực cơ bản, đặc biệt của sản xuất Ngày nay, trong nền sản xuất tỷ trọng lao động cơ bắp đang có xu thế giảm, trong đó lao động trí tuệ ngày càng tăng lên
Tư liệu sản xuất là điều kiện vật chất cần thiết để tổ chức sản xuất, bao
gồm tư liệu lao động và đối tượng lao động Đối tượng lao động là những yếu
tố sản xuất của vật chất mà con người dùng tư liệu lao động tác động lên,
nhằm biến đổi chúng phù hợp với mục đích sử dụng của con người Tư liệu
lao động là những yếu tố vật chất của sản xuất mà con người dựa vào đó để
tác động lên đối tượng lao động nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm đáp ứng nhu cầu sản xuất của con người
1.1.5, Chủ nghĩa duy vật lịch sử về quan hệ sản xuất
Quan hệ sản xuất là tổng hợp các quan hệ kinh tế - sản xuất giữa người
với người trong quá trình sản xuất vật chất Đây chính là một quan hệ vật chất quan trọng nhất- quan hệ kinh tế trong các mối quan hệ vật chất giữa người với người Quá trình sản xuất vật chất chính là tổng thế các yếu tố trong một quá trình thống nhất, gồm sản xuất, phân phối, tiêu dùng và trao đổi của cải
Trang 8vật chất Quan hệ sản xuất bao gồm quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất,
quan hệ trong tổ chức quản lý và trao đổi hoạt động với nhau Quan hệ sở
hữu về tư liệu sản xuất là quan hệ giữa các tập đoàn người trong việc chiếm
hữu, sử dụng các tư liệu sản xuất xã hội Đây là quan hệ quy định địa vị kinh
tế - xã hội của các tập đoàn người trong sản xuất Quan hệ sở hữu về quan hệ sản xuất là quan hệ xuất phát, cơ bản, trung tâm của quan hệ sản xuất, luôn có
vai trò quyết định với quan hệ sản xuất khác Ngoài ra, còn quan hệ về tổ
chức và quản lý sản xuất và quan hệ phân phối sản phẩm lao động.
Các mặt trong quan hệ sản xuất có mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại, chi phối, ảnh hưởng lẫn nhau Quan hệ sản xuất hình thành một cách khách quan, là quan hệ đầu tiên, cơ bản, chủ yếu, quyết định mọi quan hệ xã hội
1.2, Vai trò của người lao động trong lực lượng sản xuất
Trong lực lượng sản xuất, người lao động là nhân tố hàng đầu giữ vai trò quan trọng Mối quan hệ giữa người lao động và công cụ lao động, người lao động nắm giữ trong tay công cụ lao động Sáng tạo và phát minh những công cụ lao động mới phù hợp với thời đại Để đạt được đến trình độ như ngày nay, con người từng bước hoàn thiện, tiếp thu, kế thừa những tinh hoa lâu đời, phát minh được rất nhiều công cụ lao động Luôn nắm vai trò chủ đạo trong lực lượng sản xuất, công cụ lao động chỉ là những vật mà chính bộ não con người phát minh ra Suy cho cùng, công cụ lao động chỉ phục vụ người lao động, cần hay không cần đều do người lao động quyết định Vốn dĩ, công
cụ lao động ngày càng hiện đại, tinh vi, chủ yếu là để hỗ trợ và phục vụ cho con người Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận được vai trò của chúng Song, công cụ lao động vẫn chỉ là nhân tố thứ yếu trong lực lượng sản xuất
Người lao động là nhân tố phát triển của lực lượng sản xuất Quay trở
về giai đoạn lịch sử khi con người mới biết phát minh ra những chiếc rìu đá,
Trang 9gậy gộc Đó chính là bước tiến quan trọng trong quá trình chinh phục tự nhiên của con người Dần dần trải qua các giai đoạn lịch sử, xã hội loài người ngày càng trở nên tiến bộ và phát triển, các giai tầng cũng vì thế mới ra đời và phân hóa Người lao động có ở trên tất cả những lĩnh vực Nhu cầu về những thứ tất yếu ngày càng tăng, thúc đẩy họ vận dụng trí thông minh của mình, luôn tìm tòi, học hỏi Chính vì vậy, xã hội liên tục phát triển, để đạt được tới ngày nay, không thể kể hết được sự lớn lao của người lao động Các Mác đã nhận
ra được điều này và đã từng khẳng định: “ Tri thức xã hội phổ biến đã chuyển hóa đến mức độ nào thành lực lượng sản xuất trực tiếp” Câu nói này càng khẳng định hơn vai trò của con người, của người lao động trong suốt quá trình hình thành và phát triển
Người lao động thử nghiệm, thực hành để hình thành một lực lượng sản xuất mới Những thứ được sử dụng trong đời sống không phải là cứ phát minh rồi sản xuất là có thể sử dụng Các nhà khoa học và nhà nghiên cứu, họ phải thực hiện bao nhiêu thí nghiệm vào thực tiễn để kiểm chứng rõ ràng thì mới được đưa vào cuộc sống con người Người lao động cũng vậy, họ cũng như
“chuột bạch” để thí nghiệm Vì là người tiếp xúc với những cái đổi mới đầu tiên, họ sẽ là người hiểu rõ được rằng xã hội có cần điều này không Họ chính
là nhà phê bình, bài kiểm tra cuối cùng phải thông qua Đảm bảo rằng lực lượng sản xuất mới tiến bộ, tiên tiến, giúp đất nước phát triển
Trang 10CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ THỰC TẾ VÀ LIÊN HỆ BẢN THÂN 2.1, Liên hệ thực tế
2.1.1, Thực trạng của người lao động ở nước ta hiện nay
Nước ta là một nước có tháp dân số trẻ, chính vì vậy có nguồn lao động dồi dào Theo thống kê, người lao động từ 15 tuổi trở lên vào năm 2021 là 50,4 triệu người Con số này là một con số không hề nhỏ, nó đã và đang giúp
bộ mặt của đất nước đang trên đà phát triển Việc có nhiều lao động, giúp nước ta thu hút nguồn đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh tỉ trọng GDP, nâng cao mức sống của người dân Hơn nữa, các nguồn lực được phân bổ được hầu hết tất cả các lĩnh vực, tuy là không đồng đều nhưng cũng đóng vai trò rất quan trọng Đạt được nhiều thành tựu trên trường quốc tế và trong nước Tuy nhiên, cũng gây không ít sức ép tới chính phủ và tỉ lệ người thất nghiệp vẫn tăng cao
Phân bố lực lượng lao động không đồng đều Người lao động phân bố chủ yếu ở nông thôn Tuy tăng nhanh nhưng việc phân bố như vậy cũng gây mất cân bằng nhân lực trong các ngành nghề Một điều đáng chú ý đó là người lao động trong thị trường nông thôn tham gia vào thị trường lao động sớm và rút khỏi thị trường cũng muộn hơn so với thành thị Đây là điển hình cho nền kinh tế, nông nghiệp vẫn là chủ đạo Tỉ lệ lao động dịch chuyển từ nông thôn ra thành thị vẫn tiếp tục tăng, làm rõ nét hơn sự chuyển dịch cơ cấu ngành nhưng vấn đề môi trường và điều kiện sống là một điều nan giải Nhu cầu việc làm lớn nhưng không được đáp ứng dẫn đến nhiều hệ lụy cho xã hội
Chất lượng nguồn lao động ở Việt Nam là một vẫn đề cấp thiết Để có thể phát triển mạnh mẽ chúng ta cần những lao động có trình độ cao, có chuyên môn sâu Nhà nước cũng rất chú trọng vấn đề giáo dục, luôn đặt vấn
đề này làm quốc sách hàng đầu Tình trạng thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn liên tục xảy ra Hiện nay, do tính cạnh tranh cao nên nguồn lao động được đào tạo bài bản cũng phải cố gắng, nỗ lực, để tìm vị trí an toàn của mình