Lao động là một trong bốn yếu tố tác động tới tăng trưởng kinh tế và nó là yếu tố quyết định nhất, bởi vì tất cả mọi của cải vật chất và tinh thần của xã hội đều do con người tạo ra, tro
Trang 1ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN
Vai trò của người lao động trong sản xuất vật chất và
vấn đề về lao động ở Việt Nam
Hà Nội, 2014
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Giáng Hương
Lớp: Anh 1 Khoa: Kinh doanh Quốc tế
Mã SV: 1315510064
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Đặng Hương Giang
Trang 2Mục lục
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Trong triết học cổ đại hay hiện đại, con người luôn là một đối tượng được quan tâm hàng đầu Đặc biệt, trong học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác – Lenin, vai trò của con người trong quá trình sản xuất của cải vật chất là
vô cùng to lớn
Con người vừa là sản phẩm của tự nhiên vừa là thực thể cải tạo tự nhiên, xã hội Con người giữ vai trò quyết định, không thể thiếu trong sản xuất phát triển nền kinh tế Lao động là một trong bốn yếu tố tác động tới tăng trưởng kinh tế và nó là yếu tố quyết định nhất, bởi vì tất cả mọi của cải vật chất và tinh thần của xã hội đều do con người tạo ra, trong đó lao động đóng vai trò trực tiếp sản xuất ra của cải đó Trong một xã hội dù lạc hậu hay hiện đại cũng cân đối vai trò của lao động, dùng vai trò của lao động để vận hành máy móc Lao động là một yếu tố đầu vào của mọi qúa trình sản xuất không thể có gì thay thể hoàn toàn đợc lao động vav con người là lực lượng sản xuất
cơ bản của xã hội, trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất, là cơ sở tồn tại sự phát triển xã hội
Với Việt Nam là một nước đang phát triển đi lên Chủ nghĩa xã hội, bên cạnh những sự phát triển về khoa học kĩ thuật thì nguồn lực lao động cũng là một vấn đề nhận được sự quan tâm hàng đầu
Để tìm hiểu rõ hơn về vai trò của người lao động trong quá trình sản xuất cũng như tìm những phương pháp giải quyết và phát huy vai trò của
người lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam, tôi chọn đề tài “Vai trò của người lao động trong sản xuất vật chất và vấn đề về lao động ở Việt Nam”.
Trang 4NỘI DUNG
I. VAI TRÒ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT VẬT CHẤT
1. Quá trình sản xuất vật chất
Sản xuất là hoạt động đặc trưng riêng của con ngời và của xã hội loài người
Đó là quá trình hoạt động có mục đích và không ngừng sáng tạo của con
người Theo Ăngghen ‘điểm khác biệt căn bản giữa xã hội loài người với xã hội loài vật là ở chỗ loài vật may lắm chỉ hái lượm trong khi con người lại sản xuất’
Sự sản xuất trong xã hội gồm ba quá trình: Sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần, sản xuất ra chính con người chúng ta Trong đó, sản xuất vật chất đóng vai trò quyết định
Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất thoả mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người Quá trình hình thành và phát triển của loài người gắn liền với sản xuất vật chất Như vậy, xã hội tồn tại và phát triển được trước hết là nhờ sản xuất vật chất Lịch sử của xã hội, do vậy trước hết cũng là lịch sử của sản xuất vật chất
Dù được xem xét trong toàn bộ lịch sử của sự hình thành và phát triển xã hội loài người nói chung, hay được xem xét trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể của các xã hội hiện thực nói riêng thì sản xuất vật chất vẫn luôn luôn đóng vai trò
là cơ sở, nền tảng của sự tồn tại và phát triển xã hội
Trang 52 Người lao động trong quá trình sản xuất vật chất
2.1.Lực lượng sản xuất
Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên Nghĩa là trong quá trình thực hiện sự sản xuất xã hội, con người chinh phục giới tự nhiên bằng tổng hợp các sức mạnh hiện thực của mình, sức mạnh đó được chủ nghĩa duy vật lịch sử khái quát trong khái niệm lực lượng sản xuất Lực lượng sản xuất nói lên năng lực thực tế của con người trong quá trình sản xuất tạo ra của cải xã hội Lực lượng sản xuất bao gồm người lao động với kĩ năng lao động của họ và tư liệu sản xuất trước hết là công cụ lao động kết hợp với nhau tạo thành lực lượng sản xuất trong đó ‘lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động’
Người lao động là một bộ phận cấu thành của lực lượng sản xuất Chính người lao động là chủ thể của quá trình lao động sản xuất với sức mạnh và kỹ năng lao động của mình, sử dụng tư liệu lao động, trước tiên là công cụ lao động, tác động vào đối tượng lao động để sản xuất ra của cải vật chất Trong quá trình sản xuất của cải vật chất, người lao động con được nâng cao về trình
độ, trí tuệ
2.2.Vai trò của người lao động trong quá trình sản xuất vật chất
Lịch sử phát triển xã hội loài người cho đến nay, về cơ bản, là lịch sử vận động, phát triển của sản xuất và tái sản xuất xã hội Chính trong quá trình lao động con người đã bộc lộ bản chất của mình và thể hiện một vai trò đặc biệt quan trọng - động lực của sự phát triển sản xuất xã hội
Lao động sản xuất là một hình thái hoạt động chỉ có ở con người Con người tiến hành lao động sản xuất nhằm thoả mãn không chỉ nhu cầu mang tính sinh vật mà cả những nhu cầu tinh thần, xã hội; không chỉ để thích nghi mà còn để cải tạo giới tự nhiên, cải tạo xã hội, và cải tạo ngay cả chính bản thân con
Trang 6người.Trong mọi phương thức sản xuất, con người bao giờ cũng ở vị trí trung tâm và giữ vai trò quyết định so với công cụ lao động và đối tượng lao động Con người không chỉ chế tạo ra công cụ lao động, không chỉ đề ra kế hoạch, lựa chọn phương pháp lao động, mà còn trực tiếp sử dụng công cụ lao động để sản xuất ra của cải vật chất Các-Mác đã khẳng định: “Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì, mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào.”
Chính con người, với trí tuệ và khả năng của mình đã chế tạo ra tư liệu lao động và sử dụng nó để thực hiện sản xuất Tư liệu lao động dù có ý nghĩa lớn lao đến đâu nhưng nếu tách khỏi người lao động thì cũng không thể phát huy được tác dụng, không thể trở thành lực lượng sản xuất của xã hội Như thế có thể nói, nhân tố con người (người lao động ) có vai trò hết sức quan trọng và
đã trở thành động lực của sự phát triển sản xuất xã hội
Như vậy, động lực chủ yếu của sự tiến bộ xã hội là lực lượng sản xuất, mà trong lực lượng sản xuất thì con người là yếu tố quan trọng nhất Cho nên, bất
kỳ sự tiến bộ xã hội nào, đều do con người trực tiếp thực hiện Cho đến nay tất
cả những phương tiện hùng hậu phục vụ cho nền sản xuất có trên trái đất này đều là kết quả của bàn tay và khối óc con người
Nguồn lực con người là tổng thể những yếu tố thuộc về thể chất và tinh thần, đạo đức, phẩm chất, trình độ tri thức, vị thế xã hội tạo thành năng lực của con người và của cộng đồng người Năng lực đó khi được sử dụng, phát huy
sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội Theo đó, con người không chỉ là sản phẩm của sự phát triển tự nhiên và xã hội mà còn là chủ thể tích cực cải biến tự nhiên và xã hội, con người là điểm khởi đầu và điểm kết thúc của mọi quá trình lịch sử, con người là yếu tố quan trọng nhất của lực lượng sản xuất,
Trang 7là lực lượng sản xuất quyết định nhất của xã hội và cách mạng xã hội cũng là
sự nghiệp của quần chúng lao động
2.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lao động
Để phát huy được nguồn lực lao động, cần phải chú ý đến các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lao động, vì chất lượng lao động ảnh hưởng đến năng suất lao động Chất lượng lao động có thể được nâng cao nhờ giáo dục, đào tạo, sức khoẻ của người lao động
Giáo dục được coi là một dạng quan trọng nhất của sự phát triển tiềm năng của con người theo nhiều nghĩa khác nhau Yêu cầu chung đối với giáo dục là rất lớn, nhất là đối với giáo dục phổ thông,con người ở mọi nơi đều tin rằng giáo dục rất có ích cho bản thân mình và con cháu họ Bằng trực giác, mọi người có thể nhận thấy mối quan hệ giữa giáo dục và mức thu nhập Ở các nước đang phát triển, giáo dục được thể hiện dưới nhiều hình thức nhằm không ngừng nâng cao trình độ văn hoá và chuyên môn cho mọi người Kết quả của giáo dục làm tăng lực lượng lao động có trinh độ tạo khả năng thúc đẩy nhanh quá trình đổi mới công nghệ Vai trò của giáo dục còn được đánh giá qua tác động của nó đối với việc tăng năng suất lao động của mỗi cá nhân nhờ có nâng cao trình độ và tích lũy kiến thức
Giống như giáo dục, sức khoẻ làm tăng chất lượng của nguồn nhân lực cả hiện tại và tương lai, người lao động có sức khoẻ tốt có thể mang lại những lợi nhuận trực tiếp bằng việc nâng cao sức bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung trong khi đang lam việc Việc nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ tốt cho trẻ em
sẽ là yếu tố làm tăng năng suất lao động trong tương lai, giúp trẻ em phát triển thành những người khoẻ về thể chất, lành mạnh về tinh thần Hơn nữa điều đó còn giúp trẻ em nhanh chóng đạt được những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết cho
Trang 8sản xuất thông qua giáo dục ở nhà trường Những khoản chi cho sức khoẻ còn làm tăng nguồn nhân lực về mặt số lượng bằng việc kéo dài tuổi thọ lao động
Ngoài ra, nguồn nhân lực có khả năng tác động và khơi dậy các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của một quốc gia Bởi vì, con người là nhân tố chủ động, có đầy đủ khả năng lợi dụng các nhân tố khác, gắn kết các nhân tố khác tạo thành một tổng thể các nhân tố cần thiết và định hướng tác động của mọi nhân tố vào mục tiêu phát triển đất nước Vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên là những nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển đất nước Nhưng thực tế cho thấy chúng phụ thuộc vào khả năng khai thác của con người, ở một số nước, điều kiện tự nhiên thuận lợi là nhân tố làm cho đất nước giàu mạnh; nhưng ở một số nước khác điều kiện tự nhiên cũng tương tự, hoặc còn thuận lợi hơn - đất nước lại ngày một nghèo nàn, kiệt quệ và nguồn tài nguyên ngày càng trở nên cạn kiệt Bởi vì trường hợp thứ nhất : con người tái tạo thiên nhiên còn trường hợp thứ hai: con người tước đoạt thiên nhiên, biến nó thành hoang mạc
Vốn ban đầu – tiền tệ – là nhân tố quan trọng cho sự phát triển của bất cứ quốc gia nào Nhưng Các Mác đã rất có lý khi cho rằng, tiền tệ chỉ trở thành tư bản thông qua sức lao động của công nhân vì nhờ đó nó tạo ra giá trị lớn hơn giá trị ban đầu Trong thời đại ‘mở cửa’, nhiều nước có thể thu hót vốn từ nước ngoài Nhưng vốn chỉ có thể phát huy tác dụng tích cực nếu những điều kiện trong nước mà trước hết là có con người sử dụng hợp lý vốn đó để phát triển nền sản xuất trong nước
Sở dĩ nguồn nhân lực con người có vai trò quyết định trong các nhân tố, các nguồn lực của sự phát triển lịch sử, trước hết là do năng lực sáng tạo, trí tuệ của bản thân con người và cộng đồng người theo chiều hướng tiến bộ của lịch
sử Tóm lại, người lao động là nguồn gốc sâu xa dẫn đến sự phát triển các
Trang 9hình thái kinh tế xã hội Người lao động làm lực lượng sản xuất biến đổi, lực lượng sản xuất biến đổi làm quan hệ sản xuất thay đổi, dẫn đến kiến trúc thượng tầng thay đổi, và hình thái kinh tế xã hội cũng thay đổi theo Nhân tố con người – người lao động là động lực của sự phát triển sản xuất xã hội, nhân
tố quan trọng của sự phát triển nhanh và bền vững Trong quá trình sản xuất vật chất người lao động làm biến đổi tự nhiên, xã hội và bản thân làm sản xuất vật chất phát triển và xã hội phát triển từ thấp đến cao
II Nguồn nhân lực ở các nước và Việt Nam
1 Đặc điểm Nguồn nhân lực ở các nước đang phát triển
Số lượng lao động tăng nhanh
Có sự khác biệt chủ yếu giữa sự thách thức phát triển mà các nước đang phát triển gặp phải so với các nước phát triển là sự gia tăng chưa từng thấy của lực lượng lao động ở hầu hết các nước, trung bình mỗi năm số người tìm việc làm tăng từ 2%trở lên Sự gia tăng nguồn lao động liên quan chặt chẽ với việc gia tăng dân số Theo số liệu tổng điều tra dân số 1-4-1999 dân số nước ta là 76,32 triệu người, trong đó khoảng 39 triệu người là lực lượng lao động chiếm 51% dân số Dự báo ở nước ta mỗi năm bình quân tăng thêm hơn một triệu lao động dẫn đến sức ép rất lớn về việc làm
Phần lớn lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp.
Một trong những đặc điểm nổi bật nhất về lao động ở các nước đang phát triển
là đa số lao động làm nông nghiệp.ở Việt Nam lao động nông nghiệp chiếm hơn 70% tông số lao động Loại hình công việc này mang tính phổ biến ở những nước nghèo Xu hướng chung là lao động trong nông nghiệp giảm dần trong khi lao động trong công nghiệp và dịch vụ lại tăng
Hầu hết người lao động được trả tiền công thấp
Trang 10Lực lượng lao động ở các nước đang phát triển có số lượng ngày càng tăng làm cho nguồn cung ứng lao động dồi dào Trong khi đó hầu hết các nguồn lực khác đều thiếu và yếu: trang thiết bị cơ bản ,đất trồng trọt, ngoại tệ
và những nguồn lực khác như khả năng buôn bán, trình độ quản lý Tiền công thấp còn một nguyên nhân cơ bản nữalà trình độ chuyên môn của người lao động thấp
Còn bộ phận lớn lao động chưa được sử dụng.
Như trên đã phân tích, việc đánh giá tình trạng chưa sử dụng hết lao động phải được xem xét qua các hình thức biểu hiện của thất nghiệp-thất nghiệp hữu hình và thất nghiệp trá hình Do sức ép về dân số và những khó khăn về kinh tế
Ở các nước đang phát triến đã tác động lớn tới vấn đề công ăn việc làm ở cả hai khu vực thành thị và nông thôn Tình trạng lao động thất nghiệp, thiếu việc làm có xu hướng gia tăng đặc biệt ở khu vực thành thị
2 Nguồn nhân lực ở Việt Nam
Việt Nam cũng là một nước đang phát triển, vấn đề về khai thác và sử dụng nguồn nhân lực một cách hợp lý, cân đối về cung – cầu và đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tăng thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn
Sù phát triển sản xuất xã hội phụ thuộc nhiều yếu tố, nhiều điều kiện khác nhau nhưng chủ yếu nhất vẫn là phụ thuộc vào yếu tố con người Dù cho xã hội có nhiều công cụ sản xuất tiên tiến, thậm chí hiện đại, song nếu thiếu những con người có trình độ học vấn và kỹ năng thành thạo, có lòng nhiệt tình
và say mê lao động sáng tạo thì điều đó vẫn chưa đủ tạo nên những thành
Trang 11tựu phát triển kinh tế – xã hội Cho nên làm thế nào để có thể khai thác được tất cả những tiềm năng to lớn vô tận của con người nhằm tạo ra sự phát triển sản xuất xã hội vẫn là đòi hỏi bức thiết mà chính bản thân con người
2.1.Đặc điểm nguồn lao động của Việt nam
Bên cạnh những đặc điểm truyền thống như người Việt Nam cần cù, thông minh, chịu khó tiếp thu và lắng nghe và nhanh chóng thích ứng với điều kiện lao động thì còn có đặc điểm như
Nguồn nhân lực rẻ, dồi dào Theo điều tra dân số tháng 4 năm 1999, dân số
của Việt Nam hiện là 76 triệu người, xếp thứ 13 trên thế giới So với các nước Đông Nam á, Việt Nam là một quốc gia đông dân, chỉ đứng sau Indonesia, vượt cả Philippin và Thái Lan Số người trong độ tuổi lao động ở Việt Nam không ngừng tăng lên Hiện nay trung bình hàng năm có khoảng 1,4 đến 1,5 triệu thanh niên bước vào độ tuổi lao động, bổ sung liên tục vào lực lượng lao động vốn đã đông đảo này
Giá lao động Việt Nam còn rẻ so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới cũng được xem là một lợi thế to lớn Các số liệu thống kê gần đây cho thấy mức lương phổ biến của các doanh nghiệp, các cơ quan của Nhà nước ở Việt Nam hiện nay vào khoảng 1.000 đến 1.500 ngàn đồng/tháng (tức khoảng
60 – 90 USD/tháng, trên dưới 3USD/ngày) Theo Nghị định số
03/2006/NĐ-CP (ngày 6.1.2006), mức lương tối thiểu cho khối DN đầu tư nước ngoài tại
Hà Nội và TPHCM là 870.000đ/thỏng, tương đương 55USD Đây vẫn là mức lương thấp nhất trong khu vực so với Indonesia (90USD), Thái Lan (110USD), Philippines (135USD) Những nét khái quát trên cho thấy, lực lượng lao động ở Việt Nam có những lợi thế so sánh nhất định Đây cũng là điều kiện thuận lợi ban đầu để Việt Nam tham gia vào phân công lao động quốc tế, thu hút nguồn lực trong và ngoài nước để đầu tư phát triển kinh tế, đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước