Giải pháp nâng cao hiêụ quả quản trị vốn lưu động tại Công ty CP Nhiệt điện Ninh Bình Giải pháp nâng cao hiêụ quả quản trị vốn lưu động tại Công ty CP Nhiệt điện Ninh Bình Giải pháp nâng cao hiêụ quả quản trị vốn lưu động tại Công ty CP Nhiệt điện Ninh Bình Giải pháp nâng cao hiêụ quả quản trị vốn lưu động tại Công ty CP Nhiệt điện Ninh Bình Giải pháp nâng cao hiêụ quả quản trị vốn lưu động tại Công ty CP Nhiệt điện Ninh Bình Giải pháp nâng cao hiêụ quả quản trị vốn lưu động tại Công ty CP Nhiệt điện Ninh Bình Giải pháp nâng cao hiêụ quả quản trị vốn lưu động tại Công ty CP Nhiệt điện Ninh Bình Giải pháp nâng cao hiêụ quả quản trị vốn lưu động tại Công ty CP Nhiệt điện Ninh Bình Giải pháp nâng cao hiêụ quả quản trị vốn lưu động tại Công ty CP Nhiệt điện Ninh Bình Giải pháp nâng cao hiêụ quả quản trị vốn lưu động tại Công ty CP Nhiệt điện Ninh Bình Giải pháp nâng cao hiêụ quả quản trị vốn lưu động tại Công ty CP Nhiệt điện Ninh Bình Giải pháp nâng cao hiêụ quả quản trị vốn lưu động tại Công ty CP Nhiệt điện Ninh Bình Giải pháp nâng cao hiêụ quả quản trị vốn lưu động tại Công ty CP Nhiệt điện Ninh Bình Giải pháp nâng cao hiêụ quả quản trị vốn lưu động tại Công ty CP Nhiệt điện Ninh Bình Giải pháp nâng cao hiêụ quả quản trị vốn lưu động tại Công ty CP Nhiệt điện Ninh Bình
Trang 1BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN - -
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ VỐN LƯUĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN
NINH BÌNH
Giảng viên hướng dẫn:TS Vũ Thị NhàiSinh viên thực hiện:Phạm Thị ThủyLớp chuyên ngành:Tài chính 8B
Hà Nội - 2021
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình, em đã đượcsự giúp đỡ tận tình của các cô bác, các anh chị Phòng tài chính và các phòng ban khác,cùng với sự chỉ bảo tận tình chu đáo của cô Vũ Thị Nhài em đã hoàn thành được khóaluận tốt nghiệp này Em đã được thực hành kiến thức và kĩ năng được học ở trườngđồng thời tiếp cận và trải nghiệm môi trường thực tế, có tính chuyên môn cao Đợtthực tập đã giúp em có cơ hội giao lưu, tiếp xúc với môi trường làm việc trong doanhnghiệp, từ đó giúp em học hỏi nhiều kinh nghiệm, tự hoàn thiện mình Mặc dù đã rấtcố gắng, xong do trình độ còn hạn chế và kiến thức thực tế chưa nhiều nên bài luậnvăn không thể tránh khỏi những sai sót.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo cùng toàn thể các anh,chịđang làm việc tại Công ty Cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình đã nhiệt tình chỉ bảo, hướngdẫn và tạo điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian thực tập và làm bài khóa luận tốtnghiệp này Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của cô giáo để bài khóaluận hoàn thiện tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ v
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNGCỦA DOANH NGHIỆP 3
1.1 Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp 3
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động của doanh nghiệp 3
1.1.2 Phân loại vốn lưu động của DN 4
1.1.3 Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp 7
1.2 Hiệu quả quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 11
1.2.1 Khái niệm và mục tiêu hiệu quả quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 111.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh tình hình hiệu quả quản trị vốn lưu động của DN 13
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CPNHIỆT ĐIỆN NINH BÌNH TRONG THỜI GIAN QUA 27
2.1 Khái quát về Công ty cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình 27
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP Nhiệt điện Ninh Bình 272.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty CP Nhiệt điện Ninh Bình 29
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP Nhiệt điện Ninh Bình 32
2.2 Thực trạng hiệu quả quản trị vốn lưu động tại Công ty CP Nhiệt điện Ninh Bình.352.2.1 Thực trạng hiệu quả quản trị VLĐ và phân bổ VLĐ 35
2.2.2 Thực trạng hiệu quả nguồn Vốn lưu động và tổ chức đảm bảo nguồn vốnlưu động 37
2.2.3 Thực trạng về xác định nhu cầu vốn lưu động 40
2.2.4 Thực trạng hiệu quả về quản trị vốn bằng tiền 40
2.2.5 Thực trạng hiệu quả về quản trị nợ phải thu 42
2.2.6 Thực trạng về quản trị hàng tồn kho 46
2.2.7 Hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động 48
Trang 42.3 Đánh giá chung về hiệu quả quản trị vốn lưu động của Công ty CP Nhiệt điện Ninh
2.3.1 Kết quả về hiệu quả quản trị vốn lưu động của Công ty CP Nhiệt điện Ninh Bình 50
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 51
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ VLĐ tại 54
CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN NINH BÌNH 54
3.1 Định hướng phát triển của Công ty CP Nhiệt điện Ninh Bình trong thời gian tới 543.1.1 Bối cảnh kinh tế -xã hội 54
3.1.2 Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đếnnăm 2045 55
3.1.3 Định hướng chiến lược phát triển nguồn vốn và huy động vốn 58
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động ở Công ty CP Nhiệt điện NinhBình 58
3.2.1 Tổ chức tốt quản lý vốn lưu động Thường xuyên theo dõi, phân tích, đánhgiá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 58
3.2.2 Tăng cường công tác quản trị các khoản phải thu và hạn chế tối đa lượngvốn bị chiếm dụng 59
3.2.3 Quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền 61
3.2.4 Xác định nhu cầu vốn lưu động hàng năm: 63
Trang 5Ký hiệu viết tắtNội dung đầy đủ
Trang 6DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán 30
Bảng 2.1: Bảng phân tích so sánh các chỉ tiêu bảng cân đối kế toán 33
Bảng 2.2: Phân tích so sánh các chỉ tiêu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh củaCông ty 34
Bảng 2.3: Bảng phân tích cơ cấu tài sản của Công ty cổ phần nhiệt điện Ninh Bình 36
Bảng 2.4: Nguồn vốn lưu động thường xuyên năm 2019, 2020 38
Bảng 2.5: Cơ cấu vốn bằng tiền của Công ty năm 2019, 2020 41
Bảng 2.6: Hệ số khả năng thanh toán của Công ty năm 2020 42
Bảng 2.7: Cơ cấu và sự biến động của các khoản phải thu 44
Bảng 2.7a: Tình hình hàng tồn kho của Công ty 46
Bảng 2.8: Các chỉ tiêu phản ánh hệ số hiêu suất hoạt động của VỐN LƯU ĐỘNG năm2019, 2020 48
Bảng 2.9: Bảng tính hệ số hiệu quả hoạt động năm 2019, 2020 49
Trang 7MỞ ĐẦU
Vốn luôn được xem là một yếu tố quan trọng hàng đầu của mọi quá trình sảnxuất kinh doanh và là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của doanhnghiệp Đặc biệt là trong giai đoạn nền kinh tế toàn cầu đang lâm vào tình trạng khủnghoảng như hiện nay, do ảnh hưởng cực kỳ sâu sắc của dịnh bệnh covid-19 gây ra, làmkiệt quệ nền kinh tế của các nước trên thế giới, và Việt Nam không đứng ngoài sự suythoái đó Đối với các doanh nghiệp, nếu muốn tồn tại và phát triển được thì trước hếtphải quan tâm đến việc tạo lập, quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả nhằm đem lại lợinhuận tối đa cho doanh nghiệp.
Quản trị vốn lưu động là toàn bộ quá trình công ty sử dụng hợp lý các nguồn lựcsẵn có của mình: vốn, lao động, kỹ thuật trong hoạt động kinh doanh để đạt kết quảmong muốn, cụ thể là tối đa hóa lợi nhuận Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu độngnhằm mục đích nhận thức và đánh giá đúng đắn, toàn diện tình hình biến động tănggiảm các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động, qua đó cung cấp đầy đủ, kịp thời,trung thực những thông tin hữu ích, cần thiết để phân tích những nguyên nhân làmtăng, giảm và đề ra các chính sách, biện pháp quản lý thích hợp nhằm tăng cường quảntrị vốn lưu động của công ty.
Việc nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động có ý nghĩa hết sức quan trọng đốivới quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bởi nó không chỉ đem lại hiệu quảthiết thực cho doanh nghiệp và người lao động mà còn ảnh hưởng đến sự phát triểncủa nền kinh tế quốc dân và toàn xã hội Chính vì thế các doanh nghiệp phải luôn tìmra các biện pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động.
Nhận thức được sự cấp thiết đó, đồng thời qua thời gian tìm hiểu thực tế tại Công
ty CP Nhiệt điện Ninh Bình, được tiếp xúc với công tác quản trị tài chính ở công ty,
em đã quyết định lựa chọn đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình là “Giải pháp nâng
cao hiêụ quả quản trị vốn lưu động tại Công ty CP Nhiệt điện Ninh Bình”.
Bằng phương pháp nghiên cứu kết hợp lý luận thực tiễn, trên cơ sở số liệu thực tếcủa Công ty qua các năm Luận văn của em đi sâu phân tích tình hình tổ chức, hiệuquả quản trị vốn lưu động của công ty: tình hình quản lý vốn bằng tiền, các khoản phảithu, hàng tồn kho; qua đó đánh giá chung về hiệu quả tổ chức, sử dụng vốn lưu động
Trang 8và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức, sử dụng vốn lưu động tạicông ty.
Kết cấu bài luận văn gồm ba chương:
Chương I: Lý luận cơ bản về hiệu quả quản trị vốn lưu động của doanh nghiệpChương II: Thực trạng hiệu quả quản trị vốn lưu động tại Công ty CP Nhiệt điệnNinh Bình trong thời gian qua
Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị VLĐ tại Công ty CP Nhiệt điệnNinh Bình.
Trang 9CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNGCỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp1.1.1 Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động của doanh nghiệp
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài các tư liệu lao động các doanh nghiệpcòn cần có các đối tượng lao động Trong quá trình tham gia vào hoạt động kinhdoanh, đối tượng lao động của doanh nghiệp được biểu hiện cụ thể dưới hình thái làtài sản lưu động của doanh nghiệp Trong các doanh nghiệp người ta thường chiatài sản lưu động thành 2 loại: TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông.
TSLĐ sản xuất bao gồm các loại nguyên liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thaythế đang trong quá trình dự trữ sản xuất và các loại sản phẩm dở dang trong quá trìnhsản xuất.
TSLĐ lưu thông bao gồm các loại sản phẩm đang nằm trong quá trình lưu thôngnhư thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, các khoản phải thu, vốn bằng tiền.
Trong quá trình kinh doanh TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông luôn vận động,chuyển hóa, thay thế chỗ cho nhau, đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn ranhip nhàng, liên tục.
Để hình thành các TSLĐ, doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn tiền tệ nhất địnhđể mua sắm các loại tài sản đó, số vốn này được gọi là vốn lưu động của doanh
nghiệp Như vậy có thể nói: “Vốn lưu động là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh
nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành nên các TSLĐ thường xuyên cần thiết cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp” Nói cách khác, vốn lưu động là biểu
hiện bằng tiền của các TSLĐ trong doanh nghiệp.
Vốn lưu động có những đặc điểm khác so với vốn cố định Do các TSLĐ có thờigian sử dụng ngắn nên vốn lưu động cũng luân chuyển nhanh Hình thái biểu hiện củavốn lưu động cũng luôn thay đổi, qua các giai đoạn trong quá trình sản xuất kinhdoanh: Từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu trở thành vật tư, hàng hóa dữ trữ sản xuất, tiếpđến trở thành sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm và cuối cùng lại trở vềhình thái vốn bằng tiền Kết thúc mỗi chu kỳ kinh doanh, giá trị của vốn lưu độngđược chuyển dịch toàn bộ, một lần vào giá tri sản phẩm hàng hóa, dịch vụ sản xuất ravà được bù đắp lại khi doanh nghiệp thu được tiền bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.
Trang 10Quá trình này diễn ra thường xuyên, liên tục và được lập lại sau mỗi chu kỳ kinhdoanh, tọa thành vòng tuần hoàn, chu chuyển của vốn lưu động.
1.1.2 Phân loại vốn lưu động của DN
1.1.2.1 Dựa vào hình thái biểu hiện của vốn lưu động
Nếu dựa trên tiêu thức hình thái biểu hiện thì VLĐ trong doanh nghiệp có thểđược chia thành hai loại:
Vốn bằng tiền và các khoản phải thu:
Vốn bằng tiền bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và các tổ chức tàichính, các khoản đầu tư ngắn hạn về chứng khoán.
Các khoản phải thu (vốn trong thanh toán) bao gồm: các khoản phải thu củakhách hàng (thể hiện số tiền khách hàng còn nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trìnhdoanh nghiệp cung cấp sản phẩm hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng), khoản ứng trướccho người bán, các khoản phải thu như thuế GTGT được khấu trừ, tạm ứng…
Vốn vật tư hàng hoá:
Vốn vật tư hàng hoá bao gồm các khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiệnbằng hiện vật cụ thể như các loại vật tư dự trữ (nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệuphụ, nhiên liệu, công cụ dụng cụ…), sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩmhàng hoá chờ tiêu thụ.
Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp đánh giá được mức độ dữ trữ tồn kho,khả năng thanh toán, tính thanh khoản của các tài sản đầu tư trong doanh nghiệp.
1.1.2.2 Dựa vào vai trò của vốn lưu động
Theo cách phân loại này thì vốn lưu động được chia làm 3 loại: VLĐ trong khâudự trữ sản xuất, VLĐ trong khâu lưu thông, trong đó dựa vào công dụng thì các loạiVLĐ này lại được chia thành các khoản vốn:
Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất:Bao gồm:
Vốn dự trữ vật liệu phụ: là giá trị những vật tư dự trữ dùng trong sản xuất giúpcho việc hình thành sản phẩm tuy nhiên không đóng vai trò chủ yếu tạo nên thực thểsản phẩm.
Vốn dự trữ nhiên liệu, động lực phụ tùng thay thế: là những loại nhiên liệu, độnglực phụ tùng thay thế phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp.
Trang 11Vốn dự trữ công cụ dụng cụ: là giá trị những tư liệu lao động có giá trị thấp, thờigian sử dụng không đủ tiêu chuẩn trở thành tài sản cố định.
Vốn lưu động trong khâu sản xuất:Bao gồm:
Giá trị sản phẩm dở dang dùng trong quá trình sản xuất, xây dựng hoặc đang nằmtại các địa điểm làm việc chờ chế biến tiếp, chi phí trồng trọt dở dang, chi phí chănnuôi dở dang, súc vật nhỏ và nuôi béo…
Bán thành phẩm là giá trị các sản phẩm dở dang nhưng khác sản phẩm đang chếtạo ở chỗ nó đã hoàn thành một hay nhiều giai đoạn chế biến nhất định.
Vốn về các loại chi phí chờ kết chuyển: là các chi phí có liên quan đến nhiều kỳsản xuất kinh doanh, do có giá trị lớn nên phải phân bổ dần vào chi phí sản xuất các kỳnhằm đảm bảo sự ổn định tương đối giữa các kỳ.
Vốn lưu động trong khâu lưu thông:Bao gồm:
Vốn thành phẩm: là biểu hiện bằng tiền của số sản phẩm hoàn thành nhập kho vàđang nằm chờ tiêu thụ.
Vốn bằng tiền: gồm tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền gửi có kỳ hạn.Vốn trong thanh toán: là những khoản phải thu, tạm ứng phát sinh trong quá trìnhmua bán vật tư hàng hoá hoặc thanh toán nội bộ.
Vốn đầu tư ngắn hạn.
Cách phân loại này cho thấy vai trò của từng loại vốn lưu dộng trong quá trìnhsản xuất kinh doanh, từ đó lựa chọn bố trí cơ cấu vốn đầu tư hợp lý, đảm bảo sự cânđối về năng lực sản xuất giữa các giai đoạn trong quá trình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp.
Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng:
Từ các cách phân loại trên giúp cho doanh nghiệp có thể xác định được kết cấuvốn lưu động của mình theo những tiêu thức khác nhau Kết cấu vốn lưu động phảnánh thành phần và mối quan hệ trong tỷ lệ giữa các thành phần trong tổng số vốn lưuđộng của doanh nghiệp.
Tại các doanh nghiệp khác nhau thì kết cấu vốn lưu động cũng không giốngnhau, thậm chí tại một doanh nghiệp nhưng ở những thời điểm khác nhau thì kết cấuvốn lưu động cũng khác nhau Việc phân tích kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp
Trang 12theo các tiêu thức phân loại để hiểu rõ hơn những đặc điểm riêng về số vốn lưu độngmà mình đang quản lý và sử dụng Từ đó xác định đúng đắn các trọng điểm và biệnpháp quản lý vốn lưu động có hiệu quả hơn, phù hợp với điều kiện cụ thể của doanhnghiệp.
Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động.
Các nhân tố về mặt cung ứng, dự trữ vật tư, thành phẩm:
+) Khoảng cách giữa doanh nghiệp với nguồn vật tư: ảnh hưởng tới việc dự trữnguyên vật liệu, vật tư của doanh nghiệp, khoảng cách này càng gần thì mỗi lần muanguyên vật liệu càng ít dẫn tới nhu cầu dự trữ giảm, còn nếu khoảng cách này càng xathì mỗi lần mua phải mua nhiều lên làm cho nhu cầu dự trữ tăng.
+) Khả năng cung cấp của thị trường: nếu thị trường trong giai đoạn đang trongthời gian khan hiếm hàng hoá vật tư thì doanh nghiệp phải dự trữ nhiều để đảm bảosản xuất kinh doanh được diễn ra bình thường và liên tục Ngược lại, nếu thị trườngluôn sẵn sàng đáp ứng đầy đủ nhu cầu nguyên vật liệu hàng hoá của doanh nghiệp thìdoanh nghiệp sẽ không cần phải dự trữ nhiều.
+) Kỳ hạn giao hàng và khối lượng vật tư mỗi lần cung cấp: kỳ hạn dài, khốilượng vật tư nhiều thì doanh nghiệp phải dự trữ nhiều và ngược lại.
+) Tính thời vụ và sự khan hiếm của vật tư: đối với nguyên vật liệu theo mùa nhưhàng nông sản chẳng hạn thì lượng hàng tồn kho sẽ lớn vào thời điểm thu hoạch và sẽít vào thời điểm cuối vụ Ví dụ điển hình là dự trữ hàng tồn kho của các doanh nghiệpthương mại hoạt động trong lĩnh vực thu mua nông sản như gạo, cà phê,…thường tăngcao vào khi vào vụ thu hoạch của nông dân.
+) Khoảng cách giữa doanh nghiệp với thị trường tiêu thụ: điều này ảnh hưởng đến việcdự trữ thành phẩm của doanh nghiệp Thị trường tiêu thụ càng gần thì doanh nghiệp càng dễtiêu thụ hàng hoá cho nên mức dự trữ cũng được giảm đi.
+) Hợp đồng giao bán và khối lượng hàng hoá bán ra.
+) Hàng hoá tiêu thụ có tính chất thời vụ: ảnh hưởng đến khối lượng hàng tồnkho của doanh nghiệp tại mỗi thời điểm.
Những nhân tố về mặt sản xuất:
+) Đặc điểm kỹ thuật công nghệ thường ảnh hưởng tới vốn sản phẩm dở dang,công nghệ càng cao thì sản phẩm dở dang càng ít Mặt khác việc đầu tư vào khoa họccông nghệ làm tăng định phí tuy nhiên sẽ góp phần làm giảm biến phí trên một đơn vị
Trang 13+) Mức độ phức tạp của sản phẩm chế tạo: sản phẩm càng phức tạp thì sản phẩmdở dang càng nhiều và ngược lại.
+) Độ dài của chu kỳ sản xuất nếu chu kỳ kỹ thuật sản xuất nhiều công đoạn thìsản phẩm dở dang càng nhiều do vậy mà nhu cầu VLĐ càng lớn.
+) Trình độ tổ chức quản lý sản xuất của doanh nghiệp
Những nhân tố về mặt thanh toán:
+) Các nhân tố tổ chức thu hồi tiền hàng như phương pháp thanh toán hợp lý, thủtục thanh toán gọn, không để khách hàng chịu nhiều sẽ làm giảm tỷ trọng các khoảnnợ phải thu.
+) Tình hình chấp hành kỷ luật thanh toán giữa các đơn vị, thực hiện hợp đồngthanh toán, lựa chọn hình thức thanh toán cũng ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động.Chẳng hạn nếu lựa chọn hình thức thanh toán bằng tiền phương thức thanh toánchuyển khoản thì kết cấu vốn nghiêng về tiền gửi ngân hàng…
1.1.3 Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp
1.1.3.1 Căn cứ vào quan hệ sở hữu về vốn
Nếu căn cứ quan hệ về vốn trong doanh nghiệp thì nguồn vốn lưu động củadoanh nghiệp được chia làm 2 loại:
Vốn chủ sở hữu: là số vốn huy động được thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp,doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phôi và định đoạt Tuỳtheo loại hình sở hữu doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau mà vốnchủ sở hữu có những nội dung cụ thể như: Nguồn vốn từ ngân sách cấp hay có nguồngốc từ ngân sách cho các Công ty nhà nước; Vốn do chủ doanh nghiệp tư nhân bỏ ra;Vốn góp cổ phần trong các Công ty cổ phần; Vốn bổ sung từ lợi nhuận để lại nhằmđáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất của doanh nghiệp … Vốn chủ sở hữu tại mộtthời điểm có thể sử dụng công thức sau:
Vốn chủ sở hữu = Giá trị tổng tài sản – nợ phải trả
Nợ phải trả: thể hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà doanh nghiệp có trách nhiệm
phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác Bao gồm:
+) Nguồn vốn tín dụng: là số vốn vay của các ngân hàng thương mại, các tổ chứctín dụng hoặc qua phát hành trái phiếu.
+) Nguồn vốn chiếm dụng: phản ánh số vốn mà doanh nghiệp chiếm dụng mộtcách hợp pháp của các chủ thể khác Trong nền kinh tế thị trường phát sinh các quan
Trang 14Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, thông thường một doanhnghiệp phải phối hợp cả hai nguồn: Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả Sự kết hợp giữa hainguồn này phụ thuộc vào đặc điểm của ngành mà doanh nghiệp hoạt động, tùy thuộcvào quyết định của người quản lý trên cơ sở xem xét tình hình kinh doanh và tài chínhcủa doanh nghiệp.
1.1.3.2 Căn cứ theo thời gian huy động vốn và sử dụng vốn.
Nguồn vốn lưu động tạm thời: là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới 1 năm)
mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu có tính chất tạm thời phát sinhtrong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nguồn vốn tạm thời thườngbao gồm vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các khoản nợ ngắn hạnkhác.
Nguồn vốn lưu động thường xuyên: là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổn
định mà doanh nghiệp có thế sử dụng vào hoạt động kinh doanh Nguồn vốn nàythường được sử dụng để mua sắm, hình thành tài sản cố định và một bộ phận tài sảnlưu thông thường xuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Mỗi doanh nghiệp có cách thức phối hợp khác nhau giữa nguồn vốn lưu độngthường xuyên và nguồn vốn lưu động tạm thời trong công việc đảm bảo nhu cầu chungvề vốn lưu động của doanh nghiệp.
Nguồn vốn thường xuyên được xác định theo công thức:
Nguồn vốn thường xuyên = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạnHoặc
Nguồn vốn thường xuyên
= Giá trị tổng tài sản của doanh nghiệp – Nợ ngắn hạn
Trên cơ sở xác định nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp còn có thể xácđịnh nguồn vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp.
Nguồn vốn lưu động thường xuyên là nguồn vốn ổn định có tính chất dài hạn đểhình thành hay tài trợ cho các TSLĐ thường xuyên cần thiết trong hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp.
Trang 15Nguồn vốn lưu động thường xuyên được tính theo công thức:Nguồn vốn lưu động thường xuyên
= Tổng nguồn vốn thường xuyên – tàn sản dài hạnHoặc
Nguồn vốn lưu động thường xuyên = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạnViệc phân loại này giúp cho người quản lý xem xét hy động các nguồn vốn phùhợp với thời gian sử dụng của các yếu tố cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh.
1.1.3.3 Căn cứ vào phạm vi huy động vốn:
Dựa vào tiêu thức này thì nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp được chia thànhnguồn vốn bên trong doanh nghiệp và nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp.
Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp: là nguồn vốn có thể huy động từ bản thân
các hoạt động của doanh nghiệp tạo ra Nguồn vốn bên trong thể hiện khả năng tự tàitrợ của doanh nghiệp Nguồn vốn bên trong của doanh nghiệp bao gồm: Lợi nhuận giữlại để tái đầu tư Đây là nguồn tăng thêm tài sản và nguồn vốn của Công ty.
Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp: là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy
động từ việc vay ngân hàng, vay tổ chức tín dụng, phát hành trái phiếu, cổ phiếu, thuêtài sản
Cách phân loại này giúp nhà quản lý tài chính nắm bắt được tỷ trọng của từngnguồn vốn theo phạm vi huy động, để từ đó có hoạch định những chính sách huy độngvốn hợp lý tạo lập được một cơ cấu vốn tối ưu nhất.
1.1.3.4 Xác định nhu cầu VLĐ và tổ chức nguồn VLĐ
Xác định nhu cầu VLĐ:
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên,liên tục Trong quá trình đó luon đòi hỏi doanh nghiệp có một lượng vốn cần thiết đểđáp ứng các yêu cầu mua sắm, dự trữ, bù đắp chênh lệch các khoản phải thu, phải trảgiữa doanh nghiệp với khách hàng, đam rbaor cho quá tình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp được tiến hành bình thường liên tục Đó chính là nhu cầu vốn lưu độngthường xuyên, cần thiết của doanh nghiệp.
Như vậy, nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp thường xuyên cần thiết là sốvốn lưu động tối thiểu cần thieets phải có để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục.
Nhu cầu VLĐ thường = Mức dự trữ + Các khoản - Nợ phải trả nhà
Trang 16xuyên, cần thiết hàng tồn kho phải thu cung cấpViệc xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết một cách đúng đắn,hợp lý có một ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp:
+) Là cơ sở, căn cứ để tổ chức huy động các nguồn tài trợ đáp ứng đầy đủ và kịpthời nhu cầu vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
+) Là cơ sở cho doanh nghiệp sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm tránh tình trạng ứđọng, từ đó nâng cao hiệu quả sử quản trị vốn lưu động.
+) Là nhân tố quan trọng để quá trình sản xuất diễn ra liên tục, tránh tình trạngcăng thẳng giả tạo về vốn.
Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.
Phương pháp trực tiếp
Nội dung cơ bản của phương pháp này là xác định trực tiếp nhu cầu vốn hàng tồnkho, các khoản phải thu, khoản phải trả nhà cung cấp rồi tập hợp lại thành tổng nhucầu vốn lưu động của doanh nghiệp Việc xác định nhu cầu vốn lưu động theo phươngpháp này có thể thực hiện theo trình tự sau:
Xác định nhu cầu vốn hàng tồn kho bao gồm vốn hàng tồn kho trong khâu sảnxuất và khâu lưu thông:
+) Xác định nhu cầu vốn lưu động dữ trữ trong khâu sản xuất: Bao gồm nhu cầuvốn dự trữ nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế… Phươngpháp chung để xác định nhu cầu VLĐ đối với từng loại vật tư dự trữ là căn cứ vào nhucầu sử dụng VLĐ bình quân một ngày và số ngày dự trữ đối với từng loại để xác địnhrồi tổng hợp lại.
Đối với từng loại vật tư, hàng hóa tồn kho, cần căn cứ vào tình hình sử dụng thựctế về thời gian cần thiết dự trữ để xác định mức chi phí sử dụng vốn bình quân mộtngày và số ngày dự trữ hợp lý.
Đối với các loại nguyên vật liệu phụ, do có nhiều loại và nhiều mức tiêu haocũng khác nhau nên nếu loại nào sử dụng nhiều và thường xuyên thì áp dụng côngthức như đối với nguyên vật liệu chính Còn đối với loại nào dùng ít, không thườngxuyên thì có thể xác định theo tỷ lệ (%) so với nhu cầu vốn nguyên vật liệu chính hoặcso với tổng mức luân chuyển loại vật liệu đó.
+) Nhu cầu VLĐ dự trữ trong khâu sản xuất: Bao gồm nhu cầu vốn để hình thành
Trang 17nhiều hay ít phụ thuộc vào chi phí sản xuất bình quân một ngày, độ dài chu kỳ sản xuấtsản phẩm, mức độ hoàn thành của SPDD, bán thành phẩm.
Phương pháp trực tiếp có ưu điểm là phản ánh rõ như cầu vốn lưu động cho từngloại vật tư hàng hóa và trong từng khâu kinh doanh, do vậy tương đối sát với nhu cầuvốn của doanh nghiệp Tuy nhiên, phương pháp này tính toán phức tạp, mất nhiều thờigian trong các định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.
Phương pháp gián tiếp
Phương pháp này dựa vào phân tích tình hình thực tế sử dụng VLĐ của doanhnghiệp năm báo cáo, sự thay đổi về quy mô kinh doanh và tốc độ luân chuyển vốn lưuđộng năm kế hoạch, hoặc sự biến động nhu cầu vốn lưu động theo doanh thu thực hiệnnăm báo cáo để xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp năm kế hoạch.
Phương pháp gián tiếp cụ thể như sau:
Phương pháp điều chỉnh theo tý lệ phần trăm nhu cầu VLĐ so với năm báo cáo.Thực chất phương pháp này là dựa vào thực tế nhu cầu VLĐ năm báo cáo và điềuchỉnh nhu cầu theo quy mô kinh doanh và tốc độ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch.
Vốn lưu động bình quân năm báo cáo được tính theo phương pháp bình quân sốhọc VLĐ bình quân trong các quý của năm báo cáo Mức luân chuyển VLĐ phản ánhtổng mức luân chuyển vốn và được tính bằng doanh thu thuần năm kế hoạch và nămbáo cáo.
1.2 Hiệu quả quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm và mục tiêu hiệu quả quản trị vốn lưu động của doanhnghiệp
1.2.1.1 Khái niệm hiệu quả quản trị vốn lưu động
Điểm xuất phát để tiến hành sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp là phải cómột lượng vốn nhất định và nguồn tài trợ tương ứng Vốn là tiền đề để các doanhnghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh song việc sử dụng đồng vốn đó như thế nào chocó hiệu quả mới là nhân tố quyết định cho sự tăng trưởng và phát triển của mỗi doanhnghiệp.
Trong kinh tế học, mỗi nhà kinh tế có nhiều cách tiếp cận khác nhau về hiệu quảquản trị vốn lưu động.Các khái niệm hiệu quả quản trị vốn lưu động:
Trang 18+ Hiệu quả quản trị vốn lưu động là hiệu quả thu được sau khi đẩy nhanh tốc độluân chuyển vốn lưu động qua các giai đoạn của quá trình sản xuất Tốc độ này càngcao chứng tỏ hiệu quả quản trị vốn lưu động càng lớn và ngược lại.
+ Hiệu quả quản trị vốn lưu động là hiệu quả đem lại cao nhất khi mà số vốn lưuđộng cần cho một đồng luân chuyển là ít nhất Quan niệm này thiên về chiều hướngcàng tiết kiệm được bao nhiêu vốn lưu động cho một đồng luân chuyển thì càng tốt.Nhưng nếu hàng hóa sản xuất ra không tiêu thụ được thì hiệu quả sử dụng đồng vốncũng không cao.
+ Hiệu quả quản trị vốn lưu động là thời gian ngắn nhất để vốn lưu động quayđược một vòng Quan niệm này có thể nói là hệ quả của quan niệm trên.
+ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả phản ánh tổng TSLĐ so với tổng nợlưu động là cao nhất.
Quản lý và sử dụng TSLĐ cũng như vốn lưu động có ảnh hưởng rất lớn đến việc
hoàn thành các mục tiêu chung của doanh nghiệp Có thể nói, “Quản trị vốn lưu độnglà việc lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính liên quan đến việc huy động và sửdụng vốn lưu động (vốn bằng tiền, vốn phải thu và vốn tồn kho dự trữ), tổ chức thựchiện các quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạt động tài chính của doanh nghiệpnói chung, đó là tối đa hoá giá trị cho chủ doanh nghiệp hay là tối đa hóa lợi nhuận,không ngừng làm tăng giá trị doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệptrên thị trường”.
Quản lý, sử dụng hợp lý TSLĐ cũng như VLĐ có ảnh hưởng rất lớn đối với việchoàn thành các mục tiêu chung của DN Việc quản lý tốt VLĐ phần nào thể hiện sựkinh doanh hiệu quả của DN, ngoài ra có thể nhận thấy VLĐ thay đổi theo nhịp độ sảnxuất của từng chu kỳ kinh doanh, chính vì vậy VLĐ được coi là một chí bảo về khả năngthanh toán tại một thời điểm cũng như khả năng thanh toán trong tương lai, hơn nữa VLĐcũng là cầu nối giữa cân bằng tài chính trong ngắn hạn và dài hạn của DN Vì vậy, quảntrị VLĐ hiệu quả đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển lâu dài của DN.
1.2.1.2 Mục tiêu quản trị vốn lưu động
Việc quản trị VLĐ tại DN nhằm đạt được những mục tiêu chính như sau:
Thứ nhất, phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu VLĐ cho sản xuấtkinh doanh Quá trình sản xuất kinh doanh nhất thiết đòi hỏi có tài sản lưu động và từđó phát sinh nhu cầu về VLĐ để đảm bảo các tài sản đó Việc chậm trễ hay không đáp
Trang 19ứng đủ nhu cầu VLĐ cần thiết gây nên nhiều hệ lụy trong sản xuất kinh doanh như sảnxuất đình trệ, gián đoạn quy trình Vậy nên yêu cầu tiên quyết trong quản trị VLĐ làđảm bảo đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu VLĐ cho sản xuất kinh doanh.
Thứ hai, đó là tăng tốc độ luân chuyển vốn để đảm bảo sử dụng vốn tiết kiệmhiệu quả Tốc độ luân chuyển của VLĐ gắn liền với sự quay vòng của chu kỳ kinhdoanh Vốn quay vòng càng nhanh thì càng tăng hiệu suất sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Hơn nữa, VLĐ lại là loại vốn có thời gian hoàn lại ngắn nên càng đẩynhanh tốc độ quay vòng càng đạt hiệu quả cao trong quản lý và sử dụng.
Thứ ba, đó là tìm các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu suất sử dụngVLĐ Bỏ bất cứ đồng vốn nào vào sản xuất kinh doanh thì chủ sở hữu luôn mong đồngvốn đó sinh lời cao nhất VLĐ không phải ngoại lệ Vì vậy, nâng cao hiệu quả và hiệusuất sử dụng VLĐ cũng là một mục tiêu chủ yếu trong quản trị VLĐ trong doanhnghiệp.
1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh tình hình hiệu quả quản trị vốn lưu động củaDN
1.2.2.1 Chỉ tiêu phản ánh tình hình tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động
Vốn lưu động thuần (NWC) là chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, đolường khả năng thanh khoản của doanh nghiệp và được tính từ bảng cân đối kế toán.
NWC= Tài sản ngắn hạn – NPT ngắn hạn = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạnVới một doanh nghiệp hoạt động lành mạnh thì thường có NWC lớn hơn 0 haytương ứng với khả năng thanh toán hiện hành lớn hơn 1 Ngược lại, NWC âm thể hiệndoanh nghiệp đã sử dụng một phần nợ ngắn hạn để tài trợ cho TSDH, điều này thểhiện sự mất cân đối tài chính trong quản trị vốn của doanh nghiệp.
Có 3 Trường hợp có thể xảy ra:Trường hợp 1: NWC >0
Khi tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ phải trả ngắn hạn Nghĩa là nguồn vốn lưu độngthường xuyên có giá trị dương Khi đó, sẽ có một sự ổn định trong hoạt động củadoanh nghiệp vì có một bộ phận nguồn vốn lưu động thường xuyên tài trợ cho Tài sảnlưu động để sử dụng cho hoạt động kinh doanh.
Trang 20Trường hợp 2: NWC < 0
Nếu tài sản lưu động nhỏ hơn nợ phải trả ngắn hạn thì nguồn vốn lưu độngthường xuyên có giá trị âm Đây là dấu hiệu đáng lo ngại cho doanh nghiệp khi hoạtđộng trong lĩnh vực công nghiệp hoặc xây dựng Trong trường hợp đặc biệt khi nguồnvốn động thường xuyên < 0 ( nghĩa là doanh nghiệp hình thành tài sản dài hạn bằngnguồn vốn ngắn hạn) là dấu hiệu sử dụng vốn sai, cán cân thanh toán chắc chắn đã mấtthăng bằng, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn < 1 Tuy nhiên, đối với ngành thương mạithì cách tài trợ này vẫn có thể xảy ra vì ngành này có tốc độ quay vòng vốn nhanh.
Trường hợp 3: NWC = 0
Nếu tài sản lưu động bằng nợ phải trả ngắn hạn, hay nguồn vốn thường xuyênbằng giá trị TSCĐ thì nguồn vốn lưu động thường xuyên sẽ có giá trị bằng không.Cách tài trợ này cho thấy, chỉ có những TSCĐ được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn,còn tài sản lưu động được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn.Trường hợp này cũngkhông tạo được tính ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,đặc biệt với những ngành có tốc độ quay vòng vốn chậm.
Doanh nghiệp sử dụng VLĐ có hiệu quả, điều này đồng nghĩa với doanh nghiệptổ chức được tốt quá trình mua sắm, dự trữ vật tư, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phânbổ hợp lý vốn trên các giai đoạn luân chuyển để vốn luân chuyển từ loại này sang loạikhác, từ hình thái này sang hình thái này sang hình thái khác, rút ngắn vòng quay củavốn.
Các doanh nghiệp khác nhau có cách tổ chức phân bổ VLĐ hay kết cấu VLĐkhác nhau Việc phân tích kết cấu VLĐ của doanh nghiệp theo các cách phân loại khácnhau sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn những đặc điểm riêng về số VLĐ mà mìnhđang quản lý và sử dụng, từ đó xác định đúng các trọng điểm và biện pháp quản lý vốnlưu động có hiệu quả hơn, phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp.
Trang 21Có ba nhóm nhân tố chính ảnh hưởng tới việc tổ chức phân bổ vốn lưu động củadoanh nghiệp:
Nhóm nhân tố đầu tiên là các nhân tố về mặt cung ứng vật tư như khoảng cáchgiữa doanh nghiệp với nơi cung cấp, khả năng cung cấp của thị trường, kỳ hạn giaohàng và khối lượng vật tư được cung cấp mỗi lần giao hàng, đặc điểm thời vụ củachủng loại vật tư cung cấp.
Nhóm nhân tố thứ hai là các nhân tố về mặt sản xuất như đặc điểm, kỹ thuật,công nghệ sản xuất của doanh nghiệp, mức độ phức tạp của sản xuất chế tạo, độ dàicủa chu kỳ sản xuất, trình độ tổ chức quản lý sản xuất.
Nhóm nhân tố thứ ba là các nhân tố về mặt thanh toán như phương thức tanhtoán được lựa chọn theo các hợp đồng bán hàng, thụ tục thanh toán, việc chấp hàng kỷluật thanh toán giữa các doanh nghiệp Ngoài ra còn có một số nhân tố khác như quymô doanh nghiệp, mức độ linh hoạt mà doanh nghiệp muốn hướng tới….
Các khoản mục cần phân bổ vốn lưu động :+) Tiền và các khoản tương đương tiền+) Đầu tư tài chính ngắn hạn
+) Các khoản phải thu ngắn hạn+) Hàng tồn kho
+) Tài sản ngắn hạn khác…
1.2.2.2 Chỉ tiêu phản ánh tình hình phân bổ Vốn lưu động
Các chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng từng thành phần cấu thành trong tổng số VLĐcủa doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.
Tỷ trọng khối lượng hàng tồn kho:Tỷ trọng hàng tồn kho
= (Trị giá HTK/Tổng VLĐ)*100Tỷ trọng khối lượng các khoản phải thu:
Tỷ trọng khoản phải thu
= (Trị giá các khoản phải thu/Tổng VLĐ)*100Tỷ trọng khối lượng khoản đầu tư tài chính ngắn hạn:
Tỷ trọng đầu tư tài chính ngắn hạn
= (Trị giá các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn/ Tổng VLĐ)*100Tỷ trọng khối lượng các bộ phận khác của VLĐ:
Trang 22Tỷ trọng VLĐ khác
= (Trị giá các bộ phận VLĐ/Tổng VLĐ)*100
Tại các doanh nghiệp khác nhau mà tỷ trọng các bộ phận cấu thành trên tổngVLĐ cũng khác nhau Các chỉ tiêu về tình hình phân bổ VLĐ phụ thuộc vào loại hìnhdoanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, chính sách tài chính mà từng doanh nghiệptheo đuổi và một số yếu tố khác.
1.2.2.3 Chỉ tiêu phản ánh tình hình quản trị Vốn bằng tiền
Tình hình quản trị vốn bằng tiền của doanh nghiệp được thể hiện qua các chỉtiêu: Tiền và tương đương tiền trên Thuyết minh BCTC, các chỉ tiêu khả năngthanh toán.
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời : là tỷ lệ giữa tài sản lưu động với Tổng nợ ngắnhạn Hệ số này phản ảnh khả năng chuyển đổi tài sản ngắn hạn thành tiền để trang trải cáckhoản nợ ngắn hạn.
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn
Ý nghĩa: Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn cho ta biết một đồng nợ ngắnhạn được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn Hệ số khả năng thanhtoán nợ ngắn hạn thể hiện mức độ đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn củadoanh nghiệp Tùy ngành nghề kinh doanh mà hệ số này có giá trị khác nhau.
Nói chung, hệ số này lớn hơn 1 là tốt song không phải càng lớn càng tốt Vìkhi đó, vốn của doanh nghiệp rất có thể bị ứ đọng trong TSLĐ dẫn đến giảm hiệuquả kinh doanh… Mặt khác, cũng cần phân tích chi tiết các loại tài sản trongTSLĐ vì giả sử hệ số thanh toán nợ ngắn hạn lớn hơn một nhưng sản phẩm củadoanh nghiệp không tiêu thụ được và chiếm tỷ trọng lớn trong TSLĐ thì doanhnghiệp có thể vẫn không thể thanh toán được các khoản nợ đến hạn trong kỳ.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh là tỷ lệ giữa hiệu Tổng tài sản lưu động vàHàng tồn kho với Tổng nợ ngắn hạn.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
= (Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho) / Tổng nợ ngắn hạn
Ý nghĩa: Hệ số khả năng thanh toán nhanh phản ánh khả năng trả nợ nhanhcủa doanh nghiệp mà không phụ thuộc vào việc phải bán các loại vật tư, hàng hóa.So với hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn thì hệ số khả năng thanh toánnhanh là một tiêu chuẩn khắt khe hơn về khả năng trả nợ ngắn hạn của doanhnghiệp.
Trang 23Tuy nhiên, trong một số trường hợp chỉ tiêu này chưa phản ánh một cáchchính xác khả năng thanh toán của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp cókhoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TSLĐ.
Khi đó, ta cần phân tích thêm khả năng thanh toán tức thời của doanhnghiệp.
Hệ số khả năng thanh toán tức thời
= Tiền và các khoản tương đương tiền / Tổng nợ ngắn hạn
Ý nghĩa: Hệ số khả năng thanh toán tức thời phản ảnh khả năng thanh toán gầnnhư tức thời các khoản nợ Trong đó, tiền bao gồm: Tiền mặt, tiền gửi, tiền đangchuyển Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn (dưới 3 tháng) cóthể chuyển đổi thành tiền bất kỳ lúc nào như: Chứng khoán ngắn hạn, thương phiếu Tuynhiên, hệ số này quá cao sẽ không tốt vì có thể khi đó, doanh nghiệp dự trữ quá nhiều tiềnmặt, gây ứ đọng vốn.
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = EBIT/ lãi vay phải trả trong kỳ
Ý nghĩa: Hệ số này dùng để đo lường mức độ lợi nhuận có được do sử dụngvốn có đủ để đảm bảo trả lãi cho chủ nợ hay không Nguồn để trả lãi vay chính làlợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT).
Quản trị vốn bằng tiền của doanh nghiệp có yêu cầu cơ bản là vừa phải đảm bảosự an toàn tuyệt đối, đem lại khả năng sinh lời cao nhưng đồng thời cũng phải đáp ứngkịp thời các nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp Như vậy, khi có tiềnmặt nhàn rỗi, doanh nghiệp có thể đầu tư vào các chứng khoán ngắn hạn, cho vay haygửi vào ngân hàng để thu lợi nhuận Ngược lại, khi cần tiền mặt, doanh nghiệp có thểrút tiền gửi ngân hàng, bán chứng khoán hoặc đi vay ngắn hạn ngân hàng để có tiềnmặt sử dụng.
Trong các doanh nghiệp, nhu cầu lưu giữ vốn bằng tiền thường do ba lý dochính: Nhằm đáp, ứng các yêu cầu giao dịch, thanh toán hàng ngày như trả mua hàng,trả tiền lương, tiền công, thanh toán cổ tức hay nộp thuế… của doanh ngiệp; giúpdoanh nghiệp nắm bắt các cơ hội đầu tư sinh lời hoặc kinh doanh nhằm tối đa hóa lợinhuận; từ nhu cầu dự phòng hoặc khắc phục các rủi ro bất ngờ có thể xảy ra ảnh hưởngđến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiêp.
Nội dung quản trị vốn bằng tiền:
Trang 24Thứ nhất: Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiểu để đáp ứng
các nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của doanh nghiệp trong kỳ Có nhiều phương phápxác định mức dự trữ tiền mặt hợp lý của DN Cách đơn giản nhất là căn cứ vào số liệuthồng kê nhu cầu chi dùng tiền mặt bình quân 1 ngày và số ngày dự trữ tiền mặt hợplý.
Thứ hai: Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt: Thực hiện nguyên tắc mọi
khoản thu chi tiền mặt đều phải qua quỹ, không được thu chi ngoài quỹ Phân định rõràng trách nhiệm trong quản lý vốn bằng tiền giữa kế toán và thủ quỹ Phải đối chiếukiểm tra tồn quỹ tiền mặt với sổ quỹ hàng ngày Theo dõi, quản lý chặt chẽ các khoảntiền tạm ứng, tiền đang trong quá trình thanh toán phát sinh do thời gian chờ đợi thanhtoán ở ngân hàng.
Thứ ba: Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm có
biện pháp phù hợp đảm bảo cân đối thu chi tiền mặt và sử dụng có hiệu quả nguồn tiềnmặt tạm thời nhàn rỗi Thực hiện dự báo và quản lý có hiệu quả các dòng tiền nhập,xuất ngân quỹ trong từng thời kỹ để chủ động đáp ứng yêu cầu thanh toán nợ củadoanh nghiệp khi đáo hạn.
1.2.2.4 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản trị Nợ phải thu
+) Số vòng quay các khoản phải thu: là tỷ lệ giữa doanh thu bán hàng (cóthuế) và số dư bình quân các khoản phải thu:
Vòng quay các khoản phải thu
= Doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ / các khoản phải thu bình quân
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thànhtiền mặt So sánh giữa các năm để thấy được sự biến động của chỉ tiêu, thấy đượcdoanh nghiệp có quản lý tốt các khoản phải thu không Từ đó, đưa ra các chínhsách bán chịu đối với khách hàng sao cho doanh nghiệp vẫn bán được hàng mà lạikhông bị chiếm dụng vốn nhiều…
+) Kỳ thu tiền bình quân: là tỷ lệ giữa số ngày trong kì (360 ngày, 180 ngày, 90ngày) và số vòng quay các khoản phải thu.
Kỳ thu tiền bình quân
= Số ngày trong kỳ (360 ngày) / số vòng quay các khoản phải thu
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh trung bình độ dài thời gian thu tiền bán hàng củaDN kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu được tiền bán hàng Khi kỳ thu tiền quá
Trang 25Tầm quan trọng của quản trị nợ phải thu: Quản trị các khoản phải thu của kháchhàng là một vấn đề rất quan trọng và phức tạp trong công tác quản lý tài chính doanhnghiệp vì:
+) Khoản phải thu từ khách hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn lưu động củadoanh nghiệp.
+) Việc quản lý các khoản phải thu từ khách hàng liên quan chặt chẽ đến việctiêu thụ sản phẩm Khi doanh nghiệp mở rộng bán chịu cho khách hàng sẽ làm cho nợphải thu tăng lên Tuy vậy doanh nghiệp có thể tăng thị phần từ đó gia tăng đượcdoanh thu bán hàng và lợi nhuận.
+) Quản lý phải thu liên quan trực tiếp đến việc tổ chức và bảo toàn VLĐ củadoanh nghiệp.
+) Việc tăng nợ phải thu kéo theo gia tăng các khoản chi phí như chi phí quản lýthu hồi nợ, chi phí trả lãi trước tiền vay để đáp ứng nhu cầu VLĐ thiếu do vốn củadoanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng và làm tăng rủi ro tài chính.
Quản trị khoản phải thu cũng liên quan đến sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi rotrong bán chịu hàng hóa, dịch vụ Nếu không bán chịu hàng hóa, dịch vụ DN sẽ mất đicơ hội tiêu thụ sản phẩm do đó cũng mất đi cơ hội thu lợi nhuận Xong nếu bán chịuhay bán chịu quá mức sẽ dẫn tới làm tăng chi phí quản trị khoản phải thu, làm tăngnguy cơ nợ phải thu khó đòi hoặc rủi ro không thu hồi được nợ Do đó DN cần coitrọng các biện pháp quản trị khoản phải thu từ bán chịu hàng hóa dịch vụ Nếu khảnăng sinh lời lớn hơn rủi ro thì doanh nghiệp có thể mở rộng bán chịu và ngược lại.
Để quản trị tốt các khoản phải thu, doanh nghiệp cần chú trọng thực hiện cácbiện pháp sau:
Thứ nhất: Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng
Tức là xác định mức độ uy tín của khách hàng để chấp nhận bán chịu hay không.Tùy theo mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn mà doanh nghiệp áp dụng các chính sách bánchịu nới lỏng hay thắt chặt Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần xác định các điều khoảnbán chịu hàng hóa, dịch vụ bao gồm việc xác định thời hạn bán chịu và tỷ lệ chiết khấuthanh toán.
Thứ hai: Phân tích uy tín của khách hàng mua chịu
Để tránh tổn thất do không thu hồi được các khoản nợ cần phân tích uy tín tàichính của khách hàng mua chịu Tức là đánh giá khả năng tài chính và mức độ đáp
Trang 26ứng yêu cầu thanh toán của khách hàng khi khoản nợ đến hạn thanh toán Việc đánhgiá uy tín tài chính của khách hàng mua chịu thường thực hiện qua các bước: Thu thậpthông tin về khách hàng, đánh giá uy tín khách hàng qua những thông tin thu thậpđược, lựa chọn quyết định nới lỏng hay thắt chặt thậm chí từ chối bán chịu.
Thứ ba: Áp dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ
Tùy theo điều kiện cụ thể có thể áp dụng các biện pháp như:
+) Sử dụng kế toán thu hồi nợ chuyên nghiệp: có bộ phận kế toán theo dõi kháchhàng nợ, kiểm soát chặt chẽ nợ phải thu với từng khách hàng, xác định hệ số nợ phảithu trên doanh thu hàng bán tối đa cho phép phù hợp với từng khách hàng mua chịu.
+) Xác định trọng tâm quản lý và thu hồi nợ trong từng thời kỳ để có chính sáchthu hồi nợ thích hợp.
+) Thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro bán chịu như trích trước nợ phảithu khó đòi, trích lập quỹ dự phòng tài chính.
1.2.2.5 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản trị Hàng tồn kho
+) Số vòng quay Hàng tồn kho:Số vòng quay Hàng tồn kho
= Tỷ lệ giữa Tổng giá vốn hàng bán / Số Hàng tồn kho bình quân trong kỳ.
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng vốn tồn kho quay được bao nhiêu vòngtrong 1 kỳ Số vòng quay cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm của ngành kinhdoanh Thông thường, số vòng quay hàng tồn kho cao so với doanh nghiệp cùng ngànhthì việc quản lý dự trữ của doanh nghiệp tốt, doanh nghiệp có thể rút ngắn chu kỳ kinhdoanh và nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ Ngược lại, số vòng quay hàng tồn kho thấp,doanh nghiệp có thể dự trữ vật tư quá mức, dẫn tới ứ đọng VLĐ.
+) Kỳ luân chuyển trung bình hàng tồn kho:Kỳ luân chuyển trung bình hàng tồn kho
= Số ngày trong kỳ (360 ngày) / số vòng quay hàng tồn kho.
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết số ngày luân chuyển trung bình của một vòngquay Hàng tồn kho.
Tồn kho dự trữ là những tài sản mà doanh nghiệp dự trữ để đưa vào sản xuấthoặc bán ra sau này Căn cứ vào vai trò của chúng, tồn kho dự trữ của doanh nghiệpđược chia thành 3 loại : tồn kho nguyên vật liệu; tồn kho sản phẩm dở dang, bán thànhphẩm; tồn kho thành phẩm Mỗi loại tồn kho dự trữ trên có vai trò khác nhau trong quá
Trang 27Tùy theo từng ngành nghề kinh doanh mà tỷ trọng các loại tài sản dự trữ sẽ khácnhau Chẳng hạn như đối với những doanh nghiệp thương mại, tồn kho chủ yếu làthành phẩm chờ tiêu thụ; những doanh nghiệp sản xuất, tồn kho chủ yếu lại là vật tưdự trữ sản xuất và sản phẩm dở dang.
Nếu căn cứ vào mức độ đầu tư vốn, tồn kho dự trữ của doanh nghiệp được chiathành tồn kho có suất đầu tư vốn cao, thấp hoặc trung bình Thông thường, đối với loạitồn kho có suất đầu tư vốn cao, doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm soát và duy trì ởmức độ dự trữ tồn kho thấp để tiết kiệm chi phí và hạn chế rủi ro Ngược lại, loại tồnkho có suất đầu tư vốn thấp thì doanh nghiệp có thể duy trì ở mức dự trữ tồn kho caohơn.
Việc hình thành lượng hàng tồn kho đòi hỏi phải ứng trước một lượng tiền nhấtđịnh gọi là vốn tồn kho dự trữ.
Tầm quan trọng của việc quản lý vốn tồn kho dự trữ:
+) Vốn về hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của doanhnghiệp và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn lưu động của doanh nghiệp.
+) Việc duy trì hợp lý vốn về hàng tồn kho sẽ tạo cho doanh nghiệp thuận lợi chohoạt động sản xuất kinh doanh: tránh được rủi ro trong việc chậm trễ hoặc ngừng hoạtđộng sản xuất do thiếu vật tư hay phải trả giá cao cho việc đặt hàng nhiều lần với sốlượng nhỏ.
+) Tránh được tình trạng ứ đọng về vật tư, hàng hóa cho hoạt động sản xuất kinhdoanh hoặc là căng thẳng do thiếu hụt vật tư, từ đó làm tăng tốc độ luận chuyển vốn.
+) Dự trữ hàng tồn kho hợp lý có vai trò như một tấm đệm an toàn giữa các giaiđoạn khác nhau trong chu kỳ kinh doanh.
+) Hiệu quả quản lý sử dụng vốn về hàng tồn kho ảnh hưởng và tác động trựctiếp đến hiệu quả sử dụng và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Các nhân tố ảnh hưởng tới Vốn tồn kho dự trữ của doanh nghiệp:
+) Quy mô vốn tồn kho dự trữ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi mức tồn kho dự trữcủa doanh nghiệp Tuy nhiên, từng loại tồn kho dự trữ lại có các nhân tố ảnh hưởngkhác nhau.
+) Tồn kho dự trữ nguyên vật liệu thường chịu ảnh hưởng bởi yếu tố quy mô sảnxuất, khả năng sẵn sàng cung ứng vật tư của thị trường, giá cả vật tư hàng hóa, khoảngcách vận chuyển từ nơi cung ứng đến doanh nghiệp.
Trang 28+) Các loại sản phầm dở dang, bán thành phẩm thường chịu ảnh hưởng bởi cácyếu tố kỹ thuật, công nghệ sản xuất, thời gian chế tạo sản phẩm, trình độ tổ chức sảnxuất của doanh nghiệp.
+) Mức tồn kho sản phẩm, các nhân tố ảnh hưởng thường là số lượng sản phẩmtiêu thụ, sự phối hợp nhịp nhàng giữa khâu sản xuất và khâu tiêu thụ, sức mua của thịtrường…
Các biện pháp chủ yếu quản lý hàng tồn kho:
+) Để quản lý tốt vốn dự trữ hàng tồn kho cần phải phối hợp các khâu với nhau:từ khâu mua sắm vật tư hàng hóa, vận chuyển, sản xuất đến dự trữ thành phẩm, hànghóa để bán Vì vậy cần phải chú trọng một số biện pháp sau:
+) Xác định đúng đắn lượng vật tư cần mua trong kỳ và lượng tồn kho dự trữ hợp lý.+) Xác định và lựa chọn nguồn cung ứng và người cung ứng thích hợp để đạt cácmục tiêu : giá cả đầu vào thấp, chất lượng hàng hóa vật tư ổn định và đảm bảo.
+) Lựa chọn phương tiện vận tải phù hợp để tối thiểu hóa chi phí vận chuyển, bốc dỡ.+) Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường về giá cả của vật tư thànhphẩm, hàng hóa để tránh tình trạng mất mát, hao hụt quá mức.
+) Thường xuyên kiểm tra, nắm vững tình hình dự trữ, phát hiện kịp thời tìnhtrạng vật tư ứ đọng, không phù hợp để có biện pháp giải phóng nhanh số vật tư đó thuhồi vốn.
+) Thực hiện tốt việc mua bảo hiểm hàng hóa đối với vật tư hàng hóa, lập dựphòng giảm giá hàng tồn kho.
+) Cần phải xem xét đến các yếu tố ảnh hưởng đến mức dự trữ hàng tồn kho vàphối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận quản lý doanh nghiệp như bộ phận cung ứng vậttư, bộ phận sản xuất, bộ phận bán hàng
1.2.2.6 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất quản trị Vốn lưu động
Để đánh giá tình hình quản lý và sử dụng VLĐ, người ta thường sử dụng các chỉtiêu sau đây:
Hàm lượng vốn lưu động (mức đảm nhận vốn lưu động)
Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một đồng doanh thu thuần cần bao nhiêu đồng vốnlưu động Chi tiêu này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại.
Trang 29Tỷ suất lợi nhuận VLĐ
= Lợi nhuận hoạt động SXKD / VLĐ bình quân trong kỳTốc độ luân chuyển của vốn lưu động
Chỉ tiêu này cho chung ta biết việc quản lý vốn lưy đông có tôt hay không.Nó chobiết tình hình tài chính trong ngắn hạn của doanh nghiệp tốt hay xấu từ đó cho cái nhìnvề khả năng thanh toán trong ngắn hạn của doanh nghiệp.
Vòng quay vốn lưu động
Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần / Tài sản lưu động bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này còn được gọi là hệ số luân chuyển vốn lưu động, nó cho biết vốn lưuđộng được quay mấy vòng trong kỳ Nếu số vòng quay tăng thì chứng tỏ hiệu quả sửdụng vốn lưu động tăng và ngược lại.
Thời gian một vòng luân chuyển
Thời gian một vòng luân chuyển = Thời gian một kỳ phân tích / Số vòng luânchuyển VLĐ
Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho vốn lưu động quay được một vòng,thời gian của một vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển của vốn lưu độngcàng lớn và làm ngắn chu kỳ kinh doanh, vốn quay vòng hiệu quả hơn.
Đây là chỉ tiêu về mặt lượng của vốn lưu động còn về mặt chất nò phản ánh trình độsản xuất kin doanh ,công tác quản lý tìa chính của công ty Tốc độ luân chuyển vốntăng cũng giúp tiết kiệm đươc vốn :phần vốn dư thừa có thể sử dụng vào mục đíchkhác ,từ đó mở rộng được quy mô sản suất kinh doanh với số vốn kin doanh thườngtăng hoặc tăng ít nhất.
Tỷ suất thanh toán ngắn hạn
Tỷ suất thanh toán ngắn hạn = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn
Tỷ suất này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn (phải thanh toán
Trang 30Nếu chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoảnnợ ngắn hạn và tình hình tài chính của doanh nghiệp là bình thường hoặc khả quan.Tỷ suất thanh toán nhanh
Tỷ suất thanh toán nhanh = (Tiền + các khoản phải thu) / Nợ ngắn hạnTỷ suất thanh toán ngắn hạn
Nếu tỷ suất này lớn hơn 0,5 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan còn nếunhỏ hơn 0,5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong thanh toán công nợ Tuynhiên nếu tỷ lệ này quá cao lại phản ánh một tình trạng không tốt vì vốn bằng tiền quánhiều, vòng quay tiền chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
Kỳ thu tiền bình quân.
Chỉ tiêu này cho thấy để thu hồi được các khoản phải thu cần một thời gian là baonhiêu Nếu số ngày này mà lớn hơn thời gian bán chịu quy định cho khách hàng thìviệc thu hồi các khoản phải thu là chậm và ngược lại số ngày qui định bán chịu chokhách lớn hơn thời gian này thì có dấu hiệu chứng tỏ việc thu hồi nợ đạt trước kếhoạch về thời gian.
Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu / Doanh thu bình quân một ngày
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
Vốn lưu động của doanh nghiệp trong cùng một lúc được phổ biến trên khắp cácgiai đoạn luân chuyển và biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau Trong quá trìnhvận động, vốn lưu động chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố làm ảnh hưởng đến hiệu quảsử dụng.
+) Lựa chọn phương án đầu tư: Là nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả sửdụng vốn lưu động Nếu dự án được lựa chọn là khả thi, phù hợp với điều kiện của thịtrường và khả năng của doanh nghiệp thì sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ nhanh, từ
Trang 31đó làm tăng vòng quay vốn lưu động Ngược lại, sử dụng vốn lưu động không đạtđược hiệu quả là do doanh nghiệp lựa chọn phương án đầu tư chưa hợp lý và khôngđáp ứng với nhu cầu thị trường.
+) Trình độ quản lý: Vốn lưu động của doanh nghiệp trong cùng một lúc đượcphân bổ trên các giai đoạn luận chuyển, từ khi mua sắm vật tư dự trữ, đến giai đoạnsản xuất và tiêu thụ sản phẩm Do vậy, nếu công tác quản lý không chặt chẽ dẫn thấtthoát vốn lưu động và đương nhiên ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
+) Việc tổ chức huy động vốn: Vốn là điều kiện tiên quyết không thể thiếu đượcđối với bất kỳ một doanh nghiệp nào trong nền kinh tế hiện nay Do đó ,việc chủ độngxây dựng, tổ chức huy động, sử dụng VLĐ có ảnh hưởng rất lớn trong công tác quảntrị VLĐ của doanh nghiệp.
1.2.3.2 Nhân tố khách quan
Đây là tổng hợp những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đếnhiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung và hiệu quả tổ chức sử dụng VLĐ nói riêngcủa doanh nghiệp, gồm:
+) Lạm phát: Do ảnh hưởng của nền kinh tế có lạm phát, sức mua của đồng tiềnbị giảm sút, dẫn đến tăng giá các loại vật tư hàng hoà Nếu doanh nghiệp không điềuchính kịp thời giá trị của các loại tài sản thì sẽ làm cho vốn lưu động bị hao hụt dầntheo tốc độ trượt giá của tiền tệ.
+) Rủi ro: Hoạt đồng kinh doanh trong nền kinh tế thị trường có nhiều thànhphần tham gia, cùng cạnh tranh gay gắt Những sản phẩm của doanh nghiệp không cóvị thế trên thị trường thì dễ gặp rủi ro về khả năng tiêu thụ Mặt khác doanh nghiệp còncó thể gặp phải những rủi ro thiên tai như: hoả hoạn, lũ lụt, động đất, dịch tễ… khônglường trước được.
+) Lãi suất: sự biến động về lãi suất ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn, tới khảnăng lựa chọn nguồn tài trợ sao cho hợp lý và đáp ứng được yêu cầu của doanhnghiệp.
+) Các chính sách vĩ mô của nhà nước: Khi nhà nước có sự thay đổi chính sáchvề hệ thống pháp luật, thuế,… làm ảnh hưởng tới điều kiện hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp và tất yếu vốn lưu động cũng bị ảnh hưởng.
+) Sự cạnh tranh trên thị trường: tùy thuộc vào việc sản phẩm của doanh nghiệpcó thỏa mãn nhu cầu về chất lượng, giá cả mà quyết định tính cạnh tranh của sản phẩm
Trang 32doanh nghiệp trên thị trường Từ đó quyết định doanh thu tiêu thụ sản phẩm làm tácđộng đến lợi nhuận của doanh nghiệp và như vậy, chính là đã tác động đến hiệu quả sửdụng VKD nói chung và VLĐ nói riêng của doanh nghiệp.
Ngoài các nguyên nhân tố chủ yếu trên còn có các nguyên nhân khác làm ảnhhưởng đến công tác tổ chức và sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp Để hạn chếnhân tố trước khi đi đến quyết định đúng đắn và đưa ra giải pháp đẩy mạnh công tác tổchức, quản lý và sử dụng vốn lưu động có hiệu quả.
Trang 33CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CPNHIỆT ĐIỆN NINH BÌNH TRONG THỜI GIAN QUA
2.1 Khái quát về Công ty cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP Nhiệt điện NinhBình
+) Tên công ty: Công ty cổ phần nhiệt điện Ninh Bình
+) Địa chỉ: 01A Đường Hoàng Diệu, T.P Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình+) Điện thoại: 84-(030) 2210 537 Fax : 84-(030) 3873 762
+) Website: http://www.nbtpc.com.vn
+) Tổng giám đốc công ty: Ông Trịnh Văn Đoàn
Theo Quyết định số 113.NL/TCCB-LĐ ngày 04/03/1995 của Bộ Năng lượng,Nhà máy Điện Ninh Bình là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc, thuộc Tổng Côngty Điện lực Việt Nam (nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam) kể từ ngày 01 tháng 4 năm1995.
Ngày 30/03/2005, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ra quyết định số BCN-TCCB chuyển Nhà máy Nhiệt điện Ninh Bình thành Công ty Nhiệt điện NinhBình, là đơn vị thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam.Ngày 29/12/2006, Bộ Công nghiệp đã có Quyết định số 3954/QĐ-BCN về việc phêduyệt phương án CPH và chuyển Công ty Nhiệt điện Ninh Bình thành Công ty Cổphần Nhiệt điện Ninh Bình.
13/2005/QĐ-Ngày 18/04/2007, Công ty Nhiệt điện Ninh Bình tổ chức đấu giá cổ phần lần đầura bên ngoài tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán: Hà Nội ngày 11/12/2007, Đại hộiđồng cổ đông thành lập Công ty Cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình đã được tổ chức tạiHội trường Công ty Đại hội đã nhất trí thực hiện đăng kí niêm yết và giao dịch cổphiếu của Công ty trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội Đại hội ủy quyềncho Hội đồng quản trị chỉ đạo thực hiện chủ trương và thời điểm niêm yết.
Ngày 01/01/2008 Công ty Nhiệt điện Ninh Bình chính thức hoạt động theo môhình công ty cổ phần theo Giấy chứng nhân Đăng ký kinh doanh số 0903000161 do SởKế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Bình cấp Đăng ký thay đổi lần 1 số 2700283389 ngày25 tháng 10 năm 2011.
Ngày 01/01/2013, Tập đoàn điện lực Việt Nam sắp xếp đổi mới tái cơ cấu ngành,
Trang 34phát điện 3 quản lý Phần vốn nhà nước tại Công ty cổ phần nhiệt điện Ninh Bình đượcTập đoàn điện lực Việt Nam bàn giao cho Tổng công ty phát điện 3 từ ngày20/12/2013.
2.1.1.1 Ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề chính của Công ty cổ phần than Đèo Nai – Vinacomin là sản xuấtkhai thác và tiêu thụ sản phẩm than các loại Bên cạnh đó Công ty còn kinh doanh cácngành nghề khác như:
+) Xây dựng các công trình mỏ, công nghiệp, dân dụng và san lấp mặt bằng+) Chế tạo, sửa chữa, gia công các thiết bị mỏ, phương tiện vận tải, các sản phẩmcơ khí.
+) Sản xuất các mặt hàng cao su
+) Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng+) Quản lý, khai thác cảng và bến thuỷ nội địa+) Vận tải đường bộ, đường thuỷ, đường sắt.+) Nuôi trồng thuỷ sản
+) Kinh doanh, dịch vụ khách sạn, nhà hàng ăn uống+) Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị hàng hoá.
2.1.1.2 Thành tích của Công ty CP Nhiệt điện Ninh Bình
Công ty cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình đã được Nhà nước tặng nhiều huânchương lao động, huân chương độc lập:
+) Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1999+) Đơn vụ Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới năm 2001
+) Huân chương lao động hạng nhất năm 1991, huân chương Quân công hạng 3năm 1990, huân chương độc lập hạng 3 năm 2005.
+) 1578 huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước các hạng
+) 835 bằng khen cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ, Bộ, ngành và tỉnh QuảngNinh.
+) 985 Huân chương LĐ các hạng (hạng nhì, ba) cho tập thể, cá nhân.
+) 05 lần giữ cờ thưởng luân lưu của Bác Hồ (năm 1965, 1972, 1973, 1974 )+) 02 cá nhân được tặng danh hiệu Anh hùng lao động.
Trang 352.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty CP Nhiệt điện Ninh Bình
Tổ chức bộ máy quản lý
Cơ cấu tổ chức quản lý là tổng hợp các bộ phận được chuyên môn hoá với nhữngtrách nhiệm quyền hạn nhất định có mối liên hệ mật thiết với nhau và được bố trí theonhững cấp, những khâu khác nhau nhằm thực hiện chức năng quản lý Cơ cấu tổ chứctốt nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và đối phó vớinhững biến động của thị trường.
Sơ đồ tổ chức Công ty như sau:Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức công ty
(Nguồn: Phòng hành chính – Công ty CP Nhiệt điện Ninh Bình)
Giám đốc: Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty và là người
điều hành cao nhất mọi hoạt động kinh doanh, sản xuất và công việc khác thuộc thẩmquyền của Công ty.
Phó Tổng giám đốc: Là người trực tiếp giúp Giám đốc về các hoạt đông kinh
doanh của công ty, trực tiếp nhận chỉ thị của Giám đốc và chịu trách nhiệm trướcGiám đốc về công việc của mình Các phó giám đốc thường phụ trách mảng vận tảicủa công ty.
Trang 36Ban Tài chính- kế toán
Chịu trách nhiệm toàn bộ thu chi tài chính của Công ty, đảm bảo đầy đủ chi phícho các hoạt động lương, thưởng, mua máy móc, vật liệu,… và lập phiếu thu chi chotất cả những chi phí phát sinh Lưu trữ đầy đủ và chính xác các số liệu về xuất, nhậptheo quy định của Công ty.
Chịu trách nhiệm ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ tình hình hiệncó, lập chứng từ về sự vận động của các loại tài sản trong Công ty, thực hiện các chínhsách, chế độ theo đúng quy định của Nhà nước Lập báo cáo kế toán hàng tháng, hàngquý, hàng năm để trình Ban Giám đốc.
Phối hợp với phòng hành chánh – nhân sự thực hiện trả lương, thưởng cho cán bộcông nhân viên theo đúng chế độ, đúng thời hạn Theo dõi quá trình chuyển tiền thanhtoán của khách hàng qua hệ thống ngân hàng, chịu trách nhiệm quyết toán công nợ vớikhách hàng Mở sổ sách, lưu trữ các chứng từ có liên quan đến việc giao nhận.
Các bộ phận chuyên môn khác: Được tổ chức rất chuyên nghiệp và hiệu quả,nhắm tối đa hóa hiệu quả hoạt động trong từng mảng.
Tổ chức bộ máy kế toán
Xuất phát từ đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý, quy môvà địa bàn hoạt động, bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức tậptrung Toàn bộ công tác kế toán được tập trung tại văn phòng kế toán Chứng từ saukhi được các phòng thu thập, kiểm tra, xử lý và gửi về, phòng kế toán tổng hợp thựchiện việc ghi sổ kế toán, lập báo cáo kế toán của đơn vị.
Bộ máy kế toán của Công ty gồm 4 người: 01 kế toán trưởng, 1 kế toán tổng hợp,1 thủ quỹ và 1 kế toán ngân hàng.
Sơ đồ 2: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán
(Nguồn: Phòng TC-KT, Công ty CP Nhiệt điện Ninh Bình)
Kế toán trưởng
Kế toán Ngân hàngThủ quỹ
Kế toán tổng hợp
Trang 37Kế toán trưởng: chịu trách nhiệm chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động bộ
máy kế toán tại Công ty, lập báo cáo tài chính và phân tích tài chính chi tiết cho giámđốc, lập hồ sơ quyết toán thuế năm, làm việc với các bên liên quan: cơ quan thuế.
Kế toán tổng hợp: đảm nhiệm các công việc do kế toán trưởng giao phó, thực
hiện hạch toán kế toán, rà soát chứng từ và lập báo cáo tài chính.
Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt tại quỹ đảm bảo an toàn, Thực hiện thu , chi tiền mặt
theo chứng từ thu chi được phát hành theo quy định
Kế toán ngân hàng: Giao dịch với các Ngân hàng (lấy sổ phụ, gửi các Ủy nhiệm
chi và các văn bản ra ngân hàng).Đặc điểm kế toán của công ty:
Hiện nay, Công ty CP Nhiệt điện Ninh Bình đang áp dụng Chế độ kế toán Việt Namtheo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính, hệ thống Chuẩn mựckế toán Việt Nam và các quy định về sửa đổi, bổ sung có liên quan của Bộ Tài chính.
Niên độ kế toán: Được tính theo năm dương lịch, năm tài chính được bắt đầu từ01/01 đến ngày 31/12.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Báo cáo tài chính và các nghiệp vụ kế toánđược lập và ghi sổ bằng Đồng Việt Nam (VND).
Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên
Hệ thống chứng từ sử dụng: Hệ thống chứng từ kế toán Công ty hiện đang ápdụng đều tuân thủ theo đúng mẫu do Bộ Tài chính quy định Các nghiệp vụ kinh tếphát sinh đều được lập, phản ánh theo đúng mẫu và phương pháp đã quy định tạiThông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính.
Hệ thống tài khoản kế toán: Hiện nay, Công ty CP Nhiệt điện Ninh Bình đang sửdụng hệ thống tài khoản kế toán được áp dụng thống nhất đối với các doanh nghiệphoạt động trong nền kinh tế theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của BộTài chính Để thuận lợi cho công tác kế toán đơn vị còn mở thêm các TK cấp 2, cấp 3để phù hợp với hoạt động kinh doanh của Công ty.
Hệ thống Báo cáo kế toán: Hàng năm, kế toán viên phụ trách phần hành kế toántổng hợp của Công ty CP Nhiệt điện Ninh Bình phải tiến hành lập các Báo cáo tàichính theo đúng quy định mới nhất của Bộ Tài chính về chế độ lập và trình bày cácBáo cáo tài chính để nộp cho các cơ quan quản lý của Nhà nước.