Cơ cấu và sự biến động của các khoản phải thu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiêụ quả quản trị vốn lưu động tại Công ty CP Nhiệt điện Ninh Bình (Trang 50)

(đvt: đồng)

Chỉ tiêu 31/12/2020 Tỷ trọng 01/01/2020 Tỷ trọng Chênh lệch

(đồng) (%) (đồng) (%) Số tiền (đồng) Tỷ lệ (%)

Phải thu ngắn hạn của khách hàng 149,271,373,206 99.75% 165,592,225,384 94.41% (16,320,852,178) -9.86%

Trả trước cho người bán ngắn hạn 57,252,000 0.04% 65,440,000 0.04% (8,188,000) -12.51%

Phải thu nội bộ ngắn hạn 0.00% 0.00% -

Phải thu ngắn hạn khác 315,669,133 0.21% 9,736,133,564 5.55% (9,420,464,431) -96.76%

Qua bảng ta thấy các khoản phải thu cuối năm 2020 là 149.644.294.339 đồng giảm 25.749.504.609 đồng so với đầu năm 2020 tương ứng 14.68% Để biết nguyên nhân sự biến động của các khoản phải thu ta đi xem xét tới sự biến động từng thành phần của nó.

Phải thu của khách hàng: Số đầu năm 2020 là 165.592.225.384 đồng, chiếm tỷ trọng 94.41% trong tổng nợ phải thu; đến cuối năm 2020 là 149.271.373.206 đồng, chiếm tỷ trọng 99.75%. Như vậy sau một năm, số vốn công ty bị khách hàng chiếm dụng đã giảm xuống 16.320.852.178 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 9.86%, khoản bị chiếm dụng giảm là một dấu hiệu tốt đối với cơng ty. Để có kết luận chính xác hơn ta cần xem xét nó trong mối quan hệ với doanh thu và thực tế hoạt động kinh doanh của công ty. Trong năm, công ty đã tăng được doanh thu từ việc gia tăng bán hàng và cung cấp dịch vụ, khoản phải thu tăng là phù hợp cũng là một phần chính sách tín dụng của đơn vị nhằm thúc đẩy bán hàng, tuy nhiên cần xem xét kỹ các đối tượng cho nợ để tránh trường hợp không thu được nợ khi đến hạn.

Khoản trả trước cho người bán: So sánh 2 thời điểm cuối năm 2020 và 2019, các khoản trả trước cho người bán đã giảm 8.188.000 đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 12.51%. Tỷ trọng thì khoản trả trước cho người bán chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu các khoản phải thu, năm 2020 chiếm 0.04% và năm 2019 chiếm 0,04%. Về bản chất ta thấy khoản vốn này công ty bị chiếm dụng không vận động, khơng sinh lời, mặc dù đó là u cầu của q trình sản xuất kinh doanh nhưng nó cũng hạn chế phần nào hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty. Cho nên, Công ty đã quản lý rất tốt khoản mục này, hạn chế bị chiếm dụng vốn trong quá trình mua hàng.

2.2.6. Thực trạng về quản trị hàng tồn kho

Tình hình hàng tồn kho của cơng ty được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.7a: Tình hình hàng tồn kho của Cơng ty

Đơn vị tính: đồngError! Not a valid link.

Qua bảng số liệu trên ta thấy: Tổng giá trị hàng tồn kho đầu năm 2020 là 72.380.169.473 đồng và cuối năm 2020 là 68.313.221.218 đồng, như vậy hàng tồn kho đã giảm 4.066.948.255 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 5.62%. Cơ cấu nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng cao nhất, năm 2020 giá trị NVL là 67.651.369.607 đồng chiếm tỷ trọng 99.03%, năm 2019 chiếm tỷ trọng 98.99%, trong khi đó giá trị nguyên vật liệu tồn kho năm 2020 giảm 2.634 triệu tương ứng 22.58% so với năm 2019.

Trong năm 2020, cơng ty trích lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho. Mục đích của khoản mục này được lập để tránh những rủi ro bất ngờ về sự thay đổi giá vốn HTK do trong tương lai gần cơng ty dự đốn là có sự tăng lên về giá vốn HTK, nên khơng có khoản này cơng ty cũng không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên trong kinh doanh không phải lúc nào cũng “thuận buồm xi gió”, trong nền kinh tế thị trường giá cả vật tư hàng hóa cũng ln biến động dù ít hay nhiều. Do vậy, việc xác định và lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là việc rất cần thiết, nó sẽ đem lại lợi ích thiết thực cho cơng ty về mặt tài chính nên trong thời gian tới cơng ty cần có sự bổ sung vào khoản mục này góp phần tác động đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của cơng ty.

Quy trình nhập – xuất kho của Cơng ty:

Để thấy rõ hơn tình hình quản lí các khoản hàng tồn kho ta đi vào chi tiết. Quy trình nhập kho hàng hóa của Cơng ty theo một số bước sau:

Bước 1: Khi mua hàng về, nhân viên mua hàng, hoặc người nhập hàng sẽ có yêu cầu nhập kho hàng hóa. Yêu cầu nhập kho này có thể lập thành mẫu của doanh nghiệp. Bước 2: Kế toán kho nhận được yêu cầu nhập kho, và lập phiếu nhập kho trong đó 1 liên lưu tại sổ, giao cho nhân viên mua hàng 2 liên để làm thủ tục nhập kho.

Bước 3: Sau khi có phiếu nhập kho, nhân viên mua hàng sẽ giao hàng hóa cho kế tốn kho của doanh nghiệp.

Bước 4: Hàng hóa được kiểm đếm và nhập kho Trường hợp hàng hóa có thừa, thiếu, Kế tốn kho phải lập biên bản và báo cáo ngay với người có trách nhiệm để xử lý theo quy định.

Bước 5: Sau khi nhập kho, kế toán kho sẽ ký nhận hàng hóa vào phiếu nhập kho, một liên sẽ giao lại cho người người nhập hàng, ghi thẻ kho, sau đó ghi sổ kho và hạch tốn hàng hóa nhập kho.

Quy trình xuất kho hàng hóa của Cơng ty theo một số bước sau:

Bước 1: Khi có nhu cầu sử dụng hàng hóa, vật tư, hoặc bán hàng, nhân viên có nhu cầu sẽ lập Yêu cầu xuất kho. Yêu cầu xuất kho sẽ được lập theo mẫu của DN.

Bước 2: Kế toán kho tiến hành lập Phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được lập thành nhiều liên: Một liên lưu tại quyển, những liên còn lại để làm thủ tục xuất kho.

Bước 3: Kế toán kho tiến hành xuất kho cho nhân viên yêu cầu xuất kho.

Bước 4: Nhân viên nhận hàng hóa nhận hàng và ký vào Phiếu xuất kho và nhận 1 liên.

Bước 5: Kế toán kho nhận tiến hàng, ghi thẻ kho, sau đó tiến hành ghi sổ kho và hạch tốn hàng xuất.

Như vậy, quy trình nhập xuất hàng hóa của Cơng ty khá chặt chẽ, quy củ, giúp công ty dễ dàng nắm bắt và theo dõi tình hình tồn kho cũng như có những biện pháp xử lý kịp thời trong các trường hợp.

Công tác quản trị hàng tồn kho trong Công ty:

Hiện tại, công ty khơng thực hiện xây dựng mơ hình đánh giá điểm đặt hàng, lượng đặt hàng tối ưu. Số lượng nhà cung cấp hàng hóa cho Cơng ty khơng nhiều, khoảng dười 10 đối tác chính, tuy nhiên đều là những Cơng ty lớn có quan hệ thân thiết hoặc là những đơn vị nhật khẩu chuyên nghiệp được Công ty ký kết hợp đồng ủy thác , đảm bảo nguồn cung ứng hàng hóa dồi dào, nhanh chóng, kịp thời.

Cơng tác quản trị kho hàng, vật tư, nguyên liệu tốt hỗ trợ doanh nghiệp rất nhiều trong các vấn đề về việc giảm lãng phí hay thất thốt hàng hóa, tăng hiệu quả của hoạt động sử dụng vốn cũng như giảm lượng hàng tồn kho. Vì vậy, Cơng ty ln chú trọng công tác quản trị hàng tồn kho để đảm bảo rằng người quản lý kho có thể đối mặt với một khối lượng hàng hóa lớn trong doanh nghiệp, có thể đảm bảo hoạt động xuất nhập kho được thông suốt, hạn chế lượng hàng tồn kho nhưng vẫn cung cấp đủ lượng hàng cần thiết cho các hoạt động quan trọng. Cụ thể: Tuân thủ theo đúng quy trình nhập – xuất – tồn đảm bảo rõ ràng, chi tiết và khoa học nhất; quản lý và theo dõi cẩn thận, thường xuyên; Sử dụng phần mềm và các công cụ hỗ trợ trong công tác quản lý kho, Lựa chọn, tuyển dụng thủ kho có kinh nghiệm, chun mơn.

Từ những đánh giá trên cho thấy, công tác quản trị hàng tồn kho đang theo chiều hướng tích cực. Thơng qua nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh và tốc độ luân chuyển hàng tồn kho cho thấy trong năm 2020 cơng ty đã có nhiều cố gắng trong việc cải thiện chất lượng sản phẩm, về đầu vào lẫn đầu ra đều tăng lên, sự tăng lên của giá vốn theo quá trình đầu tư và tốc độ tăng lên của giá vốn nhỏ hơn tốc độ tăng lên của giá bán nên những kết quả đạt được được đánh giá là khả quan và cần phát huy. Trong những năm tới doanh nghiệp cần xác định mức dự trữ hàng tồn kho cho phù hợp nhằm giảm thiểu các chi phí lưu kho và chi phí bảo quản… và nên trích lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho, mặt khác doanh nghiệp phải thường xuyên đánh giá tốc độ luân chuyển hàng tồn kho để có những biện pháp tăng số vịng quay hàng tồn kho, góp phần tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động

Để đi sâu hơn đánh giá về công tác quản trị hàng tồn kho, ta sẽ xem xét đến đánh giá hiệu quả sử dụng vốn hàng tồn kho dưới đây qua các chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho, kỳ luân chuyển hàng tồn kho.

2.2.7. Hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Hệ số hiệu suất hoạt động:

Bảng 2.8: Các chỉ tiêu phản ánh hệ số hiêu suất hoạt động của VỐN LƯU ĐỘNG năm 2019, 2020

Chỉ tiêu ĐVT 2020 2019 Chênh

lệch

Tỷ lệ (%)

Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh Lần 2.08 2.44 (0.36) -14.8%

Vòng quay vốn lưu động Vòng 4.52 4.45 0.07 1.5%

Vòng quay tồn bộ vốn Vịng 2.08 2.41 (0.34) -14.0%

Qua bảng trên ta thấy, Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh năm 2020 là 2,08 giảm 0,36 lần tương ứng 14,8% so với năm 2019 điều này là tín hiệu khơng tốt trong kinh doanh. Số vòng quay khoản phải thu năm 2020 của cơng ty lầ 9,72 vịng tăng 1,39 vòng tương ứng tăng 16,7%, cho thấy năm 2020 đã cải thiện công tác quản lý và thu hồi các khoản nợ nhưng chưa thực sự tốt so với năm 2019 tuy nhiên cần chú ý đến chính sách bán hàng của Cơng ty, gia tăng bán hàng tăng cho nợ để đẩy mạnh phát triển, khả năng thanh tốn của Cơng ty trong năm 2020 vẫn tốt nên việc giảm vòng quay nợ phải thu trong năm 2020 khơng q đáng lo ngại. Số vịng quay vốn lưu động năm 2020 là 4,52 vịng tăng 0,07 vịng chứng tỏ Cơng ty đã sử dụng hiệu quả hơn trong năm 2019. Vịng quay tồn bộ vốn giảm nhẹ 0,34 vịng điều này cho thấy tốc độ luân chuyển vốn tăng lên, tuy nhiên cần xem xét kết hợp với các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn.

Hệ số hiệu quả hoạt động:

Bảng 2.9: Bảng tính hệ sớ hiệu quả hoạt động năm 2019, 2020

Chỉ tiêu 2020 2019 Chênh

lệch Tỷ lệ

Tỷ suất LNST trên doanh thu (ROS) 1.48% 2.92% -1.44% -49.3% Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản

(BEP) 7.1% 12.0% -4.9% -40.7%

Hệ số khả năng sinh lời ròng của tài sản

(ROA) 3.1% 7.0% -4.0% -56.4%

Hệ số sinh lời VCSH (ROE) 11.3% 25.1% -13.8% -55.0%

Qua bảng tính tốn trên ta thấy Tỷ suất LỢI NHUẬN SAU THUẾ trên doanh thu (ROS) năm 2020 là 1,48% giảm 1,44% tương ứng giảm 49,3% là do trong năm 2020 tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu, doanh thu thu dược tạo ra được ít lợi nhuận hơn so với năm 2019 .

Chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi kinh tế của tài sản (BEP) năm 2020 là 7,1% cũng giảm so với năm 2019 tương ứng 4,9% điều này chứng tỏ hiệu suất kinh tế của tài sản được

giảm xuống một đồng tài sản năm 2020 tạo ra được 4,9 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay.

Hệ số khả năng sinh lời ròng của tài sản ROA năm 2020 là 3,1% giảm 4% so với năm 2019 tuy nhiên hệ số này dương chứng tỏ việc sinh lời tài sản có hiệu quả nhưng cịn rất thấp, cùng với nâng cao hiệu quả sử dụng của tài sản công ty cần tăng hệ số này càng lớn càng tốt.

Chỉ số sinh lời vốn chủ sở hữu ROE năm 2020 của công ty là 3,1% giảm 13,8% so với năm 2019 tương ứng giảm 55% điều này cho thấy một đồng vốn chủ năm 2020 tạo ra ít đồng lợi nhuận hơn năm 2019. Qua các năm phát triển việc mở rộng quy mô tài sản và vốn chủ năm nay làm giảm các chỉ số hiệu quả của tài sản và vốn chủ nhưng xét về dài hạn có thể thấy một chiều hướng tích cực.

2.3. Đánh giá chung về hiệu quả quản trị vốn lưu động của Cơng ty CP Nhiệt điện Ninh Bình

2.3.1. Kết quả về hiệu quả quản trị vốn lưu động của Công ty CP Nhiệt điện Ninh Bình

Cơng ty Cổ phần Nhiệt Điện Ninh Bình là doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất điện. Hoạt động kinh doanh của cơng ty vẫn duy trì ổn định và phát triển, biểu hiện là các chỉ tiêu về doanh thu thuần, lợi nhuận trước và sau thuế, các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận đều đạt ở mức dương.

Sau hơn 20 năm hoạt động trong ngành khai thác và sản xuất điện phục vụ cho nhu cầu phát triển của đất nước, Cơng ty cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình đã có những bước phát triển tồn diện, ln là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành. Cùng với những bước đi thăng trầm của ngành, Cơng ty vừa có nhiệm vụ hồn thành kế hoạch đặt ra, đảm bảo sản xuất kinh doanh ổn định, tạo công ăn việc làm cho người lao động và tăng thêm giá trị cho các cổ đơng nên gặp phải khơng ít những khó khăn và thách thức. Bằng sự nỗ lực và quyết tâm của ban lãnh đạo cũng như tinh thần đồn kết, vượt khó, phát huy khả năng sáng tạo của tồn thể cán bộ cơng nhân viên nên trong thời gian qua Cơng ty đã đạt được những thành tích đáng khích lệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả quản lý vốn.

Với đặc thù của ngành nên nhu cầu vốn đầu tư là rất lớn đặc biệt là nhu cầu vốn đầu tư cho tài sản dài hạn, trong một thời gian dài Cơng ty đã duy trì được nguồn vốn của mình và khơng ngừng phát triển.

Để đảm bảo nhu cầu vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty đã chủ động sử dụng nhiều hình thức huy động vốn khác nhau một cách linh hoạt và hiệu quả. Ngoài số vốn điều lệ ban đầu là 80 tỷ đồng khi cổ phần hố, Cơng ty đã bổ sung nguồn vốn từ lợi nhuận để lại qua các năm đồng thời huy động thêm các nguồn vốn khác từ bên ngoài như vay ngân hàng, tín dụng thương mại, th tài chính,... Trong đó vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các khoản nợ dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty. Với quy mô vốn thực sự lớn so với một số doanh nghiệp trong cùng ngành, điều đó đã đảm bảo cho Cơng ty từng bước đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao năng lực sản xuất đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh.

Cơ cấu vốn kinh doanh đang dần được Cơng ty bố trí hợp lý hơn, phù hợp với lĩnh vực khai thác than đồng thời cũng đáp ứng nhu cầu vốn cố định. Trong thời gian vừa qua Cơng ty đã mạnh dạn đầu tư máy móc thiết bị khai thác, dây chuyền cơng nghệ tiên tiến góp phần nâng cao giá trị sản xuất kinh doanh.

Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm được nâng cao, doanh thu và lợi nhuận tiếp tục tăng trưởng, các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn đang dần được cải thiện chứng tỏ vốn kinh doanh của Công ty đang được sử dụng ngày càng có hiệu quả.

Hệ số khả năng thanh tốn của Cơng ty ở mức tốt, chứng tỏ Cơng ty có sức mạnh về tài chính và tính thanh khoản cao.

Cơ cấu nguồn vốn của Công ty tương đối tốt, Công ty đáp ứng yêu cầu của ngun tác cân bằng tài chính vì có trong hoạt động tài trợ.

Cơng ty CP Nhiệt điện Ninh Bình đang từng ngày nỗ lực trở thành doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam; đem lại giá trị lớn và phù hợp nhất cho khách hàng.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

+) Công ty chưa thực hiện xác định nhu cầu vốn lưu động.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiêụ quả quản trị vốn lưu động tại Công ty CP Nhiệt điện Ninh Bình (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w