1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao tính ứng dụng các sản phẩm nghiên cứu khoa học trong lực lượng phòng cháy chữa cháy

8 538 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 302,73 KB

Nội dung

Nâng cao tính ứng dụng các sản phẩm nghiên cứu khoa học trong lực lượng phòng cháy chữa cháy Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Luận văn ThS ngành: Quản lý

Trang 1

Nâng cao tính ứng dụng các sản phẩm nghiên cứu khoa học trong lực lượng phòng cháy chữa cháy

Nguyễn Thị Hồng Hạnh

Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Luận văn ThS ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ; Mã số: 60 34 72

Người hướng dẫn: TS Đỗ Ngọc Cẩn

Năm bảo vệ: 2010

Abstract: Chương 1: Trình bày cơ sở lý luận của đề tài Chương 2: Nghiên cứu

một số nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả ứng dụng các sản phẩm nghiên cứu khoa học (SPNCKH) trong lực lượng phòng cháy chữa cháy (PCCC) Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng của các SPNCKH trong lực lượng PCCC

Keywords: Nghiên cứu khoa học; Quản lý khoa học; Phòng cháy chữa cháy; Sản

phẩm

Content

1 Lý do nghiên cứu đề tài

Ngày nay, khoa học và công nghệ đã thực sự trở thành động lực thúc đẩy sự gia tăng của cải vật chất, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của con người Nói cách khác, ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào khoa học và công nghệ cũng luôn là lực lượng sản xuất số một, là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Ở Việt Nam, từ khi đất nước ta bắt đầu sự nghiệp đổi mới và mở cửa, nhận thức về vai trò của KH&CN đã được nâng cao rõ nét Đảng và Nhà nước ta đã khẳng đ ịnh phát triển KH&CN cùng với phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng

và động lực đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước Trong bối cảnh hô ̣i nhâ ̣p kinh tế quốc tế và cạnh tranh thị trường hiệ n nay, nền KH&CN nước ta nói chung và hoa ̣t đô ̣ng KH &CN trong từng lĩnh vực cu ̣ thể (trong đó có hoa ̣t đô ̣ng NCKH Phòng cháy chữa cháy mà nòng

Trang 2

cốt là lực lượng CS PCCC ) đang đứng trước hàng loa ̣t những thách thức mới , những đòi hỏi mới nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia

Như mô ̣t quy luâ ̣t khách quan, ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới , khi kinh tế – xã

hô ̣i càng phát triển thì đồng thời nguy cơ cháy , nổ càng trở nên n ghiêm tro ̣ng , và Việt Nam, mặc dù chưa phải là nước phát triển nhưng cũng không nằm ngoài quy luâ ̣t chung đó Nước ta đang trên đà đẩy ma ̣nh CNH -HĐH đất nước , tình hình kinh tế – xã hội có những bước tiến ma ̣nh mẽ và khá vững chắc Hàng loạt các khu công nghiệp tập trung , khu chế xuất lớn với các dây chuyền công nghê ̣ hiê ̣n đa ̣i được xây dựng và đi vào sản xuất có hiê ̣u quả Nền kinh tế nhiều thành phần với hàng chu ̣c nghìn doanh nghiê ̣p vừa và nhỏ hoạt động trong nhiều lĩnh vực rất đa dạng ở khắp các địa bàn trong cả nước Tốc độ phát triển nhanh chóng với nhiều khu đô th ị mới hiê ̣n đa ̣i được hình thành, hàng trăm tòa nhà cao tầng có kiểu dáng kiến trúc hiện đạ i với các hê ̣ thống trang thiết bi ̣ kỹ thuâ ̣t và trang trí nô ̣i thất tiên tiến được xây dựng hoàn thành và đưa vào sử du ̣ng với nhiều công năng khác nhau Đời sống được cải thiê ̣n dẫn đến nhu cầu trong sinh hoa ̣t của đa ̣i bô ̣ phâ ̣n người dân nhất là khu vực thành thi ̣ ngày càng cao Vâ ̣t tư hàng hóa tích tu ̣ ngày càng nhiều, viê ̣c sử du ̣ng điê ̣n , xăng dầu, khí đốt hóa lỏng và các vật dụng điện tử ngày một tăng… Chính từ đó đang tiềm ẩn các nguyên n hân, điều kiê ̣n phát sinh cháy , nổ và gây

ra những đám cháy lớn Điều này đă ̣t ra cho lực lượng Công an nhân dân nói chung và lực lươ ̣ng Cảnh sát PCCC nói riêng nhiê ̣m vu ̣ cấp bách là phải tăng cường hơn nữa hiê ̣u quả của các hoạt động về phòng cháy và chữa cháy

Trong những năm qua, hoạt động PCCC đã trở thành một nhiệm vụ vô cùng quan

trọng của toàn xã hội, đươ ̣c Đảng và Nhà nước cùng các cấp, các ngành hết sức quan tâm Lực lượng PCCC được phát triển rộng khắp trong cả nước Các hoạt động PCCC trở thành phong trào toàn dân mà nòng cốt là lực lượng CS PCCC thực hiê ̣n công tác phòng ngừa và thườ ng trực s ẵn sàng ứng cứu kịp thời khi có sự cố cháy, nổ xảy ra Hiệu quả chữa cháy một đám cháy có thể đạt được khi nó được phát hiện và dập tắt kịp thời bằng chất chữa cháy, phương tiện và kỹ thuật chữa cháy phù hợp Điều này chứng tỏ trang thiết bị, phương tiện phòng cháy và chữa cháy là yếu tố hết sức quan trọng để đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở có nguy hiểm cháy, nổ nhằm bảo vê ̣ tài sản của Nhà nước, tính mạng và tài sản của nhân dân , góp phần tích cực trong công tác đảm bảo trật tự an toàn xã hội Thực tế cho thấy, hiện nay ở Việt Nam, trang thiết bị, phương

Trang 3

tiện phục vu ̣ cho công tác PCCC còn khá l ạc hậu so với các nước trên thế giới, trình độ công nghê ̣ trong lĩnh vực PCCC còn nhiều ha ̣n chế , bất câ ̣p, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn Vì sao điều này lại xảy ra trong khi n hững năm gần đây hoa ̣t đô ̣ng NCKH của lực lượng CS PCCC có được những sự đầu tư đáng kể của Nhà nước , Bô ̣ Công an và

Bô ̣ KH&CN với số lượng các công trình NCKH hàng năm đăng ký và được phê duyê ̣t thực hiê ̣n cũng như số lượng công trình được nghiê ̣m thu đa ̣t kết quả tốt không nhỏ?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến thực tra ̣ng nêu trên , chẳng hạn như : Việc tiếp nhận những thành tựu khoa học và công nghệ PCCC tiên tiến còn hạn chế, hoạt động NCKH và công nghệ phục vụ cho công tác đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy còn chưa thật sự mang lại hiệu quả ứng dụng cao ; chưa có sự đầu tư thoả đáng và chính sách hợp lý nhằm phát triển khoa học & công nghệ trong lực lượng CS PCCC… Bên ca ̣nh đó , không thể phủ nhâ ̣n sự tồn ta ̣i của mô ̣t nghi ̣ch lý trong thực tế hoa ̣t đô ̣ng NCKH của lực lượng CS PCCC , đó là mă ̣c dù số lượng các công trình NCKH được thực hiê ̣n nhiều với kết quả nghiê ̣m thu , đánh giá khá cao , nhưng rất nhiều kết quả của các công trình nghiên cứu sau đó đươ ̣c “xếp vào ngăn kéo tủ”, ít được khai thác phục vụ cho

công tác tra cứu, tham khảo và đă ̣c biê ̣t là ứng du ̣ng vào thực tiễn hoa ̣t đô ̣ng PCCC Điều này dẫn đến sự lãng phí lớn về thời gian , công sức, tài chính và tài nguyên chất xám đối với lực lượng CS PCCC và toàn xã hô ̣i nói chung

Câu hỏi đă ̣t ra ở đây là nguyên nhân nào dẫn đến tình tra ̣ng lãng phí này ? Cần có những biê ̣n pháp, giải pháp nào phù hợp để có thể ứng du ̣ng tối đa các kết quả nghiên cứu khoa ho ̣c (sản phẩm NCKH ) phục vụ thực tiễn công tác phòng cháy và chữa cháy , góp phần khắc phu ̣c những vướng mắc , bất câ ̣p về trình đô ̣ KH &CN của lực lượng CS PCCC đã được nêu ở trên?

Xuất phát từ những vấn đề bất câ ̣p trong thực tế ứng du ̣ng các sản phẩm NCKH trong lực lươ ̣ng PCCC (cụ thể luận văn xin được đề cập đến lực lượng Cảnh sát PCCC –

Bô ̣ Công an), với mong muốn đánh giá được thực tra ̣ng v à tìm hiểu những nguyên nhân của vấn đề, từ đó đưa ra mô ̣t số giải pháp phù hợp và khả thi góp phần nâng cao hiê ̣u quả ứng dụng các sản phẩm NCKH này , thúc đẩy sự phát triển công nghệ PCCC , từng bước hiê ̣n đa ̣i hóa lực lượng PCCC nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội trong tình hình

mới, tôi lựa cho ̣n đề tài luâ ̣n văn tốt nghiê ̣p : “Nâng cao tính ứng dụng của các sản

phẩm NCKH trong lực lượng PCCC”

Trang 4

2 Tổng quan ti ̀nh hình nghiên cứu

Vấn đề nghiên cứu nâng cao hiệu quả ứng du ̣ng các sản phẩm NCKH nói chung

không phải là vấn đề mới, vấn đề này đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu kỹ lưỡng Tuy nhiên, việc nghiên cứu nâng cao hiệu quả ứng du ̣ng các sản phẩm NCKH trong lực lượng CS PCCC trong bối cảnh hiện nay chưa được tác giả nào nghiên cứu mô ̣t cách đầy đủ và sâu sắc

- Đề tài cơ sở “Một số giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học trong Trường Đại học PCCC” củ a tác giả Đào Quốc Hơ ̣p (năm 2004) chủ yếu phân tích kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học của Trường Đại học PCCC trong thời gian 10 năm từ 1995 đến 2004, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học của trường Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu chưa đề câ ̣p sâu và đánh giá được chính xác thực tra ̣ng ứng du ̣ng các sản phẩm

NCKH của Trường Đa ̣i ho ̣c PCCC cũng như của lực lượng CS PCCC Theo đó , cũng chưa đưa ra đươ ̣c giải pháp phù hợp cho vấn đề này

- Luận văn thạc sĩ “ Đề xuất mô hình tổ chức và quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của lực lượng CS phòng cháy chữa cháy” chuyên ngành quản lý KH&CN của tác giả Bùi Xuân Hòa (năm 2007) tâ ̣p trung khảo sát, đánh giá thực trạng mô hình tổ chức

và quản lý hoạt động KH&CN của lực lượng CS PCCC Việt Nam , trên cơ sở đó tiến hành nghiên cứu thiết kế mô hình tổ chức và quản lý hoạt động KH&CN của CS PCCC nước nhà Vấn đề ứng du ̣ng các SP NCKH của lực lượng CS PCCC cũng đã được tác giả điểm qua nhưng còn chưa thâ ̣t sự đầy đủ và toàn diê ̣n với các giác đô ̣ khác nhau

3 Mục tiêu nghiên cứu

Tìm giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng các sản phẩm NCKH trong lực lượng

CS PCCC

4 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nội dung: Các công trình NCKH đã đươ ̣c nghiê ̣m thu của lực lượng

CS PCCC

Phạm vi không gian: Một số đơn vị thuộc lực lượng PCCC

Phạm vi thời gian: Giai đoạn từ năm 2000 đến nay

5 Mẫu khảo sát

- Lực lượng CS PCCC – Bộ Công an và Trường Đại học PCCC

Trang 5

6 Vấn đề nghiên cứu

- Vì sao tính ứng dụng của các sản phẩm NCKH của lực lượng CS PCCC chưa cao?

- Cần có giải pháp nào để nâng cao tính ứng dụng của các sản phẩm đó?

7 Giả thuyết nghiên cứu

* Thực tra ̣ng hiệu quả ứng dụng các sản phẩm NCKH trong lực lư ợng CS PCCC hiê ̣n nay chưa cao do mô ̣t số nguyên nhân chính như : định hướng nghiên cứu không xuất phát từ thực tiễn ; chất lượng các sản phẩm NCKH không cao ; cơ chế và chính sách quản

lý chưa hợp lý

* Xuất phát từ những vấn đề này , luâ ̣n văn đề xuất mô ̣t số giải pháp sau đây nhằm nâng cao hiê ̣u quả ứng du ̣ng các sản phẩm NCKH của lực lượng:

- Đổi mới cơ chế , chính sách về tổ chức và quản lý hoạt động KH &CN trong lực lươ ̣ng CS PCCC nhằm nâng cao chất lươ ̣ng c ác sản phẩm NCKH đáp ứng yêu cầu của thực tiễn công tác PCCC;

- Đầu tư các nguồn lực thành lập các tổ chức nghiên cứu và triển khai (R&D) của lực lươ ̣ng CS PCCC hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp KH &CN để ứng du ̣ng các sản phẩm NCKH vào sản xuất và đời sống, tạo hành lang pháp lý tốt thúc đẩy phát triển công nghê ̣ PCCC góp phần đổi mới công nghê ̣ PCCC của nước nhà ; làm chủ các công nghệ nhâ ̣p khẩu, hiê ̣n đa ̣i hóa toàn lực lượng CS PCCC

8 Phương pháp nghiên cư ́ u

- Phương pháp nghiên cư ́ u tài liê ̣u : Nghiên cứu các cơ sở lý thuyết , các báo cáo

tổng kết về NCKH của ngành , các bài báo , công trình nghiên cứu , các số liệu thống kê , các chính sách có liên quan đến đề tài nghiên cứu của luận văn… trên cơ sở đó tiến hành phân tích và tổng hợp kế thừa để xây dựng các luâ ̣n cứ cho luâ ̣n văn

- Phương pha ́ p quan sát : Luâ ̣n văn tiến hành khảo sát hiệu quả ứng dụng sản

phẩm NCKH trong lực lươ ̣ng PCCC , bao gồm các đề tài NCKH đã đượ c nghiê ̣m thu của Cục CS PCCC & CN,CH và của Trường Đa ̣i ho ̣c PCCC trong khoảng 10 năm trở la ̣i đây

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Tác giả đã tiến hành điều tra bằng bảng

hỏi nhằm thu thập thập thông tin định lượng cho luận văn Cụ thể, đã phát ra 118 phiếu

điều tra và số phiếu thu về là 104 phiếu (Xem phụ lục 1)

Trang 6

- Phương pha ́ p phỏng vấn sâu : Để thu thâ ̣p những thông tin đi ̣nh tính làm cơ sở

thực tiễn, tác giả luận văn đã tiến hành phỏng vấn sâu 34 trường hợp, đối tượng phỏn vấn

là các nhà quản lý khoa học, nhà khoa học trong lực lượng CS PCCC (Phụ lục 2, 3)

9 Kết cấu cu ̉ a luâ ̣n văn

Ngoài phần mở đầu, luâ ̣n văn đươ ̣c cấu trúc thành ba chương, cụ thể như sau:

 Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài

 Chương 2: Một số nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả ứng dụng các SPNCKH trong lực lượng PCCC

 Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng của các SPNCKH trong lực lượng PCCC

 Kết luận và khuyến nghị

 Tài liệu tham khảo

References

1 Nguyễn Lan Anh (2004), Nghiên cứu cơ chế, biện pháp thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu và phát triển sau nghiệm thu, Đề tài cấp cơ sở, Viện chiến lực và

chính sách KH&CN, Hà Nội

2 Bô ̣ Công an (2000), Chương trình phát triển KHCN của lực lượng CAND trong thời kỳ CNH , HĐH và nhiê ̣m vụ đến năm 2000, Hê ̣ thống các văn bản quy pha ̣m

pháp luật quản lý giáo du ̣c, NXB Công an nhân dân, Hà Nội

3 Bô ̣ Công an (2002), Báo cáo sơ kết 5 năm hoạt động KHCN trong Công an nhân dân, Kỷ yếu Hội nghị khoa học, Hà Nội

4 Bô ̣ Công an , Vụ đào tạo (2002), Những vấn đề cơ bản về KHCA , Tài liệu dùng cho lớp bồi dưỡng kiến thức về phương pháp luận NCKH cho giáo viên các Học viê ̣n, các trường CAND, Hà Nội

5 Bộ Công an (2003), Chỉ thị số 02/2003/BCA (V23) của Bộ trưởng Bộ Công

an về nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ trong lực lượng Công an nhân dân đến năm 2010, Hà Nội

6 Bô ̣ Công an (2004), Chiến lược phát triển khoa học kỹ thuật và công nghê ̣ CAND đến năm 2015, Hà Nội

Trang 7

7 Bô ̣ Công an (2006), Quyết đi ̣nh số 865/2006/QĐ-BCA(E11), Quy đi ̣nh ta ̣m

thời về quản lý nhiê ̣m vu ̣ NCKH và phát triển công nghê ̣ trong CAND, Hà Nội

8 Bộ KHCN & MT (1997), Tổ chư ́ c Khoa học và Công nghê ̣, Hà Nội

9 Bô ̣ KH &CN (2003), Chiến lược phát triển KH&CN Việt Nam đến năm

2010, Ban hành theo QĐ của Thủ tướng Chính phủ số 272/2003/QĐ-TTg ngày 31/12/2003, Hà Nội

10 Trần Ngo ̣c Ca (2009), Quản lý và đổi mới công nghệ , Tài liệu bài giảng chương trình cao ho ̣c, Khoa Khoa ho ̣c quản lý, Trường Đa ̣i ho ̣c KHXH&NV, Hà Nội

11 Chính phủ nướ c Cô ̣ng hòa XHXN Viê ̣t Nam (2002), Nghị định 81/2002 ngày 17/10/2002, Quy định chi tiết thi hành một số điều về Luật Khoa học và công nghệ,

Hà Nội

12 Chính Phủ nướ c Cô ̣ng hòa XHXN Viê ̣t Nam (2004), Đề án đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ, Hà Nội

13 Chính Phủ nướ c Cô ̣ng hòa XHCN Viê ̣t Nam (1998), Nghị định số 68/1998-TTg về việc cho phép thí điểm thành lập doanh nghiệp nhà nước trong các cơ sở đào tạo,

cơ sở nghiên cứu, Hà Nội

14 Chính Phủ nướ c Cô ̣ng hòa XHCN Viê ̣t Nam (2005), Nghị định số 115/2005/NĐ-CP, Quy đi ̣nh cơ chế tự chủ , tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH &CN công lập, Hà Nội

15 Chính Phủ nướ c Cô ̣ng hòa XHCN Viê ̣t Nam (2007), Nghị định số 80/2007/NĐ-CP về Doanh ngiệp KH&CN, Hà Nội

16 Chính Phủ nướ c Cô ̣ng hòa XHCN Viê ̣t Nam (2005), Nghị định số

169/NĐ-CP, Quy đi ̣nh về huy động tiềm lực KH&CN phục vụ công tác Công an, Hà Nội

17 Cục CS PCCC (2004), Báo cáo hoạt động nghiên cứu KHCN 8 năm (1996 – 2003) và định hướng nghiên cứu KHCN đến năm 2010, Hà Nội

18 Cục CS PCCC (2008), Báo cáo tổng kết 20 năm đổi mơ ́ i các mặt công tác của lực lượng CS PCCC trong tình hình mới, Hà Nội

19 Cục CS PCCC (2007), Đi ̣nh hướng hoạt động KH &CN của lực lượng CS PCCC từ 2007-2010, Hà Nội

20 Vũ Cao Đàm (1999), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và kỹ thuâ ̣t, Hà Nô ̣i

Trang 8

21 Vũ Cao Đàm (2006), Lại bàn về doanh nghiệp KH&CN, Tạp chí hoạt động khoa học, số 10/2010

22 Vũ Cao Đàm (2009), Giáo trình Phương pháp luận NCKH (Xuất bản lần thứ 2), NXB Giáo du ̣c

23 Nguyễn Sĩ Lô ̣c (2005), Cơ sở quản lý nhà nước về KH &CN, Tài liệu tập

huấn công tác quản lý KHKT&CN của Bô ̣ Công an, Hà Nội

24 Quốc hô ̣i nư ớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Luật khoa học và công nghệ, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

25 Quốc hô ̣i nư ớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Luật phòng cháy và chữa cháy, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

26 Phạm Huy Tiến (2004), Tổ chức Khoa học và công nghê ̣, Tài liệu bài giảng chương trình cao ho ̣c, Khoa Khoa ho ̣c quản lý, Trường Đa ̣i ho ̣c KHXH&NV, Hà Nội

27 Trường Đa ̣i ho ̣c PCCC (2009), Báo cáo tổng kết hoạt động KH&CN (2006-2009) và kế hoạch KH&CN giai đoa ̣n 2010- 2015, đi ̣nh hướng đến năm 2020, Hà Nội

Ngày đăng: 24/01/2014, 23:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w