1 Loài vật trong Tiếng gọi nơi hoang dã và Nanh trắng của Jack London Trần Thị Lệ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Khoa Văn học Chuyên ngành: Văn học nước ngoài; Mã số: 60
Trang 11
Loài vật trong Tiếng gọi nơi hoang dã và Nanh
trắng của Jack London
Trần Thị Lệ
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Khoa Văn học
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài; Mã số: 60 22 30 Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Lê Huy Bắc
Năm bảo vệ: 2012
Abstract Tổng quan về vai trò đặc biệt của loài vật trong sáng tác của Jack London
Chứng minh một thế giới nhân vật loài vật đa dạng và trình bày vị trí của hình tượng chó sói, dấu ấn ngụ ngôn cũng như cách tái hiện nhân vật trong tiểu thuyết của Jack London Chỉ ra những nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Jack
Trong tiểu thuyết của Jack London thì Nanh trắng và Tiếng gọi nơi hoang dã
là hai tác phẩm tiểu biểu cho hình tượng loài vật Việc đưa các con vật vào chuyện kể không còn là mảnh đất mới mẻ đối với nhà văn và bạn đọc Nhưng từ khi sinh mệnh của những con chó sói trong mỗi cuốn truyện của Jack London ra đời đã thu hút, say mê với bất cứ ai yêu mến văn học Và người ta không thể
Trang 22 không tìm hiểu về những gì đã hấp dẫn họ Tuy nhiên việc chúng tôi lựa chọn hình tượng loài vật trong tác phẩm của Jack London làm cơ sở nghiên cứu đề tài chủ yếu xuất phát từ những lí do sau:
Thức nhất, so sánh với các nhà văn trước đó, với những cây bút cùng thời và tại thời điểm này thì Jack London vẫn là một nhà văn xuất sắc đã xây dựng được hình tượng chó sói gắn liền với tên tuổi của mình Thứ hai, chúng ta không thể phủ nhận rằng đã có những quan niệm, những cách tân mới mẻ từ các câu chuyện
về loài vật của Jack London Nhà văn không chỉ qua những con sói để tái hiện đời sống con người mà quan trọng hơn, ông đã hướng ngòi bút vào chiều sâu tâm lí,
để nhân vật là những con vật trở thành một thực thể sống động, biết lắng nghe, cảm nhận cuộc đời
Bên cạnh đó, trên văn đàn nghệ thuật thế giới những năm gần đây, mảng đề tài
về loài vật đã trở nên vắng bóng, thay vào đó là xu hướng khai thác đời sống, chiều sâu tâm tư con người, đáp ứng thị hiếu của độc giả Với đề tài: “Loài vật trong tiểu
thuyết Nanh trắng và Tiếng gọi nơi hoang dã của Jack London”, chúng tôi mong
muốn góp tiếng nói đánh thức mảng văn học dường như đang đi vào quên lãng
2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Tiếng gọi nơi hoang dã và Nanh trắng là hai cuốn tiểu thuyết ghi dấu tên tuổi J London Do đó có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu về các văn bản này trên nhiều phương diện từ hình tượng, hiện thực, thi pháp,…Song mảng tài liệu nghiên cứu về loài vật trong sáng tác của Jack London vẫn chủ yếu được trình bày xen kẽ, rải rác trong một số bài viết: Những nhận định đặc trưng phong cách J London của tác giả
Đỗ Đức Dục [20]; Vài nét về nhân vật và nghệ thuật kể chuyện của Đào Duy Hiệp [28]; Tác giả Lê Nguyên Cẩn có bài viết về J London và hình tượng con chó Buck Và một số công trình nghiên cứu tổng hợp của tác giả Lê Đình Cúc về tác gia văn học Mỹ [17]; Lê Huy Bắc với hồ sơ về con chó Buck [6] Bên cạnh nguồn tài liệu tiếng Việt còn có một nguồn tài liệu dồi dào từ tiếng nước ngoài của một số tác giả như: King Hendricks, Ear Labor, Earl Wilcox, J MeClintock,…là những gợi mở cho đề tài của chúng tôi
Trang 33
3 ĐỐI TƯỢNG, MỤC ĐÍCH, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nhân vật loài vật trong hai cuốn tiểu thuyết:
Tiếng gọi nơi hoang dã và Nanh trắng Từ hình tượng này, chúng tôi mở rộng khai
thác trên một số phương diện về nghệ thuật, tư tưởng của nhà văn
3.2 Mục đích nghiên cứu
Loài vật có một vai trò đặc biệt trong sáng tác của Jack London Ngoài việc chứng minh một thế giới loài vật đa dạng, luận văn còn đi sâu trình bày vị trí của hình tượng chó sói, dấu ấn ngụ ngôn cũng như tái hiện nhân vật Từ đó chỉ ra những đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Jack London
3.3 Phạm vi nghiên cứu
3.3.1 Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài: Loài vật trong Tiếng gọi nơi hoang dã và Nanh trắng, chúng tôi chủ
yếu tập trung vào ba vấn đề chính: phân loại kiểu nhân vật loài vật, tính ngụ ngôn và vài nét về nghệ thuật xây dựng nhân vật
3.3.2 Phạm vi tác phẩm
- Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sẽ khảo sát kĩ trên hai cuốn tiểu thuyết lớn
viết về loài vật của tác giả: Tiếng gọi nơi hoang dã [34] và Nanh trắng [35]
- Ngoài ra chúng tôi cũng tham khảo trên một số tác phẩm khác của J.London
để từ đó có sự nhìn nhận và đánh giá toàn diện hơn về vai trò, ý nghĩa của hình tượng này trong quá trình sáng tác của nhà văn
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng và kết hợp cùng lúc nhiều phương
pháp nghiên cứu Trong đó có ba phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp thống kê hệ thống
- Phương pháp đối chiếu
- Phương pháp phân tích tổng hợp
5 CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài: Loài vật trong Tiếng gọi nơi hoang dã
và Nanh trắng của Jack London được triển khai theo ba hướng tương ứng với ba
chương văn bản:
Chương 1: Kiểu nhân vật loài vật
Chương 2: Dấu ấn ngụ ngôn
Chương 3: Nhân vật qua xung đột và khắc họa tâm l
Trang 44
Chương 1 KIỂU NHÂN VẬT LOÀI VẬT 1.1 Sói hóa chó nhà
Để rõ hơn vấn đề này,chúng tôi đưa ra đây bảng thông kê sơ bộ về hai cuốn tiểu thuyết của Jack London hòng chứng mình vai trò, vị trí của hình tượng chó sói trong đời sống văn học của nhà văn tài năng này
Loài vật xuất hiện trong Tiếng gọi nơi hoang dã
Hình tượng trung tâm – Loài chó/sói Loài vật khác
Vật nuôi Hoang dã Bán hoang dã Vật nuôi Hoang dã
Tút (Toots-chó ỉn
Nhật Bản)
Étkimô (Husky)
Bili (Billee) Chim gõ kiến
Đớp (Dub)
Trang 55 Đôli (Dolly) Tích (Teek) Kuna (Koona) Xkít (Skeet) Ních (Nig)
Loài vật xuất hiện trong Nanh trắng
Hình tƣợng trung tâm – Loài chó/sói Loài vật khác Vật nuôi Hoang dã Bán hoang dã Vật nuôi Hoang dã
Cục mỡ
(Patty)
Chó sói (Wolf)
Nanh trắng (White fang)
Trang 66 (Dick)
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy có một số điểm đáng lưu ý sau:
- Các kiểu nhân vật có sự phân bố khác nhau trong hai cuốn tiểu thuyết Ở Tiếng gọi
nơi hoang dã, kiểu hình tượng bán hoang dã chiếm tỉ lệ nhiều nhất Trong khi đó Nanh trắng chủ yếu là những con vật nuôi Từ kiểu phân bố hình tượng có phần chênh lệch
này cho thấy nhà văn đã ngầm đề xuất và lí giải một cách thuyết phục ý tưởng xây dựng hành trình xuôi/ngược của văn minh và hoang dã Sự phong phú của loài vật hoang dã cũng như bán hoang dã là sức hút đối với Buck thì ở Nanh trắng những con vật nuôi đã được thuần hóa lại đưa nó gần hơn với thế giới văn minh
- So với Hemingway, J London không miêu tả một cách đa dạng về chủng loại Nhưng ở J London chúng ta lại bắt gặp sự xuất hiện của những con sói lai Dưới ngòi bút của ông, chó sói mới trở thành một thực thế sống động
- Loài chó – sói xuất hiện trong truyện của J London thường có những xuất thân rất cụ thể J London đã làm thay đổi quan niệm trước đây về hình ảnh những con sói ma mãnh, quỷ quyệt và độc ác
Sức mạnh yêu thương (chương VI) Giai đoạn 4: Bi kịch hóa sói VII) Mỗi giai đoạn là
một giải thích, một minh chứng và kết luận thuyết phục của Jack London về vấn đề thích nghi hay tiến hóa của xã hội loài sói mà cũng là xã hội loài người
- Ở giai đoạn đầu Vào cõi nguyên thủy, Buck được tập trung miêu tả qua những chuyến đi
với các đia danh cụ thể và liên tục di chuyển Sau mỗi chặng đường từ miền Nam ấm áp cho tới phương Bắc lạnh giá, khốc liệt, Buck dần thích nghi với sự sống mới thông qua những biến đổi về ngoài hình và các bài học sinh tồn
- Sang tới giai đoạn 2: Lao động và thách thức, câu chuyện kể về Buck trở nên cuốn hút
bởi cùng với sự thích nghi ở Buck là các dấu hiệu “thoái trào” Một trong những nguyên nhân đẩy hành trình của đạt “cực điểm” chính là yếu tố bản năng Theo quy trình này, Jack London đã trình bày một cách thuyết phục sự đa dạng của các đặc tính trong tương
Trang 77 tác với môi trường Và chỉ ra rằng không phải bất cứ sự thích nghi nào cũng đem tới một kết quả tích cực
- Giai đoạn 3: Sức mạnh yêu thương là đoạn hùng tráng nhất và cũng bi kịch nhất trong
cuộc đời của Buck Tiếng gọi bản năng ở Buck không xuôi theo một dòng chảy tự nhiên như nhiều sinh vật khác Buck là con sói có xúc cảm và biết yêu thương Bên cạnh việc miêu tả những giằng xé trong đời sống nội tâm của Buck, nhà văn đã thể hiện sự đấu tranh
và khác vọng tự do ở loài vật mà cũng là của con người
- Giai đoạn 4: Bi kịch hóa sói được tính từ cuộc xung đột của Buck với người Yeehats cho
đến cuối truyện Hàng loạt cái chết của người và vật nằm la liệt đã mở ra bi kịch thực sự của loài người mà Buck là một nan nhận, một sản phẩm tiêu biểu cho sự ngu muội, độc ác của con người
Hành trình của Buck không còn là một chuyến phiêu lưu kể từ khi Buck bắt cất tiếng hú của một con sói đầu đàn Bằng chính số phận của Buck, Jack London đã thức tỉnh con người về giá trị của tình yêu thương đang ngày trở nên nhạt hóa ở người Mỹ nói riêng và nhân loại nói chung
1.2 Sói thuần hóa
1.2.1 Sự cám dỗ của văn minh
Sau thành công của Tiếng gọi nơi hoang dã, Jack London bắt tay vào viết Nanh trắng Từ ý đồ “đảo ngược lại quá trình” của tác giả cùng những mảng hiện thực ẩn chứa trong mỗi tác phẩm, chúng ta có cơ sở để xác định kiểu hình tượng đặc biệt, những con sói lai, tương ứng với hai cuộc hành trình: Buck đi vào hoang dã, Nanh trắng hướng về văn minh Trong số tất cả những đứa con tinh thần của J London, Nanh trắng bị nền văn minh cuốn hút hơn cả và đặc biệt nó lại ý thức được điều đó
- Lực hấp dẫn đầu tiên và cũng là số một đối với Nanh trắng chính là con người Ngay
từ lần đầu tiên tiếp xúc, sói con đã biểu lộ một nỗi sợ hãi mang tính thuần phục từ trong tiềm thức Sau này, sự cám dỗ đối với các đáng thần lình ngoài những yếu tố cụ thể như lửa và thức ăn, Nanh trắng còn thể hiện sự ngưỡng mộ, yếu mến đối với con người
- Bên cạnh những cám dỗ mang tính hữu hình của văn minh, ở Nanh trắng còn tồn tại một xúc cảm vô hình “một con sói biết nhớ văn minh” Đây chính là sợi dây kéo Nanh trắng quay trở về với lều trại của quanh người
Trang 88
- Con đường đến với văn minh của Nanh trắng chỉ thực sự được định hình và xác lập khi có sự xuất hiện của Weedon Scott Văn minh luôn tỏa ra sức hút kì diệu và ngày càng có sự tăng cấp trong suốt hành trình của con sói lai này Trong đó tình yêu
là sự cám dỗ lớn nhất để Nanh trắng nỗ lực vượt lên bản năng giống nòi, áp chế dục vọng và hóa thân trọn vẹn vào đời sống loài người
J London quả là bậc thầy trong việc phân tích những tầng bậc tâm lí phức tạp, linh diệu của nhân vật đặc biệt này Nhà văn luôn đứng từ lối nhìn của động vật, để cho thấy cách mà loài vật nhìn nhận thế giới của chúng và cách mà chúng nhìn nhận loài người Đó là điểm khác biệt ở hình tượng sói của Jack London so với ngụ ngôn và văn học truyền thống
1.2.2 Rời bỏ bản năng
Việc “rời bỏ bản năng” mà chúng tôi trình bày được dựa trên lí thuyết của
Darwin: Những yếu tố tích cực trong khả năng nhận thức và thích nghi của loài vật
trong các hoàn cảnh sống mới Jack London đã trình bày quá trình thuần hóa thuyết
phục và logic thông diễn biến sau:
- Thể hiện ở Nanh trắng là sự thuần phục, tự nguyện phục tùng các ý muốn của thần linh Nó là một con sói hiếm hói ngưỡng vọng và sùng bái con người như nhưng vị thần linh
- Ở Nanh trắng luôn tồn tại hai đặc tính đáng quý Biết đánh giá và nhận xét cuộc sống con người Từ đó hình thành cho chú sói này khả năng tự điều chỉnh, thích ứng với môi trường sống đặc biệt của các đáng thần linh
- Nanh trắng là một con chó dành tình cảm đặc biệt cho con người ban đầu xuất phát
từ lửa và thức ăn Nhưng kể từ khi gặp Widon Scott những cố gắng để đáp lại tình yêu thương ở người chủ này là cao trào của sự quyết tâm rời bỏ bản năng ở Nanh trắng
Quá trình đưa Nanh trắng từ thế giới hoang dã sang thế giới văn minh còn nói lên một hành trình nhọc nhằn, kiên nhẫn của con người trong tiến trình thuần hóa các loài vật hoang dã thành vật nuôi Tuy nhiên ngoài việc diễn tả các chuyển biến thích nghi của Nanh trắng, Jack London còn gián tiếp ngợi ca ý chí, nghị lực, tình yêu thương mang đậm tính nhân văn trong mỗi hình tượng sói
Trang 99
Chương 2 DẤU ẤN NGỤ NGÔN 2.1 Giới thuyết tính ngụ ngôn
Tiểu thuyết loài vật của Jack London gần gũi với thể loại ngụ ngôn ở các đặc trưng tiểu biểu như: Thế giới loài vật, tính giáo huấn đạo lí Tuy nhiên các đặc trưng của ngụ ngôn chỉ đóng vai trò là công cụ góp phần chuyển tải những ý đồ tư tưởng, nghệ thuật của tác giả Chúng tôi gọi những dấu ấn thể loại xuất hiện trong các văn bản tự sự dài hơi này là tính ngụ ngôn
2.2 Thế giới loài vật – bức tranh chân thực về con người
Hiện thực được khai thác trong những cuốn tiểu thuyết của Jack London bao giờ cũng đối chọi, khốc liệt và tàn bạo Đó là những đoàn người đầy đủ mọi thành phần đang ồ ạt kéo vào Klondike tìm vàng
-Ẩn chứa trong mỗi hình tượng sói là những tính cách, bi kịch, số phận con người Trong đó con người vừa là chủ nhân vừa là nạn nhân của toàn bộ tấn bi kịch
- Trong khi truyện ngụ ngôn thường xuất hiện những con sói đánh mất niềm tin trước con người thì ở tiểu thuyết Jack London người ta lại thấy một nghịch lí có phần chua chát: con người phụ lại niềm tin yêu, sự phục tùng, hi sinh của sói
- Sói với bản năng nguyên thủy của giống loài, nó còn là biểu tượng cho các thế lực tư sản: Mạnh được yếu thua
Qua bức tranh hiên thực có phần trần trụi và thẩm khốc, Jack London tỏ rõ một thái độ bất mãn trước xã hội Nhưng rõ ràng những gì ông thể hiện thì đó còn là một cây bút lạc quan và nhiều hi vọng khi mà quy luật của cái mạnh dần được thay thế bằng yếu tố tình thương Buck và Nanh trắng chính là những ngọn nến nhỏ trong xã hội Mỹ đang tắt dần hơi ấm tình người
2.2 Chiều sâu giáo huấn đạo lí
2.2.1 Bài học về sinh tồn
Lẽ sinh tồn là thuật ngữ xuất hiện thường trực trong đời sống thường nhật và đi vào văn chương của Jack London như một hệ quả tất yếu Sự sống đối với Jack London mà nói chính là đấu tranh để tồn tại
Nhà văn một mặt thừa nhận sức mạnh mù quáng của tự nhiên đối với hành trình
đi tìm sự sống Mặt khác ông ngợi ca sức sống bền bỉ, nghị lực phi thường tiềm ẩn
Trang 1010 trong các cá thể xuất chúng Ở Buck nhân tố bản năng đưa nó rơi vào các trạng thái thoái trào về đạo đức nhưng cũng giúp nó thích nghi một cách nhanh chóng với hoàn cảnh mới Ở Nanh trắng yếu tố bản năng trì níu hành trình đến với văn minh nhưng lại cho thấy những nỗ lực không ngừng trong toàn bộ hành trình thích nghi của loài sói hoang dã thành chó nhà
Jack London cũng luôn nhận định hiện thực trong mối tương quan giữa chủ thể
và hoàn cảnh Xét về hình thức của Tiếng gọi nơi hoang dã và Nanh trắng thì đây là
hai cuốn tiểu thuyết độc lập nhưng khi đặt cạnh nhau chúng là một câu chuyện mà nhân vật chính hóa thân vào hai trạng huống khác nhau Hoàn cảnh sống càng khắc nghiệt, vạn vật càng phải biến hóa mềm dẻo và hệ quả của sự tuân thủ các quy luật ấy bao giờ cũng dẫn tới sự ra đời của các nét tính cách mới (bao gồm cả yếu tố tích cực
và tiêu cực) Buck và Nanh trắng của Jack Lodon đều được thừa nhận ở môi trường mới Những gì mà nhà văn thể hiện có thể đã không còn mới mẻ nhưng điều đáng nói
ở đây chính là thái độ sống tích cực của ông trước mọi hoàn cảnh
2.3.2 Bài học về tình yêu thương
Truyện của Jack London lần đầu tiên đề cập đến những con sói biết yêu thương Nhà văn gần như đã thay đổi hoàn toàn quan niệm và ấn tượng tồn tại hàng ngàn năm trong đời sống văn hóa tinh thần của loài người Những con sói luôn là hình ảnh đáng
sợ, khôn ranh, xỏa quyệt, là biểu tượng khắc tinh với huyền thoại Ma cà rồng
(vampire) lại trở nên thân thiết, gần gũi dưới những trang văn của J London
Vì tình yêu thương chúng trở thành những đứa trẻ thơ ưa nũng nịu, chờ đợi những cái vuốt ve yêu thương của chủ nhân
Vì tình yêu thương chúng trở nên vi tha, hi sinh và đầy tin tưởng vào con người
Từ những con sói hoang ngỡ chai sạn trước cuộc sống hoang dã nay hồi sinh, chuyển biến cả thể xác lẫn tinh thần Vì tình yêu thương chó sói đã trở thành một thực thể sống động, có chiều sâu, tâm hồn và tính cách
Hai hình tượng chính Buck và Nanh trắng xuất hiện ở hai cuốn tiểu thuyết khác nhau, với hai lối rẽ đường đời cũng khác nhau nhưng lại cùng cho thấy sự nhất quán trong quan niệm tình yêu thương của Jack London Trước sau ông vẫn khẳng định: vì con người yêu thương nên chúng trở thành những con sói tình nghĩa Trong tính giáo huấn thì tiểu thuyết của Jack London gần gũi với ngụ ngôn nhất đó là tính giản dị
Trang 1111
2.3 Đặc sắc trong việc chuyển hóa chất liệu ngụ ngôn vào thể loại tiểu thuyết
Truyện kể về loài vật của Jack London là sự kết kợp hài hòa giữa các đặc trưng của ngụ ngôn và thể loại tiểu thuyết hiện đại, được thể hiện qua một số phương diện sau:
Xét về hình tượng, những con sói trong ngụ ngôn xuất hiện ở tình đơn chiều, chủ yếu qua lời nói và hành động được nhân cách hóa thì ở Jack London hình tượng sói được khắc họa đa diện, phức tạp Những con sói có số phận đặc biệt dưới góc chiếu 3 chiều: quá khứ - hiện tại –tương lai, trong các mỗi quan hệ rộng lớn với thiên nhiên, đồng loại con người
Xét về xung đột, ngụ ngôn hướng vào các hành động với những xung đột mang tính mô típ như tốt – xấu; thiện – ác đến tiểu thuyết loài vật của Jack London, ngoài những xung đột với môi trường sống, đồng loại, con người, nhà văn còn xây dựng kiểu xung đột bên trong: giữa lí trí và tình cảm; giữa khát vọng và bản năng
Về phương diện kết câu, nhà văn đã tận dụng kết cấu gọn nhẹ, cô đọng của ngụ ngôn trong đó mỗi chương là một màn diễn, một sự kiện cụ thể cùng hướng đến tinh thần chung của tác phẩm Mỗi nhân vật cũng được nhà văn giới thiệt tỉ mỉ qua các yếu
tố như: nguồn gốc xuất thân, hình dáng, các địa danh chúng đi qua Ngoài ra còn có một số đặc sắc về thi pháp như tính chân thực của hình tượng, vấn đề luân chuyển đa dang điểm nhìn
Có thể nói sự thành công lớn nhất của Jack London trong hai cuốn tiểu thuyết
Tiếng gọi nơi hoang dã và Nanh trắng là nghệ thuật xây dựng hình tượng Chính vì
vậy, khi tìm hiểu những nét đặc sắc từ thể loại ngụ ngôn đến tiểu thuyết được biểu hiện ở Jack London, luận văn của chúng tôi chủ yếu nhìn từ góc chiếu của nhân vật để
đi đến các phương diện khác của tác phẩm Và nhận thấy rằng: Jack London là một nhà văn cổ điển trong lối tư duy nhưng lại là một nhà cách tân lớn ở hình thức thể hiện hiện đại