1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp phần mềm việt nam

74 766 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 564 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo kỹ thuật công nghệ, chuyên ngành tin học Sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp phần mềm việt nam

Trang 1

Sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp phần mềm Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU

Trong 5 năm qua kể từ khi Bộ Chính Trị ra chỉ thị 58/CT-TW về đẩymạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ côngnghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, và Chính Phủ ra Nghị Quyết số07/2000/NQ-CP về xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm (CNPM)

trong đó xác định “CNPM là ngành công nghệ được khuyến khích đầu tư,

Nhà nước áp dụng mức ưu đãi cao nhất cho doanh nghiệp là CNPM” cho đến

nay có thể nói CNPM đã đạt được nhiều thành tựu rất đáng khích lệ Tuynhiên, ngành công nghiệp non trẻ này cũng đang đối mặt với không ít nhữngkhó khăn.

Nhờ những cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước, cùng với sựnỗ lực của các doanh nghiệp, hiệp hội, trong 5 năm qua ngành CNPM củachúng ta đã có nhiều khởi sắc

Đi sâu vào tình hình phát triển của các DNPM, có thể thấy vài năm gầnđây CNPM Việt Nam đang chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc về quy môcủa nhiều DNPM, điển hình trong đó có các công ty lớn như FPT và TMA vớimức tăng trưởng nhân lực 75-100%/năm Số lao động phần mềm của các côngty này sắp đạt tới ngưỡng 1000 người Cả nước cũng đã có khoảng 10 DNPMcó số lập trình viên từ 300-500 người, và khoảng hơn 10 DNPM có số lậptrình viên từ 100-300 người Hiện nay, Việt Nam đã có 2 DNPM cao nhất vềquy trình quản lý chất lượng sản xuất phần mềm quốc tế CMMI-S, 5 DNPMđạt CMM mức 3 hoặc 4, và trên 30 doanh nghiệp đạt ISO 9001 Ngoài ra córất nhiều doanh nghiệp khác cũng đang cố gắng phấn đấu để lấy chứng chỉCMM,CMMI hoặc ISO vào năm tới Đây là những dấu hiệu rất đáng mừng vềnăng lực phát triển của các DNPM Việt Nam.

Nhu cầu từ thị trường ngoài nước hiện đang tăng trưởng mạnh, và

Trang 2

DNPM quy mô lớn càng có cơ hội kiếm được nhiều khách hàng Với các cơsở kinh doanh được 5 năm qua, cộng thêm sự hỗ trợ của Nhà nước, chắc chắngiai đoạn tới sẽ có sự bùng nổ phát triển của các DNPM hàng đầu.

Nhìn trên bình diện thực tế của Việt Nam, Vụ công nghiệp công nghệthông tin (CNTT) cho rằng, mặc dù CNPM chưa thực sự trở thành một ngànhkinh tế mũi nhọn, song hiện tại lại xuất hiện một số nhân tố thuận lợi cho sựhình thành và phát triển của ngành CNPM nói chung và các DNPM nóiriêng.Thứ nhất, Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức WTO, điềunày mở ra những thách thức lớn, đồng thời lại cũng là cơ hội lớn Thêm vàođó, Việt Nam lại nằm ở khu vực năng động nhất thế giới về CNTT, có vị tríđịa lý thuận lợi, điều kiện kinh tế, chính trị ổn định, hội tụ tất cả các yếu tốcần thiết để hình thành và phát triển các DNPM trong bối cảnh bất ổn chính trịvà nạn khủng bố đang xảy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới

Trang 3

CHƯƠNG I

NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM Ở VIỆT NAM

1 Khái niệm

Công nghiệp phần mềm là một lĩnh vực mới được hình thành trên thế

giới đầu những năm 80 của thế kỷ trước, được quan tâm nghiên cứu áp dụngtại Việt Nam từ đầu năm 2000 Mặc dù mới có quá trình hình thành và pháttriển khá ngắn ngủi, CNPM vẫn nhanh chóng được khẳng định là một trongcác lĩnh vực kinh tế có tiềm năng phát triển rất nhanh, đóng vai trò rất quantrọng trong Chiến lược phát triển Công nghệ Thông tin - Truyền thông(CNTT-TT) của Việt Nam

Khái niệm phần mềm (software) đã được sử dụng ở nước ta từ hơn 10năm nay, để phân biệt với khái nhiệm phần cứng (hardware) là các thiết bị -

máy tính Hiểu một cách nôm na thì phần mềm là những chương trình điềukhiển, được cài đặt bên trong máy tính, giúp người sử dụng ra lệnh cho máytính, bằng những tín hiệu tương thích để máy tính có thể hiểu được Nhờ cóphần mềm, máy tính có thể thực hiện được các nhiệm vụ mà người sử dụngyêu cầu Không có phần mềm, máy tính sẽ mất giá trị sử dụng Phần mềm docon người viết ra để phát huy hiệu quả máy tính, nên làm phần mềm đòi hỏimột hàm lượng chất xám cao, là một trong những lĩnh vực quan trọng củacông nghệ cao.

Nhận thức về phần mềm và giá trị của chúng ngày càng trở nên phổ biếntrong đời sống xã hội nước ta Tuy nhiên chỉ từ đầu năm 2000, khái niệm

phần mềm mới được Luật hoá trong Nghị định 76/CP về hướng dẫn thi hành

Bộ luật Dân sự và Quyết định 128/QĐ-TTg về phát triển CNPM.

Theo Khoản 1, Điều 2 c Quyết định 128, khái niệm phần mềm đượchiểu là:

Chương trình, tài liệu mô tả chương trình, tài liệu hỗ trợ, nội dung thông

Trang 4

tin số hoá:

a) Chương trình là một tập hợp của các lệnh, câu lệnh được mô tả bằngbất kỳ ngôn ngữ, mã hay hệ thống ký hiệu nào và được thể hiện hoặc lưu trữtrong các vật mang tin (có hoặc không kèm theo các thông tin liên quan),được dùng trực tiếp hoặc dùng gián tiếp sau khi qua một hoặc cả hai khâusau:

- Chuyển đổi sang một ngôn ngữ, mã, hệ thống ký hiệu khác;

- Tái tạo sang một vật mang tin khác; làm cho một dụng cụ có khả năng xử lý thông tin thực hiện một số chức năng nào đó

b) Tài liệu mô tả chương trình và tài liệu hỗ trợ là tài liệu được thể hiệndưới bất kỳ dạng nào có nội dung mô tả chương trình, giới thiệu, hướng dẫncách cài đặt, sử dụng, nâng cấp, sửa lỗi hoặc các hướng dẫn khác liên quanđến sử dụng và khai thác chương trình.

c) Nội dung thông tin số hoá bao gồm:

- Cơ sở dữ liệu là tập hợp dữ liệu được sắp xếp và lưu trữ dướidạng điện tử số hoá;

-Sưu tập tác phẩm số hoá là sưu tập tác phẩm được lưu trữ dướidạng điện tử số hoá.

CNPM là một ngành kinh tế thuộc lĩnh vực dịch vụ công nghệ cao Pháttriển CNPM là một bộ phận quan trọng trong phát triển Công nghiệp CNTT,là một lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu trong xây dựng chính sách, quy hoạch,kế hoạch phát triển CNTT-TT ở quy mô quốc gia cũng tại nhiều địa phương,trong đó có Thành Phố Hồ Chí Minh Theo Chiến lược Phát triển CNTT-TTcủa Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 vừa được Thủ tướng

phê duyệt đầu tháng 10/2005, CNTT-TT dựa trên 4 trụ cột chính là Ứng dụng

CNTT, Nhân lực CNTT, Hạ tầng Viễn thông-Internet và Công nghiệp CNTT.

Phát triển CNPM, một bộ phận quan trọng của Công nghiệp CNTT, không thểtách rời việc phát triển ba trụ cột khác của CNTT-TT là ứng dụng (có liên

Trang 5

viễn thông-Internet (có liên quan đến các cơ sở vật chất) và hệ thống cácchính sách, cơ sở pháp lý (có liên quan đến chức năng quản lý của Nhà nước).

2 Các yếu tố để phát triển CNPM

Tại một hội thảo tại Bắc Kinh năm 2002, Bill Gates, Chủ tịch Công tyMicrosoft, cho rằng để phát triển CNPM cần hội tụ 4 yếu tố :

- Thị trường : vai trò của thị trường không chỉ đơn giản là nơi tiêu thụ

sản phẩm phần mềm mà quan trọng hơn là nơi tạo ý tưởng cho các sản phẩm,giải pháp phần mềm mới Câu hỏi của các DNPM không chỉ đơn thuần là “cóthể tiêu thụ sản phẩm phần mềm ở đâu ?” mà phải là “sản phẩm phần mềmnào có thể tiêu thụ được ?”.

- Nhân lực : với ngành công nghiệp có hàm lượng chất xám đậm đặc,

vai trò của nguồn nhân lực với chất lượng cao và số lượng đủ lớn là rất quantrọng Nhân lực ở đây bao gồm cả nhân lực kỹ thuật lẫn nhân lực quản lý.

- Tài chính : giống như mọi ngành kinh tế khác, tài chính là nhiên liệu

cho cỗ máy của CNPM và các DNPM vận hành.

- Công nghệ : Phần mềm là ngành công nghệ cao, có tốc độ đổi mới rất

nhanh Công nghệ ở đây cũng được hiểu là cả công nghệ kỹ thuật lẫn côngnghệ quản lý Vai trò của công nghệ không chỉ là cho phép tạo ra các sảnphẩm-dịch vụ mới mà chủ yếu là cho phép tăng năng suất lao động Tăngnăng suất lao động đồng nghĩa với tăng lợi nhuận và tạo ưu thế cạnh trạnh -chủ yếu thực hiện thông qua nghiên cứu - triển khai và chuyển giao côngnghệ.

Mỗi một quốc gia, một địa phương hay một DNPM khi phát triển đềuphải dựa trên 4 yếu tố mang tính chất nội lực nêu trên, tuy nhiên để có thể

phát huy được, 4 yếu tố trên cần được đặt trong môi trường thuận lợi (về kinh

tế, văn hoá, xã hội, pháp lý, cơ sở hạ tầng) mang tính chất nền tảng.

Các chuyên gia trong lĩnh vực phát triển CNPM gọi đây Mô hình 4/1

Trang 6

3 Chính sách và các yếu tố liên quan đến chính sách phát triểnCNPM

Các chính sách quan trọng nhất của Việt Nam nhằm phát triển CNPM đãđược ban hành khá chi tiết và cụ thể từ đầu năm 2000, bắt đầu bằng Nghịquyết 07/2000/NQ-CP ngày 05/06/2000 về xây dựng và phát triển CNPM giaiđoạn 2000-2005, và sau đó là hàng loạt các văn kiện quan trọng khác củaĐảng, Chính phủ, thông tư của các bộ ngành có liên quan: Chỉ Thị 58-CT/TWngày 17/10/2000 của Bộ Chính Trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTTtrong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá giai đoạn 2001-2005, Quyếtđịnh 128/2000/QĐ-TTg ngày 20/11/2000 về một số chính sách và biện phápkhuyến khích đầu tư và phát triển CNPM, Quyết định 81/2001/QĐ-TTg ngày24/05/2001 phê duyệt Chương trình hành động triển khai Chỉ Thị 58-CT/TWcủa Bộ Chính Trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT trong sự nghiệpcông nghiệp hoá và hiện đại hoá giai đoạn 2001-2005, Quyết định95/2002/QĐ-TTg ngày 17/07/2002 phê duyệt Kế hoạch tổng thể về ứng dụngvà phát triển CNTT ở Việt Nam đến năm 2005…

Trên góc độ Mô hình 4/1, nhiều công việc đã được thực hiện để mỗi mộttrong 4 yếu tố và môi trường nền tảng đều có những cải thiện đáng kể-tuy

Trang 7

nhiên dường như ngành CNPM vẫn không tăng trưởng nhanh như mongmuốn; các yếu tố khác trong Mô hình 4/1 vẫn chưa thực sự khởi sắc Chúng tahãy phân tích sâu hơn các yếu tố có liên quan đến môi trường hoạt động củacác DNPM trong thời gian vừa qua.

3.1 Yếu tố hạ tầng

Hạ tầng Viễn thông-Internet

Điều 12 trong QĐ 128 (tháng 11/2000) nêu rõ: “cho phép các khu

CNPM tập trung được kết nối cổng ra Internet riêng với hệ thống Internetquốc tế để tất cả các DNPM trong các khu vực này và các DNPM đăng kýdịch vụ Internet qua các khu này có thể sự dụng đầy đủ và dễ dàng các dịchvụ Internet theo giá cạnh tranh với các nước trong khu vực”

Đọc điều này, các khu CNPM tập trung rất phấn khởi, các DNPM nằmtrong và ngoài khu CNPM tập trung cũng phấn khởi Tuy nhiên thực tế là quyđịnh trên đã không được thực hiện Vụ việc liên quan đến Saigon SoftwarePark (SSP) kết nối trực tiếp Internet qua vệ tinh phải có sự can thiệp của chínhphủ là một minh chứng Đến nay cũng mới chỉ có SSP và Softech Đà Nẵngđược quyền thử nghiệm kết nối Internet trực tiếp qua vệ tinh mà thôi, cácDNPM nằm ngoài các khu CNPM tập trung vẫn chưa được kết nối Internetqua các khu này Tuy nhiên cũng phải thấy rằng điều 12 trong QĐ 128 đã bị“bó hẹp” hơn trong QĐ 81 (tháng 5/2001), bằng việc “bảo đảm kỹ thuật kếtnối trực tiếp với Internet quốc tế cho các khu CNPM tập trung” được giao vềcho Tổng Công Ty Bưu Chính Viễn Thông.

Xuất bản, xuất nhập khẩu phần mềm

Điều 13 trong QĐ 128 nêu rõ : “Bộ Văn hoá-Thông tin chủ trì, phối hợp

với các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn, cải tiến thủ tục để việc xuất bản,xuất nhập khẩu phần mềm đặc biệt là chương trình, tài liệu mô tả chươngtrình và tài liệu hỗ trợ được thực hiện nhanh chóng không gây phiền hà, áchtắc, thiệt hại cho tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan”.QĐ 81 nhấn

Trang 8

mạnh lại một lần nữa : “Bộ Văn Hoá – Thông tin hướng dẫn, cải tiến những

quy định có liên quan đến xuất bản, xuất, nhập khẩu phần mềm”.

Thực tế thì đến nay các DNPM vẫn không được tự phát hành các sảnphẩm phần mềm dưới dạng đĩa CD do chính mình sản xuất ra Các đĩa CD

phần mềm Made in Vietnam đều phải xin giấy phép thông qua một nhà xuất

bản nào đó Có lẽ có rất ít ngành kinh tế mà sản phẩm của doanh nghiệp làmra khi đưa ra thị trường phải qua thủ tục nhiêu khê như vây Phần nhập khẩucũng vậy, nhập một đĩa CD phần mềm trị giá 1000 USD từ nước ngoài (ở thờiđiểm tháng 6/2003) vẫn có thề phải nộp thuế nhập khẩu 450 USD (45%) theomã thuế nhập khẩu số 85243190 liên quan đến “CD để tái tạo hình tượngkhông phải âm thanh hoặc hình ảnh”.

Sở hữu trí tuệ

Nghị quyết 07 nêu rõ “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo

dục trong toàn xã hội nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, tôn trọngvà bảo vệ quyền tác giả đối với sản phẩm phần mềm Thực thi bảo vệ quyềntác giả trong lĩnh vực này”.Việc bảo vệ quyền tác giả là một cuộc chiến lâu

dài nhằm từng bước giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền của Việt Nam đang ở mứccao nhất thế giới Việc thực thi không nghiêm luật bản quyền đối với sảnphẩm phần mềm thực chất thể hiện việc không tôn trọng lao động chất xámđúng mức và tạo tâm lý thiết lập một định mức tính giá làm phần mềm dướingưỡng hoà vốn.

Chúng ta vẫn biết không thể để tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm ởmức cao như vậy được, vẫn biết nếu tỷ lệ này cao thì không thể có ngànhCNPM đúng nghĩa, tuy nhiên các năm qua Nhà nước chưa có biện pháp mạnhnào để cải thiện tình hình này.

Trang 9

3.2 Yếu tố thị trường

Có 2 thị trường cơ bản cho các DNPM: thị trường gia công xuất khẩu ranước ngoài và thị trường sản phẩm và dịch vụ phần mềm nội địa.

Thị trường nước ngoài

Các DNPM rất vui mừng với việc “Bộ Thương mại, Bộ Ngoại giao, Bộ

kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và các Bộ,ngành có liên quan tổ chức xúc tiến thương mại và tạo điều kiện cho cácDNPM trong nước mở chi nhánh và văn phòng đại diện ở trong nước và nướcngoài, đầu tư ra nước ngoài và xuất khẩu lao động phần mềm” (NQ 07) Tuy

nhiên cạnh tranh với các nước khác không đơn giản.

Thị trường nội địa

Có thể chia thành 3 mảng: nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng cánhân Cần nghiên cứu tìm hiểu xem các chính sách ban hành trong thời gianqua đã góp phần phát triển các mảng thị trường này như thế nào ? Điều này sẽđược thực hiện chi tiết trong mục 5 của chương.

Đối với thị trường trong nước, khởi sắc nhất có lẽ là thị trường phần mềmcho các cơ quan quản lý nhà nước, với QĐ 112/2001 về Dự án Tin học hoáquản lý hành chính Nhà nước đầy tham vọng và việc đưa chi tiêu cho CNTTnói chung và phần mềm nói riêng vào “mục lục ngân sách Nhà nước” (ChỉThị 58), cùng với hàng loạt quy định, thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫncách thức “tiêu tiền” cho các ứng dụng này Tuy nhiên điều này gây ra thấtvọng lớn cho các DNPM là các năm vừa qua tốc độ giải ngân thực hiện đề ánnày quá chậm chạp, thậm chí không giải ngân được Những con số kế hoạchvài chục, vài trăm tỷ đồng mà Nhà nước đưa ra dần đần mất đi tính kế hoạchnghiêm túc.

Việc nhà nước chậm giải ngân, không giải ngân nhiều cho CNTT đượcgiải thích là nhằm hạn chế rủi ro, bảo vệ đồng tiền của Nhà nước, chưa hoặckhông chỉ khi chưa có đủ các thủ tục cần thiết Nhưng cũng cần thấy ở đây

Trang 10

căn bệnh chậm hoặc không giải ngân đã trở thành kinh niên, đang thu hẹp lạimột mảng thị trường khá lớn cho các DNPM Thực ra thì Chỉ thị 58 cũng đã

lường trước việc này và quy định “Hình thành quỹ hỗ trợ, quỹ đầu tư khắc

phục rủi ro cho ứng dụng và phát triển CNTT” Tuy vậy điều này vẫn chưa

được thực hiện cho đến thời điểm cuối năm 2005.

Đối với hai mảng thị trường lớn khác cho CNPM là doanh nghiệp vàngười tiêu dùng cá nhân, thì ngoài quy định khuyến khích chi tiêu cho phần

mềm bằng cơ chế “sản phẩm và dịch vụ phần mềm được sản xuất và cung cấp

trong nước không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng” (QĐ 128), nhà

nước vẫn chưa đưa ra quy định gì cụ thể hơn, và thị trường phần mềm chodoanh nghiệp và người dùng cá nhân vẫn đang phát triển một cách “tự giác”và “tự phát” thiếu các định hướng và đòn bẩy lớn từ phía nhà nước.

3.3 Yếu tố nhân lực

Ngoài việc tăng cường tập trung đầu tư cho các Khoa CNTT tại cáctrường đại học, chính phủ cũng đã thầy rằng không thể chỉ dựa vào hệ thốngđại học là có thể yên tâm về nguồn nhân lực cho ngành CNTT nói chung vàngành CNPM nói riêng Trong các nghị quyết, chỉ thị ban hành hàng năm,điều này thường xuyên được nhấn mạnh:

- “Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia đào tạo

nguồn nhân lực cho CNTT nói chung và CNPM nói riêng” (NQ 07, năm

- “Các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập các cơ

sở đào tạo về CNTT Các cơ sở này được hưởng các ưu đãi đối với các hoạtđộng đào tạo về CNTT như đối với DNPM” (QĐ 128, năm 2000);

- “Xã hội hoá mạnh mẽ việc đào tạo CNTT” (CT 58, năm 2000);

- “Xây dựng các biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân

thuộc mọi thành phần kinh tế, các chuyên gia về CNTT nước ngoài tham giađào tạo nhân lực về CNTT” (QĐ 81, năm 2001);

Trang 11

- “Xã hội hoá công tác giáo dục đào tạo về CNTT, khuyến khích các tổ chức

xã hội, các thành phần kinh tế và các cá nhân tham gia đầu tư phát triểnnguồn nhân lực CNTT” (QĐ 95, năm 2000).

Việc xã hội hoá công tác đào tạo nhân lực CNTT nằm trong chiến lược

tổng thể “huy động mọi nguồn lực để tăng cường đầu tư cho ứng dụng và

phát triển CNTT” (QĐ 81) Thời gian qua, nhiệm vụ tổ chức công việc này

được chính phủ giao đích danh cho Bộ Giáo dục Đào Tạo (QĐ 81: Bộ Giáo

dục Đào tạo xây dựng các biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích các tổ chức,cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, các chuyên gia về CNTT nước ngoàitham gia đào tạo nhân lực về CNTT), tiếc rằng Bộ Giáo dục Đào tạo đã không

làm gì cả và để hệ thống đào tạo phi chính quy hình thành và phát triển tựgiác Ngay đến Chương trình phát triển nguồn nhân lực cho CNTT, được phêduyệt theo Quyết định số 131/2004/QĐ của Thủ tướng Chính phủ vào tháng 4năm 2004, đến nay cũng chưa được Bộ Giáo dục và Đào tạo cụ thể hoá bằngkế hoạch và các biện pháp triển khai cụ thể nào.

Để tạo điều kiện truy nhập Internet cho các cơ sở đào tạo, QĐ 128 cũng

có chỉ đạo “Tổng cục Bưu điện chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Giáo

dục và Đào tạo và các Bộ, ngành có liên quan ban hành chính sách để giảngviên, giáo viên, sinh viên và học sinh các trường học trong hệ thống giáo dụcquốc dân được hưởng chế độ miễn,giảm phí truy nhập Internet tại các cơ sởđào tạo” Nhưng đến nay, dường như vẫn chưa có một chính sách cụ thể nào

cho việc miễn giảm này, và truy nhập Internet tại các quán Internet công cộngvẫn là hình thức sử dụng rẻ tiền nhất cho học sinh, sinh viên Chương trình kếtnối Internet cho 100% trường học cũng được báo cáo là đã hoàn thành, nhưngtác dụng khá là hạn chế và tình trạng “mù” Internet trong trường phổ thôngvẫn là phổ biến Mạng kết nối Internet phi lợi nhuận (Internet II) cho cáctrường đại học, các cơ sở nghiên cứu khoa học là chuẩn mực của hầu hết cácquốc gia coi trọng phát triển giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ là quốcsách, vẫn chưa trở thành hiện thực tại Việt Nam.

Trang 12

3.4 Yếu tố tài chính

Chính sách tài chính quan trọng nhất được ban hành và thực hiện trongcác năm qua là quyết định miễn thuế thu nhập 4 năm cho các DNPM và ápdụng thuế thu nhập cá nhân ưu đãi cho người làm phần mềm Đây chính làchính sách mang tính khen thưởng “không thu cái đáng lẽ phải thu”, cho phépcác DNPM và nhân viên “giữ lại cái đáng lẽ phải nộp” Chính sách này sẽphát huy tác dụng rất tốt nếu các DNPM ăn nên làm ra, tuy nhiên khi đa sốcác DNPM đều lỗ hoặc lãi rất ít, thì chính sách trên không thể phát huy tácdụng.

Chỉ dựa vào chính sách mang tính “khen thưởng” thì không thể giải

quyết được vấn đề tài chính cho ngành CNPM Với tính chất là một ngànhcông nghệ cao, nhiều rủi ro, đồng thời lại có tiềm năng sinh lợi lớn, việc tạo

cơ chế để huy động các nguồn vốn xã hội cho DNPM dưới dạng các quỹ đầu

tư mạo hiểm là rất cần thiết Nghị quyết 07 năm 2000 cũng đã chỉ rõ điều này:

“Bộ khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính và

các Bộ, ngành có liên quan thành lập và ban hành quy chế tổ chức, quản lývà hoạt động của Quỹ đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao, đặcbiệt là CNPM” Tiếc rằng điều này cho đến nay vẫn chưa được thực hiện.

3.5 Yếu tố công nghệ

Vai trò của công nghệ như biện pháp nâng cao năng suất lao động và tạoưu thế cạnh tranh của các DNPM chưa được quan tâm đúng mức trong cácvăn bản, nghị quyết Trong QĐ95 có nhắc đến các hoạt động khoa học - công

nghệ nhưng chưa đủ mạnh : “Nắm bắt được những tiến bộ công nghệ của thế

giới để thực hiện có hiệu quả việc thích nghi hoá và chuyển giao công nghệvào Việt Nam; từng bước giải quyết những vấn đề CNTT đặc thù của ViệtNam Khuyến khích thành lập các vườn ươm công nghệ có tiềm năng thươngmại nảy sinh từ các cơ sở nghiên cứu triển khai của các khu công viên phầnmềm, các viện, trường đại học và khu vực sản xuất kinh doanh của các thành

Trang 13

phần kinh tế Khuyến khích thành lập các cơ sở nghiên cứu - triển khai vềCNTT trong các doanh nghiệp CNTT thuộc mọi thành phần kinh tế Tăngcường một số cơ sở nghiên cứu chủ chốt về CNTT tại các viện và trường đạihọc thành lực lượng nòng cốt về nghiên cứu và triển khai”.

Các công việc nêu trên chưa triển khai được bao nhiêu Việc chuyển giaocông nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam là việc không thể không làm tronggiai đoạn phát triển ban đầu của ngành CNPM Tuy nhiên dù đã có gỡ bỏ cácquy định về giá trần, nhưng những quy định về hợp đồng (phải bằng tiếngViệt), về thuế bản quyền (10%)…vẫn là yếu tố cản trở chuyển giao công nghệtiên tiến từ nước ngoài vào Việt Nam.

4 Tình hình phát triển của CNPM trên thế giới và vị thế củaCNPM Việt Nam.

4.1 Khái niệm và quy mô

Gia công (outsourcing) là thoả thuận thương mại, qua đó một công ty giaotrách nhiệm thực hiện một khâu trong quá trình kinh doanh (có thể bao gồmcả nguồn tài nguyên) cho một bên khác Gia công gồm 2 loại: ITO (IToutsourcing – gia công các sản phẩm CNTT) và ITES-BPO (IT Enabled –Business Process Outsoursing – gia công các quy trình nghiệp vụ có sự hỗ trợcủa CNTT) Việc gia công có thể thực hiện theo mô hình on-site (tại địa điểmnơi đặt hàng), off-site (tại địa điểm nơi nhận việc) hoặc near-shore (gần nơiđặt hàng) Theo đánh giá chung, công việc gia công được thực hiện cho phépgiảm chi phí đến 30% - thậm chí đến 50%.

4.2 Công nghiệp Phần mềm Ấn độ

Bức tranh toàn cảnh

Từ cuối những năm 90, Ấn độ đã được đánh giá là siêu cường trong ngànhphần mềm, và thực tiễn những năm gần đây tiếp tục chứng tỏ điều đó.

Năm tài chính 2004-2005, doanh số ngành công nghiệp CNTT của Ấn độ là

28,2 tỷ USD, trong đó phần mềm và dịch vụ CNTT là 16,5 tỷ USD, xuất khẩu

Trang 14

phần mềm và dịch vụ CNTT 12,2 tỷ USD (trong đó 10 tỷ USD sang thịtrường Mỹ) Nếu tính cả các dịch vụ khác dùng đến CNTT (IT EnabledService – ITES và Business Process Outsourcing – BPO), giá trị xuất khẩu là17,9 tỷ USD Gía trị xuất khẩu phần mềm dịch vụ năm 2005-2006 của Ấn độdự kiến là 15,3 tỷ USD NASSCOM dự đoán giá trị dịch vụ phần mềm xuấtkhẩu của Ấn độ sẽ đạt con số 60 tỷ USD vào năm 2008.

CNTT Ấn độ chiếm 4,1%GDP, trong đó phần mềm dịch vụ chiếm 3,2%GDP Dự kiến đến năm 2008, CNTT Ấn độ sẽ chiếm 7% GDP Trong ngànhcông nghiệp CNTT của Ấn độ, phần cứng chỉ chiếm 21,3%, còn lại là phầnmềm/dịch vụ (58,6%) và ITES-BPO (20,1%).

2002-032003-042004-052005-06Phần mềm và dịch vụ xuất khẩu phần mềm của Ấn độ

Tốc độ tăng trưởng phần mềm-dịch vụ của Ấn độ từ năm 1999 đến nay đềukhoảng 35-40%/năm, đóng góp cho GDP ngày càng cao (năm 1997: 1.2%,năm 2005: 4.1%).

Quá trình hình thành

Giai đoạn 1: 10 năm 1985-1995, dựa vào giá rẻ, với sự ra đời của hàng

loại các DNPM nhỏ, tập trung vào các nội dung phát triển sản phẩm/ bảo trì.Doanh số giai đoạn này không đáng kể, ở mức dưới 100 triệu USD/năm, giá

Trang 15

trị hợp đồng không vượt quá 500 ngàn USD

Giai đoạn 2: 5 năm tiếp theo (1996-2000) Giai đoạn này phát triển dựa

vào chất lượng và hiệu quả, tập trung vào các ứng dụng doanh nghiệp Tronggiai đoạn này 5 DNPM lớn tách tốp và chiếm thị phần lớn Các DNPM nhỏvừa tiếp tục phát triển Đã hình thành các hợp đồng trị giá 5 triệu USD Tổnggiá trị xuất khẩu còn dưới con số 1 tỷ USD

Giai đoạn 3: 2001-2004 Các công việc mang tính phức tạp cao (tích hợp

hệ thống, BPO, quản trị mạng, phần mềm đóng gói, R&D…) đã có hợp đồngtrị giá vài chục triệu USD, với thế mạnh là quản lý quá trình, bảo mật thôngtin, dữ liệu Các DNPM trong tốp đầu tăng trưởng mạnh Tổng giá trị xuấtkhẩu đạt khoảng 5-6 tỷ USD

Giai đoạn 4: 2005-2007, với doanh số trên 15 tỷ USD Các công ty lớn

chiếm vị trí quan trọng trên thị trường quốc tế, các công việc quan trọng củagiai đoạn này là tư vấn, gia công, với giá trị gia tăng liên quan đến đổi mớihoạt động doanh nghiệp Mô hình xuất khẩu không chỉ giới hạn ở on-site, off-shore mà triển khai toàn cầu Các hợp đồng có giá trị lên tới 100 triệu USD.

Period Phase I1985-1995 Phase II1995-2000 Phase III2001-2004 Phase IV2005-2007

Size of IndustryService Lines

Delivery Model

Industry Structure

Peak Contract SizeCustomer ProfileIndustry value tocustomers

NegligibleApp dev & MaintenanceStaff Aug.,OnsiteLarge no ofStartups<US$ 5,00,000Large Fortune 100Lower costs

US$ 1 billion+ E-biz, ERP, Y2K

Staff Aug., Onsite Big 5 increase Share and SME growth

=US$ 5 millionLarge Fortune 500

+ quality,Productivity

US$ 6 billion+ SI, NM, Pack Soft, BPO, Products, Tech Onsite, offshore Mid-size expand, Big 5 grow and niche firms emerge= US$ 40 millionGlobal 2000+security, data protection, process mgt

US$ 14 billionplus

+ IT consult, IT Outsourcing

Global delivery Big 5 in global League =US $ 100 million Global 5000+businessinnovation

Trang 16

(Nguồn : NASSCOM)

Tình hình phát triển của các DNPM ở Ấn Độ

* Tập trung vào doanh nghiệp lớn.

Theo NASSCOM, hiện nay có khoảng 3000 công ty CNTT đang hoạt

động tại Ấn Độ Năm 2005, Ấn Độ có 3 DNPM đạt doanh số xuất khẩu trên 1

tỷ USD/năm: TCS, Infosys và Wipro trong số đó TCS và Infosys đạt doanh

số xuất khẩu trên 1,5 tỷ USD/năm Top 20 doanh nghiệp xuất khẩu phẩn mềmchiếm 69.4% tổng giá trị xuất khẩu phần mềm cả nước Tỷ lệ này tăng dần từ62% năm 2003 lên 68.7% năm 2004 và 69.4% năm 2005 Top 5 công ty hàngđầu chiếm 45% , 5 công ty tiếp theo chiếm 13%, 10 công ty tiếp theo chiếm11%, và các công ty còn lại chiếm 31% Trong top 20, doanh số của từng

DNPM đạt mức gần 100 triệu USD/năm trở lên.

Trang 17

Tỷ lệ doanh số xuất khẩu phần mềm của các DNPM Ấn Độ

* Càng lớn tăng trưởng càng mạnh

Các DNPM lớn khi vượt ngưỡng cũng tăng trưởng rất nhanh, với tốc độtrung bình 30%/năm Infosys chỉ cần 5 năm để nâng doanh số xuất khẩu phầnmềm của mình từ 100 triệu USD lên 1 tỷ USD

* Xu hướng phát triển của các DNPM Ấn Độ

Toàn cầu hoá : Thị trường xuất khẩu phần mềm chính của các DNPM ẤnĐộ là Mỹ (63%), sau đó là Châu Âu (24%) Hai thị trường này chiếm 87%.Thị trường Nhật Bản đang ở con số khiêm tốn 3% Trong các công việc giacông, 45% khối lượng công việc được thực hiện tại Ấn Độ, 55% thực hiện tạiđịa chỉ khách hàng Các DNPM lớn của Ấn Độ có văn phòng đại diện hoặccông ty chi nhánh ở nhiều nước trên thế giới.

* Nhân lực của DNPM Ấn Độ

Nhân lực trong các DNPM của Ấn Độ tăng trưởng khoảng 30%/năm,242 ngàn năm 2001-2002 lên 697 ngàn năm 2003-2004, và 813 ngàn năm2005-2006 Một điều dễ nhận thấy DNPM lớn nhân sự lớn, năng suất cao :các công ty lớn có vài chục ngàn nhân viên và tuyển thêm hàng chục ngànnhân viên một năm Chẳng hạn số nhân viên của TCS là 41 ngàn, Infosys là32 ngàn, Wipro là 42 ngàn, với doanh số bình quân đầu người 20-40.000USD/năm Riêng trong một năm Infosys tuyển thêm 11,5 ngàn, Wipro tuyển

Trang 18

thêm 9,8 ngàn nhân viên mới.

4.3 Quá trình hình thành và phát triển của các DNPM ở Trung Quốc

Những năm gần đây, Trung quốc được biết đến như một quốc gia có sứchút lớn về CNPM Một phần là nhờ sự gần gũi giữa tiếng Hán và tiếng Nhậtnên Trung Quốc là nguồn thu hút công việc từ Nhật bản sang.

Đánh giá của NASSCOM và Evalueserve Analysis cho biết năm 2002,doanh số của các DNPM của Trung Quốc là 4,7 tỷ USD, tăng lên 10,6 tỷ USDnăm 2006 với tốc độ tăng trưởng trung bình 22.6%/năm Giá trị thị trườngITES-BPO năm 2002 là 255 triệu USD, tăng lên 1,057 tỷ USD vào năm 2006với tốc độ tăng trưởng 42,7%/năm.

Theo báo cáo China: Global IT and BPO Outsource Leader (7/2005,

Temasys International), số DNPM của Trung Quốc có chứng nhận CMM (từmức 2 đến mức 5) tăng rất nhanh và được thể hiện trong bảng sau

4.4 Vị thế của DNPM Việt Nam

* Thu hút gia công xuất khẩu phần mềm - dịch vụ

Tháng 4/2004, tập đoàn tư vấn quốc tế AT Kearney trong báo cáo

Offshore Decision đã xếp Việt Nam vào danh sách 25 nước “most actractive

offshore location – nơi thu hút gia công dịch vụ tốt nhất” Việt Nam với điểm

số 4.70/10 được xếp thứ hạng 20 trên 25 nước được chọn vào vòng chung kết.Trong phần kết luận, báo cáo Keaney đã nêu rõ cách đánh giá này được xemnhư một công cụ để các công ty nước ngoài lựa chọn nên gia công ở nướcnào, và với các quốc gia, dựa vào các đánh giá có thể hình dung được tiềmnăng, điểm mạnh yếu của mình trong việc thu hút nguồn việc từ các nước

Trang 19

Môi trườngkinh doanh

+ Các quốc gia gia công phần mềm mạnh nhất là Ấn Độ, Trung Quốc- Đánh giá chung về Việt Nam

Trang 20

+ Bắt đầu có tên tuổi trên bản đồ gia công phần mềm quốc tế, nằmtrong Top 20 thế giới và Top 5 nếu nhìn từ của Nhật Bản

+ Nhiều yếu tố cơ hội để phát triển nhưng đang còn ở dạng tiềm năng + Đã hình thành một số DNPM quy mô trên 500 nhân viên, đạt tiêuchuẩn chất lượng CMM/CMMI Level 5, doanh số gần đạt ngưỡng 10 triệuUSD/năm

- Các bài học kinh nghiệm

+ Ngành CNPM của một quốc gia hoặc một công ty khi phát triển đếnngưỡng sẽ tăng trưởng rất nhanh

+ Các công ty lớn trong Top 5/10/20 đóng vai trò hết sức quan trọng + Trong phân bổ nguồn nhân lực, nhan lực có bằng Diploma (Caođẳng thực hành theo Luật giáo dục mới 2005) có vị trí quan trọng

+ Chiến lược toàn cầu hoá là quan trọng, không thể phát triển ngànhCNPM mạnh nếu chỉ dựa vào thị trường nội địa

5 Thị trường phần mềm trong nước

5.1 Đánh giá chung

* Dự báo tình hình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong 5 năm tới

Việc Việt Nam sẽ tham gia vào WTO đầu năm 2006 tuy là thách thức,song cũng là cơ hội để nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển Nếu những gìdiễn ra đối với Trung Quốc sau khi gia nhập WTO được coi là dự đoán củanền kinh tế Việt Nam, thì Việt Nam có thể vẫn đạt được tốc độ phát triển kinhtế 7– 8%/năm Ngoài ra, việc Việt Nam không ngừng mở rộng hợp tác kinh tếquốc tế, trong đó có Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc cho thấy cơ hội kinh doanhcủa các ngành sản xuất, dịch vụ, trong đó có CNTT sẽ ngày một cải thiện.Trong một nền kinh tế năng động như vậy, cơ hội dành cho CNTT nói chungvà CNPM nói riêng là đã rõ Vấn đề ở chỗ ngành CNPM trong nước có tậndụng và phát huy được các cơ hội đó hay không ?

Trang 21

* Tiền đề để xây dựng ngành CNPM trong nước

Theo lý thuyết phát triển của Michael Porter, để một ngành công nghiệp cóthể phát triển cần có 4 yếu tố (còn gọi là mô hình kin cương) – đó là nội lựccủa ngành công nghiệp, xuất phát điểm, các ngành công nghiệp có liên quanvà nhu cầu của thị trường Đối với CNPM, xuất phát điểm chính là con ngườiViệt Nam Nội lực được thể hiện chính ở nguồn nhân lực dồi dào để sản xuấtvà làm dịch vụ phần mềm Nhu cầu thị trường được thể hiện ở các ngành côngnghiệp dịch vụ, tạo cơ hội phát triển mới cho CNPM.

Trang 22

DNPM là doanh nghiệp có từ 50% doanh số CNTT là doanh số phầnmềm

1.2 Phân loại DNPM Việt Nam

Theo sự phân loại của Hội Tin Học Thành Phố Hồ Chí Minh, DNPMtrong nước được tạm xếp vào 4 nhóm: rất nhỏ (micro), nhỏ (small), vừa(middle), một số ít có quy mô lớn (large) và hàng đầu (top).

 Doanh nghiệp rất nhỏ (micro) : dưới 10 nhân lực và /hoặc doanhsố tối đa đến 30.000 USD/ năm; tương đương khoảng 2.500 USD/ tháng.(năng suất tối đa 3.000 USD/ năm/ người).

 Doanh nghiệp nhỏ (small): từ 10 đến dưới 30 nhân lực và /hoặcdoanh số từ 100.000 USD/ năm đến tối đa là 150.000 USD/ năm; tươngđương từ 8.500 USD/ tháng đến tối đa là 12.500 USD/ tháng (năng suất tối đa5.000 USD/ năm/ người).

 Doanh nghiệp vừa (middle): từ 30 đến dưới 100 nhân lực và/hoặc doanh số từ 250.000 USD/ năm đến tối đa là 800.000 USD/ năm; tươngđương từ 20.000 USD/ tháng đến tối đa 60.000 USD/ tháng (năng suất tối đa8.000 USD/ năm/ người).

 Doanh nghiệp lớn (large): từ 100 đến dưới 300 nhân lực và /hoặc

Trang 23

doanh số từ 2.000.000 USD/ năm đến tối đa là 3.000.000 USD/ năm; tươngđương 170.000 USD/ tháng đến tối đa là 250.000 USD/ tháng (năng suất tốiđa 10.000 USD/ năm/ người).

 Doanh nghiệp hàng đầu (top): trên 300 nhân lực Năng suất từ10.000 USD/ tháng/ người.

1.3 Tỷ lệ DNPM trong số các DN đăng ký hoạt động PM

Năm 2002, cả nước có khoảng 350 đơn vị đăng ký hoạt động sản xuấtkinh doanh CNTT, trong đó có khoảng 200 đơn vị đăng ký hoạt động phầnmềm HCA ước lượng trong số này có khoảng 40% số đơn vị đăng ký (80 đơnvị) nhưng không hoạt động, 25% (50 đơn vị) hoạt động rồi ngưng, khoảng

35% (70 đơn vị) sẽ bổ xung vào số đơn vị phần mềm “sống được” (Nguồn:

Báo Cáo Toàn Cảnh CNTT 2003 – HCA).

Tỷ lệ này không thực sự phán ánh tình trạng khó khăn của DNPM Consố 40% đơn vị đăng ký nhưng không hoạt động trong lĩnh vực phần mềm là sốdoanh nghiệp không chủ yếu làm phần mềm.

Tỷ lệ tình trạng “sống được” là 35% này trong trường hợp các địaphương chưa có số liệu thống kê đầy đủ hoặc chưa tổ chức khảo sát hoặc chưatổ chức khảo sát số doanh nghiệp thực sự hoạt động trong lĩnh vực phần mềm.Như vậy, trong 200 doanh nghiệp đăng ký hoạt động phần mềm trên đây,số doanh nghiệp thực sự hoạt động phần mềm là 120 đơn vị, trong số này có50 đơn vị (40%) hoạt động sau một thời gian rồi ngưng và có 70 đơn vị (60%)tồn tại được Dù sao, số doanh nghiệp tồn tại được cũng không phải là khảquan đối với một ngành có triển vọng như ngành CNPM Cần phải nâng tỷ lệsống được từ 60% như hiện nay lên 70% - 80%.

1.4 Môi trường hoạt động của DNPM.

Trong kinh doanh, DNPM chịu sự chi phối của nhiều yếu tố chủ quan vàkhách quan Tuy nhiên, có thể nói rằng DNPM chịu tác động mạnh mẽ củamôi trương kinh doanh và môi trường xã hội Các chính sách ưu đãi trong

Trang 24

CNPM và việc hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nước là 2 yếu tố tích cực đếnsự phát triển CNTT tác động khá tiêu cực đến DNPM Có thể nói các doanhnghiệp CNTT nói chung và DNPM nói riêng đã chịu tác động mạnh mẽ củamôi trường kinh doanh và môi trường xã hội, trong đó có yếu tố quan trọng làchính sách của Nhà nước và hoạt động của bộ máy quản lý từ cấp trung ươngđến các địa phương

Trong các năm từ 2000 đến 2004, các chính sách của Đảng và Chính phủliên quan đến ứng dụng và phát triển CNTT Việt Nam đã được triển khai từngbước, bắt đầu từ việc ban hành chiến lược, xây dựng kế hoạch tổng thể ứngdụng và phát triển CNTT đến năm 2005, xây dựng các bộ máy cấp vĩ mô làBộ Bưu chính, Viễn thông; đổi mới Ban chỉ đạo Quốc gia về CNTT, kiện toànbộ máy Nhà nước về CNTT tại địa phương, thành lập các Sở Bưu chính, Viễnthông tại TP HCM, Hà Nội và các tỉnh thành.

Năm 2004, Chính phủ cũng thể hiện việc đặc biệt khuyến khích đầu tưvào ngành CNPM bằng các chính sách thuế ưu đãi ở mức cao nhất Ngày 22tháng 12 năm 2004, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 123/2004/TT-BTChướng dẫn thực hiện ưu đãi về thuế đối với doanh nghiệp sản xuất sản phẩmvà làm dịch vụ phần mềm Những ưu đãi này tập trung vào thuế thu nhậpdoanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu và thuế thu nhập cá nhân.

Trong 2 năm 2004 và 2005, Quốc Hội và các bộ ngành cũng đã soạnthảo các dự thảo Luật Giao dịch điện tử, Luật Sở hữu trí tuệ và Luật CNTT.Năm 2004 là năm đầu tiên Chính phủ duyệt chương trình xúc tiến thương mạicho các doanh nghiệp CNTT, thông qua các hiệp hội Năm 2005 cũng là nămđầu tiên Bộ Bưu chính, Viễn Thông xây dựng các kế hoạch phát triển CNPM,phát triển bưu chính-viễn thông và Internet và gần đây nhất là chiến lược pháttriển CNTT-TT của Việt Nam đến năm 2010.

Nhìn chung, các ý kiến của DNPM đều cho rằng môi trường chính sáchcó tác động tích cực đối với hoạt động doanh nghiệp Các cầu nối giữa doanh

Trang 25

có nhiều thuận lợi Cộng đồng CNTT và doanh nghiệp đã được tiếp cận từcộng đồng hoặc từ chính quyền địa phương đã đến được với lãnh đạo cấp caocủa đất nước, nhiều thành tích hoạt động đã được ghi nhận kịp thời.

Mặc dù vậy, việc không xây dựng được các kế hoạch cụ thể trong cácnăm vừa qua do bộ máy chuyên trách quản lý ngành CNTT từ trung ương đếncác địa phương mới thành lập, đang trong quá trình kiện toàn tổ chức đã hạnchế phần nào sự tăng trưởng của DNPM Mặt khác, các cơ chế chính sách cụthể chậm được ban hành cũng khiến cho việc mở rộng thị trường ở khu vựcnhà nước gặp trở ngại Sự thiếu nhất quán trong việc thực thi các chủ trươngchính sách ưu đãi cho phát triển CNPM đã đem lại những quan ngại cho cácnhà đầu tư vào lĩnh vực CNPM.

1.5 Đánh giá nhu cầu của các DNPM để hình thành và phát triển

Vốn

Vấn đề thiếu vốn để có thể thành lập, sản xuất và phát triển của DNPMhiện nay chưa có giải pháp hỗ trợ nào được thực thi Quy đầu tư mạo hiểmhay còn được gọi là đầu tư triển vọng là một hoạt động kinh doanh khôngnhằm mục đích hỗ trợ doanh nghiệp Có ý kiến cho rằng tìm nguồn vốn là vấnđề của doanh nghiệp và của ngân hàng Doanh nghiệp hoạt động kinh doanhthì phải vay vốn ở ngân hàng theo quy định cần thiết như thế chấp tài sản.Điều này đúng trong trường hợp bình thường, phát triển ngành CNPM thì cầntìm ra giải pháp có tính đột phá Nhà nước cần chấp nhận một tỷ lệ tổn thấttrong việc hỗ trợ DNPM vay vốn Đây cũng là yêu cầu để nâng cao tỷ lệ“sống được” của DNPM Sự tổn thất từ 60% đến 70% doanh nghiệp hoặc nếuchỉ là 50% cũng là một tổn thất rất lớn không những về chi phí xã hội mà cònlàm chậm việc đạt được mục tiêu phát triển CNPM.

Nhân sự

DNPM không nêu vấn đề thiếu nhân sự, không nêu vấn đề nhân sự thiếu

Trang 26

trình độ mà nêu khó khăn vì nhân sự không ổn định Như vậy, nhu cầu vềnhân sự mà một trong số công ty nêu ra có thể là vấn đề bức bách nhưngkhông hẳn là vấn đề cơ bản Cần bảo đảm để giải quyết một khủng hoảngthiếu nhưng không đem đến một khủng hoảng thừa Khủng hoảng thừa có thểkhông chỉ vi chưa xác định địa chỉ cung cấp mà còn có thể vì chưa tạo đủ điềukiện môi trường để các địa chỉ đó xuất hiện trên thực tế Có trường hợp doanhnghiệp một năm trước còn xem nhân lực là vấn đề bức xúc nhưng ngay trongnăm sau đã giải quyết ổn thoả nhu cầu phát triển nhân sự của mình.

Trở lại vấn đề nhân sự không ổn định của các DNPM vừa và nhỏ, chúngta thấy không chỉ là nhân sự không ổn định mà bản thân các doanh nghiệp khógiữ được sự ổn định Như vậy vấn đề chính là việc xây dựng và định hìnhđược môi trường kinh doanh ổn định cho DNPM Đây chính là vấn đề khókhăn cho các DNPM, đặc biệt trong buổi đầu thành lập.

Thị trường

Hai thiếu thốn lớn của DNPM trong vấn đề thị trường là thiếu thông tinvà thị trường không ổn định Trong đó, thiếu thông tin là vấn đề lớn nhất.DNPM ngoài việc tự bản thân phải thu thập thông tin thì rất cần được hỗ trợtừ nhà nước những thông tin về thị trường, như các quốc gia khác vẫn làm đểhỗ trợ DNPM của họ.

Đối với thị trường CNTT nội địa, khách hàng lớn nhất hiện nay là khuvực nhà nước Hàng năm, DNPM cần được thông báo công khai, đầy đủ vàcùng lúc về nhu cầu thực hiện các dự án phát triển CNTT của các bộ ngànhtrung ương cũng như các cơ quan, sở ngành của tất cả các địa phương Đây làmột trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của cơ quan quản lý CNTT cáccấp Ngoài ra, để tạo điều kiện cho DNPM phát triển thị trường, cần phải tháogỡ những ràng buộc làm cản trở tính cạnh tranh của doanh nghiệp, như giảiquyết nhu cầu kết nối viễn thông giá rẻ (qua vệ tinh chẳng hạn), tiết kiệm chiphí cho những doanh nghiệp thực sự có nhu cầu Điều nay sẽ làm tăng lợi thế

Trang 27

Những vấn đề của DNPM có quy mô lớn.

Bên cạnh sự tăng trưởng nhanh về số lượng các DNPM thì ngày càngxuất hiện nhiều DNPM có tên thương hiệu, có đủ sức cung cấp các giải phápvà sản phẩm tốt cho thị trường trong nước

Quy mô doanh nghiệp ngày càng lớn cũng đòi hỏi trình độ quản lý doanhnghiệp ngày càng cao, càng có nhiều thách thức khác phát sinh.

Luật pháp về bảo hộ sở hữu trí tuệ và bản quyền tác giả vẫn còn nhiềubất cập là mối lo ngại và nguy cơ rủi ro cao đối với các DNPM hàng đầu cungcấp phần mềm trong nước Nguy cơ tranh chấp sản phẩm có chiều hướng giatăng trong những năm tới, cũng như sự cạnh tranh của các phần mềm và giảipháp từ nước ngoài là thách thức lớn đối với DNPM trong nước hiện nay.

1.6 Ứơc tính số lượng DNPM thực sự hoạt động trong cả nước

Tổng hợp số liệu điều tra DNPM đang hoạt động ở Hà Nội, TP HCM vàcác tỉnh thành khác, ta có số DNPM cả nước ước khoảng 722 đơn vị, theobảng sau:

Số lượng DNPM hiện đang hoạt động trong cả nước (Nguồn: HCA)

2 Vai trò của các khu CNPM tập trung đối với sự phát triển DNPM Việt Nam

2.1 Tình hình hoạt động của các khu CNPM tập trung

a) Trung tâm Công nghệ Phần mềm Sài Gòn (SSP)

Ước tính doanh nghiệp phầnmềm

Trang 28

Mục đích

SSP được thành lập năm 2000, tại một vị trí trung tâm thành phố, đặc biệtthuận lợi về mặt địa lý SSP được UBND thành phố quan tâm, đầu tư ngay từban đầu bằng các khoản vay không lãi suất (14 tỷ đồng), cấp chuyển từ kinhphí trung ương (khoảng 3 tỷ đồng), điều chuyển nhiệm vụ quản lý và khaithác Phòng thí nghiệm CNTT từ Ban chỉ đạo CNTT Thành phố (giai đoạntrước 2000), cho phép lắp đặt ăng ten VSAT kết nối Internet qua vệ tinh Hiệnnay cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, vị trí của SSP vẫn là một môi trường lýtưởng đối với các DNPM Một trong các nhiệm vụ ban đầu, cũng như mụcđích thành lập SSP là để hình thành như một Vườn ươm hỗ trợ, nuôi dưỡngcác DNPM mới và non trẻ, chưa có đủ điều kiện để phát triển nhanh và là nơithực thi chính sách hỗ trợ các DNPM.

Quá trình hoạt động

Từ năm 2000 đến năm 2002, SSP là địa chỉ thu hút nhiều DNPM, hỗ trợvề giá thuê văn phòng có chi phí thấp, kết nối Internet tốc độ cao Từ sau năm2002, đơn vị quản lý SSP liên tục tăng giá thuê văn phòng và các dịch vụ, làmhàng loạt các DNPM vừa và nhỏ không thể trụ được tại đây Cho đến thờiđiểm năm 2005, tại SSP chỉ còn 01 doanh nghiệp quy mô lớn (GlobalCybersoft), cùng với 10 DNPM khác Nhìn chung các DNPM trong SSPkhông còn nhận được ưu đãi hay hỗ trợ gì nữa Đơn vị chủ quản hiện nay củaSSP cũng trở thành một doanh nghiệp sản xuất phần mềm.

Như vậy xét về hiệu quả kinh tế thì việc khai thác toà nhà cho thuê có phầnnguồn thu tăng, do tăng giá thuê văn phòng, nhưng xét về mục đích ban đầu làhỗ trợ, ươm tạo DNPM thì coi như không đạt được Mặc dù chúng ta khôngphủ nhận vai trò lịch sử của SSP là đã góp phần thúc đẩy sự ra đời của KhuCNPM tập trung tại các địa phương, trong đó tại TP HCM có Công viên Phầnmềm Quang Trung (2001), toà nhà E-Town của Công ty REE (2002), KhuCNPM Đại học Quốc gia TP HCM (2003).

Trang 29

Mục đích

QTSC được thành lập từ năm 2001, với quy mô diện tích đến 43 ha, cómục tiêu hình thành một cơ sở hạ tầng hoàn hảo để tiếp nhận các nhà đầu tưtrong và ngoài nước tới phát triển CNPM, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng nhanhcủa ngành CNPM, mà SSP không thể thoả mãn được do có quy mô quá nhỏ.QTSC còn là nơi thực thi các chính sách hỗ trợ, ưu đãi, thu hút đầu tư đối vớicác DNPM và các nhà đầu tư trong và ngoài nước, thực hiện chức năng ươmtạo DNPM.

Quá trình hoạt động

Việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và đảm bảo các điều kiện kinh doanhcho các DNPM về cơ bản đã hoàn thành trong năm 2005 QTSC có hệ thốngviễn thông hiện đại vào bậc nhất, kết nối trực tiếp với 2 cổng ra quốc tế, tổngbăng thông 68Mbps Các dịch vụ được cung cấp trong QTSC ngày càng hoànhảo như nhà hàng ăn uống, khu nhà ở và biệt thự, phương tiện đưa rước vậnchuyển Các chính sách ưu đãi nhà đầu tư và hỗ trợ DNPM được triển khai cóhiệu quả tại QTSC.Tại đây đã thu hút được các nhà đầu tư đăng ký thuê đất,lấp đầy toàn bộ diện tích và hiện các nhà đầu tư đang tiến hành xây dựng cáctoà nhà cao ốc văn phòng hiện đại, phục vụ các DNPM với tổng vốn đầu tưđăng ký trên toà nhà cao ốc văn phòng hiện đại, phục vụ các DNPM với tổngvốn đầu tư đăng ký trên 1000 tỷ đồng Trong thời gian từ năm 2001 đến nay,QTSC đã tiếp nhận và hỗ trợ ra đời 65 DNPM mới Thương hiệu và khả năngthu hút đầu tư của QTSC ngày càng được củng cố Các hoạt động hỗ trợDNPM bên trong QTSC, mà tiêu biểu là các cuộc gặp gỡ doanh nghiệp(business matching), các hoạt động xúc tiến thương mại cộng với chính sáchưu đãi giá cho thuê văn phòng, dịch vụ hoàn hảo đã tạo môi trường kinhdoanh có tính cạnh tranh cao cho các DNPM.

Môi trường thuận lợi với các dịch vụ dùng chung trong QTSC là nguyênnhân trực tiếp đem lại hiệu quả hoạt động của DNPM Tỷ lệ sống sót của cácDNPM tại QTSC đạt 70%, là cao gấp đôi so với tỷ lệ 35% DNPM sống sót tại

Trang 30

TP Hồ Chí Minh QTSC đang là một mô hình Khu CNPM tập trung hoạtđộng hiệu quả, đúng với định hướng của lãnh đạo TP.Hồ Chí Minh QTSC sẽlà nơi đóng góp quan trọng đối với sự phát triển của CNPM TP HCM, là nơithu hút các DNPM có quy mô lớn vào hoạt động, đặc biệt là các DNPM vớiđịnh hướng khai phá các thị trường mới như thị trường Nhật Bản.

Tồn tại lớn nhất hiện nay đối với QTSC là vấn đề giao thông đi lại bênngoài chưa được giải quyết dứt điểm đang gây khó khăn lớn cho các DNPMhoạt động bên trong QTSC.

c) Toà nhà E-Town

Toà nhà E-Town được hình thành từ dự án xây dựng toà cao ốc của Côngty Cổ phần Cơ điện lạnh REE E-Town được xây dựng từ năm 2001 và bắtđầu đi vào hoạt động cuối năm 2002 E-Town có tổng diện tích văn phòngtrên 30.000 m2, là nơi cung cấp môi trường làm việc khá lý tưởng cho cácDNPM thuê Hiện nay tại E-Town có 20/107 doanh nghiệp CNTT đang hoạtđộng, với khoảng 1000 chuyên gia CNTT Hiện tại Công ty REE đang có dựán xây dựng toà nhà E-Town 2 để tiếp tục làm văn phòng cho các DNPM thuêvà mở rộng sản xuất.

d) Khu Công nghệ Phần mềm Đại học Quốc gia TP HCM

Dự án Khu CNPM Đại học Quốc gia TP HCM (VNU-ITP) được khởiđộng từ năm 2001, đến cuối năm 2005, VNU-ITP đã quy hoạch được 23,8 hađất để phát triển, xây dựng xong Giai đoạn I khuôn viên gần 8 ha, với trên17.000 m2 văn phòng làm việc.

Hiện nay tại VNU-ITP có 4 trung tâm đào tạo nhân lực và phát triển phầnmềm trực thuộc Đại học Quốc gia (CITD, Unisoft, Pronet, DATAGis, …)cùng một số doanh nghiệp thuê văn phòng để hoạt động, với tổng số trên 100người Hoạt động ươm tạo công nghệ dành cho đối tượng là các sinh viên vàgiáo viên chuyên ngành CNTT đã được khởi động tại đây từ năm 2002, hiệnnay vẫn đang được tiếp tục với một số dự án quy mô nhỏ.

Trang 31

2.2 Vai trò hỗ trợ phát triển DNPM của các khu CNPM tập trung

a) Ưu thế của các khu CNPM tập trung

Khu CNPM tập trung là các khu sản xuất phần mềm quy mô lớn, tập trungnhiều DNPM Đây còn là nơi các nhà khoa học, các lập trình viên được tạomọi điều kiện thuận lợi nhất để nghiên cứu – phát triển sản phẩm mới, tạo racác sản phẩm có giá trị gia tăng và hàm lượng chất xám cao Bên cạnh chứcnăng sản xuất và dịch vụ của các DNPM, ba lĩnh vực được đặc biệt ưu tiên vàhỗ trợ trong các khu CNPM tập trung là nghiên cứu và phát triển trong côngnghệ phần mềm, đào tạo nhân lực chất lượng và trình độ cao, ươm tạo DNPMmới cho ngành CNPM Các nghiên cứu trên toàn thế giới còn cho thấy có 04điều kiện quan trọng để các khu CNPM tập trung phát triển là :

 Sự tiếp cận dễ dàng những nguồn nhân lực lành nghề. Khả năng kết nối viễn thông và Internet với chi phí thấp. Dễ dàng và thuận tiện trong giao thông (gần sân bay quốc tế). Có các điều kiện sống và sinh hoạt chất lượng cao.

Xây dựng và phát triển các khu CNPM tập trung là một trong những yếu tốhàng đầu trong phát triển CNPM và phải dựa trên hai yếu tố chính là “dànhcác chính sách ưu đãi tối đa” và “đầu tư tập trung có trọng điểm” vào một sốkhu CNPM tập trung Làm tốt việc này, các khu CNPM tập trung sẽ trở thànhhạt nhân cho nền CNPM quốc gia, là nơi sản sinh ra những DNPM có tầm vóclớn, đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Thực tiễn ra đời và quá trình hoạt động của QTSC và các khu CNPM tậptrung khác tại TP HCM trong 05 năm qua đã góp phần không nhỏ trong sựphát triển của CNPM Việt Nam, đưa Việt Nam vào danh sách các quốc giasản xuất phần mềm và khẳng định được sự cần thiết của mô hình này.

b) Mô hình Vườn ườm DNPM trong các khu CNPM tập trung

Trong thực tiễn kinh doanh, do tiềm lực về tài chính không mạnh, các

Trang 32

doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) thường bị bất lợi về cạnh tranh hơn sơ vớinhững doanh nghiệp lớn Họ vấp phải những rào cản thâm nhập thị trường,khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn tài chính, tiếp cận các dịch vụ hỗ trợdoanh nghiệp, tiếp cận các hoạt động nghiên cứu và phát triển, chi phí giaodịch cao hơn khi cần tiếp cận với các thị trường nước ngoài, dẫn đến tỷ lệ cácSME thất bại là tương đối cao Điều này cũng đúng cho các DNPM tại mộtquốc gia mới phát triển CNPM như Việt Nam, như thực tế khảo sát cho thấy Vai trò của Nhà nước là phải tìm giảm bớt tỷ lệ thất bại của DNPM, khắcphục những khiếm khuyết của thị trường bằng cách cung cấp những dịch vụhỗ trợ kinh doanh và tài chính cho các DNPM mới thành lập, quy mô nhỏ đểgiúp họ cải thiện tính cạnh tranh, tiếp cận được các thị trường mới hoặc pháttriển những sản phẩm và dịch vụ mới Vườn ươm DNPM sẽ cung cấp một môitrường hỗ trợ thuận lợi cho chủ nhân của các DNPM mới tồn tại và phát triển.Việc cung cấp những dịch vụ cần thiết cho DNPM trên cơ sở “một cửa” chophép giảm tổng chi phí hoạt động của DNPM Vườn ươm nuôi dưỡng nhữngDNPM trẻ, giúp đỡ họ sống sót và tăng trưởng trong thời gian khởi nghiệp -thời kỳ dễ bị thất bại và tổn thương nhất Một cách cụ thể hơn, Vườn ươmDNPM sẽ đem đến:

Dịch vụ phát triển doanh nghiệp: giúp đỡ DNPM mới thành lập các kinh

nghiệm về một lĩnh vực xác định, có thể liên quan đến việc lập kế hoạch kinhdoanh, đào tạo kỹ năng quản lý, tiếp cận với trình độ cao về kế toán, phápluật, tiếp thị và tài chính, và những hình thức tư vấn đặc thù khác Vườn ươmcó thể tạo ra hay điều hành Quỹ đầu tư mạo hiểm để đầu tư vào các doanhnghiệp được ươm tạo.

Mạng tư vấn doanh nghiệp: Vườn ươm DNPM tự bản thân nó không thể

cung cấp tất cả các phương tiện và những dịch vụ cần thiết, vì những tàinguyên chỉ có hạn Thành mạng lưới với những nhà cung cấp bên ngoài làviệc cần phải làm Một mạng tư vấn hoạt động chung quanh Vườn ươm, hoặc

Trang 33

cấp dịch vụ chuyên nghiệp, nhà giáo và doanh nhân thành đạt giàu kinhnghiệm sẽ sẵn sàng cung cấp tư vấn và các sự giúp đỡ cần thiết cho doanhnghiệp Những người tham gia vào mạng lưới tư vấn sẽ được hưởng lợi thôngqua hoạt động tư vấn, vì họ có được một nguồn khách hàng càng ngày càngnhiều và đây là một kênh thông tin tiếp thị rất có hiệu quả.

Hiệp lực điều hành: Đóng góp quan trọng nhất của những Vườn ươm

doanh nghiệp tới các doanh nghiệp trong Vườn ươm là các cơ hội mà chúngcung cấp cho chủ doanh nghiệp, để hợp tác và phát triển những mối quan hệlàm ăn với những chủ doanh nghiệp khác Một đóng góp quan trọng khác màviệc sử dụng cùng trụ sở của các chủ doanh nghiệp có thể làm, là sẽ khắc phụcđược sự cô đơn của môi trường làm việc Khuyến khích những quan hệ làm ănbên trong Vườn ươm doanh nghiêp, trao đổi ý tưởng và tư vấn không chínhthức sẽ tạo nên một mối liên hệ khăng khít giữa các doanh nghiệp.

Không gian làm việc linh động với giá cả chấp nhận được: dưới dạng vănphòng làm việc hoặc dưới dạng phân xưởng, dựa trên cơ sở “dễ vào và dễ ra”,từ những không gian nhỏ (10 mét vuông), trong một thời gian ngắn (chỉ cầnđăng ký trước 1 tháng), khả năng di chuyển vào một vị trí khác lớn hơn ngaytrong Vườn ươm Điều quan trọng là môi trường Vườn ươm, cả không gianbên trong lẫn công việc bên ngoài, đều phải được cung cấp với những tiêuchuẩn cao nhất, để xúc tiến kế hoạch cho những khách hàng mới nhưng cũnggiúp tiếp thị những doanh nghiệp cho khách hàng Cần có một địa điểm đầumối ở đó mọi người có thể gặp gỡ và chia sẻ kinh nghiệm, thành công cũngnhư thất bại của họ Nơi đây có thể bao gồm một căng tin, một nhà bếp riêngbiệt và phòng vệ sinh.

Những dịch vụ dùng chung: Bao gồm thư ký hỗ trợ, gọi điện trả lời, lễ

tân và dịch vụ chuyển thư, truy nhập máy tính và các thiết bị văn phòng khác,phòng học và (trong vài trường hợp) căng-tin Vườn ươm cần cung cấp cho tấtcả các doanh nghiệp thuê được phép truy nhập tới một “cơ sở hạ tầng CNTT-TT” chung, nơi mà các doanh nghiệp truy cập Internet và được cung cấp

Trang 34

những dịch vụ hỗ trợ khác.

Dịch vụ hậu mãi và chăm sóc khách hàng: một Vườn ươm doanh nghiệp

sẽ tìm cách cung cấp sự giúp đỡ liên tục cho những doanh nghiệp thuê sau khihọ rời Vườn ươm, và có thể cung cấp những dịch vụ tư vấn cho doanh nghiệpnhỏ trong vùng nói chung sự sẵn có những giải pháp đầy đủ và thích hợp làrất quan trọng, ngoài việc có đủ không gian làm việc.

c) Các loại hình Vườn ươm doanh nghiệp

Mô hình Vườn ươm có thể phân loại thành 2 loại: (1) Các vườn ươm philợi nhuận và (2) các vườn ươm vì lợi nhuận.

Nhóm thứ nhất là các vườn ươm được các tổ chức, cơ quan của Chính phủ,các Trường đại học và các tổ chức không vụ lợi tài trợ, mục đích hướng đến làđể phát triển kinh tế qua việc tăng công ăn việc làm, đa dạng hoá cơ sở kinhtế, tăng nguồn thu về thuế cũng như thương mại hoá các công nghệ mới CácVườn ươm này thường kết hợp với các chương trình nghiên cứu tại các trườngđại học.

Nhóm thứ hai là các Vườn ươm mang tính chất phi Chính phủ và thường làdo các nhóm đầu tư, các nhà đầu tư thiện chí hay các công ty tư nhân vậnhành Hình thức đầu tư này được phổ biến khá rộng rãi tại EU và cũng đã đemlại nhiều kết quả khả quan trong những năm qua.

Theo kinh nghiệm các nước, việc theo đuổi một chiến lược Vườn ươm philợi nhuận dựa trên sự bao cấp của Nhà nước với niềm tin sẽ có chiếc chìakhoá kỳ diệu để đi vào Vương quốc công nghệ cao sẽ làm thui chột sự năngđộng và hiệu quả trong hoạt động của các Vườn ươm – vì dù sao Vườn ươmcũng là một thành phần, thậm chí là thành phần năng động nhất của nền kinhtế Điều quan trọng là “gieo mầm” hoạt động của Vườn ươm hơn là bao cấpmột cách vô điều kiện Một khi chính quyền chấp nhận nghĩa vụ bao cấp,trọng tâm sẽ dịch chuyển từ việc nuôi dưỡng các công ty mới (các doanhnghiệp mới được hưởng lợi) sang việc xây dựng và duy trì những khu liên hợp

Trang 35

hưởng lợi) Một mô hình kinh doanh tốt phải nỗ lực vì mục tiêu hoạt động tựhạch toán và ở đây Nhà nước chỉ đóng vai trò người tạo điều kiện thuận lợinhất cho sự vận hành của những Vườn ươm doanh nghiệp Tuy nhiên ở giaiđoạn đầu của quá trình phát triển Vườn ươm hầu hết các nước trên thế giớiđều chọn mô hình Vườn ươm phi lợi nhuận (nonprofit) hoặc bán phi lợi nhuận(semi-nonprofit) Điều này dễ hiểu bởi để vận hành thành công mô hình Vườnươm cần có khả năng tài chính dồi dào và kinh nghiệm quản lý tốt Một giảipháp tốt cho việc hình thành và phát triển các Vườn ươm doanh nghiệp là hợptác liên doanh với các đối tác nước ngoài, để đòi hỏi kinh nghiệm quản lý củahọ.

Về hình thức pháp lý của Vườn ươm Theo kinh nghiệm của Pháp, vậnhành Vườn ươm ban đầu (3 năm) có thể dưới dạng các công ty khuyết danh,nhóm quyền lợi công cộng (GIP) hay là công ty thương mại tự cân đối tàichính – các Vườn ươm này tiếp tục hưởng một vài trợ giúp của Chính phủ,nhưng sẽ tìm được các nguồn tài chính khác.

Như vậy, có thể khẳng định Vườn ươm là một doanh nghiệp Theo phápluật Việt Nam, Vườn ươm có thể hoạt động dưới các hình thức cụ thể nhưdoanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hợp tác xã,công ty cổ phần…

d) Thực tiễn và kinh nghiệm triển khai mô hình “Vườn ươm DNPM”

Đầu tư phát triển các Vườn ươm DNPM tại Việt Nam là hết sức cần thiết,vì đa số các DNPM mới thành lập còn rất yếu trong kinh nghiệm quản lý vàkhả năng thâm nhập thị trường Sự liên kết giữa các DNPM trong tổ hợpVườn ươm sẽ giúp họ có được một nền tảng vững vàng hơn trong thời gianđầu mới thành lập và nhanh chóng trưởng thành.

Vườn ươm DNPM không phải là một khái niệm hoàn toàn mới đối vớiCNPM Việt Nam Ở TP HCM từ năm 2000 cho đến nay đã có một số dự ánnghiên cứu và áp dụng mô hình này Hoạt động “ươm tạo” các DNPM tại TP.HCM có thể kể trước tiên là tại QTSC Xây dựng theo mô hình một khu

Trang 36

CNPM tập trung, mục đích hoạt động của QTSC khong chỉ là tạo môi trườngthu hút các DNPM đang tồn tại tập trung lại thành một khối, một cộng đồng,để chia sẻ các nguồn tài nguyên và hỗ trợ, hợp tác với nhau, mà còn là mộtmôi trường “nâng đỡ” cho các DNPM mới thành lập hoặc đang chuẩn bịthành lập

Tuy nhiên những hỗ trợ ưu ái các DNPM hoạt động tại QTSC được hưởngcòn nặng về cơ sở hạ tầng QTSC vẫn chưa thể hiện được kinh nghiệm, sựhiểu biết trong việc nhanh chóng nắm bắt những nhu cầu của DNPM mới,trong các dự án kinh doanh mới và giúp cho các dự án đó nhanh chóng đượcthức hiện.

Ngày 13/09/2005, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ra quyết định số 15/2005/QĐ-BKHCN về việc Ban hành Quy định tạm thời về việc tổ chức thực hiệnnhiệm vự ươm tạo công nghệ trong các trường đại học Đây là một bước tiếnđáng kể trong nhận thức của lãnh đạo về vai trò ươm tạo công nghệ mà Vườnươm Unisoft ĐHQG đã thử nghiệm trước đó 03 năm 01 tháng sau khi cóquyết định này, tại Đại học Quốc gia TP HCM đã có 4 đề tài đăng ký ươmtạo được xét duyệt với kinh phí trên 2,5 tỷ đồng (trong tổng kinh phí 4 tỷ đồngdự kiến chi cho hoạt động ươm tạo công nghệ), chứng tỏ nhu cầu lấy côngnghệ làm nền tảng để hình thành các doanh nghiệp công nghệ cao là rất thựctế.

Hiện nay, dự án “Vườn ươm DNPM” tại QTSC, với sự hỗ trợ về chuyêngia và tài chính của Uỷ ban Châu Âu (EC) đang được triển khai Đây là mộttrong tiểu chương trình 2 thuộc Chương trình Hỗ trợ khu vực tư nhân của EC

tại Việt Nam Mục tiêu tổng thể của chương trình này là “thúc đẩy các hoạt

động của khu vực tư nhân, đặc biệt của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở ViệtNam, và thúc đẩy sự hội nhập của khu vực này vào nền kinh tế quốc tế” Để

đạt được mục tiêu đó, bên cạnh việc cố gắng cải thiện môi trường pháp lý vàhành chính cho sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nâng cao năng

Trang 37

doanh, một trong các kết quả chính mà Chương trình hướng đến là “tạo ra cácdoanh nghiệp mới qua việc thành lập các Vườn ươm công nghệ - kinh doanhkiểu mẫu trong các ngành đã được lựa chọn (ngành chế biến thực phẩm ở HàNội và CNTT ở TP HCM)”.

3 Sự hình thành và phát triển của một số DNPM Việt Nam

3.1 Công ty cổ phần phần mềm kế toán Bravo

a) Sự hình thành

Công ty cổ phần phần mềm kế toán Bravo được thành lập theo giấy phépsố 4467/GP-UB ngày 07 tháng 10 năm 1999 của Uỷ Ban Nhân Dân ThànhPhố Hà Nội Được Sở Kế Hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăngký kinh doanh số 056682 ngày 18 tháng 10 năm 1999

Bravo là công ty chuyên sâu trong việc phát triển phần mềm kế toán vàphần mềm quản trị tài chính Với những kinh nghiệm thực tế giúp Bravo đãđáp ứng được những yêu cầu quản lý của các đơn vị và đây cũng chính là nềntảng để công ty phát triển phần mềm kế toán Bravo với những đặc điểm vàchức năng đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao về kế toán và chức năngquản trị.

Phần mềm kế toán Bravo được thiết kế theo tư tưởng “hệ thống mở”, cho

phép dễ dàng bổ xung và hiệu chỉnh chương trình theo yêu cầu của người sửdụng Trải qua một quá trình phát triển lâu dài với những phiên bản phần mềmkế toán đầu tiên Bravo 3.0,4.0,5.0,6.0 và hiện là Bravo 6.3, nó được xem làphần mềm dễ sử dụng nhất, đáp ứng các đòi hỏi khắt khe của thực tế và mangtính quản trị cao Điều này cũng xuất phát từ chính mục tiêu phát triển của

công ty là : “ trở thành nhà cung cấp phần mềm số 1 trong lĩnh vực phần

mềm kế toán quản trị”

Nhân lực của công ty : hiện tại công ty có hơn 70 nhân viên (gồm 60 lậptrình viên), làm việc tại 03 văn phòng gồm Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phốHồ Chí Minh Họ là những nhân viên chuyên nghiệp, trẻ, năng động, sáng tạo

Ngày đăng: 21/11/2012, 10:02

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Trên góc độ Mô hình 4/1, nhiều công việc đã được thực hiện để mỗi một trong 4 yếu tố và môi trường nền tảng đều có những cải thiện đáng kể-tuy  nhiên   dường   như   ngành   CNPM   vẫn   không   tăng   trưởng   nhanh   như   mong  - Sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp phần mềm việt nam
r ên góc độ Mô hình 4/1, nhiều công việc đã được thực hiện để mỗi một trong 4 yếu tố và môi trường nền tảng đều có những cải thiện đáng kể-tuy nhiên dường như ngành CNPM vẫn không tăng trưởng nhanh như mong (Trang 6)
Quá trình hình thành - Sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp phần mềm việt nam
u á trình hình thành (Trang 14)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w