Vai trò hỗ trợ phát triển DNPM của các khu CNPM tập trung

Một phần của tài liệu Sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp phần mềm việt nam (Trang 31 - 37)

2. Vai trò của các khu CNPM tập trung đối với sự phát triển DNPM Việt Nam

2.2Vai trò hỗ trợ phát triển DNPM của các khu CNPM tập trung

a) Ưu thế của các khu CNPM tập trung

Khu CNPM tập trung là các khu sản xuất phần mềm quy mô lớn, tập trung nhiều DNPM. Đây còn là nơi các nhà khoa học, các lập trình viên được tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để nghiên cứu – phát triển sản phẩm mới, tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng và hàm lượng chất xám cao. Bên cạnh chức năng sản xuất và dịch vụ của các DNPM, ba lĩnh vực được đặc biệt ưu tiên và hỗ trợ trong các khu CNPM tập trung là nghiên cứu và phát triển trong công nghệ phần mềm, đào tạo nhân lực chất lượng và trình độ cao, ươm tạo DNPM mới cho ngành CNPM. Các nghiên cứu trên toàn thế giới còn cho thấy có 04 điều kiện quan trọng để các khu CNPM tập trung phát triển là :

 Sự tiếp cận dễ dàng những nguồn nhân lực lành nghề.  Khả năng kết nối viễn thông và Internet với chi phí thấp.  Dễ dàng và thuận tiện trong giao thông (gần sân bay quốc tế).  Có các điều kiện sống và sinh hoạt chất lượng cao.

Xây dựng và phát triển các khu CNPM tập trung là một trong những yếu tố hàng đầu trong phát triển CNPM và phải dựa trên hai yếu tố chính là “dành các chính sách ưu đãi tối đa” và “đầu tư tập trung có trọng điểm” vào một số khu CNPM tập trung. Làm tốt việc này, các khu CNPM tập trung sẽ trở thành hạt nhân cho nền CNPM quốc gia, là nơi sản sinh ra những DNPM có tầm vóc lớn, đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

trung khác tại TP. HCM trong 05 năm qua đã góp phần không nhỏ trong sự phát triển của CNPM Việt Nam, đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia sản xuất phần mềm và khẳng định được sự cần thiết của mô hình này.

b) Mô hình Vườn ườm DNPM trong các khu CNPM tập trung

Trong thực tiễn kinh doanh, do tiềm lực về tài chính không mạnh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) thường bị bất lợi về cạnh tranh hơn sơ với những doanh nghiệp lớn. Họ vấp phải những rào cản thâm nhập thị trường, khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn tài chính, tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, tiếp cận các hoạt động nghiên cứu và phát triển, chi phí giao dịch cao hơn khi cần tiếp cận với các thị trường nước ngoài, dẫn đến tỷ lệ các SME thất bại là tương đối cao. Điều này cũng đúng cho các DNPM tại một quốc gia mới phát triển CNPM như Việt Nam, như thực tế khảo sát cho thấy. Vai trò của Nhà nước là phải tìm giảm bớt tỷ lệ thất bại của DNPM, khắc phục những khiếm khuyết của thị trường bằng cách cung cấp những dịch vụ hỗ trợ kinh doanh và tài chính cho các DNPM mới thành lập, quy mô nhỏ để giúp họ cải thiện tính cạnh tranh, tiếp cận được các thị trường mới hoặc phát triển những sản phẩm và dịch vụ mới. Vườn ươm DNPM sẽ cung cấp một môi trường hỗ trợ thuận lợi cho chủ nhân của các DNPM mới tồn tại và phát triển. Việc cung cấp những dịch vụ cần thiết cho DNPM trên cơ sở “một cửa” cho phép giảm tổng chi phí hoạt động của DNPM. Vườn ươm nuôi dưỡng những DNPM trẻ, giúp đỡ họ sống sót và tăng trưởng trong thời gian khởi nghiệp - thời kỳ dễ bị thất bại và tổn thương nhất. Một cách cụ thể hơn, Vườn ươm DNPM sẽ đem đến:

Dịch vụ phát triển doanh nghiệp: giúp đỡ DNPM mới thành lập các kinh nghiệm về một lĩnh vực xác định, có thể liên quan đến việc lập kế hoạch kinh doanh, đào tạo kỹ năng quản lý, tiếp cận với trình độ cao về kế toán, pháp luật, tiếp thị và tài chính, và những hình thức tư vấn đặc thù khác. Vườn ươm có thể tạo ra hay điều hành Quỹ đầu tư mạo hiểm để đầu tư vào các doanh nghiệp được ươm tạo.

Mạng tư vấn doanh nghiệp: Vườn ươm DNPM tự bản thân nó không thể cung cấp tất cả các phương tiện và những dịch vụ cần thiết, vì những tài nguyên chỉ có hạn. Thành mạng lưới với những nhà cung cấp bên ngoài là việc cần phải làm. Một mạng tư vấn hoạt động chung quanh Vườn ươm, hoặc một mạng lưới hỗ trợ phát triển DNPM gồm các chuyên gia tư vấn, nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, nhà giáo và doanh nhân thành đạt giàu kinh nghiệm sẽ sẵn sàng cung cấp tư vấn và các sự giúp đỡ cần thiết cho doanh nghiệp. Những người tham gia vào mạng lưới tư vấn sẽ được hưởng lợi thông qua hoạt động tư vấn, vì họ có được một nguồn khách hàng càng ngày càng nhiều và đây là một kênh thông tin tiếp thị rất có hiệu quả.

Hiệp lực điều hành: Đóng góp quan trọng nhất của những Vườn ươm doanh nghiệp tới các doanh nghiệp trong Vườn ươm là các cơ hội mà chúng cung cấp cho chủ doanh nghiệp, để hợp tác và phát triển những mối quan hệ làm ăn với những chủ doanh nghiệp khác. Một đóng góp quan trọng khác mà việc sử dụng cùng trụ sở của các chủ doanh nghiệp có thể làm, là sẽ khắc phục được sự cô đơn của môi trường làm việc. Khuyến khích những quan hệ làm ăn bên trong Vườn ươm doanh nghiêp, trao đổi ý tưởng và tư vấn không chính thức sẽ tạo nên một mối liên hệ khăng khít giữa các doanh nghiệp.

Không gian làm việc linh động với giá cả chấp nhận được: dưới dạng văn phòng làm việc hoặc dưới dạng phân xưởng, dựa trên cơ sở “dễ vào và dễ ra”, từ những không gian nhỏ (10 mét vuông), trong một thời gian ngắn (chỉ cần đăng ký trước 1 tháng), khả năng di chuyển vào một vị trí khác lớn hơn ngay trong Vườn ươm. Điều quan trọng là môi trường Vườn ươm, cả không gian bên trong lẫn công việc bên ngoài, đều phải được cung cấp với những tiêu chuẩn cao nhất, để xúc tiến kế hoạch cho những khách hàng mới nhưng cũng giúp tiếp thị những doanh nghiệp cho khách hàng. Cần có một địa điểm đầu mối ở đó mọi người có thể gặp gỡ và chia sẻ kinh nghiệm, thành công cũng như thất bại của họ. Nơi đây có thể bao gồm một căng tin, một nhà bếp riêng biệt và phòng vệ sinh.

Những dịch vụ dùng chung: Bao gồm thư ký hỗ trợ, gọi điện trả lời, lễ tân và dịch vụ chuyển thư, truy nhập máy tính và các thiết bị văn phòng khác, phòng học và (trong vài trường hợp) căng-tin. Vườn ươm cần cung cấp cho tất cả các doanh nghiệp thuê được phép truy nhập tới một “cơ sở hạ tầng CNTT- TT” chung, nơi mà các doanh nghiệp truy cập Internet và được cung cấp những dịch vụ hỗ trợ khác.

Dịch vụ hậu mãi và chăm sóc khách hàng: một Vườn ươm doanh nghiệp sẽ tìm cách cung cấp sự giúp đỡ liên tục cho những doanh nghiệp thuê sau khi họ rời Vườn ươm, và có thể cung cấp những dịch vụ tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ trong vùng nói chung. sự sẵn có những giải pháp đầy đủ và thích hợp là rất quan trọng, ngoài việc có đủ không gian làm việc.

c) Các loại hình Vườn ươm doanh nghiệp

Mô hình Vườn ươm có thể phân loại thành 2 loại: (1) Các vườn ươm phi lợi nhuận và (2) các vườn ươm vì lợi nhuận.

Nhóm thứ nhất là các vườn ươm được các tổ chức, cơ quan của Chính phủ, các Trường đại học và các tổ chức không vụ lợi tài trợ, mục đích hướng đến là để phát triển kinh tế qua việc tăng công ăn việc làm, đa dạng hoá cơ sở kinh tế, tăng nguồn thu về thuế cũng như thương mại hoá các công nghệ mới. Các Vườn ươm này thường kết hợp với các chương trình nghiên cứu tại các trường đại học.

Nhóm thứ hai là các Vườn ươm mang tính chất phi Chính phủ và thường là do các nhóm đầu tư, các nhà đầu tư thiện chí hay các công ty tư nhân vận hành. Hình thức đầu tư này được phổ biến khá rộng rãi tại EU và cũng đã đem lại nhiều kết quả khả quan trong những năm qua.

Theo kinh nghiệm các nước, việc theo đuổi một chiến lược Vườn ươm phi lợi nhuận dựa trên sự bao cấp của Nhà nước với niềm tin sẽ có chiếc chìa khoá kỳ diệu để đi vào Vương quốc công nghệ cao sẽ làm thui chột sự năng động và hiệu quả trong hoạt động của các Vườn ươm – vì dù sao Vườn ươm cũng là một thành phần, thậm chí là thành phần năng động nhất của nền kinh

tế. Điều quan trọng là “gieo mầm” hoạt động của Vườn ươm hơn là bao cấp một cách vô điều kiện. Một khi chính quyền chấp nhận nghĩa vụ bao cấp, trọng tâm sẽ dịch chuyển từ việc nuôi dưỡng các công ty mới (các doanh nghiệp mới được hưởng lợi) sang việc xây dựng và duy trì những khu liên hợp khổng lồ (ở đây chỉ các nhà thầu xây dựng và các công chức quản lý được hưởng lợi). Một mô hình kinh doanh tốt phải nỗ lực vì mục tiêu hoạt động tự hạch toán và ở đây Nhà nước chỉ đóng vai trò người tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự vận hành của những Vườn ươm doanh nghiệp. Tuy nhiên ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển Vườn ươm hầu hết các nước trên thế giới đều chọn mô hình Vườn ươm phi lợi nhuận (nonprofit) hoặc bán phi lợi nhuận (semi-nonprofit). Điều này dễ hiểu bởi để vận hành thành công mô hình Vườn ươm cần có khả năng tài chính dồi dào và kinh nghiệm quản lý tốt. Một giải pháp tốt cho việc hình thành và phát triển các Vườn ươm doanh nghiệp là hợp tác liên doanh với các đối tác nước ngoài, để đòi hỏi kinh nghiệm quản lý của họ.

Về hình thức pháp lý của Vườn ươm. Theo kinh nghiệm của Pháp, vận hành Vườn ươm ban đầu (3 năm) có thể dưới dạng các công ty khuyết danh, nhóm quyền lợi công cộng (GIP) hay là công ty thương mại tự cân đối tài chính – các Vườn ươm này tiếp tục hưởng một vài trợ giúp của Chính phủ, nhưng sẽ tìm được các nguồn tài chính khác.

Như vậy, có thể khẳng định Vườn ươm là một doanh nghiệp. Theo pháp luật Việt Nam, Vườn ươm có thể hoạt động dưới các hình thức cụ thể như doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hợp tác xã, công ty cổ phần…

d) Thực tiễn và kinh nghiệm triển khai mô hình “Vườn ươm DNPM”

Đầu tư phát triển các Vườn ươm DNPM tại Việt Nam là hết sức cần thiết, vì đa số các DNPM mới thành lập còn rất yếu trong kinh nghiệm quản lý và khả năng thâm nhập thị trường. Sự liên kết giữa các DNPM trong tổ hợp Vườn ươm sẽ giúp họ có được một nền tảng vững vàng hơn trong thời gian

đầu mới thành lập và nhanh chóng trưởng thành.

Vườn ươm DNPM không phải là một khái niệm hoàn toàn mới đối với CNPM Việt Nam. Ở TP. HCM từ năm 2000 cho đến nay đã có một số dự án nghiên cứu và áp dụng mô hình này. Hoạt động “ươm tạo” các DNPM tại TP. HCM có thể kể trước tiên là tại QTSC. Xây dựng theo mô hình một khu CNPM tập trung, mục đích hoạt động của QTSC khong chỉ là tạo môi trường thu hút các DNPM đang tồn tại tập trung lại thành một khối, một cộng đồng, để chia sẻ các nguồn tài nguyên và hỗ trợ, hợp tác với nhau, mà còn là một môi trường “nâng đỡ” cho các DNPM mới thành lập hoặc đang chuẩn bị thành lập.

Tuy nhiên những hỗ trợ ưu ái các DNPM hoạt động tại QTSC được hưởng còn nặng về cơ sở hạ tầng. QTSC vẫn chưa thể hiện được kinh nghiệm, sự hiểu biết trong việc nhanh chóng nắm bắt những nhu cầu của DNPM mới, trong các dự án kinh doanh mới và giúp cho các dự án đó nhanh chóng được thức hiện.

Ngày 13/09/2005, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ra quyết định số 15/2005/ QĐ-BKHCN về việc Ban hành Quy định tạm thời về việc tổ chức thực hiện nhiệm vự ươm tạo công nghệ trong các trường đại học. Đây là một bước tiến đáng kể trong nhận thức của lãnh đạo về vai trò ươm tạo công nghệ mà Vườn ươm Unisoft ĐHQG đã thử nghiệm trước đó 03 năm. 01 tháng sau khi có quyết định này, tại Đại học Quốc gia TP. HCM đã có 4 đề tài đăng ký ươm tạo được xét duyệt với kinh phí trên 2,5 tỷ đồng (trong tổng kinh phí 4 tỷ đồng dự kiến chi cho hoạt động ươm tạo công nghệ), chứng tỏ nhu cầu lấy công nghệ làm nền tảng để hình thành các doanh nghiệp công nghệ cao là rất thực tế.

Hiện nay, dự án “Vườn ươm DNPM” tại QTSC, với sự hỗ trợ về chuyên gia và tài chính của Uỷ ban Châu Âu (EC) đang được triển khai. Đây là một trong tiểu chương trình 2 thuộc Chương trình Hỗ trợ khu vực tư nhân của EC tại Việt Nam. Mục tiêu tổng thể của chương trình này là “thúc đẩy các hoạt

động của khu vực tư nhân, đặc biệt của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, và thúc đẩy sự hội nhập của khu vực này vào nền kinh tế quốc tế”. Để đạt được mục tiêu đó, bên cạnh việc cố gắng cải thiện môi trường pháp lý và hành chính cho sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nâng cao năng lực của các hiệp hội kinh doanh và sự phát triển của các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, một trong các kết quả chính mà Chương trình hướng đến là “tạo ra các doanh nghiệp mới qua việc thành lập các Vườn ươm công nghệ - kinh doanh kiểu mẫu trong các ngành đã được lựa chọn (ngành chế biến thực phẩm ở Hà Nội và CNTT ở TP. HCM)”.

Một phần của tài liệu Sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp phần mềm việt nam (Trang 31 - 37)