1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH SẢN PHẨM NƯỚC GIẢI KHÁT CÓ GAS CỦA PEPSICO TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 20182020

24 166 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Rủi Ro Trong Hoạt Động Kinh Doanh Sản Phẩm Nước Giải Khát Có Gas Của PepsiCo Tại Thị Trường Việt Nam Giai Đoạn 2018-2020
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2018-2020
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 814,14 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH.... ..........................................................................................................2 1.1. Khái quát chung về rủi ro và rủi ro trong kinh doanh ....................................2 1.1.1 Khái niệm rủi ro...........................................................................................2 1.1.2 Khái niệm rủi ro trong kinh doanh ..............................................................2 1.1.3 Phân loại rủi ro trong kinh doanh...............................................................2 1.2. Quản trị rủi ro trong kinh doanh......................................................................3 1.2.1 Khái niệm.....................................................................................................3 1.2.2 Nội dung quản trị rủi ro trong kinh doanh ..................................................4 1.2.3 Vai trò của quản trị rủi ro đối với doanh nghiệp ........................................4 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH SẢN PHẨM NƯỚC GIẢI KHÁT CÓ GAS CỦA PEPSICO TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 20182020.................................................5 2.1. Tổng quan về tập đoàn PepsiCo........................................................................5 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ..............................................................5 2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh chính...........................................................................6 2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 20182020 ..................................6 2.2. Hoạt động kinh doanh của PepsiCo tại thị trường Việt Nam .........................7 2.2.1 Quá trình thâm nhập của PepsiCo vào thị trường Việt Nam ......................7 2.2.2 Chiến lược kinh doanh nước giải khát có gas của PepsiCo tại thị trường Việt Nam giai đoạn 2018 – 2020 .............................................................................8 2.2.3 Thuận lợi và khó khăn của Pepsico trong hoạt động kinh doanh nước giải khát có gas tại thị trường Việt Nam giai đoạn 20182020 ......................................9 2.3. Thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh sản phẩm nước giải khát có gas của PepsiCo tại thị trường Việt Nam giai đoạn 20182020.................11 2.3.1 Đối với rủi ro đến từ môi trường bên trong doanh nghiệp........................11 2.3.2 Đối với rủi ro đến từ môi trường bên ngoài doanh nghiệp .......................12 2.4. Đánh giá công tác quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh sản phẩm nước giải khát có gas của PepsiCo tại thị trường Việt Nam giai đoạn 20182020..........15 2.4.1 Thành tựu...................................................................................................15 2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân............................................................................15 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH SẢN PHẨM NƯỚC GIẢI KHÁT CÓ GAS CỦA PEPSICO TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM.............17 3.1. Thực hiện công tác nghiên cứu thị trường hiệu quả.....................................17 3.2. Tăng cường đầu tư phát triển công nghệ.......................................................17 3.3. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến .........................................................................17 3.4. Chú trọng hoạt động quản trị nguồn nhân lực..............................................18 3.5. Sử dụng bảo hiểm như một công giúp chuyển giao và phân tán rủi ro .......19 KẾT LUẬN...................................................................................................................20 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................21

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH… 2

1.1 Khái quát chung về rủi ro và rủi ro trong kinh doanh 2

1.1.1 Khái niệm rủi ro 2

1.1.2 Khái niệm rủi ro trong kinh doanh 2

1.1.3 Phân loại rủi ro trong kinh doanh 2

1.2 Quản trị rủi ro trong kinh doanh 3

1.2.1 Khái niệm 3

1.2.2 Nội dung quản trị rủi ro trong kinh doanh 4

1.2.3 Vai trò của quản trị rủi ro đối với doanh nghiệp 4

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH SẢN PHẨM NƯỚC GIẢI KHÁT CÓ GAS CỦA PEPSICO TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2018-2020 5

2.1 Tổng quan về tập đoàn PepsiCo 5

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 5

2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh chính 6

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2018-2020 6

2.2 Hoạt động kinh doanh của PepsiCo tại thị trường Việt Nam 7

2.2.1 Quá trình thâm nhập của PepsiCo vào thị trường Việt Nam 7

2.2.2 Chiến lược kinh doanh nước giải khát có gas của PepsiCo tại thị trường Việt Nam giai đoạn 2018 – 2020 8

2.2.3 Thuận lợi và khó khăn của Pepsico trong hoạt động kinh doanh nước giải khát có gas tại thị trường Việt Nam giai đoạn 2018-2020 9

2.3 Thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh sản phẩm nước giải khát có gas của PepsiCo tại thị trường Việt Nam giai đoạn 2018-2020 11

2.3.1 Đối với rủi ro đến từ môi trường bên trong doanh nghiệp 11

2.3.2 Đối với rủi ro đến từ môi trường bên ngoài doanh nghiệp 12

Trang 2

giải khát có gas của PepsiCo tại thị trường Việt Nam giai đoạn 2018-2020 15

2.4.1 Thành tựu 15

2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 15

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH SẢN PHẨM NƯỚC GIẢI KHÁT CÓ GAS CỦA PEPSICO TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 17

3.1 Thực hiện công tác nghiên cứu thị trường hiệu quả 17

3.2 Tăng cường đầu tư phát triển công nghệ 17

3.3 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến 17

3.4 Chú trọng hoạt động quản trị nguồn nhân lực 18

3.5 Sử dụng bảo hiểm như một công giúp chuyển giao và phân tán rủi ro 19

KẾT LUẬN 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thế kỷ 21, thế giới đang ngày càng trở nên “phẳng” hơn, do đó cũng mở ra nhiều cơ hội và thách thức hơn cho các quốc gia mong muốn hội nhập kinh tế quốc tế Trước tình hình đó, sự ra đời của các tập đoàn đa quốc gia đã phần nào tạo ra nhiều cơ hội cho các nước đang phát triển tiếp cận nền sản xuất tiên tiến hơn, góp phần thúc đẩy nền kinh tế của quốc gia đó phát triển Trong số các công ty đa quốc gia thực hiện đầu

tư mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam, ta không thể không nhắc đến PepsiCo

Trong quá trình từ khi bắt đầu thâm nhập cho đến khi chiếm được thị phần đáng kể

ở thị trường Việt Nam, PepsiCo đã cung cấp rất nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng Trong số các sản phẩm của PepsiCo tại Việt Nam, có lẽ nước giải khát có gas là dòng sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng hơn cả Dòng sản phẩm này có rất nhiều cơ hội để tăng trưởng tại Việt Nam hiện nay, đem về nguồn doanh thu khổng lồ cho hãng Tuy nhiên, cơ hội thì luôn đi kèm với rủi ro, và hoạt động kinh doanh nước giải khát có gas của PepsiCo tại Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật này Xác định được tính cấp thiết của việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong kinh doanh

của PepsiCo, nhóm chúng em quyết định lựa chọn đề tài: “Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh sản phẩm nước giải khát có gas của PepsiCo tại thị trường Việt Nam giai đoạn 2018-2020” để nghiên cứu rõ hơn công tác quản lý rủi ro trong hoạt động kinh

doanh sản phẩm nước giải khát có gas tại doanh nghiệp này trong giai đoạn nói trên Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề tài kết cầu gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về rủi ro và quản lý rủi ro trong doanh nghiệp;

Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh sản phẩm nước giải

khát có gas của PepsiCo tại thị trường Việt Nam giai đoạn 2018-2020;

Chương 3: Đề xuất một số giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý rủi ro trong hoạt động

kinh doanh sản phẩm nước giải khát có gas của PepsiCo tại thị trường Việt Nam

Do sự hiểu biết còn hạn chế nên trong quá trình nghiên cứu, trình bày sẽ không thể tránh khỏi những sai sót, chúng em rất mong có thể nhận được những nhận xét, góp ý từ quý thầy cô và các bạn đọc để bài viết được hoàn thiện hơn

Trang 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH

1.1.1 Khái niệm rủi ro

Trường phái truyền thống:

• Rủi ro được coi là sự không may, tổn thất, mất mát, nguy hiểm tồn tại khách quan, xảy ra với con người, tổ chức, doanh nghiệp gây ra những hậu quả xấu

• Theo GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân, rủi ro là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

Trường phái trung hòa:

• Theo Frank Knight (1921), rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường

• Theo Allan Willett (1951), rủi ro là sự bất trắc có thể liên quan quan đến việc xuất hiện những biến cố không mong đợi

• Theo David Apgar (2006), rủi ro là bất cứ điều gì ko chắc chắn có thể ảnh hưởng tới các kết quả của chúng ta so với những gì chúng ta mong đợi

Dù thuộc hai trường phái khác nhau nhưng những định nghĩa trên đều cùng đề cập đến đến 2 vấn đề: Sự không chắc chắn, уếu tố bất trắc và Một khả năng хấu (một biến

cố không mong muốn)

1.1.2 Khái niệm rủi ro trong kinh doanh

Rủi ro trong kinh doanh là toàn bộ những hoạt động, sự kiện xảy ra trong hoạt động kinh doanh có khả năng hoặc thực tế đã gây thiệt hại về mặt lợi ích cho doanh nghiệp

1.1.3 Phân loại rủi ro trong kinh doanh

1.1.3.1 Rủi ro từ môi trường bên trong doanh nghiệp

Được chia thành 3 loại chính:

➢ Rủi ro xuất phát trong quá trình quản trị bao gồm các hoạt động: hoạch định, tổ chức, thúc đẩy, nhân sự và kiểm soát

➢ Rủi ro trong hoạt động marketing bao gồm hoạt động nghiên cứu thị trường, phân phối, xúc tiến,

Trang 5

➢ Rủi ro trong các hoạt động khác như tài chính kế toán, sản xuất, hệ thống thông tin,…

1.1.3.2 Rủi ro từ môi trường bên ngoài doanh nghiệp

a Môi trường vĩ mô

Rủi ro từ môi trường kinh tế: xảy ra khi khủng hoảng kinh tế, suy thoái, lạm phát hay thay đổi tỷ giá hối đoái

Rủi ro từ môi trường chính trị: hoạt động chính trị bất ổn định hoặc liên tục thay đổi chính quyền gây đảo lộn đến nhiều hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức

Rủi ro pháp lý: luật pháp không phù hợp, thay đổi quá thường xuyên hoặc hiện tượng xung đột pháp luật trong hoạt động kinh doanh quốc tế

Rủi ro do môi trường văn hóa, xã hội: bất đồng văn hóa giữa các vùng trong một quốc gia hoặc giữa các quốc gia với nhau nhau (với hoạt động kinh doanh quốc tế) Rủi ro do môi trường công nghệ: sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật ảnh hưởng khiến cho vòng đời sản phẩm và công nghệ ngắn lại, thay đổi nhu cầu về sản phẩm

Rủi ro thông tin: Thiếu các thông tin về những thay đổi trên thị trường như: giá cả, sản phẩm, khách hàng tiềm năng, về công nghệ sản xuất,…

b Môi trường cạnh tranh

Rủi ro từ nhà cung cấp: xảy ra các trường hợp như nhà cung cấp giao hàng hàng không đúng thời hạn, hoặc giao hàng không đúng phẩm chất,…

Rủi ro từ khách hàng: xảy ra khi khách hàng cũ chấm dứt hợp tác với doanh nghiệp, hoặc khách hàng tạo áp lực về giá, chất lượng, điều kiện giao hàng, với doanh nghiệp Rủi ro từ đối thủ cạnh tranh hiện hữu: doanh nghiệp có thể gặp phải rủi ro cạnh tranh khi không bán được hàng hóa, khi các đối thủ cạnh tranh đưa ra mức giá thấp hơn Rủi ro từ đối thủ tiềm ẩn: là các doanh nghiệp chưa hoạt động trong 1 ngành, lĩnh vực kinh doanh nhưng có thể tạo ra cạnh tranh nếu họ quyết định gia nhập ngành

1.2 Quản trị rủi ro trong kinh doanh

1.2.1 Khái niệm

a Quản trị rủi ro

Theo trường phái cũ, quản trị rủi ro đơn thuần là mua bảo hiểm, tức chuyển một phần gánh nặng rủi ro có thể gặp phải sang cho doanh nghiệp bảo hiểm

Trang 6

Theo trường phái mới, quản trị rủi ro hướng đến ba mục tiêu: xác định, phân tích

và ứng phó với những rủi ro đặc thù đối với tổ chức một cách phù hợp, hiệu quả

b Quản trị rủi ro trong kinh doanh

Quản trị rủi ro trong kinh doanh là quá trình xử lý các rủi ro thuần túy một cách

có hệ thống, khoa học, toàn diện thông qua các hoạt động nhận diện và đánh giá rủi ro, xây dựng và thực thi các kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro xảy ra, thực hiện việc kiểm soát, giảm thiểu những tổn thất gây ra cho doanh nghiệp khi xảy ra rủi ro và dự phòng tài chính để bù đắp cho các tổn thất đó

1.2.2 Nội dung quản trị rủi ro trong kinh doanh

➢ Nhận dạng - phân tích - đo lường rủi ro

➢ Kiểm soát - phòng ngừa rủi ro

➢ Tài trợ rủi ro

1.2.3 Vai trò của quản trị rủi ro đối với doanh nghiệp

Thứ nhất, quản trị rủi ro giúp doanh nghiệp tránh khỏi nguy cơ bị phá sản Nhờ

kết hợp những thế mạnh và chính sách quản lý tối ưu, doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh, theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và giá trị Bên cạnh đó, việc thiết lập các quỹ phòng ngừa rủi ro, mua bảo hiểm hoặc chia sẻ rủi ro giúp doanh nghiệp giảm được mức tổn thất phải gánh chịu, từ đó làm giảm nguy cơ phá sản

Thứ hai, quản trị rủi ro đóng góp trực tiếp vào lợi nhuận của doanh nghiệp Hoạt

động quản trị rủi ro góp phần làm giảm chi phí cho doanh nghiệp nhờ việc kiểm soát chi phí liên quan đến các rủi ro, từ đó làm gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp

Thứ ba, quản trị rủi ro giúp doanh nghiệp tránh được những giảm sút về thu nhập

hoặc thiệt hại về tài sản Thông qua quá trình quản trị rủi ro, các tổn thất có thể xảy ra đối với doanh nghiệp được ngăn chặn kịp thời, từ đó tránh được sự suy giảm thu nhập hay thiệt hại về tài sản

Thứ tư, nhờ quản trị rủi ro tốt, doanh nghiệp chủ động tiếp cận xử lý các tình

huống, hoàn toàn có thể biến rủi ro thành cơ hội kinh doanh Bên cạnh đó, triển khai thành công khung quản trị rủi ro giúp doanh nghiệp sở hữu một công cụ hữu ích để thu hút đầu tư, tạo cơ hội tham gia vào những dự án có khả năng sinh lời cao

Trang 7

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH SẢN PHẨM NƯỚC GIẢI KHÁT CÓ GAS CỦA PEPSICO TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2018-2020

2.1 Tổng quan về tập đoàn PepsiCo

Năm 1950, Alfred N Steele, cựu phó chủ tịch của Coca-Cola, trở thành giám đốc điều hành của Pepsi-Cola Ông đẩy mạnh quảng cáo và xúc tiến bán hàng, giúp thu nhập ròng của công ty tăng gấp 11 lần và trở thành đối thủ cạnh tranh chính của Coca-Cola Năm 1965, PepsiCo, Inc được thành lập từ thương vụ Pepsi-Cola sáp nhập với Frito- Lay, Inc., nhà sản xuất đồ ăn vặt như Doritos, Lay’s Công ty mở rộng và đa dạng hóa hơn nữa hoạt động kinh doanh với việc mua các chuỗi nhà hàng là Pizza Hut, Inc (1977), Taco Bell Inc (1978) và Kentucky Fried Chicken Corp (1986)

Năm 1998, PepsiCo mua lại các nhãn hiệu nước trái cây Tropicana và Dole từ Công

ty Seagram vào với trị giá 3.3 tỷ USD Cũng vào năm đó, Pepsi kỉ niệm 100 năm ngày thành lập và ra mắt logo mới – hình cầu với 3 màu xanh, đỏ, trắng

Năm 2001, PepsiCo đã hợp nhất với Quaker Oats để thành lập một bộ phận mới, Quaker Thực phẩm và Đồ uống Vào đầu thế kỷ 21, PepsiCo tập trung mở rộng hoạt động ở các quốc gia khác, đặc biệt là Nga Tháng 2/2011, công ty đã thực hiện thương

vụ mua lại 2/3 số cổ phiếu của Wimm-Bill-Dann Foods, một công ty chuyên sản xuất sữa, nước trái cây và các sản phẩm từ sữa của Nga Sau khi mua nốt 1/3 số cổ phiếu còn

Trang 8

lại của Wimm-Bill-Dann Foods vào tháng 10 năm 2011, PepsiCo chính thức trở thành công ty thực phẩm và đồ uống lớn nhất ở Nga

Hiện nay, PepsiCo là tập đoàn hoạt động tại hơn 200 quốc gia với hơn 285,000 nhân viên trên toàn cầu PepsiCo hiện sản xuất và kinh doanh hơn 500 loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu và sở thích đa dạng của người tiêu dùng

2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh chính

Công ty PepsiCo hoạt động kinh doanh trong ba phân khúc chính:

➢ Phân khúc Nước giải khát

Đây là phân khúc lâu đời và đa dạng nhất trong danh mục sản phẩm của PepsiCo Công ty sản xuất các loại nước giải khát bao gồm: Pepsi-Cola, Mountain Dew, 7UP,

➢ Phân khúc Kinh doanh chuỗi nhà hàng

Nhóm nhà hàng của PepsiCo bao gồm 3 hệ thống nhượng quyền thương mại lớn trên thế giới là: Pizza Hut, Inc., Taco Bell, Inc và KFC Corp

➢ Phân khúc đồ ăn nhẹ

PepsiCo mua lại Frito-Lay vào năm 1965 Các sản phẩm nổi tiếng trên thế giới bao gồm: Doritos, Ruffles, Lay’s, Fritos và Cheetos

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2018-2020

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Pepsico giai đoạn 2018-2020

(Đơn vị: tỷ USD)

So sánh 2019/2018 (%)

2020/2019 (%)

Tổng tài sản 77,648 78,547 92,918 101,2% 118,3% Doanh thu thuần 64,661 67,161 70,372 103,9% 104,8% Lợi nhuận gộp 35,280 37,029 38,575 105,0% 104,2% Lợi nhuận từ hoạt

động kinh doanh 10,110 10,291 10,080 101,8% 97,9% Thu nhập ròng 12,559 7,353 7,175 58,5% 97,6%

(Nguồn: Pepsico, Inc Annual Report 2018, 2019 & 2020)

Trang 9

Qua những số liệu trên ta thấy doanh thu của PepsiCo cũng có sự biến động tích cực trong giai đoạn này Cụ thể, doanh thu thuần năm 2019 đạt 67,161 tỷ USD, tăng 2,5 tỷ USD so với năm 2018, tương đương tăng trưởng 3,9% Năm 2020, doanh thu thuần của doanh nghiệp đạt 70,372 tỷ USD, tăng 3,211 tỷ USD, tương đương tăng trưởng 4,8% Tuy nhiên, trái với doanh thu, thu nhập ròng của Pepsico giai đoạn 2018 – 2020 lại biến động theo chiều hướng đi xuống Cụ thể, thu nhập ròng năm 2019 giảm mạnh so với năm 2018, thu nhập ròng 2018 đạt 12,559 tỷ USD, con số đó của năm 2019 là 7,353

tỷ USD chỉ đạt 58,5% so với năm 2018 Điều đấy có thể cho thấy công cuộc đầu tư của Pepsico năm 2019 tốn nhiều chi phí, chưa thật sự thành công

Năm 2020 cả thu nhập ròng và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đều thấp hơn 2019 Nguyên nhân chủ уếu do dịch Covid-19 có tác động tiêu cực đến nền kinh tế, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Pepsico Tuy nhiên, doanh thu năm 2020 tăng 4,8%

so với năm 2019, điều đó cho thấy Pepsico đã thực hiện nhiều chiến lược nhằm tiếp tục tăng trưởng trong khi phải đối đầu với dịch bệnh như nhanh chóng mở rộng kinh doanh

ở thị trường nước ngoài, phát triển sản phẩm phù hợp với sự văn hóa mỗi quốc gia,…

2.2 Hoạt động kinh doanh của PepsiCo tại thị trường Việt Nam

2.2.1 Quá trình thâm nhập của PepsiCo vào thị trường Việt Nam

Ngày 24/12/1991, công ty nước giải khát quốc tế (IBC) được thành lập do liên doanh giữa SP Co và Marcondray – Singapore với tỷ lệ góp vốn 50% - 50% Đó là mốc thời gian PepsiCo chính thức thâm nhập thị trường Việt Nam Với tiềm lực hùng hậu, PepsiCo ngay lập tức thống lĩnh thị trường Việt Nam với chiêu thức khuyến mãi đại hạ giá, khiến cho hầu hết các cơ sở sản xuất nước ngọt trong nước nhanh chóng “tan vỡ” Với mức giá quá rẻ, cộng thêm uy tín chất lượng hàng đầu thế giới, PepsiCo nhanh chóng đạt được mục đích thâm nhập thị trường Việt, thu hút một lượng lớn người tiêu dùng

Tháng 4/2013, liên minh nước giải khát chiến lược Suntory PepsiCo Việt Nam đã được thành lập giữa Suntory Holdings Limited và PepsiCo, Inc Sau khi đã chiếm lĩnh thị trường, PepsiCo tiến tới thiết lập hệ thống phân phối trên khắp Việt Nam Ngoài các đại lý và tổng đại lý, PepsiCo còn tiếp cận các quán cà phê – địa điểm quảng bá và tiêu thụ một lượng rất lớn nước ngọt của hãng

Trang 10

Như vậy, nhờ vào sự nhanh nhạy khi tiếp cận với một thị trường còn sơ khai, hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh cùng với việc thu hút được một đội ngũ nhân lực chất lượng cao, am hiểu văn hóa bản địa, PepsiCo đã thực sự thành công trong việc thâm nhập

và chiếm lĩnh thị trường Việt Nam

2.2.2 Chiến lược kinh doanh nước giải khát có gas của PepsiCo tại thị trường Việt Nam giai đoạn 2018 – 2020

a Chiến lược sản phẩm

Bao bì sản phẩm

Đối với dòng đồ uống chủ đạo Pepsi, hãng vẫn sử dụng logo truyền thống với 3 màu xanh, đỏ và trắng Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cho thấy nỗ lực trong công cuộc chống lại biến đổi khí hậu toàn cầu khi sản xuất vỏ lon bằng vật liệu có thể tái chế được

➢ Đa dạng hóa sản phẩm

Tại Việt Nam, công ty đã sản xuất và bán ra thị trường các loại sản phẩm khác nhau,được chia làm 6 nhóm: Nước uống có gas; Nước uống tăng lực; Trà; Nước uống đóng chai; Nước trái cây; Nước giải khát vị lúa mạch Trong đó, nước uống có gas là dòng sản phẩm mà PepsiCo chú trọng rất nhiều tại Việt Nam bao gồm: Pepsi, 7UP, Miranda và Mountain Dew Nắm bắt được xu hướng tiêu dùng các loại đồ uống ít đường, PepsiCo

đã cho ra mắt dòng sản phẩm Pepsi Không Calo và Pepsi Không Calo Vị Chanh Dòng Miranda cũng được đa dạng hóa hơn khi bổ sung thêm vị Soda kem – nước ngọt

b Chiến lược giá

Trong chiến lược giá của PepsiCo, giá cả thay đổi theo từng giai đoạn Vào những năm đầu thâm nhập vào thị trường Việt Nam, PepsiCo đã sử dụng giá như một công cụ cạnh tranh đặc biệt thông qua việc sẵn sàng hạ giá sốc để giành lấy thị phần từ các đối thủ khác Tuy nhiên, hiện nay, chiến lược này không còn phù hợp nữa khi Coca-Cola cũng là một đại gia không thiếu tiền Do đó, giá của PepsiCo hướng tới sự phù hợp với túi tiền của các bạn trẻ, với giá trị mà họ nhận được từ các sản phẩm của doanh nghiệp

c Chiến lược phân phối

PepsiCo xây dựng một hệ thống phân phối khá hoàn hảo và nhấn mạnh quan điểm của mình rằng việc xây dựng hệ thống phân phối phải xuất phát từ người tiêu dùng

Trang 11

Chính vì thế, tổ chức kênh phân phối của PepsiCo chủ yếu là thông qua những trung gian

là các nhà bán sỉ và nhà bán lẻ bởi người tiêu dùng thường chọn mua nước giải khát tại các tiệm tạp hóa, cửa hàng tiện lợi để tiết kiệm thời gian Đối với khách hàng đại lý, PepsiCo xây dựng hệ thống phân phối rộng khắp cả nước nhằm giảm thiểu những rủi ro trong quá trình vận chuyển PepsiCo còn sử dụng lợi thế sẵn có của mình thông qua việc

ký hợp đồng cung cấp sản phẩm cho công ty con – chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh KFC

d Chiến lược truyền thông

Hoạt động quan hệ công chúng (Public Relations – PR)

Trong năm 2020, Suntory Pepsico Việt Nam đã tổ chức hoạt động hỗ trợ những tỉnh chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi Covid-19 Điển hình là chương trình “Triệu Bữa Cơm” nhằm hưởng ứng lời kêu gọi “Không để ai bị bỏ lại phía sau” của Thủ tướng Chính Phủ

Hoạt động quảng cáo tài trợ

Đầu tháng 8/2020, PepsiCo Việt Nam đã trở thành nhà tài trợ chính cho chương trình Rap Việt.Với định vị dành cho giới trẻ thì Rap Việt là lựa chọn tuyệt vời để tăng cường độ nhận diện thương hiệu

Chiến dịch quảng cáo

• Chiến dịch “pepsi muối”

Đầu năm 2019, PepsiCo Việt Nam thay đổi định hướng truyền thông mùa Tết và tung ra chiến dịch Pepsi Muối bằng việc gửi tặng thông điệp “Mỗi người chính là một hạt muối làm cho Tết mặn mà hơn” đến người tiêu dùng

• Pepsi “Ngõ”

Giữa mùa hè nóng bức, hãng đã cho ra mắt nước ngọt Pepsi phiên bản “Ngõ” Phiên bản truyền thông chính lần này được thiết kế bởi nghệ sĩ Hip Hop Việt Max Điều này khiến ta liên tưởng đến một sản phẩm hướng tới giới trẻ, như nói lên quyết tâm của hàng

sẽ phủ thị phần cho lứa tuổi này khi họ đi bất cứ nơi đâu

2.2.3 Thuận lợi và khó khăn của Pepsico trong hoạt động kinh doanh nước giải khát

có gas tại thị trường Việt Nam giai đoạn 2018-2020

a Thuận lợi

Thị trường nước giải khát tại Việt Nam có nhiều tiềm năng tăng trưởng: mức tiêu

Trang 12

thụ nước giải khát trung bình của người Việt chỉ khoảng 23 lít/năm, thấp hơn nhiều so với mức 40 lít/năm/người của thế giới Với mức tiêu thụ nước giải khát như vậy, dễ nhận thấy thị trường nước giải khát Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn tăng trưởng và còn nhiều cơ hội để các doanh nghiệp đầu tư phát triển

Sức mạnh thương hiệu và thị phần lớn: trước khi thâm nhập thị trường Việt Nam,

Pepsico đã là một thương hiệu nổi tiếng trên thế giới Thêm vào đó, Pepsico Việt Nam mạnh dạn bỏ ra các khoản đầu tư lớn cho hoạt động marketing nên các sản phẩm khi tung ra thị trường đều được biết đến và được đón nhận rộng rãi Thị phần lớn giúp Pepsico giữ vững vị trí dẫn đầu trong ngành hàng nước giải khát

Nguồn vốn đầu tư lớn: Suntory Pepsico là công ty liên doanh của 2 công ty nước

giải khát lớn trên thế giới là Pepsico của Mỹ và Suntory của Nhật Bản Chính vì vậy, Suntory Pepsico có một nguồn vốn lớn và được đầu tư một cách bài bản

Nguồn nhiên vật liệu, nhân công dồi dào và rẻ: Việt Nam có nguồn nguyên, nhiên

vật liệu dồi dào như đường, nước khoáng, hoa quả, phù hợp để sản xuất và phát triển nhiều các loại đồ uống có gas với nhiều hương vị khác nhau Ngoài ra, Việt Nam còn có nguồn nhân công giá rẻ, phù hợp trở thành công xưởng của Pepsico

b Khó khăn

Tác động tiêu cực của Covid-19 đến ngành hàng nước giải khát: sự xuất hiện của

dịch bệnh Covid-19 đã khiến cho các mặt hàng tiêu dùng nhanh tăng trưởng rất chậm, trong đó các sản phẩm nước có gas bị ảnh hưởng nặng nề (lượng tiêu dùng giảm 19%) Nguyên nhân do người tiêu dùng có xu hướng ưu tiên các mặt hàng thiết yếu như nước lọc, các loại thức uống tốt cho sức khỏe như trà, sữa, Mặt khác, việc đóng cửa các nhà hàng, quán ăn trong thời gian dài do dịch bệnh đã khiến PepsiCo mất đi một kênh phân phối quan trọng là kênh Horeca (khách sạn, nhà hàng, quán cà phê)

Sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng: Những năm gần đây, người tiêu

dùng ưa chuộng những sản phẩm ít và không đường, có nguyên liệu từ thiên nhiên thay

vì nước có gas nhằm bảo vệ sức khỏe và bổ sung dinh dưỡng Thị trường đồ uống cũng ghi nhận sự tăng trưởng của nhóm đồ uống thể thao Đây là những sản phẩm cạnh tranh trực tiếp, đe dọa tới doanh thu và tốc độ tăng trưởng của nước giải khát có gas

Ngày đăng: 20/01/2022, 22:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Apgar, D., 2006, “Risk intelligence learning to manage what we don't know”, Harvard Business School Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Risk intelligence learning to manage what we don't know”
2. Nguyễn Quang Cúc Hòa, 2019, “Một số vấn đề về quản trị rủi ro trong doanh nghiệp”. [online] Tạp Chí Tài Chính. Available at: https://tapchitaichinh.vn/tai- chinh-kinh-doanh/mot-so-van-de-ve-quan-tri-rui-ro-trong-doanh-nghiep- Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Một số vấn đề về quản trị rủi ro trong doanh nghiệp”
3. Khiêm Khánh, 2018, “Pepsi Muối – Chiến dịch tết “nhạt” từ Pepsi?”. [online] AgencyVn. Available at: https://agencyvn.com/pepsi-muoi-chien-dich-tet-cua-pepsi [Accessed 12 Oct. 2021] Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Pepsi Muối – Chiến dịch tết “nhạt” từ Pepsi?”
4. Knight, F.H., 1921, “Risk, Uncertainty and Profit”, Houghton Mifflin Company, tr.233 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Risk, Uncertainty and Profit”
10. Minh Sơn, 2018, “Doanh thu tỷ đô ở Việt Nam của Coca-cola và Pepsi”. [online] Vietstock. Available at: https://vietstock.vn/2018/06/doanh-thu-ty-do-o-viet-nam-cua-coca-cola-va-pepsi-768-613376.htm [Accessed 10 Oct. 2021] Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Doanh thu tỷ đô ở Việt Nam của Coca-cola và Pepsi”
11. Statista, 2021, “Soft Drinks – Vietnam”. [online] Statista. Available at: https://www.statista.com/outlook/cmo/non-alcoholic-drinks/soft-drinks/vietnam [Accessed 10 Oct. 2021] Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Soft Drinks – Vietnam”
12. Đoàn Thị Hồng Vân, 2013, “Quản trị rủi ro & khủng hoảng”, NXB Lao động – Xã hội, tr.31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quản trị rủi ro & khủng hoảng”
Nhà XB: NXB Lao động – Xã hội
15. Willett, A.H., 1951, “The economic theory of risk and insurance”, University of Pennsylvania Press, tr.6.Website Sách, tạp chí
Tiêu đề: “The economic theory of risk and insurance”

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1:  Kết quả hoạt động kinh doanh của Pepsico giai đoạn 2018-2020 - QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH SẢN PHẨM NƯỚC GIẢI KHÁT CÓ GAS CỦA PEPSICO TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT  NAM GIAI ĐOẠN 20182020
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Pepsico giai đoạn 2018-2020 (Trang 8)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w