Trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới như hiện nay, hệ thống Ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng, nó được xem như mạch máu của nền kinh tế thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. Chính vì thế các Ngân hàng thương mại Việt Nam đã không ngừng đổi mới về cả chất và lượng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong xu thế mở cửa hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng đã vươn ra trên phạm vi khu vực và toàn thế giới. Các ngân hàng thương mại hiện nay đang có xu thế mở rộng nhiều nghiệp vụ kinh doanh hiện đại mới trên thị trường cùng với sự cạnh tranh khốc liệt trong cơ chế thị trường, các ngân hàng đang muốn nâng dần tỷ trọng lợi nhuận trong các nghiệp vụ mới này. Cùng với hoạt động tín dụng mang tính truyền thống, hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại các ngân hàng đã là một hoạt động mang lại lợi nhuận chiếm tỷ trong không nhỏ trong tổng số lợi nhuận chung của ngân hàng. Các ngân hàng thương mại lớn đã đầu tư khá nhiều cho hoạt động này. Tuy nhiên, cũng như các hoạt động kinh doanh khác, kinh doanh ngoại tệ cũng chứa đựng những rủi ro tiềm tàng có khả năng gây mất mát lớn nếu các ngân hàng không có những biện pháp phòng ngừa và quản lý. Đặc biệt trong thời gian qua giá vàng và giá USD biến động rất bất thường, từ cuối tháng 9/2010 giá USD trên thị trường tự do liên tục leo thang, khiến ngân hàng nhà nước phải vào cuộc can thiệp bằng cách bán ra ngoại tệ, cũng như tăng các lãi suất chủ chốt gián tiếp hỗ trợ giá trị cho VND… Nhưng sau phản ứng sụt giảm nhất thời, giá USD trên thị trường tự do lại tăng mạnh trở lại. Sự lên xuống thất thường của đồng USD có thể là cơ hội tốt để cho ngân hàng kiếm lời nhưng đó cũng có thể là nguy cơ gây tổn thất nặng nề cho ngân hàng. Việc nghiên cứu quản lý rủi ro trong hoạt động này là một vấn đề có ý nghĩa thực tế rất lớn và là vấn đề đang được nhiều ngân hàng quan tâm. Cùng với các ngân hàng thương mại Việt Nam, ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế đã và đang trên đà phát triển kinh doanh ngoại tệ, xem đây là một trong những hoạt động chiến lược. Hiện nay hoạt động ngoại hối của ngân hàng không chỉ dừng lại là để đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà ngân hàng còn tự doanh để thu lợi nhuận…chính những hoạt động này đã đẩy ngân hàng vào tình trạng rủi ro về tỷ giá. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để vừa phát triển kinh doanh ngoại tệ vừa đảm bảo an toàn cho ngân hàng. Qua quan sát thực tế và được sự chỉ bảo tận tình của các anh chị phòng quản trị rủi ro thị trường đã giúp em phần nào hiểu thêm về hoạt động kinh doanh ngoại hối và nhìn thấy những rủi ro “tiềm năng” của ngân hàng. Vì vậy em đã chọn đề tài nghiên cứu là: “Đánh giá về việc quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại VIB và giải pháp hạn chế rủi ro”.
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I – NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 3
1 Thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái 3
1.1 Thị trường ngoại hối 3
1.1.1 Chức năng của thị trường ngoại hối 3
1.1.2 Các đối tượng chính tham gia trên thị trường ngoại hối 3
1.2 Tỷ giá hối đoái 4
1.2.1 Khái niệm về tỷ giá hối đoái 4
1.2.2 Phân loại tỷ giá 5
1.2.3 Đo lường biến động của tỷ giá hối đoái 6
1.2.4 Các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái 6
1.2.5 Sự tương tác của các nhân tố 9
2 Tổng quan về hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thương mại 10
2.1 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại 10
2.1.1 Kinh doanh dựa trên chênh lệch tỷ giá 10
2.1.2 Kinh doanh dựa trên biến động của tỷ giá 11
2.2 Vai trò của hoạt động kinh doanh ngoại tệ 11
2.3 Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ 12
3 Rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại 13
3.1 Định nghĩa rủi ro tỷ giá 13
3.2 Nguồn phát sinh rủi ro tỷ giá 13
3.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tỷ giá16 3.4 Ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá đến hoạt động kinh doanh của ngân hàngthương mại 17
3.5 Quản trị rủi ro trong ngân hàng thương mại 17
Trang 23.6 Đo lường lường rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân
3.7 Lý thuyết mô hình VaR 19
3.7.1 Khái niệm và ý nghĩa của giá trị rủi ro VaR 20
1 Giới thiệu chung về VIB và hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại VIB 25
1.1 Giới thiệu chung về VIB 25
1.2 Tổ chức quản lý rủi ro của VIB 25
1.3 Quy trình nghiệp vụ kinh doanh trạng thái ngoại tệ tại VIB 26
1.3.2.4 Báo cáo cuối ngày 29
1.4 Quy trình, nghiệp vụ giao dịch ngoại tệ với các đơn vị kinh doanh VIB 29
1.4.1 Quy trình xác lập tỷ giá giao dịch giữa phòng Nguồn vốn Ngoại hối Hộisở (NVNH) và các đơn vị kinh doanh (ĐVKD) 29
1.4.1.1 Xác lập và công bố tỷ giá ngoại tệ 29
1.4.1.2 Tỷ giá mua bán giữa phòng NVNH và ĐVKD 30
1.4.1.3 Mua bán trong trường hợp vượt trạng thái 31
1.4.1.4 Giao dịch vào ngày thứ 7 và sau giờ cut – off time 31
1.4.2 Quy trình giao dịch ngoại tệ nội bộ 32
1.4.2.1 Tại đơn vị kinh doanh 32
1.4.2.2 Tại phòng kinh doanh Nguồn vốn Ngoại hối Hội sở 33
1.5 Quy trình thực hiện báo cáo trạng thái ngoại tệ hàng ngày 35
1.5.1 Đối tượng áp dụng 35
1.5.2 Nguyên tắc tính trạng thái ngoại tệ 35
1.5.3 Quy trình làm báo cáo trạng thái ngoại tệ 36
Trang 31.5.4 Đánh giá tính thống nhất giữa quy trình làm báo cáo của phòng rủi ro thị
trường và quy định tính trạng thái ngoại tệ của khối nguồn vốn 39
2 Một số quy định của NHNN liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tíndụng được phép hoạt động ngoại hối 40
3 Ứng dụng phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật vào phân tích và đánh giá rủi rotrong việc kinh doanh ngoại hối của VIB 40
3.1 Phân tích cơ bản: 40
3.1.1 Tình hình kinh tế thế giới 40
3.1.2 Tình hình kinh tế Việt Nam 45
3.2 Phân tích kỹ thuật 52
3.3 Quản trị rủi ro tỷ giá bằng trạng thái ngoại tệ 56
3.3.1 Doanh số mua bán ngoại tệ với khách hàng bằng VND (không gồm giaodịch liên ngân hàng) 56
3.3.2 Trạng thái ngoại tệ cuối ngày 57
CHƯƠNG III – GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TỶGIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ (VIB) 59
1 Ứng dụng mô hình VaR vào vấn đề quản trị rủi ro ngoại hối ở VIB 59
1.1 Tính VaR bằng phương pháp phương sai – hiệp phương sai 59
1.2 Tính VaR bằng phương pháp Risk Metrics 60
2 Lập danh mục cho 4 ngoại tệ EUR, JPY, SGD, USD sao cho độ rủi ro của danhmục là nhỏ nhất 62
3 Giải pháp quản lý rủi ro tỷ giá 64
3.1 Định hướng về quản lý rủi ro tỷ giá 64
3.2 Giải pháp về quản lý rủi ro tỷ giá 66
3.2.1.Giải pháp vĩ mô 66
3.2.1.1 Hướng tới chính sách tỷ giá được hình thành theo quy luật cung cầu 66
3.2.1.2 Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại hối 67
3.2.1.3 Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM .683.2.2 Giải pháp vi mô 68
3.2.2.1.Áp dụng phương pháp mô hình vào quản trị rủi ro tỷ giá ở VIB 69
3.2.2.2 Thúc đẩy và kết hợp các nghiệp vụ phái sinh 69
KẾT LUẬN 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
Trang 4DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Hình 1: Các yếu tố có thể tác động đến tỷ giá hối đoái 10
Hình 2: SƠ ĐỒ QUY TRÌNH KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI VIB 34
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới như hiện nay, hệ thốngNgân hàng đóng vai trò rất quan trọng, nó được xem như mạch máu của nền kinh tếthế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng Chính vì thế các Ngân hàng thươngmại Việt Nam đã không ngừng đổi mới về cả chất và lượng để đáp ứng nhu cầungày càng cao trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Trong xuthế mở cửa hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, hoạt động kinh doanh của các ngânhàng đã vươn ra trên phạm vi khu vực và toàn thế giới Các ngân hàng thương mạihiện nay đang có xu thế mở rộng nhiều nghiệp vụ kinh doanh hiện đại mới trên thịtrường cùng với sự cạnh tranh khốc liệt trong cơ chế thị trường, các ngân hàng đangmuốn nâng dần tỷ trọng lợi nhuận trong các nghiệp vụ mới này Cùng với hoạt độngtín dụng mang tính truyền thống, hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại các ngân hàngđã là một hoạt động mang lại lợi nhuận chiếm tỷ trong không nhỏ trong tổng số lợinhuận chung của ngân hàng Các ngân hàng thương mại lớn đã đầu tư khá nhiềucho hoạt động này Tuy nhiên, cũng như các hoạt động kinh doanh khác, kinhdoanh ngoại tệ cũng chứa đựng những rủi ro tiềm tàng có khả năng gây mất mát lớnnếu các ngân hàng không có những biện pháp phòng ngừa và quản lý Đặc biệttrong thời gian qua giá vàng và giá USD biến động rất bất thường, từ cuối tháng9/2010 giá USD trên thị trường tự do liên tục leo thang, khiến ngân hàng nhà nướcphải vào cuộc can thiệp bằng cách bán ra ngoại tệ, cũng như tăng các lãi suất chủchốt gián tiếp hỗ trợ giá trị cho VND… Nhưng sau phản ứng sụt giảm nhất thời, giáUSD trên thị trường tự do lại tăng mạnh trở lại Sự lên xuống thất thường của đồngUSD có thể là cơ hội tốt để cho ngân hàng kiếm lời nhưng đó cũng có thể là nguycơ gây tổn thất nặng nề cho ngân hàng Việc nghiên cứu quản lý rủi ro trong hoạtđộng này là một vấn đề có ý nghĩa thực tế rất lớn và là vấn đề đang được nhiều ngânhàng quan tâm
Cùng với các ngân hàng thương mại Việt Nam, ngân hàng thương mại cổ phầnQuốc tế đã và đang trên đà phát triển kinh doanh ngoại tệ, xem đây là một trongnhững hoạt động chiến lược Hiện nay hoạt động ngoại hối của ngân hàng khôngchỉ dừng lại là để đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà ngân hàng còn tự doanh đểthu lợi nhuận…chính những hoạt động này đã đẩy ngân hàng vào tình trạng rủi rovề tỷ giá Vấn đề đặt ra là làm thế nào để vừa phát triển kinh doanh ngoại tệ vừađảm bảo an toàn cho ngân hàng Qua quan sát thực tế và được sự chỉ bảo tận tìnhcủa các anh chị phòng quản trị rủi ro thị trường đã giúp em phần nào hiểu thêm về
Trang 6hoạt động kinh doanh ngoại hối và nhìn thấy những rủi ro “tiềm năng” của ngân
hàng Vì vậy em đã chọn đề tài nghiên cứu là: “Đánh giá về việc quản lý rủi rotrong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại VIB và giải pháp hạn chế rủi ro”.
Kết cấu chuyên đề thực tập gồm ba phần:
Chương I: Những vấn đề cơ bản về tỷ giá hối đoái
Chương II: Thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ
của ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế (VIB) và lý thuyết mô hình VaR
Chương III: Giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tỷ giá trong hoạt
đông kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế (VIB)
Mục đích nghiên cứu chuyên đề này nhằm tìm hiểu về rủi ro tỷ giá và một sốphương pháp lượng hóa, đo lường rủi ro tỷ giá Từ đó phân tích đánh giá thực trạngkinh doanh ngoại hối của ngân hàng Quốc tế Với mong muốn nâng cao hiểu biết vềkiến thức, kĩ năng đồng thời ứng dụng các mô hình kinh tế đã học vào thực tiễn, emđã sử dụng mô hình VaR để phân tích rủi ro tỷ giá Em hi vọng sau khi tìm hiểu vềrủi ro tỷ giá sẽ giúp em hiểu biết hơn về rủi ro tỷ giá mà các ngân hàng hiện nay cónguy cơ đối mặt, từ đó có những biện pháp thích hợp để phòng ngừa và hạn chếnhững tổn thất do rủi ro tỷ giá gây nên.
Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của cô giáo Trần Chung Thủyđã giúp em trong việc lựa chọn và hoàn thành chuyên đề này Và em xin gửi lời cảmơn đến toàn thể các anh chị phòng Quản trị rủi ro thị trường Ngân hàng Quốc tế đãgiúp đỡ em hiểu sâu thêm thực tế tình hình thị trường ngoại hối và rủi ro tỷ giá.
Mặc dù vậy, do còn có những hạn chế nhất định trong kiến thức và kinhnghiệm thực tiễn nên chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót Em rấtmong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để em có thể nâng caokiến thức và kĩ năng của mình cũng như hoàn thiện chuyên đề.
Trang 7CHƯƠNG I – NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI1 Thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái
1.1.Thị trường ngoại hối
Vì các nước khác nhau sử dụng những đồng tiền khác nhau hay nhữngphương thức thanh toán khác nhau nên khi muốn mở rộng quan hệ thương mại quốctế thì cần có một nơi để để có thể trao đổi tiền giữa các quốc gia với nhau, đó chínhlà thị trường ngoại hối Như vậy thị trường ngoại hối là thị trường quốc tế mà tại đóngười ta mua và bán nhiều loại tiền khác nhau.
1.1.1 Chức năng của thị trường ngoại hối
Chức năng của thị trường ngoại hối có thể tóm tắt như sau:
- Giúp các khách hàng thực hiện các giao dịch thương mại trên thị trườngngoại hối.
- Giúp chu chuyển vốn có hiệu quả giữa các quốc gia, giá trị đối ngoại củađồng tiền tệ được xác định một cách khách quan theo qui luật thị trường.
- Có thể thực hiện bảo hiểm các khoản thu xuất nhập khẩu, các khoảnthanh toán nhập khẩu, các khoản đầu tư bằng ngoại tệ thông qua các giao dịch kìhạn, quyền chọn, hợp đồng hoán đổi.
1.1.2 Các đối tượng chính tham gia trên thị trường ngoại hối
Những thành viên tham gia chính trên thị trường ngoại hối có thể được phântheo hai cách sau:
- Căn cứ vào hình thái tổ chức của các thành viên.
- Căn cứ vào chức năng hoạt động của các thành viên trong thị trường ngoạihối.
Có thể tóm tắt qua bảng sau:
Trang 81.2.Tỷ giá hối đoái
1.2.1 Khái niệm về tỷ giá hối đoái
Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau liên quan đến vấn đề tỷ giá hối đoái.
- Cách 1: Theo Christopher Pass và Bryan Lowes – người Anh ( xuất bản
trong cuốn Dictionary of Economics ) thì tỷ giá hối đoái là giá cả của một đồng tiềnđược biểu hiện bằng một đồng tiền khác ở một thời điểm nhất định và tại một thịtrường nhất định Đây là cách hiểu phổ biến về tỷ giá tại các thị trường ngoại hốithực hiện việc mua bán các đồng tiền khác nhau.
- Cách 2: Theo Samuelson- nhà kinh tế học người Mỹ cho rằng tỷ giá hối
đoái là tỷ lệ trao đổi tiền tệ giữa các đồng tiền Giả sử có hai đồng tiền là A và B Tỷgiá giữa chúng được thiết lập là 1A= xB hoặc 1B = yA chẳng hạn Lúc đó các tỷ lệ1:x hay 1:y đều là các tỷ lệ trao đổi( qui đổi) giữa 2 đồng tiền Cách hiểu này đượcáp dụng phổ biến trong thống kê tính toán, đặc biệt là tính toán GDP, GNP, hoặcthu nhập bình quân đầu người của các quốc gia.
- Cách 3: Tỷ giá hối đoái là sự so sánh sức mua giữa các đồng tiền Do vậy,
người ta có thể xác lập được các tỷ lệ giữa các đồng tiền chủ yếu căn cứ vào tươngquan sức mua của chúng trên thị trường Ví dụ có thể viết USD/VND= 15.800 VND
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng
Ngân hàng
Ngân hàng
Ngân hàng
Ngân hàng
Ngân hàng
Các khách hàng của ngân hàng
Trang 9hay 1USD= 15.800 VND Có nghĩa trên thị trường sức mua của 1 USD tươngđương với sức mua của 15.800 VND.
Tóm lại, chúng ta có thể hiểu là tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữacác đồng tiền và là mức giá mà tại đó các đồng tiền có thể chuyển đổi cho nhau.
1.2.2 Phân loại tỷ giá
a Tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra
- Tỷ giá mua vào là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng mua vào đồngtiền yết giá.
- Tỷ giá bán ra là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng bán ra đồng tiềnbán ra đồng tiền yết giá.
b Tỷ giá giao ngay và tỷ giá kì hạn
- Tỷ giá giao ngay là tỷ giá niêm yết giá giữa hai đồng tiền để chuyển giaongay lập tức Nói cách khác tỷ giá giao ngay là tỷ giá hiện hành giữa hai đồng tiền.
- Tỷ giá kì hạn : ngoài tỷ giá giao ngay thì các tổ chức kinh tế còn có thể camkết với nhau ngày hôm nay để trao đổi đồng tiền với nhau vào một ngày nhất địnhtrong tương lai, thông thường sau 1 tháng, 3 tháng, 9 tháng…
c Tỷ giá tiền mặt và tỷ giá chuyển khoản:
- Tỷ giá tiền mặt là tỷ giá tiền áp dụng cho ngoại tệ tiền kim loại, tiền giấy,tiền séc và thẻ tín dụng.
- Tỷ giá chuyển khoản là tỷ giá chuyển khoản áp dụng cho các khoản mua bánngoại tệ là các khoản tiền gửi tại ngân hàng.
d Tỷ giá mở cửa và tỷ giá đóng cửa
- Tỷ giá mở cửa là tỷ giá áp dụng cho hợp đồng giao dịch đầu tiên trong ngày.- Tỷ giá đóng cửa là tỷ giá áp dụng trong hợp đồng giao dịch cuối trong ngày.
e Tỷ giá chính thức
Tỷ giá chính thức là tỷ giá do ngân hàng trung ương công bố, nó phản ánhchính thức về giá trị đối ngoại của đồng nội tệ Tỷ giá này được áp dụng làm cơ sởtính thuế xuất nhập khẩu và một số hoạt động liên quan đến ngoại hối của chính phủnhư xác định nợ vay của chính phủ.
f Tỷ giá chợ đen
Tỷ giá chợ đen là tỷ giá được hình thành bên ngoài hệ thống Ngân hàng doquan hệ cung cầu trên thị trường này quyết định.
g Tỷ giá danh nghĩa, tỷ giá thực tế và tỷ giá hiệu quả
Các nhà thiết lập chính sách và các nhà kinh tế đặc biệt quan tâm tới việcphân tích những tác động thay đổi của sự thay đổi tỷ giá tới nền kinh tế và cán cânthanh toán.
Trang 10- Tỷ giá danh nghĩa là tỷ giá thường được niêm yết vào một ngày cụ thể đượcgọi là tỷ giá danh nghĩa, tức là số đơn vị ngoại tệ đổi lấy một đơn vị ngoại tệ trên thịtrường ngoại hối.
- Tỷ giá thực tế là tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh theo mức giá tương đốigiữa hai quốc gia đang xem xét.
- Tỷ giá hiệu quả là một thước đo phản ánh việc lên giá hay mất giá của mộtđồng tiền với một giỏ đồng tiền khác có tính đến trọng số.
Khi tỷ giá giao ngay tại hai thời điểm cụ thể được so sánh với nhau.Gọi:
- Tỷ giá giao ngay tại thời điểm hiện tại t kí hiệu là St.- Tỷ giá giao ngay tại thời điểm (t-1) kí hiệu là St-1.
- Tỷ lệ phần trăm thay đổi trong giá trị ngoại tệ được tính bằng công thứcsau:
% thay đổi trong giá trị ngoại tệ = (St – St-1)/St-1
Một tỷ lệ phần trăm thay đổi dương cho thấy sự tăng giá đồng ngoại tệ, trongkhi đó một tỷ lệ phần trăm thay đổi âm cho thấy một sự giảm giá trong đồng ngoạitệ.
1.2.4 Các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái
- Cung và cầu ngoại tệ trên thị trường là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sựbiến động tỷ giá hối đoái Cung ngoại tệ là lượng ngoại tệ mà thị trường muốn bánra để thu về nội tệ Cầu ngoại tệ là lượng ngoại tệ mà thị trường muốn mua vàobằng đồng nội tệ Khi cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ, lượng tiền mà thị trườngcần bán ra nhiều hơn lượng ngoại tệ cần mua vào, khi đó có một số người khôngbán được sẽ sẵn sàng bán với mức giá thấp hơn và làm cho giá ngoại tệ trên thịtrường giảm, tức là tỷ giá giảm Ngược lại, khi cầu ngoại tệ lớn hơn cung ngoại tệ,một số người không mua được ngoại tệ sẽ sẵn sàng trả giá cao hơn và gây sức éplàm giá ngoại tệ trên thị trường tăng, tức là tỷ giá tăng.
- Cán cân thương mại của một nước là chênh lệch giữa kim ngạch xuất khẩuvà kim ngạch nhập khẩu Khi nền kinh tế xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ sẽ thu
Trang 11được ngoại tệ Để tiếp tục kinh doanh, các nhà xuất khẩu phải bán ngoại tệ đổi lấynội tệ, mua hàng hóa dịch vụ trong nước đổi ra nước ngoài Trên thị trường ngoạihối, cung ngoại tệ sẽ tăng làm cho tỷ giá hối đoái sẽ giảm Ngược lại , khi nhậpkhẩu hàng hóa dịch vụ, các nhà nhập khẩu cần ngoại tệ để thanh toán cho đối tác,họ đi mua ngoại tệ trên thị trường, hành động này làm tăng cầu ngoại tệ, tỷ giá hốiđoái tăng Tác động của hai hiện tượng trên là ngược chiều trong việc hình thành tỷgiá hối đoái, tỷ giá hối đoái cuối cùng sẽ tăng hay giảm phụ thuộc vào mức độ mạnhyếu của các nhân tố đó, và nó được phản ánh lên cán cán thương mại Nếu mộtnước có thặng dư thương mại, cung ngoại tệ sẽ lớn hơn cầu ngoại tệ, tỷ giá hối đoáisẽ giảm, đồng nội tệ lên giá Khi thâm hụt thương mại, tỷ giá hối đoái sẽ tăng, đồngnội tệ sẽ giảm giá.
- Tỷ lệ lạm phát tương đối
Sự lạm phát tương đối có thể ảnh hưởng đến các hoạt động thương mại, mặtkhác những hoạt động thương mại này tác động đến cầu tiền và cung tiền, và vì thếnó tác động đến tỷ giá hối đoái.
- Lãi suất tương đối
Thay đổi trong lãi suất tương đối tác động đến đầu tư chứng khoán nước ngoài,tiếp theo đó đầu tư chứng khoán nước ngoài lại ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái.
- Lãi suất thực
Trong khi lãi suất cao tương đối có thể thu hút dòng vốn nước ngoài (để đầutư vào các chứng khoán có lãi suất cao) thì lãi suất cao này có thể phản ánh dự kiếnlạm phát cao Vì làm phát cao có thể đặt áp lực giảm giá đồng tiền bản tệ nên khôngkhuyến khích các nhà đầu tư vào các chứng khoán định danh bằng đồng tiền này Vìvậy, cần thiết phải xem xét lãi suất thực, lãi suất thực là lãi suất danh nghĩa đã điềuchỉnh theo tỷ lệ lạm phát.
Theo hiệu ứng Fisher:
Lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa − tỷ lệ lạm phát
Chúng ta thường so sánh lãi suất thực giữa các quốc gia để đánh giá nhữngbiến động của tỷ giá hối đoái bởi lẽ nó kết hợp giữa lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạmphát mà cả hai nhân tố này đều ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái Khi các nhân tố kháckhông đổi sẽ có một tương quan cao giữa các chênh lệch lãi suất thực của hai quốcgia với tỷ giá của hai đồng tiền của hai nước đó.
- Thu nhập tương đối
Nhân tố thứ ba tác động tới tỷ giá hối đoái là mức thu nhập tương đối.- Kiểm soát của chính phủ
Trang 12Nhân tố thứ tư tác động đến tỷ giá hối đoái là kiểm soát của chính phủ Chínhphủ của các nước khác có thể tác động đến tỷ giá cân bằng qua nhiều cách khácnhau như:
Áp đặt những rào cản về ngoại hối Áp đặt những rào cản về ngoại thương. Can thiệp vào thị trường ngoại hối
Tác động đến những biến động của nhân tố vĩ mô như lạm phát, lãisuất và thu nhập quốc dân.
- Kỳ vọng của thị trường vào tỷ giá tương lai
Giống như các thị trường tài chính khác, thị trường ngoại hối phản ứng lạicác thông tin liên quan đến tỷ giá Ví dụ sự gia tăng lạm phát trong tương lai có thểlàm những nhà đầu cơ bán đồng tiền đó do dự kiến sẽ giảm giá trong tương lai.Điều này gây áp lực giảm giá ngay lập tức.
Nhiều nhà đầu tư định chế tài chính ( như các ngân hàng thương mại haycông ty bảo hiểm) thực hiện các vị thế tiền tệ dựa trên sự biến động lãi suất dự kiếnở các nước khác nhau Ví dụ nhà đầu tư định chế tài chính có thể đầu tư thườngxuyên ngân quỹ vào Việt Nam nếu họ dự kiến rằng lãi suất của Việt Nam sẽ tăng,một sự gia tăng như vậy sẽ thu hút vốn vào Việt Nam và tạo áp lực tăng giá đồngViệt Nam Bằng việc thực hiện lợi thế mua bán tiền kì vọng, họ có thể đạt được lợiích từ sự thay đổi trong giá trị đồng tiền của Việt Nam vì họ sẽ mua đồng Việt Namtrước khi sự thay đổi xảy ra Đương nhiên là có rủi ro xảy ra trường hợp ngược lạivì kì vọng có thể sai, nhưng vấn đề ở đây là kì vọng có thể ảnh hưởng đến tỷ giá hốiđoái vì chúng thúc đẩy nhà đầu tư định chế tài chính thực hiện các vị thế ngoại tệ.
Vì các dấu hiệu về các nền kinh tế tương lai ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái cóthể thay đổi một cách nhanh chóng nên các vị thế đầu cơ tiền tệ điều chỉnh ngay lậptức, tạo ra những hình mẫu khó xác định trong tỷ giá hối đoái Không có gì là bấtthường khi đồng USD mạnh ở hôm nay lại yếu đi một cách đáng kể vào hôm sau.Điều này có thể xảy ra khi các nhà đầu tư phản ứng quá mức đối với tin tức trongngày ( làm cho đồng USD được đánh giá trên giá trị) và kết quả là một sự sụt giảmvào hôm sau Xảy ra phản ứng quá mức này bởi lẽ các nhà đầu tư thường thực hiệnmột vị thế dựa vào các dấu hiệu của hành động và những dấu hiệu này có thể dẫntới sai bởi các lực của thị trường.
1.2.5 Sự tương tác của các nhân tố
Các nhân tố liên quan đến thương mại và các nhân tố tài chính thường tácđộng lẫn nhau Chẳng hạn, một gia tăng trong thu nhập thỉnh thoảng tạo ra kì vọng
Trang 13về lãi suất cao hơn Thậm chí cho dù mức thu nhập cao hơn có thể dẫn đến nhậpkhẩu nhiều hơn, thì đồng thời cũng gián tiếp thu hút các dòng tài chính hơn( giảđịnh lãi suất tăng) Khi xem xét sự tương tác, một gia tăng trong thu nhập dự kiếnlàm đồng tiền nước đó mạnh hơn bởi lẽ dòng tài chính này lên đến 1500 tỷ USDtrên thị trường tiền tệ quốc tế có thể áp đảo dòng thương mại Hình dưới đây chothấy dòng thanh toán giữa các nước gồm dòng tài chính và dòng thương mại và tómlược các nhân tố ảnh hưởng đến dòng chảy này.
Hình 1: Các yếu tố có thể tác động đến tỷ giá hối đoái
Cầu hàng hóa nước khác của cư dân trong nước
Nhu cầu của cư dân nước khác đối với hàng hóa của nước mìnhChênh lệch thu nhập
Những giới hạn chu chuyển vốn
Chênh lệch lãi suấtNhững giới hạn mậu dịch của chính phủChênh lệch lạm phát
Cầu ngoại tệ
của cư dân trong
Cung ngoại tệCầu ngoại tệ của cư dân trong nước
Cung ngoại tệ
Tỷ giá hối đoái giữa đồng VND và các
ngoại tệ khác.Cầu chứng
khoán nước khác của cư dân trong
Cầu của cư dân nước
khác về chứng khoán
nước mình
Trang 142 Tổng quan về hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thươngmại
2.1.Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại
2.1.1 Kinh doanh dựa trên chênh lệch tỷ giáa Chênh lệch tỷ giá
Chênh lệch giữa tỷ giá mua vào và bán ra gọi là spread (phổ).- Tính theo số tuyệt đối: spread = tỷ giá bán ra – tỷ giá mua vào
- Tính theo tỷ lệ: trong đó e1 là tỷ giá mua vào và e2là tỷ giá bán ra.
b Kinh doanh chênh lệch tỷ giá (nghiệp vụ ác-bit trên thị trường ngoại hối)Việc thông tin liên lạc hết sức chặt chẽ giữa người mua và người bán trên thịtrường thể hiện bằng việc thường xuyên diễn ra nghiệp vụ ác-bit giữa các đồng tiềnvà giữa các trung tâm tài chính Nghiệp vụ ác-bit là việc khai thác sự khác biệt vềgiá cả để thu về một khoản lợi nhuận không có rủi ro Để làm sáng tỏ hai loạinghiệp vụ ác-bít, chúng ta giả sử rằng không có chi phí giao dịch và chỉ có duy nhấtmột loại tỷ giá yết giá thay vì hai tỷ giá mua – bán.
- Nghiệp vụ ác-bít giữa các trung tâm tài chính: Loại nghiệp vụ đảm bảo rằngtỷ giá của đồng tiền A và đồng tiền B yết giá ở bất cứ một trung tâm tài chính nàođó cũng phải như nhau.
- Nghiệp vụ ác-bít giữa các đồng tiền: Loại nghiệp vụ đảm bảo sự bằng nhaucủa tỷ giá chéo, theo nghĩa sau: Nếu tỷ giá của đồng tiền A và đồng tiền B là xA/1Bvà nếu tỷ giá của đồng tiền A và đồng tiền C là yA/1C thì tỷ giá của đồng tiền C vàB là x/y.
2.1.2 Kinh doanh dựa trên biến động của tỷ giá
Nhà kinh doanh có thể tạo trạng thái ngoại hối bằng cách mua bán một đồngtiền nào đó, rồi chờ đợi cho tỷ giá biến động, sau đó cân bằng trạng thái ngoại hốivà thu lãi Đây cũng là một hoạt động kinh doanh phổ biến của Ngân hàng trên thịtrường tài chính.
2.2.Vai trò của hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu đadạng của khách hàng về các dịch vụ tài chính có liên quan tới thanh toán quốc tế.Trên cơ sở đó giúp ngân hàng tăng doanh thu, nâng cao uy tín cho ngân hàng và tạodựng niềm tin cho khách hàng Điều đó không chỉ giúp ngân hàng mở rộng quy môhoạt động mà còn là một ưu thế tạo nên sức cạnh tranh của ngân hàng trong cơ chế
Trang 15thị trường Hoạt động kinh doanh ngoại tệ không chỉ là một hoạt động đơn thuần màcòn là hoạt động hỗ trợ, bổ sung cho các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng làm tăng tính thanh khoản chongân hàng Khi thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, ngân hàng có thể thuđược nguồn vốn ngoại tệ thạm thời nhàn rỗi của các cá nhân, doanh nghiệp có quanhệ với thanh toán quốc tế với ngân hàng dưới hình thức các khoản ký quỹ chờ thanhtoán.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ còn tạo điều kiện hiện đại hóa công nghệngân hàng Ngân hàng sẽ áp dụng các công nghệ tiên tiến để hoạt động trong lĩnhvực này được thực hiện nhanh chóng, kịp thời,và chính xác nhằm phân tán rủi ro,góp phần mở rộng quy mô mạng lưới ngân hàng.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng làm tăng cường mối quan hệ đối ngoạicủa ngân hàng, tăng cường khả năng cạnh tranh của ngân hàng, nâng cao uy tín củamình trên trường quốc tế, trên cơ sở đó khai thác nguồn tài trợ của ngân hàng nướcngoài và nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế để đáp ứng nhu cầu về vốn củangân hàng.
2.3 Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ
2.3.1 Rủi ro tỷ giá
Rủi ro tỉ giá là các rủi ro trong việc giao dịch ngoại hối xuất phát từ tỷ giáhối đoái của các loại tiền tệ khác nhau do tác động của kinh tế và chính trị của mộtđất nước Việc duy trì nắm giữ một ngoại tệ của một quốc gia nào đó là mạo hiểm,vì nó khiến ngân hàng phải gánh chịu một rủi ro hối đoái phát sinh từ biến động tỷgiá ngoại tệ thể hiện các khoản cho vay và nợ so với đồng nội tệ Một ngân hànggiao dịch ngoại hối phải giới hạn việc tham gia vào các loại tiền tệ khác nhau vàthực hiện một khối lượng kinh doanh vừa đủ để các thiệt hại có thể được bù đắpbằng các lợi tức Hơn nữa, ngân hàng phải cảnh giác với không chỉ những thay đổitỷ giá hối đoái, mà cả những nguyên nhân của những thay đổi ấy để có thể áp dụngcác biện pháp giảm bớt rủi ro.
2.3.2 Rủi ro hoạt động
Đó là những yếu tố thuộc về con người như kiến thức tổng quát, kiến thứcchuyên môn, khả năng phân tích, sức khỏe, trạng thái, yếu tố tâm lý, ngôn ngữ,phẩm chất, môi trường làm việc Và những yếu tố thuộc về máy móc như: thiếutrang thiết bị, máy móc nghiệp vụ nên thiếu thông tin và cơ cấu tổ chức chưa phùhợp, nhiều nhân viên giao dịch không có khả năng thích ứng khi hoạt động kinhdoanh ngoại tệ phát triển.
2.3.3 Rủi ro thanh khoản
Trang 16Thanh khoản là một thuật ngữ chuyên ngành nói về khả năng đáp ứng cácnhu cầu về sử dụng vốn khả dụng phục vụ cho hoạt động kinh doanh tại mọi thờiđiểm như chi trả tiền gửi, cho vay, thanh toán, giao dịch vốn
Rủi ro thanh khoản là tình trạng ngân hàng không đáp ứng được nhu cầu sửdụng vốn khả dụng (nhu cầu thanh khoản) Tình trạng này nhẹ thì gây thua lỗ, hoạtđộng kinh doanh bị đình trệ, nặng thì làm mất khả năng thanh toán dẫn đến ngânhàng phá sản.
2.3.4 Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng phát sinh khi một bên đối tác không thực hiện nghĩa vụ tàichính hoặc nghĩa vụ theo hợp đồng đối với ngân hàng, bao gồm cả việc không thựchiện thanh toán nợ, cho dù đó là nợ gốc hay nợ lãi khi khoản nợ đến hạn.
Nói nôm na, rủi ro tín dụng là rủi ro không thu được nợ khi đến hạn.
Ngày nay dù có rất nhiều hình thức kinh doanh mới trong hoạt động ngânhàng ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng tín dụng vẫn là hoạt động kinh doanh chủyếu Vì thế ở tất cả các nước, rủi ro tín dụng là vấn đề được đặc biệt quan tâm tronghệ thống các ngân hàng.
Rủi ro tín dụng không giới hạn ở hoạt động cho vay mà còn bao gồm nhiềuhọat động mang tính chất tín dụng khác của ngân hàng như: các họat động bảo lãnh,cam kết, chấp thuận, tài trợ thương mại, cho vay ở thị trường liên ngân hàng, nhữngchứng khoán có giá (trái phiếu, cổ phiếu…), trái quyền, Swaps, tín dụng thuê mua,đồng tài trợ…
2.3.5 Rủi ro khác
Ngoài các loại rủi ro trên, thì hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàngthương mại còn chịu nhiều loại rủi ro khác như rủi ro lãi suất, rủi ro trong cán cânthanh toán, lạm phát, các chính sách của nhà nước liên quan đến thị trường tiền tệ…Sự thay đổi trong chính sách của Ngân hàng Nhà nước như điều chỉnh lãi suất, tăngtỷ lệ dự trữ bắt buộc… đột ngột khiến ngân hàng rơi vào thế bị động và có thể sẽphải đối mặt với nhiều khó khăn.
3 Rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại3.1.Định nghĩa rủi ro tỷ giá
Rủi ro tỷ giá là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải gánh chịukhi tỷ giá thay đổi trong quá trình hoạt động kinh doanh ngoại tệ của mình Như vậyrủi ro tỷ giá phát sinh khi ngân hàng kinh doanh mua bán ngoại tệ cho chính mình,hay nói cách khác, rủi ro tỷ giá là rủi ro xuất hiện khi có sự dịch chuyển tỷ giá củacác ngoại tệ mà ngân hàng NHTM nắm giữ dưới dạng tài sản “Có”, tài sản “Nợ”
Trang 17hoặc cả hai tức là tạo trạng thái ngoại hối mở (open or unhedged position) để đầu cơkiếm lời khi tỷ giá thay đổi.
3.2.Nguồn phát sinh rủi ro tỷ giá
Trên thị trường ngoại hối có 3 phương pháp cơ bản để thu lãi:
- Lãi phát sinh khi nhà kinh doanh tạo trạng thái ngoại hối (ExchangePosition): Nhà kinh doanh có thể tạo trạng thái ngoại hối bằng cách mua bán mộtđồng tiền nào đó, chờ đợi cho tỷ giá biến động, sau đó cân bằng trạng thái ngoại hốivà thu lãi.
- Lãi thu được từ kinh doanh chênh lệch tỷ giá (Arbitrage): Là việc tại cùngmột thời điểm mua một đồng tiền ở nơi có giá thấp và bán lại đồng tiền này ở nơi cógiá cao hơn để ăn chênh lệch tỷ giá Vì hành vi mua bán diễn ra tại cùng một thờiđiểm với số lượng bằng nhau, nên kinh doanh chênh lệch tỷ giá không chịu rủi ro tỷgiá và không cần bỏ vốn.
- Lãi thu được từ kinh doanh chênh lệch tỷ giá mua vào và bán ra: Do tỷ giámua vào bao giờ cũng thấp hơn tỷ giá bán ra, nên chênh lệch tỷ giá mua bán chínhlà thu nhập của ngân hàng Về thực chất, trong giao dịch này, ngân hàng đóng vaitrò là nhà cung cấp dịch vụ mua hộ, bán hộ cho khách hàng, nên không chịu rủi rotỷ giá và không cần bỏ vốn.
Qua phân tích ta thấy, trong 3 phương pháp trên chỉ có phương pháp thứ nhấtlà tạo ra trạng thái ngoại hối mở Mặt khác, nhà kinh doanh ngoại hối chỉ chịu rủi rotỷ giá khi duy trì trạng thái ngoại hối mở Tất cả các giao dịch làm chuyển giaoquyền sở hữu về ngoại tệ đều làm phát sinh trạng thái ngoại hối.
Các khái niệm về trạng thái ngoại tệ:
Trạng thái ngoại tệ trường (long the foreign currency – LFC): Các giaodịch làm tăng quyền sở hữu về ngoại tệ (hiện tại và tương lai) làm phát sinhtrạng thái ngoại tệ trường đối với ngoại tệ này.
Trạng thái ngoại tệ đoản (short the foreign currency – SFC): Các giaodịch làm giảm quyền sở hữu về ngoại tệ (hiện tại và tương lai), làm phát sinhtrạng thái ngoại tệ đoản đối với ngoại tệ này.
Trạng thái ngoại tệ ròng (net exchange position – NEP): Chênh lệch giữatài sản có và tài sản nợ của một ngoại tệ tại một thời điểm (nội và ngoại bảng)gọi là trạng thái ngoại tệ ròng.
Trang 18Các giao dịch làm phát sinh trạng tháingoại tệ trường
Các giao dịch làm phát sinh trạng tháingoại tệ đoản
Mua một ngoại tệ (giao ngay, kỳhạn).
Thu lãi cho vay bằng ngoại tệ.
Nhận quà biếu, viện trợ bằng ngoạitệ.
Bán ngoại tệ giả và các giấy tờ cógiá giả ghi bằng ngoại tê.
Mua ngoại tệ giả và các giấy tờ cógiá giả ghi bằng ngoại tê.
Ngoại tệ bị mất, rách nát, hư hỏng. Cách xác định trạng thái ngoại hối
Nếu gọi thời điểm đầu kỳ t0, thời điểm cuối kỳ t1, ta có công thức xác địnhtrạng thái ngoại tệ ròng tại thời điểm t1:
- NEP ti( )1 : trạng thái ròng của ngoại tệ i tại thời điểm t1
Nếu NEP ti( )1 >0 thì ngoại tệ i ở trạng thái trường ròng, xảy ra khi doanhsố các giao dịch làm tăng quyền sở hữu ngoại tệ lớn hơn doanh số các giao dịchlàm giảm quyền sở hữu ngoại tệ.
Nếu NEP ti( )1 <0 thì ngoại tệ i ở trạng thái đoản ròng, xảy ra khi doanh sốcác giao dịch làm giảm quyền sở hữu ngoại tệ lớn hơn doanh số các giao dịchlàm tăng quyền sở hữu ngoại tệ.
Nếu NEP ti( )1 =0 thì ngoại tệ i ở trạng thái cân bằng, xảy ra khi doanh sốcác giao dịch làm tăng quyền sở hữu ngoại tệ bằng doanh số các giao dịch làmgiảm quyền sở hữu ngoại tệ.
Với tỷ giá được niêm yết sao cho ngoại tệ đóng vai trò là đồng tiền yết giá vànội tệ đóng vai trò là đồng tiền định giá, ta có thể thấy tổn thất của ngân hàng phụthuộc trạng thái ngoại hối và biến động tỷ giá qua bảng sau:
Trang 19Trạng thái ngoại hối Biến động tỷ giá
Trạng thái ngoại hối dương Ngân hàng lãi Ngân hàng lỗTrạng thái ngoại hối cân bằng Không ảnh hưởng tới
thu nhập của NH
Không ảnh hưởng tớithu nhập của NH
3.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tỷ giá
- Nguyên nhân chủ quan: do trạng thái ngoại hối không cân xứng, tức là có
chênh lệch giữa doanh số mua vào và bán ra của ngoại tệ Nguyên nhân này thườngđến từ phía ngân hàng:
Kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ để vận hành giao dịch và đo lường rủiro còn yếu, kỹ năng xử lý, phân tích số liệu chưa cao.
Trình độ và khả năng của một số cán bộ còn yếu kém, công tác thanh trakiểm tra trong nội bộ Ngân hàng còn nhiều bất cập, các công cụ phòng ngừa rủi rođã triển khai nhưng ít sử dụng hoặc sử dụng không đúng.
Các ngân hàng chưa có những bộ phận nghiên cứu dự đoán sự thay đổi tỷgiá trên thị trường, cập nhật tỷ giá không kịp thời hoặc không phù hợp với tìnhhình biến động tỷ giá trên thị trường, tỷ giá niêm yết chưa phản ánh được cungcầu thị trường…
- Nguyên nhân khách quan: do sự biến động tỷ giá theo chiều hướng bất lợi
đối với Ngân hàng Nguyên nhân của sự biến động này do: cung – cầu ngoại tệ trênthị trường, cán cân thanh toán quốc tệ, chính sách thuế quan, tình hình kinh tế chínhtrị mỗi nước, lãi suất đồng ngoại tệ và nội tệ.
Ở Việt Nam, khung pháp lý về cách xác định trạng thái ngoại hối, kinhdoanh ngoại hối chưa được hoàn thiện gây ra rủi ro tỷ giá Khi tính trạng tháingoại hối cuối ngày, các ngân hàng mới chỉ xét đến trạng thái ngoại hối được hìnhthành do các giao dịch mua bán ngoại tệ của Ngân hàng mà chưa tính đến thu vàchi phí trả lãi phát sinh từ các tài sản có, tài sản nợ sinh lời bằng ngoại tệ
Cơ chế tỷ giá hiện nay chưa phản ánh đúng quy luật cung cầu trên thịtrường.Mặc dù thời gian qua ngân hàng nhà nước đã xóa bỏ sự áp đặt chủ quan,duy ý chí trong việc thiết lập tỷ giá, khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá“chợ đen” dần dần được thu hẹp Tuy nhiên, diễn biến tỷ giá trong những năm quacòn nhiều phức tạp Từ tháng 2/1999, tỷ giá đã được xác định trên cơ sở tỷ giábình quân của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, nhưng trong thực tế NHNN vẫn
Trang 20chưa thực hiện triệt để nguyên tắc này Cơ chế điều hành tỷ giá còn qui định biênđộ mua bán làm cho việc yết giá của các NHTM bị cứng nhắc, chưa phản ánhđúng cung cầu trên ngoại tệ trên thị trường
3.4.Ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá đến hoạt động kinh doanh của ngân hàngthương mại
Bên cạnh việc mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, vấn đề phòng tránh rủi rotỷ giá cũng làm đau đầu không ít nhà quản trị Chúng ta có thể thấy một số ảnhhưởng chính của rủi ro tỷ giá tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng như sau:
- Rủi ro tỷ giá ảnh hưởng đến chi phí hoạt động của ngân hàng Rủi ro tỷ giábuộc ngân hàng phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa và bảo hiểm rủi ro tỷ giácho các khoản mục liên quan đến ngoại tệ Điều này làm phát sinh chi phí khôngnhỏ trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
- Rủi ro tỷ giá tạo áp lực cho Ngân hàng khi huy động vốn hay cho vay, đầu tưbằng ngoại tệ Không giống như nội tệ, việc gia tăng nguồn vốn và tài sản bằngngoại tệ luôn buộc ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ gây tổn thất do nguy cơ biếnđộng tỷ giá hối đoái.
-Rủi ro tỷ giá không đồng nghĩa với những tổn thất ngân hàng phải gánh chịunhưng khi tổn thất xảy ra thì ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
3.5.Quản trị rủi ro trong ngân hàng thương mại
Kinh doanh ngoại hối với nguồn vốn lớn cũng giống như con dao hai lưỡi:chỉ cần một chút thay đổi trong chiến lược, loại hình hoạt động kinh doanh này cóthể đem lại những khoản lời “kếch xù”, thế nhưng cũng chỉ cần một chút thiếu cẩntrọng trong việc phòng ngừa rủi ro cũng có thể gây ra những thiệt hại “khổng lồ”.Do vậy, quản trị rủi ro đang là mối quan tâm với ngân hàng.
Quản trị rủi ro tỷ giá là việc sử dụng một cách có hệ thống các biện pháp, kĩthuật để đo lường mức độ rủi ro tỷ giá, phòng ngừa và bảo hiểm rủi ro tỷ giá.
Đo lường múc độ rủi ro tỷ giá bao gồm việc thu thập các thông tin từ hoạtđộng kinh doanh ngoại hối của ngân hàng, phân tích thông tin sau đó sử dụng cácthước đo, tiêu chuẩn để đánh giá mức độ rủi ro tỷ giá, dự báo về biến động của tỷgiá hối đoái, cũng như những biến động trong tương lai của hoạt động kinh doanhngoại tệ tại ngân hàng đó để đưa ra kết luận về mức độ rủi ro tỷ giá.
Thông tin sử dụng ở đây bao gồm các thông tin nội bộ ngân hàng và cácthông tin từ thị trường ngoại hối, thị trường tiền tệ, từ các chính sách tiền tệ, chínhsách ngoại hối của NHNN
Trang 21Sau khi xác định mức độ rủi ro tỷ giá, nhà quản trị tiến hành áp dụng các kĩthuật phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng cách sử dụng các giao dịch trên thị trường ngoạihối Các giải pháp để kiểm soát rủi ro tỷ giá có thể chia làm 3 nhóm giải pháp sau:
- Giải pháp chiến lược: Giải pháp này phát sinh nghiệp vụ vốn có của hầu hết
các NHTM là hoạt động cho vay và hoạt động huy động vốn Muốn áp dụng hiệuquả phương pháp này các nhà quản trị ngân hàng phải điều chỉnh các khoản cho vayvà huy động vốn ngoại tệ một cách sáng suốt, tỉnh táo có sự kết hợp với sự nghiêncứu biến động của thị trường trong nước và quốc tế Tuy nhiên biện pháp này đòihỏi nhà quản trị một thời gian tương đối dài để biến ý tưởng thành hiện thực Vìvậy, nó được dùng để khắc phục rủi ro mang tính dài hạn.
- Giải pháp chiến thuật: Trong trường hợp các giải pháp chiến lược diễn ra
ngoài dự kiến, nhà quản trị sẽ áp dụng các biện pháp chiến thuật Biện pháp chiếnthuật bắt nguồn từ các giao dịch trên thị trường tiền tệ, thị trường vốn và các giaodịch có kì hạn (Futures, Swaps, Option, Forword) Biện pháp này thường được sửdụng để hạn chế các rủi ro trung hạn.
- Giải pháp kĩ thuật: Sử dụng các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ để kiểm soát rủi
ro ngoại hối, đây là biện pháp rất linh động giải quyết tình thế ngoại hối của mìnhtrong một vài phút.
Có thể thấy rằng chất lượng của công tác quản trị rủi ro tỷ giá của một ngânhàng được đánh giá qua mức độ rủi ro tỷ giá và khả năng kiểm soát, đối phó với rủiro của tỷ giá.
3.6.Đo lường lường rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ củangân hàng
Đo lường rủi ro tỷ giá là một nội dung quan trọng trong quản trị rủi ro ngoạihối Việc đo lường chính xác sẽ quyết định tính đúng đắn của các quyết định quảntrị Hơn thế nữa, nó còn làm giảm chi phí, tổn thất do rủi ro tỷ giá gây ra.
Đo lường rủi ro tỷ giá còn được hiểu là xác định mức lỗ, lãi mà ngân hànggặp phải khi kinh doanh ngoại tệ.
Lãi/Lỗ đối với ngoại tệ i = Trạng thái ngoại hối ròng của ngoại tệ i × mứcbiến động của tỷ giá ngoại tệ i
Một trong những phương pháp dùng để đo lường rủi ro tỷ giá đó là phươngpháp VaR (Value at Risk) Đây là phương pháp hiệu quả trong đo lường rủi ro nóichung và rủi ro tỷ giá nói riêng Phương pháp này chỉ ra tổn thất lớn nhất có thể xảyra trong một khoảng thời gian xác định và ở mức độ tin cậy cho trước Song phươngpháp này đòi hỏi những phương pháp tính toán phức tạp cùng số liệu thực để tiếnhành phân tích.
Trang 223.7 Lý thuyết mô hình VaR
Hiện nay, các Ngân hàng ở Việt Nam chủ yếu quản trị rủi ro thông qua hạnmức về trạng thái ngoại hối Trong quyết định số 1081/2002/QĐ-NHNN ngày07/10/2002, NHNN quy định tổng trạng thái ngoại tệ dương cuối ngày không đượcvượt quá 30% vốn tự có và tổng trạng thái âm cuối ngày không được vượt quá 30%vốn tự có Như vậy, về phía cơ quan quản lý nhà nước cũng đã quy định hạn mứctrạng thái tối đa để khống chế rủi ro tỷ giá Về phía các NHTM, mỗi NHTM cóphương pháp quản lý rủi ro tỷ giá riêng ngoài việc tuân thủ các quy định củaNHNN.
Trạng thái ngoại hối = số lượng ngoại tệ mua – số lượng ngoại tệ bán
Khi xem xét trạng thái ngoại hối, cần lưu ý rằng mọi giao dịch được tính vàotrạng thái ngoại hối ngay khi phát sinh giao dịch.
Trạng thái ngoại hốidương
Trạng thái ngoại hối cânbằng
Không ảnh hưởng tới thunhập của NH
Không ảnh hưởng tới thunhập của NH
Ở VIB thì quy định hạn mức trạng thái ngoại hối cho từng cán bộ giao dịch,từng bàn giao dịch và cho toàn ngân hàng Qua bảng trên ta thấy tổn thất dự kiếncủa ngân hàng phụ thuộc vào 2 yếu tố: trạng thái ngoại hối và sự biến động của tỷgiá Với việc ấn định các hạn mức về trạng thái ngoại hối, ngân hàng đã kiểm soátđược một phần rủi ro tỷ giá Tuy nhiên, phương pháp quản lý này chưa thực sự cóhiệu quả và có những bất cập khi thực hiện:
- Trạng thái ngoại hối phải phản ánh tất cả các giao dịch mua bán kể cả nhữnggiao dịch chưa đến ngày thanh toán Như vậy, nếu ngân hàng có nhiều giao dịch đặcbiệt là các giao dịch kỳ hạn, hoán đổi mà vì lý do nào đó không được tính ngay vàotrạng thái ngoại hối thì trạng thái ngoại hối sẽ không chính xác Trên thực tế, cónhững giao dịch kỳ hạn không được nhập ngay vào hệ thống hoặc xử lý thủ côngmà không hạch toán ngoại bảng, thì những giao dịch đó chưa được tính vào trạngthái ngoại hối dẫn đến tình trạng trạng thái ngoại hối không chính xác, do đó NHkhông xác định được chính xác rủi ro mình đang gánh chịu.
Trang 23- Hạn mức về trạng thái chưa phải là công cụ quản lý rủi ro hữu hiệu bởi vìtrạng thái ngoại hối chỉ là một yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro Như vậy, yếu tố thứ 2,sự biến động về tỷ giá chưa được xem xét đến.
3.7.1 Khái niệm và ý nghĩa của giá trị rủi ro VaR
3.7.1.1 Khái niệm
Theo quan điểm của các định chế tài chính: VaR có thể được xác định làphần mất đi lớn nhất của một định chế tài chính trong một thời kỳ nhất định theomột xác suất nhất định.
Dưới góc độ cơ quan quản lý: VaR có thể được xác định như phần mất đinhỏ nhất trong điều kiện bất thường của thị trường tài chính.
Cả hai cách định nghĩa này đều đưa ra cách tính VaR như nhau dù khái niệmđưa ra là khác nhau Phương pháp VaR chủ yếu được xác định trên nền tảng của lýthuyết xác suất và thống kê toán Mặt thuận lợi của phương pháp này là cung cấpcho người quản lý một con số phản ánh được nguy cơ tổn thất tài chính có thể xảyra do sự biến động của thị trường.
3.7.1.2 Ý nghĩa
Với phương pháp tính VaR các nhà đầu tư có thể ước lượng mức độ tổn thấtlớn nhất của danh mục trong 1 khoảng thời gian nhất định với độ tin cậy cho trướcvà với điều kiện thị trường tài chính hoạt động bình thường
Hiện nay có 4 phương pháp thông dụng để tính VaR:a Phương pháp lịch sử (historical method)
Trang 24Phương pháp đơn giản này đưa ra giả thuyết rằng sự phân bố tỷ suất sinh lợitrong quá khứ có thể tái diễn trong tương lai Nói cụ thể, VaR được xác định nhưsau :
Tính giá trị hiện tại của danh mục đầu tư
Tổng hợp tất cả các tỷ suất sinh lợi quá khứ của danh mục đầu tư này theotừng hệ số rủi ro (giá trị cổ phiếu, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lãi suất,…)
Xếp các tỷ suất sinh lợi theo thứ tự từ thấp nhất đến cao nhất
Tính VaR theo độ tin cậy và số liệu tỷ suất sinh lợi quá khứ Ví dụ : nếu ta cómột danh sách bao gồm 1400 dữ liệu quá khứ (historical data) và nếu độ tin cậy là95%, thì VaR là giá trị thứ 70 trong danh sách này = (1 − 0.95) × 1400 Nếu độ tincậy là 99% thì VaR là giá trị thứ 14
Tính độ lệch chuẩn quá khứ σ0 (historical volatility) của danh mục đầu tư Dùng các tỷ suất sinh lợi xếp theo thứ tự thời gian, tính độ lệch chuẩn bằngcông thức sau đây :
c Phương pháp Monte Carlo
Sau đây là cách tiếp cận toàn cầu để tính VaR :
Mô phỏng một số lượng rất lớn N bước lặp, ví dụ N>10,000 Cho mỗi bước lặp i, i<N
Tạo ngẫu nhiên một kịch bản được căn cứ trên một phân bố xác suất vềnhững hệ số rủi ro (giá trị cổ phiếu, tỷ giá hối đoái, tỷ suất…) mà ta nghĩ rằng
Trang 25chúng mô tả những dữ liệu quá khứ (historical data) Ví dụ ta giả sử mỗi hệ số rủiro được phân bố chuẩn với kỳ vọng là giá trị của hệ số rủi ro ngày hôm nay Và từmột tập hợp số liệu thị trường mới nhất và từ mô hình xác suất trên ta có thể tínhmức biến động của mỗi hệ số rủi ro và mối tương quan giữa các hệ số rủi ro
Tái đánh giá danh mục đầu tư Vi trong kịch bản thị trường trên.
Uớc tính tỷ suất sinh lợi (khoản lời/lỗ) ri = Vi – Vi-1 (giá trị danh mục đầu tưở bước i−1)
Xếp các tỷ suất sinh lợi ri theo thứ tự giá trị từ thấp nhất đến cao nhất.
Tính VaR theo độ tin cậy và tỷ lệ phần trăm (percentile) số liệu ri Ví dụ: nếuta mô phỏng 5000 kịch bản và nếu độ tin cậy là 95%, thì VaR là giá trị thứ 250.Nếu độ tin cậy là 99%, VaR là giá trị thứ 50
Đồng thời tính sai số tương ứng cho mỗi VaR, nếu số lượng N càng cao thìsai số càng nhỏ.
d Phương pháp Phương sai và hiệp phương sai (variance-covariancemethod)
Phương pháp này đưa ra giả thuyết rằng các tỷ suất sinh lợi và rủi ro tuântheo phân bố chuẩn Đường cong dưới đây là phân bố chuẩn của những dữ liệu trên:
VaR được tính cụ thể như sau :
Tính giá trị hiện tại V0 của danh mục đầu tư
Từ những dữ liệu quá khứ, tính tỷ suất sinh lợi kỳ vọng m và độ lệch chuẩnsuất sinh lợi σ của danh mục đầu tư
VaR được xác định theo biểu thức sau đây :
VaR = V0×(−m + N-1(α)×σ)
Trang 26với N-1(α) giá trị tới hạn chuẩn tại mức ý nghĩa α.
Khi biết giá trị của độ lệch chuẩn σ là khoảng 2.64, và đồng thời tỷ suất sinhlợi trung bình xấp xỉ là 0 (phân bố chuẩn), vậy thì với mức tin cậy 95% ta có thể tinrằng khoản lỗ tối đa sẽ không vượt quá 1.65×2.64 = 4.36%, và với mức tin cậy99%, khoản lỗ tối đa sẽ không lớn hơn 2.33×2.64 = 6.16%.
Thông thường khi xem xét trên thị trường kinh doanh ngoại tệ người ta thườngdùng công thức sau để tính VaR:
Giá trị chịu rủi ro = Trạng thái ngoại hối × Độ biến động dự tính của tỷ × Tỷ giáđóng cửa
- Ln : Hàm lô-ga-rit tự nhiên- Ei : Tỷ giá vào thời điểm i- Ei-1: Tỷ giá vào thời điểm i-1
- 2,33 là số độ lệch chuẩn mà tại đó có 99% trường hợp tỷ giá sẽ biến độngtheo dự tính
Giá trị chịu rủi ro phản ánh được mức độ rủi ro về tỷ giá trên cơ sở xem xét 2yếu tố trạng thái ngoại hối và mức độ biến động tỷ giá dự kiến đối với từng đồng
Trang 27tiền Ngoài ra, giá trị chịu rủi ro đo lường được mức độ rủi ro về tỷ giá, tức là mứcđộ tổn thất dự kiến đối với ngân hàng khi tỷ giá biến động Như vậy, hạn mức vềgiá trị chịu rủi ro cho phép ngân hàng giới hạn được mức độ tổn thất Trong khi đó,hạn mức về trạng thái mặc dù có thể hạn chế rủi ro tỷ giá nhưng chưa tính đến sựbiến động của tỷ giá, nên chưa đo lường được mức độ tổn thất dự kiến và do đóchưa giới hạn được tổn thất của ngân hàng.
Trang 28CHƯƠNG II – THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNGKINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
Sau 14 năm hoạt động, VIB đã trở thành 1 trong những ngân hàng TMCPhàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt gần 94 nghìn tỷ đồng, vốn điều lệ 4.000 tỷđồng, mạng lưới chi nhánh hơn 130 đơn vị kinh doanh trên cả nước
Từ ngày thành lập đến nay, VIB luôn được xếp hạng A theo các tiêu chí xếphạng của Ngân hàng Nhà nước Trong nhiều năm gần đây VIB luôn đạt mức tăngtrưởng mạnh và ổn định Theo xếp hạng của UNDP, năm 2007, VIB là doanhnghiệp lớn đứng thứ 137 trong tổng số 200 doanh nghiệp hàng đầu trong nước BáoVietNamNet bình chọn VIB đứng thứ 3 trong tổng số 500 doanh nghiệp tư nhân lớnnhất Việt Nam về doanh thu VIB cũng giành được nhiều danh hiệu và giải thưởng
do các tổ chức uy tín trong nước và nước ngoài trao tặng, như danh hiệu Thương
hiệu mạnh Việt Nam, danh hiệu Ngân hàng có dịch vụ bán lẻ được hài lòng nhất,Ngân hàng thanh toán quốc tế xuất sắc Năm 2010 đánh dấu bước phát triển quan
trọng của VIB bằng việc hợp tác chiến lược với Ngân hàng Commonwealth(Commonwealth Bank of Australia) – ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Úc.
Là một ngân hàng đa năng, VIB cung cấp những sản phẩm, dịch vụ hiện đại,
tiện ích cho khách hàng Với quyết tâm “trở thành ngân hàng luôn sáng tạo vàhướng đến khách hàng nhất tại Việt Nam”, trong thời gian tới, VIB sẽ tăng hiệu
quả sử dụng vốn và tăng cường năng lực quản trị điều hành, tiếp tục chú trọng pháttriển mạng lưới ngân hàng bán lẻ và các sản phẩm mới thông qua các kênh phânphối đa dạng, cung cấp các giải pháp tài chính trọn gói cho các nhóm khách hàngtrọng tâm
1.2.Tổ chức quản lý rủi ro của VIB
Rủi ro trong hoạt động ngân hàng là điều không thể tránh khỏi và do đó đểđảm bảo hiệu quả kinh doanh tối ưu thì năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng phảitốt Chính vì thế ngày 31/03/2009, căn cứ quyết định số 764/2009/QĐ – VIB, khốiquản trị rủi ro được thành lập Đây được xem là bước quan trọng trong việc thống
Trang 29nhất quản lý rủi ro Hiện nay khối quản trị rủi ro của ngân hàng gồm 3 phòng:phòng rủi ro hoạt động, phòng rủi ro thị trường và phòng rủi ro tín dụng.
Phòng rủi ro hoạt động thường phải đưa ra các kế hoạch dự phòng như: raquyết định, quy trình đảm bảo duy trì hoạt động của ngân hàng tránh đình trệ côngtác hoạt động trong hệ thống của ngân hàng Ngoài ra phòng rủi ro hoạt động còngiám sát rủi ro hoạt động, phòng xây dựng quy trình, quy chế hoạt động của ngânhàng, xây dựng công cụ để quản lý rủi ro hoạt động và thường xuyên rà soát quátrình làm việc của nhân viên.
Phòng rủi ro thị trường quản trị các hoạt động liên quan đến rủi ro tỷ giá, rủiro lãi suất, quản trị thanh khoản… Phòng rủi ro thị trường dựa trên các kênh thôngtin nội bộ cũng như thông tin bên ngoài thị trường tiến hành phân tích và dự báo vềmức độ rủi ro của các hoạt động thuộc quản lý của phòng để giúp ngân hàng phòngtránh được rủi ro.
Phòng rủi ro tín dụng theo dõi các hoạt động tín dụng của ngân hàng nhằmphát hiện nhanh chóng những rủi ro tín dụng mà ngân hàng có thể gặp phải tronghoạt động tín dụng.
1.3.Quy trình nghiệp vụ kinh doanh trạng thái ngoại tệ tại VIB
1.3.1 Định nghĩa
- Nghiệp vụ kinh doanh trạng thái ngoại tệ là hoạt động kinh doanh trong đócán bộ kinh doanh trạng thái ngoại tệ nghiên cứu phân tích sự biến động của tỷ giágiữa các cặp đồng tiền để đưa ra quyết định mua hoặc bán trước cặp đồng tiền đónhằm mong đợi tỷ giá lên hoặc xuống sau đó thực hiện mua/ bán cân bằng trạngthái và thu lợi nhuận từ sự chênh lệch tỷ giá Nghiệp vụ kinh doanh trạng thái ngoạitệ sẽ tạo ra trạng thái ngoại hối mở và kết thúc khi cân bằng trạng thái.
Hoạt động kinh doanh trạng thái ngoại tệ sẽ chịu rủi ro tỷ giá và chi phí vốnkinh doanh.
- Cán bộ kinh doanh trạng thái ngoại tệ là chuyên viên thuộc phòng Ngoại hốiđược ủy quyền thực hiện nghiệp vụ kinh doanh trạng thái ngoại tệ.
1.3.2 Quy trình cụ thể1.3.2.1 Chuẩn bị
a Thu thập thông tin
- Trước khi thực hiện kinh doanh trạng thái ngoại tệ, cán bộ kinh doanh trạngthái ngoại tệ tiến hành thu thập thông tin từ thị trường ngoại hối, tiền tệ, các thôngtin về kinh tế, chính trị, xã hội… trên thị trường trong nước và quốc tế để làm cơ sởcho việc phân tích, đánh giá và dự đoán biến động của tỷ giá.
Trang 30- Ngoài ra cán bộ kinh doanh trạng thái ngoại tệ có thể tìm kiếm thông tin từcác báo cáo, đánh giá, bình luận của các đối tác và các thông tin liên quan khác…
b Phân tích, đánh giá và dự đoán biến động của tỷ giá- Phân tích cơ bản
Cán bộ kinh doanh trạng thái ngoại tệ dựa trên sự phân tích các chỉ số cơ bảncủa nền kinh tế như tăng trưởng GDP, lãi suất, tỷ lệ lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng,tỷ lệ thất nghiệp, cán cân thương mại, chỉ số chứng khoán và các thông tin kinh tếxã hội có liên quan… để dự đoán biến động của tỷ giá.
- Phân tích kỹ thuật
Cán bộ kinh doanh trạng thái ngoại tệ phân tích biến động trong quá khứ dựavào các số liệu, các đồ thị, mô hình, các đường kỹ thuật như: xu hướng biến động,đường trung bình hội tụ và phân kỳ MACD, đường chỉ số sức mạnh tương đốiRSI… để dự đoán biến động của tỷ giá trong tương lai.
1.3.2.2 Xây dựng phương án kinh doanh trạng thái ngoại tệ
- Dựa trên các phân tích và dự đoán, cán bộ kinh doanh trạng thái ngoại tệ đưara phương án kinh doanh trạng thái ngoại tệ trên cơ sở hạn mức giao dịch đượcphép, gồm có: cặp đồng tiền, khối lượng tối đa cho một giao dịch, thời gian dự tínhkinh doanh trạng thái, giới hạn cắt lỗ…
- Cán bộ kinh doanh trạng thái ngoại tệ trình phương án kinh doanh trạng tháingoại tệ lên giám đốc Ngoại hối phê duyệt và tiến hành giao dịch.
1.3.2.3 Tiến hành giao dịch
a Sau khi được phê duyệt, cán bộ kinh doanh thực hiện giao dịch, mở trạngthái:
- Thực hiện mua/bán cặp đồng tiền kinh doanh
Việc thực hiện giao dịch mua/bán ngoại tệ có thể thông qua hệ thống giaodịch điện tử liên ngân hàng (Reuters Dealing 3000, Bloomberg) hoặc hệ thốngtrực tuyến, hoặc điện thoại trực tiếp…
Sau khi nhận được báo giá từ phía khách hàng đối tác, cán bộ kinh doanhtrạng thái ngoại tệ kiểm tra hạn mức đã được ủy quyền, xem xét tỷ giá, nếu thấyphù hợp với phương án đã đặt ra thì xác nhận giao dịch (ngược lại sẽ hủy giaodịch, chờ mức giá tốt hơn).
Trong trường hợp xác nhận giao dịch, cán bộ kinh doanh trạng thái ngoại tệlập phiếu giao dịch, nhập giao dịch vào hệ thống và chuyển cho kiểm soát viên kýduyệt.
- Kiểm soát trạng thái và hạn mức giao dịch
Trang 31 Kiểm soát viên nhận phiếu giao dịch từ cán bộ kinh doanh trạng thái ngoạitệ, kiểm tra trạng thái và hạn mức giao dịch của từng cán bộ.
Nếu vượt hạn mức, kiểm soát viên yêu cầu cán bộ kinh doanh trạng tháingoại tệ cân bằng trạng thái Nếu phù hợp, ký duyệt và chuyển phiếu giao dịch quabộ phận hỗ trợ sau giao dịch Nguồn vốn và Ngoại hối.
- Theo dõi biến động của tỷ giá, cắt lỗ kịp thời
Cán bộ kinh doanh trạng thái ngoại tệ thường xuyên theo dõi sát sự biếnđộng tỷ giá của cặp đồng tiền kinh doanh.
Nếu tỷ giá biến động có xu hướng dẫn đến lỗ, cán bộ kinh doanh trạng tháingoại tệ phải đặt lệnh cắt lỗ (Stop-loss order) với ngân hàng đối tác, đảm bảokhông vượt quá giới hạn cắt lỗ Trường hợp vượt hạn mức cắt lỗ, tùy theo mức độnghiêm trọng của giao dịch, cán bộ kinh doanh trạng thái ngoại tệ có thể bị yêucầu dừng hoạt động kinh doanh trạng thái.
Nếu tỷ giá biến động mang lại lợi nhuận, cán bộ kinh doanh trạng tháingoại tệ cân nhắc, có thể đặt lệnh đạt lợi nhuận (Take-profit oder) với ngân hàngđối tác nếu thấy cần thiết.
b Đóng trạng thái của hoạt động kinh doanh trạng thái ngoại tệ
- Cán bộ kinh doanh trạng thái ngoại tệ theo dõi tỷ giá, chờ thời điểm thuận lợiđể chốt lãi hoặc cắt lỗ trong ngày Trường hợp để trạng thái qua đêm cán bộ kinhdoanh bắt buộc phải xin phê duyệt của giám đốc Ngoại hối Hội sở đồng thời đặtlệnh cắt lỗ đối với ngân hàng đối tác.
- Tại mức giá phù hợp với phương án kinh doanh, cán bộ kinh doanh tiến hànhmua bán lại để đóng trạng thái (thực hiện các bước tương tự như khi mở trạng tháilúc đầu).
- Hủy các lệnh liên quan khác (nếu có).
c Quy định về trạng thái ngoại hối của nghiệp vụ kinh doanh trạng tháingoại tệ
Hạn mức trạng thái ngoại hối của hoạt động kinh doanh trạng thái ngoại tệ tuân thủtheo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước và của VIB.
- Trạng thái ngoại hối nội bảng
Định nghĩa: trạng thái ngoại hối nội bảng được tính toán bằng tổng sốngoại tệ mua được trong ngày trừ đi tổng số ngoại tệ bán đi trong ngày Tất cả cácgiao dịch mua bán ngoại tệ mà ngày giao dịch và ngày hiệu lực bằng nhau đềuđược ghi nhận vào nội bảng
Quy định về hạn mức trạng thái ngoại hối:
Trang 32 Đối với đô la Mỹ (USD)
Các chi nhánh đầu mối, Sở giao dịch và Trung tâm kinh doanh được duy trìtrạng thái cuối ngày không vượt quá +/- 100.000USD.
Các chi nhánh cơ sở được duy trì trạng thái ngoại tệ cuối ngày không vượtquá +/- 50.000USD.
Các phòng giao dịch, trung tâm thẻ được duy trì trạng thái cuối ngày khôngvượt quá +/- 30.000USD.
Đối với các ngoại tệ khác
Các đơn vị kinh doanh được duy trì trạng thái ngoại tệ cuối ngày không vượtquá +/- 10.000 USD quy đổi tương đương đối với từng ngoại tệ.
- Trạng thái ngoại hối ngoại bảng
Định nghĩa: trạng thái ngoại hối ngoại bảng được tính toáng bằng tổng sốngoại tệ được cam kết mua trong ngày trừ đi tổng số ngoại tệ được cam kết bántrong ngày Tất cả những giao dịch mua bán ngoại tệ mà ngày giao dịch và ngàyhiệu lực khác nhau thì đều được ghi vào ngoại bảng.
Các đơn vị kinh doanh không được giữ trạng thái ngoại hối ngoại bảng.Khi phát sinh nhu cầu từ khách hàng, đề nghị các đơn vị kinh doanh mua/bán lạivới phòng Kinh doanh Nguồn vốn và Ngoại hối Hội sở để được cân bằng trạngthái ngoại hối theo đúng số tiền, loại tiền, và đúng kỳ hạn đối với từng giao dịchcụ thể.
1.3.2.4 Báo cáo cuối ngày
- Cán bộ kinh doanh cập nhật tổng trạng thái, lỗ/ lãi của hoạt động kinh doanhtrạng thái ngoại tệ và báo cáo lên giám đốc Ngoại hối vào cuối mỗi ngày làm việc.
- Cán bộ kinh doanh tổng hợp vác dòng tiền thanh toán và trình lên giám đốcNgoại hối ký duyệt trước khi chuyển sang phòng Thị trường tiền tệ thuộc khốiNguồn vốn và Ngoại hối.
- Giám đốc ngoại hối báo cáo trạng thái ngoại hối, lãi/ lỗ của hoạt động kinhdoanh trạng thái của phòng lên giám đốc khiis vào cuối mỗi ngày làm việc.
1.4 Quy trình, nghiệp vụ giao dịch ngoại tệ với các đơn vị kinh doanh VIB
Quy trình này áp dụng cho các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ phát sinh giữaphòng Kinh doanh Nguồn vốn Ngoại hối Hội sở và các đơn vị kinh doanh của VIB.
1.4.1 Quy trình xác lập tỷ giá giao dịch giữa phòng Nguồn vốn Ngoại hối Hộisở (NVNH) và các đơn vị kinh doanh (ĐVKD)
1.4.1.1 Xác lập và công bố tỷ giá ngoại tệ
a Tại phòng Kinh doanh Nguồn vốn Ngoại hối Hội sở
Trang 33Việc xác lập tỷ giá ngoại tệ do phòng NVNH thực hiện Cụ thể như sau:
- Đầu mỗi ngày làm việc, Dealer căn cứ vào các phương tiện cung cấp thôngtin chuyên dụng như Reuters, mạng Internet và tỷ giá USD/VNĐ do Ngân hàng Nhànước công bố để:
Tiến hành xác lập bảng tỷ giá cho các loại ngoại tệ được phép kinh doanhso với VNĐ tương ứng.
Trình giám đốc Kinh doanh Nguồn vốn Ngoại hối Hội sở hoặc người đượcủy quyền ký duyệt.
Cập nhật tỷ giá vào hệ thống dữ liệu nội bộ của ngân hàng và gửi bảng tỷgiá cho các ĐVKD thông qua hệ thống thư điện tử nội bộ.
- Trong ngày khi thị trường biến động, Phòng NVNH có trách nhiệm cập nhậtvà thay đổi bảng tỷ giá mua bán ngoại tệ cho ĐVKD Quy trình cập nhật bảng tỷ giáđược thực hiện như đầu ngày làm việc.
b Tại đơn vị kinh doanh
- Vào đầu ngày làm việc, căn cứ vào bảng tỷ giá do phòng NVNH công bố,ĐVKD có trách nhiệm cập nhật và niêm yết bảng tỷ giá tại đơn vị mình CácĐVKD được phép niêm yết tỷ giá ngoại tệ mặt nhưng không vượt quá tỷ giá Hội sởcông bố và tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam Trường hợp mua ngoại tệ mặt của khách hàng cao hơn tỷ giá công bố tạiHội sở, ĐVKD phải được sự phê duyệt của phòng NVNH Ngoài tỷ giá mua ngoạitệ mặt, tỷ giá mua bán niêm yết chuyển khoản tại các ĐVKD là giống nhau vàthống nhất trên toàn hệ thống.
- ĐVKD phải thường xuyên truy cập hệ thống thư điện tử nội bộ và hệ thốngSymbols để kịp thời cập nhật bảng tỷ giá (nếu có thay đổi) Khi phát hiện có sự sai lệchgiữa tỷ giá hệ thống và tỷ giá thông báo qua thư điện tử, ĐVKD liên hệ ngay vớiPhòng NVNH và Phòng IT để nhận được sự hỗ trợ về thông tin và hệ thống mạng.
1.4.1.2 Tỷ giá mua bán giữa phòng NVNH và ĐVKD
a Các đơn vị kinh doanh thực hiện giao dịch mua bán ngoại tệ trực tiếp vớiPhòng kinh doanh Nguồn vốn Ngoại hối Hội sở.
b Cơ chế thực hiện- Đối với Đô la Mỹ
Đối với các giao dịch lớn hơn hoặc bằng 10.000USD, thực hiện mua/bántheo tỷ giá ưu đãi (tỷ giá thông tin thị trường).
Đối với các giao dịch nhỏ hơn 10.000USD, thực hiện mua/bán theo tỷ giániêm yết tại Hội sở.
Trang 34- Đối với các loại ngoại tệ khác
Đối với các giao dịch quy đổi tương đương lớn hơn hoặc bằng 10.000 USD,thực hiện mua/bán theo tỷ giá +/- 20 điểm so với tỷ giá trên thị trường thế giới sauđó quy đổi ra VNĐ theo tỷ giá mua/ bán USD/VNĐ với phòng Kinh doanh Nguồnvốn Ngoại hối Hội sở.
Đối với giao dịch quy đuổi tương đương nhỏ hơn 10.000 USD, thực hiệnmua/bán theo tỷ giá mua bán niêm yết tại Hội sở.
1.4.1.3 Mua bán trong trường hợp vượt trạng thái
- Trường hợp các ĐVKD vượt trạng thái theo quy định số 3183/2008/QĐ –VIB, ngoài việc bộ phận quản lý rủi ro của FC báo cáo lên tổng giám đốc và thựchiện chế tài xử lý đối với từng trường hợp cụ thể, Phòng Kinh doanh Nguồn vốn &Ngoại hối Hội sở tự động thực hiện mua/bán phần vượt trạng thái nội bảng theo tỷgiá niêm yết tại Hội sở ngày hôm sau +/- 10 điểm (đối với USD) và +/- 50 điểm(đối với các loại ngoại tệ khác USD) Đối với phần vượt trạng thái ngoại bảng vàOption, phòng NVNH tự động thực hiện mua/bán theo đúng số tiền kỳ hạn theo giáthị trường ngày hôm sau.
- Trước khi thực hiện, phòng Kinh doanh Nguồn vốn & Ngoại hối Hội sở sẽgửi thư điện tử thông báo trước cho các ĐVKD.
1.4.1.4 Giao dịch vào ngày thứ 7 và sau giờ cut – off time
- Đối với những món khách hàng mua bán ngoại tệ đã có kế hoạch trước phảigiao dịch trong ngày thứ 7 (thanh toán LC, trả nợ vay…) các ĐVKD chủ động cânnguồn vào ngày thứ 6 Với những món mua bán ngoại tệ đột xuất mà không nằmtrong kế hoạch, các ĐVKD sẽ mua/bán với Phòng Kinh doanh Nguồn vốn & Ngoạihối Hội sở theo giá niêm yết tại Hội sở.
- Đề nghị các ĐVKD thông báo vơi phòng Nguồn vốn & Ngoại hối hội sởtrước khi thực hiện giao dịch với khách hàng trong ngày thứ 7 đối với các trườnghợp sau:
Giao dịch mua/bán lớn hơn hoặc bằng 500.000USD.
Giao dịch mua/bán lớn hơn hoặc bằng 20.000 USD quy đổi tương đươngvới ngoại tệ khác USD.
- Đối với những giao dịch sau giờ cut – offtime (16h), các đơn vị kinh doanhgọi điện trước để xác nhận giao dịch với phòng NVNH Sau khi xác nhận bằng điệnthoại, đề nghị các ĐVKD gửi thư điện tử nội bộ xác nhận lại giao dịch với phòngNVNH, đồng thời gửi thư cho bộ phận kiểm soát rủi ro của FC để theo dõi Tất cảnhững giao dịch sau giờ cut – offtime, có xác nhận tỷ giá với phòng NVNH sẽ được
Trang 35tính vào trạng thái ngoại hối của ĐVKD ngày hôm đó Để đảm bảo số liệu hệ thốngcân đối, mọi giao dịch sau giờ cut – offtime phải được ghi nhận vào hệ thốngSymbols vào ngày làm việc kế tiếp.
1.4.2 Quy trình giao dịch ngoại tệ nội bộ1.4.2.1 Tại đơn vị kinh doanh
Khi phát sinh nhu cầu tại ĐVKD, Nhân viên giao dịch (NVGD) thực hiệncác bước sau:
- Căn cứ vào nhu cầu mua/bán của khách hàng, NVGD xác định: loại ngoại tệ,số lượng, ngày thực hiện, hình thức thanh toán ngoại tệ… cần giao dịch, và kiểm trachứng từ hợp pháp từ khách hàng theo đúng quy định quản lý ngoại hối của Ngânhàng Nhà nước Việt Nam.
- Căn cứ vào khối lượng ngoại tệ khách hàng thông báo:
Với khối lượng nhỏ (không được áp dụng tỷ giá ưu đãi theo quy định),NVGD báo giá cho khách hàng căn cứ vào bảng tỷ giá niêm yết của PhòngNVNH vào thời điểm giao dịch thực hiện.
Với khối lượng lớn (được áp dụng tỷ giá ưu đãi theo quy định), NVGD liênhệ trực tiếp với Phòng NVNH để nhận được giá mua/bán ưu đãi Trên cơ sở tỷ giáưu đãi và mục tiêu lợi nhuận của ĐVKD, NVGD thỏa thuận tỷ giá giao dịch thựctế với khách hàng Việc thỏa thuận giá với khách hàng phải đảm bảo tuân thủ cácquy định về quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Nếu khách hàng đồng ý thực hiện, NVGD cân đối trạng thái ngoại tệ củaĐVKD và có thể thực hiện:
Giữ trạng thái trong quy định cho phép của VIB hoặc
Liên hệ trực tiếp với Phòng NVNH qua thư điện tử hoặc điện thoại để xácnhận tỷ giá chính xác và tiến hành:
Lập “phiếu xác nhận giao dịch với khách hàng” và “Phiếu đề nghị muabán ngoại tệ” trình trưởng ĐVKD hoặc người được ủy quyền ký.
Fax “Phiếu đề nghị mua bán ngoại tệ” lên phòng NVNH trước 16h15cùng ngày.
Chuyển phiếu ghi nhận giao dịch với khách hàng cho Giao dịch viên hạchtoán cho khách hàng và lưu chứng từ theo quy định.
Với số lượng giao dịch lớn hơn hoặc bằng 200.000 USD hoặc 20.000USD quy đổi tương đương (đối với các ngoại tệ khác USD), NVGD cần xácnhận qua thư điện tử với Dealer.
Trang 36Để đảm bảo tính cạnh tranh về tỷ giá, đồng thời tránh được các rủi ro có thểxảy ra cho VIB, NVGD phải đảm bảo việc thỏa thuận tỷ giá, số lượng ngoại tệ vớikhách hàng và việc nhận giá từ phòng NVNH được thực hiện đồng thời.
- Mọi trường hợp khách hàng yêu cầu sửa đổi nội dung hợp đồng mua bánngoại tệ trong trường hợp ngày giao dịch và ngày giá trị khác nhau phải được phêduyệt bởi phòng NVNH.
1.4.2.2 Tại phòng kinh doanh Nguồn vốn Ngoại hối Hội sởTại phòng NVNH, Dealer thực hiện theo quy trình sau:
- Tiếp nhận nhu cầu mua/bán từ NVGD tại ĐVKD qua hệ thống thư điện tửhoặc điện thoại.
- Căn cứ vào thông tin trên thị trường, Dealer tính toán và thông báo tỷ giá ưuđãi cho NVGD theo quy định.
- Sau khi nhận được thông báo xác nhận tỷ giá thực hiện giao dịch của NVGD,Dealer tiến hành.
Cập nhật ngay vào bảng liệt kê giao dịch mua/bán ngoại tệ với ĐVKD. Căn cứ vào trạng thái ngoại hối hiện tại, Dealer thực hiện giữ trạng tháihoặc thông báo với bộ phận kinh doanh liên ngân hàng để tiến hành giao dịch đốiứng trên thị trường 2.
Khi nhận được phiếu đề nghị mua/bán ngoại tệ từ ĐVKD, Dealer kiểm travà thực hiện xác nhận của Giám đốc Kinh doanh hoặc người được ủy quyền.
Thực hiện nhập bút toán vào hệ thống và chuyển “phiếu đề nghị mua bánngoại tệ” sang bộ phận Back Office.
Trách nhiệm của các bên liên quan:
- Bộ phận hỗ trợ giao dịch khối Nguồn vốn & Ngoại hối
Kiểm soát các bút toán do hệ thống sinh ra liên quan đến nghiệp vụ củaphòng Ngoại hối.
Phối hợp với phòng Ngoại hối để giải quyết các sai sót xảy ra. Thực hiện lưu giữ chứng từ theo quy định hiện hành của VIB. Lập các báo cáo theo quy định (nếu có)
- Phòng quản lý rủi ro thị trường
Trang 37 Phòng quản lý rủi ro thị trường có trách nhiệm thực hiện kiểm soát hạnmức giao dịch và hạn mức cutloss của phòng Ngoại hối theo ALCO phê duyệttừng thời kỳ.
Đầu ngày làm việc thực hiện gửi Bảng hạn mức giao dịch tính đến đầungày giao dịch cho phòng Ngoại hối làm căn cứ thực hiện giao dịch.
Hình 2: SƠ ĐỒ QUY TRÌNH KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI VIB
Trang 381.5 Quy trình thực hiện báo cáo trạng thái ngoại tệ hàng ngày
1.5.1 Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng là các nghiệp vụ Kinh doanh ngoại hối VIB bao gồm: muabán ngoại tệ giao ngay, mua bán ngoại tệ kỳ hạn
1.5.2 Nguyên tắc tính trạng thái ngoại tệ
Theo Quyết định số 1081/2002/QĐ-NHNN, trạng thái ngoại tệ cuối ngày được
tính trên cơ sở trạng thái ngoại tệ ngày hôm trước và chênh lệch giueax doanh sốmua, doanh số bán phát sinh trong ngày của ngoại tệ đó, bao gồm cả giao dịch giaongay và giao dịch kỳ hạn.
Theo Quyết Định này:
- Trạng thái ngoại tệ nguyên tệ bằng tổng số dư trên các TK 4711, 4721,9231,9232, 9233, 9234 Tài khoản có số dư Có, lấy dấu (+), Tài khoản có số dư Nợlấy dấu (-).
- Trạng thái ngoại tệ t(%)
= trạng thái gốc + trạng thái phát sinh
= TNNT (t-1)% + (mua – bán)*tỷ giá quy đổi trang thái*100%/Vốn tự có(VND)
Phương pháp tính trạng thái ngoại tệ cuối ngày của VIB
- Trạng thái ngoại tệ nguyên tệ = Tổng cam kết mua ngoại tệ - Tổng cam kếtbán ngoại tệ - Net Mua bán ngoại tệ giao ngay
Chú ý: trạng thái ngoại hối được xác định theo ngày ký kết hợp đồng(trade_date) Nếu một giao dịch được nhập back date thì trạng thái sẽ tính cho ngàypost_date (ngày lên hệ thống) và nó sẽ nằm trong trạng thái của ngày Post_date.
Bảng hồ sơ TR001 được gộp theo bảng kế toán v(GL_post) theo các đầu mục vàtheo các deal_no (gộp theo bảng post để lấy ra từng khoản mục theo mẫu báo cáosẵn của NHNN ban hành).
Các đầu GL là 231010000 gộp thành: Mua bán ngoại tệ
Các đầu GL của tài khoản ngoại bảng gộp thành: Cam kết mua bán ngoại tệ
Trạng thái ngoại tệ nguyên tệ được lấy từ 5 đầu GL_code của bảng GL_post
TKVIB 231010000: tài khoản mua bán ngoại tệ giao ngay (CR: ghi mua (-),
DR: ghi bán (+))
Tương ứng TK SBV: 4711 (TK 231010000 ghi CR)Tương ứng TK SBV: 4721 (TK 231010000 ghi DR)
TK VIB 512010000: TK cam kết mua bán ngoại tệ giao ngay
Tương ứng TK SBV:9231
Trang 39TK VIB 512020000: TK cam kết mua bán ngoại tệ giao ngay
Cơ sở đảm bảo tính chính xác của báo cáo
- Phát sinh trong ngày (Tất cả các phân hệ) = Chênh lệch Trạng thái nguyên tệtheo thời điểm của Ngày t và ngày (t-1)
- Chênh lệch trạng thái cuối ngày: theo phương pháp cộng dồn doanh số vàTrạng thái cuối ngày theo thời điểm không được vượt quá 3% Vốn tự có.
1.5.3 Quy trình làm báo cáo trạng thái ngoại tệa Sơ đồ quy trình
b Tính phát sinh trong ngày cho từng loại tiền- Tính phát sinh trong ngày cho từng loại tiền
+ Doanh số mua bán không bao gồm giao dịch LNH (1)
Xuất dữ liệu từ hệ thống- Từ KM
- Chạy câu lệnh Toad
Xử lý số liệu
- Tính phát sinh với những đồng tiền chính
- Điều chỉnh Điều chuyển nội bộ > lấy số thực
Ra báo cáo
Check với trạng thái ngoại hối theo thời điểm
Ký và gửi báo cáo (deadline: 13h hàng ngày)
Trang 40Chạy câu lệnh hợp đồng phát sinh, phân chia thành các kỳ hạn (2)
Giá trị Mua chạy ra =C1+C2+C3+C4+C5 Giá trị Bán chạy ra = D1+D2+D3+D4+D5
+ Doanh số mua bán LNH = doanh số mua bán TCTD + Tách điều chuyển
Điền kết quả (1), (2), (3) ở mục 2.3 vào các bảng tương ứng.
- Doanh số mua bán trong ngày
= Doanh số Mua (bán) không gồm giao dịch liên ngân hàng + Doanh số Mua
(bán) Liên ngân hàng + Hợp đồng xóa
- Tỷ giá quy đổi trạng thái = Tỷ giá chuyển khoản bán thấp nhất trong ngàyChênh lệch trạng thái cuối ngày theo phương pháp cộng dồn doanh số và Trạngthái cuối ngày theo thời điểm không được vượt quá 3% Vốn tự có.
d Xử lý một số phát sinh Chi nhánh nhập nhầm deal
- Điều chỉnh lại phát sinh và dư cuối ngày của ngày báo cáo
- Điều chỉnh số dư đầu kỳ, tăng/giảm phát sinh và dư cuối ngày của ngàyhôm sau tùy theo deal nhập nhầm.
Phát sinh bảng GL_post lệch với bảng TR001(Bảng chạy ra từ KM)