MỞ ĐẦUKính thưa quý cô chú anh chị, cám ơn quý cô chú anh chị đã đến thăm và tham quan ngôi chùa thờ Bà Thiên Hậu do cộng đồng người Hoa Chợ Lớn xây dựng.. Tại ngôi chùa này quý cô chú a
Trang 1Video:https://drive.google.com/file/d/1qAvwmwMfld7bggxRPp7KzB2eFs1fg3AU/ view?usp=sharing
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐỊA LÍ
- -HỌC PHẦN
NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH
BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN THUYẾT MINH VỀ ĐIỂM DU LỊCH
CHÙA BÀ THIÊN HẬU ( MIẾU BÀ THIÊN HẬU ) Ở
QUẬN 5
Giảng viên: ThS VŨ THỊ THU HƯƠNG
Sinh viên thực hiện: Trần Khánh Thiện – 44.01.613.085
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG BÀI THUYẾT MINH
1 Hoàn cảnh lịch sử
2 Không gian bên trong chùa
3 Trang trí xung quanh chùa
4 Cổ vật được lưu giữ bên trong chùa
5 Lễ vía và lễ hộii hàng năm
6 Nguồn gốc bà thiên hậu
6.1.Nguồn gốc lịch sử
6.2.Truyền thuyết
Trang 3TÀI LIỆU KHAM KHẢO trang cuối
Trang 4MỞ ĐẦU
Kính thưa quý cô chú anh chị, cám ơn quý cô chú anh chị đã đến thăm và tham quan ngôi chùa thờ Bà Thiên Hậu do cộng đồng người Hoa Chợ Lớn xây dựng Đây là một ngôi chùa có tuổi đời rất lâu từ khi người Hoa đã yên ổn an cư và lập nghệp tại Chợ Lớn Tại ngôi chùa này quý cô chú anh chị sẽ được chiêm ngưỡng văn hoá cũng như tín ngưỡng thừa mẫu của cộng đồng người Hoa miền biển, tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt và người Hoa điều giống nhau do sự di cư của người Hoa mang đến và do sự ảnh hưởng của văn hoá Nho giáo với các nước khác
Trang 5NỘI DUNG BÀI THUYẾT MINH
1 Hoàn Cảnh Lịch Sử
Năm 1760, sau khi an cư lạc nghiệp ở vùng Chợ Lớn (Quận 5, Quận 6, Quận 10 và Quận 11, TP Hồ Chí Minh ngày nay), cộng đồng người Hoa (gốc Quảng Đông) đã góp tiền xây dựng ngôi chùa thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu để tỏ lòng biết ơn bà đã phù hộ cho
họ thuận buồm xuôi gió đến vùng đất mới an toàn Qua nhiều lần trùng tu, chùa hiện có kiến trúc hình chữ Quốc - lối kiến trúc chùa cổ đặc trưng của người Hoa, gồm 3 tòa Tiền điện, Trung điện và Hậu điện
2 Không Gian Bên Trong Chùa
Trang 6Tiền điện là nơi đặt ban thờ Phúc Đức Chánh thần (bên phải), Môn Quan Vương Tả (bên trái), 2 bia đá ghi truyền thuyết về Thiên Hậu Thánh Mẫu và các bức tranh lớn vẽ cảnh bà đang hiển linh trên sóng nước Trong Trung điện đặt bộ lư “Phát lan” đúc năm Quang Tự thứ 12 (1886), hai bên là chiếc kiệu cổ và chiếc thuyền rồng cổ sơn son thếp vàng, chạm hình nhân (biểu tượng của sự may mắn, bình an trên biển) Hậu điện có 3 gian, trong đó gian giữa thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, Kim Hoa Nương Nương và Long Mẫu Nương Nương Hai gian phụ đặt các tượng thờ Quan Thánh, Địa Tạng, Thần Tài
3 Trang Trí Xung Quanh Chùa
Khu vực giữa các tòa nhà là Thiên tỉnh (giếng trời) tạo không gian thoáng đãng, đón nhận ánh sáng tự nhiên Trên nóc, diềm mái, hiên, vách tường của chùa gắn các tượng, phù điêu bằng gốm nung Các tượng, phù điêu này được tạo tác dựa theo các điển tích cổ Trung Quốc như Tam Quốc Chí, Đông Chu Liệt Quốc… và được bố trí hài hòa với các hình tượng khác như “tứ linh” (long, lân, quy, phụng), “lưỡng long tranh châu”, “bái tổ vinh quy”…
Trang 74 Cổ vật lưu giữ bên trong chùa
Cùng với kiến trúc đặc sắc, chùa còn lưu giữ hàng trăm cổ vật được chế tác công phu, tinh xảo như: kiệu sơn son thếp vàng, 9 bia đá, 2 đại hồng chung, 10 bức hoành phi, 23 câu đối, 41 tranh nổi Ngoài ra, chùa cũng có các pháp khí như: đỉnh trầm, lư trầm, lư hương bằng đá sa thạch do người Hoa thành kính dâng cúng Thiên Hậu Thánh Mẫu
Trang 85 Lễ vía và lễ hội hàng năm
Hàng năm, chùa Bà Thiên Hậu tổ chức long trọng lễ vía Bà từ ngày 22 đến 24/3 âm lịch với các nghi thức truyền thống và hoạt động văn hóa hấp dẫn như: lễ tắm Bà; múa lân, sư, rồng; biểu diễn nhạc dân tộc Lễ hội thu hút đông đảo người dân thành phố và
du khách thập phương tới chiêm bái, tham dự
Trang 96 Nguồn gốc của Bà Thiên Hậu
6.1 Nguồn gốc lịch sử
Theo học giả Vương Hồng Sển thì Bà Thiên Hậu vốn có tên thật là Lâm Mặc Nương, sinh ngày 23/3/960, tại đảo Mai Châu, Phúc Kiến Bà được mẹ mang thai tới 14 tháng mới sinh bà ra đời Điều này được xem là một chuyện vô cùng lạ lùng trên đảo Càng lạ lùng hơn là sau khi ra đời ít lâu, những năm tháng tuổi còn nhỏ, Lâm Mặc Nương liền bộc lộ khả năng thiên bẩm của mình ở lĩnh vực thiên văn khi thường xuyên nhìn sao trời đoán thời tiết, giúp đỡ dân chúng ngư phủ trong vùng
Trang 106.2 Truyền thuyết
Trong một lần, khi đang cùng cha và hai anh trên thuyền để đi bán muối ở tỉnh Giang Tây, nửa đêm đó thuyền của gia đình Lâm Mặc Nương gặp nạn, cha bà và hai anh
bị sóng biển cuốn trôi thế nhưng trong lúc ngủ, nhận thấy nguy hiểm bà liền xuất thần để cứu cha và các anh của mình Không may mắn là bà chỉ cứu được hai anh, còn cha thì bị cuốn đi mất dạng Kể từ khi đó, chuyện lạ về khả năng màu nhiệm này của Lâm Mặc Nương đã loan đi xa bà vô tình trở thành vị nữ thần được nhiều ngư dân tôn sùng Họ thường xuyên khấn vái bà trong những lúc tàu thuyền gặp nguy nan
Trang 117 Chính phủ công nhận
Là ngôi miếu quan trọng nhất ở Thành phố đặt thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu cùng một
số hiện vật quý trong miếu, ngày 07/01/1993 miếu được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật theo quyết định số 43-VH/QĐ của Bộ Văn hóa thông tin
Trang 12TÀI LIỆU KHAM KHẢO
Link video bài thi môn nghệp vụ:
https://drive.google.com/file/d/1qAvwmwMfld7bggxRPp7KzB2eFs1fg3AU/view? usp=sharing
Link nguồn: chùa bà thiên hậu - Tìm trên Google