1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

bài thuyết minh các điểm du lịch chùa vĩnh tràng, trại rắn đồng tâm, tuyến trình cầu mỹ tho, mỹ thuận, cần thơ, đình cổ, nhà cổ bình thủy, bảo tàng cần thơ, chợ nổi cái răng, cồn phụng bến tre, cồn thới sơn,

21 3,1K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 40,52 KB

Nội dung

Bộ Thập bát La hán thượng kỳ thú là những tác phẩmtượng tròn độc đáo được các nghệ nhân Nam Bộ tạc vào những năm đầu thế kỷ20.Chùa được xây cất do công trình kiến trúc của nhiều người, t

Trang 1

1 CHÙA VĨNH TRÀNG

Chùa Vĩnh Tràng là một ngôi chùa ở ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong, thành phố

Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam Đây là một ngôi chùa nổi tiếng ở Nam Bộ,được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, và là một điểm hành hương

và du lịch nổi tiếng

Đầu thế kỷ 19, chùa được ông bà Bùi Công Đạt bắt đầu xây dựng Năm

1849, Hòa thượng Thích Huệ Đăng ở chùa Giác Lâm (Gia Định) về trụ trì đã tổchức xây dựng thành ngôi đại tự và đặt tên là chùa Vĩnh Trường với ngụ ý ước chochùa được "Vĩnh cửu đối sơn hà, trường tồn tề thiên địa" Người dân vùng lân cậnđến nay vẫn quen gọi là chùa Vĩnh Tràng

Năm 1907, Hòa thượng Chánh Hậu đã cho trùng kiến ngôi chùa, pha hòa cảnét kiến trúc Á - Âu

Kiến trúc

Chính điện được bài trí trang nghiêm Chùa còn bảo tồn nhiều tượng cổ, baolam chạm trổ công phu Bộ Thập bát La hán thượng kỳ thú là những tác phẩmtượng tròn độc đáo được các nghệ nhân Nam Bộ tạc vào những năm đầu thế kỷ20.Chùa được xây cất do công trình kiến trúc của nhiều người, trong nhiều năm, làmột chùa lớn, được kiến trúc khá tinh vi, đa dạng theo lối kiến trúc tổng hợp Á -

Âu (Pháp, La Mã, Thái, Miên, Chàm) Tuy nhiên, chùa vẫn mang đậm nét lối kiếntrúc điêu khắc truyền thống Việt Nam

Chùa Vĩnh Tràng được kiến trúc theo dạng chữ Quốc, gồm 4 gian nối tiếpnhau (tiền đường, chánh điện, nhà tổ và nhà hậu) rộng 14.000 m², dài 70 m, rộng

20 m, xây bằng xi măng và gỗ quý, nền đúc cao 1 m, xung quanh xây tường vữngchắc

Phía trong gian chính điện và nhà tổ làm theo kiểu Trung Quốc nhưng vẫngiữ được nét kiến trúc Việt Nam, nối hai gian này là một khoảng nhỏ có hòn non

bộ ở giữa, hòn non bộ này phác họa lại cảnh thiên nhiên sinh động mang bản sắc

Trang 2

Việt Nam, điều đó chứng tỏ rằng tổ tiên ta nhễ muốn đưa thiên nhiên vào tận nhà.Đúng trên hòn non bộ nhìn về mặt sau gian chánh điện, hai bên nhà cầu, mặt trướcnhà tổ, ta sẽ thấy lối kiến trúc Rôma với những hàng đá hoa màu sắc sặc sỡ củaPhápđược trang trí trên thành nóc, trên những cột xây bằng xi măng kiểu cách.Đivào từng gian ta sẽ thấy một màu vàng óng ánh được thếp rên các hình chạm, trêncác tượng phật Đáng chú ý hơn cả là những đôi long trụ trong gian chính điện, đó

là những cây cột tròn to, bằng gỗ quý kiến trúc theo kiểu "thượng thu hạ cách"

Trước chùa có 2 cổng Tam quan kiểu võ rất tinh xảo, xây theo kiểu cổ lầu đểhình hòa thượng Lê Ngọc Xuyên đúng trên bậc đúc bằng xi măng, cửa ngõ này cẩntoàn bằng đồ sứ có giá trị (sứ Trung Hoa, Việt Nam) in hình long, lân, quy,phượng Canh, mục, ngư tiều, mấy câu đối cũng cẩn bằng miếng chai nổi màu sắcóng ánh trông rất đẹp

Tóm lại, bằng những vất liệu gỗ, những nhà kiến trúc, nhà điêu khắc cuốithế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã chạm khắc những hình tượng mang màu sắc tôngiáo huyền ảo, thoáng đượm vẻ vương quyền, qua đó ta thấy được những côngtrình điêu khắc của người xưa - qua những hình tượng sống động ấy ta thấy rõ cuộcsống vui tươi và ý chí vươn lên của dân tộc Việt Nam - một dân tộc tự nhận mình

là dòng dõi con rồng cháu tiên thể hiện qua chạm khắc hình tượng tứ linh

Chùa Vĩnh Trường được trang bị trên 60 tượng phật đúc bằng gỗ, đồng, đấtnung, xi măng, đa số tượng bằng gỗ, tất cả được thếp vàng óng ánh và được tạovào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 Riêng 3 tượng đồng (Di đà, cao 98 cm, Quan

Âm và Thế Chí cao 93 cm) được tạo tác giữa thế kỷ 19

Bên cạnh những pho tượng, hiện vật còn lại trong chùa này phải kể dến làĐại Hồng Chung mang tên Pháp Bảo Chuông cao 12 cm, nặng khoảng 150 kgđược đúc giữa tháng 5 năm 1854 trên đó khắc chữ "Vĩnh Trường Tự" Hiện nayPháp Bảo Chuông không sử dụng được, bị hỏng do nằm lâu dưới nước sau thờigian thất lạc

Trang 3

Ngoài ra trong chùa hiện nay còn hơn 20 bức tranh sơn thủy rất giá trị Tuyảnh hưởng tranh vẽ Trung Quốc nhưng những bức vẽ này mang đậm nét dân gianViệt Nam, in hình "Mai, lan, cúc, trúc" in hình phong cảnh Việt Nam rất nên thơ.

Đó là công trình của Long Giang cư sĩ phác họa năm 1904 Điều đáng chú ý lànhững bức hoành, câu đối trong chùa được điêu khắc chữ nổi thếp vàng như nhữngchữ "Hoàng kim bửu điện" được khắc từ 1851 đến nay vẫn còn khá đẹp

Từ trước tới nay, ngôi chùa vẫn được bảo quản tốt, bổn đạo khắp nơi vẫnthường đến viếng, góp tiền của cho việc tu sửa chùa, các tu sĩ trong chùa vẫn chútrọng công tác bảo vệ chùa Gần đây, chùa đã xây dựng thêm một tượng Phật đừngrất vĩ đại Tượng màu trắng, diễn tả Phật đang đứng trông nom chúng sinh các cõi.Tượng Phật được nhiều người địa phương cho là biểu tượng của ngôi chùa hiệnnay

Những đời hòa thượng trụ trì

Chùa Vĩnh Trường được xây cất năm 1849, trước đó, chùa mới chỉ là mộtcái am nhỏ, mái lá vách đất, quang cảnh hoang vu, do ông Bùi Công Đạt kiến tạo.Năm 1849, Hòa thượng Huệ Đăng khởi tạo xây chùa, ngoài việc lo kinh kệ, HuệĐăng còn gánh đất đắp nền cùng với nhiều đạo hữu đến giúp Năm 1864, HT HuệĐăng mất trong lúc công việc chưa hoàn tất Do Sư không có đệ tử kế truyền nênbổn đạo thỉnh ông Minh Đề làm trụ trì

Năm 1878, Hòa thượng Minh Đề tịch hòa thượng Quản Ân thay thế đượcmột thời gian rồi đi du học ở Thái Lan Bổn đạo thỉnh sư Minh Truyện về chủ trìđược một thời gian rồi cũng chuyển đi nơi khác Vì chùa không có người chủ trìnên phật tử trong bổn đạo họp nhau lại bàn bạc và nhất trí đến hội ý Hòa thượng

Tổ Từ Trung, Hoà thượng Trung (chùa Bửu Lâm, Mỹ Tho) đến thỉnh Hòa thượngTrà Chánh Hậu (hiệu là Quảng Ân) về trụ trì, tiếp tục công việc của Hòa thượngHuệ Đăng

Năm 1907, Hòa thượng Trà Chánh Hậu bắt đầu trùng tu lại ngôi chùa, tầng 1của gian chánh điện được xây cất Hòa thượng Lê Ngọc Xuyên, pháp danh Tục

Trang 4

Thông, tự Tâm Liễu, pháp hiệu An Lạc là đệ tử kế thế của Hòa thượng Quảng Ânlên thay Đến năm 1930, Sư lo chỉnh trang nóc chùa và mặt dựng bốn phía chùa.Cuối 1930, chùa được hoàn tất thêm 3 gian và tầng 2 của gian chánh điện.Năm 1933, Sư cho xây 2 cổng Tam quan và xây rào xung quanh Ngày 22 tháng

6 năm 1939, Hòa thượng Quảng Ân qua đời, thọ 67 tuổi

Thượng tọa Thích Trí Long là đệ tử được Hòa thượng Lê Ngọc Xuyên dichúc làm Trụ trì nhưng vì Thích Trí Long mới 19 tuổi nên thầy yết ma Tục Chơn

tự Tâm Giác, là anh ruột của hòa thượng Tục Thông thay quyền trụ trì và làm vị sưbảo hộ Ngày 25 tháng 3 năm 1954, thầy Yết ma Tục Chơn mất (thọ 94 tuổi),Thượng tọa Thích Trí Long chính thức trụ trì cho đến ngày nay

Tọa lạc trên địa phận xã Mỹ Phong, TP Mỹ Tho, Tiền Giang, chùa VĩnhTràng là một di tích kiến trúc nghệ thuật cổ, độc đáo của miền Tây Nam Bộ Dângian nói rằng: Đến Tiền Giang, nếu đã tham quan hương vị sông nước miệt vườn ở

cù lao Thới Sơn, ngắm khu bảo tồn thiên nhiên ở trại rắn Đồng Tâm rồi… thì phảithưởng thức vẻ đẹp kết hợp nét kiến trúc châu Âu lẫn châu Á của chùa Vĩnh Tràngmới là trọn vẹn

Theo tỉnh lộ 22 về hướng Đông Bắc TP Mỹ Tho chừng 5km, chùa Vĩnh Trànghiện ra uy nghiêm trong lạc cảnh thanh tịnh Điều làm cho du khách ngạc nhiênnhất khi đến đây là kiến trúc của ngôi chùa này Kiểu kiến trúc ấy không giống nhưnhững ngôi chùa truyền thống Việt Nam với mái uốn cong, với những trạm khắclong phụng mà mang một nét rất riêng biệt Mới nhìn chùa từ xa, du khách thấychùa có nét giống những ngôi đền của Cam-pu-chia, vừa lại giống một ngôi nhà cổcủa Pháp hoặc một lâu đài nào đó của I-ta-li-a…

Điểm thu hút ánh mắt du khách đầu tiên là vẻ đẹp rực rỡ của cổng Tam quan.Khu cổng này do những nghệ nhân xứ Huế thực hiện vào năm 1933 theo kiểu cổlầu Nét độc đáo của cổng thể hiện ở nghệ thuật ghép mảnh sành, mảnh sứ tạo nênnhững bức tranh màu sắc hài hòa, kể về sự tích nhà Phật, những câu chuyện dân

Trang 5

gian, miêu tả tứ quý, tứ linh, hoa lá… Tất cả đều thể hiện sự sống động vui tươi.Ngôi chùa được xây dựng theo dạng chữ “quốc” của Hán tự, gồm bốn gian nối tiếpnhau: Tiền đường, chánh điện, nhà tổ và nhà hậu Chánh điện được xây dựng theolối kiến trúc kết hợp á âu với những hàng cột thanh mảnh vòm cong, có bộ phùđiêu bát tiên cưỡi thú Trên nóc chùa có 5 mái nhô cao, tượng trưng cho Ngũ hànhtheo quan niệm phương Đông.

Chùa Vĩnh Tràng đang bảo tồn hơn 60 tượng Phật đúc bằng gỗ, đồng, đấtnung… được thếp vàng óng ánh và được tạc vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

Có giá trị nghệ thuật nhất là bộ tượng bằng gỗ 18 vị La Hán ở hai bên tường chánhđiện được tạc vào đầu thế kỷ XX, mỗi tượng cao khoảng 0, 8m Bộ tượng này làđỉnh cao của nghệ thuật tạc tượng tròn của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.Mỗi vị La Hán cưỡi trên lưng một con mãnh thỏ, tay cầm bửu bối, tượng trưng chocác giác quan mà giáo lý nhà Phật gọi là “lục căn” Khuôn viên chùa là nhữngvườn cây cảnh trồng nhiều loại hoa thơm cỏ lạ, những hồ nước thơm ngát hươngsen và những cây cổ thụ che trùm bóng mát, tạo nên sự hài hòa tuyệt vời giữakhung cảnh thiên nhiên với không gian kiến trúc

Nhân dân địa phương kể rằng, trước kia chùa vốn là một thảo am, do ông Trihuyện Bùi Công Đạt thời vua Minh Mạng xây cất vào khoảng đầu thế kỷ XIX Đếnnăm 1849, Hòa thượng Thích Huệ Đăng trụ trì tổ chức xây dựng thành ngôi đại tự

và đặt tên là “Vĩnh Tràng” Theo các chuyên gia văn hóa thì có thể xem chùa VĩnhTràng là sự phản ánh lịch sử mỹ thuật của đất Tiền Giang nói riêng, Nam Bộ nóichung Hằng ngày, ngoài thiện nam tín nữ phật tử đến chiêm bái, còn có nhiềukhách du lịch đến tham quan chùa Vĩnh Tràng Du khách đến đây, vừa tìm về chốntâm linh thanh bình, vừa chiêm ngưỡng vẻ đẹp của một di sản văn hóa quốc gia Nét độc đáo của cổng tam quan này thể hiện ở nghệ thuật ghép mảnh sành sứ cógiá trị (sứ Trung Hoa, Việt Nam) minh họa lịch sử nhà Phật, in hình long, lân, quy,phượng, canh, mục, ngư, tiều, mấy câu đối cũng cẩn bằng miếng chai nổi màu sắcóng ánh trông rất đẹp

Trang 6

Tượng phật Di Lặc cao 20m, có chiều dài 27m, chiều rộng 18m, tổng trọnglượng nặng 250 tấn, được tạo hình ở tư thế an tọa rất gần gũi cuộc sống với nụ cười

an nhiên và chiếc bụng to đặc trưng của ngài Di Lặc

Kiến trúc khá tinh vi, đa dạng theo lối kiến trúc tổng hợp Á – Âu (Pháp, La

Mã, Thái, Miên, Chàm)

Mặt tiền chùa Vĩnh Tràng lại mang một kiến trúc kết hợp giữa phương Đông

và phương Tây

Giữa không gian trống của phía sau chánh điện và nhà tổ còn có một hòn non

bộ phác họa cảnh núi non chùa tháp, thiên nhiên hữu tình mang đậm bản sắc ViệtNam

2 TRẠI RẮN ĐỒNG TÂM

Nằm cách thành phố Mỹ Tho về phía Tây khoảng 9km, Trại rắn Đồng Tâm(còn gọi là Trung tâm Nuôi trồng Nghiên cứu Chế biến Dược liệu Quân khu 9)thuộc xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang là một trung tâm nuôi rắnlớn nhất và chữa trị rắn cắn cho bà con khu vực Đồng bằng sông Cửu Long Nơiđây từ lâu đã trở thành một địa điểm tham quan hấp dẫn đối với du khách trongnước và quốc tế

Được thành lập ngày 27/10/1979 trên một vùng đất đầy mìn và dây kẽm gaicủa Mỹ để lại, Trại rắn Đồng Tâm có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, nuôi trồng,bảo tồn các loại rắn quý và cây con làm thuốc, chế biến thuốc y học dân tộc, cấpcứu và điều trị rắn độc cắn cho cán bộ và nhân dân trong vùng Trại rắn Đồng Tâm

đã trở thành một trung tâm khoa học và có nhiều cống hiến trong vấn đề trị bệnhcho nhân dân nên được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động năm1989

Hiện nay, tổng diện tích của Trại rắn Đồng Tâm lên đến 12ha gồm khu vựcnuôi các loài rắn quý như hổ mang chúa, hổ mang đất, rắn lục dồ, rắn hổ mèo ,

Trang 7

các khu trồng dược liệu, bệnh viện điều trị rắn cắn, phòng nghiên cứu, khu bảo tồnđộng vật, bảo tàng rắn

Rắn hổ mang chúa là loài rắn cực độc, ví như "vua" của các loài rắn, đượcxếp bậc "E" trong sách đỏ Việt Nam.Rắn bò nhanh như mây gặp gió nên còn đượcgọi là hổ mây.Rắn hổ mang chúa mỗi năm đẻ một lứa và mỗi lứa được mộtcon.Hiện nay, Trại rắn đồng Tâm có khoảng 200 con rắn hổ mang chúa bố mẹ vànhiều con non từ 3 tháng tuổi đến một năm

Rắn hổ mang đất là loài rắn độc, quý được nhà nước bảo vệ và xét bậc "T"trong sách đỏ Việt Nam.Một gram nọc rắn này có thể giết chết 160 người có trọnglượng trung bình 60kg.Rắn hổ mèo, loài rắn chủ yếu sống ở miền núi, miền trung

du cũng là loài rắn độc Khi xem nên tránh xa vì chúng có thể phun nọc xa từ 1,4đến 1,6 mét Rắn lục đầu dồ lẩn khuất trong những chiếc lá màu xanh có vẻ hiềnhậu, chậm chạp nhưng khi có động, chúng mổ nhanh như chớp Nọc độc của loàinày sẽ làm xuất huyết, làm vỡ các mạch máu, làm nạn nhân trụy tim mạch và tửvong

Bình quân mỗi năm, Trung tâm tiếp nhận hơn 1000 nạn nhân bị rắn độccắn Với mục đích tất cả vì nhân dân phục vụ, năm 2005, Trại rắn Đồng Tâm đượcnhà nước và các bộ, ngành đầu tư hơn 10 tỉ đồng xây dựng khoa cấp cứu rắn độc,nhà xưởng và các trang thiết bị máy móc để phục vụ tốt hơn nhu cầu điều trị bệnhcho nhân dân Từ tháng 3/2006, các bệnh nhân đến đây được chữa trị miễnphí.Mấy chục năm qua, Trung tâm đã cứu sống hàng chục ngàn nạn nhân bị rắnđộc cắn Trung tâm có những chuyên gia và đội ngũ y bác sĩ trình độ cao với bềdày kinh nghiệm điều trị rắn độc cắn Ngoài điều trị, nơi đây còn trực tiếp côngviệc lấy nọc rắn hổ mang, hổ chúa, rắn lục để làm thuốc trị bệnh và điều chế huyếtthanh trị rắn và trồng các cây thuốc Việt Nam Nơi đây có hàng trăm loài thuốc trịbệnh từ cảm cúm, nhức đầu, đến trị bệnh tim, gan, dạ dày và điều trị cả rắn độccắn

Trang 8

Trại rắn Đồng Tâm còn là điểm tham quan độc đáo, nằm trong tour du lịch

Mỹ Tho - Cù lao Thới Sơn - Trại rắn Đồng Tâm Các hướng dẫn viên du lịch sẽgiúp bạn tìm hiểu từng loại rắn từ đặc điểm, sinh lí, cách phân biệt rắn độc hoặckhông độc để chúng ta phòng ngừa tự cấp cứu khi không may bị rắn cắn Tại đây,

du khách như lạc vào vương quốc của những chú rắn với hàng trăm loài rắn khácnhau Từ những chú rắn nước, rắn ráo hiền lành cho đến những ngài rắn hổ mang,

hổ ngựa có nọc độc, sẵn sàng phùng mang ra để đe doạ và cảnh cáo đối phương.Những chú rắn uốn thân mình quanh những cành cây, gây cho những người đếntham quan nơi đây một cảm giác hết sức thú vị Ngoài ra, khách du kịch còn đượcchiêm ngưỡng nhiều loài động vật quý hiếm khác như trăn, cá sấu, ba ba…nhữngloài có nguy cơ bị tuyệt chủng tại Việt Nam Nơi đây còn có Nhà bảo tàng rắn vớihơn 40 tiêu bản loài rắn và đã được đưa vào sách kỉ lục Việt Nam là Bảo tàng rắnđầu tiên của Việt Nam

Ngoài việc tìm hiểu về các loại rắn, đến đây bạn sẽ được tận hưởng khôngkhí trong yên tĩnh của những vườn cây ăn trái gợi nhớ về một vùng quê yên ả Mỗinăm, có khoảng 30 đến 40 ngàn du khách quốc tế và trong nước đến tham quan nơiđây

3 TUYẾN HÀNH TRÌNH MỸ THO – CẦU MỸ THUÂN – CẦU CẦN

THƠ

( Đi theo Quốc lộ 1A)

- Từ TP Mỹ Tho, chúng ta sẽ đi theo đường Ấp Bắc rồi rẽ vào QL 60

- Tại chỗ đường vòng, đi theo lối ra thứ 3 để lên QL1

- Lần lượt đi qua Nhà hàng Trung Lương, Nghĩa trang liệt sĩ TiềnGiang, Thị trấn Cai Lậy, Cầu Cai Lậy, Bệnh viện đa khoa Cái Bè, Cầu Thông Lưu,Cầu Trà Lọt, Nghĩa trang liệt sĩ Cái Bè, Cầu Cổ Cò, Cầu An Hữu, Cầu Chéo, Cầu

Mỹ Thuận, Nghĩa Trang liệt sĩ tỉnh Vĩnh Long, Trường đại học Mê Kong, Trường

Trang 9

Đại học Cửu Long, Cầu Ba Càng, Cầu Mù U, Chộ Rạch Múc, Cầu Trà Và Lớn,Cầu Trà Và Nhỏ, Cầu Trà Ôn và cuối cùng là Cầu Cần Thơ.

- Những địa điểm thuyết minh:

Cầu Mỹ Thuận là một cây cầu được xây dựng bắc qua sông Tiền, nối liền

hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long Cầu nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 125 km

về hướng Tây Nam, trên Quốc lộ 1A, là trục giao thông chính của vùng đồng bằngsông Cửu Long Đầu cầu phía Bắc thuộc xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh TiềnGiang; đầu cầu phía Nam thuộc xã Tân Ngãi, thành phố Vĩnh Long, tỉnh VĩnhLong Vượt qua sông Tiền nối với tỉnh Tiền Giang Cầu Mỹ Thuận là cây cầu dâyvăng đầu tiên được xây dựng ở Việt Nam, mở đầu cho công nghệ xây dựng cầudây văng bắc qua eo biển hay các con sông lớn ở nước này

Cầu Mỹ Thuận được khởi công xây dựng vào ngày 6 tháng 7 năm 1997 vàđược khánh thành vào ngày 21 tháng 5 năm 2000 Đây là cây cầu treo dây văngtheo hình rẻ quạt (semi-hanp) với hai mặt phẳng dây cách nhau 18,6m do các công

ty Baulderstone Hornibrook của Úc và Cienco 6 của Bộ Giao thông Vận tải thiết

kế và thi công, với chi phí 90,86 triệu đôla Úc, trong đó chương trình AusAid củachính phủ Úc góp 66% và chính phủ Việt Nam là 34%

Tổng chiều dài của cầu là 1.535 m, hai cầu dẫn mỗi bên 11 nhịp, mỗi nhịp

40 m Chiều dài phần cầu chính là 650 m, chia thành 3 nhịp, hai nhịp bên mỗi nhịpdài 150 m, nhịp giữa dài 350 m Chiều cao của cầu là 116,5 m và độ cao thôngthuyền là 37,5 m Mặt cầu rộng 23,6 m chia thành 4 làn xe cơ giới ở giữa và hai làncho người đi bộ và xe thô sơ hai bên Tháp cầu hình chữ H bằng bê tông cốt thépcao 123,5 m (tính từ đỉnh bệ cọc), 84,43m (tính từ mặt cầu) Toàn cầu có 128 dâyvăng chia thành 8 nhóm, mỗi nhóm có 16 dây

Cầu Mỹ Thuận là một kết nối quan trọng của quốc lộ 1A, nối đồng bằngsông Cửu Long với thành phố Hồ Chí Minh và sự ra đời của cầu Mỹ Thuận đã pháthế cô lập giữa hai bên bờ sông Tiền, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội cho

Trang 10

người dân trong khu vực Tiền Giang và Vĩnh Long nói riêng cũng như Vùng Đồngbằng sông Cửu Long nói chung

Cầu Cần Thơ là cây cầu bắc qua sông Hậu, nối thành phố Cần

Thơvà tỉnh Vĩnh Long Tại thời điểm hoàn thành (2010), đây là cây cầu dâyvăngcó nhịp chínhdài nhất tại khu vực Đông Nam Á

Cầu Cần Thơ được khởi công xây dựng ngày 25 tháng 9 năm 2004 Ban đầu,công trình được dự kiến hoàn thành vào ngày 14 tháng 12 năm 2008, tuy nhiên sau

sự kiện Sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơngày 26 tháng 9 năm 2007, công trình phảidừng thi công để điều tra tai nạn Vì vậy tiến độ hoàn thành bị chậm trễ hơn 1 năm.Cuối cùng, cầu cũng được khánh thành vào lúc 09h00 sáng ngày 24 tháng 4 năm2010

Cầu xây dựng dựa vào nguồn vốn vay ODA Nhật Bản Tổng mức đầu tưkhoảng 4.832 tỷ VNĐ (khoảng 37 tỷ yen Nhật) NIPPON KOEI – CHODAI vànhà thầu chính là liên danh TAISEI – KAJIMA – NIPPON STEEL (TKN) Chủđầu tư là Bộ Giao thông vận tải (Bộ trưởng đương nhiệm là Hồ Nghĩa Dũng) Đạidiện chủ đầu tư quản lý dự án làBan quản lý dự án Mỹ Thuận (PMU MỹThuận) (Tổng Giám đốc đương nhiệm là Kỹ sư cầu đường Dương Tuấn Minh) Tưvấn giám sát quốc tế Liên danh Nippon Koei - ChoDai, Nhà thầu chính Liên danhTaisei - Kajima - Nippon Steel (nhà thầu TKN), Nhà thầu phụ VSL(Thụy Sỹ),Mitsui Thăng Long (MTSC) (Liên doanh Việt Nhật về kết cấu thép, NM tại HàNội)

Tổng chiều dài toàn tuyến là 15,85km (bao gồm: phần đường dẫn vào cầuphía Vĩnh Long dài 5,41km; phần cầu chính và nhịp dẫn dài 2,75km; phần đườngdẫn vào cầu phía Cần Thơ dài 7,69km) Quy mô mặt cắt ngang cầu có chiều rộng23,1m (bao gồm: bốn làn xe, mỗi làn rộng 3,5m và hai lề bộ hành, mỗi lề rộng2,75m) Độ tĩnh không thông thuyền cao là 39m (với chiều rộng tĩnh không thôngthuyền ngang tương ứng là 200m) đảm bảo cho tàu có trọng tải 10.000DWT lưuthông qua lại Trụ tháp có chiều cao tính từ mặt nước là 164,80 m và tính từ mặt

Ngày đăng: 28/08/2017, 18:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w