Với đặc điểm kinh doanh của đơn vị, chi phí được tập hợp theo lệnh sản xuất. Do vậy, khi đến kỳ tính giá thành LSX nào chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí tập hợp cho LSX đó được coi là sản phẩm dở dang và giá trị sản phẩm dở dang tại DN được tính theo khoản chi phí nguyên vật liệu đã xuất trực tiếp cho sản xuất sản phẩm.
Minh hoạ tính giá sản phẩm dở dang của sản phẩm “Hộp bánh Long Cake
12c”
Lệnh sản xuất 5650 ngày 26/12/2010 sản phẩm là hộp bánh Long Cake
12c được đưa xuống xưởng sản xuất. Và ngày lệnh sản xuất này hoàn thành là ngày 5/1/2011. Do vậy, tại ngày 31/12/2010 kế toán chốt sổ tính giá thành và lập báo cáo thì lệnh sản xuất 5650 chưa hoàn thành và toàn bộ phần chi phí nguyên vật liệu chính đã xuất dùng cho sản phẩm được cho là sản phẩm dở dang và có trong số dư cuối kỳ của Tk 154. Căn cứ vào sổ chi tiết Tk 62111, Tk 62112 ta tính được giá trị sản phẩm dở dang của LSX 5650:
Giá trị sản phẩm dở dang = 4.758.930 (chi phí giấy) + 257.540 (chi phí mực in) = 5.016.470 đồng.
2.2
Tính giá thành sản xuất của sản phẩm tại công ty.
2.2.1 Đối tượng và phương pháp tính giá thành.
Sau khi hoàn thiện việc tập hợp CPSX, căn cứ vào các sổ chi tiết Tk 621, Tk 622, Tk 627, tk 154 kế toán giá thành tiến hành tính giá thành sản phẩm.
Việc tính giá thành chỉ được tiến hành khi lệnh sản xuất được hoàn
thành. Đối tượng tính giá thành là sản phẩm của LSX đó và phương pháp tính giá thành được áp dụng tại đơn vị là phương pháp trực tiếp giản đơn.Vì vậy, tổng chi phí đã tập hợp theo lệnh sản xuất đó là tổng giá thành sản phẩm và giá thành đơn vị được tính bằng cách lấy tổng giá thành sản phẩm chia cho số lượng sản phẩm trong lệnh sản xuất đó.
Đối với những LSX đến kỳ tính giá thành, kỳ báo cáo chưa hoàn thành
thì toàn bộ chi phí tập hợp theo LSX đó đều được coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ và chuyển sang kỳ sau.
Phương pháp tính giá thành sản phẩm: phương pháp trực tiếp giản đơn.
Tổng giá thành sản phẩm = Dở dang đầu kỳ+ Phát sinh trong kỳ – Dở dang cuối kỳ.
2.2.2 Quy trình tính giá thành sản phẩm.
Vào cuối mỗi tháng, kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm. Kế toán tiến hành lọc các chi phí phát sinh trên từng sổ chi tiết TK 621, 622 đã được phản ánh theo từng lệnh sản xuất, còn các khoản chi phí cần phân bổ TK 6212, 627 được tiến hành phân bổ theo tiêu thức phân bổ cho từng lệnh sản xuất. Sau đó kế toán tiến hành lập thẻ tính giá thành cho sản phẩm hoàn thành trong tháng. Minh hoạ thẻ tính giá thành sản phẩm tút Aroma Ivory
Chi phí giấy được lấy trên sổ chi tiết tk 62111 : 5.914.485 Chi phí mực in được lấy trên sổ chi tiết tk 62112: 437.580
Các chi phí NVL phụ được tiến hành phân bổ cho lệnh sản xuất.
Biểu số 2.35: Thẻ tính giá thành sản phẩm
THẺ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Phân xưởng: IN
Sản phẩm: 10I3586 - Tút Aroma Ivory: i5/b4n+b4c/ko Tháng 12 năm 2010
Số lượng nhập 10.200
STT Tài khoản Tên yếu tố chi phí DD đầu
kỳ PS trong kỳ DD cuối kỳ Giá thành sản xuất Giá thành Đơn vị 1 62111 Chi phí giấy 5.914.485 5.914.485 579,85 2 62112 Chi phí mực in 437.580 437.580 42,90 3 62121 CP VL phụ cho máy in 46.123 46.123 4,52 4 62122 CP VL Phụ sau in 169.399 169.399 16,61 5 6221 CP NCTT theo FSX 409.882 409.882 40,18 6 6222 CP NC phân bổ 728.575 728.575 71,43 7 6271 CP NV phân xưởng 53.809 53.809 5,28 8 62741 CP KH TSCĐ riêng 140.678 140.678 13,79 9 62742 CP KH TSCĐ chung 130.994 130.994 12,84 10 62744 CP KH TSCĐ máy in Offset 51.398 51.398 5,04 11 6277 CP dịch vụ mua ngoài 556.873 556.873 54,60 Cộng 7.075.028 7.075.028 693,63 Lập, ngày tháng năm
Phần 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Bao Bì và In Nông Nghiệp.
3.1 Đánh giá chung về thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty.
Qua thực tế tìm hiểu tại đơn vị, em xin có vài ý kiến để nhận xét về công việc kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại DN.
Trước hết, phải kể đến những ưu điểm của công việc kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại DN. Ngay từ đầu, DN đã xây dựng được hệ thống định mức chi phí đến từng đơn vị sản phẩm và hệ thống tiêu chuẩn chặt chẽ cho sản phẩm khi trải qua từng khâu. Cùng với sự kết hợp chặt chẽ giữa các cấp, các phòng ban với nhau trong việc quản lý chi phí đã mang lại sự sản xuất nhuần nhuyễn và sự phát triển thịnh vượng cho DN.
Chẳng hạn như việc quản lý NVL, khi nhận được đơn hàng từ khách
hàng, phòng kinh doanh sẽ tiến hành xem xét lượng NVL tồn trong kho xem có đủ để sản xuất không; tiếp đó chuyển sang phòng kỹ thuật, lượng NVL này lại được kiểm tra để đảm bảo khả năng sản xuất; và khi LSX được chuyển sang phòng kế toán lại 1 lần nữa có sự đối chiếu giữa kế toán vật tư và thủ kho để đảm bảo việc sản xuất không bị gián đoạn. Sử dụng NVLC được khoán cho phân xưởng sản xuất: nếu tiết kiệm được NVL được thưởng định mức TK 621, nếu làm vượt quá định mức bù hao sẽ bị phạt định mức tk 621. Cuối mối quý, phòng Kế toán tiến hành kiểm kê thực tế hàng tồn kho, đôn đốc xưởng sản xuất nhập kho ngay các vật liệu dở dang.-Trích bảng định
mức bù hao-
Ba tháng 1 lần phòng Hành chính nhân sự rà soát lại định mức đã ban
hành nếu mức lao động thực hiện nhỏ hơn 80% hoặc lớn hơn 120% mức được giao thì đề nghị Giám Đốc điều chỉnh lại.
ĐỊNH MỨC BÙ HAO CỦA BỘ PHÂN IN FLEXO ST
T
QUY CÁCH-CHỦNG LOẠI QĐ CHUNG TLBH CÁC QĐ KHÁC
A IN BAO
2 Từ 200.000 nhãn trở lên 4 màu trở lên 5,5% Bao gồm cả nổi
3 màu trở xuống 4,0% Bao gồm cả nổi
3 Từ 50.000 nhãn - dưới 200.000 nhãn 4 màu trở lên 10,0% Bao gồm cả nổi
3 màu trở xuống 8,0% Bao gồm cả nổi
4 Dưới 50.000 nhãn và in thử 4 màu trở lên 20,0% Bao gồm cả nổi
3 màu trở xuống 15,0% Bao gồm cả nổi
B IN TÚT VÀ CẮT TỜ RỜI
2 Từ 20.000 trở lên 4 màu trở lên 5,0% Bao gồm cả nổi
3 màu trở xuống 3,5% Bao gồm cả nổi
3 Từ 5000 tờ đến dưới 20.000 tờ 4 màu trở lên 9,5% Bao gồm cả nổi
3 màu trở xuống 7,5% Bao gồm cả nổi
4 Dưới 5000 tờ và in thử 4 màu trở lên 19,0% Bao gồm cả nổi
3 màu trở xuống 14,0% Bao gồm cả nổi
C IN MÀNG NHÔM
In phủ, tương đương in phủ TL 103% so với SL đã xuất đã trừ bù hao lượng mực phủ
In nét Xuất bao nhiêu nhập bấy nhiêu
In thử màng nhôm: + khổ nhôm <18cm SL nhôm được phép sd trong 1 lân in thử là: 1 kg
+ Khổ nhôm >18cm SL nhôm được phép sd trong 1 lần in thử là: 1,5 kg
In thử dải màu SL được phép sd trong 1 lần in thử dải mầu là: 150m
Tiếp đó, việc kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo từng lệnh sản xuất là hoàn toàn đúng đắn phù hợp với đặc điểm kinh doanh, cơ cấu tổ chức sản xuất tại DN với hệ thống sổ khoa học đã cung cấp kịp thời và chính xác các thông tin về giá thành cho ban lãnh đạo công ty, giúp họ thấy được các thiếu sót tồn đọng và nhanh chóng tìm ra các biện pháp tiết kiệm chi phí, làm giảm giá thành. Không chỉ thế, nhất là trong thời buổi cạnh tranh hiện nay, giá thành là căn cứ xác đáng nhất để DN đưa ra giá bán hợp lý cho sản phẩm vừa đảm bảo tính cạnh tranh vừa đảm bảo đem lại lợi nhuận cao cho DN. Và điều đó đã được chứng minh bằng việc lợi nhuận mà DN có được ngày càng tăng qua các năm và các đơn đặt hàng mà DN nhận được ngày càng tăng và không chỉ là các đơn đặt hàng trong nước mà còn cả nước ngoài.
Và với các chính sách hợp lý như trả lương cho công nhân theo sản phẩm, thưởng khi sản phẩm đạt chất lượng tốt, phạt khi công nhân làm hỏng sản phẩm, vi phạm các qui định trong DN. Đã tạo nên tính kỷ luật, động lực làm việc và tác phong làm việc chuyên nghiệp trong đơn vị góp phần thúc đẩy sản xuất, tiết kiệm thời gian sản xuất làm giảm chi phí.
Không chỉ thế, các chi phí gián tiếp tại đơn vị còn được phân bổ theo nhiều tiêu thức đa dạng như tiêu chuẩn số lượng trang in đối với những chi phí sản xuất chung phát sinh không tách riêng được của 2 bộ phận in; sử dụng tiêu thức phân bổ là số lượng trang bế, số lượng hộp dán để phân bổ chi phí sản xuất chung phát sinh cho LSX của các sản phẩm hoàn thành là rất hay và hoàn toàn phù hợp theo đúng tiêu chuẩn của ngành góp phần tạo nên sự sát thực cho giá thành sản phẩm tại đơn vị.
Bên cạnh đó cũng phải kể đến những điểm chưa được trong việc tập hợp chi phí và giá thành. Đầu tiên phải kể đến là việc chi tiết chi phi NVL, chi phí nhân công tại DN. Hiện tại, sự phân chia chi tiết của DN chưa tạo ra sự linh hoạt khi tính giá thành sản phẩm, đến cuối tháng kế toán phải tiến hành lọc
chi phí cho từng lệnh sản xuất vừa mất thời gian vừa không đảm bảo sự cung cấp số liệu nhanh nhất cho nhà quản lý.
Thứ 2, việc tập hợp CPSXC vẫn chưa đảm bảo sự chính xác tương đối. Đơn vị có 2 bộ phận in là in offset và in flexo, thế nhưng ,việc tập hợp một số CPSXC phát sinh lại không tách rời giữa 2 bộ phận này, trong khi, bộ phận in Flexo chi trải qua 1 khâu sản xuất còn in Offset lại trải qua nhiều khâu sau đó, điều này tạo nên sự không chính xác khi phân bổ CPSXC cho sản phẩm của 2 bộ phận dẫn đến giá thành sản phẩm cũng bị sai lệch có thể dẫn đến giảm cạnh tranh của các SP in Flexo khi phải chịu thêm CP phân bổ từ In Offset.
Tiếp đó, việc ghi chép sổ sách tại đơn vị chưa được thống nhất khi vào CTGS: các CTGS thu, chi tiền mặt, TGNH được vào sổ hàng tháng còn CTGS phát sinh chi phí lại được vào sổ hàng quý. Điều này, làm giảm tính đối chiếu giữa các sổ sách.
Hơn nữa, các bảng phẩn bổ còn được lập sơ sài, có một số nghiệp vụ không cần thiết cho phân bổ lại được đưa vào, chưa thực sự hữu ích và tiện lợi cho việc và sổ chi tiết và tính giá thành: bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, bảng phân bổ công cụ dụng cụ.
Tiếp đó, việc tính giá NVL xuất kho. DN áp dụng phương pháp tính “bình
quân gia quyền” áp dụng cho cả 1 quý là hợp lý với điều kiện tại đơn vị: xuất
nhập nhiều, NVL về nhưng hoá đơn chưa về nên chưa biết chính xác giá NVL. Tuy nhiên, là không còn hợp lý với điều kiện hiện nay khi mà giá NVL là không ngừng biến đổi, NVL chủ yếu nhập từ nước ngoài. Điều đó gây thiệt hại cho DN trong việc tính giá thành sản phẩm.
Cuối cùng là tính toán CPNC phân bổ tại DN đã được tính toán không chính xác dẫn đến chi phí giá thành tháng sau bị giảm. Do tháng trước đã trích chi phí nhân công phân bổ lớn so với thực tế phát sinh. Điều này, thể hiện cả sự yếu kém trong khâu quản lý, năng lực của người thực hiện.
3.2 Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Bao Bì và In Nông Nghiệp.
Qua việc nhận xét các nhược điểm trong việc tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm em xin đóng góp một vài giải pháp giúp đơn vị hoàn thiện hơn.
Trước hết là thay đổi hệ thống chi tiết tk 621, 622. Thay vì chi tiết theo
nội dung chi phí thì sẽ chi tiết theo từng lệnh sản xuất.
Tài khoản Tên tài khoản
621 CP NVL 621- LSX số... CP NVL cho lệnh sản xuất số.. 6211 CP giấy in 6212 CP mực in 6213 CP NVL chính khác 6214 CP gia công 6215 CP NVLP 62151 CPNVLP máy Offset 62151 CPNVLP máy sau in 62153 CPNVLP máy Flexo
Tài khoản Tên tài khoản
622 CP Nhân Công
622- LSX số.. CP nhân công LSX số
6221 CP nhân công theo LSX
6222 CP nhân công phân bổ
Với việc sử dụng phần mềm kế toán thì việc chi tiết theo lệnh sản xuất là có thể thực hiện được và mang lại tính linh hoạt và kịp thời trong cung cấp số liệu tại DN.
Tiếp đó là thay đổi phương pháp tính giá xuất NVL để phù hợp với
việc giá cả NVL tăng cao và biến động thất thường như hiện nay.
- Sử dụng phương pháp giá hạch toán ( là giá kế hoạch, hoặc giá mua vật
liệu ở thời điểm nào đó): đảm bảo việc giá cả thường xuyên biến động, nghiệp vụ nhập-xuất diễn ra thường xuyên, giảm bớt khối lượng công tác nhập-xuất
vật liệu hàng ngày, và cuối tháng tính chuyển giá hạch toán của vật liệu xuất, tồn theo giá thực tế.
Gtt NVL tồn kho đầu kỳ + Gtt NVL nhập kho trong kỳ Hệ số giá NVL =
Ght NVL tồn kho đầu kỳ + Ght NVL nhập kho trong kỳ Giá thực tế NVL xuất kho = Hệ số giá NVL x Giá hạch toán NVL xuất kho.
- Bảng tính giá NVL
chỉ tiêu giấy in mực in
Giá hạch toán Giá thực tế Giá hạch toán Giá thực tế
A 1 2 3 4 I.Tồn đầu kỳ II. Nhập trong kỳ III. Tồn+nhập IV. Hế số giá V. Xuất VI. Tồn CK
Biểu 3.2 Bảng tính giá nguyên vật liệu
Phương pháp này cho phép kết hợp chặt chẽ hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp NVL trong quá trình tính giá.
Bên cạnh đó, công tác quản lý NVL tại đơn vị vẫn chưa khoa học và
đảm bảo phản ứng kịp thời với sự biến động hiện nay- NVL chỉ được mua vào khi đã ký kết hợp đồng với khách hàng - gây ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất và tiến trình thực hiện hợp đồng khi NVL không đảm bảo sản xuất. DN nên trên cơ sở kế hoạch và thực tế sản xuất trong tháng trước, xây dựng kế hoạch cung cấp, dự trữ các NVL cho sản phẩm tránh tình trạng chịu giá cả tăng, ép giá, thiếu hụt NVL nhất là khi NVL của đơn vị chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài. Để đảm bảo tiết kiệm tốt nhất chi phí cho DN
Tiếp theo, tách riêng việc tập hợp các chi phí sản xuất chung cho 2 bộ phận In offset và In flexo nhằm đảm bảo việc phân bổ tương đối chính xác cho việc tính giá thành các sản phẩm của 2 bộ phận: Chi phí điện , nước, chi phí dịch vụ mua ngoài, sửa chữa bảo dưỡng máy móc.
Tiếp đó, là việc phân chia các tiêu thức trên CTGS. Nên thống nhất
từng khoản chi phí NVL hoặc chi phí SXC hoặc chi phí nhân công vào 1 chứng từ ghi sổ để dễ dàng cho việc theo kiểm tra sự chính xác các con số trên sổ cái. Hơn thế nữa, CTGS liên quan đến các khoản mục chi phí được lập theo quý rất tiện lợi cho việc lên sổ cái theo quý và lập báo cáo theo quý.