1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Vùng văn hóa Trường Sơn Tây Nguyên

27 1,3K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 436,87 KB

Nội dung

MỤC LỤCI. KHÁI QUÁT CHUNG41.Giới thiệu42.Tổng quan42.1Vị trí địa lý42.2Lịch sử hình thành5II.ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI61.Đặc điểm tự nhiên61.1Địa hình…61.2Khí hậu71.3Tài nguyên nước71.4Đất đai71.5Tài nguyên rừng71.6Tài nguyên khoáng sản82.Đặc điểm về xã hội82.1Dân cư82.2Xã hội82.3 Văn hóa..8III.TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA131.Đời sống vật chất131.1Văn hóa trang phục :131.2Văn hóa cư trú:131.3Văn hóa nhà mồ:141.4Văn hóa ẩm thực:152.Đời sống tinh thần162.1Văn hóa dân gian162.2Tín ngưỡng172.3 Lễ hội…..172.4 Luật tục……………………………………………………………………………………………………………………………...18IV.ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA CỦA CÁC TIỂU VÙNG181.Tiểu vùng văn hóa Trường Sơn Bắc Tây Nguyên181.1Tiểu vùng văn hóa Trường Sơn181.2Tiểu vùng bắc Tây Nguyên212.Tiểu vùng trung Tây nguyên232.1Văn hóa dân tộc Ê Đê232.2Văn hóa dân tộc Cho Ro28V.CÁC KHUYNH HƯỚNG BIẾN ĐỔI VĂN HÓA TÂY NGUYÊN HIỆN NAY291.Giao lưu và ảnh hưởng văn hóa292.Đứt gãy giữa truyền thống và hiện đại trong quá trình đổi mới văn hóa các tộc người303.Khuynh hướng đồng hóa tự nhiên về văn hóa304.Xu hướng phục hồi văn hóa truyền thống31VI.KẾT LUẬN31VII.TÀI LIỆU THAM KHẢO32 I.KHÁI QUÁT CHUNG1.Giới thiệuVùng văn hóa Trường SơnTây Nguyên vẫn còn lưu giữ được truyền thống văn hóa bản địa đậm nét, gần gũi với văn hóa Đông Sơn đó là nét hoang sơ, nguyên hợp và cộng đồng. Vùng văn hóa này không thể không được nhắc tới với nhiều nét đặc trưng văn hóa tiêu biểu, rất đặc sắc và mang đậm chất riêng.2.Tổng quan2.1Vị trí địa lý Vùng văn hoá Trường Sơn Tây Nguyên bao gồm toàn bộ bốn tỉnh Tây Nguyên: Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc và Lâm Đồng, vùng núi của các tỉnh Huế Thừa Thiên, Quảng Nam, cùng với các khu vực kế cận thuộc vùng núi Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận.Với diện tích tự nhiên là gần 5,5 triệu ha, chiếm khoảng 16,4% diện tích cả nước. Ngoại trừ vùng núi Trường Sơn ở phía bắc, còn lại Tây Nguyên là vùng sơn nguyên, xen cài giữa các dãy núi cao trung bình với các cao nguyên đất đỏ. Nơi đây tiếp giáp với: +Phía Bắc giáp với tỉnh

Trang 1

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Môn Đại cương Văn hóa Việt Nam

Trang 2

MỤC LỤC

I KHÁI QUÁT CHUNG 4

1.Giới thiệu 4

2.Tổng quan 4

2.1Vị trí địa lý 4

2.2Lịch sử hình thành 5

II.ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 6

1.Đặc điểm tự nhiên 6

1.1Địa hình… 6

1.2Khí hậu 7

1.3Tài nguyên nước 7

1.4Đất đai 7

1.5Tài nguyên rừng 7

1.6Tài nguyên khoáng sản 8

2.Đặc điểm về xã hội 8

2.1Dân cư 8

2.2Xã hội 8

2.3 Văn hóa 8

III.TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA 13

1.Đời sống vật chất 13

1.1Văn hóa trang phục : 13

1.2Văn hóa cư trú: 13

1.3Văn hóa nhà mồ: 14

1.4Văn hóa ẩm thực: 15

2.Đời sống tinh thần 16

2.1Văn hóa dân gian 16

2.2Tín ngưỡng 17

2.3 Lễ hội… 17

2.4 Luật tục……… 18

IV.ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA CỦA CÁC TIỂU VÙNG 18

1.Tiểu vùng văn hóa Trường Sơn - Bắc Tây Nguyên 18

1.1Tiểu vùng văn hóa Trường Sơn 18

1.2Tiểu vùng bắc Tây Nguyên 21

2.Tiểu vùng trung Tây nguyên 23

2.1Văn hóa dân tộc Ê Đê 23

2.2Văn hóa dân tộc Cho Ro 28

V.CÁC KHUYNH HƯỚNG BIẾN ĐỔI VĂN HÓA TÂY NGUYÊN HIỆN NAY 29

1.Giao lưu và ảnh hưởng văn hóa 29

2.Đứt gãy giữa truyền thống và hiện đại trong quá trình đổi mới văn hóa các tộc người 30

3.Khuynh hướng đồng hóa tự nhiên về văn hóa 30

Trang 3

4.Xu hướng phục hồi văn hóa truyền thống 31 VI.KẾT LUẬN 31 VII.TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

Trang 4

I KHÁI QUÁT CHUNG

1 Giới thiệu

Vùng văn hóa Trường Sơn-Tây Nguyên vẫn còn lưu giữ được truyền thống văn hóa bản địa đậmnét, gần gũi với văn hóa Đông Sơn đó là nét hoang sơ, nguyên hợp và cộng đồng Vùng văn hóanày không thể không được nhắc tới với nhiều nét đặc trưng văn hóa tiêu biểu, rất đặc sắc và mangđậm chất riêng

2 Tổng quan

2.1 Vị trí địa lý

- Vùng văn hoá Trường Sơn - Tây Nguyên bao gồm toàn bộ bốn tỉnh Tây Nguyên: Gia Lai,Kon Tum, Đắc Lắc và Lâm Đồng, vùng núi của các tỉnh Huế - Thừa Thiên, Quảng Nam,cùng với các khu vực kế cận thuộc vùng núi Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hoà, NinhThuận và Bình Thuận

- Với diện tích tự nhiên là gần 5,5 triệu ha, chiếm khoảng 16,4% diện tích cả nước Ngoạitrừ vùng núi Trường Sơn ở phía bắc, còn lại Tây Nguyên là vùng sơn nguyên, xen cài giữacác dãy núi cao trung bình với các cao nguyên đất đỏ

- Nơi đây tiếp giáp với:

+ Phía Bắc giáp với tỉnh Quảng Nam

+ Phía Đông giáp với các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, NinhThuận, Bình Thuận

+ Phía Tây có Kom Tum giáp với tỉnh Attapeu (Át Ta Pư) của Lào cùng với tỉnhRatanakiri và Mondulkiri của đất nước Campuchia

+ Phía Nam giáp với Đồng Nai và Bình Phước

- Đường biên giới chung Việt Nam - Lào - Campuchia qua các tỉnh Kon tum, Gia Rai, ĐắkLắk và Đắk Nông được bao bọc bởi những dãy núi và khối núi cao Trường Sơn Nam

Trang 5

- Cảnh quan tự nhiên này cùng với khí hậu phân thành hai mùa nóng khô và mùa mưa, tạonên những đặc trưng nổi bật của Tây Nguyên so với các vùng địa lý khác trong nước -Vùng rừng núi gồm nhiều cao nguyên hoặc sơn nguyên tạo nên địa hình phức tạp, trắc trở.

- Với các đặc điểm về địa hình cũng như khí hậu, nơi đây được chia thành bốn tiểu vùng vănhóa, bao gồm:

+ Tiểu vùng Trường Sơn

+ Tiểu vùng Bắc Tây Nguyên

+ Tiểu vùng Trung Tây Nguyên

+ Tiểu vùng Nam Tây Nguyên

2.2 Lịch sử hình thành

- Trước thế kỷ XIX

+ Từ xa xưa, nơi đây vốn là vùng đất tự trị, là địa bàn sinh sống của các bộ tộc thiểu số,chưa phát triển thành một quốc gia hoàn chỉnh mà chỉ là những quốc gia hết sức sơ khaicủa người Êđê hay là Giarai…

+ Đã co rất nhiều cuộc xung đột diễn ra của nhiều tiểu quốc và vương quốc như Lâm Ấp

và Phù Nam hay Chiêm Thành và Chân Lạp Chiêm Thành vào thế kỷ 12, sau khi đánhbại nước Chân Lạp, đô hộ toàn vùng Tây Nguyên

+ Vua Lê Thánh Tông vào năm 1471 sau khi phá được thành Đồ Bàn và bắt được vua Chiêm Thành là Trà Toàn, thì tách miền bắc Tây Nguyên khỏi Chiêm Thành thành lậpnước Nam Bàn

+ Sau khi Chúa Nguyễn Hoàng xây dựng vùng cát cứ phía Nam, các Chúa Nguyễn ra sứcloại trừ các ảnh hưởng còn lại của Champa và cũng phái một số sứ đoàn để thiết lậpquyền lực ở khu vực Tây Nguyên Các bộ tộc thiểu số ở đây dễ dàng chuyển sang chịu

sự bảo hộ của người Việt Tuy nhiên, các bộ tộc ở đây vẫn còn manh mún và mục tiêucủa các chúa Nguyễn nhắm trước đến các vùng đồng bằng, nên chỉ thiết lập quyền lựcrất lỏng lẻo ở đây

+ Do đất rộng, người thưa nên các bộ tộc thiểu số sống ở đây đã trở thành nạn nhân củacác cuộc tấn công của vương quốc Chămpa nhằm cướp bóc nô lệ Các chúa Nguyễn rasức loại trừ các ảnh hưởng còn lại của vương quốc Chămpa và thiết lập quyền lực ở khuvực này Tuy có sự ràng buộc lỏng lẻo nhưng trên danh nghĩa, Tây nguyên vẫn thuộcphạm vi bảo hộ của các chúa Nguyễn

+ Vào thời kỳ Tây Sơn (1771-1786), ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn

Lữ đồng minh với các bộ tộc vùng bắc Tây Nguyên nhằm tạo một hậu cứ vững chắc,đồng thời mộ quân và tài lực phục vụ cho chiến tranh và đã có rất nhiều chiến binhthuộc các bộ tộc thiểu số ở Tây Nguyên gia nhập vào quân đoàn Tây Sơn Nhờ vậy,cuộc khởi nghĩa thành công Miền bắc Tây Nguyên trở thành hậu cần và một người

vợ của Nguyễn Nhạc thuộc dân tộc Ba Na

- Thời nhà Nguyễn

+ Ở triều Nguyễn, các quy định dành cho Tây Nguyên không thay đổi nhiều

+ Người Việt khi đó chú tâm khai thác vùng đồng bằng nhiều hơn, điều này đã khiến cácdân tộc thiểu số sống bán sơn địa bị đẩy lên hẳn vùng núi, cao nguyên Tây Nguyên

- Thời Pháp thuộc

+ Các giáo sĩ Thiên chúa giáo vào những năm 1840 - 1850 đã truyền đạo tại miền bắcTây Nguyên Hai linh mục Pháp và 7 thầy giảng người Việt đặt cơ sở tôn giáo tại đâyvào năm 1850 Hai trung tâm truyền giáo đầu tiên: Kon Kơ Xâm (do linh mục Combes

Trang 6

phụ trách truyền giáo bộ tộc Bahnar-Jơlơng) và Kon Trang (do linh mục Dourisbourephụ trách truyền giáo bộ tộc Sêđăng).

+ Năm 1891, bác sĩ Alexandre Yersin mở cuộc thám hiểm và phát hiện ra Cao nguyênLang Biang (chính là Đà Lạt ngày nay) Ông đã đề nghị với Chính phủ thuộc địa xâydựng một thành phố nghỉ mát tại đây Nhân dịp này, người Pháp bắt đầu chú ý khai tháckinh tế đối với vùng đất này

+ Thực dân Pháp vào thời gian 1900-1917 đã đặt cơ sở hành chính tại đây Năm 1900,Toàn quyền Paul Doumer đích thân thị sát Đà Lạt và quyết định chọn Đà Lạt làm thànhphố nghỉ mát.Năm 1907, thành lập các trung tâm hành chính Kontum và Cheo Reo, bắtđầu xây dựng các đồn điền Năm 1917, thị xã Đà Lạt được thành lập

- Thời Việt Nam độc lập

+ Vào năm 1945, chính phủ Trần Trọng Kim đổi tên cả vùng Tây Nguyên là Caonguyên Trung Bộ Kể từ năm 1950 Quốc trưởng Bảo Đại đổi tên Cao nguyên Trung Bộ

là Hoàng triều Cương thổ Tại vùng này thì Quốc trưởng Bảo Đại vẫn giữ vai trò làHoàng đế

- Thời Việt Nam Cộng Hòa:

+ Năm 1955, Chính phủ Ngô Đình Diệm sát nhập Hoàng triều cương thổ vào Trung phần

và được gọi là vùng Cao nguyên Trung phần

+ Từ thế kỷ XX đến nay, Người Việt đã sinh cơ lập nghiệp tại Tây Nguyên và hòa nhậpvào cùng với các dân tộc nơi đây

II ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

1 Đặc điểm tự nhiên

1.1 Địa hình

- Địa hình Tây Nguyên khá đa dạng, ngoài những núi cao thung lũng sâu hiểm trở còn có những cao nguyên, bình sơn nguyên lớn, những miền trũng và đồng bằng khá rộng, những thung lũng giữa núi và những dải bồi tích các sông lớn

- Địa hình núi cao, bao bọc cả 3 mặt bắc, đông và nam của vùng

+ Phía bắc là dãy núi Ngọc Linh

+ Phía đông là những dãy núi An Khê, dãy Vọng Phu, dãy Tây Khánh Hòa nối tiếp nhauthành một bức tường ngăn cách Tây Nguyên với dải đồng bằng ven biển duyên hảiNam Trung Bộ

+ Phía nam, được bao bọc bới những dãy của Trường Sơn Nam

- Địa hình cao nguyên là địa hình đặc trưng nhất của vùng, tạo lên bề mặt của vùng

- Địa hình thung lũng chiếm diện tích không lớn; chủ yếu phát triển cây lương thực, thựcphẩm và nuôi cá nước ngọt

1.2 Khí hậu

- Chịu ảnh hưởng của khí hậu cận xích đạo; nhiệt độ trung bình năm khoảng 20 0C điềuhoà quanh năm biên độ nhiệt ngày và đêm chênh lệch cao trên 5,5 0C

- Khí hậu Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt mùa khô và mùa mưa

 Mùa khô nóng hạn, thiếu nước trầm trọng

 Mùa mưa nóng ẩm, tập trung 85-90% lượng mưa của cả năm

Trang 7

1.3 Tài nguyên nước

- Tây Nguyên có 4 hệ thống sông chính: Thượng sông Xê Xan, thượng sông Srêpok,thượng sông Ba và sông Đồng Nai

- Tổng lưu lượng nước mặt là 50 tỷ mét khối Chế độ dòng chảy chịu tác động của khí hậu.Nguồn nước ngầm tương đối lớn nhưng nằm sâu, giếng khoan trên 100 mét

1.4 Đất đai

- Diện tích đất chủ yếu là đất đỏ bazan, tầng phong hoá dày, địa hình lượn sóng nhẹ tạothành các cao nguyên đất đỏ như cao nguyên Buôn Ma Thuột, Plâycu, Đăk Nông, KonTum

 Rất thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây cao su, cà phê, chè, hồ tiêu,điều và rừng

- Đất Feralit kém màu mỡ hơn đất đỏ bazan nhưng giữ ẩm tốt và tơi xốp

- Ngoài ra còn có đất xám phân bố trên các sườn đồi thoải phía Tây Nam và trong các thunglũng, đất phù sa ven sông

 Thích hợp trồng cây lương thực

1.5 Tài nguyên rừng

- Rừng Tây Nguyên giàu về trữ lượng, đa dạng về chủng loại

- Hệ động vật hoang dã cũng rất phong phú có ý nghĩa kinh tế và khoa học Có tới 32 loàiđộng vật quí hiếm như voi, bò tót, trâu rừng, hổ, gấu, công, gà lôi

 Tây nguyên là một trong những vùng có tính đa dạng sinh học rất cao của ViệtNam

1.6 Tài nguyên khoáng sản

- Chủng loại khoáng sản ít

2 Đặc điểm về xã hội

II.1 Dân cư

- Tập trung gần 20 dân tộc Nếu không kể mấy dân tộc phía Bắc và người Kinh di cư đến

thì các dân tộc lâu đời ở đây thuộc về hai nhóm ngôn ngữ chủ yếu: Nhóm Môn-Khơme

và Nhóm Mã Lai - Đa Đảo "Văn hóa Tây Nguyên" bao gồm văn hóa của các dân tộc thuộc hai nhóm này

- Hiện nay, ở Tây Nguyên có ba kiểu làng:

+ Làng thuần nhất của cộng đồng Tây Nguyên

+ Làng sống đan xen giữa cộng đồng tại chỗ và cộng đồng di cư

+ Làng của cộng đồng thiểu số di cư và làng của người Kinh

- Tuy nhiên ngày nay mô hình làng tự quản theo luật tục ở Tây Nguyên gần như bị phá vỡ,kiểu làng sống thuần nhất còn tồn tại rất ít ở các vùng xa, vùng sâu, vùng khó khăn.Những vùng đất thuận lợi xuất hiện kiểu làng sống đan xen, cộng cư giữa các dân tộc di

cư và nhóm dân tộc tại chỗ Một số làng đan xen, cộng cư tạo ra sự đa dạng văn hóa, phần

Trang 8

nào đồng hóa văn hóa, khó nhận diện tính đặc trưng văn hóa của từng dân tộc, làm maimột giá trị văn hóa truyền thống của làng ở Tây Nguyên

II.3 Văn hóa

1 Giá trị văn hóa hữu hình ở Tây Nguyên đến nay vẫn giữ nguyên giá trị của nó Đó

là những ngôi nhà rông, nhà sàn của người Bana, Gialai, Êdê, Mnông

- Bên cạnh đó là về trang phục Hoa văn trang phục Tây Nguyên gắn bó với dáng vóc, thânthể của con người Tây Nguyên, với cuộc sống hàng ngày, với thiên nhiên của núi rừngTây Nguyên, mang lại giá trị thẩm mỹ tuy giản dị nhưng lại đậm đà tinh tế Hoa văn Tâynguyên chủ yếu là hoa văn hình họa

- Trang phục của phụ nữ Tây Nguyên rất đẹp, vì có nhiều hoa văn và làm nổi lên một cáchkín đáo đường nét của cơ thể

- Nhưng nét đặc sác nhất của các dân tộc Tây Nguyên là ở trang phục của nam giới Họđúng khố mặc áo, quấn khăn có cải lỗng chim quý nhiều màu Đây là cả một công trìnhdệt và thêu và là cả một nghệ thuật trang trí phục sức

2 Giá trị văn hóa tinh thần của Tây Nguyên hội tụ đậm nét ở lê hội Lễ hội là một

hình thái sinh hoạt tinh thần mang đậm đà bản sắc dân tộc Tây nguyên, thường được

tổ chức sau những ngày lao động mệt nhọc

- Mùa lễ hội Tây Nguyên kéo dài suốt mấy tháng 1, 2, 3 dương lịch Hầu như không giankhông mấy lúc văng tiếng chiêng cồng "Ninh Nơng ! Ninh Nơng"

- Con người muốn cảm ơn, trả ơn, chia phần thu hoạch cho những lực lượng vô hình đã

"phù hộ" cho họ một năm mưa thuận gió hòa, người yên vật thịnh; đồng thời họ cũng nhắcnhở chúng rằng họ không quên công lao của chúng, rằng vì thế chúng có nhiệm vụ phảitiếp tục giúp đỡ họ vào năm tới

 Như vậy, trong các nghi lễ và thái độ ứng xử với thiên nhiên, siêu nhiên (đã được

"nhân hóa"), người Tây Nguyên đi tìm đồng minh, đi tìm bạn, chứ không đi tìmcác vị Thánh, càng không đi tìm Đức Chúa Cảm ơn và chia sẻ với "bạn bè" là đạo

lí của đồng bào

Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

- Cồng chiêng được coi như ngôn ngữ để con người giao tiếp với thiên nhiên Trong mỗi cáichiêng lại có Thần chiêng (Yang chéng) Có lẽ vì thế tiếng chiêng có ý nghĩa thiêng liêng

và then tập quán cổ truyền, chỉ được dùng trong các nghi lễ, lễ hội cần thiết

- Trong văn hóa phần lớn các dân tộc Tây Nguyên, cồng chiêng đóng vai trò quán xuyếncuộc sống con người Người có nhiều cồng chiêng được tôn trọng không phải trước hết vì

có nhiều của cải vật chất, mà chính là người ấy có trong nhà nhiêu Thần chiêng Vì thếông ta (hay bà ta) có bên mình nhiều bạn bè ở thế giới vô hình với quyền năng lớn lao

- Theo đồng bào, trống là thần Sấm, biểu tượng cho Trời, tính Nam Cồng chiêng biểutượng cho Đất, tính Nữ Người Giẻ (Triêng) cho rằng trống là Mặt trời, tính Nam, cồngchiêng là Mặt trăng, tính Nữ

- Bất kể cồng chiêng và trống được gắn cho biểu tượng cụ thể gì ở đâu cũng thấy ẩn dấumột quan niệm lưỡng hợp nguyên sơ về một quá trình sinh sôi nảy nở của cư dân nôngnghiệp Nếu bộ chiêng chỉ có ba chiếc thì thường đó là ba cái cồng (có núm) Âm thanhcủa chúng cách nhau một quãng năm và một quãng bốn Đó là những quãng cơ bản trong

Trang 9

hệ âm thanh thiên nhiên Cần nói về ba "phong cách âm nhạc" lớn, mỗi "phong cách" lấymột dân tộc làm ví dụ và gọi tên:

+ Cồng chiêng Êdê nhịp điệu phức hợp, tốc độ nhanh, cường độ lớn

+ Cồng chiêng M’nông cường độ không lớn mặc dù tốc độ khá nhanh

+ Cổng chiêng Bana - Giarai thiên về tính chất chủ điệu (homophonie) của âm nhạc

- Giá trị văn hóa tinh thần ở Tây nguyên còn được thể hiện ở những kinh nghiệm thuầndưỡng voi, ở những bài thuốc gia truyền chữa bệnh,ở kỹ thuật đúc đồng để chế tạo ra đàn

đá và nhạc khí Cồng Chiêng, là các nghệ nhân điêu khắc qua các tượng nhà mồ của cácdân tộc Gia Rai, Bana, Êđe,Mnông, là kỹ thuật trang trí dệt nên những hoa văn của cáctrang phục các dân tộc, là tinh thần anh dũng, mưu trí tuyệt vời qua truyền thuyết ĐamSan, Xing Nhã, Đia Đon,

 Vùng văn hóa Tây Nguyên hay còn có thể gọi là vùng hậu duệ rõ nét nhất của vănhóa Đông Sơn ở Việt Nam

3 Đặc điểm kinh tế

- Nếp sống nương rẫy : bao trùm lên toàn bộ các tộc người trong vùng Đó là truyền thốngcanh tác nương rẫy trên vùng đất khô của sơn nguyên Là phương thức canh tác bắt conngười hoàn toàn phụ thuộc vào hoàn cảnh tự nhiên , thích ứng nhạy bén với những thayđổi điều kiện tự nhiên và khí hậu Kinh tế nương rẫy là nền kinh tế ở trình độ thấp , đờisống con người thường thiếu thốn và bấp bênh

- Các hình thái kinh tế chiếm đoạt (săn bắt, hái lượm) còn chiếm vị trí chủ

- Nông nghiệp : canh tác ruộng khô và nương rẫy

+ Do làm xen canh gốc vụ trên đất rẫy , các cư dân ở đây không chỉ trồng lúa mì mà còntrồng xen kẽ với các loại : kê, cà, ớt….cộng thêm các rẫy đã đem đủ cho người dân cácnhu cầu yếu phẩm hàng ngày

+ Hiện nay, kinh tế các dân tộc vùng Trường Sơn – Tây Nguyên đã vượt qua giai đoạnkinh tế chiếm đoạt và đã tiến sâu vào giai đoạn kinh tế sản xuất với nền nông nghiệp lệthuộc vào thiên nhiên

+ Một số dân tộc như Cơ ho , xơ đăng, Giẻ Triêng, Hre ,Bana… đã làm ruộng nước dotiếp thu của người Chăm ,Khmer, người Việt

hỗ trợ hàng chục ngàn con bò giống cho các gia đình đồng bào các dân tộc thiểu sốnghèo ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa phát triển chăn nuôi để từng bước thoát nghèo

+ Voi thuần dưỡng và chăn nuôi Ban đầu, voi được nuôi dưỡng để giúp đỡ những côngviệc gia đình như thồ củi, lấy nước, chở người và lương thực Trong thời kỳ kháng

Trang 10

chiến, voi còn tham gia làm "dân công tiếp vận" và dần dần trở thành phương tiệnchuyên chở thân thuộc của người dân Buôn Đôn và du khách thập phương mỗi lần ghéthăm Buôn Trước đây Đăk Lắk là nơi cung cấp voi cho toàn Đông Dương Voi là tàisản quý biểu tượng cho niềm kiêu hãnh và sức mạnh Các vật như lợn, gà dùng để làmvật tế sinh.

- Nghề thủ công: dệt thổ cẩm, trao đổi hàng hóa

+ Người Cơ Tu luôn xem nghề đan lát là một trong những nghề thủ công truyền thống cótầm quan trọng trong đời sống hằng ngày, vì nó giúp người Cơ Tu giảm bớt sức laođộng để vận chuyển lương thực, thực phẩm về nhà

+ Đối với các tộc người, thổ cẩm là đồ vật quan trọng để duy trì cuộc sống, đảm bảo cái

ăn cái mặc hằng ngày, làm nên sắc phục cổ truyền Sau mùa nương rẫy hay những lúcnhàn rỗi, họ luôn cần mẫn bên xa quay sợi và khung dệt làm ra những sản phẩm phục

vụ cho nhu cầu của gia đình, buôn làng, sáng tạo nên những bộ trang phục với nhiềukiểu hoa văn mang đậm dấu ấn văn hoá tộc người

+ Những cư dân ở Bắc Tây Nguyên như Tà Ôi, Giẻ Triêng, làm nghề gốm không dùngbàn xoay mà nặn đất thành các băng dài, rồi quấn chồng lên đáy thành hình trụ tùy theonồi => Trước đây kinh tế mang tính tự cấp, tự túc trong từng buôn làng hiện đời sốngtừng bước thay đổi

+ Hiện nay, Trường Sơn Tây Nguyên đã có các loại hình kinh tế trang trại, hoạt độngdịch vụ chủ yếu của người Việt

- Các tỉnh Tây Nguyên ( Gia Lai, Kon Tum , Đắk Lak , Đắk Nông , Lâm Đồng ) với thếmạnh của một vùng có điều kiện đất đai , khí hậu thích hợp với nhiều cây trồng , nhất làcác cây công nghiệp dài ngày , cây hàng năm nên từ sau năm 1975 đến nay , các tỉnh TâyNguyên đã hình thành các vùng chuyên canh tập trung có quy mô lớn về cây cà phê cao

su , điều , chè , ngô lai , sắn ( mì)…

- Phương tiện vận chuyển : chủ yếu là gùi

+ Người Tây Nguyên ra khỏi nhà là thấy mang theo cái gùi , nó là vật bất ly thân , trongmỗi gia đình , từng người có gùi riêng của mình , là vật dụng đã được “cá thể hóa`` Gùi có nhiều loại , dùng vào nhiều công việc khác nhau như cất trữ đồ đạc ,mang đồ vật

từ nơi này tới nơi khác , dùng khi săn , đi chợ , đi thăm hỏi , đi nương rẫy …

+ Gùi không chỉ là vật mang vác , còn là đồ mỹ thuật , trên đó trang trí hoa văn đẹp , làmtăng thêm nét duyên dáng cho các cô gái , chàng trai Tùy theo từng tộc người mà hìnhdáng , đế gùi cấu tạo khác nhau , màu sắc và trang trí hoa văn có nét riêng

+ Nét chung của gùi ở Trường Sơn – Tây Nguyên là gùi quai đeo qua vai , chứ quai gùikhông tỳ vào trán như nhiều dân téc ở miền núi phía Bắc

Trang 11

III TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA

1 Đời sống vật chất

1.1 Văn hóa trang phục :

- Các tộc người Trường Sơn – Tây Nguyên mang nhiều nét độc đáo trong trang phục vàtrang trí thực dụng Điều dễ nhận thấy hơn cả là ở đây, không kể dân tộc nào, đều ưa mặc

y phục thuộc loại choàng quấn, mét loại trang phục khá cổ sơ, rất đặc trưng cho trang phụccác tộc bản địa Đông Nam Á, mà ngày nay không còn thấy ở các tộc người ở vùng kháctrên đất nước ta Đó là các loại khố, váy mảnh (váy không khâu thành ống), tấm choàng,các loại áo chui đầu (ponxo) … Trang trí trên cơ thể vừa cho đẹp, vừa mang tính nghi lễnhư xăm mình, cà răng, căng tai, đeo các loại vòng, kể cả vòng ống ở tay, chân, cổ

- Nét chung nhất trong trang phục truyền thống của tộc người Trường Sơn–Tây Nguyên đó

là đàn ông đóng khố, mặc áo chui đầu hoặc áo choàng quấn, phụ nữ mặc áo, váy tấm …

Sử dụng hai gàm màu chủ đạo là đỏ đen hay xanh đậm, trắng

- Cũng như nhiều tộc người thiểu số khác , họ ưa thêu và dệt hoa văn trên váy , khố , tấmchoàng , áo …tuy nhiên, phong cách trang trí hoa văn , bố cục và hoạt tiết trang trí cónhiều nét khác với trang trí của người Thái , Mường , Hmong , Dao

1.2 Văn hóa cư trú:

- Người Tây Nguyên có một nền nghệ thuật tạo hình và kiến trúc mang sắc thái riêng vàkhá độc đáo

- Ở Trường Sơn, người ta thường thấy các ngôi nhà công cộng (Gol) với mái tròn khum

mu rùa, đầu hồi trang trí con chim thần mang phong cách Đông Sơn

- Ở Bắc Tây Nguyên là những ngôi nhà rông (nhà rông trống và nhà rông mái): dáng máicao vót hình lưỡi rìu, vượt hẳn lên trên mái các ngôi nhà sàn trong làng, trên mái nhàrông, cầu thang len xuống, trong nhà trang trí nhiều mô típ hoa văn

- Ở Trung và nam Tây Nguyên thì đặc trưng bởi các ngôi nhà dài , xưa kia có ngôi nhà dàihàng trăm mét , “dài như một tiếng chiêng ngân “ ,” dài hơn một thôi ngựa chạy”, trong

đó sinh sống nhiều gia đình và một phần của ngôi nhà (gar) dành cho sinh hoạt cộngđồng Ngôi nhà của Ê-đê mang hình dáng con thyền, trên cột nhà, cầu thang lên xuốngtrang trí hình cối , chày, mặt trăng, bầu sữa …

Trang 12

mồ Đó cũng là đặc trưng của các tộc người Tây nguyên trong quan hệ giữa người sống vàngười chết.

- Ngoài nghệ thuật trang trí nhà mồ, tượng nhà mồ, thì nhiều bài dân ca, điệu múa, một sốnhạc cụ chỉ được dùng khi tiến hành các nghi lễ ở nhà mồ, cấm dùng trong làng, trongnhà

- Trang trí và tượng nhà mồ rất đa dạng về kiểu loại, đó là những hình khối, những hìnhtrang trí, những tượng gỗ Hai bên cửa vào nhà mồ thấy tượng cặp nam nữ, thường làkhỏa thân, mô tả các bộ phận sinh dục, những tượng ngồi xổm, hai tay ôm má, mang tínhsầu tư, giống như tư thế đứa trẻ ngồi trong bào thai; nhưng tượng ở các ngôi mộ của tùtrưởng, giống như tượng nô lệ đi hầu hạ người đã chết, sau này còn có cả tượng hình lính

Mỹ - Ngụy …

1.4 Văn hóa ẩm thực:

Mỗi dân tộc đều có phong tục, tập quán riêng và hàng năm đều có tổ chức những ngày lễ Tếtcho buôn làng sau khi gặt hái đã hoàn tất Những ngày lễ Bỏ Mả, lễ Đâm trâu xây cột, Tết Cơmmới, Tết Giọt nước, Tết Lửa diễn ra nhộn nhịp suốt mùa hanh khô Đây là mùa lễ Tết ở TâyNguyên Trong lễ Tết, ẩm thực của các dân tộc Tây Nguyên đều giống nhau, từ món thịt nướngcho đến rượu cần Còn cách ăn uống và nấu nướng thế nào, thì đó là đặc điểm của mỗi dân tộc

và của mỗi địa phương

- Ngày thường, đồng bào Tây Nguyên ăn cơm gạo tẻ với thức ăn nấu từ các loại rau rừng,mộc nhĩ, các loại củ, măng le Thỉnh thoảng mới kiếm được con cá dưới sông, con thú từtrong rừng để cải thiện thêm bữa ăn Còn các loại gia súc, gia cầm nhà nào cũng có, họnuôi bằng cách thả rong vào rừng, ra bờ sông, bờ suối, và chỉ làm thịt để dùng vào việccúng tế thần linh hay để thiết đãi khách quí đến thăm làng

- Vào các ngày lễ Tết, cơm nếp được thay cơm gạo tẻ và được nấu theo cách thức của tổtiên: Cơm Lam Hương vị nếp quyện với hương thơm của tre tươi qua lửa làm cho cơmlam có một hương vị đặc biệt, hơn hẳn cơm nếp nấu trong chõ, trong nồi

Thịt là thực phẩm chủ yếu trong các món ăn ngày Tết Người Tây Nguyên làm lông con vậtbằng cách thui đốt

Trong không khí cộng đồng ngày lễ Tết, việc ăn uống diễn ra với nhiều ý nghĩa, nó không chỉđáp ứng nhu cầu no bụng, ngon miệng mà còn đáp ứng nhu cầu về tình nghĩa chòm xóm lánggiềng trong buôn làng, quan hệ giữa con người với nhau Vượt lên trên thực đơn vừa kể, món ăntrong ngày lễ Tết không tách khỏi phần tâm linh, tín ngưỡng sâu sắc, kết nối giữa người sống kẻchết, giữa con người với thần linh Chính vì vậy mà các món ăn thức uống vào ngày lễ Tết của

họ mang ý nghĩa thiêng liêng và hết sức trang trọng

- Hàng ngày, nguồn nước chính của đồng bào ở đây sử dụng là nước suối

Trang 13

- Vào những dịp lễ tết hay hội mùa thì họ còn uống rượu cần , một đặc trưng văn hóa nổibật của người đồng bào

- Ở Tây Nguyên rượu Cần được xem là sản vật, lễ vật, có mặt ở mọi lúc, mọi nơi trong đờisống sinh hoạt văn hóa xã hội Không có rượu Cần thì không có các lễ cưới xin, ma chay,sum họp cộng đồng, … Rượu Cần giữ vai trò là lễ vật khi kính dâng lên các Thần linh,giao tiếp với các đấng siêu hình Với bạn bè, rượu Cần là phương tiện chia sẻ niềm vui,nỗi buồn, giao kết tình duyên đôi lứa Trước khi thực hiện giao lưu tình cảm, rượu Cầnlàm nghĩa vụ thông báo, dâng mời, cầu xin các vị thần linh chứng giám hoặc ban phước

Dù sử dụng trong dịp nào, tục uống rượu Cần cũng vẫn là một nét văn hóa đẹp trong đờisống tinh thần của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

2 Đời sống tinh thần

2.1 Văn hóa dân gian

- Văn hoá dân tộc Tây Nguyên cơ bản là văn hoá dân gian, sinh hoạt văn hoá nghệ thuậtcũng là văn hoá nghệ thuật dân gian mang tính cộng đồng cao

- Văn học: một số dân tộc Tây Nguyên đã sáng tạo và lưu giữ cho đến nay những tác phẩmtrường ca- một loại hình tự sự trường thiên mà người Êđê gọi hình thức diễn xướng này

là Khan, người Mnông gọi là Ót Ndrông, người Bana gọi là Hơmon, Gia rai gọi là Hơri,người Mạ gọi là Nôtông, người Raglai gọi là Akha Juka…

- Các tác phẩm sử thi đã phát hiện được ở các tộc người sinh sống trên đất nước ta đềuthuộc loại sử thi cổ sơ, phân khác với sử thi cổ đại Ngay trong loại sử thi cổ sơ đó, cũng

có thể phân chia thành hai dạng, sử thi sáng thế, mà tiêu biểu là Ot Ndrông của ngườiMnông và sử thi anh hùng, đại diện là sử thi Êđê Đề tài và cốt truyện thường nói vềnhững anh hùng thuở khai sáng, những nhân vật cứu loài người, dân tộc khỏi những mốinguy lớn Đây cũng là một trong những hiện tượng văn hoá nổi bật và đặc trưng nhất củaTây Nguyên mà chúng ta đã biết tới qua các sử thi anh hùng đã xuất bản, như Đăm Săn,Khinh Dó, Xinh Nhã, Dông Tư, Đămte Plan…

- Hơn thế nữa, sử thi Tây nguyên là sử thi "sống", tức là nó còn được truyền tụng và diễnxướng trong sinh hoạt.Điều đáng nhấn mạnh là, sử thi Tây Nguyên không chỉ là hiệntượng thuần tuý văn học dân gian, mà còn là hiện tượng văn hoá dân gian nữa Trongbuôn làng các dân tộc Tây Nguyên có những nghệ nhân kể Khan, kể Ót Nrông, họ có trínhớ đặc biệt, có thể thuộc hàng nghìn câu thơ, có giọng kể hay Vào những dịp lễ hội,mừng nhà mới, cưới xin, ma chay người ta thường tổ chức hát kể sử thi, đêm hát kể cóthể kéo dài suốt tới sáng, có khi liên tục nhiều đêm Mọi người trong buôn, từ già tới trẻtập trung ở nhà Rông hay phần công cộng của nhà dài say mê ngồi nghe, dõi theo từnglời, thưởng thức giọng ngâm của nghệ nhân Đó là sinh hoạt kể Khan, một hình thức sinhhoạt văn hoá cộng đồng tiêu biểu của người Êđê và các hình thức diễn xướng hát kể kháccủa các dân tộc Tây Nguyên

- Nói về văn hóa Tây Nguyên mà quên mất cồng chiêng thì thật là một thiếu sót lớn.Cồng chiêng được coi như ngôn ngữ để giao tiếp với thiên nhiên Trong mỗi cái chiênglại có thần chiêng (Yang chiêng) Có lẽ vì thế mà tiếng chiêng có ý nghĩa đặc biệt thiêngliêng và chỉ được được dùng trong các ngày lễ, lễ hội cần thiết

- Hầu như trong mọi hoạt động văn hóa đều có cồng chiêng Khi đứa trẻ Gia Rai đầy cữ,người lớn đem cái chiêng quý đến bên nó Già làng dóng lên ba hồi chiêng theo nhịpxung trân nếu là bé trai, nhịp mùa gặt nếu là bé gái Hồi chiêng đó được đồng bào gọi làchiêng “thổi tai”

Ngày đăng: 18/01/2022, 03:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w