Đề tài: Một số biện pháp giúp học sinh lớp Một phát huy sự tự tin, tự giác tham gia các hoạt động giáo dục trong nhà trường I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong công tác giáo dục hiện nay, mục đích của chúng ta là đào tạo những con người phát triển toàn diện. Nhà trường không những cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học một cách có hệ thống, mà còn rèn cho học sinh những kĩ năng, kĩ xảo, kĩ năng sống cần thiết để hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cho mỗi học sinh. Do đó, trường Tiểu học chính là chiếc nôi văn hoá, ở đó trẻ em được học, được đảm bảo quyền lợi và các nghĩa vụ của mình, được bảo vệ, chăm sóc, vui chơi, giải trí và phát triển. Sự tự tin và tự giác trong học tập của học sinh là nền tảng vững chắc trong việc rèn luyện và tu dưỡng bản thân. Đó cũng là trách nhiệm của giáo viên phải làm sao xây dựng cho học sinh sự tự tin trong quá trình học tập ở nhà trường. Để đáp ứng được nhu cầu học vấn của thời đại, mỗi người cần phải tìm cho mình phương pháp học tập phù hợp nên bản thân tôi đã nghiên cứu và chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp Một phát huy sự tự tin, tự giác tham gia các hoạt động giáo dục trong nhà trường”. II. THỰC TRẠNG Hiện nay, sự tự tin và tự giác trong học tập của học sinh là những kĩ năng quan trọng mà học sinh lớp một cần được phát huy. Khả năng Số học sinh Tỷ lệ Học sinh tự tin, tham gia các hoạt động tích cực 6 20% Học sinh tích cực tham gia hoạt động nhưng chưa tự tin 8 26.7% Học sinh tham gia các hoạt động chưa tự tin và tự giác 16 53.3% Bảng 1: Khảo sát học sinh đầu năm học III. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN 1. Thuận lợi Trình độ tiếp thu, năng lực của các em tương đối đồng đều với nhau, không có học sinh chậm tiếp thu quá mức hay kém phát triển trí tuệ trong lớp. Ban giám hiệu trường, các anh chị đồng nghiệp trong tổ khối chuyên môn luôn nhiệt tình, tâm huyết với phong trào xây dựng trường học thân thiện và sẵn sàng tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình . Trường Tiểu học Lê Đức Thọ, là một trong những trường Tiểu học trong thành phố đạt chuẩn trường Tiểu học tiên tiến, hiện đại hội nhập Quốc tế nên mọi điều kiện học tập và rèn luyện của học sinh đều tốt nhất, học sinh được phát triển một cách toàn diện hơn. Nhà trường thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm phát huy sự tự tin và tự giác cho học sinh. Sĩ số học sinh lớp 1 tối đa 30 em lớp. 2. Khó khăn Các em sống trong những gia đình có hoàn cảnh khác nhau, nếp sống khác nhau nên nhận thức và nếp sống cũng khác nhau. Học sinh hiếu động, nghịch ngợm nhưng sự hiểu biết, các kỹ năng sống như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác; tính tích cực, chủ động trong các hoạt động của các em còn rất thấp. Đặc biệt, hiếu động chứ chưa năng động. Học sinh còn e dè khi bày tỏ, trao đổi với giáo viên. IV. GIẢI PHÁP 1. Xây dựng môi trường học thân thiện, học sinh học tập tích cực. Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tham gia các hoạt động tập thể, kĩ năng nhận thức… góp phần hình thành và phát triển tính tích cực, tự giác, tinh thần tập thể cho học sinh. Trên cơ sở đó bồi dưỡng cho học sinh thái độ đúng đắn, tinh thần trách nhiệm chung với công việc của tập thể. Để học giúp học sinh học tốt , lĩnh hội các kiến thức kỹ năng để trở thành những con người phát triển toàn diện thì mỗi người giáo viên không chỉ tổ chức các hoạt động giáo dục mà còn phải tích cực tổ chức các hoạt khác. Trong môi trường phát triển toàn diện đó, học sinh học tập hứng thú, chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự dìu dắt của thầy cô giáo. Trường Tiểu học Lê Đức Thọ, tuy mới được thành lập không lâu, nhưng trường đã khẳng định chất lượng, tên tuổi của mình trong ngành giáo dục. Học sinh cùng nhau đọc sách trong giờ ra chơi