Ebook chênh lệch giữa kế toán và thuế

40 0 0
Ebook chênh lệch giữa kế toán và thuế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hướng dẫn xử lý chênh lệch giữa kế toán - thuế do hệ thống văn bản pháp lý trong lĩnh vực kế toán và thuế có những quy định khác nhau

Trang 2

2

LỜI MỞ ĐẦU

Chênh lệch giữa kế toán - thuế và cách xử lý các chênh lệch giữa kế toán và thuế là một vấn đề luôn tồn tại trong công tác tài chính kế toán của mỗi doanh nghiệp, điều này xuất phát từ sự sai khác giữa các quy định chuyên môn riêng về lĩnh vực kế toán và các quy định cụ thể trong các vấn đề về thuế của cơ quan thuế

Trải qua nhiều kỳ quyết toán thuế cho các doanh nghiệp, thông qua việc xem xét các BCTC cho thấy, một trong các cách xử lý thường gặp đối với kế toán tại các doanh nghiệp đó là thực hiện điều chỉnh doanh thu và chi phí kế toán theo các quy định của luật thuế, mục đích là để tránh xuất hiện các khoản chênh lệch giữa kế toán và thuế và thực hiện điều chỉnh ở các chỉ tiêu tương ứng trên tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp cuối năm tài chính

Tuy nhiên, nếu ghi nhận như vậy sẽ dẫn đến một thực tế là BCTC của doanh nghiệp có thể không thực sự phản ánh đúng bức tranh tài chính của doanh nghiệp, bởi không tuân thủ đúng các nguyên tắc kế toán nói chung và chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán nói riêng

Với mong muốn mang đến cho người làm kế toán kiến thức chuẩn mực nhất, có thể ứng dụng trực tiếp vào công việc, giúp các bạn nắm rõ hơn nguyên nhân, các trường hợp chênh lệch thuế và kế toán, kèm theo đó là cách xử lý đối với các chênh lệch này,

MISA AMIS trân trọng giới thiệu tới độc giả Ebook “Chênh lệch Kế toán – thuế, hướng dẫn xử lý chênh lệch” đi từ việc phân tích kỹ nguyên nhân của chênh lệch,

nguyên tắc ghi nhận các khoản chênh lệch và minh họa cách lập tờ khai khi có các khoản chênh lệch MISA AMIS hy vọng sẽ giúp các độc giả, những người làm công tác kế toán thực hiện tốt hơn công việc của mình trong lĩnh vực này

Bố cục Ebook gồm 3 nội dung lớn:

(1) Nguyên nhân phát sinh các khoản chênh lệch giữa kế toán và thuế (2) Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch giữa kế toán và thuế

(3) Minh họa cách lập Tờ khai quyết toán thuế TNDN khi có các khoản chênh lệch

Chúc các bạn thành công!

Công ty Cổ phần MISA – Viện Đổi mới Doanh nghiệp MIBI

Trang 3

3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

MỤC LỤC 3

1 Nguyên nhân phát sinh các khoản chênh lệch giữa kế toán và thuế……… ……… ……… 4

2 Các loại chênh lệch giữa kế toán và thuế……… ……… 5

2.1 Chênh lệch giữa kế toán và thuế 5

2.2 Chênh lệch tạm thời được khấu trừ 7

2.3 Chênh lệch tạm thời chịu thuế 8

3 Xử lý kế toán trong trường hợp phát sinh chênh lệch giữa kế toán và thuế……….10

3.1 Xử lý kế toán trong trường hợp phát sinh chênh lệch tạm thời được khấu trừ 10

3.1.1 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và mối liên hệ với chênh lệch tạm thời được

3.2 Xử lý kế toán trong trường hợp phát sinh chênh lệch tạm thời chịu thuế 30

3.2.1 Thuế thu nhập hoãn lại phải trả và mối liên hệ với chênh lệch tạm thời chịu

3.3.1 Nhận diện các khoản không được phân loại là chênh lệch tạm thời 35

3.3.2 Cách xử lý trên tờ khai đối với các khoản không được phân loại là chênh lệch tạm thời trên quyết toán thuế TNDN 37

LỜI KẾT 40

Trang 4

4

Hình 1: Chênh lệch giữa kế toán và thuế

1 Nguyên nhân phát sinh các khoản chênh lệch giữa kế toán và thuế

Sự khác biệt trong thuế TNDN giữa kế toán và thuế có thể được giải thích bởi hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh trong lĩnh vực kế toán và thuế có những quy định khác nhau Đối với kế toán, thông tin trên BCTC nhằm đáp ứng cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp trong đó chủ yếu là phục vụ cho các nhà đầu tư, cơ quan quản lý Nhà nước và các đối tác có liên quan… Để thông tin trên BCTC hữu ích và có khả năng so sánh, kế toán cần thực hiện theo các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận, các nguyên tắc kế toán được quy định trong hệ thống Chuẩn mực kế toán, Chế độ kế toán Khi ghi nhận chi phí thuế TNDN hay thuế TNDN phải nộp tính theo quy định của kế toán được xác định dựa trên Lợi nhuận kế toán

Trong khi đó, thông tin trên báo cáo thuế của doanh nghiệp được kê khai và trình bày theo quy định của Luật thuế hiện hành nhằm phục vụ cho cơ quan thuế kiểm tra, thanh tra và quản lý thuế doanh nghiệp Số thuế TNDN phải nộp theo quy định của Luật thuế được căn cứ trên thu nhập tính thuế và thuế suất thuế TNDN

Trang 5

5

Với mục đích quản lý khác nhau, thì các quy định của kế toán và thuế trong văn bản pháp quy về kế toán, về thuế tất nhiên có những điểm khác biệt Việc quy định khác nhau sẽ dẫn đến các khoản chênh lệch giữa kế toán và thuế

Ví dụ: Để phục vụ cho mục đích thuế, tài sản cố định là phương tiện vận tải đường

bộ được khấu hao trong khoảng từ 6-10 năm, nhưng về phía đơn vị kế toán, đơn vị muốn thu hồi vốn nhanh nên chỉ khấu hao trong 5 năm Điều này sẽ làm chi phí khấu hao cho mục đích thuế và mục đích kế toán trong các năm khác nhau, dẫn đến lợi nhuận kế toán và lợi nhuận cho mục đích thuế sẽ khác nhau

Để quý độc giả hiểu nội dung các khoản chênh lệch giữa kế toán và thuế Tác giả xin giới thiệu qua về 03 cách tiếp cận chênh lệch giữa kế toán và thuế như sau:

Cách 1: Tiếp cận từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Chênh lệch giữa lợi nhuận

kế toán và Thu nhập chịu thuế

Cách 2: Tiếp cận từ Bảng cân đối kế toán: Chênh lệch giữa cơ sở tính thuế và giá trị

ghi sổ của Tài sản hoặc nợ phải trả

Cách 3: Tiếp cận từ việc tạo ra các khoản phải trả hay các khoản được khấu trừ về

thuế Thu nhập doanh nghiệp trong tương lai - Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại Trong phạm vi Ebook này, nhóm tác giả xin tập trung theo hướng tiếp cận từ báo cáo KQHĐKD Trên báo cáo KQHĐKD sẽ có thể xuất hiện chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế TNDN khác nhau

2 Các loại chênh lệch giữa kế toán và thuế

2.1 Chênh lệch giữa kế toán và thuế

Khái niệm chênh lệch giữa kế toán và thuế: Dựa theo góc độ kết quả kinh doanh

trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thì khi xác định lợi nhuận chịu thuế TNDN theo luật thuế và luật kế toán có sự chênh lệch thì khoản chênh lệch này được gọi là chênh lệch giữa kế toán và thuế

Và khoản chênh lệch này có thể phân loại thành 2 loại nhỏ hơn như sau:

Loại 1- Chênh lệch tạm thời: Khái niệm chênh lệch tạm thời là khoản chênh lệch giữa

giá trị ghi sổ của tài sản hoặc nợ phải trả trong Bảng Cân đối kế toán và cơ sở tính

thuế của tài sản hoặc nợ phải trả đó (căn cứ theo quy định tại đoạn số 3, 4 trong

Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 17 (VAS 17))

Trang 6

6 Trong đó:

+ Cơ sở tính thuế của tài sản là giá trị sẽ được trừ khỏi thu nhập chịu thuế khi thu hồi giá trị ghi sổ của tài sản Nếu thu nhập không phải chịu thuế thì cơ sở tính thuế của tài sản bằng giá trị ghi sổ của tài sản đó

+ Cơ sở tính thuế thu nhập của nợ phải trả là giá trị ghi sổ của nó trừ đi (-) giá trị sẽ được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế khi thanh toán nợ phải trả trong các kỳ tương lai

Chênh lệch tạm thời được chia làm 2 loại: Chênh lệch tạm thời được khấu trừ và chênh lệch tạm thời chịu thuế

Hình 2: Chênh lệch tạm thời được khấu trừ và chênh lệch tạm thời chịu thuế

Loại 2 - Chênh lệch không phải là chênh lệch tạm thời: Các khoản chênh lệch này

phát sinh do các khoản chi phí phát sinh nhưng không được trừ khi tính thuế TNDN theo quy định của Luật thuế Ví dụ như chi phí không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp, các khoản chi do vi phạm hành chính, các khoản chi vượt mức quy định theo quy chế tài chính Các khoản chênh lệch này sẽ không được điều chỉnh ghi nhận ở kỳ hiện tại hay tương lai mà phải trực tiếp điều chỉnh trên tờ khai quyết toán thuế TNDN hàng năm để xác định thuế TNDN hiện hành theo quy định của Luật thuế

Trang 7

7

2.2 Chênh lệch tạm thời được khấu trừ

Khái niệm: chênh lệch tạm thời được khấu trừ là các khoản chênh lệch tạm thời làm

phát sinh các khoản được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế trong tương lai khi giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản được thu hồi hoặc nợ phải trả được thanh toán

Có thể phát hiện “Chênh lệch tạm thời được khấu trừ” thông qua khi nghiệp vụ kinh

tế phát sinh làm cho lợi nhuận kế toán trước thuế < thu nhập tính thuế

(Hiểu đơn giản là việc doanh nghiệp sẽ nộp thuế trước phát sinh từ chênh lệch trên, sau này số thuế này sẽ được khấu trừ, mang tính chất tài sản)

Cụ thể trường hợp này xảy ra khi:

+ Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho doanh thu, thu nhập theo kế toán nhỏ hơn (<) doanh thu, thu nhập tính thuế;

+ Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho chi phí theo kế toán lớn hơn (>) chi phí tính thuế

Ví dụ minh họa về khái niệm chênh lệch tạm thời được khấu trừ:

ĐVT: triệu đồng

– Ví dụ 1: Một doanh nghiệp có tính chi phí khấu hao (trong đó, giả sử toàn bộ giá trị

của tài sản sẽ được trích khấu hao vào chi phí tính thuế) trong kỳ như sau:

Chi phí khấu hao được tính theo kế toán là 300, trong khi theo luật thuế thì kế toán doanh nghiệp xác định chi phí này được đưa vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN là 220

→ Do đó, khi chi phí được trừ chỉ tính là 220, sẽ bị loại ra 80 → chi phí được trừ giảm xuống 80, dẫn đến thu nhập tính thuế TNDN sẽ tăng lên 80

Khi đó doanh nghiệp phải nộp thuế TNDN nhiều hơn ở hiện tại, dẫn đến tương lai là những năm sau doanh nghiệp sẽ được khấu trừ (tương lai thu hồi lại)

Ngược lại, thì vào những năm sau cũng với tài sản này, nếu chi phí khấu hao của kế toán nhỏ hơn (hoặc bằng 0), trong khi chi phí khấu hao của thuế (chi phí được trừ) lớn hơn thì đây chính là chênh lệch tạm thời được khấu trừ (hoàn nhập)

– Ví dụ 2: Chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh từ việc ghi nhận doanh thu

trong các năm sau nhưng thuế thu nhập được tính trong năm hiện tại Cụ thể như trường hợp doanh nghiệp có khoản doanh thu nhận trước về tiền cho thuê nhà hoặc

Trang 8

8

cơ sở hạ tầng trong nhiều năm Khoản doanh thu nhận trước này được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh một năm bằng số tiền nhận trước chia cho tổng số thời gian thuê nhưng doanh nghiệp thực hiện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho toàn bộ số tiền nhận trước ngay trong năm thu được tiền

2.3 Chênh lệch tạm thời chịu thuế

Khái niệm: chênh lệch tạm thời chịu thuế là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát

sinh khoản thuế thu nhập phải trả khi xác định thu nhập chịu thuế trong tương lai khi giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản được thu hồi hoặc nợ phải trả được thanh toán

Có thể phát hiện “Chênh lệch tạm thời chịu thuế” thông qua khi nghiệp vụ kinh tế

phát sinh làm cho lợi nhuận kế toán trước thuế lớn hơn (>) thu nhập tính thuế

(Hiểu đơn giản doanh nghiệp sẽ được giữ lại khoản thuế phát sinh từ chênh lệch trên, sau này sẽ nộp khoản thuế này, mang tính chất nợ phải trả)

*Cụ thể để dễ nhận biết chúng ta có thể liên hệ đến một số trường hợp xảy ra chênh lệch tạm thời chịu thuế trên báo cáo kết quả kinh doanh như sau:

+ Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho doanh thu, thu nhập theo kế toán lớn hơn (>) doanh thu, thu nhập tính thuế;

+ Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho chi phí theo kế toán nhỏ hơn (<) chi phí tính thuế

*Ví dụ minh họa về khái niệm chênh lệch tạm thời tạm thời chịu thuế:

ĐVT: Triệu đồng

- Ví dụ 3: Tại Công ty TNHH Đức Thắng, kế toán có ghi nhận khoản chi phí trả trước là

240 phân bổ đều trong 4 năm thì mỗi năm doanh nghiệp đưa vào chi phí của kế toán là 60 Nhưng theo quy định của luật thuế thì chi phí này được phân bổ tối đa 36 tháng

(3 năm) Do vậy, mỗi năm chi phí được trừ theo thuế là 80

Như vậy, lúc này xuất hiện chênh lệch giữa kế toán và thuế là: 60 – 80 = (20)

Khoản chênh lệch “âm” (20) do chi phí theo kế toán < chi phí theo thuế Từ đây dẫn đến thu nhập tính thuế sẽ giảm đi 20 Khi đó công ty nộp thuế ít hơn ở hiện tại, dẫn đến tương lai là những năm sau công ty sẽ phải nộp thuế nhiều hơn

➔ Xác định là 1 khoản chênh lệch tạm thời tạm thời chịu thuế

Trang 9

9

- Ví dụ 4: Trong năm 2021, Công ty TNHH Tín Nghĩa có một khoản chi phí sửa chữa

nhà đi thuê là 600 (triệu đồng) với thời hạn thuê là 6 năm, kế toán tính phân bổ chi

phí sửa chữa này trong 6 năm

Tuy nhiên, theo quy định của Luật thuế thì khoản chi phí sửa chữa này được phân bổ tối đa là 36 tháng khi đưa vào chi phí được trừ để xác định thu nhập tính thuế TNDN Do đó, khoản chênh lệch này được xem là một khoản chênh lệch tạm thời

➔ Xác định là 1 khoản chênh lệch tạm thời tạm thời chịu thuế do chi phí tính thuế → chi phí theo kế toán của năm hiện tại

- Ví dụ 5: Trong năm 2022 Công ty Cổ phần An Khánh có 01 hợp đồng xây dựng công

trình nhà cao tầng A cho chủ đầu tư B, thanh toán theo tiến độ công việc

Đến cuối năm 2022, mặc dù tiến độ công trình A vẫn đang thực hiện theo đúng tiến độ trong hợp đồng, nhưng doanh nghiệp phải xác định được mức độ hoàn thành của công trình A Việc xác định mức độ hoàn thành sẽ xác định phần doanh thu đã thực hiện theo hợp đồng

Kế toán ghi nhận doanh thu theo mức độ hoàn thành của công trình nhưng thuế lại chỉ ghi nhận doanh thu khi có biên bản nghiệm thu

Khi đó doanh nghiệp nộp thuế ít đi ở hiện tại, dẫn đến tương lai là những năm sau doanh nghiệp sẽ phải nộp nhiều hơn (phải trả)

➔ Xác định đây là khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế

Căn cứ để ghi nhận doanh thu kế toán và thu nhập chịu thuế theo ví dụ trên:

Theo kế toán

(Thông tư số 200/2014/TT-BTC)

Theo thuế

(Thông tư 78/2014/TT-BTC)

Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch, khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được ước tính một cách đáng tin cậy, thì kế toán căn cứ vào chứng từ do nhà thầu tự xác định phản ánh doanh thu tương ứng với phần công

Theo Điểm m, Khoản 3, Điều 5, Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định: Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt thì thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu

thuế là giá trị công trình, giá trị hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng

công trình xây dựng, lắp đặt nghiệm thu

Trang 10

3 Xử lý kế toán trong trường hợp phát sinh chênh lệch giữa kế toán và thuế

3.1 Xử lý kế toán trong trường hợp phát sinh chênh lệch tạm thời được khấu trừ

3.1.1 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và mối liên hệ với chênh lệch tạm thời được khấu trừ

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: là thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được hoàn lại trong

tương lai tính trên các khoản:

+ Chênh lệch tạm thời được khấu trừ;

+ Giá trị được khấu trừ chuyển sang các năm sau của các khoản lỗ tính thuế

Giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau

(Theo Điều 3 Thông tư số 20/2006/TT-BTC)

*Chú ý: Trường hợp tại thời điểm ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại đã biết

trước có sự thay đổi về thuế suất thuế TNDN trong tương lai, nếu việc hoàn nhập tài

Trang 11

11

sản thuế thu nhập hoãn lại nằm trong thời gian thuế suất mới đã có hiệu lực thì thuế suất áp dụng để ghi nhận tài sản thuế được tính theo thuế suất mới

3.1.2 Tài khoản kế toán và phương pháp kế toán điều chỉnh chênh lệch tạm thời được khấu trừ

Kế toán sử dụng tài khoản 243 - “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại”

Phương pháp hạch toán tài khoản 243 - “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại”

– Nếu tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm, kế toán ghi nhận giá trị tài sản thuế thu nhập hoãn lại là số chênh lệch giữa số tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh lớn hơn số được hoàn nhập trong năm, ghi:

Nợ TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

Có TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

– Nếu tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm nhỏ hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm, kế toán ghi giảm tài sản thuế thu nhập hoãn lại là số chênh lệch giữa số tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh nhỏ hơn số được hoàn nhập trong năm, cụ thể:

Nợ TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại Có TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

*Ví dụ minh họa cách điều chỉnh trên sổ kế toán về chênh lệch tạm thời được khấu trừ:

ĐVT: Triệu đồng

- Ví dụ 6: Tại Công ty TNHH Phú Quý , kế toán có ghi nhận một khoản nợ phải trả 200,

là chi phí phải trả về bảo hành sản phẩm Theo quy định của thuế thì khoản chi phí này tính cho mục đích tính thuế chỉ được khấu trừ khi doanh nghiệp thanh toán nghĩa

vụ bảo hành (Giả sử thuế suất TNDN hiện hành là 20%)

Cơ sở tính thuế các khoản nợ phải trả này là không “0” (giá trị ghi sổ 200 – phần giá trị của khoản nợ phải trả 200 sẽ được khấu trừ cho mục đích tính thuế trong tương lai)

Khi thanh toán nợ phải trả theo giá trị ghi sổ, doanh nghiệp sẽ được giảm lợi nhuận tính thuế trong tương lai của mình với giá trị 200 và do đó thuế TNDN sẽ giảm 40 (=200 x 20%)

Trang 12

12

Chênh lệch giữa giá trị ghi sổ 200 và cơ sở tính thuế 0, là chênh lệch tạm thời được khấu trừ 200

Vì vậy, doanh nghiệp ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại là 40, với điều kiện doanh nghiệp chắc chắn sẽ có được đủ lợi nhuận tính thuế trong tương lai để có thể hưởng lợi từ việc giảm thuế trong tương lai Giả sử trong năm không có tài sản thuế thu nhập hoãn lại nào được hoàn nhập trong năm

Kế toán định khoản như sau:

Nợ TK 243: 40

Có TK 8212: 40

- Ví dụ 7: Tại Công ty Cổ phần Hoàng Long kinh doanh dịch vụ du lịch và nhà hàng

khách sạn có mua 1 xe ô tô xe trị giá 2 tỷ, có thời gian trích khấu hao theo kế toán là 4 năm, nhưng theo quy định của thuế thì thời gian sử dụng của TSCĐ áp dụng theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 có khung thời gian khấu hao với xe ô tô là từ 6 đến 10 năm

Giả sử doanh nghiệp đang trích khấu hao ở năm thứ 1 và thuế xác định thời gian khấu hao của xe là 10 năm thì sẽ có sự chênh lệch giữa kế toán và thuế được thể hiện ở bảng dưới đây như sau:

Hình 3: Chênh lệch giữa kế toán và thuế khi tính khấu hao cho TSCĐ cho ô tô

Ta thấy rằng chênh lệch giữa kế toán và thuế ở năm thứ 1 là 300, chi phí khấu hao theo kế toán → chi phí khấu hao theo thuế → Lợi nhuận kế toán < Lợi nhuận theo thuế → đây là chênh lệch tạm thời tạm thời được khấu trừ, doanh nghiệp sẽ có một khoản tài sản thuế thu nhập hoãn lại là: 300 x 20% = 60

Hạch toán kế toán như sau: Nợ TK 243: 60

Trang 13

13 Có TK 8212: 60

3.1.3 Cách xử lý trên tờ khai thuế TNDN khi phát sinh chênh lệch tạm thời được khấu trừ

Hình 4: Hướng dẫn xử lý các khoản chênh lệch giữa thuế và kế toán trên quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

a Hướng dẫn xử lý chênh lệch tạm thời tạm thời được khấu trừ liên quan đến doanh thu trên quyết toán thuế TNDN

Như chúng ta đã biết các khoản chênh lệch tạm thời phát sinh do thời điểm xác định doanh thu giữa pháp luật về thuế và pháp luật về kế toán khác nhau

Các chỉ tiêu điều chỉnh các khoản chênh lệch tạm thời trên tờ khai quyết toán TNDN là các chỉ tiêu mã số như trong hình dưới đây:

Trang 14

14

Hình 5: Các chỉ tiêu điều chỉnh các khoản chênh lệch tạm thời trên quyết toán

Cách điều chỉnh về khai thuế thu nhập doanh nghiệp của năm báo cáo và năm điều chỉnh

– Năm báo cáo: điều chỉnh ghi vào mã số [B2] và [B10] (không điều chỉnh sổ

kế toán doanh thu, chi phí);

– Năm điều chỉnh: điều chỉnh ghi vào mã số [B9] và [B3] (không điều chỉnh sổ

kế toán doanh thu, chi phí)

(Chú thích các chỉ tiêu được lấy trên mẫu số 03/TNDN, ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, cụ thể tên các chỉ tiêu bên trên là:

[B2]- Các khoản điều chỉnh tăng doanh thu;

[B10]- Chi phí của phần doanh thu điều chỉnh tăng;

[B9]- Giảm trừ các khoản doanh thu đã tính thuế năm trước; [B3]- Chi phí của phần doanh thu điều chỉnh giảm)

Cách tính, lập bảng xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ

Trang 15

15

– Khoản ghi nhận doanh thu tính thuế TNDN nhưng chưa hạch toán vào TK 511 để điều chỉnh vào mã số [B2] năm báo cáo và mã số [B9] năm điều chỉnh

– Khoản chi phí tương ứng được trích trước theo quy định tại điểm 2.20 khoản 2 Điều 4 Thông tư số 96/2025/TT-BTC để điều chỉnh vào mã số [B10] năm báo

cáo và mã số [B3] năm điều chỉnh

– Khi kết thúc hợp đồng, hoặc phát sinh doanh thu, chi phí tương ứng doanh nghiệp phải tính toán xác định chính xác số chi phí thực tế căn cứ các hoá đơn, chứng từ hợp pháp thực tế đã phát sinh để điều chỉnh tăng chi phí (trường hợp chi phí thực tế phát sinh lớn hơn số đã trích trước) hoặc giảm chi phí (trường hợp chi phí thực tế phát sinh nhỏ hơn số đã trích trước)

Ví dụ hướng dẫn xử lý một số tình huống cụ thể liên quan đến doanh thu:

Hướng dẫn xử lý tình huống khác nhau về thời điểm ghi nhận doanh thu xuất khẩu giữa thuế và kế toán:

Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS 14)

Ghi nhận doanh thu cần đáp ứng 5 điều kiện:

“a) Chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyển sở hữu cho người mua;

(e) Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng”

Luật thương mại quốc tế quy định thời điểm giao hàng theo giá FOB và giá CIF: FOB: Người bán (seller) giao hàng đến lan can tàu cảng bốc hàng là đã hết trách nhiệm, rủi ro được chuyển qua người mua (buyer)

Điểm a khoản 2 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC quy định:

“Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan.”

Công văn số 1892/TCT-DNL ngày 23/5/2014 của Tổng cục thuế quy định: Thời điểm xác định doanh thu tính thuế TNDN đối với hoạt động bán hàng hóa là:

“Thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người mua Trường hợp xuất khẩu hàng hóa, ngày xác định doanh thu xuất khẩu đế tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan (TKHQ)”

Trang 16

16 CIF: Người bán (seller) mua bảo hiểm cho lô hàng, vị trí chuyển rủi ro tại lan can tàu Tuy nhiên vị trí cuối cùng để người bán hết trách nhiệm là tại cảng dỡ hàng

- Ví dụ 8: Ngày 31/12/2021 doanh nghiệp Thái Bình An có một lô hàng xuất khẩu chưa

chuyển qua lan can tàu nhưng đã hoàn tất thủ tục hải quan với giá bán là 100 tỷ đồng, giá vốn và chi phí giao nhận là 80 tỷ đồng

Hướng dẫn cách điều chỉnh chênh lệch như sau:

Tại năm báo cáo - năm 2021:

o Điều chỉnh hạch toán và sổ kế toán:

Hình 6: Sơ đồ hạch toán và điều chỉnh sổ kế toán năm báo cáo

Trang 17

17

o Điều chỉnh trên tờ khai quyết toán thuế TNDN: điều chỉnh vào mã số [B2]

100 tỷ, Mã số [B10] 80 tỷ

Tại năm điều chỉnh (năm phát sinh doanh thu) - năm 2022:

o Điều chỉnh hạch toán và sổ kế toán

Hình 7: Sơ đồ hạch toán và điều chỉnh sổ kế toán năm điều chỉnh

o Điều chỉnh trên tờ khai quyết toán thuế TNDN: điều chỉnh vào quyết toán

TNDN mã số [B9] 100 tỷ đồng; mã số [B3] 80 tỷ đồng

Hướng dẫn xử lý tình huống khác nhau về ghi nhận doanh thu cho thuê tài sản giữa thuế và kế toán:

Trang 18

18

Thông tư số 200/2014/TT-BTC quy

định: “Đối với trường hợp cho thuê tài sản, có nhận trước tiền cho thuê của nhiều kỳ thì việc ghi nhận doanh thu được thực hiện theo nguyên tắc phân bổ số tiền cho thuê nhận trước phù hợp với thời gian cho thuê.”

Thông tư số 78/2014/TT-BTC quy

định: “Trường hợp bên thuê trả tiền trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc được xác định theo doanh thu trả tiền một lần

Trường hợp lựa chọn doanh thu là toàn bộ số tiền thuê bên thuê trả trước cho nhiều năm thì việc xác định số thuế TNDN từng ưu đãi thuế căn cứ vào tổng số thuế TNDN của số năm trả tiền trước chia (:) số năm bên thuê trả tiền trước.”

- Ví dụ 9: Ngày 31/10/2021 doanh nghiệp Khánh Hòa cho thuê một tài sản trong 02

năm nhận tiền 01 lần là (13,2 tỷ đồng/năm (đã bao gồm VAT 10%) x 2 năm = 26,4 tỷ đồng) Doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tính thuế TNDN 01 lần Giả sử hiện tại doanh nghiệp Khánh Hòa đang được giảm 30% thuế TNDN năm 2021, giá vốn của năm 2021 tương ứng của hoạt động cho thuê tài sản này là 10 tỷ, các khoản chi phí khác là 0 đồng

Hướng dẫn cách điều chỉnh chênh lệch như sau:

Tại năm báo cáo - năm 2021:

o Điều chỉnh hạch toán và sổ kế toán

Trang 19

19

Hình 8: Sơ đồ minh họa hạch toán và ghi sổ kế toán năm báo cáo (Chú thích: CIT là từ viết tắt của cụm từ Corporate Incomes Tax, thuế thu nhập doanh nghiệp)

o Điều chỉnh trên tờ khai quyết toán thuế TNDN: điều chỉnh vào mã số [B2] là 12 tỷ; mã số [B10] 10 tỷ Ngoài ra chú ý ở ví dụ này thì thu nhập chịu thuế

tăng do doanh nghiệp chọn phương pháp tính thuế TNDN 01 lần không được hưởng ưu đãi giảm 30% thuế TNDN

Tại năm điều chỉnh - năm 2022:

Trang 20

20

o Điều chỉnh hạch toán và sổ kế toán

Hình 9: Sơ đồ minh họa hạch toán và ghi sổ kế toán năm điều chỉnh

o Điều chỉnh trên tờ khai quyết toán thuế TNDN:

Năm điều chỉnh năm 2022: điều chỉnh vào mã số [B9] là 12 tỷ; mã số [B3] là 10 tỷ Giả sử năm 2022 (năm điều chỉnh) doanh nghiệp không được được ưu đãi TNDN

Hướng dẫn xử lý tình huống khác nhau về ghi nhận chiết khấu thương mại và khuyến mại giữa thuế và kế toán

Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam (VAS) ghi nhận tính trừ vào năm báo cáo nếu xác định trước ngày gửi BCTC

Pháp luật về Thuế điều chỉnh vào tờ khai quyết toán thuế TNDN tại mã số B21 (Mã số này không thấy có) của năm báo cáo và mã số B9 trên tờ khai quyết toán thuế TNDN của năm lập hóa đơn

– Tài khoản ghi nhận khoản chiết khấu thương mại theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC là tài khoản 521, theo Thông tư số 133/2016/TT-200/2014/TT-BTC là tài khoản 511

– Về thuế GTGT (VAT) thì ở bên bán sẽ khai điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu ra tại thời điểm lập hóa đơn

Ngày đăng: 26/04/2024, 09:28

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan