Phân tích kinh tế xã hội thái lan

32 0 0
Phân tích kinh tế xã hội thái lan

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mục lục Lời mở đầu 2 A PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .2 I Mục tiêu nghiên cứu .2 II Phương pháp nghiên cứu cụ thể .2 III Nguồn số liệu 4 B TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ .4 C XÃ HỘI 11 PHỤ LỤC HÌNH 15 BÀI TỐT 9.5 1 Lời mở đầu Thái Lan (Tên chính thức: Vương quốc Thái Lan) là một quốc gia nằm ở vùng Đông Nam Á, phía bắc giáp Lào và Myanma, phía đông giáp Lào và Campuchia, phía nam giáp vịnh Thái Lan và Malaysia, phía tây giáp Myanma và biển Andaman Thái Lan có diện tích 513.000 km2 (198.000 dặm vuông) lớn thứ 50 trên thế giới và dân số khoảng 67 triệu người đông thứ 20 trên thế giới Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống Bắt đầu từ năm 1960 Thái Lan thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội lần thứ nhất và đến nay là kế hoạch thứ 9 Và đến thời điểm hiện tại, Thái Lan là một nước công nghiệp mới.Vậy tình hình phát triển kinh tế - xã hội đến thời điểm nhiện nay như thế nào? Bài báo cáo này sẽ trình bày tình hình phát triển – kinh tế xã hội của Thái Lan từ 1985 – 2013 cũng như giải thích các nhân tố tác động đến sự phát triển đó A PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU I Mục tiêu nghiên cứu  Đánh giá được tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Thái Lan  Phân tích được mối quan hệ giữa tăng trưởng với các vấn đề về xã hội ở Thái Lan II Phương pháp nghiên cứu cụ thể  Phương pháp nghiên cứu định lượng: từ số liệu thống kê ban đầu phân tích, lượng hóa mô hình kinh tế  Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này nhằm thu thập, tổng kết và mô tả dữ liệu về các đối tượng cần nghiên cứu thông qua các hình thức lập bảng, đồ thị hoặc bằng số  Phương pháp phân tích hồi quy: Từ quá trình phân tích, tiến hành xây dựng mô hình và chạy hồi quy nhằm xem xét mối quan hệ tương quan giữa các biến số trong mô hình 2  Nhóm sẽ tiến hành hồi quy các mô hình sau:  Mô hình thể hiện sự tác động của K,L đến GDP trong đó GDP là biến phụ thuộc, K,L là biến độc lập, mô hình được triển khai thừ hàm Cobb_Douglas: Mô hình có dạng như sau:  Mô hình thể hiện sự tác động của FDI đến tăng trưởng trong đó GDP là biến phụ thuộc, FDI, vốn trong nước, tỉ lệ xuất khẩu, tỉ lệ nhập khẩu Mô hình có dạng như sau: lnY=b1+b2*FDI/GDP+b3*lnDI+b4*IM/GDP+b5*X/GDP  Mô hình thể hiện sự tác động của FDI đến năng suất các nhân tố tổng hợp TFP trong đó TFP là biến phụ thuộc, K, FDI, L là biến độc lập Mô hình các dạng như sau: TFP = β0+ β1*lnFDI + β2*lnDI + β3*ln(L)  Mô hình thể hiện tác động của tăng trưởng đối với bất bình đẳng trong đó GINI là biến phụ thuộc, GDP/người là biến độc lập Mô hình có dạng như sau: LnG = β0 + β1LnYp + β2LnYp2  Mô hình thể hiện tác động của tăng trưởng bất bình đẳng đến đói ngheo trong đó Tỉ lệ nghèo là biến phụ thuộc, GDP/người và Gini là biến độc lập Mô hình có dạng như sau: Pit = β0+β1GDPbqit + β2GINIit +ui Sau đó tiến hành các kiểm định như sau:  Kiểm định sự tồn tại của mô hình  Kiểm định sự ý nghĩa của các hệ số hồi quy  Kiểm định sự đa cộng tuyến  Kiểm định phương sai sai số thay đổi  Kiểm định tự tương quan 3 III Nguồn số liệu Sử dụng dữ liệu thứ cấp từ bộ số liệu về Thái Lan của Ngân hàng Thế giới do PGS.TS Bùi Quang Bình cung cấp B TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Tăng trưởng là một mục tiêu quan trọng của nhiều quốc gia, nó cũng phản ánh sự gia tăng kết quả hoạt động kinh tế Tăng trưởng kinh tế được thể hiện rõ nhất qua chỉ tiêu GDP – tổng sản phẩm quốc dân Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả kinh tế cũng như phản ánh tình hình phát triển của một quốc gia Vì thế để có thể đánh giá sự phát triển của Thái Lan điều đầu tiên chúng ta cần chú ý đến đó là GDP và tốc độ tăng trưởng GDP Với xuất phát điểm là một nước nông nghiệp truyền thống, trải qua quá trình phát triển gần 40 năm Thái Lan đã trở thành một nước công nghiệp mới và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất khu vực Đông Nam Á Điều này được thể hiện khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Thái Lan liên tục tăng, đến năm 2013 đạt 230,37 tỷ USD Cùng với đó tốc độ tăng trưởng GDP trung bình giai đoạn 1985 – 2013 là 5,29% Chặng đường phát triển của Thái Lan được chia ra làm 3 giai đoạn 1985 – 1996, 1997 – 2006 và 2007 – 2013 [1] Giai đoạn 1985-1996 là giai đoạn mà kinh tế Thái Lan tăng trưởng nhanh nhất với tốc độ bình quân là 9,13% Tuy nhiên cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 của Thái Lan đã làm cho nền kinh tế suy thoái trầm trọng Đến năm 1997 tốc độ tăng trưởng kinh tế đã giảm xuống chỉ còn – 1,37% và chạm đáy vào năm 1998 khi tốc độ tăng trưởng kinh tế xuống đến mức -10,51% Đến giai đoạn 1999 – 2006 thì tốc độ tăng trưởng đạt 5,05% Giai đoạn này nền kinh tế Thái Lan có sự tăng trưởng ổn định hơn Nhưng sau đó do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới từ năm 2007 tốc độ tăng trưởng kinh tế Thái Lan bắt đầu giảm, đến năm 2009 xuống đến mức - 2,33% Và trong 4 năm sau đó từ 2010-2013 nền kinh tế Thái Lan rơi vào tình trạng bất ổn định Từ đó cũng có thể thấy rằng nền kinh tế vĩ mô của Thái Lan cũng không ổn định Sự không ổn định trong tăng trưởng kinh tế của Thái Lan còn được thể hiện ở tỉ lệ của tốc độ tăng trưởng hằng năm so với tốc độ tăng trưởng trung bình [1] Đặc biệt trong 4 hai giai đoạn 1996-1998 và 2008-2013 nền thường xuyên biến động với biên độ dao động của tốc độ tăng trưởng hằng năm với tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn rất lớn Không chỉ có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao mà cơ cấu kinh tế ở Thái Lan cũng đang thay đổi theo hướng công nghiệp hóa khi giảm tỉ trọng của ngành nông nghiệp xuống, tăng tỉ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ [5] Nhìn chung cơ cấu kinh tế có dịch chuyển theo hướng tích cực, hệ số chuyển dịch cơ cấu kinh tế tính chung cả giai đoạn 1985 – 2013 là 12,04o [6] Nhưng cơ cấu thay đổi không nhiều Tuy tỉ trọng ngành dịch vụ giảm nhưng vẫn là ngành chiếm tỉ trọng cao nhất (trung bình lớn hơn 40%) trong cơ cấu kinh tế của Thái Lan Như vậy có thể nói công nghiệp và dịch vụ là những ngành tạo động lực cho sự tăng trưởng kinh tế của Thái Lan Cùng với đó nhìn chung cả giai đoạn 1985 – 2013 thì công nghiệp đóng góp nhiều nhất vào tốc độ tăng trưởng kinh tế tiếp đến là dịch vụ và ít nhất là nông nghiệp [7] Đóng góp của dịch vụ giai đoạn sau khủng hoảng kinh tế có dấu hiệu giảm so với giai đoạn trước khủng hoảng một phần là do tỉ trọng ngành dịch vụ giảm trong cơ cấu kinh tế Mặc dù vậy nhưng đây vẫn là cơ cấu kinh tế mà nhiều nước ở khu vực Đông Nam Á mong muốn đạt được Bởi nó thể hiện kết quả của quá trình công nghiệp hóa đất nước Để đạt được tốc độ tăng trưởng như vậy Thái Lan đã sử dụng rất nhiều nguồn lực để phục vụ cho quá trình phát triển của mình như vốn, lao động, tài nguyên cũng như công nghệ… Thái Lan được coi là quốc gia huy động và sử dụng các nguồn lực rất hiệu quả Sự đóng góp của các yếu tố sản xuất vào tăng trưởng kinh tế của Thái Lan là khác nhau Thứ nhất, đối với việc sử dụng đất đai thì quỹ đất của Thái Lan được sử dụng chủ yếu cho nông nghiệp vì đất nông nghiệp chiến trên 40,33% trên tổng diện tích đất[15] Cùng với quá trình công nghiệp hóa và khi tỉ trọng của nông nghiệp giảm dần thì đất nông nghiệp cũng giảm xuống chỉ còn 38,27% vào năm 20013 [15] Thứ hai, với số dân khá đông tuy nhiên tỉ lệ dân số tham gia vào lực lượng lao động lại không cao, chỉ ở khoảng 50% tổng dân số trong độ tuổi lao động Từ năm 1995 đến nay, lực lượng lao động của Thái Lan đã có xu hướng tăng lên [16] Cùng với đó lao động làm việc trong khu nông nghiệp có xu hướng giảm, lao động của khu vực công nghiệp và 5 dịch vụ tăng lên Một điều đáng chú ý nữa là năng suất lao động của khu vực nông nghiệp thấp nhất trong ba khu vực, chỉ bằng khoảng 1/5 năng suất lao động của khu vực dịch vụ, 1/10 năng suất lao động của khu vực công nghiệp [18] Năng suất lao động của các ngành có xu hướng tăng qua các năm tuy nhiên không cao Cùng với đó công nghiệp là ngành có năng suất lao động cao nhất cũng là ngành có tốc độ tăng năng suất lao động cao nhất Tuy nhiên Thái Lan cũng là quốc gia có năng suất lao động trung bình thuộc tốp các quốc gia có năng suất lao động ở Đông Nam Á Tuy có sự dịch chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp nhưng sự dịch chuyển này chưa thực sự mạnh mẽ Lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ cao điều này cho thấy rằng mặc dù công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ trọng cơ cấu kinh tế nhưng chưa tạo ra được nhiều việc làm Cho nên Thái Lan cần đẩy mạnh hơn nữa việc chuyển dịch cơ cấu lao động để có thể tương xứng với cơ cấu kinh tế Ngoài ra, với cơ cấu lao động chủ yếu tập trung ở khu vực nông nghiệp thì lao động ở nước này có trình độ khá thấp, chất lượng lao động chưa cao Tỷ lệ lao động tốt nghiệp ở các cấp học còn thấp, năm 2008 tỷ lệ lao động tốt nghiệp THCS chỉ đạt 12,9% và tốt nghiệp THPT chỉ đạt 14,9% tuy tỷ lệ nay đã có xu hướng tăng qua các năm nhưng vẫn chưa đáng kể [31] Có thể thấy lao động của nước này phần lớn có trình độ còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước Điều này đặt ra vấn đề về đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cao cho phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước Mặc dù lao động Thái Lan còn nhiều hạn chế nhưng nói chung lao động của Thái Lan đã đóng góp tích cực đến tăng trưởng Theo kết quả mô hình nghiên cứu mối tác động của lao động, vốn sản xuất đến tăng trưởng kinh tế thì lao động có tác động cùng chiều với tăng trưởng kinh tế Cụ thể khi lao động tăng lên 1% thì GDP tăng lên 0,23% Thứ ba, về vốn đầu tư, đây được xem là yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tăng trưởng và phát triển của một quốc gia Nhìn chung cả giai đoạn quy mô vốn của Thái Lan lớn tuy nhiên tốc độ tăng vốn không ổn định [19] Giai đoạn từ năm 1985 – 1996 vốn đầu tư tăng lên rõ rệt qua các năm nhưng đến năm 1997 đột ngột giảm xuống và đến năm 1998 thì giảm mạnh chỉ còn bằng một nửa so với năm 1997 [19] Đây là nguyên nhân làm cho tăng trưởng GDP âm, nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, suy thoái Giai đoạn năm 6 2009 – 2013 biến động vốn đầu tư giống hệt với biến động của tốc độ tăng trưởng kinh tế Đặc biệt với quy mô nguồn vốn trong nước lớn Thái Lan không chỉ chú trọng đầu tư trong nước mà còn tăng cường đầu tư ra nước ngoài để tận dụng các nguồn lực ở các quốc gia khác đặc biệt là các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á Trong đó, Campuchia, Lào, Việt Nam và Myanmar là những thị trường tiềm năng mà các doanh nghiệp Thái đang hướng tới Cùng với đó hệ số ICOR nhỏ, tương đối đồng đều qua các năm, duy chỉ có giai đoạn 1995 – 1997 và năm 2008 là chỉ số ICOR tăng đột biến [20] Cho thấy Thái Lan không chỉ có quy mô vốn đầu tư lớn mà hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong nền kinh tế cũng cao Đây có thể xem là một trong những lợi thế lớn giúp kinh tế Thái Lan tăng trưởng nhanh hơn Điều này được cũng phù hợp với kết quả hồi quy mô hình sự phụ thuộc của GDP vào vốn FDI, vốn trong nước, xuất nhập khẩu Theo kết quả thì nếu vốn trong nước tăng thêm 1% thì GDP tăng thêm 0,66% Thứ tư, về TFP, đây chính là yếu tố đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng kinh tế của Thái Lan và mức độ đóng góp tăng dần qua các năm Từ đó có thể thấy rằng Thái Lan đã chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ số lượng sang chất lượng, từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, phát triển bền vững Đồng thời với việc tăng tỷ trọng đóng góp của TFP Thái Lan cũng đã nâng cao được năng lực cạnh tranh, góp phần chuyển nền kinh tế lên đẳng cấp mới, vị thế mới trong quan hệ so sánh với quốc tế Chính vì thế mà Thái Lan là quốc gia thứ 37/ 148 quốc gia trên thế giới về năng lực cạnh tranh, đứng thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á chỉ sau: Singapore, Malaysia, Brunei Không chỉ sử dụng các nguồn lực có sẵn trong nước mà Thái Lan còn thu hút các nguồn lực sản xuất từ các quốc gia khác Các nguồn lực được sử dụng đó là lao động, vốn đầu tư nước ngoài, chuyển giao công nghệ,… Trong đó vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò cực kì quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của Thái Lan Tại Thái Lan, thu hút FDI luôn được coi là một trong những nhân tố kích thích quan trọng đối với nền kinh tế Mặc dù dòng vốn nước ngoài suy giảm do ảnh hưởng của bất ổn chính trị, nhưng nhờ biết cách tập trung vào những lĩnh vực quan trọng đồng thời đơn giản hóa thủ tục hành 7 chính, Thái Lan vẫn được xem là điểm đến đầu tư hấp dẫn Hơn thế nữa, Thái Lan có thị trường thu hút đầu tư rất cạnh tranh và hấp dẫn trong khu vực châu Á Trong các quốc gia, lãnh thổ đầu tư vào Thái Lan, Nhật Bản có lượng vốn đầu tư lớn nhất với khoảng 7.000 doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại quốc gia này Lượng vốn FDI từ các nhà đầu tư Singapore chiếm khoảng 80-90% tổng vốn đầu tư của các nước ASEAN vào Thái Lan Gần đây, để thu hút thêm vốn FDI, Thái Lan sẽ tiếp tục ưu tiên thu hút đầu tư vào lĩnh vực chế biến và phân phối hàng nông sản, khai khoáng, công nghiệp nhẹ, chế tạo máy và thiết bị vận tải, thiết bị điện và điện tử,… Như vậy nhờ có những chính sách thích hợp cũng như môi trường đầu tư hấp dẫn FDI được coi là cú hích đối với sự phát triển kinh tế của Thái Lan khi mà tỉ lệ vốn FDI tăng 1% thì GDP tăng thêm 0,0169 % ( theo kết quả mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là GDP và các biến độc lập: vốn trong nước, vốn FDI, tỉ lệ xuất nhập khẩu) Như vậy có thể thấy rằng FDI có tác động tực tiếp đến tăng trưởng kinh tế Ngoài ra FDI cũng có tác động gián tiếp đến tăng trưởng kinh tế thông qua việc góp phần tăng năng suất các nhân tố tổng hợp TFP Về mặt định tính, thì FDI góp phần giúp tăng năng suất các nhân tố tổng hợp khi mà cùng với việc đưa vốn vào Thái Lan thì họ còn mang theo khoa học, kĩ thuật, trình độ quản lý,… Về mặt định lượng thì khi FDI tăng lên 1% thì TFP tăng 197,107% Theo kết quả phân tích mô hình hồi quy: TFP = β0 + β1* LnFDI + β2*LN DI+ β3*LnL Như vậy có thể thấy FDI có tác động mạnh mẽ đến TFP Tăng trưởng kinh tế cùng với sự chuyển dịch cơ cấu có thể nói lên tình hình phát triển kinh tế của một quốc gia tuy nhiên để có thể thấy rõ bức tranh phát triển kinh tế thì cần phải xem xét đến tình hình kinh tế vĩ mô của cả nền kinh tế Tình hình kinh tế vĩ mô được thể hiện qua các chỉ tiêu kinh tế: lạm phát, thất nghiệp, lãi suất, cán cân thương mại, … Để có thể tăng trưởng kinh tế cũng như ổn định và kiểm soát tình hình kinh tế vĩ mô chính phủ các nước đã sử dụng nhiều chính sách như tài khóa, tiền tệ, tỉ giá hối đoái Thái Lan cũng như vậy trong quá trình điều tiết nền kinh tế vĩ mô và phát triển kinh tế Chính Phủ Thái Lan đã sử dụng nhiều chính sách như chính sách tài khóa khóa mở rộng, chính sách tiền tệ mở rộng hay thả nổi tỉ giá hối đoái,… 8 Thứ nhất, Thái Lan đã sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng để kích thích tăng trưởng kinh tế Dễ dàng nhận thấy rằng mức cung tiền liên tục tăng qua các năm, đặc biệt tăng nhanh trong giai đoạn 1986 -1998 [8] Đây là giai đoạn mà mức cung tiền trong nền kinh tế Thái Lan tăng rất nhanh với mức tăng bình quân là 11% Nhờ đó mà giai đoạn này nền kinh tế Thái Lan đã có những bước tăng trưởng kinh tế thần kì, cụ thể tăng trưởng bình quân GDP của giai đoạn là 6,74% Tuy nhiên cùng với đó là sự đánh đổi về sự gia tăng của tỉ lệ lạm phát Đây cũng là giai đoạn mà nền kinh tế Thái Lan có mức lạm phát cao nhất Đặc biệt là giai đoạn khủng hoảng kinh tế thì tác động của chính sách tiền tệ đến lạm phát là rõ nhất Đến giai đoạn 1999-2012, mức cung tiền ở Thái Lan vẫn tiếp tục tăng nhưng với việc thực hiện những chính sách vĩ mô hợp lí mức lạm phát ở giai đoạn này không còn quá cao và bất ổn định như giai đoạn trước đó Tăng trưởng GDP giai đoạn này tuy thấp hơn giai đoạn trước với tốc độ tăng bình quân là 4,1% nhưng đổi lại nền kinh tế vĩ mô được kiểm soát tốt hơn Ngoài việc đẩy lạm phát lên cao thì chính sách tiền tệ mở rộng thay vì làm giảm lãi suất tuy nhiên thực tế trong giai đoạn này lãi suất lại tăng lên Giai đoạn 1985-1998 là giai đoạn có mức lãi suất cao nhất, cụ thể lãi suất huy động ở giai đoạn này cao nhất năm 1991 là 13.67% Tác động của lạm phát đã làm cho lãi suất thực tế chênh lệch tương đối lớn so với lãi suất cho vay với mức chênh lệch cao nhất là 9,68% năm 1998( năm có mức lạm phát cao nhất) Như vậy cho thấy chính phủ Thái Lan đã dần thực hiện chính sách tiền tệ hiệu quả hơn khi vừa ổn định được lạm phát vừa ổn định được lãi suất Với chính sách tiền tệ mở rộng thì Thái Lan đã kích cầu được nền kinh tế từ đó gia tăng được sản lượng, kích thích kinh tế tăng trưởng Cũng theo kết quả hồi quy mô hình Y = Kα * Lβ * M * G thì chính sách tiền tệ mở rộng có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế Cụ thể khi cung tiền M tăng thêm 1% thì GDP tăng thêm 0,96% Vậy cung tiền tăng sẽ làm cho GDP tăng lên một lượng gần tương đương Cùng với chính sách tiền tệ mở rộng thì Thái Lan cũng sử dụng chính sách tài khóa mở rộng khi từ 1985 – 2013 thì hầu hết Thái Lan đều tăng chi tiêu chính phủ và giảm thuế Cụ thể các giai đoạn 1985 – 1997, 2000 -2008, 2009 -2014 là những giai đoạn mà chính phủ Thái Lan sử dụng chính sách tăng chi tiêu quốc gia (chính sách tài khóa mở 9 rộng) [11] Chính việc sử dụng chính sách tài khóa mở rộng cũng đã giải thích tại sao mức lạm phát trong các giai đoạn này lại cao như vậy Chỉ có giai đoạn 1997 – 1999 là giai đoạn kinh tế Thái Lan phải đối mặt với khủng hoảng tài chính chi tiêu quốc gia giảm xuống.Thực tế cho thấy, chính sách tài khóa mở rộng của Thái Lan được coi là chính sách hợp lý cho phát triển kinh tế của đất nước khi kích thích tăng trưởng kinh tế khi tăng chi tiêu chính phủ lên 1% thì GDP tăng thêm 0,87% (theo kết quả hồi quy mô hình Y = Kα * Lβ * M * G ) Tuy nhiên, với chính sách tài khóa mở rộng làm cho cán cân ngân sách Thái Lan luôn trong tình trạng thâm hụt và mức thâm hụt ngân sách ngày càng tăng do chi tiêu ngân sách luôn lớn hơn nguồn thu, đến năm 2012 thâm hụt cán cân ngân sách đã lên đến gần 300 tỷ USD Như vậy Thái Lan cần xem xét vấn đề sử dụng ngân sách như thế nào để có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tránh được vấn đề nợ công Một chính sách khác được chính phủ Thái Lan sử dụng đó chính là chính sách thả nổi tỉ giá hối đoái Mặc dù thực hiện chính sách thả nổi tỉ giá hối đoái nhưng tỉ giá hối đoái của Thái Lan vẫn khá thấp Giai đoạn 1985 – 1997 tỉ giá hối đoái hầu như không có sự thay đổi đáng kể Tỉ giá hối đoái ổn định đã góp phần ổn định xuất nhập khẩu cũng như là nền kinh tế Sau năm 1997 tỉ giá hối đoái bắt đầu tăng và biến động mạnh Tỉ giá hối đoái tăng cao đã tác động tích cực đến tình hình xuất nhập khẩu của Thái Lan giai đoạn 1998 -2013: tăng xuất khẩu, giảm nhập khẩu Việc tăng cường xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu đã giúp cho cán cân thương mại của nước này luôn thặng dư chỉ có năm 2005 cán cân thương mại thâm hụt 1,97 tỉ USD Đồng thời với đó xuất khẩu cũng có tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế của Thái Lan khi mà kim ngạch xuất khẩu luôn chiếm 60% GDP Cùng với đó thì vai trò quan trọng của xuất khẩu đối với tăng trưởng của Thái Lan còn được thể hiện qua kết quả hồi quy mô hình về sự phụ thuộc của GDP vào FDI, vốn trong nước, xuất, nhập khẩu: khi xuất khẩu tăng 1% thì 1,0736% Cũng chính vì thế mà Thái Lan không ngừng mở cửa nền kinh tế, có nhiều chính sách hỗ trợ về thuế, tín dụng,… để thúc đẩy xuất khẩu cũng như lấy chính sách hướng về xuất khẩu làm trọng tâm trong quá trình phát triển kinh tế 10 [7] Phụ lục 7: Đóng góp của các ngành vào tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1985 - 2013 [8] Phụ lục 8: Cung tiền và tốc độ tăng cung tiền giai đoạn 1987 - 2012 18 [9] Phụ lục 9: Tỉ lệ lạm phát giai đoạn 1985 - 2013 [10] Phụ lục 10: Lãi suất giia đoạn 1985 - 2012 19 [11] Phụ lục 11: Tổng chi tiêu quốc gia giai đoạn 1985 - 2012 [12] Phụ lục 12: Cán cân ngân sách giia đoạn 2004 - 2012 20

Ngày đăng: 14/03/2024, 22:19

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan