Lý thuyết cơ bản về phân tích kinh tế
Tăng trưởng và phát triển kinh tế
a Khái niệm về tăng trưởng và phát triển kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm về quy mô sản lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ trong một thời kỳ nhất định thường là một năm.
Nếu tổng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của một quốc gia tăng lên nó được coi là tăng trưởng kinh tế Như vậy, muốn thực hiện tăng trưởng kinh tế thì tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc gia phải lớn hơn tốc độ tăng dân số.
Người ta thường dùng tốc độ tăng lên của GDP để biểu thị sự tăng trưởng kinh tế Mức tăng đó có thể tính trên toàn bộ nền kinh tế hay tính bình quân đầu người của thời kỳ sau so với thời kỳ trước. Đo lường tăng trưởng người ta dùng cả số tuyệt đối tức là quy mô tăng trưởng và số tương đối- tốc độ tăng Tốc độ tăng trưởng nói lên mức gia tăng sản phẩm xã hội nhanh hay chậm.
Phát triển kinh tế bao hàm nghĩa rộng hơn tăng trưởng kinh tế Phát triển kinh tế là quá trình thăng tiến mọi mặt của nền kinh tế Trong đó gồm gia tăng của cải vật chất, cơ cấu kinh tế hợp lý, sự tiến bộ xã hội.
Sự thay đổi cơ cấu ở đây bao hàm rất rộng, nó đòi hỏi phải thay đổi cơ cấu trên các lĩnh vực như: thay đổi cơ cấu ngành sản xuất, chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành, chuyển dịch cơ cấu dân số b Các nhân tố tác động đến tăng trưởng và phát triển kinh tế
Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển bao gồm các nhân tố kinh tế và phi kinh tế
* Nhóm nhân tố kinh tế bao gồm:
- Vốn sản xuất: là những tư liệu sản xuất như: máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, kết cấu hạ tầng kinh tế Vốn có vai trò quan trọng trong tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Lao động là yếu tố đặc biệt quan trọng của quá trình sản xuất Mọi hoạt động sản xuất đều do lao động của con người quyết định Do đó lao động quyết định kết quả và hiệu quả sản xuất.
-Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố nguồn lực rất quan trọng cho phát triển kinh tế là điều kiện cần cho quá trình sản xuất.
- Khoa học công nghệ là yếu tố sản xuất quan trọng, nó quyết định sự thay đổi năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
* Nhóm nhân tố phi kinh tế:
- Thể chế chính trị và đường lối phát triển kinh tế xã hội
- Đặc điểm dân tộc, đặc điểm văn hoá
Chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước (GDP) và cơ cấu kinh tế
* Khái niệm: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là một bộ phận của giá trị sản xuất còn lại sau khi trừ đi chi phí trung gian Đó là bộ phận giá trị mới do lao động tạo ra và khấu hao TSCĐ trong một thời kỳ nhất định thường là một năm.
Quy mô chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước là chỉ tiêu tuyệt đối, thời kỳ, được tính theo đơn vị giá trị.
Cơ cấu kinh tế là một tổng thể các quan hệ kinh tế, liên kết các bộ phận hợp thành nền kinh tế với vị trí, trình độ công nghệ, quy mô, tỷ trọng tương ứng của từng bộ phận và sự quan hệ tương tác giữa tất cả các bộ phận, gắn với điều kiện kinh tế- xã hội trong từng giai đoạn nhất định, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội đã định.
Nội dung của cơ cấu kinh tế bao gồm:
- Cơ cấu theo ngành kinh tế: là sự xác định tỷ trọng giá trị tăng thêm của từng ngành kinh tế chiếm trong GDP của cả nước hoặc một địa phương.
-Cơ cấu theo khu vực kinh tế: theo nghị định của Chính phủ số 75/CP ngày 27/10/1993, toàn bộ hoạt động sản xuất của một quốc gia được chia ra thành 3 khu vực:
Khu vực I: gồm các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Khu vực II: gồm các ngành công nghiệp và xây dựng.
Khu vực II: gồm 14 ngành sản xuất dịch vụ
- Cơ cấu theo vùng lãnh thổ: xác định tỷ trọng GDP của từng khu vực thể chế chiếm trong GDP của cả nước hoặc của địa phương.
- Cơ cấu theo thành phần kinh tế: là xác định tỷ trọng GDP của từng thành phần kinh tế chiếm trong GDP của cả nước hoăc của địa phương
- Cơ cấu kinh tế theo khu vực thể chế: xác định tỷ trọng GDP của từng khu vực thể chế chiếm trong GDP của cả nước hoặc địa phương Có 5 khu vực thể chế là: Nhà nước, phi tài chính, tài chính, hộ gia đình, vô vị lợi.
- Cơ cấu kinh tế theo loại thu nhập: toàn bộ GDP chia thành thu nhập của người lao động và hộ, thu nhập của doanh nghiệp, thu nhập của Nhà nước.
- Cơ cấu kinh tế theo mục đích sử dụng:
Xét theo quan điểm vật chất GDP bao gồm: tiêu dùng cuối cùng của cá nhân và xã hội, tích luỹ, xuất khẩu hàng hoá thuần.
Xét theo quan điểm tài chính, GDP gồm: chi cho tiêu dùng cuối cùng của hộ và Chính phủ, tiết kiệm và số dư quan hệ tài chính với nước ngoài.
Một số phương pháp thống kê áp dụng trong phân tích các chỉ tiêu chủ yếu của chuyên đề
Phương pháp tính mức độ biến động của hiện tượng theo thời gian
a Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối
Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về trị số tuyệt đối của chỉ tiêu giữa hai thời gian nghiên cứu.
Tuỳ theo mục đích nghiên cứư ta có các chỉ tiêu về lượng tăng (giảm) tuyệt đối sau đây:
* Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn phản ánh sự thay đổi trị số tuyệt đối giữa hai thời gian liền nhau Công thức tính: δ i = y i − y i−1 (i= 2,3,…n)
Trong đó δ i là lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn.
* Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc là hiệu số giữa mức độ kỳ nghiên cứu yi và mức độ của một kỳ nào đó được chọn làm gốc, thường là mức độ đầu tiên trong dãy số yt Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi tuyệt đối giữa các khoảng thời gian dài Công thức tính: Δ i = y i − y 1 ( i=2,3,…,n) trong đó Δ i là lượng tăng( giảm) tuyệt đối định gốc.
Giữa lượng tăng( giảm) tuyệt đối liên hoàn và lượng tăng( giảm) tuyệt đối định gốc có mối liên hệ: lượng tăng( giảm) tuyệt đối định gốc bằng tổng các lượng tăng( giảm) tuyệt đối liên hoàn Δ n = ∑ i=2 n δ i
* Lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân bằng bình quân cộng của các lượng tăng( giảm) tuyệt đối liên hoàn, ký hiệu ¯δ là lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân, ta có: δ =
Chỉ nên tính lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân khi dãy số có cùng xu hướng, nếu không cùng xu hướng phải phân tích với lượng tăng( giảm) tuyệt đối liên hoàn. b Tốc độ phát triển
Tốc độ phát triển là số tương đối( biểu diễn bằng số lần hoặc %), phản ánh xu hướng phát triển của hiện tượng qua thời gian.
Tuỳ theo mục đích nghiên cứu , ta có các loại tốc độ phát triển sau:
* Tốc độ phát triển liên hoàn phản ánh sự phát triển của hiện tượng giữa hai thời gian liền nhau, công thức tính: t i = y i y i−1 ( lần hoặc % ) với i= 2,3,…,n trong đó ti là tốc độ phát triển liên hoàn thứ i.
* Tốc độ phát triển định gốc phản ánh sự biến động của hiện tượng trong những khoảng thời gian dài Công thức tính:
T i = y i y 1 trong đó Ti là tốc độ phát triển định gốc
Giữa tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ phát triển định gốc có mối liên hệ sau: tốc độ phát triển định gốc của một thời kỳ nào đó bằng tích các tốc độ phát triển liên hoàn của thời kỳ đó Τ i = Πtt i từ đó có Τ n = ∏ i=2 n t i ta lại có
T i−1 =t i hay thương của hai tốc độ phát triển định gốc liền nhau bằng tốc độ phát triển liên hoàn giữa hai thời gian đó.
* Tốc độ phát triển bình quân ( ký hiệu ¯t ) phản ánh tốc độ phát triển đại diện cho cả một thời kỳ dài và là trung bình nhân của cac tốc độ phát triển liên hoàn Công thức tính tốc độ phát triển bình quân: t= n−1 √ t 2 t 3 t n = n−1 √ ∏ i=2 n t i tốc độ phát triển bình quân chỉ nên sử dụng khi dãy số có cùng xu hướng biến động c Tốc độ tăng (hoặc giảm)
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ của hiện tượng nghiên cứu giữa hai thời kì tăng lên hay giảm đi bao nhiêu lần hoăc %.
Kí hiệu ai ( i= 2,3,…,n) là tốc độ tăng ( giảm ) liên hoàn thì ta có: a i = δ i y i−1 a i = y i −y i−1 y i−1 = y i y i−1 −y i−1 y i−1 =t i −1
* Tốc độ tăng( hoặc giảm) định gốc ( kí hiệu là Ai) là tỷ số giữa lượng tăng (hoặc giảm ) định gốc với mức độ kì gốc cố định
* Tốc độ tăng (giảm) bình quân (kí hiệu la ¯ a ) phản ánh nhịp điệu tăng (hoặc) giảm của một hiện tượng trong một thời kì nhất định, được tính thông qua tốc độ phát triển bình quân: ¯ a=¯ t −1 ( lần) hoặc ¯ a=¯ t −100 ( %)
Phương pháp tính mức độ đóng góp của các bộ phận cấu thành với mức độ tăng chung của tổng thể
a Tỷ lệ tăng lên của kết quả sản xuất chung do đóng góp của các bộ phận cấu thành
Nếu gọi kết quả sản xuất (VA hoặc GDP theo giá so sánh) trong phạm vi tổng thể chung là Y, và của từng bộ phận cấu thành (VA của từng ngành, nhóm ngành, khu vực kinh tế) là yj ( j=1,n số các bộ phận cấu thành) ta có:
+ Tỷ lệ tăng lên của kết quả sản xuất nói chung i Y = Δ Υ Υ 0 = Υ 1 −Υ 0 Υ 0
+ Tỷ lệ tăng lên của kết quả sản xuất do đóng góp của bộ phận thứ j i Υ = δ j Υ 0 = y j 1 − y j0 Υ 0
Trong đó: yj0 là kết quả sản xuất của bộ phận thứ j kỳ gốc yj1 là kết quả sản xuất của bộ phận thứ j kỳ nghiên cứu
1 2 b Cơ cấu đóng góp của các bộ phận cấu thành trong tỷ lệ tăng lên của kết quả sản xuất (dj)
Phương pháp biểu hiện biến động cơ bản của hiện tượng
Sự phát triển của hiện tượng qua thời gian không chỉ chịu ảnh hưởng của nhân tố cơ bản – nhân tố quyết định xu hướng phát triển của hiện tượng
Nó còn chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố ngẫu nhiên làm cho hiện tượng sai lệch so với xu hướng Vì vậy cần sử dụng những biện pháp thích hợp nhằm loại bỏ ảnh hưởng của các nhân tố ngẫu nhiên Từ đó nêu rõ xu hướng và tính quy luật phát triển của hiện tượng.
Sau đây là một vài phương pháp cơ bản thường được dùng để biểu hiện xu hướng biến động cơ bản của hiện tượng. a Phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian
Phương pháp này được sử dụng khi một dãy số thời kỳ có khoảng cách thời gian tương đối ngắn, nhiều mức độ và chưa thấy rõ được xu hướng phát triển của hiện tượng Do khoảng cách thời gian được mở rộng nên trong mỗi mức độ của dãy số mới thì sự tác động của các nhân tố ngẫu nhiên (với chiều hướng khác nhau) phần nào đã triệt tiêu lẫn nhau và do đó ta thấy được xu hướng biến động cơ bản của hiện tượng được nghiên cứu. Tuy nhiên do ghép nhiều khoảng thời gian thành một nên số lượng các mưc độ trong dãy số mất đi quá nhiều. b Phương pháp số trung bình trượt
Số bình quân trượt là số bình quân của một nhóm nhất định các mức độ trong dãy số được tính bằng cách lần lượt loại trừ dần mức độ đầu đồng thời thêm vào các mức độ tiếp theo sao cho số lượng các mức độ tham gia là không đổi
Dãy số bình quân trượt là dãy số được hình thành từ các số bình quân trượt
Giả sử có dãy số thời gian y1,y2,y3,… ,yn-2,yn-1,y
Trung bình trượt cho nhóm 3 mức độ , ta có: ¯ y 2 = y 1 + y 2 + y 3
Từ đó ta có một dãy số mới gồm các số trung bình trượt là ¯ y 2 , ¯ y 3 ,…, ¯y n−1
So với phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian, số lượng các mức độ mất đi trong dãy số ít và thấy được xu hướng rõ ràng hơn
Tuy nhiên việc xác định nhóm bao nhiêu mức độ để tính bình quân trượt tuỳ thuộc vào tính chất biến động của hiện tượng, số lượng các mức độ trong dãy số Nếu sự biến động của hiện tượng tương đối đều đặn và số lượng mức độ của dãy số không nhiều thì có thể tính trung bình trượt cho nhóm 3 mức độ Nếu sự biến động của hiện tượng lớn và dãy số có nhiều mức độ thì có thể tính trung bình trượt từ 5 đến 7 mức độ Trung bình trượt được tính từ càng nhiều mức độ thì càng có tác dụng san bằng ảnh hưởng của các nhân tố ngẫu nhiên Nhưng do đó lại làm giảm số lưọng các mức độ trong dãy số trung bình trượt. c Phương pháp hồi quy theo thời gian
Hồi quy dãy số theo thời gian là phương pháp của toán học được vận dụng đẻ biểu hiện xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng có nhiều dao động ngẫu nhiên.
Nội dung của phương pháp: Từ dãy số thời gian căn cứ vào đặc điểm biến động trong dãy số tìm một phương trình hồi quy để xác định trên đồ thị một đường xu thế có tính chất lý thuyết cho đường gấp khúc thực tế. Hàm hồi quy đó gọi là hàm xu thế.
Trong phương pháp này ta có mô hình hồi quy tổng quát như sau
^ y t =f ( t , a 0 , a 1 , , a n ) với a0, a1,…,an là các tham số của hàm xu thế Số lượng các tham số tuỳ thuộc vào dạng hàm t : ( là biến thời gian) thứ tự thời gian đóng vai trò biến số độc lập trong phương trình hồi quy.
Một số mô hình hồi quy thường gặp
Cách xác định các tham số a0,a1 dùng phương pháp bình phương nhỏ nhất theo đó a0,a1 thoả mãn hệ phương trình:
Dạng bậc nhất được sử dụng khi các lượng tăng( giảm) tuyệt đối liên hoàn (còn gọi là sai phân bậc 1) xấp xỉ nhau
Dạng phương trình Parabol bậc 2: sử dụng khi các sai phân bậc 2 xấp xỉ nhau: ∇ i (2) = ∇ i ( 1) −∇ (1) i−1
Phương trình parabol bậc 2 là: ^ y t =a 0 +a 1 t + a 2 t 2
Cách xác định tham số a0,a1,a2 như sau:
Dạng hàm mũ : ^ y t =a 0 a 1 t Phương trình hàm mũ được sử dụng khi các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ nhau Các tham số a0,a1 cũng được xác định bởi phương pháp bình phương nhỏ nhất, hệ phương trình để xác định là
Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (viết tắt là ICOR) là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp cho biết để tăng thêm một đơn vị tổng sản phẩm trong nước (GDP) đòi hỏi phải tăng thêm bao nhiêu đơn vị vốn thực hiện Vì vậy, hệ số này phản ánh hiệu quả của việc sử dụng vốn đầu tư dẫn tới tăng trưởng kinh tế Kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế cho thấy: muốn giữ được tốc độ tăng trưởng ở mức trung bình thì tỷ lệ đầu tư phải đạt từ 15-25% so với GDP tùy thuộc vào ICOR của mỗi nước Công thức tính ICOR
V1 Tổng vốn đầu tư phát triển của năm báo cáo GDP1: GDP của năm báo cáo
GDP0: GDP của năm trước năm báo cáo Các chỉ tiêu về vốn đầu tư và GDP để tính hệ số ICOR đều phải được tính theo cùng một loại giá: giá thực tế hoặc giá so sánh
Hệ số ICOR thay đổi tuỳ theo thực trạng kinh tế xã hội trong từng thời kỳ khác nhau, phụ thuộc cơ cấu đầu tư và hiệu quả sử dụng các sản phẩm vật chất và dịch vụ trong nền kinh tế Hệ số ICOR thấp chứng tỏ đầu
1 6 tư cho hiệu quả cao Nếu ICOR không đổi, mức tăng GDP phụ thuộc hoàn toàn vào vốn đầu tư Ở các nước phát triển ICOR thường lớn, từ 5-7 do thừa vốn, thiếu lao động, vốn được sử dụng nhiều để thay thế cho lao động, do sử dụng công nghệ hiện đại có giá cao Còn ở các nước chậm phát triển, ICOR thấp thường từ 2-3 do thiếu vốn, thừa lao động nên có thể và cần sử dụng lao động để thay thế cho vốn, do sử dụng công nghệ kém hiện đại giá rẻ.
Dự báo thống kê
1 Khái niệm về dự đoán thống kê
Dự đoán là đưa ra những thông tin có cơ sở khoa học về mức độ hoặc trạng thái của hiện tượng trong tương lai Đối với nghiên cứu thống kê không những phải biết những điều đã xảy ra mà còn phải dự báo được sự phát triển tương lai của hiện tượng, tức là cần phải dự đoán thống kê Loại mà dự đoán thống kê thường làm là dự đoán thống kê ngắn hạn Dự đoán thống kê ngắn hạn là dự đoán quá trình tiếp theo của hiện tượng trong những khoảng thời gian tương đối ngắn, nối tiếp với thực tại bằng việc sử dụng các tài liệu thống kê và áp dụng các phương pháp thích hợp Tầm dự báo thống kê ngắn hạn nhỏ hơn hoặc bằng 1/3 độ dài dãy số thời gian.
2 Một số phương pháp dự đoán thống kê a Dự đoán dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối trung bình
Mô hình này áp dụng trong trường hợp dãy số có các lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ nhau.
Mô hình dự đoán có dạng: ^y n+L =y k +¯δ.L
Trong đó L : là thời hạn dự đoán
^ y n+L là trị số dự đoán tại thời đểm thứ n+L ¯δ là lượng tăng( giảm) tuyệt đối bình quân ¯ δ =
∑ i=2 n δ i n−1 = Δ n n −1 = y n − y 1 n −1 yk là mức độ dùng làm gốc để ngoại suy, có thể lấy bằng mức độ cuối cùng của dãy số. b Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân
Phương pháp này vận dụng trong trường hợp các mức độ của dãy số thời gian có tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ nhau.
Mô hình dự đoán có dạng: ^ y n+L = y k ( ¯ t ) L với t là tốc độ phát triển bình quân, ¯ t được tính như sau: ¯ t = n−1 √ ∏ i=2 n t i = n−1 √ T n = n−1 √ y y n 1 c Dự đoán dựa vào hàm xu thế
Phương trình hồi quy theo thời gian:
Mô hình dự đoán là:
^ y t +L = f ( t+ L, a 0 , a 1 , , a n ) với ^ y t+L là mức độ dự đoán ở thời gian t+L
Sử dụng phương pháp này ta phải tìm được mô hình hàm xu thế tốt nhất ( hàm xu thế có SE min).
SE=√ n− SSE p trong đó: p là số các tham số có trong mô hình n là số quan sát
Phân tích tình hình kinh tế thời kỳ 2001 – 2005
Phân tích tình hình tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001- 2005
Thước đo độ tăng trưởng của một nền kinh tế là tốc độ tăng khối lượng GDP qua các năm.
Giai đoạn 2001-2005, nền kinh tế Thái Bình đã vượt qua giai đoạn khó khăn, thách thức của thời kỳ suy thoái do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương Với các chính sách kinh tế mới cùng cơ chế mở rộng giao lưu với bên ngoài, phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần; khuyến khích mọi cá nhân đầu tư sản xuất, kinh doanh; tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật và nguồn lực sản xuất Nhờ đó, nền kinh tế đã đi vào ổn định, phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu.
Trong thời kỳ này, nền kinh tế Thái Bình đã có sự tăng trưởng khá và liên tục Tốc độ tăng trưởng cao dần và đạt mức cao nhất vào năm 2004, năm 2001: 4,82% , năm 2002 7,51% , năm 2003: 5,72%, năm 2004: 10,25%, năm 2005: 7,8% Mức tăng bình quân hàng năm xấp xỉ với mức tăng bình quân của cả nước Nhưng GDP bình quân đầu người của tỉnh còn thấp so với bình quân cả nước, khoảng cách này không được thu hẹp trong giai đoạn này
Sức sản xuất của tỉnh được nâng cao đáng kể, sản lượng nhiều mặt hàng công nghiệp- nông nghiệp và dịch vụ quan trọng tăng cao so với trước, chiếm lĩnh được thị trường trong và ngoài tỉnh Mức tăng GDP cụ thể như bảng1:
Bảng1: Chỉ tiêu GDP toàn tỉnh ( theo giá so sánh 1994) năm tổng chung Phân theo khu vực kinh tế số tuyệt đối ( tỷ đồng) tốc độ tăng (%) nông – lâm- thuỷ sản công nghiệp Xây dựng dịch vụ số tuyệt đối (tỷ đồng) tốc độ tăng (%) số tuyệt đối ( tỷ đồng) tốc độ tăng (%) số tuyệt đối ( tỷ đồng) tốc độ tăng (%)
Công nghiệp của tỉnh những năm 2001-2005 tiếp tục được đầu tư mạnh, thời kỳ này công nghiệp đã thu hút được gần 32,6 % vốn đầu tư toàn xã hội, đã hình thành một số khu cn, cụm cn, năng lực sản xuất tăng lên đáng kể Nhiều doanh nghiệp cn đã đổi mới hiện đại hoá công nghệ và kỹ thuật sản xuất, tạo ra được một số sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường Nhờ đó, cn đã có một bứơc phát triển khá mạnh về quy mô GDP do cn tạo ra năm 2005 gấp 2,4 lần so với năm 2000, thời kỳ này tăng trưởng bình quân năm của công nghiệp đạt 17,1% Trong 3 khu vực đây là khu vực có tốc độ tăng trưởng cao nhất đạt 17,1% năm so với 3,23% / của khu vực nông – lâm
- thuỷ sản và 9,2% / năm của khu vực dịch vụ ( trong dịch vụ mảng vận tải kho bãi và thông tin liên lạc có mức tăng rất cao 21,57%/ năm) Tăng trưởng của công nghiệp – xây dựng cao gấp 2,3 lần tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế Đó thực sự là động lực phát triển kinh tế địa phương thời kỳ này, đóng góp rất lớn vào tốc độ tăng GDP hàng năm của giai đoạn này Nhờ tỷ trọng của cn không ngừng tăng lên trong khi vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng cao hàng năm, làm cho mức đóng góp chung của khu vực công nghiệp và xây dựng vào tốc độ tăng trưởng kinh tế không ngừng được nâng lên Năm 2001, tỷ lệ đóng góp vào tốc độ tăng trưởng chung nền kinh tế của cn là 53,12%, năm 2002 là 34,54%, năm 2003: 38,11%, năm 2004: 28,91%, năm 2005: 46,92%
Bảng2: Kết quả đóng góp của các khu vực đối với tốc độ tăng GDP Đơn vị: %
Năm tổng số Do nông lâm ngư đóng góp
Công nghiệp xây dựng đóng góp
Do dịch vụ đóng góp
Khu vực nông – lâm – thuỷ sản:
Khu vực nông – lâm - thuỷ sản 5 năm qua phát triển khá theo hướng nâng cao giá trị, hiệu quả và từng bước chuyển sang sản xuất hàng hoá.
Giá trị sản xuất nông-lâm- thuỷ sản năm 2005 đạt 4821 tỷ đồng (theo giá so sánh 1994) so với năm 2004 tăng 21,5%; bình quân 5 năm tăng 4,0%, vượt mục tiêu Đại hội XVI Giá trị tăng thêm nhóm ngành này năm 2005 đạt 3138 tỷ đồng, tăng 12,6 % so với năm 2004 và tăng 17,2% so với năm
2000, mức tăng bình quân giai đoạn này là 3,23%.
Riêng nông nghiệp: giá trị sản xuất năm 2005 đạt 4354 tỷ đồng (theo giá so sánh 1994) so với năm 2004 tăng 16,5%, so với năm 2000 tăng 18,83%, bình quân 5 năm tăng 3,51% Mức tăng trưởng nông nghiệp ở tỉnh ta trong giai đoạn này thấp (trong khi nông nghiệp cả nước tăng bình quân4,4 % / năm) Nguyên nhân khách quan do thiên tai và dịch bệnh xảy ra liên tục trong 5 năm qua Những thiệt hại của khu vực này làm giảm tăng trưởng
GDP chung toàn tỉnh là năm 2001 giảm 0,7%, năm 2003 giảm 2%, năm
Sau những năm đổi mới cơ chế thị trường dịch vụ ở tỉnh ta đã phát triển mạnh mẽ Cơ cấu (GDP) của tỉnh, nhóm ngành dịch vụ, gồm 14 ngành sản xuất, hàng năm chiếm trên 30% GDP và chúng ta đều biết một nền kinh tế phát triển cao thì nhóm ngành dịch vụ phải phát triển và chiếm tỷ trọng lớn trong GDP Các ngành sản xuất vật chất ở nhóm I và II có sự liên quan chặt chẽ với hoạt động sản xuất dịch vụ.
Nhìn chung lĩnh vực dịch vụ luôn có mức tăng trưởng khá đạt bình quân 9,2 % / năm, tuy có cao hơn mức tăng chung của tỉnh nhưng vẫn chưa xứng với tiềm năng và vai trò của ngành Năm 2003 tăng 16,35% đạt mức cao nhất của thời kỳ này (năm 2001 tăng 2,23 %, năm 2002 tăng 7,55%, năm
2004 tăng 8,54 % , năm 2005 tăng 11,85 %) Trong đó một số ngành có mức tăng cao hơn mức tăng chung như bưu chính viễn thông, tài chính, bảo hiểm, du lịch.
GDP bình quân đầu người giai đoạn 2001- 2005 biểu 3: tốc độ phát triển GDP bình quân đầu người giai đoạn
478000 5137000 5431000 5988000 6455000 tốc độ phát triển liên hoàn
(người) 1814000 1825000 1837000 1843000 1850000 tốc độ phát triển liên hoàn dân số(%)
GDP bình quân đầu người
2,634 2,814 2,90 3,25 3,705 tốc độ tăng liên hoàn GDP bình quân đầu người(%)
Qua bảng tốc độ phát triển GDP bình quân đầu người giai đoạn 2001-
2005 ta thấy: tốc độ tăng GDP bình quân là 7,21% / năm, tốc độ tăng dân số bình quân là 0,52% và tốc độ tăng GDP bình quân đầu người bình quân là7,93%
Như vậy tốc độ tăng GDP bình quân đầu người lớn hơn tốc độ tăng GDP Điều đó chứng tỏ công tác dân số của tỉnh đã làm tốt, nên đã làm tăng tốc độ tăng GDP bình quân đầu người Tuy tăng nhanh nhưng so với mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra thì mục tiêu này mới chỉ đạt 92,5% (năm 2005 GDP giá thực tế bình quân đầu người đạt 5,74 triệu đồng(370 USD), mục tiêu là 400 USD, thấp hơn bình quân chung cả nước (cả nước 8,69 triệu đồng) và cao hơn một số tỉnh trong khu vực như: Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình,… xem bảng 4: bảng 4: GDP (giá hiện hành) bình quân đầu người của cả nước và các tỉnh đồng bằng sông Hồng năm 2004
Tuy đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào nhưng kinh tế Thái Bình vẫn còn tồn tại những nhược điểm hạn chế cần khắc phục để thúc đẩy phát triển kinh tế hơn nữa Sau đây là một vài những nhược điểm còn tồn tại:
GDP (giá thực tế) (tỷ đồng)
GDP bình quân đầu người tiền Việt Nam
- Nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng khá và liên tục, nhưng tính bền vững và hiệu quả kinh tế chưa cao, chất lượng tăng trưởng còn thấp, biểu hiện:
+ Về điều kiện phát triển: Một số ngành lĩnh vực còn mất cân đối giữa nguyên liệu và chế biến, sản xuất và tiêu thụ.
+ Chủ yếu phát triển theo chiều rộng, trình độ chế biến nhìn chung không cao, chế biến nông lâm thuỷ sản dạng thô còn nhiều, chế biến sâu còn hạn chế.
- Khả năng cạnh tranh của sản phẩm còn thấp.
Phân tích biến động cơ cấu kinh tế
Thông thường, người ta chia nền kinh tế thành các bộ phận, các bộ phận này có mối liên kết với nhau trên các mặt như vị trí, trình độ công nghệ, quy mô, tỷ trọng tương ứng của từng bộ phận và quan hệ tương tác giữa các bộ phận, gắn với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn nhất định Một tổng thể các quan hệ kinh tế- xã hội đó được gọi là cơ cấu kinh tế.
Nội dung của cơ cấu kinh tế bao gồm:
Cơ cấu khu vực kinh tế
- Cơ cấu thành phần kinh tế
- Cơ cấu ngành kinh tế
- Cơ cấu vùng (vùng địa lý, vùng sinh thái)
- Cơ cấu thành thị, nông thôn
Ngoài ra còn nhiều loại cơ cấu khác có liên quan, có tác dụng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế như: cơ cấu đầu tư, cơ cấu lao động, cơ cấu sản phẩm…
Cơ cấu kinh tế có nhiều loại như vậy song do điều kiện hạn chế về số liệu, chuyên đề chỉ đề cập đến biến động cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế và theo thành phần kinh tế.
1.Phân tích biến động cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế
Cơ cấu kinh tế theo khu vực mang tính tổng quát và có ý nghĩa quan trọng nhất Một nền kinh tế của một quốc gia hay đơn vị hành chính cấp tỉnh thường chia hoạt động kinh tế thành 3 khu vực:
- Khu vực I: Bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản gọi tắt là khu vực nông nghiệp.
- Khu vực II: bao gồm công nghiệp (công nghiệp khai thác,công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất phân phối điện) và đầu tư xây dựng gọi tắt là khu vực công nghiệp.
- Khu vực III: bao gồm 14 ngành sản xuất ra sản phẩm dịch vụ như: thương mại, du lịch, vận tải, giáo dục, các hoạt động quản lý hành chính, quản lý xã hội và các hoạt động khác Khu vực này còn gọi là khu vực dịch vụ.
Bảng 5: Cơ cấu kinh tế của tỉnh theo nhóm ngành Đơn vị tính: %
2000 2001 2002 2003 2004 2005 khu vực I 53,69 51,59 50,92 45,79 45,56 42,27 khu vực II 14,75 16,47 18,00 19,35 21,22 22,86 khu vựcIII 31,56 31,94 31,08 34,86 33,22 34,87 tổng cộng 100 100 100 100 100 100
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2001- 2005, thực hiện đạt được mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra: giảm tỷ trọng nông nghiệp, nâng cao tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, đồng thời các ngành nông nghiệp, xây dựng và hoạt động thương mại đổi mới cơ cấu sản xuất, dịch vụ theo hướng gắn vơi công nghiệp Việc điều chỉnh cơ cấu thu được hiệu quả rõ rệt, cơ cấu kinh tế ngày càng tiến bộ hợp lý hơn Tỷ trọng các ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm dần từ 53,69% năm 2000 xuống còn 42,27% năm 2005, trung bình mỗi năm giảm 2,28% So với mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra vượt 5,73% Tỷ trọng các ngành công nghiệp và xây dựng từ 14,75% năm 2000 tăng lên 22,86% năm2005.
So với mục tiêu Đại hội XVI vượt 5,86% Nhóm ngành dịch vụ tăng từ 31,5% năm 2000 lên 34,87% năm 2005, song vẫn chưa đạt được mục tiêu 35% mà Đại hội XVI đề ra.
Bảng6: cơ cấu kinh tế của các tỉnh đồng bằng Sông Hồng năm 2004 Đơn vị tính:% tổng số chia ra nhóm ngành nông lâm thuỷ sản nhóm ngành
CN & XD nhóm ngành dịch vụ cả nước 100 21,76 40,09 38,15
Tóm lại: Trong giai đoạn này nền kinh tế của tỉnh đã đạt được những thành tựu đáng kể, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch theo chiều hướng tiến bộ, đã đạt và vượt hầu hết các mục tiêu của Đại hội XVI đề ra Sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế góp phần quan trọng trong việc huy động GDP vào ngân sách của tỉnh Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách năm 2005 đạt 13,2% tăng 5% so với năm 2000.
Tuy nhiên trong cơ cấu kinh tế, tỷ trọng nhóm ngành nông– lâm nghiệp- thuỷ sản của tỉnh vẫn cao nhất vùng Các tỉnh trong khu vực đồng bằng Sông Hồng đều dưới 36% (theo số liệu năm 2004) Ngược lại, tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp và xây dựng của tỉnh vẫn còn thấp chỉ đạt 21,2% (các tỉnh đồng bằng Sông Hồng đều đạt trên 30% , trừ Nam Định).( tham khảo số liệu bảng trên)
Phân tích kinh tế cụ thể từng khu vực a, khu vực I
Khai thác hợp lý, có hiệu quả tài nguyên đất, tài nguyên rừng, mặt nước vào phát triển nông nghiệp toàn diện, có nền kinh tế quan trọng của tỉnh nhà.
Với một tỉnh có 86% dân số ở khu vực nông thôn và 72,5% lao động làm nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp được khẳng định là ngành kinh tế quan trọng và được đầu tư phát triển toàn diện.
Trong lĩnh vực nông nghiệp có sự chuyển biến quan trọng từ nền sản xuất chuyên canh sang phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá Đi đôi với việc tổ chức lại sản xuất hàng đã chú trọng cơ cấu cây trồng vật nuôi, bố trí cơ cấu mùa vụ hợp lý, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào thâm canh tăng năng suất Nhờ đó giai đoạn 2001 -2005, giá trị tuyệt đối GDP ngành nông nghiệp tăng lên không ngừng, nhưng trên một tổng thể chung của nền kinh tế, cơ cấu nông nghiệp được điều chỉnh để giảm một cách hợp lý Tỷ trọng nông nghiệp vẫn ở mức cao nhưng đã giảm dần qua từng năm.
Giá trị sản xuất nông-lâm- thuỷ sản năm 2005 đạt 4821 tỷ đồng (giá so sánh 1994), so với năm 2004 tăng 2,49% , so với năm 2000 tăng 21,59%, bình quân 5 năm tăng 4,0%, vượt mục tiêu của Đại hội tỉnh Đảng bộ XVI 0,5 % GDP nhóm nganh này đạt 3138 tỷ đồng, tăng 1, 26% so với năm
2004 và tăng 17,2 % so với năm 2000, bình quân mỗi năm tăng 3, 23%.
Thành tựu đáng kể về sản xuất lương thực từ năm 2001 đến năm 2005 năng suất đều đạt trên một triệu tấn (trừ năm 2003 do mưa úng làm thiệt hại
160 nghìn tấn thóc và một số hoa màu khác (trị giá 260 tỷ đồng) ) Lương thực bình quân đầu người từ 595 kg/ đầu người năm 2000 tăng lên 611 kg / người năm 2004, bảo đảm tốt an ninh lương thực.
Phân tích biến động hiệu quả nền kinh tế
Hiệu quả nền kinh tế là phạm trù kinh tế quan trọng biểu hiện quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Các chỉ tiêu kết quả kinh tế dùng để xác định hiệu quả kinh tế của nền sản xuất xã hội là: Tổng giá trị sản xuất (GO), giá trị tăng thêm (VA, GDP), giá trị tăng thêm thuần (NVA), lợi nhuận và một số chỉ tiêu khác.
Chi phí có thể là tổng vốn đầu tư, tổng chi phí lao động, tổng giá trị tài sản cố định.
Nâng cao hiệu quả nền sản xuất xã hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với yêu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế nói riêng và phát triển của xã hội nói chung Nâng cao hiệu quả nền sản xuất xã hội là một trong những yêu cầu khách quan trong tất cả các hình thái kinh tế -xã hội Nâng cao hiệu quả nền sản xuất kinh tế xã hội càng đặc biệt có ý nghĩa trong một số điều kiện nhất định: khi khả năng phát triển sản xuất theo chiều rộng(tăng nguồn lao động, tài nguyên thiên nhiên, vốn,…) bị hạn chế, trong nền kinh tế thị trường và mở rộng hội nhập kinh tế thế giới Tăng hiệu quả nền kinh tế xã hội là một trong những yếu tố làm tăng thêm sức mạnh cạnh tranh, cho phép giành lợi thế trong quan hệ kinh tế.
Do đó làm thế nào để sử dụng vốn và nguồn lực kinh tế có hiệu quả là một vấn đề đáng được ưu tiên quan tâm.
1 phân tích biến động hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
Vốn đầu tư có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội Sự gia tăng nhanh các nguồn đầu tư và sử dụng chúng một cách hiệu quả có tác động rất lớn đến tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá.
Xác định được tầm quan trọng của đầu tư trong việc đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế, 5 năm qua những thay đổi trong cơ chế huy động vốn, quản lý và sử dụng vốn đã có tác động to lớn đến phát triển kinh tế -xã hội.
* Tổng nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn đầu tư
Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2001 -2005 đạt 11416 tỷ đồng, cao gấp 2,6 lần so với vốn đầu tưthời kỳ 1996 -2000 Vốn đầu tư được tăng lên liên tục, năm 2001: 1845 tỷ đồng, năm 2002: 2015 tỷ đồng, năm 2003: 2064 tỷ đồng, năm 2004: 2558 tỷ đồng, năm 2005: 2934 tỷ đồng.
Trong đó, vốn đầu tư Trung ương quản lý 2130 tỷ đồng chiếm 18,65% tổng vốn đầu tư Vốn đầu tư do Trung ương quản lý đầu tư tập trung cho các công trình lớn, công trình trọng điểm hạ tầng cơ sở đường giao thông, thuỷ lợi, cảng biển.
Vốn đầu tư địa phương quản lý 5 năm là 9036 tỷ đồng, chiếm 79, 2
% tổng vốn đầu tư Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 25o tỷ đồng, chiếm một tỷ lệ rất nhỏ khoảng 2,15 % trong tổng vốn đầu tư Quy mô vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mặc dù còn nhỏ bé nhưng đây là kết quả bước đầu về tranh thủ nguồn vốn và kỹ thuật của nước ngoài
Quy mô vốn đầu tư ngày càng tăng và càng đa dạng, ngoài vốn đầu tư chủ yếu từ ngân sách tín dụng Nhà nước, tỉnh còn huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, các tổ chức kinh tế, vốn liên doanh liên kết, vốn đầu tư nước ngoài.
Hình thức huy động cũng có sự thay đổi đáng kể, mở rộng quy mô huy động vốn qua các kênh: ngân hàng thương mại, trái phiếu Nhà nước, cổ phiếu công ty, cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, triển khai nhiều dự án theo hình thức BOT, BT, đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đối với nguồn vốn tham gia đầu tư thì nguồn ngân sách Nhà nước và tín dụng là chủ yếu Quy mô vốn đầu tư hàng năm đều tăng lên Tuy nhiên đối với nguồn vốn tín dụng có tốc độ tăng nhanh hơn đầu tư ngân sách, tỷ trọng ngày càng tăng và dần chiếm tỷ trọng cao nhất trong các nguồn vốn đầu tư Sự gia tăng đáng kể cả về quy mô và tỷ trọng vốn tín dụng trong tổng số vốn đầu tư phát triển là phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng, dần dần xoá bỏ cơ chế bao cấp đầu tư hạch toán kinh tế vốn đầu tư cho tất cả các ngành các lĩnh vực.
Thời kỳ 2001 -2005, tỉnh Thái Bình đã có chủ trương đầu tư đúng đắn, thực hiện nguyên tắc phân bổ vốn đầu tư tập trung cho tất cả các công trình trọng điểm, cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội, các ngành kinh tế mũi nhọn, ưu tiên cho các ngành sản xuất chủ yếu, các chương trình đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn; đồng thời quan tâm đầu tư nhiều hơn cho các xã vùng đặc biệt khó khăn, trong đó ưu tiên các công trình giao thông thủy lợi, phát triển mở mang điện, nước sinh hoạt, cụ thể như sau:
- Công nghiệp khai thác và chế biến chiếm tỷ trọng 35,2%
- Vận tải, bến bãi, thông tin liên lac chiếm tỷ trọng 23,0 %
- Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm tỷ trọng 10,0 %
- Giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá chiếm tỷ trọng
Hàng năm nhiều công trình, hạng mục công trình hoàn thành đưa vào sử dụng, giá trị tài sản cố định tăng lên trên tất cả các ngành, lĩnh vực.Nhiều công trình, dự án đã phát huy hiệu quả tốt, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội ngày càng phát triển, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới Công tác đầu tư xây dựng cơ bản trong những năm qua của tỉnh thực sự đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội địa phương.
Ký hiệu H: hiệu quả kinh tế
Vốn là nhân tố biểu hiện phát triển theo chiều rộng, phát triển về số lượng Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư biểu hiện: để có một đồng GDP thì cần phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn đầu tư Do đó hiệu quả đầu tư càng cao khi giá trị của H càng nhỏ.
Bảng 11 Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tỉnh Thái Bình giai đoạn
2000- 2005 ĐVT 2000 2001 2002 2003 2004 2005 GDP (giá 1994) tỷ đồng 4558 1778 5137 5431 5988 6455 GDP (giá thực tế) " 5850 6258 6887 7424 8980 10623 Vốn đầu tư phát triển
Tỷ lệ vốn đầu tư phát triển/
4 6 Ở số liệu bảng trên ta thấy hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tăng dần từ năm 2000 Nếu năm 2000 để thu được 1 đồng GDP thi ta phải đầu tư 0,295 đồng vốn đầu tư phát triển thì đến năm 2002 chỉ phải đầu tư 0,292 đồng, năm 2003 chỉ mất 0,278 đồng, năm 2005 mất 0, 276 đồng Hệ số ICOR giảm cũng cho thấy hiệu quả đầu tư tăng lên, năm 2000 hệ số ICOR là 9,25 đến năm 2001 còn 6,12; đến năm 2002 còn 3,90; đến năm 2005: 3,54.
Tuy nhiên, vốn đầu tư chỉ mang lại hiệu quả sau một thời gian nhất định, do đó phải tính đến độ trễ của vốn đầu tư Nếu chỉ xét hiệu quả của vốn đầu tư trong 1 năm thì không chính xác do vốn đầu tư cơ bản mang lại không chỉ một năm mà trong nhiều năm Mặt khác, vốn đầu tư cơ bản còn mang lại kết quả gián tiếp ví dụ như đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương thuỷ lợi thì giá trị sản xuất của ngành xây dựng tăng nhưng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp cũng tăng do được tưới tiêu tốt hơn, nhưng giá trị tăng thêm của ngành nông nghiệp do việc xây dựng hệ thống thuỷ lợi lại không tính vào hiệu quả đầu tư của ngành xây dựng
Ta có thể phân tích biến động hiệu quả kinh tế thông qua biến động năng suất lao động (NSLĐ).
2 Phân tích biến động năng suất lao động
Năng suất lao động là biểu hiện hiệu quả sử dụng lao động Năng suất lao động càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng lao động càng cao.
Ký hiệu: ∑ T : số lượng lao động bình quân
Bảng 12 NSLĐ bình quân tỉnh Thái Bình giai đoạn
Theo số liệu bảng trên ta thấy NSLĐ tỉnh Thái Bình giai đoạn 2001-
2005 tăng dần qua từng năm: năm 2001 là 5,67 triệu đồng/ người; năm
2002 là 6,03 triệu đồng/ người; năm 2003 là 6,1 triệu đồng /người; năm
2004 là 6,66 triệu đồng/người; năm 2005 là 7,14 triệu đồng/người.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động GDP
Tăng trưởng kinh tế là do tác động của nhiều nhân tố, trong đó có một số nhân tố cơ bản như: NSLĐ, tổng giá trị TSCĐ, hiệu suất sử dụng tài sản cố định, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kết cấu lao động, quy mô lao động… Do điều kiện hạn chế, chuyên đề này chỉ phân tích biến động GDP do ảnh hưởng của các nhân tố: NSLĐ bình quân toàn tỉnh, số lượng lao động bình quân, NSLĐ cá biệt từng khu vực, kết cấu lao động.
Ký hiệu 1: kỳ nghiên cứu
0: kỳ gốc I: chỉ số Δ : lượng tăng (giảm) GDP tuyệt đối
1 Biến động của GDP do ảnh hưởng của 2 nhân tố: năng suất lao động bình quân toàn tỉnh và số lượng lao động bình quân
Ký hiệu W: năng suất lao động ΣΤ : số lượng lao động bình quân
W¯ : năng suất lao động bình quân p 0 : giá GDP năm 1994 p : giá hiện hành
Mô hình phân tích biến động:
* Số tuyệt đối Δ WT = Σ pq 1 −Σ pq 0 = ( W ¯ 1 − ¯ W 0 ) ΣΤ 1 − ( ΣΤ 1 −ΣΤ 0 ) W ¯ 0
Thiết lập mô hình phân tích biến động GDP theo giá so sánh năm
Với GDP’ là GDP giả định của năm sau với NSLĐ của năm đứng liền trước nó Từ bảng trên ta tính được các biến động của GDP các năm do ảnh hưởng của tổng số lao động bình quân và năng suất lao động trung bình như bảng sau:
Số tương đối Số tuyệt đối (tr đồng) Chung
Phân tích biến động GDP các năm
Nhận xét: GDP tỉnh Thái Bình năm 2001 theo giá so sánh năm 1994 so với năm 2000 tăng 1,0483 lần (hay 4,83%) tức là tăng 220 000 triệu đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố:
- Do năng suất lao động tăng 2,23% làm cho GDP năm 2001 so với năm 2000 tăng 104004 triệu đồng.
- Do số lượng lao động bình quân tăng 2,54% làm cho GDP năm
2001 so với năm 2000 tăng 115996 triệu đồng.
Số tuyệt đối: 359000 = 207936 + 151064 (triệu đồng) Phân tích: GDP tỉnh Thái Bình theo giá so sánh1994 năm 2002 so với năm 2001 tăng 7,51% tức là tăng 359000 triệu đồng, do 2 nguyên nhân:
- Do năng suất lao động tăng 4,22% làm cho GDP năm 2002 tăng so với năm 2001là 207936 triệu đồng.
- Do số lao động bình quân tăng 3,16% làm cho GDP năm 2002 tăng so với năm 2001 là 151064 triệu đồng.
Số tuyệt đối: 249000 9292+124708 (triệu đồng)
Phân tích: GDP tỉnh Thái Bình năm 2003 theo giá so sánh năm 1994 so với năm 2002 tăng 5,72 % tức là tăng 249000 triệu đồng, là do:
- Do năng suất lao động tăng 3,22% làm cho GDP năm 2003 so với năm 2002 tăng 169292 triệu đồng.
- Do số lao động bình quân tăng 2,43% làm cho GDP năm 2003 so với năm 2001 tăng 124708 triệu đồng.
Số tuyệt đối : 557000 = 445171+ 111829 (triệu đồng)
Phân tích: GDP tỉnh Thái Bình năm 2004 theo giá so sánh năm 1994 so với năm 2003 tăng 10,26 % tức 557000 triệu đồng, là do:
- Do NSLĐ năm 2004 tăng 8,03 % so với năm 2003 làm cho GDP năm 2004 so với năm 2003 tăng 557000 triệu đồng.
- Do số lao động bình quân toàn tỉnh tăng 2,06% làm cho GDP năm
2004 so với năm 2003 tăng 111829 triệu đồng.
Phân tích: GDP tỉnh Thái Bình năm 2005 theo giá so sánh năm 2005 so với năm 2004 tăng 7,80% hay tăng 467 tỷ đồng là do:
- Do NSLĐ tăng 5,38% làm cho GDP năm 2005 so với năm 2004 tăng 329829 triệu đồng.
- Do số lượng lao động bình quân toàn tỉnh tăng 2,29% làm cho GDP năm 2005 tăng 137171 tỷ đồng so với năm 2004.
2 Phân tích biến động GDP do ảnh hưởng của 3 nhân tố: năng suất lao động cá biệt từng khu vực, kết cấu lao động và số lượng lao động bình quân
Ký hiệu: d T : kết cấu lao động
Số tương đối: I WT = Σ pq 1 Σ pq 0 = ΣW 1 Τ 1 ΣW 0 Τ 0 = W ¯ 1 ΣΤ 1
Trong đó: W1, W0: NSLĐ của từng khu vực kỳ báo cáo và kỳ gốc
T1, T0: số lượng lao động từng khu vực kỳ báo cáo và kỳ gốc
W¯ 1 , W¯ 0 : NSLĐ toàn tỉnh kỳ báo cáo và kỳ gốc
W¯ 01 : NSLĐ bình quân toàn tỉnh kỳ báo cáo theo kết cấu lao động kỳ gốc
Bảng 17: NSLĐ bình quân tỉnh Thái Bình theo kết cấu lao động kỳ gốc
W (tr.đồng/người) 4.153 4.326 4.186 4.707 4.741 Khu vực II
W (tr.đồng/người) 6.367 6.312 6.371 5.932 7.075 Khu vực III
W (tr.đồng/người) 12.308 12.948 15.020 15.572 16.223 Toàn tỉnh
Từ bảng 17ta tính được các giá trị: GDP giả định của năm sau theo NSLĐ của năm trước (ký hiệu GDP1) và GDP giả định của năm sau theo kết cấu lao động của năm trước (ký hiệu GDP2) như trong bảng dưới đây:
Từ bảng 18 ta lập bảng phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến GDP như sau:
Số tương đối Số tuyệt đối chung do NSLĐ do d T do ΣΤ chung do NSLĐ do d T do ΣΤ
Phân tích biến động của GDP các năm do ảnh hưởng của 3 nhân tố: NSLĐ cá biệt từng khu vực, kết cấu lao động và số lượng lao động bình quân.
GDP tỉnh Thái Bình năm 2002 theo giá so sánh năm 1994 so với năm
2001 tăng 7,51% hay tăng 359 tỷ đồng là do ảnh hưởng của 3 nhân tố:
- Do NSLĐ cá biệt từng khu vực thay đổi làm cho GDP năm 2002 so với năm 2001 tăng 3,58% hay tăng một lượng là 177661 triệu đồng.
- Do kết cấu lao động thay đổi làm cho GDP năm 2002 so với năm
2001 tăng 0,62 % hay tăng tuyệt đối là 30704 triệu đồng.
- Do tổng số lao động tăng làm cho GDP năm 2002 so với năm 2001 tăng 3,15% hay tăng tuyệt đối 150635 triệu đồng.
Số tuyệt đối: 294000 = 138070+ 31115+ 124815 (triệu đồng)
GDP tỉnh Thái Bình năm 2003 theo giá so sánh năm 1994 so với năm 2002 tăng 7,52%, hay tăng tuyệt đối là 294 tỷ đồng là do ảnh hưởng của các nhân tố sau:
- Do NSLĐ cá biệt từng khu vực thay đổi làm cho GDP năm 2003 tăng 2,61 % so với năm 2002 hay tăng một lượng tuyệt đối là 138070 triệu đồng.
- Do kết cấu lao động thay đổi (chuyển từ khu vực I có NSLĐ thấp sang khu vực II và khu vực III là 2 khu vực có NSLĐ cao hơn) làm cho GDP năm 2003 tăng 0,62% so với năm 2002 hay tăng tuyệt đối là 31115 triệu đồng.
- Do tổng số lao động tăng lên làm cho GDP năm 2003 so với năm
2002 tăng 3,15% hay tăng tuyệt đối là 124815 triệu đồng.
Số tuyệt đối: 557000 22547 +123043 + 111410 (triệu đồng)
Phân tích: GDP tỉnh Thái Bình năm 2004 theo giá so sánh năm 1994 so với năm 2003 tăng 10,26% hay tăng một lượng tuyệt đối là 557 tỷ đồng là do ảnh hưởng của các nguyên nhân sau:
- Do NSLĐ cá biệt từng khu vực thay đổi làm cho GDP năm 2004 tăng 5,69% so với năm 2003 hay tăng một lượng tuyệt đối là 322547 triệu đồng.
- Do kết cấu lao động thay đổi (chuyển từ khu vực I có NSLĐ thấp sang khu vực II và khu vực III là 2 khu vực có NSLĐ cao hơn) làm cho GDP năm 2004 tăng 2,22 % so với năm 2003 hay tăng tuyệt đối là 123043 triệu đồng.
- Do tổng số lao động tăng lên làm cho GDP năm 2004 so với năm
2003 tăng 2,05% hay tăng tuyệt đối là 111410 triệu đồng.
Số tuyệt đối: 467000 18149+ 11903+ 136947 (triệu đồng)
Phân tích: GDP tỉnh Thái Bình năm 2005 theo giá so sánh năm 1994 so với năm 2004 tăng 7,8% hay tăng một lượng tuyệt đối là 467 tỷ đồng là do ảnh hưởng của các nguyên nhân sau:
- Do NSLĐ cá biệt từng khu vực thay đổi làm cho GDP năm 2005 tăng 5,18% so với năm 2004 hay tăng một lượng tuyệt đối là 318149 triệu đồng.
- Do kết cấu lao động thay đổi (chuyển từ khu vực I có NSLĐ thấp sang khu vực II và khu vực III là 2 khu vực có NSLĐ cao hơn) làm cho GDP năm 2005 tăng 0,19% so với năm 2004 hay tăng tuyệt đối là 11903 triệu đồng.
- Do tổng số lao động tăng lên làm cho GDP năm 2004 so với năm
2004 tăng 2,29% hay tăng tuyệt đối là 136947 triệu đồng.
Như vậy thời kỳ 2001- 2005 các nhân tố: NSLĐ cá biệt từng khu vực, kết cấu lao động, tổng số lao động đều tác động làm tăng GDP ở tất cả các năm.
Dự báo GDP tỉnh Thái Bình đến năm 2010
Dự báo các chỉ tiêu GDP các năm từ 2006 đến 2010
Bảng 20 Số liệu GDP Thái Bình từ 1991- 2005
1.Dự đoán dựa vào lượng tăng (giảm) trung bình
Mô hình dự đoán có dạng: ^y n+L =y k + ¯δ.L
Ta tính ¯ δ= y n − y 1 n−1 6455− 47785−1 = 419,25 (tỷ đồng) Ở mô hình này ta tính dãy số từ 2001 trở lại yk lấy trị số của năm 2005 là 6455 tỷ đồng để dự báo
Ta tính được GDP các năm từ 2006 đến năm 2010 là
Tuy nhiên mô hình này là mô hình giản đơn nhất để dự báo nó không bao hàm được sự phát triển của hiện tượng vì vậy ta dùng mô hình thứ hai- mô hình dự báo dựa vào tốc độ phát triển của hiện tượng.
2 Dự báo dựa vào tốc độ phát triển trung bình của hiện tượng
Mô hình dự đoán có dạng: ^ y n+L = y k ( ¯ t ) L với t là tốc độ phát triển bình quân, ¯ t được tính như sau: ¯ t = n−1 √ ∏ i=2 n t i = n−1 √ T n = n−1 √ y y n 1
Tốc độ phát triển bình quân thời kỳ 2001- 2005 ta tính được là ¯t=1,072 sẽ có phương trình dự báo GDP là:
^ y n+ L d55(1, 072) L với L là tầm xa dự báo
3 Dự báo dựa vào hàm xu thế
Thăm dò hàm xu thế bằng đồ thị
Ta nhận thấy có 3 dạng hàm có đồ thị tương ứng với đồ thị GDP thực tế của tỉnh Thái Bình 3 dạng hàm đó là: hàm xu thế tuyến tính, hàm bậc 3 (cubic), hàm số mũ (exponential) Ta lần lượt khảo sát 3 hàm này với giá trị GDP của tỉnh Thái Bình từ năm 1991 đến năm 2005.
Kết quả hồi quy ta được
R R Square Adjusted R Std Error of
Dot/Lines show Last Values
Squares df Mean Square F Sig.
The dependent variable is ln(GDP).
Mô hình hàm xu thế tuyến tính cho hệ số tương quan khá lớn (R= 0,987) điều này cho thấy có thể dùng được mô hình này để dự báo.
Ta có kết quả dự báo là:
GDP Year_ Date_ fit_1 lcl_1 ucl_1
Từ bảng trên ta có:
-Dự đoán điểm (fit_1): năm 2006 là 6446,1 tỷ đồng 2007 là 6727,3 tỷ đồng,…năm 2010 là 7570,89 tỷ đồng.
-Dự đoán khoảng (cận dưới: lcl_1; cận trên: ucl_1) với độ tin cậy 95% ta có:
Năm 2006: GDP nằm trong khoảng 5933,37 đến 6958,84 tỷ đồng
Năm 2007: GDP nằm trong khoảng 6202,68 đến 7251,92 tỷ đồng
Năm 2010: GDP nằm trong khoảng 7004,41 đến 8137,37 tỷ đồng
Std Error of the Estimate
Squares df Mean Square F Sig.
The dependent variable is ln(GDP).
Từ kết quả trên ta có hệ số tương quan của mô hình hàm mũ là
R= 0,966 cho thấy mô hình có thể dùng để dự báo được.
Mô hình hàm mũ hồi quy được là: ^ y t "46 , 719×1 , 072 t
Với t= 1 cho năm 1991 và cộng thêm một đơn vị cho năm tiếp theo Như vậy đến năm 2006 t, năm 2007 t= 17 và năm 2010 t= 20 Ta có kết quả dự báo theo mô hình hàm mũ như cho ở dưới đây.
Kết quả dự báo GDP các năm là:
GDP Year_ Date_ fit_2 lcl_2 ucl_2
Cách đọc kết quả cũng tương tự như cách đọc kết quả của mô hình xu thế tuyến tính.
Năm 2006: - Dự đoán điểm: GDP = 7116,81 tỷ đồng
- Dự đoán khoảng GDP nằm trong khoảng 5707,70- 8873,8 tỷ đồng với độ tin cậy 95 %.
Cứ như vậy cho các năm tiếp theo.
Std Error of the Estimate
Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Mô hình dự báo theo hàm bậc 3 có R= 0,999 lớn nhất trong ba mô hình hồi quy dùng để dự báo kết quả GDP tỉnh Thái Bình, do đó mô hình này là chính xác nhất trong việc dự báo kết quả tăng trưởng kinh tế tỉnh Thái Bình đến năm 2010.
Từ kết quả hồi quy trên máy tính ta viết được hàm hồi quy bậc 3 là:
Ta có kết quả dự báo theo hàm bậc 3 trên máy tính như sau:
GDP Year_ Date_ fit_3 lcl_3 ucl_3
GDP các năm tỉnh Thái Bình theo giá so sánh 1994 năm 2006 là 7158,5 (tỷ đồng); năm 2007 là 7984,28 (tỷ đồng); năm 2008 là 8972,06 (tỷ đồng); năm 2009 là 10139,96 (tỷ đồng); năm 2010 là 11506,11 (tỷ đồng)
Dự đoán khoảng: với độ tin cậy 95 %, GDP tỉnh Thái Bình theo giá so sánh năm 1994
Năm 2006 nằm trong khoảng: 6933,08~7383,91 tỷ đồng
Năm 2007 nằm trong khoảng: 7670,52~8289,05 tỷ đồng
Năm 2008 nằm trong khoảng: 8533,05~ 9411,07 tỷ đồng
Năm 2009 nằm trong khoảng:9538,04~10741,87 tỷ đồng
Năm 2010 nằm trong khoảng: 10701,95~12310,28 tỷ đồng
Như vậy mô hình hàm bậc 3 là mô hình tốt nhất dùng để dự báo các chỉ tiêu tăng trưởng GDP của tỉnh Thái Bình.
Xác định GDP của từng nhóm ngành theo xu thế chuyển dịch cơ cấu đến năm 2010 trên cơ sở số liệu GDP đã dự báo
Cơ cấu nhóm ngành theo GDP của Thái Bình năm 2005: khu vực nông, lâm, thủy sản là 42,27 %; khu vực công nghiệp là 22,86%; khu vực dịch vụ là 34,87 % Mục tiêu của Thái Bình đến năm 2010 có tỷ trọng nhóm ngành nông,lâm nghiệp và thuỷ sản còn 30% (giảm 12,27%, bình quân mỗi năm giảm 2,45 %); nhóm ngành công nghiệp và xây dựng lên 37
% (tăng 14,14 %, bình quân mỗi năm tăng 2,83%) và nhóm ngành dịch vụ ở mức 34,87% (giảm 1,87%, bình quân mỗi năm giảm 0,37%) Từ đó ta có cơ cấu các ngành đến năm 2010 là
Bảng 21 Cơ cấu GDP các nhóm ngành giai đoạn 2006-2007 Đơn vị %
Nông-lâm-thuỷ sản 42.27 39.81 37.36 34.91 32.46 30.00 Nhóm ngành
Công nghiệp và xây dựng 22.96 25.69 28.52 31.35 34.18 37.00
Nhóm ngành dịch vụ 34.87 34.50 34.12 33.74 33.36 33.00 Chung các nhóm ngành
Từ kết quả dự báo GDP theo hàm bậc 3 ở trên ta tính được GDP của các ngành như sau:
Với ký hiệu: fit dự đoán điểm lcl ¿ } ¿¿¿ dự đoán khoảng với độ tin cậy 95% lcl: cận dưới của dự đoán ucl: cận trên của dự đoán
Năm 2006 2007 fit lcl ucl fit lcl ucl
Nông-lâm-thuỷ sản 2850 2760 2940 2983 2866 3100 Nhóm ngành
Công nghiệp và xây dựng 1839 1781 1897 2277 2188 2367 Nhóm ngành dịch vụ 2470 2392 2547 2724 2617 2831 Chung các nhóm ngành 7159 6933 7384 7984 7671 8298
Năm 2008 2009 fit lcl ucl fit lcl ucl
Nông-lâm-thuỷ sản 3132 2979 3285 3291 3096 3487 Nhóm ngành
Công nghiệp và xây dựng 2813 2675 2950 3466 3260 3672 Nhóm ngành dịch vụ 3027 2879 3175 3383 3182 3584 Chung các nhóm ngành 8972 8533 9411 10140 9538
Nhóm ngành Nông-lâm-thuỷ sản 3452 3211 3693
Công nghiệp và xây dựngNhóm ngành dịch vụ 3797 3532 4062Chung các nhóm ngành 11506 10702 12310
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Thời kỳ 2001- 2005, tỉnh Thái Bình đã thu được những thành tựu quan trọng rất đáng tự hào, không những đưa nền kinh tế đi vào ổn đinh và thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội mà còn tạo cơ sở để bước vào thời kỳ phát triển mới, thời kỳ CNH-HĐH nền kinh tế tỉnh nhà, với sự tăng trưởng và phát triển cao hơn.
Tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 2001 -2005 là 7,21%/năm. Đặc biệt các năm đều có tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trước, năm 2004 có tốc độ tăng cao nhất trong 5 năm vừa qua với 10,25% Trong đó GDP của cả 3 khu vực đều tăng, khu vực II là khu vực có tốc độ tăng cao nhất, tốc độ tăng trung bình mỗi năm giai đoạn này là 17,1% Khu vực I có tốc độ tăng chưa đến ẵ tốc độ tăng chung Khu vực III cú tốc độ tăng bỡnh quân cao hơn tốc độ tăng chung nhưng rất thất thường, năm 2001 tăng 2,23% so với năm 2000; năm 2003 tăng 16,35% so với năm 2002, đến năm 2004 tốc độ tăng là 8,54 % so với năm 2003 tức là tốc độ tăng liên hoàn chỉ bằng ẵ tốc độ tăng liờn hoàn của năm trước.
Nhờ kinh tế tăng trưởng nhanh với tốc độ khá nên GDP bình quân đầu người cũng tăng cao, trung bình mỗi năm tăng 7,93% tương đương với
Về cơ cấu kinh tế, có sự chuyển dịch theo hướng tích cực Đặc biệt trong cơ cấu kinh tế theo khu vực kinh tế Mặc dù tỷ trọng khu vực I vẫn cao nhưng đã giảm dần qua từng năm, tỷ trọng khu vực II tuy thấp song đã tăng dần do tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 3 khu vực với 17,1% mỗi năm, khu vực III cũng đã dần nâng tỷ trọng trong GDP của mình lên tuy có chậm Như vậy cơ cấu kinh tế theo khu vực kinh tế đã có sự chuyển dịch nhanh hơn nhiều so với giai đoạn 1996- 2000, theo hướng giảm dần tỷ
7 4 trọng khu vực nông nghiệp tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ.
Cơ cấu kinh tế theo ngành kinh tế cũng có sự chuyển dịch đáng kể. Một số ngành mà tỷ trọng của chúng trong GDP có xu hướng tăng lên như công nghiệp khai thác và chế biến; công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước; bưu chính viễn thông Ngược lại một số ngành tỷ trọng của nó trong GDP có chiều hướng giảm như ngành nông và lâm nghiệp, khách sạn nhà hàng và khoa học công nghệ.
Một số ngành rất quan trọng trong nền kinh tế nhưng chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong cơ cấu GDP của tỉnh như: công nghiệp sản xuất, phân phối điên, khí đốt và nước, ngành tài chính tín dụng, hoạt động khoa học công nghệ.
Giai đoạn này tất cả các năm, 2 nhân tố:NSLĐ bình quân toàn tỉnh và số lượng lao động bình quân; NSLĐ cá biệt từng khu vực và kết cấu lao động đều tăng làm cho GDP theo giá so sánh năm 1994 cũng tăng lên.
Tất cả các nhân tố trên đã góp phần làm tăng trưởng nền kinh tế Thái Bình giai đoạn 2001- 2005 Tuy nhiên bên cạnh những thành công đó, vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn thách thức và phải đẩy cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế để thoát ra khỏi một tỉnh nghèo.
Khó khăn lớn nhất là tỉnh nghèo, xuất phát điểm kinh tế thấp, năng lực về tài chính hạn chế Mặc dù đã áp dung chính sách kinh tế mở song vẫn chưa phát huy tối đa thu hút vốn đầu tư nước ngoài Mặc dù tổng vốn đầu tư tăng lên mỗi năm nhưng hiệu quả đầu tư còn thấp Tốc độ tăng GDP thuộc loại “nóng” nhưng vẫn thấp hơn yêu cầu Lực lượng lao động của tỉnh dồi dào song số lượng cán bộ có trình độ khoa học kỹ thuật cao chưa nhiều, chủ yếu là lao động thủ công, lao động có trình độ khoa học kỹ thuật chiếm tỷ trọng thấp Tình trạng bất hợp lý trong phân công lao động với trên 80% dân số sống ở vùng nông thôn, 72% lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp Nông nghiệp phát triển thiếu cân đối trong đó trồng trọt chỉ độc canh cây lúa Ngành nghề ở nông thôn chưa có đinh hướng cụ thể, khả năng phát triển nông nghiệp chế biến quy mô nhỏ ở nông thôn cũng rất hạn chế do nguồn nguyên liệu manh mún Nguồn lực vật chất cho phát triển kinh tế- xã hội như đất đai, mặt nước, tài nguyên biển, tài nguyên khoáng sản bị khai thác bất hợp lý và ngày càng cạn kiệt. Để nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao và bền vững cần thực hiện một số vấn đề sau:
- Nâng cao tốc độ tăng trưởng GDP một số ngành quan trọng như công nghiệp và xây dựng, dịch vụ có như vậy mới thoát khỏi tình trạng một tỉnh thuần nông và đi theo hướng CNH-HĐH.
- Mặc dù cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch đúng hướng song vẫn còn chưa hợp lý Tỷ trọng khu vực I vẫn rất cao trong khi khu vực II là khu vực quan trọng để tiến lên CNH-HĐH thì tỷ trọng lại quá nhỏ bé Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế cũng chưa ổn định Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chưa phát triển để thu hút vốn và khoa học công nghệ.
-Nâng cao tỷ trọng một số ngành như công nghiệp chế biến; sản xuất, phân phối điện khí đốt và nước; tài chính tín dụng.
- Nâng cao trình độ dân trí, đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật Đồng thời điều chỉnh cơ cấu đào tạo theo ngành nghề cho hợp lý, khắc phục tình trạng mất cân đối trong lĩnh vực này khu vực này thì thừa lao động trong khi khu vực khác thì thiếu Tăng tỷ lệ cán bộ khoa học kỹ thuật cho các ngành công nghiệp khai thác và chế biến, kỹ thuật nông nghiệp, thuỷ sản.
Do quá trinh đào tạo mất cân đối, phân công sử dụng không khoa học nên đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật không phát huy được hiệu quả, không nắm bắt được tiến bộ khoa học kỹ thuật, năng lực ứng dụng yếu.
- Lực lượng cán bộ có trình độ ở bậc cao còn rất mỏng, chưa đủ lực lượng làm chuyên gia đầu ngành cho các lĩnh vực Vì vậy, cần có đầu tư tài
7 6 chính, lựa chọn con người để đào tạo, bổ xung cho các lĩnh vực, làm nòng cốt cho việc nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tế địa phương Mặt khác cần tạo công ăn việc làm, kế hoạch tuyển dụng bổ xung cho số công nhân kỹ thuật sau khi ra trường.