Nhân tố chủ quan thuộc về ngân hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - chi nhánh Lưu Xá (Trang 25)

n và đóg góp của đề tài

1.3.1. Nhân tố chủ quan thuộc về ngân hàng

Đây là nhân tố quan trọng mang tính quyết định đến hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại. Chất lƣợng phục vụ của ngân hàng thƣơng mại đƣợc cấu thành từ những yếu tố sau đây:

Một là, chính sách tín dụng: Chính sách tín dụng là một trong những nội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chuyên môn hoá trong phân tích tín dụng, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời

Đối với mỗi ngân hàng, tín dụng luôn là hoạt động chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu tài sản, và cơ cấu thu nhập, nhƣng cũng đồng thời là hoạt động phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Bởi vậy để đảm bảo mục tiêu nâng cao hiệu quả, kiểm soát rủi ro, phát triển bền vững, đáp ứng các tiêu chuẩn pháp lý, nhất thiết phải xây dựng một chính sách tín dụng nhất quán và hợp lý, phù hợp với đắc điểm nội tại và tính đặc thù của hệ thống, phát huy đƣợc các thế mạnh, khắc phục, hạn chế đƣợc các điểm yếu nhằm mục tiêu an toàn và sinh lời.

Chính sách tín dụng là cơ sở cho cán bộ tín dụng và các nhà quản lý ngân hàng ra các quyết định cho vay và danh mục cho vay.

Một chính sách tín dụng phù hợp sẽ giúp cho hoạt động cho vay của ngân hàng giảm thiểu đƣợc rủi ro, nâng cao chất lƣợng và do đó hiệu quả của các món cho vay đƣợc nâng cao; ngƣợc lại một chính sách tín dụng thiếu chính xác và hợp lý có thể đẩy ngân hàng vào tình trạng thua lỗ hay nặng hơn là phá sản.

Về cơ bản, chính sách tín dụng bao gồm chính sách về khách hàng, chính sách về quy mô và giới hạn tín dụng, chính sách lãi suất và phí suất tín dụng, chính sách về thời hạn tín dụng và kì hạn nợ, chính sách đảm bảo và chính sách với các tài sản có vấn đề.

- Chính sách khách hàng: Bao gồm các nội dung về đối tƣợng khách hàng, các yêu cầu về pháp lý. Qua đó ngân hàng sẽ xác định, tiến hành phân loại khách hàng truyền thống, khách hàng quan trọng, khách hàng khác để thiết lập các chính sách ƣu đãi cũng nhƣ hạn chế cho từng đối tƣợng khách hàng. Chính sách khách hàng cho phép ngân hàng xác định một danh mục cho vay hợp lý đối với từng loại khách hàng trong từng thời kì cụ thể.

- Chính sách qui mô và giới hạn tín dụng: Ngân hàng cam kết tài trợ cho khách hàng với món tiền hoặc hạn mức nhất định. Ngân hàng có thể tài trợ tối đa bằng nhu cầu của khách hàng và phù hợp với các điều luật/các qui định dựa trên tính toán của ngân hàng về rủi ro và sinh lời. Ngoài các giới hạn do luật qui định mỗi ngân hàng còn có qui định riêng về qui mô và các giới hạn. Qui mô tối đa phải đảm bảo kết hợp tính sinh lời và mức rủi ro có thể chấp nhận của mỗi khoản cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vay. Chính sách này còn đƣợc qui định cho từng thời kì trong năm, có tính đến qui mô và tính chất của nguồn vốn của ngân hàng.

- Chính sách lãi suất và phí suất tín dụng: Hoạt động tín dụng của ngân hàng rất đa dạng và phong phú, do đó giá cả của các khoản cho vay cũng khác nhau. Ngân hàng thiết lập chính sách lãi suất và phí suất tín dụng trong đó xác định các nhân tố cấu thành lãi suất và các khung lãi suất và phí suất cho từng đối tƣợng khách hàng,thích hợp cho từng thời kì nhằm đảm bảo an toàn và sinh lợi cho ngân hàng.

- Thời hạn tín dụng và kì hạn nợ: Thời hạn tín dụng là khoảng thời gian đƣợc tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận khoản tín dụng cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi đã đƣợc thoả thuận trong hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng. Kỳ hạn nợ là các khoảng thời gian trong thời hạn cho vay đã đƣợc thoả thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng mà tại cuối mỗi khoảng thời gian đó khách hàng phải trả một phần hoặc toàn bộ vốn vay cho tổ chức tín dụng.

- Chính sách đảm bảo: Là các quy định về các trƣờng hợp tài trợ cần đảm bảo bằng tái sản, các loại đảm bảo cho mỗi loại hình tín dụng, danh mục các đảm bảo đƣợc ngân hàng chấp nhận, tỉ lệ phần trăm cho vay trên đảm bảo, đánh giá và quản lý đảm bảo.

- Chính sách với các tài sản có vấn đề: Các tài sản có vấn đề bao gồm các khoản nợ xấu (đã quá hạn hoặc khó đòi, không đòi đƣợc) và các tài sản có biểu hiện đáng ngờ (chứng khoán giảm giá, các khoản bảo lãnh có nguy cơ phải thực hiện nghĩa vụ...) Chính sách đối với các tài sản có vấn đề gồm qui định về cách thức xác định nợ xấu (các yếu tố cấu thành khoản nợ xấu) và các tài sản đáng ngờ khác, tỉ lệ nợ xấu có thể chấp nhận đƣợc và mức độ xấu của khoản nợ, trách nhiệm giải quyết, phạm vi thanh lí và khai thác.

Hai là, quy trình cho vay

- Quy trình cho vay: Quy trình cho vay là những quy định chi tiết về cách thức thực hiện một khoản cho vay từ bƣớc tiếp nhận hồ sơ, phê duyệt khoản vay cho đến khi thu hồi nợ, xử lí các tình huống phát sinh khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

một ngân hàng thƣơng mại nào đó. Mỗi ngân hàng thƣơng mại dựa vào tình hình, đặc điểm riêng của mình đều xây dựng cho mình một qui trình cho vay riêng, đó là cơ sở cho toàn bộ hoạt động cho vay.

Xây dựng đƣợc một qui trình cho vay hợp lí (đơn giản, đảm bảo tuân thủ đúng các qui định của ngân hàng trung ƣơng, phù hợp với đặc điểm của ngân hàng thƣơng mại đó) đồng thời đảm bảo tuân thủ theo đúng qui trình cho vay đó sẽ giúp cho ngân hàng thu hút đƣợc nhiều khách hàng, giảm thiểu khả năng xảy ro rủi ro từ đó làm tăng hiệu quả hoạt động cho vay.

Ba là, đội ngũ nhân sự: Nhân tố con ngƣời là nhân tố trung tâm, vì con ngƣời

là chủ thể của mọi hành động. Trong hoạt động tín dụng cũng vậy, cán bộ tín dụng là ngƣời có vai trò quyết định đến tính chính xác của các quyết định cho vay vì họ là ngƣời trực tiếp nắm rõ về khách hàng nhất. Vì thế, cán bộ tín dụng sẽ có ảnh hƣởng đến chất lƣợng của khoản vay và do vậy ảnh hƣởng đến hiệu quả cho vay.

Chất lƣợng cán bộ tín dụng đƣợc đánh giá trên hai tiêu chí là trình độ nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp. Trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng là một trong điều kiện cần đảm bảo cho hiệu quả của cho vay. Trình độ nghiệp vụ bao gồm kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn. Qua đó, ảnh hƣởng đến khả năng thẩm định, quyết định cho vay giám sát vay và thu hồi nợ. Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng là điều kiện kiên quyết đảm bảo hoạt động cho vay đạt hiệu quả cao.

Bốn là, cơ sở vật chất và hệ thống thông tin của ngân hàng: Cơ sở vật chất

của ngân hàng, đặc biệt là hệ thống thông tin là điều kiện cần thiết đảm bảo cho ngân hàng hoạt động trong điều kiện hiện nay.

Thông tin là đầu vào cho mọi hoạt động. Đối với hoạt động cho vay thì thông tin mang ý nghĩa sống còn. Do vậy chất lƣợng thông tin có vai trò quan trọng trong việc xác định tính chính xác của các phân tích và làm cơ sở cho việc ra quyết định.

Chất lƣợng thông tin đƣớc đánh giá qua khả năng thu thập thông tin, độ chính xác của nguồn tin.

Năm là, công tác tổ chức và quản lý: Tổ chức và quản lý là khâu quan trọng

trong mọi hoạt động nói chung. Với hoạt động cho vay của ngân hàng công tác tổ chức và quản lý nếu đƣợc phối hợp thực hiện chặt chẽ sẽ góp phần làm giảm thiểu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

rủi ro và nâng cao hiệu quả.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - chi nhánh Lưu Xá (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)