n và đóg góp của đề tài
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên
3.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Thái Nguyên, một trong những trung tâm chính trị kinh tế quan trọng thuộc vùng trung du, miền núi phía Bắc. Tổng diện tích đất tự nhiên của Thái Nguyên là 3.541 km2. Về tài nguyên rừng hiện nay, Thái Nguyên có 206.999 ha đất lâm nghiệp, trong đó 146.639 ha đất có rừng, chiếm 41,4% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, diện tích đất rừng tự nhiên là 102.190 ha, rừng trồng 44,449 ha. Thái Nguyên còn có nguồn tài nguyên khoáng sản rất phong phú, hiện có khoảng 34 loại hình khoáng sản phân bố tập trung ở các vùng lớn nhƣ Đại Từ, thành phố Thái Nguyên, Trại Cau (Đồng Hỷ), Thần Sa (Võ Nhai)…
Khoáng sản ở Thái Nguyên có thể chia ra làm 4 nhóm: nhóm nguyên liệu cháy, bao gồm: than mỡ (trên 15 triệu tấn), than đá (trên 90 triệu tấn); nhóm khoáng sản kim loại, bao gồm kim loại đen (sắt có 47 mỏ và điểm quặng; titan có 18 mỏ và điểm quặng), kim loại màu (thiếc, vonfram, chì, kẽm, vàng, đồng,…); nhóm khoáng sản phi kim loại, bao gồm pyrits, barit, phốtphorit…tổng trữ lƣợng khoảng 60.000 tấn; nhóm khoáng sản để sản xuất vật liệu xây dựng bao gồm đá xây dựng, đất sét, đá sỏi… với trữ lƣợng lớn, khoảng 84,6 triệu tấn. Sự phong phú về tài nguyên khoáng sản trong đó gồm nhiều loại có ý nghĩa trong cả nƣớc nhƣ sắt, than (đặc biệt là than mỡ) đã tạo cho Thái Nguyên một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng. Đây là thế mạnh đƣa Thái Nguyên trở thành trung tâm công nghiệp luyện kim lớn của cả nƣớc.
3.1.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
Nằm ở trung tâm Việt Bắc, Thái Nguyên có một vị trí đặc biệt quan trọng, là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh Đông Bắc với Đồng Bằng sông Hồng và các tỉnh phía Nam. Xét về mặt kinh tế, Thái Nguyên có một vị trí quan trọng trong vùng cũng nhƣ cả nƣớc.
Thái Nguyên cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm nhƣ than thép cán, chè. Ngoài ra, nhiều sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp nhẹ khác của Thái Nguyên cũng đƣợc tiêu thụ rộng rãi.
Ngoài raThái Nguyên có rất nhiều phong cảnh đẹp, các hồ nƣớc, lớp phủ thực vật, động vật quý hiếm, cảnh quan thiên nhiên…(tiêu biểu là hồ Núi Cốc), cùng với hàng loạt di tích lịch sử, các công trình kiến trúc, nghệ thuật, lễ hội, truyền thống văn hoá đặc sắc của các dân tộc…là những lợi thế của Thái Nguyên trong việc phát triển các dịch vụ du lịch, cả du lịch sinh thái và du lịch nhân văn.
3.1.2. Khái quát về Vietinbank Lưu Xá
Cùng với sự ra đời của Ngân Hàng Công Thƣơng Việt Nam (nay là Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam - VietinBank) năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. Ngân hàng Công thƣơng Lƣu Xá là một chi nhánh ngân hàng cấp 2 trực thuộc Ngân hàng Công thƣơng tỉnh Thái Nguyên. Đƣợc thành lập với mục tiêu nhằm cung ứng các dịch vụ tài chính ngân hàng phục vụ khu công nghiệp phía nam tỉnh Thái Nguyên và tập trung chủ yếu là cụm công nghiệp Gang Thép. Từ khi thành lập đến nay hoạt động của Ngân hàng Công thƣơng Lƣu Xá có thể chia thành 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ năm 1988 đến 30/6/2006 là chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Công thƣơng Thái nguyên, Ngân hàng Công thƣơng Lƣu Xá với chức năng nhiệm vụ thực hiện tốt các nghiệp vụ Ngân hàng trong phạm vi đƣợc ủy quyền, hoạt động kinh doanh chủ yếu trên 7 phƣờng xã khu vực phía nam thành phố Thái Nguyên và khu công nghiệp Gang thép. Với nhiệm vụ chủ yếu là huy động vốn tiền tệ nhàn rỗi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
của mọi tầng lớp dân cƣ bằng Việt Nam đồng của các tổ chức kinh tế xã hội, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn để cho vay ngắn hạn, trung dài hạn bằng đồng Việt Nam đối với các thành phần kinh tế cá nhân, hộ gia đình ... Tập trung vốn để phục vụ các doanh nghiệp nhà nƣớc phát triển kinh doanh trên địa bàn nhƣ Công ty gang thép Thái nguyên và các đơn vị phụ thuộc, Công ty Kim loại mầu Thái nguyên... ngoài ra chi nhánh còn thực hiện các nghiệp vụ nhƣ dịch vụ thanh toán chuyển tiền trong và ngoài hệ thống NHCT... Mọi hoạt động của chi nhánh đều tuân thủ theo luật các tổ chức tín dụng và pháp luật hiện hành.
Giai đoạn 2: Từ năm 2006, thực hiện chính sách và chủ trƣơng của NHNN về kiện toàn hệ thống mạng lƣới các NHTM cùng với quá trình hiện đại hoá trong việc quản lý tập trung thống nhất từ trụ sở chính tới các chi nhánh (online toàn hệ thống), kể từ 01/07/2006, Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Lƣu Xá đƣợc nâng cấp thành chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam. Sau khi đƣợc nâng cấp mặc dù gặp rất nhiều khó khăn cùng với những bất cập về nhân lực và trình độ tuy nhiên đƣợc sự giúp đỡ, chỉ đạo sát sao của NHCT Việt Nam, sự ủng hộ của mạng lƣới khách hàng cùng với những nỗ lực của đội ngũ cán bộ nhân viên Chi nhánh Lƣu Xá đã từng bƣớc mở rộng và phát triển.
Đặc biệt với sự kiện trọng đại khi NHCTVN chính thức chuyển đổi thành NHTMCPCT Việt Nam ngày 08/07/2009 đánh dấu một bƣớc quan trọng góp phần nâng cao uy tín và vị thế của Vietinbank trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế với sự chuyển đổi mạnh mẽ tại từng chi nhánh của hệ thống Vietinbank. Vietinbank Lƣu Xá đã không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh mở rộng quy mô hoạt động, ngoài các nghiệp vụ truyền thống nhƣ huy động vốn, tín dụng, thanh toán chuyển tiền chi nhánh đã triển khai các dịch vụ Ngân hàng hiện đại nhƣ tài trợ thƣơng mại, nghiệp vụ thẻ, chi trả kiều hối... kinh doanh đảm bảo hiệu quả năm sau cao hơn năm trƣớc và hoàn thành tốt các chỉ tiêu do Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam giao.
Sau hơn 25 năm hoạt động và 8 năm với tƣ cách là chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam, Chi nhánh Lƣu Xá đã đạt đƣợc những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thành tích đáng khích lệ đóng góp nhiều thành quả trong sự nghiệp đổi mới và phát triển của ngành ngân hàng nói chung, của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam nói riêng cũng nhƣ góp phần xây dựng phát triển kinh tế trên địa tỉnh Thái Nguyên và các vùng lân cận.
* Các hoạt động chính của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Lưu Xá:
- Hoạt động huy động vốn: Gồm nhận tiền gửi của khách hàng bằng nội và ngoại tệ, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu, và các giấy tờ có giá khác để huy động nguồn vốn, vay từ các định chế tài chính trong nƣớc và các hình thức vay vốn khác theo quy định của NHNN và sự ủy quyền của Vietinbank.
- Hoạt động tín dụng: Tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh chính của Vietinbank Lƣu Xá. Các hoạt động tín dụng của Vietinbank Lƣu Xá bao gồm cấp vốn vay bằng nội và ngoại tệ, bảo lãnh, chiết khấu và các hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của NHNN và phân cấp uỷ quyền của Vietinbank.
- Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: Vietinbank Lƣu Xá tập trung cung cấp dịch vụ thanh toán và ngân quỹ cho khách hàng, bao gồm thanh toán trong nƣớc và quốc tế, thu chi hộ khách hàng, thu chi bằng tiền mặt và séc.
- Các hoạt động khác: Bên cạnh các dịch vụ kinh doanh chính, Vietinbank Lƣu Xá cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng bao gồm các hoạt động đại lý và ủy thác, bảo hiểm, dịch vụ quản lý vốn, dịch vụ thấu chi, dịch vụ thẻ, gửi và giữ tài sản, dịch vụ ngân hàng điện tử…
* Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực
Thứ nhất, cơ cấu tổ chức
Với tƣ cách là chi nhánh của NHTMCP Công thƣơng Việt Nam, Chi nhánh Lƣu Xá hoạt động kinh doanh đƣợc điều hành bởi ban Giám đốc và các phòng ban chức năng. Tính đến thời điểm 31/12/2013 Chi nhánh Ngân hàng Công thƣơng Lƣu Xá có 6 phòng nghiệp vụ, 06 phòng giao dịch với tổng số 74 cán bộ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ a) Khối kinh doanh
Phòng khách hàng doanh nghiệp: Thực hiện tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức; Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng, giải ngân cho vay, theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng.Cung cấp các sản phẩm dịch vụ khác cho khách hàng là tổ chức kinh tế.
Sơ đồ 3.1. Mô hình tổ chức của Vietinbank Lưu Xá năm 2013
(Nguồn Phòng Tổ chức hành chính Vietinbank Lưu Xá)
Phòng bán lẻ: Công tác tiếp thị và phát triển khách hàng cá nhân; bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ; Công tác tín dụng. Quản lý hoạt động của 06 PGD; đầu mối phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của chi nhánh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Các phòng Giao dịch: Trực tiếp giao dịch với khách hàng; Huy động vốn; Cung ứng các sản phẩm tín dụng nhƣ cho vay, bảo lãnh và chiết khấu, cầm cố giấy tờ có giá; Cung cấp các dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ thẻ .
b) Khối hoạt động
Phòng Tổng hợp: Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch - tổng hợp; Xây dựng, triển khai và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh; Thực hiện nhiệm vụ tính toán và trích lập DPRR; Xử lý thu hồi nợ xấu và nợ xử lý rủi ro; Quản lý rủi ro hoạt động và rủi ro tác nghiệp;Thực hiện các công tác nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ.
c) Khối vận hành:
Phòng kế toán giao dịch: Trực tiếp quản lý tài khoản và tiếp nhận hồ sơ và giao dịch với khách hàng.Cung cấp các dịch vụ về thanh toán chuyển tiền, ngoại hối và dịch vụ khác cho khách hàng.
Tổ kế toán nội bộ: Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp; Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán; Thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính; Hƣớng dẫn triển khai thực hiện chế độ tài chính, kế toán, quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính, tiết kiệm chi tiêu nội bộ, hợp lý và đúng chế độ.
Tổ Điện toán: Thực hiện quản trị hệ thống công nghệ thông tin theo đúng thẩm quyền, đúng quy định, quy trình công nghệ thông tin; bảo mật và đảm bảo hệ thống tin học tại Chi nhánh vận hành liên tục, thông suốt.
Phòng tiền tệ kho quỹ: Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/nhập quỹ; Đề xuất các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho, quỹ và an ninh tiền tệ; phát triển các dịch vụ về kho quỹ; thực hiện đúng quy chế, qui trình quản lý kho quỹ.
d) Khối hỗ trợ
Phòng Tổ chức Hành chính: Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến công tác tổ chức, quản lý nhân sự và phát triển nguồn nhân lực; Triển khai thực hiện và quản lý công tác tiền lƣơng, thi đua khen thƣởng của Chi nhánh. Kế hoạch phát triển mạng lƣới, chuẩn bị nhân sự cho mở rộng mạng lƣới, phát triển các kênh phân phối
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
sản phẩm; Thực hiện các công tác hành chính, quản trị và hậu cần đảm bảo điều kiện vật chất cho hoạt động của Chi nhánh.
Tổ bảo vệ: Đảm bảo an toàn tài sản phục vụ hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Thứ hai, nguồn nhân lực:
Tính đến thời điểm 31/12/2013, Vietinbank Lƣu Xá có tổng số 74 cán bộ, nhân viên. Trong đó, Ban Giám đốc có Giám đốc và 02 Phó Giám đốc. Đội ngũ lãnh đạo cấp Phòng có 13 cán bộ và 06 trƣởng phòng giao dịch. Cán bộ, nhân viên là nữ chiếm gần 84%. Lực lƣợng lao động chủ yếu ở độ tuổi trẻ với độ tuổi bình quân là 34. So với các NHTM trên địa bàn, quy mô lao động của Vietinbank Lƣu Xáđƣợc xếp thứ 4, chỉ (415 ngƣời), BIDV
(123 ngƣời) Vietinbank Thái Nguyên (144 ngƣời- tính cả hệ thống Vietinbank trên địa bàn Thái Nguyên là 284 ngƣời). Tính đến hết năm 2013 có 93% trình độ đại học , trong đó tại các phòng chuyên môn trình độ đại học
là 100%.
Hầu hết lực lƣợng cán bộ làm chuyên môn nghiệp vụ đều có trình độ ngoại ngữ nhất định: có 3% có trình độ đại học; 40% có chứng chỉ C; 47% có chứng chỉ B; 10% là chƣa qua đào tạo. Đội ngũ cán bộ ngày càng đƣợc trẻ hoá, đến nay lực lƣợng lao động có độ tuổi dƣới 30 chiếm 49%; từ 30 đến 40 tuổi chiếm gần 22%, từ 41 tuổi trở lên chiếm 29%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước tỉnh Thái Nguyên - số liệu đến ngày 31/12/2013)
Trong việc phân bổ nguồn nhân lực cho các khối cho thấy số lƣợng cán bộ, nhân viên đang làm việc trong khối kinh doanh chiếm tỷ trọng trên 60% trên tổng số CBNV toàn chi nhánh điều đó chứng tỏ rằng hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại chi nhánh rất đƣợc trú trọng.
Thứ ba, mạng lưới hoạt động và cơ sở vật chất
Mạng lƣới hoạt động của Vietinbank Lƣu Xá hiện nay bao gồm 06 phòng Giao dịch trong đó có 05 PGD nằm ở các trung tâm các phƣờng xã khu vực phía nam thành phố Thái Nguyên, 01 PGD nằm tại thị trấn Hƣơng sơn - Huyện Phú Bình.
Bên cạnh kênh phân phối truyền thống, Vietinbank Lƣu Xá còn phân phối sản phẩm thông qua hệ thống 10 điểm ATM, 12 đơn vị chấp nhận thẻ (POS) và thông qua các kênh hiện đại nhƣ Internet Banking, Mobile Banking…
Biểu đồ 3.2. So sánh mạng lưới các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước tỉnh Thái Nguyên-số liệu đến ngày 31/12/2013)
Nhƣ biểu đồ đã trình bày ở trên, so sánh với các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn, Vietinbank Lƣu Xá đƣợc xếp thứ 4 về mạng lƣới hoạt động (sau Agribank Thái Nguyên, Vietinbank Thái Nguyên, BIDV Thái Nguyên).Trong những năm qua, mạng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
lƣới của các NHTM liên tục đƣợc mở rộng thì Vietinbank Lƣu Xá chỉ mở thêm đƣợc 1 Phòng Giao dịch tại huyện Phú Bình. Từ hạn chế của mạng lƣới hoạt động cùng với địa điểm giao dịch chƣa thực sự thuận lợi, do đó làm suy giảm sức cạnh tranh, thị phần hoạt động bị chia sẻ.
3.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietinbank Lưu Xá
- Chi nhánh Lƣu Xá là chi nhánh của một trong các ngân hàng thƣơng mại quốc doanh lớn nhất của Việt Nam do đó đƣợc hƣởng những lợi thế (vốn, mạng lƣới, đào tạo nhân lực…) cũng nhƣ bất cập (Cơ chế điều hành chƣa linh hoạt, phân cấp phân quyền còn hạn chế …) mà yếu tố đó mang lại.
- Hiện nay trong quá trình đổi mới, Ngân hàng đã đa dạng hóa các sản phẩm, phục vụ tất cả các đối tƣợng khách hàng có nhu cầu và đáp ứng đƣợc những yêu cầu nhất định mà Ngân hàng đề ra. Các Ngân hàng đang hƣớng đến các đối tƣợng khách hàng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng khối bán lẻ…
- Địa bàn hoạt động của chi nhánh là Thành phố Thái Nguyên và một số vùng lân cận. Mặc dù trong những năm gần đây, Thái Nguyên đã có bƣớc phát triển đáng ghi nhận trên tất cả các lĩnh vực và ngày càng tạo môi trƣờng thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của tỉnh, cho các doanh nghiệp và hoạt động của các Ngân hàng Thƣơng mại. Tuy nhiên, vì những nguyên nhân chủ quan và khách quan Thái Nguyên vẫn là một tỉnh nghèo, phát triển tƣơng đối chậm so với nhiều tỉnh khác trong cả nƣớc.
3.1.3.1. Tình hình huy động vốn