Một số giải pháp

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về Bảo hiểm xã hội tại huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội (Trang 77)

4.3.1 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý nhà nước về BHXH của UBND huyện và sự giám sát của HĐND về việc thực hiện chính sách pháp luật BHXH

Định kỳ hàng năm, Huyện Ủy phải nghe cơ quan BHXH báo cáo về tình hình thực hiện chính sách BHXH trên địa bàn huyện và cho ý kiến chỉ đạo, lãnh đạo trong thời gian tới. Đƣa nội dung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách pháp luật về BHXH vào nghị quyết của Huyện ủy.

UBND đƣa việc thực hiện chính sách pháp luật BHXH là một trong những nhiệm vụ trong chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện để chỉ đạo, tổ chức thực hiện.

69

UBND huyện ban hành quy chế phối hợp giữa phòng LĐ – TBXH, Chi cục Thuế, Kho bạc và BHXH huyện về công tác quản lý, triển khai, thực hiện chính sách pháp luật về BHXH. Dựa vào những thông tin ban đầu của đơn vị sử dựng lao động khi đăng ký giấy phép kinh doanh, thang bảng lƣơng thì phòng lao động TBXH cũng cấp cho cơ quan BHXH huyện để phát hiện những vi phạm trong việc trốn đóng BHXH. Đồng thời khi đơn vị vi phạm việc nợ đọng thì khi thanh quyết toán tài chính, thuế, các công trình thì cơ quan thuế, tài chính, kho bạc buộc đơn vị SDLĐ phải thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH đầy đủ theo quy định hoặc trích trừ tài khoản tiền gửi của đơn vị để nộp BHXH.

Chỉ đạo phòng văn hóa thông tin phối hợp với đài phát thanh, báo, các bản tin của huyện nhằm đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến giáo dục chính sách pháp luật BHXH rộng rãi cho NSDLĐ và NLĐ. Tổ chức xét tặng, biểu dƣơng những đơn vị sử dụng lao động đã thực hiện tốt chính sách pháp luật BHXH, đồng thời phê phán, nhắc nhở những đơn vị vi phạm pháp luật BHXH trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng.

Thành lập tổ kiểm tra liên ngành tổ chức kiểm tra, thanh tra và xử lý những tình trạng, trốn đóng, đóng không đúng, không đủ, nợ đọng quỹ BHXH đồng thời phát hiện, ngăn chặn những tình trạng trục lợi quỹ BHXH.

Tăng cƣờng công tác giám sát của HĐND huyện, xã trong việc triển khai, thực hiện pháp luật BHXH.

4.3.2 Hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thực hiện luật BHXH của cơ quan BHXH huyện

BHXH huyện cần tổ chức rà soát, đánh giá những vấn đề còn vƣớng mắc trong quá trình triển khai, thực hiện luật BHXH và các văn bản hƣớng dẫn thực hiện Luật để hệ thống hóa các văn bản hƣớng dẫn nghiệp vụ cho đơn vị SDLĐ, cho NLĐ.

70

Rà soát, sửa đổi bổ sung các quy trình do BHXH Thành phố Hà Nội quy định nhằm phù hợp với tình hình thực tế tại BHXH huyện Sóc Sơn. Đối với cơ quan BHXH Thành phố Hà Nội có bộ phận lƣu trữ hồ sơ nhƣng tại BHXH huyện Sóc Sơn chƣa đủ nhân lực để bố trí cho bộ phận này, vì vậy quy trình luân chuyển hồ sơ cũng phải đƣợc sửa đổi nhằm thích nghi với tình hình thực tế của BHXH huyện.

BHXH huyện cần ban hành quy chế phối hợp, kiểm soát nội bộ giữa các phòng nghiệp vụ. Theo quy định, cán bộ nghiệp vụ sẽ không làm việc trực tiếp với ngƣời lao động, đơ vị SDLĐ nhƣng hiện nay tại cơ quan BHXH huyện Sóc Sơn vẫn diễn ra tình trạng khách hàng lên liên hệ trực tiếp với cán bộ chuyên quản của đơn vị mình mà không giao dịch qua bộ phận tiếp nhận. Điều này ảnh hƣởng đến cả hệ thống, đến quy trình, thủ tục cần phải có những quy định, những biện pháp nhằm hạn chế tình trạng này.

Sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc, quy chế quản lý tài chính, quy chế dân chủ trong hoạt động và ban hành một số quy định nhăm tăng cƣờng quản lý nội bộ góp phần hoàn thiện bộ máy tổ chức, thực hiện có hiệu quả công tác BHXH.

4.3.3 Hoàn thiện bộ máy tổ chức hoạt động của BHXH huyện

Để hoàn thiện bộ máy tổ chức, nâng cao chất lƣợng hoạt động của các bộ phận đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ triển khai thực hiện pháp luật BHXH trong thời gian tới, việc hoàn thiện bộ máy tổ chức của Bảo hiểm xã hội cần chú trọng thực hiện một số nội dung sau:

Thứ nhất, nâng cao chất lượng hoạt động của các phòng nghiệp vụ tại cơ quan BHXH huyện.

Hiện nay, tại BHXH huyện còn tình trạng đùn đẩy công việc giữa các bộ phận, hồ sơ giải quyết chế độ cho ngƣời lao động phải xuyên suốt từ bộ phận này sang bộ phận khác nhƣng hiện nay các bộ phận chỉ quan tâm đến kết

71

quả của bộ phận mình, làm thế nào để bộ phận mình hoàn thành là đƣợc mà không quan tâm đến cách thức thực hiện của mình có thể gây khó khăn cho các bộ phận nghiệp vụ sau. Nhƣ vậy, cần phân rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ phận. Kiên quyết khắc phục tình trạng đùn đẩy công việc giữa các phòng nghiệp vụ, tính thiều đồng ộ trong chỉ đạo, hƣớng dẫn nghiệp vụ trong chỉ đạo.

Nâng cao chất lƣợng hoạt động của Đảng bộ, chi bộ và các đoàn thể trong cơ quan; tăng cƣờng công tác phê bình và tự phê bình, xây dựng đoàn kết nội bộ với quyết tâm chính trị cao để đồng tâm, đồng sức hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

Thứ hai, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ viên chức thực hiện chính sách pháp luật BHXH.

BHXH huyện Sóc Sơn không có cơ chế tuyển dụng nhân sự, nhân sự là do BHXH TP Hà Nội chuyển xuống nhƣng việc sắp xếp vị trí các cán bộ viên chức trong cơ quan là do giám đốc BHXH huyện.

BHXH huyện cần dựa vào năng lực, thế mạnh của từng cán bộ viên chức để luân chuyển vị trí công việc cho phù hợp nhằm phát huy đƣợc sức mạnh của từng ngƣời. Bộ phận tiếp nhận hồ sơ là ngƣời trực tiếp làm việc với khách hàng, giải quyết những thắc mắc của ngƣời lao động về chính sách pháp luật BHXH vì vậy cần những cán bộ có kiến thức tổng quát, có tính cách mềm mỏng, nhiệt tình.

Bảo hiểm xã hội là lĩnh vực chuyên môn sâu, tuy nhiên đội ngũ cán bộ viên chức của huyện đa phần chủ yếu đƣợc đào tạo về kinh tế, tài chính và đa phần chƣa đƣợc đào tạo về nghiệp vụ BHXH; hơn nữa các chính sách pháp luật về BHXH đƣợc sửa đổi bổ sung liên tục đòi hỏi cán bộ thực hiện cần cập nhật kịp thời để giải quyết đúng, đủ đảm bảo quyền lợi cho ngƣời lao động.

72

Để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ thực hiện cần phải có những kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao kiến thức chuyên môn cho đội ngũ cán bộ viên chức.

BHXH cần chú trọng bồi dƣỡng về chính trị và tƣ tƣởng, đạo đức nghề nghiệp, nghiệp vụ tài chính, ngoại ngữ, tin học, pháp luật. Quan tâm thỏa đáng công tác đào tạo bồi dƣỡng viên chức kế cận có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, năng lực chuyên môn sâu, có tác phong nhanh nhẹn, nhiệt tình, phục vụ hết mình vì đối tƣợng.

Cần quan tâm đến nguyện vọng của cán bộ công chức, khích lệ tinh thần, tạo môi trƣờng làm việc thoải mái, năng động, trang bị những trang thiết bị cần thiết cho cán bộ làm việc, tạo động lực cho cán bộ cống hiến, gắn bó lâu dài với nghề.

4.3.4 Đổi mới công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật BHXH

Theo tình hình phân tích ở phần thực trạng công tác thông tin tuyên truyền hiện nay ở huyện còn yếu kém. Để nâng cao hiểu biết về chính sách pháp luật BHXH, nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi ngƣời dân về pháp luật BHXH trong thời gian tới công tác thông tin tuyên truyền cần chú trọng vào những nội dung sau:

Đổi mới nội dung tuyên truyền: BHXH là chính sách, chế độ của ngƣời lao động vì vậy khi tuyên truyền cần cụ thể, tránh tình trạng chung chung. Phải khẳng định đƣợc vị trí và vai trò to lớn của chính sách BHXH trong hệ thống an sinh xã hội; ý nghĩa to lớn của việc tham gia BHXH đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, công bằng xã hội; Tạo mọi điều kiện thuận lợi để ngƣời lao động tham gia các loại hình BHXH; Biểu dƣơng, khen thƣởng những cá nhân, đơn vị thực hiện tốt chính sách BHXH đồng thời phê phán những cá nhân, đơn vị vi phạm trong việc thực hiện chính sách pháp luật BHXH.

73

Hình thức tuyên truyền: Tiếp tục phối hợp với Đài phát thanh huyện Sóc Sơn, Liên đoàn lao động, các bản tin của Ban tuyên giáo Huyện Ủy mở các chuyên đề tuyên truyền về BHXH thƣờng xuyên hàng tháng.

Phối hợp với phòng LĐ-TBXH, Liên đoàn lao động và các tổ chức đoàn thể triển khai những hội nghị, tập huấn, phổ biến pháp luật BHXH trực tiếp cho NSDLĐ, NLĐ tại các đơn vị SDLĐ.

Biên soạn những tài liệu nhƣ: tờ rơi, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền ở một số điểm quan trọng trên địa bàn huyện. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về BHXH.

Để thực hiện tốt những nội dung và hình thức tuyên truyền nêu trên, cần huy động đƣợc sự tham gia của các ban ngành, xây dựng đƣợc hệ thống công tác viên tuyên truyền năng động, nhiệt tình, hiểu biết, có trách nhiệm; Đồng thời mỗi cán bộ viên chức của BHXH phải là một tuyên truyền viên; Phối hợp với các cán bộ làm công tác TBXH của 26 xã, thị trấn để tuyên truyền pháp luật BHXH cho các đối tƣợng.

Công tác thông tin tuyên truyền cần đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, liên tục với việc đầu tƣ kinh phí thỏa đáng và sự quan tâm chỉ đạo của các cấp Ủy, chính quyền.

4.3.5 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm pháp luật về BHXH

Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật BHXH là một trong những khâu quan trọng đảm bảo thực hiện chính sách pháp luật về BHXH. Công tác thanh tra, kiểm tra thời gian qua trên địa bàn huyện Sóc Sơn còn nhiều hạn chế; BHXH huyện đa phần đi kiểm tra là muốn chạy theo chỉ tiêu của cấp trên giao phó nên kết quả thu đƣợc không cao, đa phần chƣa khai thác đƣợc những đơn vị mới, chƣa thu hồi đƣợc nợ đọng BHXH. Trong thời gian tới, công tác

74

thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật BHXH cần đổi mới một số nội dung sau:

BHXH huyện thành lập bộ phận kiểm, lựa chọn viên chức phụ trách công tác kiểm tra có phẩm chất đạo đức, năng lực và trình độ chuyên môn sâu đáp ứng yêu cầu thanh tra, kiểm tra. Thƣờng xuyên đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong cho viên chức làm nhiệm vụ kiểm tra.

Việc thanh tra, kiểm tra phải bảo đảm nghiêm minh, tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, không làm ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời lao động, nghêm cấm việc thanh tra, kiểm tra nhằm mục đích trục lợi cho cá nhân, xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của đơn vị, của ngƣời lao động. Những vi phạm pháp luật về BHXH sau khi đƣợc phát hiện cần có những bƣớc hành động cụ thể tiếp theo, tùy từng lỗi vi phạm mà có thể tiến hành thủ tục khởi kiện ra tòa hoặc các thủ tục thu hồi lại những tình trạng trục lợi quỹ BHXH.

4.3.6 Ngừng giao dịch với những đơn vị nợ đọng quỹ BHXH kéo dài:

Tình trạng nợ đọng quỹ BHXH gia tăng qua các năm trên địa bàn huyện Sóc Sơn là do hai loại doanh nghiệp: Thứ nhất là những doanh nghiệp đã phá sản nhƣng không báo cho cơ quan BHXH; thứ hai là những doanh nghiệp vẫn còn đang hoạt động nhƣng nợ quỹ BHXH do nhiều nguyên nhân.

BHXH huyện Sóc Sơn cần thành lập những đoàn thanh tra, kiểm tra những đơn vị nợ đọng quỹ BHXH kéo dài. Phối hợp với UBND, với Chi cục Thuế để xác định xem đơn vị này còn tồn tại hay không. Nếu đơn vị không còn tồn tại thì sẽ đƣa ra khỏi danh sách giao dịch. Đối với những đơn vị đang hoạt động nhƣng nợ quỹ BHXH kéo dài cũng cần cho ra ngoài danh sách giao dịch để số nợ không phát sinh thêm nữa đồng thời khởi kiện ra tòa nhằm thu hồi nợ cũ.

75

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, quản lý nhà nƣớc về BHXH trên địa bàn huyện Sóc Sơn cũng đã đạt đƣợc những thành công nhất định, tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn tồn tại những hạn chế cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu về mặt lý luận cũng nhƣ thực tế để tìm ra những giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về BHXH trên địa bàn huyện Sóc Sơn góp phần hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về BHXH ở Việt Nam, góp phần ổn định chính trị xã hội và phát triển kinh tế của đất nƣớc.

BHXH thực sự là sự tƣơng trợ cộng đồng, là sự chia sẽ những mất mát của xã hội đối với những trƣờng hợp ngƣời lao động không may bị mất hoặc giảm thu nhập do gặp phải những rủi ro trong cuộc sống, nhờ đó mà làm giảm bớt những bất bình đẳng trong xã hội, bảo đảm cuộc sống vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội và hƣớng tới mục đích cao nhất vì cuộc sống tốt đẹp của cả cộng đồng.

Tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động BHXH là vấn đề cấp thiết đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân một lòng kiên trì, nâng cao nhận thức và từng bƣớc giải quyết những bất cập, hạn chế trong thời gian tới.

76

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. BHXH huyện Sóc Sơn, 2010. Báo cáo 15 năm xây dựng và phát triển 1995-2010. Sóc Sơn.

2. BHXH huyện Sóc Sơn, 2011. Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động năm 2011 và triển khai nhiệm vụ năm 2012. Sóc Sơn.

3. BHXH huyện Sóc Sơn, 2012. Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động năm 2012 và triển khai nhiệm vụ năm 2013. Sóc Sơn.

4. BHXH huyện Sóc Sơn, 2013. Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động năm 2013 và triển khai nhiệm vụ năm 2014. Sóc Sơn.

5. BHXH Thành phố Hà Nội, 2011. Quyết định số 1947/QĐ-BHXH ngày 29 tháng 12 năm 2011 về việc thực hiện nghiệp vụ công tác thu BHXH, BHYT; Quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT. Hà Nội.

6. BHXH Thành phố Hà Nội, 2011. Quyết định số 1258/QĐ-BHXH ngày 20 tháng 11 năm 2013 về việc tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả theo cơ chế “một cửa”. Hà Nội.

7. BHXH Việt Nam, 2008. Quyết định số 4857/QĐ-BHXH ngày 21 tháng 10 năm 2008 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phương. Hà Nội.

8. BHXH Việt Nam, 2010. Quyết định số 777/QĐ-BHXH ngày 17 tháng 05 năm 2010 về việc ban hành quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH. Hà Nội.

9. BHXH Việt Nam, 2011. Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25 tháng 10 năm 2011 về việc ban hành quy định quản lý thu BHXH, BHYT; Quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT. Hà Nội.

77

10. Nguyễn Văn Châu, 1996. Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội hiện nay và các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác thu. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ. Hà Nội.

11. Chính phủ, 2006. Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc. Hà Nội. 12. Chính phủ, 2010. Nghị định số 86/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 08 năm 2010

quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH. Hà Nội. 13. Chính phủ, 2013. Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 05 năm

2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương. Hà Nội.

14. Chính phủ, 2013. Nghị định số 44/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 05 năm

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về Bảo hiểm xã hội tại huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)