Thực trạng công tác quản lý và thực hiện chính sách của Nhà

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về Bảo hiểm xã hội tại huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội (Trang 55)

đối với hoạt động BHXH

3.2.3.1 Công tác thu BHXH:

Thu BHXH là việc Nhà nƣớc dùng quyền lực của mình bắt buộc các đối tƣợng phải đóng BHXH theo mức phí quy định hoặc cho phép một số đối tƣợng đƣợc tự nguyện tham gia, lựa chọn mức đóng và phƣơng thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Trên cơ sở đó hình thành một quỹ tiền tệ tập trung nhằm mục đích bảo đảm cho các hoạt động.

Công tác thu BHXH là công tác nghiệp vụ chuyên sâu và chính xác đến từng ngƣời lao động, từng mức lƣơng tham gia BHXH, mức đóng cụ thể, kéo dài nhiều năm trong suốt quá trình tham gia BHXH của ngƣời lao động.

Nhƣ vậy, công tác thu là công tác vô cùng quan trọng, là công tác nền tảng của ngành Bảo hiểm xã hội. Công tác thu BHXH gắn chặt với 2 nội dung chính là: đối tƣợng tham gia BHXH và nguồn thu BHXH.

Công tác thu BHXH trên địa bàn huyện Sóc Sơn hiện nay: - Về quản lý và mở rộng đối tượng tham gia BHXH:

Theo điều 2 luật BHXH, đối tƣợng tham gia BHXH, BHTN, BHXH tự nguyện đƣợc quy định nhƣ sau:

* Ngƣời lao động tham gia BHXH bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm:

 Ngƣời làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, HĐLĐ có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên;

 Cán bộ, công chức, viên chức;

 Công nhân quốc phòng, công nhân công an;

 Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; ngƣời làm công tác cơ yếu hƣởng lƣơng nhƣ đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;

47

 Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;

 Ngƣời làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài mà trƣớc đó đã đóng BHXH bắt buộc.

* Ngƣời sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nƣớc ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mƣớn, sử dụng và trả công cho ngƣời lao động.

* Ngƣời tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động không thuộc quy định tại khoản 1 điều 2 Luật BHXH.

Để mở rộng đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc, hàng năm BHXH huyện Sóc Sơn đã phối hợp với phòng LĐ – TBXH huyện, với UBND các xã, thị trấn, với Chi cục Thuế huyện Sóc Sơn… tiến hành điều tra, rà soát các đơn vị trên địa bàn, thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, hƣớng dẫn các đơn vị tham gia BHXH. Qua 5 năm, đối tƣợng tham gia BHXH tại huyện không ngừng đƣợc tăng lên.

48

Bảng 3.1: Tình hình tham gia BHXH trên địa bàn huyện Sóc Sơn

Năm 2009 2010 2011 2012 2013 Loại hình Đơn vị Số ngƣời Đơn vị Số ngƣời Đơn vị Số ngƣời Đơn vị Số ngƣời Đơn vị Số ngƣời 1. BHXH bắt buộc: - Khối HCSN, Đảng, đoàn thể 136 6112 137 6816 138 7163 138 7454 146 7557 - Khối DN + DN Nhà nƣớc 13 7160 13 7696 13 8364 14 8483 14 8580 + DN ngoài Nhà nƣớc 109 5761 149 6141 191 6422 225 6462 250 6603 + DN có vốn đầu tƣ NN 3 27 5 218 6 136 14 552 18 1167 - Khác 36 1018 39 1023 39 1025 40 1002 41 1033 2. BHXH tự nguyện 26 56 26 125 26 193 26 270 26 334

(Nguồn: BHXH huyện Sóc Sơn)

Năm 2009, toàn huyện có 297 đơn vị SDLĐ tham gia BHXH; Năm 2010 tăng lên 343 đơn vị (tăng 0,14% so với năm 2009); Năm 2011 tăng lên 387 đơn vị (tăng 0,13% so với năm 2010); Năm 2012 tăng lên 431 đơn vị (tăng 0,11% so với năm 2011); Đến năm 2013 đã có 469 đơn vị tham gia BHXH (tăng 0,09% so với năm 2012).

0 100 200 300 400 500 2009 2010 2011 2012 2013 Số đơn vị

Biểu đồ 3.2: Số đơn vị tham gia BHXH trên địa bàn huyện Sóc Sơn. Năm Đơn vị

49

Về số lao động tham gia BHXH trên địa bàn huyện cũng tăng dần qua các năm. Năm 2009 toàn huyện có 20,078 lao động tham gia BHXH; Năm 2010 tăng lên 21,894 ngƣời (tăng 0,08% so với năm 2009); Năm 2011 tăng lên 23,110 ngƣời (tăng 0,06% so với năm 2010); Năm 2012 tăng lên 23,953 ngƣời (tăng 0,04% so với năm 2011); Đến năm 2013 có 24,940 lao động tham gia BHXH (tăng 0,04% so với năm 2012).

0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 2009 2010 2011 2012 2013 Số người

Biểu đồ 3.3: Số ngƣời tham gia BHXH trên địa bàn huyện Sóc Sơn. Qua biểu đồ 3.2, 3.3 ta có thể nhận thấy rằng, số lƣợng đơn vị cùng với số lao động tham gia BHXH ngày càng tăng nhƣng tốc độ tham gia ngày càng giảm dần, nhƣ vậy công tác khai thác và mở rộng đối tƣợng tham gia BHXH của huyện đang bị giảm sút cần đƣợc xem xét lại.

0 2000 4000 6000 8000 10000 2009 2010 2011 2012 2013 Khối HCSN, Đảng, đoàn thể DN Nhà nước DN ngoài Nhà nước DN có vốn đầu tư NN Khác

Biểu đồ 3.4: Số lao động tham gia BHXH theo khối trên địa bàn huyện Năm

Số ngƣời

Năm Số đơn vị

50

Nhìn vào biểu đồ 3.4 chúng ta dễ dàng nhận thấy nhìn chung số lƣợng lao động tham gia BHXH trên đia bàn huyện theo từng khối đều tăng dần qua các năn. Số lao động tham gia nhiều nhất là những lao đông thuộc các doanh nhiệp Nhà nƣớc (Chi tiết xem phụ lục 1).

Đối với BHXH tự nguyện, đây là loại hình BHXH mới triển khai từ ngày 01/01/2009 nên chƣa thu hút đƣợc nhiều ngƣời tham gia. Năm 2009, trên 26 xã thị trấn của huyện mới có 56 ngƣời tham gia, đến năm 2010 tăng lên 125 ngƣời, năm 2011 là 193 ngƣời, năm 2012 là 270 ngƣời, hết năm 2013 là 334 ngƣời (Chi tiết xem phụ lục 1).

- Về thu và quản lý thu BHXH

Theo Điều 92 Luật BHXH, quỹ BHXH đƣợc hình thành từ nguồn đóng góp của NLĐ, NSDLĐ, tiền sinh lời từ hoạt động đầu tƣ của quỹ, sự hỗ trợ của Nhà nƣớc và các nguồn khác. Nếu cả một thời kỳ dài trƣớc đây, nguồn quỹ để thực hiện các chế độ BHXH chủ yếu do ngân sách nhà nƣớc bảo đảm thì đến nay nguồn quỹ này chủ yếu là do các bên tham gia BHXH đóng góp.

Việc tăng số lƣợng đơn vị SDLĐ và ngƣời tham gia BHXH đã góp phần tăng số thu của BHXH huyện Sóc Sơn nhƣ sau:

Biểu đồ 3.5: Số thu quỹ BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Sóc Sơn 105741 130427 185414 224562 79855 0 50000 100000 150000 200000 250000 2009 2010 2011 2012 2013 Số tiề n (triệ u đồng) Năm

51

Số thu BHXH bắt buộc tăng dần qua các năm. Năm 2009, toàn huyện thu đƣợc 79,855 tỷ đồng, năm 2010 thu đƣợc 105,741 tỷ đồng, năm 2011 thu đƣợc 130,427 tỷ đồng, năm 2012 số thu tăng lên 185,414 tỷ đồng. Đến năm 2013 thu đƣợc 224,562 tỷ đồng (Chi tiết xem phụ lục 2)

Biểu đồ 3.6 : Số thu quỹ BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Sóc Sơn. Qua biểu đồ 3.6 ta thấy đƣợc chế độ BHXH tự nguyện ngày càng đƣợc ngƣời lao động quan tâm, vì vậy số lƣợng tham gia BHXH tự nguyện tăng dẫn đến số thu BHXH tự nguyện cũng tăng nhanh chóng.

Số thu BHXH tự nguyện tăng dần qua các năm và đặc biệt tăng vọt trong năm 2013. Vì sau 5 năm triển khai BHXH tự nguyện, ngƣời dân cũng hiểu đƣợc cơ bản về chính sách BHXH tự nguyện, đã nắm đƣợc những tác dụng tích cực mà hình thức này mang lại.

Nhìn chung công tác thu BHXH của huyện Sóc Sơn 5 năm qua luôn hoàn thành kế hoạch thu, số thu tăng dần qua các năm.

- Tình hình nợ đọng quỹ BHXH

Theo báo cáo của BHXH huyện Sóc Sơn, tình hình nợ đọng ngày càng nghiêm trọng, số lƣợng đơn vị nợ đọng ngày càng cao, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh lớn, kéo dài. Đây là một vấn đề lớn đối với vấn đề quản lý quỹ BHXH bởi vì số lƣợng lao động tham gia BHXH ngày càng tăng, đáng lẽ quỹ BHXH

77 1301 803 395 249 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 2009 2010 2011 2012 2013 Số tiề n (triệ u đồ n g) Năm

52

tăng, tỷ lệ nợ đọng phải giảm đi nhƣng thực tế tỷ lệ nợ đọng có chiều hƣớng gia tăng và tốc độ ngày càng cao. Điều này cần tăng cƣờng quản lý hơn nữa, áp dụng những biện pháp nhằm quản lý có hiệu quả công tác thu, chi, quản lý quỹ BHXH trên địa bàn huyện trong thời gian tới.

Bảng 3.2: Tình hình nợ đọng quỹ BHXH trên địa bàn huyện Sóc Sơn

Năm Nợ dƣới 3 tháng Nợ trên 3 tháng

Số đơn vị Số tiền (Tỷ đồng) Số đơn vị Số tiền (Tỷ đồng)

2009 28 930,297 33 6,918,245

2010 22 565,096 55 8,290,888

2011 27 1,060,694 85 11,251,138

2012 63 1,717,991 108 13,203,488

2013 57 1,888,073 106 16,473,886

Nguồn: BHXH huyện Sóc Sơn

0 20 40 60 80 100 120 2009 2010 2011 2012 2013 Nợ dưới 3 tháng Nợ trên 3 tháng

Biểu đồ 3.7: Số đơn vị nợ đọng quỹ BHXH trên địa bàn huyện Sóc Sơn. Năm

53

Số lƣợng đơn vị nợ quỹ BHXH ngày càng tăng, đặc biệt đến năm 2012, số lƣợng đơn vị nợ đọng BHXH tăng lên đến 171 đơn vị. Trong đó số lƣợng đơn vị nợ trên 3 tháng nhiều hơn số lƣợng đơn vị nợ dƣới 3 tháng.

0 2,000,000 4,000,000 6,000,000 8,000,000 10,000,000 12,000,000 14,000,000 16,000,000 18,000,000 2009 2010 2011 2012 2013 Nợ dưới 3 tháng Nợ trên 3 tháng

Biểu đồ 3.8: Số tiền nợ đọng quỹ BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Tình hình nợ đọng ngày càng tăng, đặc biệt tỷ lệ nợ đọng BHXH trên 3 tháng nhiều hơn số lƣợng nợ dƣới 3 tháng. Điều này gây ảnh hƣởng đến số thu quỹ BHXH, ảnh hƣởng đến việc chi trả những chế độ BHXH cho ngƣời lao động (Chi tiết xem phụ lục 4, phụ lục 5).

3.2.3.2 Công tác chi trả các chế độ BHXH

Chi trả trợ cấp BHXH là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của BHXH huyện Sóc Sơn cũng nhƣ của toàn ngành. Việc chi trả đầy đủ, đúng đối tƣợng hƣởng BHXH không chỉ có ý nghĩa về mặt xã hội mà còn có ý nghĩa kinh tế chính trị rất to lớn, nó không những đảm bảo cuộc sống hàng ngày của đối tƣợng mà còn góp phần tích cực vào việc đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

Công tác chi trả các chế độ BHXH liên quan đến đối tƣợng đƣợc coi là thƣớc đo để đánh giá sự quan tâm của Đảng, Nhà nƣớc, của ngành BHXH đối với ngƣời lao động.

Năm Số tiền (Triệu đồng)

54

Mô hình chi trả các chế độ mà BHXH huyện Sóc Sơn áp dụng là mô hình chi trả gián tiếp và mô hình chi trả trực tiếp.

Mô hình chi trả gián tiếp đƣợc thực hiện bởi sự ủy quyền của BHXH huyện cho 26 đại lý chi trả (UBND xã, thị trấn trên địa bàn huyện). Hình thức này đƣợc thực hiện nhƣ sau: BHXH huyện Sóc Sơn ký hợp đồng trách nhiệm với cán bộ lao động thƣơng binh xã hội ở UBND 26 xã, thị trấn trên toàn huyện (gọi là các đại lý chi trả). Hàng tháng, đại lý chi trả nhận danh sách đối tƣợng và tiền mặt từ BHXH huyện để tiến hành chi trả cho các đối tƣợng, sau mỗi kỳ chi trả, đại lý có trách nhiệm quyết toán với BHXH huyện. Còn đối với đơn vị SDLĐ, BHXH huyện sẽ tiến hành chuyển tiền vào tài khoản của đơn vị để đơn vị chi trả cho các trƣờng hợp ngƣời lao động ốm đau, thai sản, dƣỡng sức.

Mô hình chi trả trực tiếp tại BHXH huyện Sóc Sơn đƣợc thực hiện cho các đối tƣợng hƣởng trợ cấp BHXH một lần, trợ cấp BHTN hoặc thai sản đối với những trƣờng hợp đã chấm dứt hợp đồng lao động.

Mô hình chi trả trực tiếp đƣợc thực hiện tại cơ quan BHXH, cán bộ BHXH sẽ chi trả cho các đối tƣợng hƣởng trợ cấp BHXH bằng tiền mặt. Theo Điều 4, Luật BHXH các chế độ BHXH đƣợc quy định nhƣ sau: BHXH bắt buộc bao gồm các chế độ ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hƣu trí; tử tuất. BHXH tự nguyện bao gồm các chế độ hƣu trí; tử tuất. Thực hiện Luật BHXH, các nghị định của Chính phủ và các thông tƣ của Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Tài chính hƣớng dẫn thực hiện các chế độ BHXH, BHTN. BHXH tỉnh Cà Mau đã có nhiều văn bản hƣớng dẫn thực hiện, đảm bảo giải quyết các chế độ, chính sách cho NLĐ kịp thời đúng quy định, ít xảy ra sai sót và ngày càng thuận lợi hơn.

Tình hình chi trả các chế độ BHXH trên địa bàn huyện là: - Chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe:

55

Chế độ ốm đau là chế độ mà ngƣời lao động đƣợc cơ quan BHXH chi trả 75% mức lƣơng đóng BHXH cho ngƣời lao động khi ngƣời lao động bị ốm và có xác nhận của cơ sở y tế (Giấy chứng nhận hƣởng BHXH mẫu C- 65). Tuy nhiên thƣc tế cho thấy việc cấp phát C65 hiện nay chƣa đƣợc quản lý chặt chẽ, xảy ra tình trạng xin, mua bán C65 cho ngƣời lao động nhằm trục lợi quỹ BHXH.

Chế độ thai sản hiện nay thì ngƣời lao động đƣợc nghỉ 6 tháng từ ngày 2/1/2013. Cơ quan BHXH chi trả 100% mức lƣơng đóng BHXH cộng thêm hai tháng lƣơng tối thiểu chung cho ngƣời lao động. Vì thai sản là thời gian dài, có xác nhận của chính quyền địa phƣơng nên việc lạm dụng ít hơn những trƣờng hợp khác. Số tiền hƣởng thai sản là nhiều nhất do mức hƣởng cao (100%) và thời gian hƣởng dài (6 tháng).

Chế độ dƣỡng sức PHSK là chế độ ngƣời lao động sau khi sinh con đi làm trở lại trong vòng hai tháng mà còn yếu phải nghỉ sẽ đƣợc hƣởng chế độ dƣỡng sức.

Tuy nhiên đây là chế độ thƣờng bị ngƣời lao động và đơn vị SDLĐ lạm dụng quỹ BHXH do rất ít ngƣời lao động nghỉ thời gian này.

Tại huyện Sóc Sơn, số ngƣời ốm, thai sản, dƣỡng sức đƣợc giải quyết tăng theo từng năm: Năm 2009 là 948 ngƣời với số tiền khoảng 1,3 tỷ đồng; Năm 2010 tăng lên 1,361 ngƣời với số tiền hơn 3,7 tỷ đồng; Năm 2011 tăng đột biến lên 7,683 ngƣời với số tiền gần 10,3 tỷ đồng; Năm 2012 tăng lên 8,799 ngƣời với số tiền hơn 19 tỷ đồng; Đến năm 2013 số ngƣời đƣợc thanh toán là 7,479 ngƣời với số tiền chi trả hơn 20 tỷ đồng.

Số ngƣời đƣợc thanh toán chế độ tăng; Số ngày đƣợc thanh toán ngày càng nhiều; Thời hạn giải quyết hƣởng chế độ ngày càng rút ngắn do hồ sơ thủ tục đăng ký ngày càng đơn giản hóa, cùng với việc áp dụng công nghệ thông tin vào việc xử lý dữ liệu giúp cho cán bộ BHXH thực hiện nhanh hơn,

56

chính xác hơn chế độ của ngƣời lao động. Bên cạnh đó, mức lƣơng tối thiểu chung, mức lƣơng tối thiểu vùng tăng theo từng năm dẫn đến mức hƣởng của ngƣời lao động cũng tăng (Chi tiết xem phụ lục 3).

- Chế độ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp:

Năm 2009, số ngƣời đƣợc giải quyết hƣởng chế độ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp là 67 ngƣời; Năm 2010 là 75 ngƣời; Năm 2011 là 80 ngƣời; Năm 2012 giảm xuống còn 76 ngƣời; Đến năm 2013 tăng lên 97 ngƣời (Chi tiết xem phụ lục 3).

- Chế độ hưu trí:

Năm 2009, số ngƣời đƣợc giải quyết chế độ hƣu trí là 3,556 ngƣời; Năm 2010 là 5,884 ngƣời; Năm 2011 là 7,068 ngƣời; Năm 2012 là 7,379 ngƣời; Đến năm 2013 là 7,657 ngƣời. Nhìn chung số ngƣời hƣởng chế độ hƣu trí ngày càng tăng dần qua các năm. Công tác chi trả chế độ hƣu trí luôn nhanh chóng, kịp thời, chặt chẽ và đúng quy định (Chi tiết xem phụ lục 3). - Chế độ tử tuất:

Năm 2009, BHXH huyện Sóc Sơn đã giải quyết cho 715 ngƣời là thân nhân của ngƣời đang đóng, đang bảo lƣu BHXH hoặc đang hƣởng lƣơng hƣu hàng tháng chết đƣợc hƣởng trợ cấp tiền tuất với số tiền khoảng 3 tỷ đồng; Năm 2010 số ngƣời hƣởng là 762 ngƣời; Năm 2011 là 812 ngƣời; Năm 2012 là 887 ngƣời; Đến năm 2013 tăng lên 907 ngƣời với số tiền chi trả hơn 12 tỷ

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về Bảo hiểm xã hội tại huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)