Nguyên nhân của hạn chế:

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về Bảo hiểm xã hội tại huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội (Trang 71)

Về công tác khai thác, mở rộng đối tƣợng: Sóc Sơn là một huyện chậm phát triển so với những quận, huyện nội thành của Thủ đô Hà Nội, các doanh nghiệp thành lập trên địa bàn huyện đa phần là những doanh nghiệp tƣ nhân nhỏ lẻ. Tuy nhiên, mức lƣơng tham gia BHXH đƣợc áp dụng là lƣơng vùng 1. Điều này gây khó khăn cho những doanh nghiệp khi tham gia BHXH.

Bên cạnh đó, do địa hình Sóc Sơn bao gồm đồng bằng, gò đồi thấp và núi cao gây khó khăn cho các cán bộ của cơ quan BHXH khi đi khai thác các đơn vị, nếu nhƣ ở những quận nội thành, một ngày thì cơ quan BHXH có thể đi khai thác đƣợc năm, bảy đơn vị thì đối với Sóc Sơn, ở những xã vùng sâu, vùng xa nhƣ Minh Phú, Bắc Sơn, Nam Sơn thì một ngày chỉ có thể đi khai thác một hoặc hai đơn vị.

63

Về công tác thông tin tuyên truyền: Tại Sóc Sơn, dân số chiếm 59% làm nông nghiệp, tình hình kinh tế khó khăn, nhận thức của ngƣời dân về chính sách BHXH là hạn chế. Vì vậy công tác thông tin tuyên truyền là công tác phải đƣợc chú trọng, đẩy mạnh về nội dung lẫn hình thức. Tuy nhiên, do kinh phí phụ thuộc vào BHXH thành phố Hà Nội.Hằng năm, khi phí chi cho công tác này tại huyện Sóc Sơn là 15 triệu đồng. Đây là một con số nhỏ không đủ để đẩy mạnh, tạo bƣớc ngoặt trong công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật BHXH trên địa bàn huyện.

Về cơ sở vật chất: Trụ sở cơ quan BHXH huyện Sóc Sơn đƣợc xây dựng từ năm 1997 cho 7 cán bộ. Đến nay số lƣợng cán bộ viên chức ngày càng tăng, không đủ diện tích cho các phòng nghiệp vụ. Là cơ quan tiếp dân, số lƣợng ngƣời lao động đến giao dịch rất nhiều, tuy nhiên do diện tích chật hẹp nên bộ phận chính sách, bộ phận kế toán ngồi cùng phòng với bộ phận một cửa, điều này ảnh hƣởng đến các bộ phận nghiệp vụ khi khách hàng đến giao dịch, ồn ào, mất trật tự….Vì không có diện tích nên không có bếp dành cho cán bộ, không có nhà kho để lƣu trữ hồ sơ, vì vậy hồ sơ lƣu trữ để tràn lan ở các phòng nghiệp vụ, kể cả phòng lãnh đạo cũng là nơi lƣu trữ, gây khó khăn cho cán bộ khi tra cứu, lƣu trữ hồ sơ.

Về tình hình nợ đọng, trong những năm gần đây tình hình kinh tế suy thoái gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ khiến doanh nghiệp chƣa có khả năng chi trả quỹ BHXH. Tại huyện Sóc Sơn, thì những doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm đa số vì vậy điều này làm cho tình hình nợ đọng quỹ BHXH tại huyện tăng lên đáng kể.

Tình hình trục lợi qũy BHXH ngày càng tinh vi và nghiêm trọng là do cơ chế thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm chƣa nghiêm. Đặc biệt là do sự phối hợp giữa các Bộ, ngành còn lỏng lẻo. Ví dụ nhƣ tình trạng mua bán giấy chứng nhận nghỉ hƣởng chế độ BHXH xãy ra ở các bệnh viện…

64

CHƢƠNG 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về Bảo hiểm xã hội tại huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)