Có thể nói, một địa phƣơng có trình độ dân trí cao, văn hóa xã hội phát triển, khả năng tiếp cận với thông tin, khoa học – kỹ thuật dễ dàng sẽ tạo điều kiện cho các chính sách xã hội phát triển, đi sâu vào đời sống ngƣời dân hơn so với một địa phƣơng có trình độ dân trí kém.
Đối với chính sách BHXH, nếu trình độ nhận thức, hiểu biết của ngƣời dân cao thì việc áp dụng chính sách vào thực tiễn sẽ đơn giản và hiệu quả hơn rất nhiều. Ngƣời lao động hiểu luật, hiểu những lợi ích mà chính sách BHXH mang lại cho bản thân và gia đình của mình nhƣ thế nào thì khi làm việc tại các đơn vị sử dụng lao động sẽ luôn đòi hỏi chế độ đƣợc tham gia BHXH, sẽ tránh đƣợc tình trạng đơn vị SDLĐ cố tình khai sai, trốn đóng BHXH. Khi nhận thức của chủ SDLĐ đƣợc nâng lên sẽ tác động tích cực đến công tác quản lý thu BHXH, sẽ giảm bớt tình trạng chây ỳ, nợ đọng, lạm dụng quỹ BHXH.
Sóc Sơn là huyện có trình độ dân trí thấp, ngƣời dân chƣa nhận thức đƣợc những lợi ích to lớn mà chính sách BHXH mang lại, họ thƣờng đánh đồng BHXH với Bảo hiểm thƣơng mại. Điển hình là, khi ngƣời lao động tham gia BHXH tại doanh nghiệp đƣợc một thời gian, khi ngƣời lao động
65
chấm dứt hợp đồng đƣợc cơ quan BHXH chốt sổ xác nhận thời gian tham gia BHXH ở đơn vị cũ liền mang sổ BHXH đi thanh toán một lần để lấy tiền. Hoặc có nhiều trƣờng hợp công dân nữ khi đến đăng ký tham gia BHXH tự nguyện, nhƣng khi cán bộ BHXH giải thích rằng BHXH tự nguyện sẽ không đƣợc hƣởng chế độ thai sản khi sinh con thì họ lập tức thôi không tham gia nữa. Điều này cho thấy rằng, đa phần ngƣời lao động mới chỉ nghĩ đƣợc những cái lợi ích trƣớc mắt mà chƣa nhận thức rõ đƣợc lợi ích sâu xa mà chính sách BHXH mang lại cho họ và gia đình họ.