Vài nét về huyện Sóc Sơn

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về Bảo hiểm xã hội tại huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội (Trang 46)

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Sóc Sơn là huyện ngoại thành, cách Thủ đô Hà Nội 40km2 về phía Bắc, có diện tích tự nhiên 306,5 km2. Địa hình đa dạng bao gồm đồng bằng ven sông, đồi gò thấp và núi cao. Huyện Sóc Sơn giáp các huyện Phổ Yên – Thái Nguyên, Yên Phong – Bắc Ninh, Hiệp Hòa – Bắc Giang, Thị xã Phúc Yên – Vĩnh Phúc, Mê Linh – Hà Nội, Đông Anh – Hà Nội.

Ngày 05/07/1977 Huyện Sóc Sơn đƣợc thành lập trên cơ sở hợp nhất hai huyện Đa Phúc và Kim Anh thuộc tỉnh Vĩnh Phú (nay tách ra hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ) với 32 xã, thị trấn. Sau đó cắt 07 xã, thị trấn về Mê Linh và Phúc Yên. Ngày 01/04/1979 Huyện Sóc Sơn đƣợc chuyển về Thành phố Hà Nội quản lý.

Sóc Sơn nằm ở phía Tây cực Nam của dãy núi Tam Đảo, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Huyện thuộc vùng bán sơn địa có những đặc trƣng của vùng gò đồi và phù sa kết hợp. Vì vậy, địa hình Sóc Sơn chia làm 3 vùng kinh tế tự nhiên: vùng gò đồi, vùng giữa và vùng trũng. Mỗi vùng có những lợi thế riêng tạo sự đa dạng, phong phú cho phát triển nông nghiệp, phát triển kinh tế xã hội của huyện.

Khí hậu của Sóc Sơn mang đầy đủ những nét đặc trƣng của vùng đồng bằng Sông Hồng nóng ẩm và chiu ảnh hƣởng của khí hậu vùng trung du Bắc Bộ. Sóc Sơn là địa phƣơng có 6630 ha diện tích rừng, có điều kiện thuận lợi phát triển du lịch sinh thái, phát triển các loại hình kinh tế trang trại.

38

Ngoài ra, Sóc Sơn còn có các di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng nhƣ: Đền Gióng, Chùa non nƣớc, Núi đôi, Di tích lịch sử hội nghị Trung Giã tạo tiền đề cho phát triển du lịch. Đăc biệt, trên địa bàn huyện còn có Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Khu Công nghiệp Nội Bài góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế Sóc Sơn ngày càng phát triển.

3.1.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

Hiện nay, theo số liệu của UBND Huyện, Huyện gồm 25 xã và 01 thị trấn Sóc Sơn; 199 thôn làng; dân số khoảng 330,000 ngƣời với khoảng 80,000 hộ trong đó sản xuất nông nghiệp chiếm 59%; mật độ dân số khoảng 922 ngƣời/km2.

Sóc Sơn là một huyện kém phát triển của Thành phố Hà Nội. Tuy nhiên những năm gần đây tình hình kinh tế của huyện có chuyển biến tích cực. Theo số liệu UBND huyện Sóc Sơn năm 2013, tổng sản phẩm trên địa bàn tăng 6,84% so với năm 2012, xu hƣớng tăng trƣởng quý sau cao hơn quý trƣớc. Cơ cấu kinh tế có xu hƣớng chuyển dịch tích cực, tỷ trọng ngành thƣơng mại dịch vụ tăng, nông nghiệp giảm. Thu nhập bình quân đầu ngƣời khoảng 23 triệu đồng/năm đạt 100% so với kế hoạch. Công tác xây dựng nông thôn mới và dồn điền đổi thửa đạt đƣợc những kết quả quan trọng. Năm 2013 thực hiện dồn điền đổi thửa đạt 2000 ha bằng 100% kế hoạch.

Cùng với những thành tựu về kinh tế, trong lĩnh vực văn hóa xã hội huyện Sóc Sơn cũng có những bƣớc phát triển mạnh mẽ. Các chỉ tiêu cơ bản về y tế, giáo dục hoàn thành đạt và vƣợt kế hoạch. Hoạt động văn hóa thông tin, thể dục thể thao có những chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bƣớc đƣợc cải thiện và nâng cao. Tình hình trật tự an toàn xã hội đƣợc đảm bảo hơn, các loại tội phạm kinh tế, ma túy, mại dâm… và tai nạn giao thông nghiêm trọng đƣợc kiềm chế và từng bƣớc đẩy lùi. Đặc biệt phong trào quần chúng bảo vệ an ninh đƣợc phát triển sâu rộng, đã có sự

39

phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các đơn vị kinh tế để chống lại các tệ nạn xã hội, bảo vệ trật tự xã hội trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về Bảo hiểm xã hội tại huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)