cấp huyện.
21
Theo giáo trình quản lý hành chính Nhà nƣớc tập 1 trang 407 : “Quản lý nhà nƣớc là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nƣớc đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nƣớc trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN”.
Nhƣ vậy, quản lý nhà nƣớc là hoạt động mang tính chất quyền lực Nhà nƣớc, sử dụng quyền lực Nhà nƣớc để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Quản lý nhà nƣớc có các đặc điểm sau:
Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức: Tổ chức ở đây đƣợc hiểu là sự thiết lập những mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời, giữa cá nhân với tập thể để thực hiện quá trình quản lý xã hội. Tổ chức là một trong những chức năng quan trọng trong quản lý Nhà nƣớc, không có tổ chức thì không thể quản lý. Vây vấn đề đặt ra là Nhà nƣớc phải tổ chức nhƣ thế nào?.
Quản lý nhà nước là sự tác động có điều chỉnh: Điều chỉnh là sự quy định của Nhà nƣớc thể hiện bằng các văn bản pháp luật, quy định nguyên tắc, tiêu chuẩn, biện pháp nhằm cân bằng các hoạt động của các quá trình xã hội và hành vi của con ngƣời.
Quản lý nhà nước mang tính quyền lực Nhà nước, tức là bằng pháp luật và theo nguyên tắc pháp chế. Quyền lực Nhà nƣớc mang tính mệnh lệnh, pháp luật phải đƣợc chấp hành nghiêm minh và mọi ngƣời đều bình đẳng trƣớc pháp luật.
Phân theo nội dung quản lý, quản lý nhà nước được phân ra quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực và quản lý nhà nước theo lãnh thổ.
Quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực: Là quản lý nhà nƣớc đƣợc giới hạn quản lý trong một chuyên ngành hoặc lĩnh vực nào đó. Nội dung quản lý là xây dựng chiến lƣợc, những quy định pháp quy thống nhất về quản lý lĩnh
22
vực, hƣớng dẫn, kiểm tra các cơ quan quản lý các ngành, các cấp thi hành các quy định thống nhất. Bộ, cơ quan ngang Bộ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc đối với ngành hoặc lĩnh vực trong phạm vi cả nƣớc.
Quản lý nhà nước theo lãnh thổ: Là quản lý nhà nƣớc trong phạm vi lãnh thổ thƣờng là một đơn vị hành chính: tỉnh, huyện, xã… Nội dung quản lý theo lãnh thổ bao gồm tất cả mọi mặt hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh, dân cƣ…
1.2.2.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về BHXH
Trong điều kiện kinh tế thị trƣờng chƣa phát triển, đƣơng nhiên, bảo hiểm xã hội chƣa thể hoạt động theo nguyên tắc thị trƣờng. Thêm vào đó, ngƣời sử dụng lao động cũng không hoàn toàn tự nguyện đóng một phần bảo hiểm cho ngƣời lao động theo quy định của pháp luật. Do đó sự can thiệp của nhà nƣớc là hết sức cần thiết.
Quản lý nhà nƣớc về BHXH xuất phát từ chức năng quản lý xã hội của Nhà nƣớc. Nhà nƣớc định ra chính sách quốc gia và các quy định pháp luật về BHXH.
Nhƣ vậy, Quản lý nhà nƣớc về BHXH là quá trình tác động và điều hành của Nhà nƣớc lên các hoạt động trong lĩnh vực BXHH sao cho những hoạt động này diễn ra theo đúng quy định của pháp luật. Sự can thiệp của Nhà nƣớc thể hiện rõ trong việc ban hành các văn bản, chính sách BHXH, Luật BHXH, quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào hoạt động BHXH. Đồng thời, Nhà nƣớc còn thực hiện những biện pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của hệ thống BHXH nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của các bên tham gia và thực hiện đúng mục tiêu của chính sách BHXH là ổn định đời sống cho ngƣời lao động, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội,
23
thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nƣớc, bảo vệ tổ quốc. Trích chỉ thị số 15- CT/TW ngày 26/05/1997 của Bộ chính trị.
Quản lý nhà nƣớc về BHXH là một bộ phận quan trọng của quản lý nhà nƣớc đối với xã hội, thông qua chức năng lập pháp, hành pháp và tƣ pháp.
Theo công ƣớc 102 (1952) của tổ chức lao động thế giới ILO, các nƣớc tham gia công ƣớc sẽ chịu trách nhiệm quản lý chung đối với các tổ chức và dịch vụ liên quan đến BHXH một cách thích hợp. Do điều kiện kinh tế - xã hội và thể chế chính trị ở các nƣớc là khác nhau nên cơ cấu quản lý nhà nƣớc về BHXH ở mỗi nƣớc nhìn chung là có những điểm khác nhau.
Tại nhiều quốc gia trên thế giới, chức năng quản lý nhà nƣớc về BHXH đƣợc ủy quyền cho một Bộ nào đó liên quan ví dụ nhƣ ở Cuba, Tây Ban Nha, Mêhicô, Thổ Nhĩ Kỳ thì trách nhiệm này đƣợc giao cho Bộ Lao động.
Trong mô hình tổ chức hệ thống BHXH ở một số nƣớc, hoạt động BHXH không tập trung thống nhất trong một hệ thống chung của cả nƣớc. Thay vào đó, có thể có các hệ thống BHXH riêng cho từng nhóm ngƣời lao động, với những nƣớc có hệ thống BHXH riêng nhƣ vậy thì trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về BHXH có thể đƣợc giao cho nhiều cơ quan khác nhau. Ví dụ ở Hàn Quốc, quản lý nhà nƣớc về BHXH liên quan đến các chế độ hƣu trí, tử tuất, ốm đau, thai sản thuộc về trách nhiệm của Bộ y tế và Phúc lợi, còn đối với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp thuộc về trách nhiệm của Bộ Lao động.
Theo quy định tại điều 8 Luật BHXH và điều 5 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính Phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nƣớc về BHXH gồm:
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nƣớc về BHXH, chỉ đạo xây dựng, ban hành và thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chế độ, chính sách về BHXH.
24
Bộ lao động – thƣơng binh và xã hội chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ thực hiện quản lý nhà nƣớc về BHXH, bao gồm:
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức nghiên cứu, xây dựng trình cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về BHXH;
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành thực hiện công tác thống kê, thông tin; tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH;
- Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về BHXH; - Thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về BHXH;
- Thực hiện hợp tác quốc tế trong linh vực BHXH theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức tập huấn, đào tạo về BHXH;
- Hàng năm báo cáo Thủ tƣớng Chính phủ về tình hình thực hiện BHXH. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện quản lý nhà nƣớc về BHXH bao gồm:
- Phối hợp với Bộ lao động – thƣơng binh và xã hội và các Bộ, ngành có liên quan trong việc xây dựng pháp luật, chính sách liên quan đến BHXH; - Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH
thuộc thẩm quyền;
- Thực hiện báo cáo với cơ quan có thẩm quyền trong phạm vị, quyền hạn quản lý nhà nƣớc về BHXH của mình.
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng thực hiện quản lý nhà nƣớc về BHXH trong phạm vi địa phƣơng. Sở lao động – thƣơng binh và xã hội có trách nhiệm giúp UBND tỉnh, thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về BHXH, bao gồm:
25
- Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH;
- Kiến nghị các Bộ, ngành có liên quan giải quyết những vấn đề về BHXH thuộc thẩm quyền;
- Hàng năm gửi báo cáo Bộ lao động – thƣơng binh và xã hội về tình hình thực hiện pháp luật về BHXH.
Sơ đồ 1.1 : Mô hình về quản lý nhà nƣớc và tổ chức thực hiện sự nghiệp BHXH.
(Nguồn BHXH Việt Nam)
1.2.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về BHXH trên địa bàn cấp huyện
Quản lý nhà nƣớc về BHXH trên địa bàn cấp huyện đƣợc thể hiện thông qua một số nội dung chủ yếu sau:
Quốc hội (1). Cơ quan ban hành đạo luật và giám sát việc thực hiện BHXH. Chính phủ (2). Cơ quan thống nhất quản lý Nhà nƣớc về BHXH. Cơ quan QLNN về BHXH, Bộ LĐ-TBXH (3) Tổ chức sự nghiệp BHXH tại Trung ƣơng (5)
Tổ chức sự nghiệp BHXH tại địa phƣơng (6)
Cơ quan QLNN về BHXH tại địa phƣơng (4)
26
- Xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thực thi chính sách pháp luật về BHXH.
Nhà nƣớc thông qua các cơ quan quản lý của mình để xây dựng và ban hành các văn bản hƣớng dẫn thực thi chính sách pháp luật về BHXH. Đó là các văn bản chỉ đạo phối hợp giữa các cơ quan chức năng thực hiện pháp luật BHXH, các văn bản hƣớng dẫn thủ tục, quy trình tiếp nhận hồ sơ thống nhất trong phạm vi toàn huyện.
Việc ban hành các văn bản chỉ đạo thƣc hiện pháp luật về BHXH nhằm định hƣớng, điều chỉnh các hoạt động BHXH sao cho phù hợp với yêu cầu thực tế, với sự phát triển kinh tế xã hội của huyện.
- Tổ chức bộ máy thực hiện Bảo hiểm xã hội.
Bộ máy thực hiện BHXH là tổ chức sự nghiệp có chức năng thực hiện chế độ chính sách BHXH, quản lý và sử dụng quỹ BHXH. Nhà nƣớc thành lập tổ chức BHXH và quy định cụ thể các nhiệm vụ nhằm thực hiện có hiệu quả các quy định trong các văn bản pháp luật về BHXH đã ban hành và tập trung vào một số nội dung sau:
Quản lý đối tƣợng: Trong hoạt động BHXH có hai nhóm đối tƣợng là: nhóm đối tƣợng tham gia BHXH và nhóm đối tƣợng thụ hƣởng BHXH. Vì vậy, để đảm bảo nguồn thu cho quỹ BHXH, các cơ quan BHXH phải nắm chắc các đơn vị tham gia BHXH, những biến động về tình hình sử dụng lao động của các đơn vị trên địa bàn quản lý nhằm có những biện pháp gia tăng số đối tƣợng tham gia BHXH, tăng nguồn thu BHXH. Mặt khác, cơ quan BHXH cũng phải có đầy đủ các thông tin về nhóm đối tƣợng thụ hƣởng BHXH để chi đúng, chi đủ, tránh làm ảnh hƣởng đến quyền lợi của đối tƣợng nhƣng đồng thời cũng hạn chế những trƣờng hợp lạm dụng, trục lợi quỹ BHXH.
27
Thực hiện công tác thu – chi BHXH: Thu phí BHXH và chi trả các chế độ BHXH là hai hoạt động chính và tồn tại song song của hoạt động BHXH. Việc thu phí BHXH đúng, đủ, kịp thời là điều kiện cần thiết để duy trì hoạt động của BHXH và đảm bảo triển khai chi trả trợ cấp BHXH cho các đối tƣợng thụ hƣởng.
Quản lý quỹ BHXH: Quản lý quỹ BHXH bao gồm quản lý công tác thu BHXH và quản lý công tác chi BHXH, chi trả chi phí khám chữa bệnh BHYT nhằm cho quỹ đƣợc an toàn, hạn chế tối đa sự thất thoát quỹ.
Hoạt động BHXH cũng nhƣ tất cả các hoạt động khác đều cần có bộ máy tổ chức, trong đó là những cán bộ trên cơ sở nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện những hoạt động trong phạm vi đƣợc giao. Những cán bộ làm công tác BHXH là những ngƣời tiếp xúc với ngƣời lao động, với đơn vị sử dụng lao động, phổ biến những quy định về BHXH, vì vậy đội ngũ cán bộ BHXH phải đƣợc bồi dƣỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, thực hiện có hiệu quả hoạt động BHXH.
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHXH, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về BHXH.
Nội dung này bao gồm việc thực hiện thanh tra, kiểm tra các hoạt động sự nghiệp BHXH theo quy định của pháp luật nhƣ hoạt động thu, chi trả các chế độ BHXH cho ngƣời lao động; giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về BHXH. Đây là một nội dung quan trọng vì trong hoạt động BHXH với sự tham gia của ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động có những lợi ích khác nhau nên thƣờng xảy ra những tình trạng trục lợi, lạm dụng. Việc thanh tra, kiểm tra các hoạt động BHXH là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo cho các bên tham gia thực hiện đúng nghĩa vụ của mình đồng thời đảm bảo quyền lợi hợp
28
pháp của họ cũng nhƣ bảo tồn quỹ BHXH, tránh tình trạng trục lợi quỹ BHXH.
Các hoạt động thanh tra, kiểm tra bao gồm:
Thanh tra việc thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH: Theo quy định của luật BHXH thì ngƣời lao động có trách nhiệm trích nộp một khoản tiền trên cơ sở tiền lƣơng, tiền công của mình vào quỹ BHXH. Ngƣời sử dụng lao động cũng phải có trách nhiệm đóng cho ngƣời lao động mà mình thuê mƣớn. Nhƣng trên thực tế, ngƣời sử dụng lao động thƣờng có hành vi lần tránh trách nhiệm đóng BHXH cho ngƣời lao động nhƣ: khai giảm số lao động, giảm tiền lƣơng, không ký hợp đồng…Bên cạnh đó, ngƣời lao động nhận thức về BHXH còn hạn chế nên cũng lẩn tránh trách nhiệm đóng BHXH. Thông qua việc thanh tra, kiểm tra các cơ quan, các đơn vị sử dụng lao động, buộc ngƣời lao động và chủ sử dụng lao động phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.
Thanh tra việc thực hiện các chế độ BHXH: Đây là hoạt động quan trọng của các cơ quan Nhà nƣớc trong lĩnh vực BHXH. Qua đó ngƣời lao động khi đƣợc hƣởng các chế độ BHXH phải đƣợc hƣởng đúng, hƣởng đủ. Đồng thời việc thanh tra, kiểm tra cũng ngăn chặn tình trạng làm giả hồ sơ để trục lợi quỹ BHXH của ngƣời lao động hoặc đơn vị sử dụng lao động, hoặc sự gian lận của chủ sử dụng lao động không trả đúng, trả đủ khoản tiền trợ cấp BHXH mà ngƣời lao động đƣợc hƣởng cho họ.
Giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về BHXH là một trong những hoạt động mang tính thƣờng xuyên của quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực BHXH. Chính sách BHXH vận động qua nhiều giai đoạn và có điều chỉnh, bổ sung nên việc đảm bảo quyền lợi của ngƣời lao động không phải khi nào cũng giải quyết tốt. Ngƣời thụ hƣởng có quyền khiếu nại với cơ quan Nhà nƣớc về
29
những bất hợp lý khi thực hiện các chế độ BHXH, các cơ quan Nhà nƣớc sẽ có trách nhiệm giải quyết những khiếu nại này theo thẩm quyền từ thấp đến cao.
Hoạt động này góp phần hoàn thiện chính sách pháp luật về BHXH; Phát hiện những sai sót trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách pháp luật của cơ quan BHXH. Nhiều khi cán bộ thực hiện chính sách không cập nhật kịp thời những thay đổi của chính sách dẫn đến viêc giải quyết chế độ cho ngƣời lao động chƣa đúng, làm ảnh hƣởng đến lợi ích hợp pháp của ngƣời lao động.
1.2.2.4. Công cụ quản lý nhà nước về BHXH trên địa bàn cấp huyện
Nhà nƣớc thực hiện chức năng quản lý, điều hành xã hội đã sử dụng hệ thống rất nhiều công cụ khác nhau.
Một là, trong hoạt động quản lý đối với BHXH công cụ chủ yếu mà Nhà nƣớc sử dụng là các văn bản pháp luật. Văn bản pháp luật về BHXH là toàn bộ các văn bản do cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành bao gồm:
Luật BHXH: Là văn bản do Quốc Hội ban hành năm 2006 có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 đây chính là cơ sở, nền tảng cho mọi hoạt