Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về Bảo hiểm xã hội tại huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội (Trang 42)

Để đạt đƣợc các yêu cầu nghiên cứu trên, đề tài sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể:

34

- Phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp

Đây là 2 phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong toàn bộ luận văn và luôn gắn bó chặt chẽ, bổ sung cho nhau. Phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng trƣớc hết để tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, xem xét những thành tựu đã đạt đƣợc để kế thừa; đồng thời tìm ra những khoảng trống để nghiên cứu. Trên cơ sở đó, phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng xây dựng khung khổ lý luận và thực tiễn để phân tích thực trạng, đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về BHXH trên địa bàn huyện Sóc Sơn.

Ở chƣơng 3, phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng để xem xét quản lý nhà nƣớc về BHXH trên địa bàn huyện Sóc Sơn theo các nội dung quản lý nhà nƣớc về BHXH. Phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng để đánh giá ƣu, nhƣợc điểm của hoạt động này ở huyện Sóc Sơn. Đây là cơ sở quan trọng để đề xuất giải pháp ở chƣơng 4.

Phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng để phân tích những nhân tố mới ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý nhà nƣớc về BHXH trên địa bàn huyện Sóc Sơn trong thời gian tới. Kết hợp với phƣơng pháp tổng hợp, luận văn đề xuất các giải pháp để hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về BHXH trên địa bàn huyện Sóc Sơn.

- Phương pháp lô gich và phương pháp lịch sử

Phƣơng pháp lô gich đòi hỏi phải sử dụng hệ thống các khái niệm, phạm trù và sử dụng sức mạnh của tƣ duy để tìm ra bản chất của sự vật, hiện tƣợng. Phƣơng pháp đƣợc sử dụng tập trung ở chƣơng 1 để tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động BHXH ở huyện Sóc Sơn. Phƣơng pháp này sử dụng kết hợp với phƣơng pháp lịch sử ở chƣơng 4 để tìm ra những quan hệ bên trong và và bên ngoài ảnh hƣởng đến hoạt động này.

35

Phƣơng pháp lô gich đƣợc sử dụng ở chƣơng 4 để đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động này.

Phƣơng pháp lịch sử đƣợc sử dụng tập trung ở chƣơng 3. Căn cứ vào thực tế hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động BHXH ở huyện Sóc Sơn trong thời gian vừa qua, kết hợp với phƣơng pháp lô gich để tìm ra các nhân tố ảnh hƣởng, những ƣu nhƣợc điểm của các hoạt động này. Phƣơng pháp này còn đƣợc sử dụng ở chƣơng 4 khi nghiên cứu bối cảnh mới để tìm ra những nhân tố mới ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động BHXH ở huyện Sóc Sơn trong thời gian tới.

- Phương pháp quan sát:

Để đánh giá đƣợc hiệu quả của việc thực thi chính sách pháp luật BHXH cũng cần dựa trên mức độ hài lòng của đối tƣợng khi đến giao dich tại cơ quan BHXH, xem xét thái độ tiếp công dân, khả năng xử lý tình huống của cán bộ BHXH. Vì vậy, trong luận văn này sẽ dùng phƣơng pháp quan sát trực tiếp tại các bộ phân nghiệp vụ mà đặc biệt là bộ phận tiếp nhận hồ sơ.

- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:

Từ các thông tin đƣợc công bố chính thức của cơ quan Nhà nƣớc về quản lý nhà nƣớc đối với BHXH trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, mạng internet nhƣ Luật BHXH, các văn bản hƣớng dẫn thi hành luật BHXH, các hồ sơ, thủ tuc khi tham gia BHXH...

Những thông tin về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Sóc Sơn do các cơ quan chức năng của huyện cung cấp nhƣ tình hình lao động trên địa bàn huyện, số lƣợng đơn vị do chi cục thuế đang quản lý hay là các số lƣợng đơn vị, số lao động do phòng lao động TBXH quản lý.

Những số liệu thu quỹ BHXH, chi trả các chế độ BHXH của huyện do cơ quan BHXH cung cấp thông qua các báo cáo định kỳ hàng năm.

36

- Phương pháp phân loại tài liệu, số liệu:

Các văn bản sẽ đƣợc nghiên cứu kỹ lƣỡng, các số liệu sau khi thu thập sẽ đƣơc lựa chọn và phân bổ theo các tiêu chí khác nhau phục vụ cho những khía cạnh khác nhau của luận văn nhƣ : tình hình công tác thu BHXH, tình hình công tác chi trả cac chế độ BHXH, tình hình nợ đong quỹ BHXH…

Sau khi phân chia các thông tin vào từng nhóm cụ thể sẽ tiến hành so sánh các số liệu qua các năm để từ đó nhận thấy đƣợc sự biến đổi tăng hay giảm, rút ra đƣợc kết luận chính xác nhất về tình hình quản lý BHXH của huyện qua các năm.

- Phương pháp đồ thị :

Những thông tin dạng số sau khi đƣợc chọn lọc kỹ càng sẽ đƣợc mô hình hóa nhằm tăng sức sống động của luận văn cũng nhƣ cung cấp cho ngƣời đọc cái nhìn tổng quát nhất về những thay đổi của số liệu qua từng thời kì khác nhau.

37

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BHXH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về Bảo hiểm xã hội tại huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)