0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Bài học kinh nghiệm cho huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 40 -40 )

Từ những kết quả của BHXH quận Ba Đình, bài học kinh nghiệm cần đƣợc rút ra là:

Một là, Chú trọng công tác ban hành văn bản hƣớng dẫn thực thi chính sách pháp luật BHXH. BHXH huyện Sóc Sơn cần gấp rút hoàn thiện quy trình tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp cũng nhƣ cán bộ BHXH trong việc giải quyết hồ sơ;

32

Hai là, Chủ động phối hợp với các ban ngành nhằm khai thác triệt để các đối tƣợng tham gia BHXH. BHXH huyện Sóc Sơn cần huy động đƣợc sự giúp đỡ của các cán bộ thƣơng binh xã hội của 26 xã, thị trấn để nắm đƣợc chính xác tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp tƣ nhân, nhỏ lẻ;

Ba là, Thƣờng xuyên tổ chức thông tin, tuyên truyền các chính sách pháp luật BHXH, BHYT trên địa bàn dƣới nhiều hình thức khác nhau;

Bốn là, BHXH huyện Sóc Sơn thực hiện nghiêm túc việc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật đối với những đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn, cần kiên quyết xử lý những tình trạng vi phạm pháp luật BHXH, nếu đơn vi cố tình nợ đọng quỹ BHXH trong thời gian dài cần tiến hành khởi kiện.

33

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1 Phƣơng pháp luận

Luận văn sử dụng phƣơng pháp luận để nghiên cứu là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng với 2 nguyên lý (mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển); 3 quy luật (Đấu tranh thống nhất giữa các cặp đối lập, phủ định của phủ định, lƣợng đổi chất đổi); 6 cặp phạm trù (bản chất – hiện tƣợng, cái chung – cái riêng, tất nhiên – ngẫu nhiên, nội dung – hình thức, khả năng – hiện thực, nguyên nhân – kết quả)

Đặc trƣng của phƣơng pháp luận duy vật biện chứng là coi một sự vật hay một hiện tƣợng trong trạng thái luôn vận động, phát triển và xem nó trong mối quan hệ với các sự vật hiện tƣợng khác.

Chính sách BHXH thƣờng xuyên đƣợc đổi mới tùy theo từng thời kỳ, tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Những quy định của chính sách bảo hiểm xã hội nhƣ tỷ lệ đóng góp của đơn vị sử dụng lao động và ngƣời lao động, mức đóng và mức hƣởng BHXH… không chỉ phụ thuộc vào ý chí của nhà nƣớc, mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhƣ tiền lƣơng, trình độ dân trí, nhận thức của chủ doanh nghiệp…

Phƣơng pháp luận duy vật lịch sử đòi hỏi việc nghiên cứu việc thực thi chính sách BHXH trên địa bàn huyện Sóc Sơn phải tuân thủ các quy luật khách quan. Những ƣu nhƣợc điểm của quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động BHXH bị chi phối bởi nhiều nhân tố nhƣng quan trọng nhất là điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội quy định.

2.2 Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể.

Để đạt đƣợc các yêu cầu nghiên cứu trên, đề tài sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể:

34

- Phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp

Đây là 2 phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong toàn bộ luận văn và luôn gắn bó chặt chẽ, bổ sung cho nhau. Phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng trƣớc hết để tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, xem xét những thành tựu đã đạt đƣợc để kế thừa; đồng thời tìm ra những khoảng trống để nghiên cứu. Trên cơ sở đó, phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng xây dựng khung khổ lý luận và thực tiễn để phân tích thực trạng, đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về BHXH trên địa bàn huyện Sóc Sơn.

Ở chƣơng 3, phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng để xem xét quản lý nhà nƣớc về BHXH trên địa bàn huyện Sóc Sơn theo các nội dung quản lý nhà nƣớc về BHXH. Phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng để đánh giá ƣu, nhƣợc điểm của hoạt động này ở huyện Sóc Sơn. Đây là cơ sở quan trọng để đề xuất giải pháp ở chƣơng 4.

Phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng để phân tích những nhân tố mới ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý nhà nƣớc về BHXH trên địa bàn huyện Sóc Sơn trong thời gian tới. Kết hợp với phƣơng pháp tổng hợp, luận văn đề xuất các giải pháp để hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về BHXH trên địa bàn huyện Sóc Sơn.

- Phương pháp lô gich và phương pháp lịch sử

Phƣơng pháp lô gich đòi hỏi phải sử dụng hệ thống các khái niệm, phạm trù và sử dụng sức mạnh của tƣ duy để tìm ra bản chất của sự vật, hiện tƣợng. Phƣơng pháp đƣợc sử dụng tập trung ở chƣơng 1 để tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động BHXH ở huyện Sóc Sơn. Phƣơng pháp này sử dụng kết hợp với phƣơng pháp lịch sử ở chƣơng 4 để tìm ra những quan hệ bên trong và và bên ngoài ảnh hƣởng đến hoạt động này.

35

Phƣơng pháp lô gich đƣợc sử dụng ở chƣơng 4 để đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động này.

Phƣơng pháp lịch sử đƣợc sử dụng tập trung ở chƣơng 3. Căn cứ vào thực tế hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động BHXH ở huyện Sóc Sơn trong thời gian vừa qua, kết hợp với phƣơng pháp lô gich để tìm ra các nhân tố ảnh hƣởng, những ƣu nhƣợc điểm của các hoạt động này. Phƣơng pháp này còn đƣợc sử dụng ở chƣơng 4 khi nghiên cứu bối cảnh mới để tìm ra những nhân tố mới ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động BHXH ở huyện Sóc Sơn trong thời gian tới.

- Phương pháp quan sát:

Để đánh giá đƣợc hiệu quả của việc thực thi chính sách pháp luật BHXH cũng cần dựa trên mức độ hài lòng của đối tƣợng khi đến giao dich tại cơ quan BHXH, xem xét thái độ tiếp công dân, khả năng xử lý tình huống của cán bộ BHXH. Vì vậy, trong luận văn này sẽ dùng phƣơng pháp quan sát trực tiếp tại các bộ phân nghiệp vụ mà đặc biệt là bộ phận tiếp nhận hồ sơ.

- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:

Từ các thông tin đƣợc công bố chính thức của cơ quan Nhà nƣớc về quản lý nhà nƣớc đối với BHXH trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, mạng internet nhƣ Luật BHXH, các văn bản hƣớng dẫn thi hành luật BHXH, các hồ sơ, thủ tuc khi tham gia BHXH...

Những thông tin về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Sóc Sơn do các cơ quan chức năng của huyện cung cấp nhƣ tình hình lao động trên địa bàn huyện, số lƣợng đơn vị do chi cục thuế đang quản lý hay là các số lƣợng đơn vị, số lao động do phòng lao động TBXH quản lý.

Những số liệu thu quỹ BHXH, chi trả các chế độ BHXH của huyện do cơ quan BHXH cung cấp thông qua các báo cáo định kỳ hàng năm.

36

- Phương pháp phân loại tài liệu, số liệu:

Các văn bản sẽ đƣợc nghiên cứu kỹ lƣỡng, các số liệu sau khi thu thập sẽ đƣơc lựa chọn và phân bổ theo các tiêu chí khác nhau phục vụ cho những khía cạnh khác nhau của luận văn nhƣ : tình hình công tác thu BHXH, tình hình công tác chi trả cac chế độ BHXH, tình hình nợ đong quỹ BHXH…

Sau khi phân chia các thông tin vào từng nhóm cụ thể sẽ tiến hành so sánh các số liệu qua các năm để từ đó nhận thấy đƣợc sự biến đổi tăng hay giảm, rút ra đƣợc kết luận chính xác nhất về tình hình quản lý BHXH của huyện qua các năm.

- Phương pháp đồ thị :

Những thông tin dạng số sau khi đƣợc chọn lọc kỹ càng sẽ đƣợc mô hình hóa nhằm tăng sức sống động của luận văn cũng nhƣ cung cấp cho ngƣời đọc cái nhìn tổng quát nhất về những thay đổi của số liệu qua từng thời kì khác nhau.

37

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BHXH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN

3.1 Giới thiệu về BHXH huyện Sóc Sơn

3.1.1 Vài nét về huyện Sóc Sơn

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Sóc Sơn là huyện ngoại thành, cách Thủ đô Hà Nội 40km2 về phía Bắc, có diện tích tự nhiên 306,5 km2. Địa hình đa dạng bao gồm đồng bằng ven sông, đồi gò thấp và núi cao. Huyện Sóc Sơn giáp các huyện Phổ Yên – Thái Nguyên, Yên Phong – Bắc Ninh, Hiệp Hòa – Bắc Giang, Thị xã Phúc Yên – Vĩnh Phúc, Mê Linh – Hà Nội, Đông Anh – Hà Nội.

Ngày 05/07/1977 Huyện Sóc Sơn đƣợc thành lập trên cơ sở hợp nhất hai huyện Đa Phúc và Kim Anh thuộc tỉnh Vĩnh Phú (nay tách ra hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ) với 32 xã, thị trấn. Sau đó cắt 07 xã, thị trấn về Mê Linh và Phúc Yên. Ngày 01/04/1979 Huyện Sóc Sơn đƣợc chuyển về Thành phố Hà Nội quản lý.

Sóc Sơn nằm ở phía Tây cực Nam của dãy núi Tam Đảo, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Huyện thuộc vùng bán sơn địa có những đặc trƣng của vùng gò đồi và phù sa kết hợp. Vì vậy, địa hình Sóc Sơn chia làm 3 vùng kinh tế tự nhiên: vùng gò đồi, vùng giữa và vùng trũng. Mỗi vùng có những lợi thế riêng tạo sự đa dạng, phong phú cho phát triển nông nghiệp, phát triển kinh tế xã hội của huyện.

Khí hậu của Sóc Sơn mang đầy đủ những nét đặc trƣng của vùng đồng bằng Sông Hồng nóng ẩm và chiu ảnh hƣởng của khí hậu vùng trung du Bắc Bộ. Sóc Sơn là địa phƣơng có 6630 ha diện tích rừng, có điều kiện thuận lợi phát triển du lịch sinh thái, phát triển các loại hình kinh tế trang trại.

38

Ngoài ra, Sóc Sơn còn có các di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng nhƣ: Đền Gióng, Chùa non nƣớc, Núi đôi, Di tích lịch sử hội nghị Trung Giã tạo tiền đề cho phát triển du lịch. Đăc biệt, trên địa bàn huyện còn có Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Khu Công nghiệp Nội Bài góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế Sóc Sơn ngày càng phát triển.

3.1.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

Hiện nay, theo số liệu của UBND Huyện, Huyện gồm 25 xã và 01 thị trấn Sóc Sơn; 199 thôn làng; dân số khoảng 330,000 ngƣời với khoảng 80,000 hộ trong đó sản xuất nông nghiệp chiếm 59%; mật độ dân số khoảng 922 ngƣời/km2.

Sóc Sơn là một huyện kém phát triển của Thành phố Hà Nội. Tuy nhiên những năm gần đây tình hình kinh tế của huyện có chuyển biến tích cực. Theo số liệu UBND huyện Sóc Sơn năm 2013, tổng sản phẩm trên địa bàn tăng 6,84% so với năm 2012, xu hƣớng tăng trƣởng quý sau cao hơn quý trƣớc. Cơ cấu kinh tế có xu hƣớng chuyển dịch tích cực, tỷ trọng ngành thƣơng mại dịch vụ tăng, nông nghiệp giảm. Thu nhập bình quân đầu ngƣời khoảng 23 triệu đồng/năm đạt 100% so với kế hoạch. Công tác xây dựng nông thôn mới và dồn điền đổi thửa đạt đƣợc những kết quả quan trọng. Năm 2013 thực hiện dồn điền đổi thửa đạt 2000 ha bằng 100% kế hoạch.

Cùng với những thành tựu về kinh tế, trong lĩnh vực văn hóa xã hội huyện Sóc Sơn cũng có những bƣớc phát triển mạnh mẽ. Các chỉ tiêu cơ bản về y tế, giáo dục hoàn thành đạt và vƣợt kế hoạch. Hoạt động văn hóa thông tin, thể dục thể thao có những chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bƣớc đƣợc cải thiện và nâng cao. Tình hình trật tự an toàn xã hội đƣợc đảm bảo hơn, các loại tội phạm kinh tế, ma túy, mại dâm… và tai nạn giao thông nghiêm trọng đƣợc kiềm chế và từng bƣớc đẩy lùi. Đặc biệt phong trào quần chúng bảo vệ an ninh đƣợc phát triển sâu rộng, đã có sự

39

phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các đơn vị kinh tế để chống lại các tệ nạn xã hội, bảo vệ trật tự xã hội trên địa bàn.

3.1.2 Khái quát về BHXH huyện Sóc Sơn

3.1.2.1 Vị trí, chức năng

Nằm trong hệ thống BHXH Việt Nam, BHXH huyện Sóc Sơn là cơ quan thuộc BHXH Thành phố Hà Nội đƣợc thành lập theo quyết định số 15 QĐ/TC-CB ngày 15 tháng 06 năm 1995 của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam. BHXH huyện Sóc Sơn có chức năng giúp Giám đốc BHXH Thành phố Hà Nội tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ BHXH và quản lý tài chính BHXH trên địa bàn huyện. Bảo hiểm xã hội huyện chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc BHXH Thành phố, chịu sự quản lý hành chính trên địa bàn UBND huyện.

3.1.2.2 Nhiệm vụ

- Xây dựng chƣơng trình, kế hoạch công tác năm trình Giám đốc BHXH Thành phố Hà Nội phê duyệt và tổ chức thực hiện.

- Hƣớng dẫn đơn vị sử dụng lao động lập danh sách tham gia BHXH, đôn đốc, theo dõi việc thu nộp BHXH của các đơn vị trên địa bàn huyện. - Tiếp nhận kinh phí, danh sách và tổ chức chi trả cho các đối tƣợng hƣởng chế độ BHXH do BHXH Thành phố Hà Nội chuyển đến theo phân cấp. Theo dõi việc thay đổi địa chỉ, danh sách tăng giảm đối tƣợng hƣởng chế độ trong quá trình chi trả.

- Tiếp nhận đơn thƣ khiếu nại, tố cáo về chế độ chính sách BHXH để giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo với BHXH Thành phố xem xét, giải quyết.

- Tổ chức ký kết hợp đồng với UBND xã, thị trấn trên địa bàn huyện làm đại lý chi trả các chế độ BHXH ở xã, thị trấn.

40

- Quản lý các loại đối tƣợng khám chữa bệnh bắt buộc và tự nguyện theo quy định; hƣớng dẫn, đôn đốc các đơn vị thực hiện các thủ tục phục vụ cho việc phát hành thẻ hoặc gia hạn thẻ theo phân cấp của BHXH Thành phố. - Thực hiện công tác giám định chi phí khám chữa bệnh, tiếp nhận, hƣớng dẫn, đảm bảo quyền lợi khám chữa bệnh của ngƣời bệnh có thẻ BHYT. - Thực hiện thông tin, tuyên tuyền, giải thích chế độ, chính sách trên địa bàn huyện.

- Quản lý viên chức, tài chính, tài sản thuộc BHXH huyện.

3.2 Tình hình quản lý nhà nƣớc về BHXH trên địa bàn huyện

3.2.1 Thực trạng công tác xây dựng, ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện luật BHXH thực hiện luật BHXH

Xây dựng và ban hành văn bản là một hoạt động mang tính quyền lực nhà nƣớc, là hình thức pháp lý quan trọng trong hoạt động của chính quyền địa phƣơng nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Sự phân cấp thẩm quyền giữa Trung ƣơng và địa phƣơng, giữa các cấp chính quyền địa phƣơng với nhau nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo trong quản lý, điều hành của từng địa phƣơng và mục tiêu chính là để quản lý có hiệu quả.

Thực hiện Luật BHXH và các văn bản hƣớng dẫn thi hành luật, Huyện Ủy, UBND huyện Sóc Sơn đã có một số văn bản chỉ đạo việc thực hiện chính sách, chế độ BHXH thống nhất trên toàn huyện nhƣ: Kế hoạch số 132/KH- UBND ngày 14/07/2014 triển khai kế hoạch 104/KH-UBND ngày 19/05/2014 của UBND Thành phố về việc thực hiện quyết định 538/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt đề án thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020; Chƣơng trình hành động số 09-Ctr/HU ngày 04/06/2013 về việc thực hiện nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của

41

bộ chính trị về “Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012-2020”; Kế hoạch số 165/KH-UBND ngày 24/07/2013 triển khai việc thực hiện chƣơng trình hành động số 09-

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 40 -40 )

×